1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn an toàn lao Động Đề tài tìm hiểu an toàn phòng cháy chữa cháy trong nhà máy chế biến thực phẩm

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu an toàn phòng cháy chữa cháy trong nhà máy chế biến thực phẩm
Tác giả Lê Trương Quế Chi, Đỗ Hoài Thương, Mai Thanh Sương, Lê Thị Bảo An, Đỗ Thị Vân Anh, Nguyễn Lê Cẩm Tú, Võ Huỳnh Lệ Quyên, Nguyễn Thị Thu Huyền, Trần Thị Phương Thảo
Người hướng dẫn Nguyễn Huỳnh Đình Thuấn
Trường học Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành An toàn lao động
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 188,91 KB

Cấu trúc

  • I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN (8)
    • 1. Khái niệm về cháy (8)
    • 2. Khái niệm về nổ (8)
  • II. NGUYÊN NHÂN MẤT AN TOÀN PHÒNG CHÁY CHỮA TRONG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM (9)
    • 1. Cháy nổ hóa học (9)
    • 2. Cháy nổ vật lý (9)
    • 3. Một số nguyên nhân khác (9)
  • III. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI XẢY RA CHÁY NỔ (11)
  • IV. NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ KHẮC PHỤC KHI XẢY RA SỰ CỐ CHÁY NỔ TRONG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM (12)
    • 1. Biện pháp phòng ngừa xảy ra sự cố cháy nổ trong nhà máy chế biến thực phẩm (12)
    • 2. Biện pháp khắc phục khi xảy ra sự cố cháy nổ trong nhà máy chế biến thực phẩm12 V..NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ QUY ĐỊNH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TRONG NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỰC PHẨM (13)
    • 1. Những quy định của Nhà nước về quy định phòng cháy chữa cháy trong nhà máy sản xuất thực phẩm (15)
    • 2. Mức độ xử phạt khi xảy ra mất an toàn phòng cháy chữa cháy trong nhà máy chế biến thực phẩm (21)
      • 2.1. Hình thức xử phạt hành chính (21)
      • 2.2. Hình thức xử phạt bổ sung (28)
    • 3. Mức độ trợ cấp, bồi thường đối với người lao động (29)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (33)

Nội dung

Biện pháp khắc phục khi xảy ra sự cố cháy nổ trong nhà máy chế biến thực phẩm12 V..NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ QUY ĐỊNH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TRONG NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỰC PHẨM...14 1..

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Khái niệm về cháy

Hiện tượng cháy là một hiện tượng rất quen thuộc và gần gũi với đời sống con người, nó là một đối tượng thường xuyên được con người quan tâm nghiên cứu để ứng dụng lợi ích của nó phục vụ cuộc sống, đồng thời hạn chế những thiệt hại của nó gây ra Theo Lômônôxốp (người Nga) thì: cháy là phản ứng hóa học trong đó các chất cháy tham gia phản ứng với oxy, nó được đặc trưng bởi ba yếu tố là có sự biến đối hóa học - tỏa nhiệt - phát ra ánh sáng.

Nếu thiếu một trong ba yếu tố trên đều không phải là sự cháy Không phải tất cả các quá trình tỏa nhiệt đều diễn ra dưới hình thức cháy, ví dụ sự oxy hóa chậm của rượu êtylic thành anđêhyt- axêtít, SO2 thành SO3 không liệt vào quá trình cháy vì không phát quang Quá trình tỏa nhiệt không phải do phản ứng hóa học oxy hóa cũng không phải là hiện tượng cháy, ví dụ sự phát quang trong đèn nê ông là do sự phóng điện (quá trình lý học); hoặc tôi vôi không phát ra ánh sáng do vậy không phải là sự cháy.

Tuy nhiên trong một sô điêu kiện nào đó khi không có oxy, các chất như axêtylen, clorua, nitơ và các hợp chât khác, khí bị nén mạnh có thê gây nổ, khi đó vật chất sẽ bị phân tích kèm theo sự tỏa nhiệt và ngọn lửa Do vậy sự cháy có thể xuất hiện không những do phản ứng hóa học mà còn do phản ứng phân tích.

