Nếu như mục đích củaXuất nhập khẩu là đưa hàng hóa ra thị trường quốc tế thì Logistics là một chuỗi các hoạt động từ vận chuyển, kho bãi nhằm đưa hàng hóa từ người bán đến người mua.. -
QUAN VỀ CHUỖI
Những thành phần trong chuỗi cung ứng
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH LOGISTICS
Dự báo nhu cầu
-Dự báo nhu cầu là đi phân tích sâu vào nhu cầu của người tiêu dùng từ đó đưa ra chiến lược hay chiến thuật kinh doanh cho phù hợp với tình hình của thị trường khi dự báo chúng ta sẽ chủ động trong việc đáp ứng cầu của khách hàng, không bỏ sót cơ hội kinh doanh và đồng thời khi đó chúng ta sẽ có kế hoạch sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực.
Vận chuyển nguyên vật liệu
- Vận chuyển nguyên vật liệu là quá trình trình di chuyển sản phẩm từ vị trí này sang vị trí khác hay từ nước này sang nước khác bằng nhiều phương tiện khác nhau nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh thương mại.
Thu gom hàng hóa
- Thu gom hàng hoá là tập hợp hàng hoá từ nhiều nơi về một chỗ có thể là cùng một người hoặc nhiều người để thuận tiện cho việc vận chuyển,hàng sau khi được gom về có thể sẽ được gom vào container.
Đóng gói, xếp dỡ hàng
- Sau khi đã có sản phẩm chúng ta tiến hành đóng gói để giao cho đơn vị vận chuyển đến bãi.Hàng sau khi được gom về sẽ được vác, sắp xếp, nâng đưa, chuyển hàng hóa từ cảng, kho bãi lên container hoặc từ container xuống bằng tay hoặc các loại xe vận chuyển khác với nhiều hình thức khác nhau.
Phân loại hàng hóa
- Phân loại hàng hóa là việc căn cứ vào đặc điểm, thành phần, cấu tạo, tính chất công dụng, quy cách đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hóa để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa.
QUAN VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN XUẤT KHẨU VỀ MẶT HÀNG GẠO
Kim ngạch xuất nhập khẩu
- Năm 2022, các doanh nghiệp trong nước đã xuất khẩu hơn 8.660 tấn gạo ST25 ra thị trường thế giới, tăng 66,5% so với năm 2021 [4].
- Kim ngạch xuất khẩu gạo ST25 đạt 8,7 triệu USD, tăng 70,9% [4].
- Như vậy chỉ trong vòng 3 năm (từ 2020 - 2022) xuất khẩu gạo ST25 đã tăng gấp 4 lần và là chủng loại ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của ngành gạo [4].
- Năm 2022, trong khi giá nhiều loại gạo ghi nhận sự sụt giảm thì gạo ST25 vẫn tăng 3%
(26 USD/tấn) lên mức bình quân 1.000 USD/tấn và cao gấp đôi giá gạo thông thường [4].
- Đối với gạo ST25, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm
2022 với hơn 4.600 tấn, trị giá 4,9 triệu USD, tăng 9,7% về lượng và tăng 21,2% về giá trị so với năm 2021 [4].
- Thị trường Mỹ chiếm đến 57% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo ST25 của Việt Nam, nhưng giảm đáng kể so với tỷ trọng 80% của năm 2021 Nguyên nhân là bởi các doanh nghiệp đã tích cực mở rộng xuất khẩu gạo ST25 sang nhiều thị trường khác [4].
- Năm 2022, gạo ST25 còn được xuất khẩu nhiều sang Đức (1,3 triệu USD), Trung Quốc (818,6 triệu USD) [4].
- Ngoài ra, “gạo ngon nhất thế giới năm 2019” cũng đã chính thức được xuất khẩu sang thị trường Anh, Australia và được đưa vào thực đơn trong văn phòng Nội các của Nhật Bản trong năm vừa qua Tuy khối lượng xuất khẩu sang các thị trường còn khá khiêm tốn nhưng bước đầu đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người tiêu dùng [4].
- Với thị trường Nhật Bản, việc gạo ST25 được đưa vào thực đơn của Văn phòng Nội các Nhật Bản đã đánh dấu những bước tiến mới của ST25 nói riêng và gạo Việt Nam nói chung tại thị trường khó tính này [4].
-Bởi để đưa được gạo ST25 vào thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam phải vượt qua hơn 600 tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe cùng với yêu cầu rất cao của người tiêu dùng Nhật Bản [4].
-Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10/2023 ước đạt 32,31 tỷ USD, tăng 5,3% so với tháng trước Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 8,49 tỷ USD, tăng 5,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 23,82 tỷ USD, tăng 5,2% So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng Mười tăng 5,9%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 15,1%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 3% [4].
-Trong tháng 10 năm 2023 có có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 67,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 02 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 33,1%), trong đó điện tử, máy tính và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 5,6 tỷ USD, chiếm 17,3% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 4,6 tỷ USD, tăng 16,7%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,3 tỷ USD, tăng 30,7% Kim ngạch xuất khẩu tháng 10 của một số mặt hàng nông, thủy sản tăng so với cùng kỳ năm trước: Rau quả đạt 700 triệu USD, tăng 129,7%; gạo đạt 433 triệu USD, tăng 27% (mặc dù lượng giảm 1,8% nhưng giá trị xuất khẩu vẫn tăng do giá xuất khẩu tăng); hạt điều đạt 328 triệu USD, tăng 25,7% (lượng tăng 37,8%); sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 134 triệu USD, tăng 30,3% (lượng tăng 17,5%) Ngoài ra, còn một số mặt hàng xuất khẩu đạt tốc độ tăng dương trong tháng 10 như: Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện đạt
980 triệu USD, tăng 33,2%; chất dẻo nguyên liệu đạt 172 triệu USD, tăng 29,6%; sơ, sợi dệt đạt 391 triệu USD, tăng 27%; clanke và xi măng đạt 108 triệu USD, tăng 14,8%; giấy và các sản phẩm từ giấy đạt 170 triệu USD, tăng 13,5%; sắt thép đạt 477 triệu USD, tăng 10,4%; sản phẩm từ chất dẻo đạt 430 triệu USD, tăng 7,6%; sản phẩm từ sắt thép đạt 350 triệu USD, tăng 1,9% [4].
-Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2023 ước đạt 29,31 tỷ USD, tăng 2,9% so với tháng trước Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,36 tỷ USD, tăng 3,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 18,95 tỷ USD, tăng 2,4% So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng Mười tăng 5,2%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 8,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 3,5% [4].
-Trong tháng 10 năm 2023 có 4 mặt hàng nhập khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ USD, chiếm 47,3% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó các sản phẩm tăng so với cùng kỳ năm trước là điện tử, máy tính và linh kiện đạt 8,2 tỷ USD, tăng 26,4%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 3,5 tỷ USD, tăng 2,4%; vải đạt 1,2 tỷ USD, tăng 8% Ngoài ra, nhiều mặt hàng khác cũng đạt tốc độ tăng cao như: Sữa và sản phẩm sữa đạt 120 triệu USD, tăng 55,9%; xăng dầu đạt 815 triệu USD, tăng 44,8%; ngô đạt 398 triệu USD, tăng 35,4%; sắt thép đạt 989 triệu USD, tăng 35,2%; hạt điều đạt 173 triệu USD, tăng 29,8%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt 500 triệu USD, tăng 24,7% [4].
-Trong 10 tháng năm 2023, hoạt động xuất, nhập khẩu vẫn còn gặp nhiều khó khăn, giá trị kim ngạch vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên đà giảm đã chậm lại Tính chung 10 tháng năm
2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 557,95 tỷ USD, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm trước (9 tháng năm 2023 sơ bộ giảm 11,2% so với cùng kỳ năm trước) [4].
2.1.3 Thị trường xuất nhập khẩu:
-Thị trường xuất khẩu có ý nghĩa lớn đối với việc tăng trưởng xuất khẩu theo nước và vùng lãnh thổ chủ yếu, nếu năm 2000 mới có 7 nước và vùng lãnh thổ đạt trên 500 triệu USD (Nhật Bản, Trung Quốc, Ôxtrâylia, Xingapo, Đài Loan, Đức, Mỹ), thì đến năm 2004 đã cao gấp đôi, lên 13 (thêm Anh, Hàn Quốc, Malaixia, Hà Lan, Pháp, Bỉ) [5].
-Mỹ hiện là nước nhập khẩu lớn nhất, chiếm 18,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời cũng là nước có tốc độ tăng rất cao: năm 2004 gấp trên 6,8 lần năm 2000, bình quân 1 năm tăng 61,6%, cao gấp nhiều lần tốc độ tăng chung [5].
