1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Thành Phố Đà Nẵng

118 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 14,36 MB

Nội dung

Tom lại: Có thể hiểu một cách khái quát, NSNN xét ở thể tĩnh và hình thức biểu hiện bên ngoài là toàn bộ các khoản thu, chỉ bằng tiền của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thấm quyề

Trang 1

HOÀN THIỆN

CÔNG TÁC QUẢN LÝ

THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Trang 2

Đà Nẵng - 2014

Trang 3

Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Duy Tân Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thé

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đếnTS Võ Duy Khương đã hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình

Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã đem lại cho tôi những kiến thức bỗ trợ, vô cùng có ích trong những năm học

Đà Nẵng, ngày 5 tháng 12 năm 2014

NGUYÊN TƯỜNG VY

Trang 4

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác

Tác giả luận văn

NGUYÊN TƯỜNG VY

Trang 5

TRANG PHU BiA

LOT CAM ON

LOI CAM DOAN

DANH MUC CAC TU VIET TAT

DANH MUC CAC BANG, Hi

MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài -©222zz2222zzczzrzecee

2 Mục tiêu nghiên cứu + + ++++++++++t+x£Evzxexerxexerrrxrrrrrrxrxrrr

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2zz+2222vvzzczerrrr

4 Phương pháp nghiên cứu +2 +55++s++x+£xerxrxrrrrrrxrrxrrree

5 Bố cục của luận văn

NNN

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu T3 nhiaggEn

Chương 1 KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐÈ CƠ BẢN VÈ THU VÀ

1.1 Tổng quan về NSNN và thu NSNN -cccccccccccccc.e Ổ

1,1,1 TỐng qnah: Vễ NGÌNN cả: cccccctbidse kia g gan gaasdsaaosaso.lỔ

DEE Ted RRAE WIE tê NGNN¡cgssxstagdgsgotdsesasg

1.1.1.2 Bản chất của NSNN -2-52-5555ccssesrer Ñ

1.1.1.3 Vai trò của NSNN [7J -.-. 55ccccscscssssrceseeeee- TÔ

1.1.2 Tống quan về thu NSNN -555ccccc-csccc cce T2 1.1.2.1 Khái niệm, đặc điểm thu NSNN .-s - -e 12 1.1.2.2 Phân loại thụ NSNN theo nội dung kinh tê -.- Ì3 1.1.2.3 Nhân tổ ảnh hưởng đến thu NSNN [7J . LŠ

Trang 6

1.1.3.3 Cơ chế phân cấp quản lý nhà nước vẻ thu NSNN 19

1.1.4 Thu và quản lý thu ngân sách cấp thành phố ¿21

1.1.4.1 Khái niệm, đặc điểm thu ngân sách cấp thành phố

21

1.1.4.2 Khái niệm, đặc điểm quản lý thu ngân sách cấp thành phó 22

1.1.4.3 Vai trò của quản lý thu NSNN cấp thành phố 23

1.1.4.4 Nguyên tắc quản lý thu NSNN cắp thành phố

1.2 Quản lý quy trình thu NSNN cấp thành phố 2

2 25 1.2.1 Khái quát về quản lý quy trình thu NSNN 25

1.2.2 Lập dự toán NSINN se 26 E221, Ý nghĩa của việc lập dự toán NSNN Xây dựng dự toán NSNN[9]

.26 L7 Trình tự lập dự toán NSNN 252/7: 1.2.2.4 Lập, quyết định, phân bổ, giao dự toán NSNN ở địa phương .28

1.2.3 Chấp hành dự toán NSINN [9J - ses „i29 1.2.3.1 Ý nghĩa của việc chấp hành dự toán N§NN 29

1.2.3.2 Nội dung chấp hành NSNN - 29)

1.2.4 Quyết toán NSINN [9J sec 3Ö 1.2.4.1 Ý nghĩa quyết toán NSNN -c-ssse.e 3Ô 1.2.4.2 Nội dung quyết toán NSNN s555ccc 3T 1.3 Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý thu NSNN 32

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 „35

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NSNN THÀNH PHÓ ĐÀ NĂNG .36

2.1 Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng 36

2.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên -+cc2ccs2 2736 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ©2cccccccccssccccceccce-ex 37

Trang 7

2.1.2.2 Phát triển đô thị và an sinh xã hội

2.3.1 Đánh giá kết quá công tác quản lý thu NSNN thành phỗ Đà

Nẵng theo các tiêu chí 2ccc+¿:++c2cccsssssssrrrccvsec-srcec , OL

2.3.4 Nguyên nhân của những hạn chế ¿¿©222zz+2ccszzz+z 73

2.3.4.1 Nguyên nhân khách qIa - 2+ 5-5 5+5s+s+<cseseesezvzxexere+e 73 2.3.4.2 Nguyên nhân CÏHủ qHAH -. 5-5+-5s+5+>c++serxesvreseeseveeveee TỔ

Trang 8

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ

3.1 Quan điểm, chiến lược phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng đến

3.1.1 Quan điểm phát triển ¿25222zv2Evsssvrrverrrrsecrrrv T7 3.1.2 Mục tiêu tỖng quát :-5555ccsccesssccccssecerrreeeeeec.e TR

3.1.3 Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 -2-5cccsssscccs.ssrsv 18

3.2 Quan điểm, mục tiêu, định hướng về quản lý thu NSNN tại thành phố Đà Nẵng đến năm 220 2222222 BỮ 3.2.1 Mục tiêu .80

3.2.2 Quan di 81 3.3 Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN „81 tại thành phố Đà Nẵng

3.3.1 Hoàn thiện quy trình lập, chấp hành và quyết toán thu NSINN §1 3.3.1.1 Đối mới quy trình lập và quyết định dự toán NSNN 81

3.3.1.2 Hoàn thiện quá trình chấp hành NSNN #2

3.3.1.3 Hoàn thiện hạch toán kế toán, quyết toán NSNN #2

3.3.2 Bồi dưỡng, phát triển nguôn thu hiện hiữu 83

3.3.3 Phát triển nguồn thu mới, nguôn thu tiềm năng 85

3.3.4 Hoàn thiện việc phân định nguồn thu và quản lý thu giữa các cấp NSĐP theo hướng mớ rộng quyền tự chủ cho NS cấp quận và .86

3.3.5 Công khai, minh bạch dự toán và quyết toán thu INSNN và su§T PRONG, XÃ ::ácoccnicciiiiitiLiiELA00ng0861013011608180880850 880

3.3.6 Tăng cường thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý kịp thời vi phạm trong quản lý NSNN ằ ào BỘ,

Trang 9

3.3.6.2 Cải tiễn kiểm tra, thanh tra quá trình chấp hành thu NSNN 89

3.3.6.3 Ap dụng các hình thức kiểm tra linh hoạt và hiệu quả 90

3.3.6.4 Khen thưởng và xử lý kịp thời vi phạm trong quản lý NSNN 90

3.3.7 Nâng cao trình độ cán bộ quản lý NSINN các cấp 91

3.3.8 Đấy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý Thuế 92

3.3.9 Một số giải pháp có tính bỗ trợ - - - 94

3.3.9.1 Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, huy động 94 3.3.9.2 Tăng cường hơn nữa công tác quản lý điều hành và sử dụng tối đa các nguôn lực cho đầu tư phát triển

hiệu quả nguôn vốn NSNN .-94 3.3.9.3 Đây mạnh cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực của bộ máy ồ THỨ sstinoggtit516060G0316A034G063ã 10631 133 6984et34033081806:084s8Ssatcgsaosazssal95 3.4 Một số kiến nghị 2222222222 2222122272122 22721 e2 sham 3.4.1 Đối với Chính phủ, Bộ Tài Chính cce ex ĐỐ 3.4.1.1 Hoàn thiện chính sách thuế .96