Như vậy hiện tượng cháy là tổng hợp của những quá trình lý học và hóa học mà cơ sở là phản ứng oxy hóa xảy ra rất nhanh kèm theo tỏa nhiệt và bức xạ ánh sáng.

Khái niệm về nổ

Nổ là một quá trình chuyển hóa cực nhanh (vài phần chục hoặc vài phần trăm giây) về mặt lý và hóa học của các chất hoặc hỗn hợp của chúng, có tỏa ra năng lượng rất lớn.Năng lượng này sẽ nén sản phẩm nổ và môi trường xung quanh tạo nên sự thay đổi rất mạnh về áp suất Nó có thể xảy ra khi có sự phân hủy về mặt lý học hoặc do sự chuyển hóa về mặt hóa học của các chất, do sự cháy nhanh các hỗn hợp khí, hơi và bụi có nguy hiểm nỗ Trong thực tế có hai loại hiện tượng nổ:

- Nổ lý học là những trường hợp nổ do áp suất trong một thể tích tăng lên quá cao, vỏ thể tích không chịu nổi nên bị nổ vỡ

- Nổ hóa học là hiện tượng xảy ra rất nhanh (có đủ ba yếu tố của sự cháy) tỏa nhiều hơi, khí sinh ra áp suất lớn, không khí giãn nở đột ngột gây ra tiếng nổ.

NGUYÊN NHÂN MẤT AN TOÀN PHÒNG CHÁY CHỮA TRONG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Cháy nổ hóa học

- Nguyên nhân gây cháy nổ trong phòng thí nghiệm

Phòng thí nghiệm là nơi chứa các chất hóa học khác nhau để phục vụ cho các công việc khoa học, nếu sơ xảy để các chất kết hợp với nhau không đúng, hoặc bất cẩn rò rỉ các hóa chất gây ra phản ứng hóa học có thể trở thành tác nhân dẫn đến cháy nổ.

Nguyên nhân gây hiện tượng cháy nổ hoá học hầu như tại các nhà máy hóa chất và các khu vực có chất hóa học gây cháy nổ: có thể nói các công xưởng nhà máy hóa chất, trạm xăng dầu,… là những nơi chưa đựng nguy cơ cháy nổ vô cùng cao và nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng nếu sơ suất không đảm bảo quy trình nghiêm ngặt Có thể nói chỉ cần một mồi lửa, nhiệt độ chênh lệch không phù hợp, chất xúc tác nguy hại có thể gây ra hiện tượng cháy nổ sức tàn phá khủng khiếp trong gang tấc.

- Nguyên nhân dó chất lỏng và khí

Ngoài bụi dễ cháy nổ, trong nhiều ngành nghề sản xuấ còn sinh ra các loại khí cũng dễ bắt cháy nổ Khi gặp chất lỏng sẽ khiến đám cháy xảy ra nhanh chóng hơn.

Từ đó tăng thêm thiệt hại về người và tài sản.

Cháy nổ vật lý

Ma sát tĩnh điện giữa hai hay nhiều vật với nhau như ma sát mài,… sẽ sinh một nhiệt, nhiệt khi ấy đủ mạnh sẽ gây ra cháy Áp suất thay đổ đột ngột làm chênh lệch quỹ đạo thông thường của một vật cũng là nguy cơ rất dễ gây nên cháy nổ Ví dụ: Chất pH3 sẽ gây nổ khi áp suất riêng của chúng bị giảm xuống

Một số nguyên nhân khác

- Do các thiết bị máy móc trong sản xuất:

Một số thiết bị máy móc khi hoạt động sẽ sinh ra nhiệt độ cao kèm theo các thiết bị cơ khí tạo ma sát Từ đó dẫn đến chập, cháy nổ Hay một số máy móc không được bảo dưỡng, bảo trì định kỳ trong quá trình vận hành gặp lỗi đây là nguy cơ tiềm ẩn gây ra các vụ cháy nổ Nguyên nhân gây cháy nổ điện có thể là do điện được sử dụng quá công suất dễ gây ra quá tải, chập cháy điện, dòng điện tăng cao làm nóng và cháy dây dẫn…Ngoài ra, chập điện còn xảy ra do cầu dao điện bị chạm mạch, chập điện, hư, cũ không còn đảm bảo chất lượng và an toàn Đây là nguyên nhân cháy nổ phổ biến thường gặp tại nước ta

