Có thể do các em chưa nhận biết tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học toán, chưa được kích thích hành động tích cực, sáng tạo trong quá trình giải toán; còn có thể do nội dung môn Toán
Trang 1MỤC LỤC
Trang
I PHẦN MỞ ĐẦU……….2
1 Lý do chọn biện pháp……….2
2 Mục đích nghiên cứu……… 4
3 Nhiệm vụ nghiên cứu ……… 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……… 4
5 Phương pháp nghiên cứu……… 4
II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU……….5
1 Cơ sở lý luận……… 5
1.1 Căn cứ vào tâm lí học lứa tuổi……… 5
1.2 Căn cứ vào nguyên tắc dạy học……….5
1.3 Căn cứ vào yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học………5
2 Cơ sở thực tiễn……… 6
2.1 Giáo viên ……… 6
2.2 Học sinh ……… 7
3 Các biện pháp……….8
III KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG……….22
1 Kết quả……… 22
2 Ứng dụng……… 24
IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……… 25
1 Kết luận……….25
1.1 Ý nghĩa của biện pháp……….25
1.2 Bài học kinh nghiệm……… 25
2 Kiến nghị ……… 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 27
Trang 2I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn biện pháp
Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến Giáo dục-đào tạo và coi Giáo
dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa.” Hiện nay, chúng ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì Giáo dục - đào tạo được xem là mũi nhọn trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế-xã hội đất nước
Như chúng ta được biết, tại hội nghị lần thứ II BCH Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến, phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học” Và để khẳng định rõ vai trò của giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp phát triển CNH-HĐH đất nước tại đại hội Đảng lần thứ IX một lần nữa đã đề ra: “ .Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện “Chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá” Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh Trước những yêu cầu thực tế đó, chất lượng dạy học trong mỗi nhà trường tiểu học là vấn đề quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt quyết định đến sự tồn tại của nhà trường Chất lượng dạy học ấy phải được thể hiện bằng chất lượng toàn diện của các môn học: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên
và xã hội, nghệ thuật, thể dục
Chương trình Toán của Tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn Môn Toán ở tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp
lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng bằng lời, bằng viết các suy luận đơn giản góp phần rèn luyện phương phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt và sáng tạo
Trang 3Môn Toán là “chìa khoá” mở của các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết của người lao động trong thời đại mới Vì vậy, môn Toán là một bộ phận không thể thiếu được trong nhà trường
Tuy nhiên hiện nay hứng thú học tập môn Toán của học sinh tiểu học nhìn chung vẫn còn bị hạn chế, không ít em sợ toán, coi việc học toán là một công việc nặng nhọc, căng thẳng Có thể do các em chưa nhận biết tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học toán, chưa được kích thích hành động tích cực, sáng tạo trong quá trình giải toán; còn có thể do nội dung môn Toán khô khan, phương pháp dạy của giáo viên chưa thật sự hấp dẫn Nhất là môn Toán lớp 4 kiến thức nhiều, đòi hỏi sự suy luận cao Vậy làm thế nào để học sinh có cái nhìn khác về toán, giúp cho mỗi giờ học toán bớt đi sự căng thẳng, các em tìm thấy niềm vui trong môn học khô khan này để từ đó chất lượng môn Toán dần được nâng cao là điều mà lâu nay tôi trăn trở