3.4.1.2 Nghiên cứu sửa đổi luật NSNN phù hợp với giai đoạn hội nhập kinh tẾ quốc tẾ 522252c2:z222SEEEvsssrtstrrrrtserrrrrrrrrrrerrrrreeeccre ĐỘ 3.4.1.3 Đối mới phương pháp lập dự toán NSNN 100

3.4.2.Đối với UBND thành phố Đà Nẵng IŨŨ KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 -555552 2s, T2 KẾT LUẬN 103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYÉT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN

Trang 10

: Doanh nghiệp nhà nước

: Ngân sách địa phương

: NSNN

: Quản lý : Sở hữu nhà nước : Sản xuất kinh doanh : Thành phố

: Thu nhập cá nhân : Thu nhập doanh nghiệp : Tiêu thụ đặc biệt

: Trung ương

: Ủy ban nhân dân

Trang 11

Số hiệu Tên bảng Trang Bang 1.1 | Phân loại các nguồn thu theo nội dung kinh tế 14

Bảng 2.1 | Tình hình lập dự toán thu qua các năm 2010 - 2012 43 Bang 2.2 | Thu NSNN thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 — 2012 47

phân theo cấp ngân sách Bảng 2.3 | Thu NSNN cấp thành phô theo từng lĩnh vực các năm 48

Trang 12

1 Tính cấp thiết của đề tài

NSNN và vấn đề thu chỉ ngân sách là mối quan tâm sâu sắc của mỗi quốc gia Ở nước ta hiện nay, hệ thống NSNN bao gồm có hai cấp: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương Có thể nói vai trò của ngân sách địa phương là rất quan trọng vì cho dù ngân sách trung ương giữ vị trí chủ đạo nhưng nguồn thu lại phát sinh ở địa phương, hơn nữa, các cấp ngân sách ở địa phương được vững chắc chính là một thành tố quan trọng góp phần cho toàn bộ hệ thống NSNN được ôn định và vững mạnh

Đà Nẵng là thành phố nằm ở vị trí trung độ của đất nước, có vị trí trọng yêu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an nỉnh; là đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cửa ngõ chính ra Biển Đông của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các nước tiểu vùng Mê Kông Từ khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng đã khai thác tiềm năng, lợi thế, huy động nội lực, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để xây dựng và phát triển thành phố đạt được nhiều thành tựu đáng biểu dương Thành phố luôn duy trì được nhịp độ phát triển kinh tế khá, cơ cầu kinh tế chuyên dịch theo hướng tích cực, các ngành sản xuất và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao; thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh; thu ngân sách tăng khá, là một trong những địa phương có nguồn thu ngân sách lớn, đóng góp dang ké vào nguồn thu ngân sách quốc gia

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy việc thu và quản lý thu hiện nay của thành phố vẫn còn bộc lộ những mặt hạn chế cần được khắc phục Những hạn chế va bat cập này chính là những cản trở đáng kế của thành phố trong việc hướng tới các mục tiêu chiến lược đã đề ra trong Nghị quyết 33 - NQ/TW của

Bộ chính trị, phần đấu để Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế, thương mại,

Trang 13

dich vụ và du lịch của Miền Trung — Tây Nguyên

Do đó, cần thiết phải nghiên cứu để đánh giá khách quan thực trạng thu

và quản lý thu, từ đó tìm ra những mặt tồn tại và xây dựng các biện pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện và đối mới công tác quản lý thu NSNN, góp phần thúc đẩy tình hình thu ngân sách trên địa bàn, đáp ứng được những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phó

Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi xin lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN thành phố Đà Nẵng” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về NSNN, ngân sách địa phương, ngân sách cấp thành phó trong hệ thống NSNN; nội dung quản lý thu ngân sách cấp thành phó trong hệ thống NSNN

- Phân tích thực trạng công tác quản lý thu ngân sách thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2012, đánh giá những kết quả đã đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN

thành phố Đà Nẵng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và cơ chế, chính sách, luật pháp cũng như thực tiễn có liên quan đến quản lý thu NSNN thành phố

Đà Nẵng

- Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý thu NSNN tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2012

4 Phương pháp nghiên cứu

Áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng; duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, phương pháp phân kỳ so

Trang 14

sánh nhằm xác định những vấn đề có tính quy luật, những nét đặc thù phục vụ cho quá trình nghiên cứu Luận văn

5 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục quy định kèm theo, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Khái quát những vấn đề cơ bản về thu và quản lý thu NSNN cấp tỉnh, thành phó

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu NSNN thành phố Đà Nẵng Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN

thành phố Đà Nẵng

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Những năm qua, công tác quản lý thu NSNN cấp thành phố đã được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu, trong một số bài viết trên các tạp chí kinh tế nhưng chưa làm rõ nội dung công tác quản lý thu NSNN cấp thành phố

Khi thực hiện Luận văn này, tác giả có nghiên cứu một số Đề tài khoa học và Luận văn khác như:

- “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tập trung, quản lý các

khoản thu NSNN và kiểm soát chỉ NSNN qua Kho bạc Nhà nước trên địa

bàn TP Hồ Chí Minh” - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành của TS Nguyễn Thanh Dương, Kho bạc Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh, hoàn thành tháng 3/2001 Đề tài đã đánh giá thực trạng, đề xuất những giải pháp nhằm hướng đến hoàn thiện cơ chế quản lý quỹ NSNN trên địa bàn và quỹ NSNN nói chung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn Tuy nhiên, năm 2002 Viét Nam đã thông qua Luật Ngân sách sửa đổi, nên rất cần có những nghiên cứu khảo sát thực tế kịp thời, làm cơ sở cho những điều chỉnh, định hướng trong xây dựng chính sách và chỉ đạo điều hành thực tiễn.

Trang 15

- “Hoàn thiện quản lý thu NSNN qua KBINN trên địa bàn thành phố

Hà Nội” - Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Dang Van Hién - nam 2004 Trong

đề tài này đề cập những vấn đề chung về quản lý thu ngân sách địa phương trên địa bàn khu vực Tuy nhiên, chưa đi sâu vào nội dung cụ thể của công tác quản lý thu NSNN cấp thành phố Luận văn nêu lên thực trạng, và đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm quản lý tốt nguồn thu ngân sách địa phương trên

địa bàn thành phó Hà Nội

- Luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý NSNN ở tỉnh Bình Dinh” (2011) của tác giả Phạm Văn Thành, trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng Luận văn đã nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách địa phương (ngân sách cấp thành phó, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã) ở tỉnh Bình Định Trên cơ sở hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản

lý ngân sách địa phương và phân tích thực trạng quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh, từ đó đề ra phương hướng và giải pháp quản lý tốt hơn công tác quản lý ngân sách địa phương nói chung

Các công trình, bài viết đã đưa ra những van dé lý luận chung làm cơ

sở cho việc nghiên cứu công tác quản lý NSNN theo quy trình quản lý ngân sách địa phương chung của ngân sách tỉnh và của ngân sách quận huyện Trong phạm vi bài viết này, Luận văn căn cứ vào các công trình đã nghiên cứu về công tác quản lý NSNN chung theo quy trình quản lý ngân sách địa phương làm cơ sở, đồng thời có hướng nghiên cứu riêng làm rõ và cụ thể hơn

về nội dung quản lý thu ngân sách cấp thành phó Đó cũng là nội dung ma luận văn tập trung hướng tới