-Nhật Bản là nước nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ Năm 2004 đạt 3.502,4 triệu USD, tăng 36% so với năm 2000 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm 13,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Năm tháng đầu năm 2005, xuất khẩu vào Nhật Bản tăng tới 37,5%, cao gấp hơn hai lần tốc độ chung và tỷ trọng đã tăng lên đạt 14% Mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu sang Nhật là thủy sản, dệt may, dầu thô, dây điện và cáp điện, điện tử vi tính và linh kiện, sản phẩm gỗ, giày dép, than đá, hàng thủ công mỹ nghệ, cà phê, rau quả, cao su, gỗ [5].
-Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam Năm 2004 đã đạt 3725,5 triệu USD, tăng 78% so với năm 2000, chiếm 10,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Trung Quốc là thị trường đầy tiềm năng, do đây là thị trường gần, có số dân đông nhất thế giới và sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đức Lương cũng như kết quả đàm phán song phương để Việt Nam gia nhập WTO thì xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ gia tăng nhanh Mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc là dầu thô, cao su, thuỷ sản, hạt điều, than đá, rau hoa quả, cao su [5].
Lý do chọn Mỹ nghiên cứu quy trình xuất khẩu gạo
-Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt 3,52 triệu tấn và 1,72 tỷ USD, tương ứng tăng 16,2% về khối lượng và 4,6% về giá trị.
-Philippines vẫn là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm với 43,6% thị phần [6].
-Cùng với Philippines, Mỹ là thị trường ngày càng chuộng gạo Việt Đặc biệt, trong 5 tháng đầu năm, lượng gạo xuất sang quốc gia này tăng 71,3%, mức tăng cao nhất trong số các nước nhập khẩu gạo của Việt Nam Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ - USDA, thị trường này rất ưa chuộng các loại gạo thơm, hạt dài như ST25 của Việt Nam Đây là loại gạo đã nhập khẩu vào Mỹ gần 2 năm nay [6].
3.Sơ lược thông tin xuất khẩu về mặt hàng gạo.
Tình hình xuất khẩu gạo hiện nay của Việt Nam
3.1.1 Nhu cầu gạo xuất khẩu hiện nay
-Sau lệnh cấm xuất gạo của Ấn Độ, UAE, Nga, là cơ hội cho Việt Nam khi giá và nhu cầu tăng đột biến, song theo chuyên gia cần đánh giá kỹ tác động đến chuỗi sản xuất, cung ứng trong nước [7].
-Chỉ trong hơn một tuần, Ấn Độ, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Nga, lần lượt thông báo ngừng xuất gạo ra nước ngoài Điều này khiến giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đến ngày 31/7 tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 575 USD một tấn (dự báo giá có thể tăng lên 600 USD trong tháng 8) [7].
-Cùng lúc, giá gạo bán lẻ trong nước cũng leo thang Ở các cửa hàng, giá gạo bán lẻ tăng 1.000- 2.000 đồng một kg Trong khi đó, giá lúa tại miền Tây tăng 7-10% lên 7.000-9.000 đồng một kg (tùy khu vực) [7].
-Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết các đối tác nhập khẩu đang chủ động tìm đến doanh nghiệp Việt Nam hỏi mua gạo Họ tự trả giá cao hơn 20-40 USD một tấn so với thời điểm trước khi Ấn Độ cấm xuất khẩu mặt hàng này [7].
-Giáo sư Võ Tòng Xuân - nhà khoa học hàng đầu về nông nghiệp Việt Nam, "cha đẻ" nhiều giống lúa ngon của vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long cũng cho hay thị trường Trung Quốc, Philipines, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Chile đều đang tranh mua gạo Việt với số lượng tăng 40% đến vài chục lần Do đó, năm nay sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể đạt 7,5 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái [7].
-Trước diễn biến này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã đề xuất Thủ tướng ban hành chỉ thị về tăng cường xuất khẩu gạo trong tình hình mới [7].
Bài toán đảm bảo nguồn cung trong nước và xuất khẩu
-Theo quan điểm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, El Nino - tình trạng xâm nhập mặn và hạn hán trên thế giới - ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất lúa gạo toàn cầu, trong khi đó tại Việt Nam, tình hình sản xuất gạo khá thuận lợi Nguồn cung trong nước được dự báo đạt 43 triệu tấn thóc năm nay và giá xuất khẩu gạo liên tục tăng cao, là thuận lợi lớn cho xuất khẩu [7].