Một số người lao động không có ý thức trong việc phòng chống cháy nổ Họ làm việc chủ quan, sơ suất, không tuân thủ đúng quy định an toàn lao động Tại nơi làm việc, các nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nổ sẽ bao gồm cả những nguyên nhân hằng ngày và một số nguyên nhân đặc thù riêng của mỗi nơi làm việc.

- Không tuân thủ các quy định về an toàn PCCC:

Như đã nói nhà kho, nhà xưởng, nhà máy, các khu sản xuất công nghiệp, đều là những môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ Bởi ở đây có số lượng lớn người (cụ thể là người lao động, công nhân, thợ, kỹ sư, ) làm việc, cùng rất nhiều trang thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất hoạt động liên tục với công suất lớn Chưa kể, tại nhà kho, nhà xưởng, cũng có rất nhiều hàng hóa, thành phẩm, nguyên vật liệu trước và sau khi hoàn thiện việc sản xuất được lưu trữ.

Khi môi trường có rất nhiều hoạt động như vậy sẽ dẫn tới không gian bị bí bách, nóng nực, thiếu sự lưu thông không khí, Và lúc này chỉ cần 1 tác động nhỏ hay sơ sẩy nhỏ cũng có thể khiến hỏa hoạn xảy ra.

Tuy nhiên, nguyên nhân lớn lại đến từ việc các đơn vị, doanh nghiệp này không tuân thủ các quy định về phòng chống cháy nổ Từ đó, gây ra những nguy hiểm cho chính đơn vị của mình cũng như cộng đồng xung quanh.

- Sử dụng hoặc lưu trữ các nguyên vật liệu, hóa chất không an toàn: Để phục vụ việc sản xuất hàng hóa thì có rất nhiều các loại hóa chất, nguyên vật liệu được sử dụng trong các công đoạn của nhà máy, nhà xưởng Tuy nhiên, nếu chúng không được dùng, lưu trữ và bảo quản đúng cách thì hoàn toàn có thể trở thành nguyên nhân gây cháy nổ.

NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI XẢY RA CHÁY NỔ

NỔ TRONG NHÀ MÁY THỰC PHẨM

- Tổn thương thể chất: các vết bỏng, chấn thương do va đập, gãy xương, hoặc các vết thương nặng do bị kẹt hoặc ngã trong quá trình thoát khỏi khu cháy nổ.

- Nguy cơ hít phải khí độc: khói, hơi hóa chất và các chất độc sinh ra từ vụ cháy nổ có thể gây tổn thương phổi và hệ hô hấp, dẫn đến khó thở hoặc các bệnh hô hấp mãn tính

- Tác động tâm lý: người lao động có thể bị căng thẳng, hoảng loạn, thậm chí gặp chấn thương tâm lý sau tai nạn (PTSD), dẫn đến lo lắng, ác mộng, hoặc cảm giác không an toàn khi trở lại làm việc.

- Mất việc làm tạm thời hoặc dài hạn: nếu nhà máy bị hư hỏng nặng hoặc phải ngừng hoạt động sau vụ cháy nổ, người lao động có thể bị mất việc làm, ảnh hưởng đến thu nhập và cuộc sống gia đình

- Mất khả năng lao động: trong trường hợp nghiêm trọng, người lao động có thể bị thương tật vĩnh viễn, mất khả năng lao động hoặc giảm sút khả năng làm việc trong thời gian dài

- Nguy cơ tử vong: trong những vụ cháy nổ lớn, nếu không được cứu hộ kịp thời, người lao động có thể mất mạng do cháy, sập đổ công trình hoặc các yếu tố nguy hiểm khác

- Sức khỏe lâu dài bị ảnh hưởng: tiếp xúc với các chất hóa học nguy hiểm trong thời gian cháy nổ có thể gây ung thư, suy giảm miễn dịch, hoặc các bệnh nghiêm trọng khác trong tương lai

- Mất an toàn tại nơi làm việc: vụ cháy nổ làm tăng cảm giác không an toàn của người lao động đối với môi trường làm việc, gây tâm lý lo lắng và ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc trong tương lai

- Thiệt hại tài sản cá nhân: các vật dụng cá nhân của người lao động có thể bị phá hủy hoặc hư hại trong vụ cháy nổ, gây thiệt hại tài chính thêm cho họ.

NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ KHẮC PHỤC KHI XẢY RA SỰ CỐ CHÁY NỔ TRONG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Biện pháp phòng ngừa xảy ra sự cố cháy nổ trong nhà máy chế biến thực phẩm

Nhà máy sẽ tiến hành phân tích nguyên nhân gốc rễ hình thành nên đám cháy Sau đó sẽ đưa ra biện pháp phòng ngừa và ứng phó để phòng tránh, ngăn ngừa cháy nổ bao gồm:

- Đối với cơ sở: o Xây dựng và tổ chức huấn luyện phương án chữa cháy, đào tạo nhân sự về các công tác PCCC và trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị bảo hộ cần thiết như: Quần áo, mũ bảo hộ, giày, găng tay,… cho người lao động và kể cả người sử dụng lao động. o Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy như bình chữa cháy, hệ thống chống cháy hay hệ thống thông báo cháy tự động, hệ thống phun nước tự động khi phát hiện có đám cháy. o Phải có tiêu lệnh, nội quy Phòng chống cháy nổ trong sản xuất, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an, o Trang bị các biển cấm lửa, cấm hút thuốc nơi có nguy cơ gây cháy nổ. o Kiểm soát chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt tại khu vực kinh doanh sản suất. o Lắp đặt thiết bị bảo vệ như cầu dao tự động, cầu chì cho hệ thống điện toàn cơ sở. Tách riêng từng khu vực và các nguồn điện: chiếu sáng, bảo vệ phục vụ thoát nạn, chữa cháy, nguồn điện sản xuất, sinh hoạt. o Có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn chung cho cả công trình và từng khu vực. o Có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn hướng và đường thoát nạn. o Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo ngay cho Cảnh sát PCCC theo số điện thoại 114 h oặc báo cho cơ quan Chính quyền gần nhất.

- Đối với máy móc, thiết bị o Phải thường xuyên kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng các thiết bị máy móc, hệ thống điện,trang bị và sử dụng các thiết bị chống tĩnh điện nếu cần thiết Nếu có bảo dưỡng hay sửa chữa; sau khi làm xong phải: Thu dọn sạch sẽ các vật liệu, dụng cụ, thiết bị, Kiểm tra và thử nghiệm toàn bộ máy móc, thiết bị đã bảo dưỡng, sửa chữa theo tính năng công dụng của từng loại, kể cả dây nối đất (nếu có) nhằm bảo đảm vận hành được tuyệt đối an toàn Lập kế hoạch kiểm định lại các thiết bị đo lường có trên máy móc, thiết bị như đồng hồ đo nhiệt độ, áp suất…… (nếu có)

- Đối với bảo quản hàng hóa: o Nhà xưởng nhà kho hay các khu vực sản xuất khác cũng cần được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra. o Sắp xếp, bảo quản hàng hoá theo từng loại, có cùng tính chất, cùng đặc điểm, cùng phương pháp chữa cháy giống nhau. o Không sử dụng vật liệu dễ bắt lửa để làm trần nhà, vách ngăn Cách ly chất cháy với nguồn lửa, nguồn nhiệt với máy móc thiết bị với các khâu hoạt động sản xuất có khả năng sinh nhiệt, gây cháy.

