1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ môn quốc tế học báo cáo rèn luyện nghiệp vụ bản sắc văn hóa và bảo tồn bản sắc văn hóa việt nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bản Sắc Văn Hóa Và Bảo Tồn Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội Nhập Toàn Cầu
Tác giả Lâm Phương Vy
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quốc Tế Học
Thể loại Báo Cáo Rèn Luyện Nghiệp Vụ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 135,82 KB

Nội dung

Đồng thời nêu ra được ý thức bảo tồn bản sắc dân tộc văn hóa của sinh viên hiện nay cũng như chính sách bảo tồn bản sắc văn hóa của Nhà nước Việt Nam.. Bên cạnh đó nghiên cứu thực trạng,

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

⁕⁂⁕

BỘ MÔN QUỐC TẾ HỌC

BÁO CÁO RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ

Họ và tên : Lâm Phương Vy

Mã số sinh viên : 48.01.608.092

Lớp : K48.Quốc tế học - B

Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 3/2024

Trang 2

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 3

1 T ÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 3

2 M ỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3

3 Đ ỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3

4 P HẠM VI NGHIÊN CỨU 3

5 C Ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

II NỘI DUNG 4

1 B ẢN SẮC VĂN HÓA V IỆT N AM 4

1.1 Bản sắc 4

1.2 Văn hóa 4

1.3 Bản sắc văn hóa Việt Nam 5

1.4 Một số nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam 5

2 V ẤN ĐỀ BẢO TỒN BẢN SẮC VĂN HÓA V IỆT N AM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP TOÀN CẦU 10

2.1 Tại sao phải bảo tồn bản sắc văn hóa Việt Nam 10

2.2 Những thách thức, cơ hội trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc trong bối cảnh hội nhập toàn cầu 10

2.3 Những biện pháp bảo tồn bản sắc văn hoá Việt Nam 12

3 Ý THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VÀ VAI TRÒ CỦA SINH VIÊN TRONG VẤN ĐỀ BẢO TỒN VĂN HÓA 12

3.1 Ý thức của người dân 12

3.2 Vai trò của sinh viên 13

3.3 Ý thức của sinh viên 15

III KẾT LUẬN 16

IV TƯ LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 3

I MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước ta hiện nay đang trong thời kỳ tiến lên xây dựng nền kinh tế mở cửa, hội nhập với thị trường quốc tế Thế nhưng, trong quá trình hội nhập quốc tế cũng có những ưu thế và hạn chế

Mỗi quốc gia đều mang trong mình những bản sắc riêng Điều đó giúp chúng ta phân biệt rõ sự hiện diện của một đất nước, một dân tộc tự chủ Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc

là một việc tất yếu trong nền kinh tế mở hiện nay Chính vì có bản sắc dân tộc mà một quốc gia mới có thể khẳng định mình, có cái để hội nhập, giao lưu với thế giới Nếu không có bản sắc dân tộc, thì một dân tộc sẽ khó có thể tồn tại, thậm chí bị các nền văn hóa khác đồng hóa, chi phối

Vì thế “bản sắc văn hóa và bảo tồn bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu” là một vấn đề cấp thiết – đây cũng chính là lý do nhóm chọn đề tài này

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu đề tài là cung cấp cơ sở lý luận về bản sắc văn hóa, vấn đề bảo tồn bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu Đồng thời nêu ra được ý thức bảo tồn bản sắc dân tộc văn hóa của sinh viên hiện nay cũng như chính sách bảo tồn bản sắc văn hóa của Nhà nước Việt Nam

3 Đối tượng nghiên cứu

Bản sắc văn hóa, bảo tồn bản sắc văn hóa Việt Nam trong quá hội nhập toàn cầu

4 Phạm vi nghiên cứu

Trong giới hạn của bài tiểu luận, chủ yếu tập trung tìm hiểu về giá trị của bản sắc văn hóa, quan điểm, chính sách của Nhà nước, trên cơ sở đó kế thừa và phát triển những giá trị đó Bên cạnh đó nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và thách thức nhằm đề ra giải pháp gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa

Trang 4

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về bản sắc văn hóa và chính sách bảo tồn trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa Bên cạnh, tham khảo các tài liệu, các công trình nghiên cứu, các bài viết của các tác giả cũng nghiên cứu về vấn đề này