M.Gorki từng nói: “Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc” Cùng
với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo
Và tôi đã nhận ra việc “học mà chơi chơi mà học” nó quan trọng đến nhường nào và việc tạo niềm hứng thú về một điều các em chưa biết, về một kiến thức khô khan là một điều rất quan trọng không chỉ giúp các em ghi nhớ, lĩnh hội nhanh bài học mà ngay cả giáo viên cũng có niềm động lực để dìu dắt các em trên con đường chiếm lĩnh tri thức
Như vậy, để giúp học sinh có hứng thú trong học tập là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục, bởi hứng thú là nguyên căn dẫn đến mọi hành động của học sinh Khi học sinh có lòng ham mê chúng sẽ
nỗ lực hết sức để làm việc và thái độ của chúng lúc này cực kì chủ động và tự
giác Chính sự cần thiết ấy, tôi đã nghiên cứu và viết sáng biện pháp “Biện pháp
Trang 4- Phương pháp thống kê
- Phương pháp điều tra, nghiên cứu
- Phương pháp thực nghiệm
II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1 Cơ sở lý luận
1.1 Căn cứ vào cơ sở tâm lí học lứa tuổi
Ở bậc Tiểu học do còn nhỏ nên học sinh còn rất ham chơi, không thích
gò bó, khuôn mẫu Ở giai đoạn này các em chưa xác định được rõ mục đích của việc học, động lực chính thúc đẩy các em học là hứng thú Nếu các em thích việc gì đó các em làm rất say mê và cố gắng làm cho bằng được, còn không thì các em sẽ thờ ơ, không tập trung, thậm chí còn không làm Dựa vào đặc điểm tâm lí trên khi đưa ra phương pháp hoặc hình thức dạy học giáo viên phải tạo cho học sinh sự hứng thú thì tiết học mới thành công
1.2 Căn cứ vào nguyên tắc dạy học
Phương pháp dạy học hiện nay là lấy học sinh làm trung tâm, học sinh phải tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình nhận thức, còn giáo viên chỉ
là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động học của học sinh Muốn làm được điều này, yêu cầu người giáo viên trong quá trình dạy học phải thực sự quan tâm tới đối tượng học sinh; quá trình nhận thức cần phải dựa trên kiến thức, kĩ năng, vốn sống, vốn kinh nghiệm đã có của học sinh
1.3 Căn cứ vào yêu cầu về việc đổi mới phương pháp dạy học Để hoàn
thành mục tiêu của chương trình giáo dục tiểu học đã đề ra "Giáo dục tiểu học nhằm giúp cho học sinh có cơ sở ban đầu cho sự phát triển lâu dài đức, trí, thể,
mĩ và có kĩ năng cơ bản cho sự hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng nhân cách và trách nhiệm công dân, chuẩn
bị cho các em học lên trung học cơ sở"
Trang 5Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục được quy định tại luật Giáo dục Việt Nam năm 2019 như sau: “Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.” Theo Thông tư 22/2016-BGD&ĐT quy định Đánh giá định kì về học tập đối với học sinh lớp 4 và 5 và tiếp cận cách đánh giá của
CTGDPT 2018: Đề kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định
hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
Mức 1: nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học;
Mức 2: hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân;
Mức 3: biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn
đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống;
Mức 4: vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt; Tuy nhiên chương trình sách giáo khoa hiện hiện hành chưa thể hiện rõ nội dung mức 3 và 4 Do đó, đòi hỏi giáo viên phải điều chỉnh nội dung, đổi mới phương và cách thức tổ chức dạy học thì mới đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu giáo dục Cụ thể: Phương pháp dạy học hiện nay phải phát huy được tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp, từng môn học, vận dụng được kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn đời sống, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh
2 Cơ sở thực tiễn
2.1 Giáo viên
Trong quá trình dự giờ thăm lớp, sinh hoạt chuyên môn, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp tìm hiểu hứng thú học tập của học sinh tôi thấy: Hiện nay trong
Trang 6quá trình dạy học nhiều giáo viên còn sử dụng quá nhiều phương pháp truyền thống, áp đặt, thiếu mềm dẻo nên chưa thực sự tạo cho học sinh hứng thú trong học tập, dẫn đến các em còn thờ ơ, chểnh mảng với tri thức, không chịu động não, tìm tòi, thậm trí nhiều em còn chán học, sợ học và khẩu hiệu "mỗi ngày đến trường là một ngày vui" dường như là vô vọng với các em Trong quá trình giảng dạy giáo viên còn phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung được biên soạn trong sách giáo khoa, ngại thay đổi, ngại sáng tạo Các kiến thức, vốn sống, vốn kinh nghiệm sống của học sinh chưa được giáo viên khai thác Đặc biệt khi dạy các tiết toán có bài toán mẫu giáo viên thường sử dụng các bài toán này để dẫn dắt học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức mới Cách làm này theo tôi đã tạo học sinh một nhiệm vụ học tập hết sức nặng nề ngay từ đầu giờ học nên ít thu hút được học sinh vào quá trình học tập
Ngoài thực trạng trên còn một thực trạng nữa dẫn đến học sinh không hứng thú học tập là các tình huống chứa vấn đề được giáo viên đưa ra một cách khô khan, cứng nhắc, thiếu tự nhiên
Giáo viên chưa vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học làm cho học sinh không hào hứng với tiết học
Giáo viên chưa dạy học theo hướng tiếp cận năng lực nên chưa phát huy được tính tích cực của học sinh
Giáo viên chưa động viên, khen thưởng kịp thời, chưa tạo hứng thú cho học sinh khi tham gia các hoạt động nên học sinh chỉ tham gia đối phó, không hào hứng
2.2 Học sinh
Trong thực tế giảng dạy cho thấy tình trạng học sinh tiếp thu kiến thức còn thụ động, thiếu sự nhiệt tình, tích cực trong hoạt động nhóm Một vài học sinh có biểu hiện ỷ lại, chưa mạnh dạn bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân
Đầu năm, tôi đã tiến hành khảo sát và có kết quả như sau:
TSHS Học sinh thực sự hứng thú Học sinh không hứng thú
Trang 715 : 3 x 2 = 10 (quả)
Biện pháp 2 Tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng cách đưa ra vấn
đề cần giải quyết kích thích trí tò mò của học sinh
Thành ngữ có câu “Đầu xuôi đuôi lọt” Vâng, sự khởi đầu tốt đẹp thì cả quá trình sẽ suôn sẻ Trong dạy học cũng vậy, hoạt động khởi đầu tiết học giáo viên khơi gợi được động cơ, tạo hứng thú học tập cho học sinh thì đó là chìa khóa mở ra thành công cho cả tiết học Vậy người giáo viên phải làm gì? Làm thế nào? Qua quá trình dạy học, tôi có kinh nghiệm như sau:
Ở bước này người giáo viên cần kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú
về bài học cho học sinh làm cho học sinh cảm thấy vấn đề cô giáo đưa ra rất gần gũi với mình, tạo cho lớp học không khí thoải mái, thân thiện
Ví dụ: Chúng ta thường cho rằng toán học là môn học khô khan Vậy khi dạy toán ta có thể làm cho tiết học sinh động không? Học sinh hứng thú không?
Câu trả lời chắc chắn là có Tôi ví dụ khi dạy bài “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” giáo viên có thể chuẩn bị hai chiếc hộp có hai màu một đỏ,
một hộp màu xanh thả kẹo vào trong
Trang 8
GV cho kẹo vào 2 chiếc hộp
Giáo viên hỏi: “Mỗi hộp có mấy cái kẹo?”, học sinh sẽ không trả lời được Giáo viên khơi gợi tiếp “Tổng số kẹo hai hộp là 40 cái, hộp đỏ nhiều hơn hộp xanh 10 cái” Bước tiếp theo giáo viên dẫn dắt học sinh biểu diễn trên sơ
đồ, đi vào dạng toán cần học
Học sinh giải bài toán