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về chất lượng quản lý thu NSNN, đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách thành phố không những về hình thức tổ chức mà còn hoàn thiện về nội dung quản lý Kết quả nghiên cứu của Đề tài với những giải pháp, kiến nghị đề cập trong

Trang 16

Luận văn nếu được áp dụng trong thực tiễn tổ chức công tác quản lý thu ngân sách thành phó sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý Trước thực trạng về

tổ chức quản lý và sử dụng ngân sách thành phố còn nhiều hạn chế, đề tài:

"Hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN thành phố Đà Nẵng" có ý nghĩa

hết sức quan trọng nhằm từng bước hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp thành phố trong công tác quản lý thu, chỉ ngân sách

Trang 17

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT NHUNG VAN DE CO BAN VE THU VA QUAN

LY THU NSNN CAP TINH, THANH PHO

Khi nghiên cứu về NSNN cần được xem xét cả biểu hiện bên ngoài và thực chất bên trong cua nd:

Căn cứ vào biểu hiện bên ngoài thì NSNN là một bảng dự toán thu, chi bằng tiền của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm hoặc một số năm Hàng năm Chính phủ dự toán các khoản thu vào quỹ NSNN, đồng thời dự toán các khoản chi cho sự nghiệp kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, quản lý hành chính từ quỹ NSNN và bảng dự toán nay phải được Quốc hội phê chuẩn

Trong thực tiễn, hoạt động NSNN là hoạt động tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của Nhà nước Trong quá trình phân phối tông sản phẩm xã hội, nguồn

Trang 18

tài chính luôn vận động giữa một bên là Nhà nước, một bên là các chủ thể kinh tế xã hội Đằng sau các hoạt động đó chứa đựng các mối quan hệ giữa Nhà nước với các chủ thể khác, thông qua việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước chuyên dịch của một bộ phận thu nhập bằng tiền của các chủ thê đó thành thu nhập của Nhà nước và Nhà nước chuyển dịch thu nhập

đó đến các chủ thể được thụ hưởng để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước

Hoạt động NSNN là sự thể hiện các mặt hoạt động kinh tế - xã hội của Nhà nước ở tầm vĩ mô Vai trò của NSNN trong hệ thống tài chính nói chung, cũng như trong khu vực tài chính nhà nước nói riêng, NSNN luôn giữ vị trí trọng yếu trong việc đảm bảo cho sự tồn tại cũng như đối với các hoạt động của Nhà nước

Tom lại: Có thể hiểu một cách khái quát, NSNN xét ở thể tĩnh và hình

thức biểu hiện bên ngoài là toàn bộ các khoản thu, chỉ bằng tiền của Nhà nước

đã được cơ quan nhà nước có thấm quyền quyết định và được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, phổ biến cho một năm hoặc một số năm đê đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước; Xét ở thể động và trong suốt một quá trình, NSNN là khâu cơ bản, chủ đạo của tài chính nhà nước, được nhà nước sử dụng để động viên phân phối một bộ phận nguồn lực xã hội dưới dạng tiền tệ về cho Nhà nước để đảm bảo điều kiện vật chất nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước và phục vụ

thực hiện chức năng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Nhà nước phải gánh vác

Tại điều 1 Luật NSNN được Quốc hội khoá XI nước Cộng hoà xã hội

chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ hai, năm 2002 cũng khẳng định:

“NSNN là toàn bộ các khoản thu, chỉ của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”

Trang 19

Với khái niệm trên, khi nói dén NSNN, người ta thường đề cập tới 3 đặc tính cơ bản:

+ Tính pháp lý: Được cơ quan nhà nước có thâm quyền quyết định thực hiện

+ Tính kinh tế: Phản ảnh các khoản thu và các khoản chỉ

+ Tính niên độ: Thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định

Xét về bên trong thì NSNN được đặc trưng bằng các mối quan hệ kinh

tế trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính quốc gia

để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước

1.1.1.2 Ban chat cla NSNN

NSNN ra đời cùng với sự xuất hiện của Nhà nước Nhà nước bằng quyền lực chính trị và xuất phát từ nhu cầu về tài chính để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đã đặt ra những khoản thu, chi của NSNN Điều này cho thấy chính sự tồn tại của Nhà nước, vai trò của Nhà nước đối với đời sống kinh tế xã hội là những yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tai va tính chất hoạt động của NSNN

Trong thực tế nhìn bề ngoài hoạt động của NSNN biểu hiện đa dạng dưới hình thức các khoản thu và các khoản chi tài chính của Nhà nước ở các lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội Các khoản thu chỉ này được tổng hợp trong một bảng dự toán thu chi tài chính được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định Các khoản thu mang tính chất bắt buộc của NSNN là một bộ phận các nguôn tài chính chủ yếu được tạo ra thông qua việc phân phối thu nhập quốc dân được sáng tạo ra trong khu vực sản xuất kinh doanh và các khoản chỉ chủ yếu của Ngân sách mang tính chất cấp phát phục vụ cho đầu tư phát triển và tiêu dùng của xã hội Như vậy, về hình thức có thể hiểu: NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước có trong dự toán, đã được cơ quan nhà nước có thâm quyền phê duyệt và được thực hiện trong một năm đê đảm bảo việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Trang 20

Tuy nhiên, hoạt động của NSNN là hoạt động phân phối các nguồn tài chính của xã hội gắn liền với việc hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung

là NSNN Trong quá trình phân phối đó đã làm nảy sinh các quan hệ tài chính giữa một bên là Nhà nuớc và một bên là các chủ thể trong xã hội Những quan

hệ tài chính này bao gồm:

*Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các doanh nghiệp:

Các quan hệ kinh tế này phát sinh trong quá trình hình thành nguồn thu của Ngân sách dưới hình thức các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp Đồng thời, Ngân sách chỉ hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp dưới hình thức xây dựng cơ sở hạ tầng, đất đai

*Quan hệ kinh tế giữa NSNN và các đơn vị hành chính sự nghiệp: Quan hệ này phát sinh trong quá trình phân phối lại các khoản thu nhập bằng việc NSNN cấp kinh phí cho các đơn vị quản lý nhà nước Đồng thời, trong cơ chế kinh tế thị trường các đơn vị có hoạt động sự nghiệp có các khoản thu phí và lệ phí, nguồn thu này một phần các đơn vị làm nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách, một phần trang trải các khoản chỉ tiêu của mình để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách

* Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các tầng lóp dân cư:

Quan hệ này được thể hiện qua việc một bộ phận dân cư thực hiện nghĩa vụ tải chính đối với Nhà nước bằng việc nộp các khoản thuế, phí, lệ phí Một bộ phận dân cư khác nhận từ NSNN các khoản trợ cấp theo chính sách qui định

* Quan hệ kinh tế giữa NSNN với thị trường tài chính:

Quan hệ này phát sinh khi Nhà nước tham gia trên thị trường tài chính bằng việc phát hành các loại chứng khoán của kho bạc nhà nước nhằm huy động vốn của các chủ thể trong xã hội để đáp ứng yêu cầu cân đối vốn của NSNN