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tra cứu lý thuyết: Tìm hiểu một số bài báo phân tích và bình luận về đề

tài nghiên cứu để hiểu được những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và giữ gìn, bảo tồn

và phát triển những giá trị đó

Phương pháp phân tích, so sánh: Sử dụng triệt để các thao tác giải thích, phân tích và

tổng hợp phương pháp so sánh – đối chiếu

1 Bản sắc văn hóa Việt Nam

1.1 Bản sắc

“Bản sắc" là nói đến một vấn đề nào đó, một sự vật, hiện tượng có tính chất đặc biệt và tạo thành đặc điểm riêng, cái độc đáo và độc lập của sự vật, hiện tượng khác không có

Ngoài ra: “Bản sắc” là một từ Hán Việt Bản nghĩa là của chính mình, “sắc” nghĩa là dung mạo Mở rộng hơn, chúng ta có thể hiểu bản sắc là nét đẹp vốn có của mình Theo từ điển của Hồ Ngọc Đức, bản sắc văn hóa cũng có nghĩa tương tự, là tính đặc biệt vốn có, tạo thành phẩm cách riêng

1.2 Văn hóa

“Văn hóa” là tất cả những sản phẩm của con người, bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, phương tiện

Khái niệm văn hóa theo UNESCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”

Trang 5

Theo Phó giáo sư Phan Ngọc: “Văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong

óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hóa theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng Điều biểu hiện rõ nhất chứng

tỏ mối quan hệ này, đó là văn hóa dưới hình thức dễ nhận thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của các cá nhân hay các tộc người khác.”1

1.3 Bản sắc văn hóa Việt Nam

Bản sắc văn hóa dân tộc chính là thuật ngữ chỉ vẻ đẹp, tính chất đặc biệt, những nét đặc trưng tạo nên dấu ấn riêng cho từng quốc gia Bản sắc văn hóa dân tộc được xem là cái nôi tinh thần, điểm đặc trưng không thể nào lẫn được vào đâu Nhờ có yếu tố này mà con người sẽ phân biệt được các quốc gia, dân tộc trên thế giới Bản sắc văn hóa có tính phân biệt bởi nó là yếu tố độc đáo, tồn tại duy nhất trong văn hóa tính thần của một tộc người

1.4 Một số nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam

1.4.1 Phong tục tập quán đặc trưng của những người con đất Việt

Như đã nói, Việt Nam ta là một quốc gia có nhiều dân tộc khác nhau Mỗi chúng ta, mỗi dân tộc đều mang cho mình những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng Nhờ sự khác biệt, đa dạng về thành phần dân tộc này đã góp phần tạo nên nét đẹp rất phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của đất nước ta Người Việt có những nét đặc trưng riêng trong phong tục tập quán, nhất là đối với những vùng miền Bởi vậy, người ta mới có câu “Nhập gia tùy tục” – tức, khi bạn đến nơi nào, bạn phải hiểu rõ phong tục tập quán của nơi đó Một trong những phong tục lâu đời, đến nay vẫn được nhiều ông, nhiều bà sử dụng đó chính là tục ăn trầu Bên cạnh đó, Tết còn là một phong tục đón năm mới mà chúng ta luôn luôn ghi nhớ cho mỗi năm Các phong tục hôn nhân, đám tang, cúng Thanh Minh hay lễ hội của Việt Nam đều gắn với tính cộng đồng làng xã Đến năm 2023, mọi người dân luôn duy trì văn hóa tốt đẹp này, mọi người trong làng xã luôn sẵn sàng, tận hình giúp đỡ, hỗ trợ hàng xóm trong những dịp quan trọng như: đám cưới, đám hỏi hay đám tang

1 Phan Ngọc (1998) Văn hóa và bản sắc văn hóa Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản văn hóa thông

tin, Hà Nội, 1, 12-31.

Trang 6

1.4.2 Tín ngưỡng, tôn giáo và nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam

Tín ngưỡng và tôn giáo là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Cùng điểm qua những điểm đặc biệt tạo nên nét đẹp của tín ngưỡng và tôn giáo trong văn hóa đáng trân trọng này

1.4.2.1 Tín ngưỡng trong văn hóa của Việt Nam

Ở Việt Nam, tín ngưỡng được hiểu bao gồm: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con người