Trang 9Biện pháp 3 Tạo hứng thú học tập cho học sinh qua tổ chức trò chơi học tập
Trò chơi học tập là một hoạt động được tổ chức có tính chất vui chơi, giải trí Thông qua trò chơi học tập học sinh có điều kiện "Học mà chơi, chơi mà học" Khi tham gia vào các trò chơi học tập học sinh sẽ được tưởng tượng và suy ngẫm, thử nghiệm các tình huống, cách lập luận để đạt kết quả cao
Trong thực tế dạy học, giờ học nào tổ chức trò chơi cũng đều gây được không khí học tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn Nghiên cứu cho thấy, trò chơi học tập có khả năng kích thích hứng thú và trí tưởng tượng của trẻ em, kích thích sự phát triển trí tuệ của các em
Trò chơi thứ nhất:
- Tên trò chơi: Đúng hay sai
a Mục đích:
+ Nhằm làm cho học sinh nắm vững hệ thống đo của các đại lượng cơ bản (khối lượng, thời gian, diện tích) ở lớp 4
+ Rèn luyện, cũng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo và khả năng vận dụng linh hoạt cho học sinh Thời gian chơi: 5 phút
b Chuẩn bị:
Giáo viên chọn 2 đội, mỗi đội 3 em
Giáo viên viết sẵn vào bảng nhóm với nội dung sau:
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
36dm2 = 36cm2
400dm2 = 4000cm2
7m2 50dm2 = 7500cm2
8dm2 5cm2 = 805m2
25m2 = 250000cm2 9m2
3cm2 = 90003cm2
Trang 10Bước 5: Học sinh so sánh phép cộng đã học ở lớp 3 với phép cộng ở lớp
4, rồi rút ra cách cộng hai số có 5 chữ số, 6 chữ số
Học sinh chia sẻ cặp đôi, chia sẻ trước lớp
Với cách làm đó, học sinh rất hào hứng phát huy được năng lực tự học và
giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác
Ví dụ 2: Trong bài “Tìm số trung bình cộng”, để hình thành cách tìm số
trung bình cộng, tôi lấy luôn ví dụ thực tế ở trường của mình để thành bài toán
như sau: “Lớp 4A có 40 học sinh, lớp 4E có 38 học sinh Hỏi trung bình mỗi
lớp có bao nhiêu học sinh?”
Với cách gắn bài học vào thực tế như vậy, học sinh thấy dễ hiểu và rất hào
hứng để tìm ra kết quả
Ví dụ 3: Sau khi cho học sinh làm xong bài 3 (SGK Toán - Trang 148)
Tổng của hai số là số lớn nhất có hai chữ số Tỉ số của hai số đó là Tìm hai số
đó Tôi sẽ hỏi học sinh nếu cô thay tổng hai số là số lẻ lớn nhất có ba chữ số thì
kết quả bài toán như thế nào? Các em suy nghĩ và làm bài Với các làm này học sinh cũng rất tích cực và thi đua làm để tìm ra kết quả
Trang 11
Biện pháp 5 Tạo hứng thú học tập bằng cách tổ chức nhiều hình thức học tập
Tổ chức nhiều hình thức học tập trong một tiết học là vô cùng quan trọng để
học sinh không bị nhàm chán Khi thấy hình thức học tập này mà học sinh không còn hứng thú nữa thì giáo viên cần linh hoạt chuyển sang hình thức học tập khác
Trong các tiết học, tôi thường xuyên cho học sinh chia sẻ cặp đôi, chia sẻ trước lớp, hướng dẫn học sinh cách đặt câu hỏi cho bạn, đặt nhiều câu hỏi Vì sao?, Tại sao? Tạo cơ hội để các em được nói, được thể hiện bản thân Giáo viên cần chấp nhận tất cả các câu trả lời của học sinh, không chê học sinh khi trả lời sai
Trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy nếu như chỉ cho các em hoạt động
cá nhân, cô hỏi, trò trả lời thì học sinh rất mau chán nhưng khi cho các em được chia sẻ cặp đôi, chia sẻ trước lớp thì các em rất hào hứng
Trang 12
Học sinh hoạt động cá nhân, chia sẻ cặp đôi, chia sẻ trước lớp
Đặc biệt là các em rất thích được đi hỗ trợ, giúp đỡ các bạn khác Ở lớp tôi, những bạn làm bài nhanh, sau khi chia sẻ với các bạn trong nhóm bàn xong,
sẽ mang bài lên cho cô kiểm tra Em nào làm đúng sẽ đi hỗ trợ các bạn ở nhóm khác Với cách làm như vậy học sinh rất hào hứng, thi đua làm bài nhanh để được đi hỗ trợ các nhóm khác Qua đó học sinh phát triển được năng lực giao tiếp hợp tác, phát triển phẩm chất yêu thương, biết giúp đỡ bạn