Trang 21

Như vậy, đằng sau hình thức biểu hiện bên ngoài của NSNN là một quỹ tiền tệ với các khoản thu và các khoản chỉ của nó thì NSNN lai phản ảnh các quan hệ kinh tế trong quá trình phân phối Từ sự phân tích trên cho thấy: NSNN là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguôn tài chính của xã hội đề tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

cơ cầu kinh tế mới, thúc đấy tăng trưởng kinh tế ỗn định và bằn vững

Vốn NSNN là nguồn tài chính có tính chất chủ đạo trong quá trình vận động của toàn bộ vốn xã hội Bởi lẽ, qua thu, phần lớn nguồn tài chính quốc gia được tập trung vào ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu của Nhà nước; các khoản chỉ của ngân sách có ý nghĩa quốc gia, có phạm vi tác động rộng lớn nhằm vào các mục tiêu của chiến lược kinh tế và thông qua hoạt động thu chỉ của vốn ngân sách, Nhà nước thực hiện việc hướng dẫn, chỉ phối các nguồn tài chính ở các chủ thể khác trong xã hội Vì vậy, qua phân bồ nguồn tài chính của Ngân sách, Nhà nước trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến mức độ, cơ cầu của các nguôn tài chính ở các chủ thể đó theo định hướng của Nhà nước

Thứ hai, NSNN là công cụ để điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát

Trong nền kinh tế thị trường, quy luật cung cầu chỉ phối đến giá cả thị trường rất mạnh mẽ Mọi sự biến đôi của giá cả trên thị trường đều có nguyên nhân từ sự mắt cân đối giữa cung và cầu Đề ôn định giá cả, chính phủ có thé thông qua công cụ NSNN để tác động vào cung hoặc cầu hàng hóa trên thị trường Sự tác động này có thể được thực hiện theo hai hướng: thu và chi

Trang 22

NSNN Cu thé:

- Théng qua điều chỉnh chính sách thu NSNN:

Bằng việc điều chỉnh cơ cấu hệ thống thuế, thuế suất, chính sách miễn giảm thuế hợp lý, Chính phủ cũng có thê tác động vào tổng cung hoặc tổng cầu để góp phần ồn định giá cả trên thị trường

~ Thông qua chính sách chi tiêu của NSNN (chỉ NSNN):

Bằng nguồn cấp phát của chỉ tiêu ngân sách hằng năm, các quỹ dự trữ

của Nhà nước hàng năm (bằng tiền, bằng ngoại tệ, các loại hàng hóa, vật tư

chiến lược, ) được hình thành Thông qua các quỹ này, Chính phủ thực hiện điều tiết thị trường bình ôn giá cả

Trong trường hợp xảy ra lạm phát, Chính phủ cũng có thể sử dụng NSNN để khống chế và đây lùi lạm phát một cách hiệu quả bằng các biện pháp nhằm nâng đỡ cung và giảm bớt câu, đó là:

- That chat chi tiêu của NSNN, nhất là các khoản chi cho tiêu dùng

- Tang thuế tiêu dùng, giảm thuế thu nhập

Thứ ba, NSNN là công cụ có hiệu lực của Nhà nước để điều chỉnh

phân phối thu nhập, góp phân giải quyết các vẫn đề xã hội

Một mâu thuẫn gay gắt đang nảy sinh trong thời đại hiện nay là mâu thuẫn giữa tính nhân đạo xã hội mà mỗi Nhà nước và mỗi cá nhân cần vươn tới và quy luật khat khe của nền kinh tế thị trường xung quanh vấn đề thu nhập, đó là sự chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa người giàu và người nghèo Vấn đề đặt ra là phải có một chính sách phân phối hợp lý thu nhập của toàn xã hội Chính sách đó phải vừa khuyến khích sự tăng trưởng, lại vừa đảm bảo tính công bằng xã hội một cách hợp lý

Bằng việc sử dụng công cụ NSNN, cụ thể là chính sách thuế và chính sách chỉ tiêu ngân sách, Chính phủ đã làm giảm bớt sự chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa người giàu và người nghèo nhằm ôn định đời sống của các tầng lớp dân cư trong phạm vi cả nước Hay nói cách khác, vai trò quan trọng của

Trang 23

NSNN trong điều chỉnh phân phối thu nhập được thể hiện trên phạm vi rộng lớn ở cả hai mặt hoạt động thu và chi NSNN

Thứ tư, NSNN là công cụ để phục vụ, tăng cường sức mạnh của bộ máy Nhà nước, giữ gìn an ninh và bảo vệ đất nước

NSNN là công cụ tải chính quan trọng nhất để cung ứng nguồn tài chính cho hoạt động của bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến xã, phường Ở nước ta, nguồn NSNN hầu như là nguồn duy nhất để phục vụ cho các hoạt động của bộ máy Nhà nước từ các cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính Nhà nước đến các cơ quan tư pháp NSNN còn cung ứng nguồn tài chính cho Đảng cộng sản lãnh đạo hoạt động, tài trợ cho các tổ chức xã hội mà nguồn tài chính của các tổ chức này không đảm bảo Như vậy có thể nói, cả hệ thông chính trị của nước ta đều do NSNN cung ứng nguồn tài chính

Nguồn kinh phí quyết định các hoạt động quốc phòng và an ninh cũng

từ NSNN “Hàng hóa công cộng” này có được là nhờ dựa vào “sản xuất của Chính phủ” mà nguồn trang trải là NSNN Vai trò của NSNN trên lĩnh vực an ninh quốc phòng của đất nước là không một khâu tài chính nào có thế thay thé được

1.1.2 Tổng quan về thu NSNN

1.1.2.1 Khái niệm, đặc điểm thu NSNN

Thu NSNN 1a quá trình dùng các quyền lực có được của mình để phân phối một bộ phận của cải xã hội dưới hình thức tiền tệ về tay mình, hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước Hay có thể nói thu NSNN bao gồm các khoản thu từ Thué, phí, lệ phí, các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản thu đóng góp của các tô chức, cá nhân, các khoản viện trợ các khoản khác theo quy định của pháp luật và các khoản do Nhà nước vay đề bù đắp bội chỉ ngân sách đều được dựa vào thu ngân sách

Nguồn thu chủ yếu của NSNN là thuế Theo quy định của luật thuế có

các loại thuế sau: Thuế lợi tức, thuế tài nguyên, thuế Nhà đất, thuế môn bài,

Trang 24

thuế sử dụng đất, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khâu Để thuế là nguồn thu chủ yếu chiếm tỷ lệ khoảng 85% tổng thu NSNN thì Nhà nước, chính phủ ta phải có một chính sách về thuế một cách toàn diện

Về tỷ trọng, các khoản thu ngoài thuế hiện nay chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong thu NSNN Tuy nhiên, đây là nguồn thu quan trọng, nếu biết phát huy, quản lý tốt và có các biện pháp dé nuôi dưỡng, khai thác triệt để các nguồn thu thì nguôn thu đó là rất lớn chiếm một tỷ lệ không nhỏ cho NSNN

Xét về nội dung, ta thấy rằng thu NSNN một mặt chứa đựng các quan

hệ phân phối dưới hình thức giá trị nay sinh trong quá trình Nhả nước sử dụng quyền lực tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước Mặt khác, thu NSNN lại gắn chặt với thực trạng kinh tế

và sự vận động của các phạm trù giá trị như giá cả, lãi suất, thu nhập, Sự vận động của các phạm trù đó vừa tác động đến sự tang giảm mức thu, vừa đặt ra yêu cầu nâng cao tác dụng điều tiết của các công cụ thu NSNN