Đầu tiên, con người chúng ta cần sự sinh sôi, mùa màng cần tươi tốt để duy trì và phát triển sự sống, từ đó, chúng ta có tín ngưỡng phồn thực Trò chơi đấu vật là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của tín ngưỡng Sới vật luôn là một hình tròn đặt trước sân đình vuông vức Vuông và tròn là hai hình thái trọn vẹn và vun đầy cho nhau theo quan niệm xưa Bởi vậy người Việt xưa không coi đấu vật là trò chơi đơn thuần mà thông qua trò chơi này người ta mong cho dương vượng để có mưa thuận gió hòa, cây cối, mùa màng tốt tươi Ngoài ra có thể bắt gặp tín ngưỡng này ở các bức tranh Đông Hồ Sắc thái phồn thực được đặc tả chi tiết qua từng đường nét Điều này như thể hiện ước mong cuộc sống viên mãn như các bầy gia súc luôn

no đầy Tín ngưỡng phồn thực còn có thể dễ dàng nhận ra qua các vật dụng vô tri giác, tiêu biểu nhất là cây chày, khối cối, bộ vật dụng rất quen thuộc và gần gũi đối với người Việt Nam, qua lăng kính phồn thực thì hành động giã chày biểu trưng cho việc giao phối của nam và nữ Chày và cối cũng là hai bộ phận sinh dục nam và nữ Tín ngưỡng phồn thực còn được thể hiện qua những trò chơi như đấu vật, hay trò chơi cướp cầu đặt hố tồn tại từ xưa ở vĩnh Phúc Ngay

cả những hiện tượng tưởng chừng như không hề liên quan như chùa Một Cột mang dáng tròn nằm trọn vẹn trên một cái hồ nhỏ (âm), tháp Bút (dương) và đài Nghiên (âm) ở cổng đền Ngọc Sơn (Hà Nội), cửa sổ tròn (dương) trên gác Khuê Văn (tượng trưng cho sao Khuê) soi mình xuống hồ vuông (âm) Thiên Quang Tỉnh trong Văn Miếu vv…, cũng đều phản ánh tín ngưỡng phồn thực

Ngày xưa, ông bà ta phát triển chủ yếu nông nghiệp trồng lúa nước, ngành này phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên đã đưa đến tín ngưỡng sùng bái tự nhiên Ở Việt Nam, chúng

ta thờ cả động vật và thực vật, trong đó có Rồng sinh ra từ nước bay lên trời là biểu tượng độc đáo, đầy ý nghĩa của người con Việt Nam Tục thờ Mẫu (đạo Mẫu) là một tín ngưỡng Việt

Trang 7

Nam Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên điển hình Các Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước là những nữ thần cai quản các hiện tượng tự nhiên thiết thân nhất đối với cuộc sống của người trồng lúa nước Ở nhiều vùng, Bà Đất (Địa mẫu) và Bà Nước còn tồn tại dưới dạng thần khu vực như Bà Chúa

Xứ, Bà Chúa Sông, Bà Chúa Lạch Ba bà này còn được thờ chung như một bộ tam tài dưới dạng tín ngưỡng tam phủ cai quản ba vùng trời – đất – nước gồm Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải (âm đọc chệch đi từ chữ Thủy) Do xuất phát từ nước có gốc nông nghiệp trồng lúa nước nên tín ngưỡng sùng bái giới tự nhiên thể hiện ở việc thờ động vật, thực vật Tín ngưỡng Việt Nam Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên thờ các con vật như tục thờ hổ ở Việt Nam Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, trâu, cóc, chim, rắn, cá sấu, ngựa, chó các con vật đó gần gũi với cuộc sống của người dân của một xã hội nông nghiệp Thực vật được tôn sùng nhất là cây Lúa được tôn thờ khắp nơi dù là vùng người Việt hay vùng các dân tộc thì đều có tín ngưỡng thờ Thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa, sau đó là các loài cây xuất hiện sớm ở vùng này như cây Cau, cây Đa, cây Dâu, qua Bầu

Ở tín ngưỡng sùng bái con người, có lẽ phổ biến nhất là tục thờ cúng tổ tiên Hầu hết ở mỗi gia đình đều có bàn thờ tổ tiên tại nhà hoặc doanh nghiệp Đến nay, người dân Việt Nam vẫn duy trì việc thờ cúng và làm giỗ hằng năm để thể hiện sự tôn trọng với người đã khuất Trong gia đình, ngoài thờ tổ tiên, người Việt Nam còn có tục thờ Thổ Công Thổ công, một dạng Thổ công, một dạng của mẹ đất, là vị thần trông coi gia ư, ngăn chặn tà thần, định đoạt một gia đình Sống ở đâu thì có Thổ Công ở đó: Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá “Trong nhà thờ gia tiên thì trong nước, người Việt Nam thờ vua tổ – vua Hùng Mảnh đất Phong Châu (Vĩnh Phú), nơi đóng đô của các vua Hùng khi xưa, trở thành đất tổ, ngày 10-3 là ngày giỗ tổ Người Việt Nam còn có một tín ngưỡng đặc biệt là tục thờ tứ bất tử (bốn người không chết): Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, và Liễu Hạnh Như vậy, tục thờ Tứ Bất Tử là một giá trị văn hóa tinh thần rất đẹp của dân tộc, là tinh hoa chắt lọc qua suốt chiều dài lịch sử biểu tượng cho sức mạnh liên kết của cộng đồng để làm ruộng và đánh giặc, cho khát vọng xây dựng một cuộc sống vật chất phồn vinh và tinh thần hạnh phúc