Biện pháp khắc phục khi xảy ra sự cố cháy nổ trong nhà máy chế biến thực phẩm12 V NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ QUY ĐỊNH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TRONG NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỰC PHẨM

Khi có xảy ra tình trạng cháy nổ trong các nhà máy chế biến thực phẩm, để giảm thiểu những thiệt hại về người và của cải do đám cháy gây ra, chúng ta cần:

- Báo động, hô hoán mọi người biết có đám cháy: người phát hiện ra đám cháy phải nhanh chóng thông báo cho tất cả mọi người được biết bằng lời hoặc sử dụng các phương tiện báo động khác như là: kẻng, loa, phát thanh, nhấn nút thông báo cháy,… để mọi người cùng phối hợp dập tắt đám cháy hoặc cùng thoát nạn an toàn khi thấy đám cháy đã phát triển lớn.

- Tập hợp và hướng dẫn mọi người đến nơi an toàn cho đến khi đám cháy được dập tắt.

- Cắt điện khu vực xảy ra cháy: cắt điện khu vực cháy là việc làm rất cần thiết nhằm ngăn chặn đấm cháy lan lan đến các khu vực, máy móc, thiết bị khác làm cho đám cháy phát triển lớn hơn; đồng thời đảm bảo cho những người tham gia cứu hộ luôn được an toàn và không bị điện giật, không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng họ.

- Sử dụng các phương tiện chữa cháy: người phát hiện đám cháy phải nhanh chóng di chuyển đến các khu vực để các phương tiện chữa cháy ban đầu như bình chữa cháy xách tay, chăn dập cháy,…, lấy và thao tác ngay lập tức để dập tắt đám cháy Ngoài ra, có thể triển khai các phương tiện chữa cháy cố định là các họng nước chữa cháy vách tường để dập tắt đám cháy

- Phải báo ngay cho đội phòng cháy chữa cháy cơ sở hoặc các lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo số 114: Nhanh chóng báo cáo đến đội phòng cháy chữa cháy tại cơ sở hoặc gọi điện đến số 114 nhằm báo cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biết đang có đám cháy Khi gọi điện báo cháy, cần chú ý như sau:

 Cách bấm số: Người gọi có thể sử dụng điện thoại di động hoặc điện thoại cố định để gọi báo cháy Cách bấm điện thoại (mã vùng + 114) hoặc bấm trực tiếp 114.

 Nội dung: Thông báo cụ thể, rõ ràng địa chỉ nơi xảy ra cháy, loại công trình đang xảy ra cháy (nhà cao tầng, nhà chung cư…) và sơ bộ về quy mô của đám cháy. Đặc biệt, phải cung cấp thông tin có người bị nạn trong đám cháy hay không.

- Bảo vệ, ngăn chặn các phần tử xấu lợi dụng chữa cháy để lấy cắp tài sản, giữ gìn trật tự phục vụ chữa cháy thuận lợi.

- Hướng dẫn đường nơi đỗ xem nguồn nước chữa cháy cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp khi tới hỗ trợ.

- Phối hợp chặt chẽ với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp cứu chữa đám cháy.

- Triển khai lực lượng bảo vệ hiện trường cháy sau khi dâp tắt đám cháy.

V NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ QUY ĐỊNH PHÒNG CHÁY

CHỮA CHÁY TRONG NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỰC PHẨM

Những quy định của Nhà nước về quy định phòng cháy chữa cháy trong nhà máy sản xuất thực phẩm

Theo nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy như sau: Điều 5 Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở

1 Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây: a) Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an; b) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định này; c) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt; d) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của

Bộ Công an; đ) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy,chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác,phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an; e) Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự.

3 Cơ quan, tổ chức hoạt động trong phạm vi một cơ sở đã bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, trong phạm vi quản lý của mình phải thực hiện các nội dung sau đây: a) Bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; b) Sử dụng thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy; c) Cử người tham gia đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở; d) Phối hợp với người đứng đầu cơ sở thực hiện, duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.

4 Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở tổ chức thực hiện trước khi đưa vào hoạt động và được duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

Trường hợp trong cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động, người đứng đầu cơ sở chịu trách nhiệm quản lý và duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy chung của cơ sở.

5 Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này do người đứng đầu cơ sở lập và lưu giữ Thành phần hồ sơ thực hiện theo quy định của Bộ Công an. Điều 31 Thành lập, quản lý, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành

2 Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện, bảo đảm các điều kiện cần thiết và duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.