1.1.2.2 Phân loại thu NSNN theo nội dung kinh tế

Từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, nước ta bắt đầu chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường do sự phát triển tất yếu của quy luật kinh tế khách quan, đó là kinh tế nhiều thành phân Bởi thế, việc phân loại các nguồn thu NSNN có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình quản lý, phân tích và đánh giá thực trạng thu NSNN, việc phân loại thu NSNN được thực hiện theo các nguồn thu và theo luật NSNN ban hành năm

2002 như sau:

Trang 25

Bảng 1.1: Phân loại các nguồn thu theo nội dung kinh tế

I 1 địa không bao gôm thu

dau thô

1 | ThuếGTGT từ SXKD trong nước | B Ty XAy: cân đội ngân, sích

2 | Thuê thu nhập doanh nghiệp 1 | Vay trong nước

- Thuê thu nhập doanh nghiệp - Vay tin phiêu, trái phiêu

3 | Thuế tải nguyên - Vay công trái xây dựng tô

quốc

4 _| Thuê sử dụng đât nông nghiệp ~ Vay khác

Š _| Thuê môn bài 2 _| Vay nước ngoài

6 _| Thuê trước bạ C_| Thu dé lai chi QL qua NSNN

nam

9| Các khoản thu vê nhà đât ~ Thu bô sung cân đôi

SHNN 2| Thu NS cấp dưới nộp lên

10 | Thu khác E Cac khoan tam thu va vay

khác

- Thu khác từ các cá nhân SXKD, 1 | Vay nước ngoài về cho vay lại

nước ngoài về cho vay lại

II | Thu dâu thô 3 _ | Các khoản khác

II | Thu hoạt động xuất nhập khẩu aoe đó: Vay Ngân hàng Nhà

IV Thu huy động quỹ dự trữ Tài Vay quỹ dự trữ tài chính

chính

trước

VI | Thu chuyển nguồn năm trước Vay KBNN

VH | Thu viện trợ không hoàn lại Vay ngân hàng cập trên

Trang 26

1.1.2.3 Nhân tổ ảnh hướng đến thu NSNN [7]

e Thu nhập GDP bình quân đầu người

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia, phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của một nước Thu nhập GDP bình quân đầu người là nhân tố quyết định đến mức động viên của NSNN Nếu không tính đến chỉ tiêu này khi xác định mức động viên của Ngân sách sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của các tô chức kinh tế, của các tầng lớp dân cư

e Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế

Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế phản ánh hiệu quả của đầu tư phát triển kinh tế Tỷ suất doanh lợi càng lớn, nguồn tài chính càng lớn Đây là nhân tố quyết định đến việc nâng cao tỷ suất thu NSNN

e Khả năng xuất khâu dầu mỏ và khoáng sản

Đối với các nước đang phát triển và nguồn tài nguyên phong phú thì nhân tố này có ảnh hưởng lớn đến số thu NSNN Kinh nghiệm các nước cho thấy, nếu tỷ trọng xuất khẩu dầu mỏ và khoáng sản chiếm trên 20% kim ngạch xuất khẩu thì tỷ suất thu NSNN sẽ cao và có khả năng tăng nhanh Ở nước ta, trong tương lai, việc xuất khâu dầu mỏ và khoáng sản chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khâu Đó là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng to lớn đến việc nâng cao tỷ suất thu NSNN

s Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước

Nhân tổ này phụ thuộc vào:

+ Quy mô tô chức của bộ máy Nhà nước và hiệu quả hoạt động của nó + Những nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Nhà nước đảm nhận trong thời kỳ + Chính sách sử dụng kinh phí của Nhà nước

Trong điều kiện các nguồn tài trợ khác cho chỉ phí Nhà nước không có khả năng tăng lên, việc tăng mức độ chỉ phí của Nhà nước sẽ dẫn đến tỷ suất thu NSNN tăng lên

Trang 27

e Tô chức bộ máy thu nộp

Tổ chức bộ máy thu nộp gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao, chống được thất thu

do trốn thuế, lậu thuế sẽ là nhân tố tích cực làm giảm tỷ suất thu NSNN mà vẫn đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu của NSNN

Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, để xác định mức thu NSNN đúng đắn cần phải có sự phân tích, đánh giá cụ thể các nhân tố tác động đến nó trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước trong từng thời kỳ Tỷ suất thu NSNN được xem là hạt nhân cơ bản của chính sách thu nên cần phải được nghiên cứu, xem xét trên nhiều khía cạnh kinh tế, chính trị, xã hội

1.1.3 Tổ chức hệ thống thu NSNN và phân cấp quản lý nhà nước về thu NSNN

1.1.3.1 Nguyên tắc tổ chức hệ thống NSNN[23]

Tổ chức hệ thống NSNN căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật NSNN, luật pháp hiện hành và theo yêu cầu của từng thời kỳ phát triển của đất nước Mỗi cấp chính quyền nhà nước theo quy định của Hiến pháp được phân định rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm Vì vậy, mỗi cấp chính quyền phải có một ngân sách trong hệ thống NSNN và có thể phân cấp, phân quyền quản lý theo yêu cầu phát triển của từng thời điểm lịch sử

Nguyên tắc tô chức hệ thống NSNN dựa trên hai nguyên tắc chủ yếu sau: Một là, nguyên tắc thống nhất: Thê hiện qua hệ thống NSNN ở nước

ta là một hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương thống nhất về chủ trương đường lỗi chính sách, những quy định của Nha nước về quản lý, tỗ chức điều hành, cũng như về các chế độ, định chế về tài chính

Nguyên tắc thống nhất của NSNN yêu cầu mọi nguồn thu và mọi khoản chỉ của NSNN đều phải tập trung đầy đủ và trọn vẹn vào NSNN Tắt cả các

cơ quan, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao, nếu phát sinh các khoản thu, chi liên quan đến các hoạt động của mình thì đều phải đặt trong hệ

thống NSNN.

Trang 28

Nguyên tắc thống nhất của NSNN còn thể hiện ở việc ban hành chế độ thu, chỉ và các tiêu chuẩn định mức thống nhất trong toàn quốc Mọi hoạt động thu, chi ngân sách phục vụ cho các hoạt động chức năng của Nhà nước đều phải thực hiện theo những quy định, chuẩn mực và thủ tục thống nhất chung do cơ quan Nhà nước có thâm quyền quyết định Ngoài ra, không đơn

vị, cá nhân nào được tự ý đặt ra những chế độ, định mức thu, chỉ khác với những quy định chung của Nhà nước Các quy định về trình tự, nội dung, thời gian lập, phê duyệt, chấp hành và quyết toán NSNN cũng phải được quy định nghiêm ngặt, rõ ràng và thống nhất trong toàn quốc

Hai là, nguyên tắc tập trung dân chủ: thể hiện qua 2 mặt

Mặt tập trung: Được biểu hiện là hầu hết, phần lớn NSNN tập trung ở NSTW nhằm giải quyết những vấn đề lớn về kinh tế - xã hội của đất nước Mặt khác, NS cấp dưới phải chịu sự chỉ đạo của NS cấp trên và NS cấp trên

có quyền kiểm tra, quản lý, giám sát từ khâu lập, chấp hành dự toán và quyết toán của NS cấp dưới trong việc thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, cũng như việc chấp hành các chế độ quy định của Nhà nước