-Dẫu vậy, giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại Hậu Giang cho rằng năm nay, tác động của EL Nino, mưa lũ cũng đang khiến một số vùng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng Cụ thể, ảnh hưởng bão Talim mới đây gây mưa lớn ở miền Tây nhiều ngày khiến 3.000 ha lúa hè thu trổ chín bị đổ ngã, không thể thu hoạch Do đó, ông cho rằng nguồn cung sẽ giảm, giá lúa gạo có thể tăng đột biến Trong khi đó, doanh nghiệp thiếu nguồn vốn để trữ hàng đầy kho nên khó có các đơn hàng lớn [7].
-Theo ông và nhiều doanh nghiệp xuất khẩu khác, lượng đơn đặt hàng mới tìm đến Việt Nam đang tăng 20-30% so với tháng trước đó Tuy nhiên, họ chưa dám ký mới vì đang lo trả các đơn hàng cũ [7].
-Ông Đinh Ngọc Tâm – Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Cỏ May cũng lo ngại rằng trong cơ hội mới, doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro nếu không có sẵn vùng nguyên liệu, còn người tiêu dùng phải chịu chi tiêu đắt đỏ [7].
-Ông Tâm dẫn chứng, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đa phần có hợp đồng cũ ở mức thấp, khi giá lúa leo thang làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp Họ có thể phải bù lỗ cho lô hàng xuất khẩu Do đó, chỉ những doanh nghiệp ký hợp đồng mới, sẵn gạo trong kho mới được hưởng lợi sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ cũng như Nga, UAE [7]
HÌNH 3 1 SẢN LƯỢNG GẠO 6 THÁNG ĐẦU NĂM
-Theo sát các doanh nghiệp những ngày qua, ông Đỗ Hà Nam - Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam nhìn nhận cơ hội cho gạo Việt tăng giá là có nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro Ông Nam cho rằng nhiều doanh nghiệp đã ký hợp đồng kéo dài một năm trước đó đang phải tập trung để trả đủ hợp đồng Tương lai, giá gạo sẽ tăng cao nhưng lượng gạo từ Việt Nam không nhiều đến mức có thể đáp ứng được mọi yêu cầu Đối với hàng xuất khẩu phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí khắt khe của bên mua.
Hàng đi châu Âu và Mỹ ngoài đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm phải đạt chất lượng cao và không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật [7].
"Hiệp hội giữ nguyên quan điểm Việt Nam chỉ nên xuất tối đa 6,5 triệu tấn gạo trong năm nay", ông Nam nói [7].
-Lý giải quan điểm này, ông Nam cho hay năm 2018-2021, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam chỉ 6,1-6,3 triệu tấn một năm Năm 2022, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục 7 triệu tấn nhưng phải nhập thêm nguồn nước ngoài (gạo từ Ấn Độ 72% và Campuchia 28%) để bù đắp Giờ nếu tăng kế hoạch xuất khẩu, nguồn nhập từ Ấn Độ bị hụt vì quốc gia này cấm xuất, còn nguồn bù đắp từ Campuchia sẽ không đủ Trong khi đó, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu khiến một số nơi thu hoạch lúa bị đổ gãy [7].
-Ngoài ra, theo ông giá gạo trong nước đang tốt và cao hơn giá xuất khẩu nên nhiều doanh nghiệp chủ động phát triển mạnh thị trường nội địa Ông Nam dẫn chứng, giá gạo thơm đang bán thị trường nội địa 14.000-16.000 đồng một kg, tương đương 650 USD một tấn, còn giá xuất khẩu chỉ 630 USD, thấp hơn trong nước 20 USD Do đó, các doanh nghiệp đang ưu tiên bán trong nước vì có lợi hơn [7]
Thông tin xuất khẩu gạo ST25
-Hiện nay, mặc dù gạo ST25 mới chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 0,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam nhưng với chất lượng và thương hiệu đã được công nhận, đây sẽ là sản phẩm chủ lực để hạt gạo Việt thâm nhập vào phân khúc thị trường cao cấp trên thế giới [9]
-Dù mới được đưa vào xuất khẩu trong vài năm trở lại đây nhưng gạo ST25 của Việt Nam đã chinh phục được nhiều thị trường khó tính trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia, Canada [9].
-Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất với 3.370 tấn trong 5 tháng, tăng 36,1% so với cùng kỳ và chiếm hơn 70% tỷ trọng Những năm gần đây nhu cầu đối với gạo đặc sản tại Mỹ ở mức cao do dân số người Mỹ gốc châu Á đang tăng nhanh [9].
H3.2 Thông tin xuất khẩu gạo ST25.
-Đáng chú ý, xuất khẩu gạo ST25 sang Đức tăng tới 45 lần so với cùng kỳ, đạt 875 tấn Qua đó đưa thị trường này lên vị trí thứ hai về tiêu thụ gạo ST25 của Việt Nam với tỷ trọng chiếm 19% [9].
-Tương tự, xuất khẩu gạo ST25 tới Australia tăng 10 lần, đạt 187 tấn; sang Canada tăng gấp 3 lần, lên mức 64 tấn… Bên cạnh đó, một số thị trường mới mà gạo ST25 đã đặt chân đến như: Nhật Bản
-Việc xuất khẩu gạo ST25 sang thị trường Nhật Bản là một minh chứng cho thấy Việt Nam không chỉ xuất khẩu gạo nhiều mà còn xuất khẩu gạo ngon, đáp ứng được các tiêu chuẩn rất cao của thị trường Nhật Bản Để đưa được gạo ST25 vào thị trường Nhật Bản, chúng ta phải vượt qua hơn 600 tiêu chuẩn kỹ thuật 600 tiêu chuẩn kỹ thuật là một yêu cầu rất khắt khe, cộng vào đó là sự khó tính của người tiêu dùng Nhật Bản [9].
4.Quy định về xuất khẩu gạo.
Chính sách và Quy định liên quan đến xuất khẩu
-Khuyến khích xuất khẩu những năm 70-80 của thế kỷ trước được Bộ Ngoại thương quan tâm Theo đề nghị của Bộ trưởng Ngoại thương, ngày 21/6/1979 Chính phủ ban hành Nghị định 227-CP; tiếp đến ngày 7/02/1980 ban hàng tiếp Nghị định 40-CP [10]
-Cả hai Nghị định này đưa ra hàng loạt chính sách mang tính “khép kín”, từ đầu tư dây chuyền thiết bị chế biến hàng xuất khẩu, khai thác nguồn hàng xuất khẩu, đến cung ứng nguyên liệu, vật tư cần thiết, cho vay ngoại tệ, lập danh mục các loại nông sản, lâm sản thuộc diện Nhà nước khuyến khích xuất khẩu, có chính sách ưu đãi về giá trong thu mua hàng xuất khẩu, chế độ thuế và trợ cấp đối với sản phẩm xuất khẩu, thưởng khuyến khích sản xuất và giao hàng xuất khẩu [10].
-Trong đó có 4 chính sách được cho là tạo động lực khuyến khích xuất khẩu của kế hoạch 5 năm lần thứ III, 1981 - 1985 [10].
+ Thứ nhất, Nhà nước phân phối cho Bộ Ngoại thương số vật tư cần thiết để lập một quỹ hàng hóa đặc biệt gọi là Quỹ hàng hóa khuyến khích hàng xuất khẩu Ngoài ra, Bộ Ngoại thương cũng được Nhà nước phân phối ngoại tệ để nhập các vật tư cần thiết nhằm bổ sung quỹ hàng hóa khuyến khích xuất khẩu Quỹ này bán vật tư với giá ưu đãi cho các hợp tác xã và hộ sản xuất hàng xuất khẩu.Các hợp tác xã, các tập đoàn sản xuất hoặc hộ nông dân riêng lẻ ở những vùng nông nghiệp không chuyên canh và những vùng khai thác lâm sản phân tán không thuộc diện được hưởng chế độ cung ứng lương thực và vật tư, nếu có sản phẩm nông sản, lâm sản xuất khẩu bán cho Nhà nước thì được Bộ Ngoại thương cùng với các Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh có sản phẩm xuất khẩu nghiên cứu và đề xuất Hội đồng Chính phủ bán lại một số lương thực, tư liệu sản xuất hoặc hàng tiêu dùng trị giá từ 5% đến 20% giá trị tính bằng ngoại tệ của sản phẩm xuất khẩu đã bán cho Nhà nước [10].