3 Bố trí lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành: a) Cơ sở có dưới 10 người thường xuyên làm việc thì tất cả những người làm việc tại cơ sở đó là thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành và do người đứng đầu cơ sở chỉ huy, chỉ đạo; b) Cơ sở có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 10 người, trong đó có 01 đội trưởng; c) Cơ sở có trên 50 người đến 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 15 người, trong đó có 01 đội trưởng và 01 đội phó; d) Cơ sở có trên 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 25 người, trong đó có 01 đội trưởng và 02 đội phó; đ) Cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập có trên 100 người thường xuyên làm việc thì mỗi bộ phận, phân xưởng có 01 tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; biên chế của tổ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 05 người, trong đó có 01 tổ trưởng; e) Cơ sở được trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới thì biên chế đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành phải bảo đảm duy trì số người thường trực đáp ứng theo cơ số của phương tiện chữa cháy cơ giới; g) Đối với trạm biến áp được vận hành tự động, có hệ thống phòng cháy và chữa cháy tự động được liên kết, hiển thị, cảnh báo cháy về cơ quan chủ quản và có hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố đến cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thì không phải thành lập và duy trì lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở Cơ quan, tổ chức trực tiếp vận hành, quản lý trạm biến áp phải chịu trách nhiệm duy trì và bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với trạm biến áp do mình quản lý. Điều 11 Yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy khi lập dự án và thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của công trình

Khi lập dự án và thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của công trình, hạng mục công trình (sau đây gọi chung là công trình) phải bảo đảm theo quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy với các nội dung sau:

1 Địa điểm xây dựng công trình phải bảo đảm khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh.

2 Bậc chịu lửa của công trình phải phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình; có giải pháp bảo đảm ngăn cháy và chống cháy lan giữa các hạng mục của công trình và giữa công trình này với công trình khác.

3 Công nghệ sản xuất, hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, chống nổ của công trình và việc bố trí hệ thống kỹ thuật, thiết bị, vật tư phải bảo đảm các yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

4 Lối, đường thoát nạn, thiết bị chiếu sáng, chỉ dẫn thoát nạn, báo tín hiệu; thông gió chống tụ khói; phương tiện cứu người phải bảo đảm cho việc thoát nạn nhanh chóng, an toàn.

5 Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động phải bảo đảm kích thước và tải trọng; hệ thống cấp nước chữa cháy phải bảo đảm yêu cầu phục vụ chữa cháy.

6 Hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác phải bảo đảm số lượng; vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của công trình.

Theo TCVN 3890:2023 quy định về trang bị, bố trí phương tiện, hệ thống phòng cháy và chữa cháy như sau:

Mức độ xử phạt khi xảy ra mất an toàn phòng cháy chữa cháy trong nhà máy chế biến thực phẩm

2.1 Hình thức xử phạt hành chính

Trích Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

I VI PHẠM QUY ĐỊNH TRONG VIỆC BAN HÀNH, PHỔ BIẾN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY ĐỊNH, NỘI QUY VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY (ĐIỀU 27)

1 Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:a) Chấp hành không đầy đủ nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;b) Làm mất tác dụng hoặc để nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy cũ mờ, không nhìn rõ chữ, ký hiệu chỉ dẫn;c) Trang bị nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy không đúng quy cách.

2 Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không bố trí, niêm yết tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy; b) Không chấp hành nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; c) Không phổ biến nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy cho những người trong phạm vi quản lý của mình; d) Ban hành các nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy không đầy đủ nội dung hoặc không phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở.

3 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí, niêm yết nội quy về phòng cháy và chữa cháy.

4 Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có hoặc có quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy nhưng trái với các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.

II VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA AN TOÀN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY(ĐIỀU 28)

1 Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ cho kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy.

2 Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản; b) Không cử người có trách nhiệm tham gia đoàn kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy; c) Không tự tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

3 Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không tổ chức thực hiện văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền; b) Không thực hiện các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản.

4 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sau khi cơ sở được thẩm duyệt và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa cơ sở vào hoạt động người đứng đầu cơ sở không có văn bản thông báo và ký cam kết cơ sở đã đáp ứng đủ các yêu cầu và duy trì các điều kiện về đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nhà, công trình và hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định

III VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TRONG SỬ DỤNG NGUỒN LỬA, NGUỒN NHIỆT, THIẾT BỊ, DỤNG CỤ SINH LỬA, SINH NHIỆT (ĐIỀU 33)

1 Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động ở những nơi có quy định cấm.

2 Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

3 Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Sử dụng nguồn lửa, các thiết bị điện tử hoặc các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt khác ở những nơi có quy định cấm; b) Hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

II (sai số thứu tự la mã) VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THOÁT NẠN TRONG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY(ĐIỀU 38)

1 Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi thiết kế cửa thoát nạn không mở theo hướng thoát nạn, không lắp gương trong cầu thang thoát nạn.

2 Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa, phương tiện giao thông và các vật dụng khác cản trở lối thoát nạn; b) Tháo, gỡ hoặc làm hỏng các thiết bị chiếu sáng sự cố, biển báo, biển chỉ dẫn trên lối thoát nạn; c) Không lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn thoát nạn trên lối thoát nạn.

3 Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cứu nạn theo quy định; b) Không có thiết bị thông gió, thoát khói theo quy định cho lối thoát nạn; c) Không có thiết bị chiếu sáng sự cố trên lối thoát nạn hoặc có không đủ độ sáng theo quy định hoặc không có tác dụng; d) Thiết kế, xây dựng cửa thoát nạn, lối thoát nạn, cầu thang thoát nạn không đủ số lượng, diện tích, chiều rộng hoặc không đúng theo quy định.

4 Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khóa, chèn, chặn cửa thoát nạn.

5 Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi làm mất tác dụng của lối thoát nạn.

IV VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ TRANG BỊ, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY (ĐIỀU 41)

1 Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi làm che khuất phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

2 Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện phòng cháy và chữa cháy định kỳ; b) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy không đầy đủ hoặc không đồng bộ theo quy định; c) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao thông cơ giới theo quy định.

3 Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy chưa được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định; b) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy không phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở theo quy định; c) Sử dụng phương tiện chữa cháy ở vị trí thường trực chữa cháy dùng vào mục đích khác; d) Không dự trữ đủ nước chữa cháy theo quy định; đ) Di chuyển, thay đổi vị trí lắp đặt phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; e) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng để vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định.

Mức độ trợ cấp, bồi thường đối với người lao động

Do không có các quy định cụ thể về phòng cháy chữa cháy đối mức độ trợ cấp và bồi thường đối với người lao động ta xem trường hợp này là tai nạn lao động và tuân theo các quy định về tai nạn lao động mà các văn bản pháp luật khác qui định.

Theo thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH nêu rõ, người lao động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm tai nạn lao động sẽ được trợ cấp từ quỹ của cơ quan bảo hiểm và từ phía người sử dụng lao động gồm:

- Trợ cấp từ quỹ tai nạn lao động của cơ quan bảo hiểm: Tùy từng trường hợp căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động mà người lao động sẽ được hưởng trợ cấp khác nhau:

- Trường hợp mức độ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến dưới 31%: Người lao động hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần Mức suy giảm khả năng lao động là 5% thì được hưởng mức tính bằng 5 lần tiền lương cơ sở Nếu tỷ lệ cao hơn thì cứ thêm 1% sẽ được cộng thêm 1/2 lương cơ sở Ngoài ra, người lao động còn được hưởng thêm theo thâm niên đóng BHXH Nếu thời gian đóng từ 1 năm trở xuống thì sẽ được hưởng 1/2 tháng; trên 1 năm thì cứ mỗi năm sẽ được cộng một khoản bằng 30% mức lương đóng bảo hiểm của tháng gần nhất trước thời gian người lao động xin nghỉ vì tai nạn lao động.

- Trường hợp mức độ suy giảm khả năng lao động trên 31%: Người lao động sẽ được trợ cấp hàng tháng khi bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên Theo đó, mức trợ cấp thấp nhất được tính bằng 30% tiền lương cơ sở (tỷ lệ suy giảm lao động là 31%) Nếu tỷ lệ cao hơn thì cứ thêm 1% sẽ được hưởng trợ cấp 2% lương cơ sở Mức trợ cấp theo thâm niên tham gia BHXH sẽ được tính như trường hợp trên (trường hợp tỷ lệ suy giảm 5% đến dưới 31%).

- Trợ cấp trong trường hợp suy giảm 81% trở lên: Người lao động được trợ cấp phục vụ nếu thuốc các trường hợp: cột sống bị liệt, cả hai mắt bị mù, tâm thần, hai chân bị liệt hoặc cụt Khoản trợ cấp được hưởng tính bằng tiền lương cơ sở quy định tại thời điểm đó.

- Trợ cấp một lần khi chết: Người lao động sẽ được hưởng trợ cấp một lần trong trường hợp này Mức tính hưởng tính bằng 36 lần tiền lương cơ sở theo quy định tại thời điểm đó.

- Hỗ trợ phương tiện, dụng cụ sinh hoạt hoặc để chỉnh hình: Ngoài các khoản tiền trợ cấp tính theo lương cơ sở, người lao động sẽ được cung cấp thêm một số dụng cụ, phương tiện Các loại dụng cụ này để hỗ trợ cho người lao động do bị thương tật, suy giảm khả năng làm việc.

- Trợ cấp khi nghỉ dưỡng sức, hồi phục: Sau quá trình điều trị, người lao động sẽ được nghỉ ngơi dưỡng sức để hồi phục sức khỏe, thời gian tính như sau: Nếu tỷ lệ suy giảm lao động từ 15% đến 30% thì thời gian nghỉ nhiều nhất 05 ngày; Nếu tỷ lệ suy giảm lao động từ 31% đến 50% thì thời gian nghỉ nhiều nhất 07 ngày; Trường hợp người lao động bị suy giảm trên 50% thì nghỉ tối đa 10 ngày.

Trong thời gian nghỉ dưỡng sức, người lao động sẽ được hưởng một khoản trợ cấp Nếu người lao động nghỉ tại nơi ở thì được hưởng trợ cấp bằng 25% tiền lương cơ sở, còn nghỉ ở nơi tập trung thì tiền trợ cấp bằng 40% mức lương cơ sở.

Ngoài ra, người lao động đang làm việc tại đơn vị mà đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn trong lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp một số khoản dưới đây:

- Thanh toán các chi phí các khoản không được BHYT chi trả đối với người có đóng BHYT Đối với người không tham gia BHYT, người sử dụng lao động phải thanh toán toàn bộ chi phí y tế trong quá trình điều trị.

- Thanh toán tiền lương cho người lao động trong quá trình nghỉ việc để điều trị.

- Bồi thường cho trong trường hợp tai nạn không do lỗi của người lao động.

Mức độ suy giảm từ 5% đến dưới 11% thì được trợ cấp một khoản bằng 1,5 lần tháng lương theo thỏa thuận, hợp đồng lao động Nếu tỷ lệ này cao hơn (11% - dưới 81%) thì cứ thêm 1% thì mức trợ cấp sẽ cộng thêm 40% tiền lương thỏa thuận Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng từ 81% trở lên thì được hưởng trợ cấp tối thiểu bằng 30 tháng lương.

Trường hợp tai nạn do lỗi của người lao động thì sẽ được người sử dụng lao động bồi thường tối thiểu 40% tiền lương căn cứ vào các tỷ lệ suy giảm lao động nêu trên Người sử dụng lao động có trách nhiệm thường xuyên chăm lo cho người lao động bị tai nạn, sắp xếp công việc phù hợp điều kiện sức khỏe nếu người lao động có quay trở lại làm việc sau điều trị.

Mục đích của công tác phòng cháy chữa cháy là giúp ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất những vụ cháy nổ xảy ra; phát hiện những nguyên nhân làm cháy nổ, giúp tránh những trường hợp xấu xảy ra làm thiệt hại người và tài sản của cá nhân, cộng đồng.

Ngày đăng: 23/11/2024, 06:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w