Mặt dân chú: Thể hiện qua mỗi cấp chính quyền nhà nước có một ngân sách theo phân cấp quản lý, có quyền quyết định NS cấp mình trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp mình một cách tự chủ, độc lập, phát huy tính năng động sang tạo của cấp mình trong việc thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cấp mình, cũng như cho phép cấp ngân sách được quản lý theo quy chế riêng cho phủ hợp với khả năng, trình độ quản lý và điều kiện cụ thê của từng cấp NS, bảo đảm cho hoạt động của các cấp chính quyền Nhà nước có hiệu quả hơn, tích cực khai thác mọi nguồn thu và tiết kiệm chỉ tiêu hợp lý, đồng thời để phối hợp thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội chung của Nhà nước

Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức hệ thống NSNN ở nước ta

là một nguyên tắc xuyên suốt công tác tổ chức của Nhà nước được sử dụng một cách linh hoạt trong từng thời kỳ, có lúc tăng cường tập trung

Trang 29

1.1.3.2 Hệ thống thu NSNN

Hệ thống thu NSNN nằm trong hệ thống NSNN Hệ thống NSNN được hiểu là tông thê các cắp ngân sách có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu, chỉ của mỗi cấp ngân sách

Ở nước ta, tổ chức hệ thống NSNN gắn bó chặt chẽ với việc tổ chức bộ máy nhà nước và vai trò, vị trí của bộ máy đó trong quá trình phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước Hệ thông NSNN gồm: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương

Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân Phù hợp với mô hình tỗ chức chính quyền Nhà nước ta hiện nay Ngân sách địa phương bao gồm:

- Ngân sách cấp thành phó, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung

————> Quan hệ trên dưới

Hình 1.1: Sơ đồ hệ thông NSNN Việt Nam hiện hành

Trang 30

Quan hệ giữa ngân sách các cấp được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

Ngân sách trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thê;

Thực hiện việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới

để đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương Số

bé sung nay là khoản thu của ngân sách cấp dưới;

Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý Nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó;

Ngoài việc bổ sung nguồn thu và ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chỉ vừa nêu trên, không được dùng ngân sách cấp nay dé chi cho nhiệm vụ của cấp khác

1.1.3.3 Cơ chế phân cấp quản lý nhà nước về thu NSNN

> Phân cấp NSNN dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:

(1) Đảm bảo tính thống nhất của hệ thông NSNN;

(2) Phân cấp thực hiện đồng bộ giữa phân cấp quản lý kinh tế - xã hội với tô chức bộ máy hành chính Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cấp chính quyền nhà nước trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng cấp;

(3) Đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW, đồng thời đảm bảo tính độc lập, tự chủ của NSĐP phù hợp với chỉ đạo cấp trên và điều kiện cụ thể của địa

phương;

(4) Đảm bảo tính công bằng, tính minh bach trong phân cấp

> Phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách

Nguồn thu của ngân sách trung ương

1 Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%:

- Thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu;

Trang 31

- Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu;

~ Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa nhập khâu;

- Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành;

~ Các khoản thuế và thu khác từ dầu, khí theo quy định của Chính phủ;

- Tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ương tại các tô chức kinh tế, thu hồi tiền cho vay của ngân sách trung ương (cả gốc và lãi), thu từ quỹ dự trữ tài chính của trung ương, thu nhập từ vốn góp của Nhà nước;

~ Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tô chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam;

~ Các khoản phí, lệ phí nộp vào ngân sách trung ương;

-_ Thu kết dư ngân sách trung ương;

~ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;

2 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách

†rung ương và ngân sách địa phương:

- Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập

khẩu;

- Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kê thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành;

- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;

- Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, không kể thuế chuyên lợi nhuận ra nước ngoài từ lĩnh vực dầu, khí;

~ Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa, dịch vụ trong nước;

- Phí xăng, dau

Nguồn thu của ngân sách địa phương

1 Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%:

~ Thuế nhà, đất;

- Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ dầu, khí;

~ Thuế môn bài;

Trang 32

- Thuế chuyên quyền sử dụng đất;

~ Thuế sử dụng đất nông nghiệp;

~ Tiền sử dụng đất;

~ Tiền cho thuê dat;

~ Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

~ Lệ phí trước bạ;

~ Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;

- Thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của địa phương, thu nhập từ vốn góp của địa phương;

- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tô chức khác, các

cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương;

- Các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp và các khoản thu khác nộp vào ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;

- Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công ích khác;

- Huy động từ các tô chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

- Đóng góp tự nguyện của các tỗ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước;

- Thu kết dư ngân sách địa phương;

~ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;

2 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;

3 Thu bổ sung từ ngân sách trung ương ;

4 Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cầu hạ tầng theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN

1.1.4 Thu và quản lý thu ngân sách cấp thành phố

1.1.4.1 Khái niệm, đặc điểm thu ngân sách cấp thành phố

Ngân sách cấp thành phó là bộ phận chủ yếu của ngân sách địa phương;

dự toán thu, chỉ ngân sách cấp thành phó được lập theo phân cấp của cơ quan

Trang 33

có thấm quyền, đảm bảo điều kiện vật chất cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước ở cấp thành phố bao gồm nhiệm vụ của cấp thành phố và nhiệm vụ điều hành kinh tế - xã hội của địa phương Theo đó, chính quyền cấp thành phố phải chấp hành các quy định của hiến pháp, pháp luật và sáng tạo trong việc khai thác các thế mạnh trên địa bàn thành phố để tăng nguồn thu, bảo đảm chi và thực hiện cân đối ngân sách cấp thành phố

1.1.4.2 Khái niệm, đặc điểm quản lý thu ngân sách cấp thành phố

Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng một hệ thống phương pháp nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng quản lý, tiếp cận đến mục tiêu cuối cùng phục vụ cho lợi ích của con người, quản lý là hoạt động có mục đích của chủ thể tuân theo những nguyên tắc nhất định và là quá trình thực hiện đồng thời hàng loạt các chức năng liên kết hữu cơ với nhau từ dự đoán - kế hoạch hoá - tổ chức thực hiện - động viên phối hợp - điều chỉnh - hạch toán kiểm tra

Quản lý NSNN là việc sử dụng những công cụ, biện pháp tổng hop dé tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước và thực hiện phân phối, sử dụng nguồn quỹ đó một cách hợp lý, có hiệu quả nhằm thoả mãn các nhu cầu của Nhà nước và đạt được những mục

tiêu kinh tế, xã hội

Quản lý ngân sách cấp thành phố là việc sử dụng những công cụ, biện pháp tổng hợp để tập trung một phần nguồn tài chính, hình thành quỹ ngân sách của thành phố (theo các chức năng thâm quyền được phân định theo các quy định của pháp luật) và thực hiện phân phối, sử dụng quỹ đó một cách hợp lý, có hiệu quả nhằm thực hiện các yêu cầu của Nhà nước giao cho nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế, xã hội của địa phương

Quản lý ngân sách cấp thành phố phải được thực hiện ở tất cả các khâu của quy trình ngân sách (từ Lập dự toán ngân sách - Chấp hành ngân sách - Quyết toán ngân sách); phải đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện và quản

Trang 34

lý thu, chỉ ngân sách trong hệ thống ngân sách các cấp; phải đảm bảo tính cân đối của ngân sách; phải được quản lý rành mạch, công khai để mọi đối tượng biết trong suốt quy trình ngân sách và phải được áp dụng cho tất cả các cơ quan tham gia vào quy trình ngân sách (cả ở cơ quan quản lý và cơ quan, đối tượng thụ hưởng), tạo tiền đề cho mọi đối tượng có thể nhìn nhận được hiệu quả các chương trình hành động của chính quyền địa phương trên cơ sở các chính sách tài chính quốc gia