1.4.2.2 Tôn giáo trong văn hóa của Việt Nam

Trang 8

Tôn giáo ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú, khi bạn khám phá văn hóa Việt Nam, bạn sẽ tìm thấy nhiều công trình tôn giáo từ Thiên chúa giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo, v.v …

Phật giáo được du nhập trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam khoảng thế kỷ II sau CN Phật giáo Việt Nam không xuất thế mà nhập thế, gắn với cầu xin tài lộc, phúc thọ, sức khỏe Theo thống kê hiện tay, cho biết vẫn có hơn 3 triệu tín đồ xuất gia và hơn 10 triệu người thường xuyên vãn chùa lễ Phật hằng ngày và các dịp Lễ, Tết

Đạo giáo được thâm nhập vào Việt Nam khoảng cuối thế kỷ II Với thuyết vô vi mang

tư tưởng phản kháng bọn thống trị, nó được người dân Việt Nam dùng làm vũ khí chống phong kiến ở phương Bắc

Kitô giáo thì trễ hơn, được nhập Việt Nam vào thế kỉ XVII Thời điểm Kitô giáo đến lúc chế độ phong kiến khủng hoảng, Phật giáo thì suy đồi, Nho giáo thì bế tắc, để trở thành chỗ an

ủi tinh thần cho một bộ phận dân chúng Theo thống kê, tính đến năm 1993 có khoảng 5 triệu tín đồ công giáo và 500 ngàn tín đồ đạo Tin Lành

1.4.3 Ẩm thực – nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam

Việt Nam là một đất nước có chiều dài lịch sử lâu đời và vị trí địa lý khác nhau, thì mỗi một vùng miền lại có những món ăn đặc trưng, mỗi miền có một cách chế biến, thưởng thức và khẩu vị khác nhau Các món ăn vô cùng đa dạng giữa các vùng, những món đặc sản riêng biệt không thể hòa lẫn Ẩm thực Việt Nam ngày càng một phong phú Nền ẩm thực nước ta tiếp thu

đa dạng các món ăn nước ngoài Nước mắm cũng là một phần không thể thiếu Người Việt Nam sử dụng rất ít dầu và nhiều rau trong nấu ăn Trong văn hóa Việt Nam, các món ăn đặc trưng với nhiều hương vị như ngọt, chua, cay và hương vị đặc biệt từ các loại nước sốt

Phở là món ăn đặc trưng của người Việt, khách du lịch đến đây không thể không thử Phở được làm từ gạo, thịt bò, nước dùng ăn kèm với quẩy, chanh, ớt Ngoài phở ra thì còn có các loại bún, miến, bánh đa rất đa dạng, mỗi vùng đều có nét đặc trưng riêng

Trải qua bao chặng đường bề dày lịch sử, ẩm thực Việt vẫn gìn giữ và phát huy được những nét đặc trưng vốn có Tạo nên những nét riêng biệt độc đáo của dân tộc Nhờ vậy mà tất

cả những nét đặc trưng khác biệt cùng với những giá trị dinh dưỡng, hương vị thơm ngon Ẩm thực Việt đang ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong nền ẩm thực thế giới với nhiều món ăn trứ danh Liên tục được xếp hạng ở vị trí cao trong các “top” bình chọn uy tín

Trang 9

Tính đến tháng 9-2020 Việt Nam đã có 5 kỷ lục thế giới về ẩm thực, điều này một lần nữa khẳng định rằng ẩm thực Việt Nam chính là một trong những nét văn hóa đặc trưng dành cho mọi du khách trong và nước ngoài