+ Thứ hai, thưởng khuyến khích sản xuất và giao hàng xuất khẩu, gồm 2 loại, thưởng bằng tiền Việt Nam nhằm tăng thêm cho 3 quỹ mà xí nghiệp được trích lập, và thưởng bằng quyền sử dụng ngoại tệ để nhập những tư liệu sản xuất hoặc hàng tiêu dùng thật cần thiết.Hàng năm, Bộ Ngoại thương căn cứ vào yêu cầu của thị trường thế giới và điều kiện sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, quyết định tỷ lệ thưởng có thể cho từng loại mặt hàng xuất khẩu thực hiện đạt mức hoặc vượt mức kế hoạch.Mức thưởng bằng tiền Việt Nam đối với sản phẩm chưa qua chế biến hoặc sản phẩm làm bằng nguyên liệu trong nước, đơn vị sản xuất thực hiện đầy đủ hợp đồng giao hàng theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, được thưởng từ 2% đến 3% giá trị của hợp đồng; đơn vị thực hiện vượt mức hợp đồng và chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, được thưởng từ 3% đến 5% trị giá hàng giao vượt mức [10].
+ Thứ ba, Nhà nước chính thức thừa nhận một phần quyền xuất nhập khẩu của địa phương mà trước đó bị coi là bất hợp pháp Trong đó, hàng xuất khẩu do Nhà nước giao chỉ tiêu gồm những hàng do các xí nghiệp quốc doanh trung ương sản xuất và cung cấp cho xuất khẩu, những hàng mà Nhà nước giao chỉ tiêu thu mua và xuất khẩu, những mặt hàng tập trung và những hàng mà Nhà nước đã cam kết với nước ngoài, theo các hiệp định về hợp tác sản xuất hoặc hợp tác kinh tế; hàng xuất khẩu của địa phương gồm những loại hàng mà Nhà nước không giao chỉ tiêu, do địa phương tận dụng các tiềm lực kinh tế của mình để phát triển sản xuất nhằm tăng nguồn hàng xuất khẩu và những mặt hàng vượt mức chỉ tiêu giao nộp sản phẩm cho Nhà nước.Đối với những địa phương có điều kiện địa lý thuận lợi để kinh doanh xuất khẩu (các thành phố, cảng quốc tế) và có cán bộ biết kinh doanh xuất khẩu, thì Bộ Ngoại thương thừa nhận cho trực tiếp giao dịch và ký hợp đồng với các công ty nước ngoài, Bộ Ngoại thương chỉ quản lý, chỉ đạo về chính sách, nghiệp vụ.Đối với những địa phương không có điều kiện trực tiếp giao dịch và ký hợp đồng với nước ngoài thì có thể áp dụng phương thức gửi công ty chuyên doanh thuộc Bộ Ngoại thương xuất khẩu giúp (ủy thác xuất khẩu) hoặc phương thức bán cho các công ty chuyên doanh để xuất khẩu [10].
+ Thứ tư, lần đầu tiên Ngân hàng ngoại thương được phép thành lập quỹ ngoại tệ đặc biệt để cho vay nhằm phát triển sản xuất hàng xuất khẩu gọi tắt là quỹ ngoại tệ xuất khẩu Nguồn vốn của quỹ ngoại tệ xuất khẩu gồm vốn tự có của ngân hàng; vốn ngân hàng vay nước ngoài; ngoại tệ của Nhà nước bổ sung cho quỹ (bằngkhoản trích 5% kim ngạch xuất khẩu sang thị trường tư bản chủ nghĩa); và, lãi ngân hàng thu được từ việc cho vay phục vụ xuất khẩu.Đối với các mặt hàng được ghi vào kế hoạch xuất khẩu sang thị trường tư bản chủ nghĩa, Nhà nước bảo đảm cung ứng nguyên liệu và vật tư; trong trường hợp Nhà nước thiếu ngoại tệ để nhập khẩu, các đơn vị sản xuất hoặc tổ chức ngoại thương kinh doanh sản xuất được vay của quỹ ngoại tệ xuất khẩu để nhập những nguyên liệu, vật tư cần thiết cho sản xuất [10]
-Thông tư số 33/2023/TT-BTC quy định, trước khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa thì nộp bộ hồ sơ đề nghị [11].
-Hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ gồm: 01 bản chính Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; 01 bản chụp Bảng kê khai chi phí sản xuất và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất, nhà cung cấp nguyên liệu trong nước trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác; 01 bản chụp quy trình sản xuất hoặc Giấy chứng nhận phân tích thành phần (nếu có); 01 bản chụp Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa [11].
-Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ nêu trên đến Tổng cục Hải quan trong thời hạn quy định tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-
CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan [11].
-Tổng cục Hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thực hiện thủ tục xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 28 Luật Hải quan và khoản 11 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP [11].
Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trong thông quan
-Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu (nếu có), chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) và xử lý như sau [11].
+ Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp với nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai hải quan thì chấp nhận xuất xứ hàng hóa [11].
+ Trường hợp Chi cục Hải quan có đủ căn cứ xác định xuất xứ hàng hóa không đúng theo nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai hải quan thì xử lý theo quy định và yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC [11].
+ Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có cơ sở nghi ngờ xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc có thông tin cảnh báo về gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp thì thực hiện như sau: Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo phương thức, mức độ do Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định [11].
+ Đề nghị người khai hải quan trong thời hạn 10 ngày phải nộp 01 bản chụp một trong các tài liệu sau để chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu: Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có); Trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ "Tỷ lệ phần trăm của giá trị" thì nộp hóa đơn, chứng từ mua bán nguyên liệu, vật tư; quy trình sản xuất [11].
+ Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ, hàng hóa xuất khẩu được thực hiện thủ tục hải quan, thông quan theo quy định [11].
+ Thông tư số 33/2023/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2023 [11].
Điều kiện và yêu cầu để được xuất khẩu gạo
- Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuâ §t quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật [12].
- Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuâ §t quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật [12].
- Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm [12].
- Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng mình việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình được thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận [12].
5.Hồ sơ và thủ tục xin chứng nhận xuất khẩu gạo.
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
- Đơn đề nghị Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo ( 1 bản chính) [12].
- Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư: 1 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
- Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay xác, chế biến thóc, gạo( đối với trường hợp thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến) hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến (đối với trường hợp kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến thuộc sở hữu của thương nhân): 1 bản sao, có xác nhận và đóng dấu bản sao y bản chinh của thương nhân [12].
Thủ tục xin chứng nhận xuất khẩu
- Thương nhân có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương [12].
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương, thương nhân có thể nộp bản chụp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b khoản 2 Điều này và xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu [12].
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Bộ Công thương xem xét, cấp giấy chứng nhận theo mẫu số 2 quy định tại phụ lục kèm theo quy định số 107/2018/NĐ-CP [12].
- Trường hợp không đồng ý cấp lại hoặc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận, trong thời hạn
07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do [12].
- Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực là 05 năm, kể từ ngày cấp Khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, thương nhân phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới để được tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo [12].
6.Mã HS và biểu thuế của mặt hàng gạo.
Mã HS mặt hàng gạo
-Mã HS của gạo xuất khẩu thuộc Chương 10 - Ngũ cốc, nhóm 1006 Cụ thể dưới đây là mã HS chi tiết của từng loại gạo doanh nghiệp có thể tham khảo: 1006 Lúa gạo
Mã HS Mô tả hàng hóa
0 - - Phù hợp để gieo trồng
100630 - Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa được đánh bóng hoặc hồ
Các loại thuế khi xuất khẩu mặt hàng gạo
-Theo quy định, đối với việc áp dụng thuế trong quá trình xk, cả hai khoản thuế, bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế xuất khẩu, đều được miễn hoàn toàn Chi tiết như sau [12].
+Thuế giá trị gia tăng (VAT): Theo quy định hiện tại về hoạt động xuất khau, thuế VAT áp dụng cho các mặt hàng được xuat khau, trong đó bao gồm cả gạo, sẽ là 0% Điều này đồng nghĩa rằng, không có khoản thuế VAT nào được tính vào giá trị xuất khẩu của gạo [12].
+Thuế xuất khẩu: Hiện nay, thuế xuất khẩu đối với gạo là 0%, có nghĩa là không có khoản thuế nào được áp dụng đối với việc xuất khẩu gạo [12].
-Như vậy, việc miễn thuế cả VAT và thuế xuất khẩu cho gạo xuat khẩu giúp tăng cường sự hấp dẫn của ngành công nghiệp này, đồng thời giúp doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu một cách hiệu quả [12].
7.Hồ sơ thủ tục xuất khẩu gạo
- Bộ hồ sơ hải quan để làm thủ tục xuất khẩu gạo gồm có những giấy tờ và những chứng từ sau: + Tờ khai hải quan xuất khẩu [12].
+ Hợp đồng thương mại ( Commercial contract) [12].
+ Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) [12].
+ Packing List (Phiếu đóng gói) [12].