1.1.4.3 Vai trò của quản lý thu NSNN cấp thành phố

Vai trò và nhiệm vụ của ngân sách cấp thành phố theo Nghị định số

60/2003/NĐ-CP là để duy trì và phát triển bộ máy Nhà nước, phát triển kinh

tế - xã hội của địa phương, chăm sóc y tế ngày càng tốt hơn, nâng cao trình độ

học van, đào tạo nghề để phat trién nguồn nhân lực chất lượng cao Góp phần

giảm bớt khoảng cách giàu nghèo do kinh tế thị trường sinh ra bằng những chương trình phúc lợi xã hội, đầu tư cho vùng cao, vùng sâu để giúp những nơi này có điều kiện phát triển

1.1.4.4 Nguyên tắc quản lý thu NSNN cấp thành phố

Trong quản lý NSNN ở các nước có nên kinh tế thị trường đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

(1) Nguyên tắc thông nhất và tập trung dân chú

Cả nước chỉ có một NSNN thông nhất, theo luật NSNN thống nhất Sự thống nhất đó thể hiện bằng pháp luật, bằng chính sách, chế độ và bằng kế hoạch tài chính NSNN Quốc hội quy định, sửa đổi và bãi bỏ các loại thuế Chính phủ quy định thâm quyền ban hành và nguyên tắc quản lý các loại phí

và các khoản thu ngoài thuế khác, kế các nguyên tắc huy động và sử dụng tiền đóng góp của nhân dân

Nhà nước cũng quy định các nguyên tắc chỉ NSNN thống nhất Quốc hội quyết định dự toán NSNN và phê chuẩn quyết toán NSNN Tất cả điều đó thể hiện nguyên tắc tập trung thống nhất

Trang 35

(2) Nguyên tắc bảo đảm tính toàn vẹn và đầy đủ của ngân sách

Mọi khoản thu chỉ của NSNN đều phải tập trung đầy đủ, toàn bộ vào NSNN, không được bỏ sót hoặc dé bat ki nguồn nào ngoài NSNN Nguyên tắc này bảo đảm tính nghiêm ngặt của NSNN, giúp Nhà nước nắm và điều hành toàn bộ NSNN, chống tuỳ tiện, thất thoát, lăng phí, tham nhũng

(3) Nguyên tắc bảo đảm tính trung thực của NSNN

Phân ánh các khoản thu chỉ NSNN đã diễn ra trong thực tế đúng sự thật khách quan Các dự toán, quyết toán phải được kiểm tra, thẩm định nghiêm túc theo một trình tự chặt chẽ, không cho phép cơ quan hành chính tự ý làm điều sai trái mà cơ quan lập pháp đã quyết định NSNN

(4) Nguyên tắc bảo đảm tính công khai

Các khoản thu chỉ của NSNN và ngân sách địa phương được Quốc hội

và Hội đồng nhân dân thảo luận và biểu quyết công khai, khi được quyết định, phải công bố công khai cho nhân dân biết Tính công khai của NSNN là thực hiện quyền là chủ của nhân dân “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”

(5) Nguyên tắc cân bằng

Cân bằng thu chi NSNN là cân bằng giữa cung cầu vồn tiền tệ của Nhà nước trong năm: cân bằng cung cầu vốn NSNN có vai trò đặc biệt quan trọng chỉ phối cung cầu tiền tệ trong nền kinh tế; Bội chỉ NSNN là một trong các nguyên nhân gây lạm phát

(6) Nguyên tắc bảo đảm quỹ dự trữ tài chính

Là vấn để có tính chiến lược, bảo đảm sử dụng ổn định Tài chính và chủ động trong điều hành NSNN Quỹ này không mất đi, mà tăng hàng năm (hình thành từ kết dư ngân sách, nguồn tăng thu vượt kế hoạch hàng năm và

bố trí trong chỉ ngân sách)

(7) Nguyên tắc bảo đảm thực hiện đúng mục tiêu kinh tế - xã hội

Kế hoạch NSNN phải phản ánh và phục vụ đúng mục tiêu kinh tẾ - xã

hội.

Trang 36

Trên thực tế, ở mỗi nước trong từng giai đoạn, vì lợi ích giai cấp hoặc

vì những lý do khác nhiều khi những nguyên tắc cơ bản bị vi phạm hoặc chấp hành một cách hình thức

1.2 Quản lý quy trình thu NSNN cấp thành phố

1.2.1 Khái quát về quản lý quy trình thu NSNN

Quy trình NSNN là dùng đề chỉ toàn bộ hoạt động của một ngân sách kể

từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi kết thúc chuyển sang ngân sách mới Một quy trình ngân sách gồm 3 khâu nói tiếp nhau, đó là: lập ngân sách; chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách

Quy trình ngân sách thường bắt đầu từ trước năm ngân sách và kết thúc sau năm ngân sách Trong một năm ngân sách đồng thời diễn ra cả 3 khâu của quy trình ngân sách đó là: chấp hành ngân sách của quy trình ngân sách hiện tại; quyết toán ngân sách của quy trình ngân sách trước và lập ngân sách cho quy trình tiếp theo

Quản lý quy trình NSNN là điều hành hoạt động của NS theo niên độ (tài khóa) gồm cả giai đoạn từ khâu lập dự toán NSNN, chấp hành NSNN và

quyết toán NSNN Niên độ NSNN là 1 năm, năm NSNN Việt Nam bắt đầu từ

ngày 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 năm dương lịch

Quy trình NSNN Việt Nam được lập từ cơ sở và tông hợp từ dưới lên theo nguyên tắc tập trung dân chủ Theo thông lệ, để tiến hành quy trình NSNN, hàng năm Chính phủ đưa ra quyết định và các chỉ tiêu hướng dẫn lập,

chấp hành và quyết toán NSNN (NSTW và NSĐP) theo niên khóa

Bộ Tài chính dựa vào quyết định của Chính phủ, ra thông tư hướng dẫn

tô chức quy trình NSNN khởi đầu là lập dự toán NSTW và NSĐP Bộ Tài chính tổng hợp dự toán NSTW thông qua tông hợp, thâm định dự toán NS các

bộ, ngành tương đương do Trung ương quản lý

Ủy ban nhân dân các địa phương thông qua cơ quan Tài chính các địa phương; các địa phương hướng dẫn lập dự toán NS các cấp địa phương và

Trang 37

thấm định, tổng hợp thành NSĐP gửi về Bộ Tài chính để tổng hợp vào NSNN

Bộ Tài chính thảm định và tong hợp dự toán NSTW và dự toán NSĐP

thành dự toán NSNN, trên cơ sở thâm định và giải quyết thỏa đáng các ý kiến chưa đồng thuận giữa các cấp NS cầu thành NSNN