1.4.4 Lễ hội truyền thống trong văn hóa Việt Nam

Lễ hội là một trong những nét văn hóa đặc biệt không thể thiếu trong văn hóa của người Việt ta, với sự đa dạng ở nhiều tôn giáo, nhiều dân tộc đã giúp cho nước ta trở thành một trong những đất nước quy tụ nhiều lễ hội nhất hiện nay Lễ hội ở Việt Nam bao gồm hai phần là phần

lễ và phần hội, trong đó lễ được hiểu là việc bày tỏ sự tôn nghiêm và ước mơ của mỗi người về một cuộc sống no đủ, giàu có, một sức khỏe dồi dào, tràn đầy may mắn, thành công trong cuộc sống của bản thân và những người thân trong gia đình Phần hội là những đặc điểm độc đáo về văn hóa, về cộng đồng và tôn giáo,… của từng vùng miền Ở Việt Nam ta có hai lễ hội lớn nhất

mà bất cứ người Việt nào cũng phải nhớ là Tết Nguyên đán và giỗ Tổ vua Hùng, đây là dịp mà chúng ta, những người con đất Việt cùng quây quần và ngồi lại với nhau

1.4.5 Trang phục

Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt cho văn hóa của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới Những bộ trang phục không chỉ ghi đậm dấu ấn truyền thống văn hóa và phong tục của dân tộc Việt Nam mà nó còn là hơi thở, linh hồn của một dân tộc

Trang phục của Việt Nam rất đa dạng, phong phú nhưng gây ấn tượng nhất đối với mọi người nhất có thể kể đến là áo dài và áo tứ thân Bộ trang phục mang dáng dấp và linh hồn nước Việt và khi nhắc đến mọi người sẽ nghĩ ngay đến Việt Nam đó chính bộ áo dài truyền thống Áo dài truyền thống gồm áo dài xẻ thành hai tà trước và sau, quần dài chấm gót, chất liệu là lụa hoặc vải trơn, màu sắc và họa tiết đa dạng

Áo dài không chỉ tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của phụ nữ Việt mà nó còn thể hiện

sự kín đáo, e lê và sức cuốn hút lạ lùng Áo dài ngày nay càng trở nên đa dạng về hình dáng cũng như màu sắc, họa tiết nhưng nó vẫn luôn giữ được vẹn nguyên hình dáng vẻ truyền thống

sẵn có.

2 Vấn đề bảo tồn bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu 2.1 Tại sao phải bảo tồn bản sắc văn hóa Việt Nam

Trang 10

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là một khái niệm quan trọng Bản sắc văn hóa không nên được xem là cố định và không thay đổi, bản sắc văn hóa dân tộc có thể thay đổi và tiến hóa theo thời gian, đồng thời chấp nhận và sáng tạo trong giao lưu văn hóa với các dân tộc khác, tạo cơ hội cho sáng tạo và phát triển Nhất là trong quá trình hội nhập toàn cầu, bản sắc văn hóa không ngừng tiếp nhận, phát huy, tiến hóa Nhưng hòa nhập chứ không hòa tan, phát triển chứ không làm thay đổi hoàn toàn bản sắc dân tộc

Việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc giúp bảo vệ và duy trì những giá trị văn hoá, tập quán và nghệ thuật độc đáo của mỗi dân tộc Bản sắc dân tộc chứa đựng niềm tự hào của mỗi dân tộc, tạo nên sự khác biệt, yếu tố sáng tạo độc đáo của mỗi dân tộc Đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng đa dạng văn hóa trong xã hội toàn cầu ngày nay

Bảo vệ bản sắc dân tộc khỏi những tiêu hóa văn hóa Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc là cách để ngăn chặn sự mất mát của những giá trị văn hóa riêng biệt và bảo vệ sự đa dạng văn hóa

Nếu không giữ gìn được bản sắc dân tộc, chúng ta sẽ không còn là một đất nước riêng biệt, tồn tại độc lập thì lấy tư cách gì để tiến hành giao lưu và hội nhập với các nước khác Khi

đó chúng ta sẽ rất dễ bị chi phối và lép vế hoàn toàn trước thế giới, không có quyền và tiếng nói riêng

2.2 Những thách thức, cơ hội trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc trong bối cảnh hội nhập toàn cầu

2.2.1 Cơ hội

Việt Nam là một quốc gia có bản sắc dân tộc độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc, đã mở

ra cho dân tộc ta nhiều cơ hội phát triển

Quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa giúp văn hóa Việt Nam có cơ hội được quảng bá trên thế giới Trong bối cảnh công nghệ thông tin có những bước phát triển mạnh, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng mở ra điều kiện để giao lưu, hợp tác và phát triển toàn diện về văn hóa, khoa học - công nghệ, truyền thông đại chúng phát triển mang đến sự tương tác cao giữa con người với nhau, tạo điều kiện để con người sáng tạo và thụ hưởng nhanh chóng, hiệu quả các nền văn hóa

Ngày đăng: 23/11/2024, 06:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w