Bộ Tài chính trình dự toán NSNN đã được tong hợp lên Chính phủ Chính phủ xem xét để thông qua và trình lên Quốc hội Ban NS của Quốc hội

xem xét và trình Quốc hội đề thảo luận và quyết định

Dự toán NSNN được Quốc hội quyết định sẽ phân bổ cho các cơ quan trung ương và địa phương dé xem xét thông qua và đưa vào chấp hành NSNN Cuối năm NS các cơ quan trung ương và địa phương thực hiện quyết toán NS, theo nguyên tắc lập từ cơ sở, tông hợp từ dưới lên (có trình tự gần như lập dự

toán NSNN) Quyết toán NSNN trình Quốc hội phê chuẩn, sau thời gian mà Quốc hội quyết định dự toán NSNN của năm sau Quyết toán NSNN là tài liệu

quan trọng (số liệu thứ cấp) làm căn cứ để lập dự toán NSNN cho quy trình NSNN tiếp theo

Quản lý quy trình NS có thể làm rõ hơn qua 3 khâu cơ bản: lập, chấp hành và quyết toán NSNN

1.2.2 Lập dự toán NSNN

1.2.2.1 Ý nghĩa của việc lập dự toán NSNN

Đây là khâu mở đầu có tính chất quyết định đến hiệu quả trong quá trình điều hành, quản lý NSNN Thông qua việc lập dự toán NSNN sẽ có cơ hội dé thâm tra tính đúng đắn hiện thực và cân đối của kế hoạch kinh tế - xã hội; đồng thời, kiểm tra các bộ phân của kế hoạch tài chính khác Hơn nữa, lập dự toán NSNN còn là công cụ điều chỉnh quá trình kinh tế - xã hội của Nhà nước Như vậy, lập dự toán NSNN thực chất là lập kế hoạch thu, chi ngân sách trong một năm ngân sách Kết quả của khâu này là dự toán ngân sách được các cấp thâm quyền quyết định

Trang 38

1.2.2.2 Xây dựng dự toán NSNN[9]

(1) Yéu cau dự toán NSNN

Dự toán NSNN được xây dựng trên cơ sở của kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội và có nội dung tích cực trở lại với kinh tế - xã hội Đồng thời, dự toán NSNN góp phần phục vụ và thúc đầy sản xuất phát triển

(2) Căn cứ để lập dự toán NSNN hàng năm

Dự toán NSNN hàng năm được lập căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh; những nhiệm vụ cụ thể của các bộ, ngành, địa phương; phân cấp quản lý NSNN, tỷ lệ phân chia các khoản thu và mức bỗ sung của NS cấp trên cho NS cấp dưới đã được quy định; chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu, chỉ NSNN hiện hành; chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NS năm sau, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán NSNN và các văn bản hướng dẫn của các Bộ; số kiểm tra về dự toán NS do

cơ quan có thấm quyền thông báo và số kiểm tra về dự toán NS của các năm

trước

1.2.2.3 Trình tự lập dự toán NSNN

Hàng năm trước ngày 10 tháng 6 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NS năm kế hoạch làm căn cứ hướng dẫn việc lập dự toán NSNN

Bộ Tài chính hướng dẫn các cơ quan trung ương, các địa phương về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán NSNN và thông báo số kiểm tra về dự

toán NSNN

Các cơ quan trung ương, UBND tỉnh hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán NS cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới lập dự toán

NS thuộc phạm vi quản lý

Các cơ quan, đơn vị dự toán và các doanh nghiệp nhà nước lập dự toán

thu, chỉ NS thuộc phạm vi, nhiệm vụ được giao gởi cơ quan quản lý cấp trên

Trang 39

Các cơ quan Nhà nước trung ương ở TW và địa phương lập dự toán thu, chi NS thuộc phạm vi quản lý, xem xét dự toán do các đơn vị trực thuộc lập, tổng hợp và lập dự toán thu, chỉ NS thuộc phạm vi quản lý gởi cơ quan Tài chính cùng cấp, đồng thời gởi cơ quan liên quan

1.2.2.4 Lập, quyết định, phân bổ, giao dự toán NSNN ở địa phương

Sở Tài chính chủ trì cùng với Sở Kế hoạch đầu tư xem xét dự toán NS của các đơn vị thuộc tỉnh, dự toán do cơ quan Thuế, Hải quan lập dự toán thu, chi N§ của các huyện, lập dự toán thu NSNN trên địa bàn, dự toán thu, chi

NS tỉnh (gồm dự toán NS cấp tỉnh, cấp huyện và dự toán NS cắp xã), dự toán chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo UBND tỉnh để trình Thường trực HĐND tỉnh xem xét trước khi báo cáo về Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu

tư, Bộ quản lý lĩnh vực giáo dục — đào tạo, Khoa học công nghệ (đối với dự toán chỉ giáo dục — đào tạo, khoa học công nghệ), các cơ quan trung ương quản lý chương trình mục tiêu quốc gia (phần dự toán chỉ chương trình mục tiêu quốc gia) chậm nhất vào ngày 25/7 năm trước

UBND tinh hướng dẫn cụ thể việc lập dự toán NS các cấp ở địa phương phù hợp với yêu cầu, nội dung và thời gian lập dự toán NS tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Trên cơ sở Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thu, chỉ

NS cho từng tỉnh, thành phó trực thuộc trung ương Sở Tài chính có trách nhiệm giúp UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định dự toán thu chi NS tinh, phương án phân bé ngân sách cấp thành phó và mức bỗ sung cho NS cấp dưới trước ngày 10 tháng 12 năm trước, UBND tỉnh có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch — Đầu tư dự toán NS tỉnh và kết quả phân bổ dự toán NS cấp tỉnh đã được HĐND tỉnh quyết định

Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, Sở Tài chính trình UBND

tỉnh quyết định giao nhiệm vụ thu, chỉ ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh, nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản

Trang 40

thu giữa NSTW và NSĐP và giữa các cấp chính quyền địa phương, mức bỗ sung từ NS cấp tỉnh cho NS cấp huyện, dự toán chỉ từ nguồn kinh phí ủy

quyền của TW

1.2.3 Chấp hành dự toán NSNN [9]

1.2.3.1 Ý nghĩa của việc chấp hành dự toán NSNN

Chấp hành NSNN đúng đắn và có hiệu quả là tiền đề quan trọng bảo

đảm điều kiện để thực hiện việc các khoản thu, chỉ đã ghi trong kế hoạch

nhằm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Chấp hành NSNN là khâu quan trọng trong quá trình quản lý NSNN và là khâu cốt yếu có ý nghĩa quyết định với một quy trình ngân sách Nếu khâu lập kế hoạch đạt kết quả tốt thì

cơ bản cũng mới dừng ở trên giấy, nằm trong khả năng và dự kiến, chúng có thể biến thành hiện thực hay không là tùy vào khâu chấp hành ngân sách Chấp hành ngân sách thực hiện tốt sẽ có tác động tích cực bảo đảm cân đối thu — chi ngân sách định kỳ (tháng — quý — năm)

1.2.3.2 Nội dung chấp hành NSNN

> Phan bổ và giao dự toán thu, chi NS ở địa phương

Sau khi được UBND giao dự toán NS, các cơ quan nhà nước ở địa phương, các đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bd giao dự toán thu, chỉ NS cho các đơn vị trực thuộc theo quy định Sau khi phân bổ NS được các cơ quan Tài chính thống nhất, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phân bé NS quyết định giao dự toán NS cho các đơn vị trực thuộc, đồng thời gửi cơ quan Tài chính, Thuế, Kho bạc Nhà nước cùng cấp và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để phối hợp thực hiện

Việc phan bé va giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm trước

> Chap hành dự toán thu NSNN

Mọi tổ chức, cá nhân phải chấp hành nghĩa vụ nộp ngân sách theo đúng quy định của pháp luật

Ngày đăng: 21/11/2024, 13:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN