1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước thành phố Đà Nẵng

116 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước thành phố Đà Nẵng
Tác giả Nguyễn Tường Vy
Người hướng dẫn TS. Vũ Duy Khương
Trường học Trường Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Quản lý thu ngân sách nhà nước
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2014
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 29,3 MB

Nội dung

(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước thành phố Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước thành phố Đà Nẵng

LY THU NSNN CAP TINH, THANH PHOBản chất của NSNN

NSNN ra đời cùng với sự xuất hiện của Nhà nước Nhà nước bằng quyền lực chính trị và xuất phát từ nhu cầu về tài chính để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đã đặt ra những khoản thu, chi của NSNN Điều này cho thấy chính sự tồn tại của Nhà nước, vai trò của Nhà nước đối với đời sống kinh tế xã hội là những yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và tính chất hoạt động của NSNN

Trong thực tế nhìn bề ngoài hoạt động của NSNN biểu hiện đa dạng dưới hình thức các khoản thu và các khoản chi tài chính của Nhà nước ở các lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội Các khoản thu chi này được tổng hợp trong một bảng dự toán thu chi tài chính được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định Các khoản thu mang tính chất bắt buộc của NSNN là một bộ phận các nguôn tài chính chủ yêu được tạo ra thông qua việc phân phối thu nhập quốc dân được sáng tạo ra trong khu vực sản xuất kinh doanh và các khoản chỉ chủ yếu của Ngân sách mang tính chất cấp phát phục vụ cho đầu tư phát triển và tiêu dùng của xã hội Như vậy, về hình thức có thể hiểu: NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước có trong dự toán, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thực hiện trong một năm để đảm bảo việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

Tuy nhiên, hoạt động của NSNN là hoạt động phân phối các nguồn tai chính của xã hội gắn liền với việc hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung là NSNN Trong quá trình phân phối đó đã làm nảy sinh các quan hệ tài chính giữa một bên là Nhà nước và một bên là các chủ thẻ trong xã hội Những quan hệ tài chính này bao gồm:

*Quan hệ kinh tế giữa N.SINN với các doanh nghiệp:

Các quan hệ kinh tế này phát sinh trong quá trình hình thành nguồn thu của Ngân sách dưới hình thức các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp Đồng thời, Ngân sách chỉ hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp dưới hình thức xây dựng cơ sở hạ tầng, đất đai

*Quan hệ kinh tế giữa NSNN và các đơn vị hành chính sự nghiệp:

Quan hệ này phát sinh trong quá trình phân phối lại các khoản thu nhập bằng việc NSNN cấp kinh phí cho các đơn vị quan lý nhà nước Đồng thời, trong cơ chế kinh tế thị trường các đơn vị có hoạt động sự nghiệp có các khoản thu phí và lệ phí, nguồn thu này một phần các đơn vị làm nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách, một phân trang trải các khoản chỉ tiêu của mình để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách

* Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các tang lép dân cư:

Quan hệ này được thể hiện qua việc một bộ phận dân cư thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước bằng việc nộp các khoản thué, phí, lệ phí

Một bộ phận dân cư khác nhận từ NSNN các khoản trợ cấp theo chính sách qui định

* Quan hệ kinh tế giữa NSNN với thị trường tài chính:

Quan hệ này phát sinh khi Nhà nước tham gia trên thị trường tài chính bằng việc phát hành các loại chứng khoán của kho bạc nhà nước nhằm huy động vốn của các chủ thé trong xã hội dé đáp ứng yêu cầu cân đối vốn của NSNN.

Như vậy, đằng sau hình thức biêu hiện bên ngoài của NSNN là một quỹ tiền tệ với các khoản thu và các khoản chi của nó thì NSNN lại phản ảnh các quan hệ kinh tế trong quá trình phân phối Từ sự phân tích trên cho thấy:

NSNN 1a hé thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguôn tài chính của xã hội để tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của NSNN được thay đổi va trở nên hết sức quan trọng

Thứ nhất, NSNN là công cụ chủ yếu phân bổ trực tiếp hoặc gián tiếp các nguồn tài chính quốc gia, định hướng phát triển sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ỗn định và bền vững

'Vốn NSNN là nguồn tài chính có tính chất chủ đạo trong quá trình vận động của toàn bộ vốn xã hội Bởi lẽ, qua thu, phần lớn nguồn tài chính quốc gia được tập trung vào ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu của Nhà nước; các khoản chỉ của ngân sách có ý nghĩa quốc gia, có phạm vi tác động rộng lớn nhằm vào các mục tiêu của chiến lược kinh tế và thông qua hoạt động thu chỉ của vốn ngân sách, Nhà nước thực hiện việc hướng dẫn, chi phối các nguốn tài chính ở các chủ thé khác trong xã hội Vì vậy, qua phân bồ nguồn tài chính của Ngân sách, Nhà nước trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến mức độ, cơ cầu của các nguồn tài chính ở các chủ thể đó theo định hướng của Nhà nước

Thứ hai, NSNN là công cụ để điều tiết thị trường, bình 6n giá cả và kiềm chế lạm phát

Trong nền kinh tế thị trường, quy luật cung cầu chi phối đến giá cả thị trường rất mạnh mẽ Mọi sự biến đôi của giá cả trên thị trường đều có nguyên nhân từ sự mắt cân đối giữa cung va cầu Dé ổn định giá cả, chính phủ có thé thông qua công cụ NSNN để tác động vào cung hoặc cầu hàng hóa trên thị trường Sự tác động này có thể được thực hiện theo hai hướng: thu và chi

- Thông qua điều chỉnh chính sách thu NSNN:

Bằng việc điều chỉnh cơ cấu hệ thống thuế, thuế suất, chính sách miễn giảm thuế hợp lý, Chính phủ cũng có thê tác động vào tổng cung hoặc tổng cau dé góp phần 6n định giá cả trên thị trường

- Thông qua chính sách chi tiêu của NSNN (chi NSNN):

Bằng nguồn cấp phát của chỉ tiêu ngân sách hằng năm, các quỹ dự trữ của Nhà nước hàng năm (bằng tiền, bằng ngoại tệ, các loại hàng hóa, vật tư chiến lược, ) được hình thành Thông qua các quỹ này, Chính phủ thực hiện điều tiết thị trường bình ổn giá cả

Trong trường hợp xảy ra lạm phát, Chính phủ cũng có thể sử dụng NSNN để khống chế va day lùi lạm phát một cách hiệu quả bằng các biện pháp nhằm nâng đỡ cung và giảm bớt cầu, đó là:

- That chat chi tiêu của NSNN, nhất là các khoản chỉ cho tiêu dùng

Nhân tô ảnh hưởng đến thu NSNN [7]

e Thu nhập GDP bình quân đầu người Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia, phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của một nước Thu nhập GDP bình quân đầu người là nhân tố quyết định đến mức động viên của NSNN Nếu không tính đến chỉ tiêu này khi xác định mức động viên của Ngân sách sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của các tổ chức kinh tế, của các tầng lớp dân cư e Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế phản ánh hiệu quả của đầu tư phát triển kinh tế Tỷ suất doanh lợi càng lớn, nguồn tài chính càng lớn Đây là nhân tố quyết định đến việc nâng cao tỷ suất thu NSNN e Khả năng xuất khâu dầu mỏ và khoáng sản Đối với các nước đang phát triển và nguồn tài nguyên phong phú thì nhân tố này có ảnh hưởng lớn đến số thu NSNN Kinh nghiệm các nước cho thấy, nếu tỷ trọng xuất khẩu dầu mỏ và khoáng sản chiếm trên 20% kim ngạch xuất khâu thì tỷ suất thu NSNN sẽ cao và có khả năng tăng nhanh Ở nước ta, trong tương lai, việc xuất khâu dầu mỏ và khoáng sản chiếm ty trong lớn trong kim ngạch xuất khâu Đó là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng to lớn đến việc nâng cao tỷ suất thu NSNN e Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước

Nhân tố này phụ thuộc vào:

+ Quy mô tổ chức của bộ máy Nhà nước và hiệu quả hoạt động của nó

+ Những nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Nhà nước đảm nhận trong thời kỳ

+ Chính sách sử dụng kinh phí của Nhà nước Trong điều kiện các nguôn tài trợ khác cho chi phí Nhà nước không có khả năng tăng lên, việc tăng mức độ chỉ phí của Nhà nước sẽ dẫn đến tỷ suất thu NSNN tăng lên.

16 e Tổ chức bộ máy thu nộp

Tổ chức bộ máy thu nộp gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao, chống được thất thu do trốn thuế, lậu thuế sẽ là nhân tố tích cực làm giảm tỷ suất thu NSNN mà vẫn đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu của NSNN

Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, để xác định mức thu NSNN đúng đắn cần phải có sự phân tích, đánh giá cụ thể các nhân tô tác động đến nó trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước trong từng thời kỳ Tỷ suất thu NSNN được xem là hạt nhân cơ bản của chính sách thu nên cần phải được nghiên cứu, xem xét trên nhiều khía cạnh kinh tế, chính trị, xã hội

Tổ chức hệ thống thu NSNN và phân cấp quản lý nhà nước về

1.1.3.1 Nguyên tắc tổ chức hệ thống NSNNỊ23J

Tổ chức hệ thống NSNN căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật NSNN, luật pháp hiện hành và theo yêu cầu của từng thời kỳ phát triển của đất nước Mỗi cấp chính quyền nhà nước theo quy định của Hiến pháp được phân định rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm Vì vậy, mỗi cấp chính quyền phải có một ngân sách trong hệ thống NSNN và có thể phân cấp, phân quyền quản lý theo yêu cầu phát triển của từng thời điểm lịch sử

Nguyên tắc tô chức hệ thông NSNN dựa trên hai nguyên tắc chủ yếu sau:

Một là, nguyên tắc thống nhất: Thẻ hiện qua hệ thống NSNN ở nước ta là một hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương thống nhất về chủ trương đường lối chính sách, những quy định của Nhà nước về quản lý, tô chức điều hành, cũng như về các chế độ, định chế về tài chính

Nguyên tắc thông nhất của NSNN yêu cầu mọi nguồn thu và mọi khoản chỉ của NSNN đều phải tập trung đầy đủ và trọn vẹn vào NSNN Tắt cả các cơ quan, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao, nếu phát sinh các khoản thu, chi liên quan đến các hoạt động của mình thì đều phải đặt trong hệ thống NSNN.

Nguyén tắc thống nhất của NSNN còn thể hiện ở việc ban hành chế độ thu, chỉ và các tiêu chuẩn định mức thống nhất trong toàn quốc Mọi hoạt động thu, chi ngân sách phục vụ cho các hoạt động chức năng của Nhà nước đều phải thực hiện theo những quy định, chuẩn mực và thủ tục thống nhất chung do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định Ngoài ra, không đơn vị, cá nhân nào được tự ý đặt ra những chế độ, định mức thu, chi khác với những quy định chung của Nhà nước Các quy định về trình tự, nội dung, thời gian lập, phê duyệt, chấp hành và quyết toán NSNN cũng phải được quy định nghiêm ngặt, rõ ràng và thông nhất trong toàn quốc

Hai la, nguyên tắc tập trung dân chủ: thê hiện qua 2 mặt Mặt tập trung: Được biểu hiện là hầu hết, phần lớn NSNN tập trung ở NSTW nhằm giải quyết những vẫn đề lớn về kinh tế - xã hội của đất nước

Mặt khác, NS cấp dưới phải chịu sự chỉ đạo của NS cấp trên và NS cấp trên có quyền kiểm tra, quản lý, giám sát từ khâu lập, chấp hành dự toán và quyết toán của NS cấp dưới trong việc thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, cũng như việc chấp hành các chế độ quy định của Nhà nước

Mặt dân chủ: Thể hiện qua mỗi cấp chính quyền nhà nước có một ngân sách theo phân cấp quản lý, có quyền quyết định NS cấp mình trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp mình một cách tự chủ, độc lập, phát huy tính năng động sang tạo của cấp mình trong việc thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cấp mình, cũng như cho phép cấp ngân sách được quản lý theo quy chế riêng cho phù hợp với khả năng, trình độ quản lý và điều kiện cụ thê của từng cấp NS, bảo đảm cho hoạt động của các cấp chính quyền Nhà nước có hiệu quả hơn, tích cực khai thác mọi nguồn thu và tiết kiệm chỉ tiêu hợp lý, đồng thời để phối hợp thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội chung của Nhà nước

Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tô chức hệ thông NSNN ở nước ta là một nguyên tắc xuyên suốt công tác tổ chức của Nhà nước được sử dụng một cách linh hoạt trong từng thời kỳ, có lúc tăng cường tập trung.

Hé théng thu NSNN nằm trong hệ thống NSNN Hệ thống NSNN được hiểu là tống thể các cấp ngân sách có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu, chỉ của mỗi cấp ngân sách Ở nước ta, tổ chức hệ thống NSNN gắn bó chặt chẽ với việc tổ chức bộ máy nhà nước và vai trò, vị trí của bộ máy đó trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Hệ thông NSNN gồm: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương

Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân Phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền Nhà nước ta hiện nay Ngân sách địa phương bao gồm:

- Ngân sách cấp thành phó, thành phó trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách cấp thành phó)

- Ngan sách cấp huyện, quận, thị xã, thành phó thuộc tinh, thành phố (gọi chung là ngân sách cấp huyện)

- Ngân sách cấp xã, phường, (gọi chung là ngân sách cấp xã)

NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG

NSNN NGÂN SÁCH CẤP THÀNH

NGAN SACH CAP HUYEN SACH DIANGAN SACH CAP XA GHinh 1.1: Sơ đồ hệ thông NSNN Việt Nam hiện hành

Quan hệ giữa ngân sách các cấp được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

Ngân sách trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chỉ cụ thể;

Thực hiện việc bỗ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương Số bổ sung này là khoản thu của ngân sách cấp dưới;

Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý Nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình thì phải chuyền kinh phí từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó;

Ngoài việc bổ sung nguôn thu và ủy quyên thực hiện nhiệm vụ chỉ vừa nêu trên, không được dùng ngân sách cấp nay dé chỉ cho nhiệm vụ của cấp khác

1.1.3.3 Cơ chế phân cấp quản lý nhà nước về thu NSNNỀ

> Phân cấp NSNN dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:

(1) Dam bao tinh thống nhất của hệ thống NSNN;

(2) Phân cấp thực hiện đồng bộ giữa phân cấp quản lý kinh tế - xã hội với tổ chức bộ máy hành chính Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cấp chính quyền nhà nước trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng cấp;

(3)Đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW, đồng thời đảm bảo tính độc lập, tự chủ của NSĐP phù hợp với chỉ đạo cấp trên và điều kiện cụ thể của địa phương;

(4) Đảm bảo tính công bằng, tính minh bach trong phân cấp

> Phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách Nguồn thu của ngân sách trung wong

1 Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%:

- Thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu;

- Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu;

- Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa nhập khẩu;

- Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành;

- Cac khoản thuế và thu khác từ dầu, khí theo quy định của Chính phủ;

- Tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ương tại các tổ chức kinh tế, thu hồi tiền cho vay của ngân sách trung ương (cả gốc và lãi), thu từ quỹ dự trữ tài chính của trung ương, thu nhập từ vốn góp của Nhà nước;

- Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam;

-_ Các khoản phí, lệ phí nộp vào ngân sách trung ương;

- Thu két du ngan sách trung ương;

- Cac khoan thu khác theo quy định của pháp luật;

2 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương:

- Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu;

- Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành;

- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;

- Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, không kể thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài từ lĩnh vực dầu, khí;

- Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa, dịch vụ trong nước;

- Phi xăng, dầu Nguồn thu của ngân sách địa phương

1 Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%:

~ Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ dầu, khí;

- Thué chuyén quyén sir dung dat;

- Thué str dung dat nông nghiệp;

~ Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

- Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;

- Thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của địa phương, thu nhập từ vốn góp của địa phương;

- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương;

- Các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp và các khoản thu khác nộp vào ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;

- Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công ích khác;

- Huy động từ các tô chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

- Đóng góp tự nguyện của các tố chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước;

~ Thu kết dư ngân sách địa phương;

- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;

2 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;

3 Thu bồ sung từ ngân sách trung ương ; 4 Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cầu hạ tầng theo quy định tại khoản 3 Điều § của Luật NSNN

1.1.4 Thu và quản lý thu ngân sách cấp thành phố

1.1.4.1 Khái niệm, đặc điểm thu ngân sách cấp thành phố Ngân sách cấp thành phó là bộ phận chủ yếu của ngân sách địa phương; dự toán thu, chỉ ngân sách cấp thành phó được lập theo phân cấp của cơ quan

22 có thâm quyền, đảm bảo điều kiện vật chất cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước ở cấp thành phố bao gồm nhiệm vụ của cấp thành phố và nhiệm vụ điều hành kinh tế - xã hội của địa phương Theo đó, chính quyền cấp thành phố phải chấp hành các quy định của hiến pháp, pháp luật và sáng tạo trong việc khai thác các thế mạnh trên địa bàn thành phố để tăng nguồn thu, bảo đảm chỉ và thực hiện cân đối ngân sách cấp thành phó

1.1.4.2 Khái niệm, đặc điễm quản lý thu ngân sách cấp thành phố Quản lý là sự tác động của chủ thé quan ly đến đối tượng quản lý bằng một hệ thống phương pháp nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng quản lý, tiếp cận đến mục tiêu cuối cùng phục vụ cho lợi ích của con người, quản lý là hoạt động có mục đích của chủ thể tuân theo những nguyên tắc nhất định và là quá trình thực hiện đồng thời hàng loạt các chức năng liên kết hữu cơ với nhau từ dự đoán - kế hoạch hoá - tổ chức thực hiện - động viên phối hợp - điều chỉnh - hạch toán kiểm tra

Quản lý NSNN là việc sử dụng những công cụ, biện pháp tổng hop dé tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước và thực hiện phân phối, sử dụng nguồn quỹ đó một cách hợp lý, có hiệu quả nhằm thoả mãn các nhu cầu của Nhà nước và đạt được những mục tiêu kinh tế, xã hội

Quản lý ngân sách cấp thành phố là việc sử dụng những công cụ, biện pháp tổng hợp để tập trung một phần nguồn tài chính, hình thành quỹ ngân sách của thành phố (theo các chức năng thâm quyền được phân định theo các quy định của pháp luật) và thực hiện phân phối, sử dụng quỹ đó một cách hợp lý, có hiệu quả nhằm thực hiện các yêu cầu của Nhà nước giao cho nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế, xã hội của địa phương

Quản lý ngân sách cấp thành phố phải được thực hiện ở tất cả các khâu của quy trình ngân sách (từ Lập dự toán ngân sách - Chấp hành ngân sách - Quyết toán ngân sách); phải đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện và quản

23 lý thu, chỉ ngân sách trong hệ thống ngân sách các cấp; phải đảm bảo tính cân đối của ngân sách; phải được quản lý rành mạch, công khai để mọi đối tượng biết trong suốt quy trình ngân sách và phải được áp dụng cho tất cả các cơ quan tham gia vào quy trình ngân sách (cả ở cơ quan quản lý và cơ quan, đối tượng thụ hưởng), tạo tiền đề cho mọi đối tượng có thể nhìn nhận được hiệu quả các chương trình hành động của chính quyền địa phương trên cơ sở các chính sách tài chính quốc gia

1.1.4.3 Vai trò của quản lý thu NSNN cấp thành phố

Vai trò và nhiệm vụ của ngân sách cấp thành phố theo Nghị định số

KET LUAN CHUONG 1THANH PHO DA NANGĐặc điểm địa lý tự nhiên Đà Nẵng nằm ở 15°55' đến 16°14' vĩ Bắc, 107°18' đến 108°20' kinh

Đông; phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh

Quảng Nam, phía Đông giáp Biển Đông; cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía

Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam và cách thành phố Huế 108km về phía Tây Bắc Khoảng cách từ Đà Nẵng đến hai trung tâm kinh tế hàng đầu của đất nước là cơ hội để thành phố nắm giữ vai trò trung tâm giao thương khu vực miền Trung và kết nối hai miền Bắc Nam Điều kiện khí hậu của Đà Nẵng tương đối thuận lợi cho các hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch Đà Nẵng có hai mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa Nhiệt độ ấm áp, khá ỗn định, dao động từ 23°C-30°C với nhiều ngày nắng trong năm (NGTK Đà Nẵng 2009)

Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.255,53 km, với phần đất liền là 950km’, chiém 0.38% dién tích cả nước Địa hình thành phố tương đối đa dạng, với đèo, núi ở phía Bắc và phía Nam và biên, đảo ở phía Đông

Thành phó Đà Nẵng có 6 quận nội thành, 2 huyện và 56 phường/xã

Các quận: Cẩm Lệ, Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh

Khê và 2 huyện: huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa Tổng số dân tính đến năm 2011 là 951.572 người, mật độ 757,8/km? Chiếm 1% dân số cả nước, Đà nẵng có mật độ dân số cao gấp 2,7 lần số với mức bình quân của Việt Nam Đà Nẵng cũng là một trong những thành phố có mức độ đô thị hóa cao nhất cả nước với tỷ lệ dân số đô thị là 87% và dự kiến đạt tới 92% vào nam 2020.

Ti lệ đô thị hóa cao chính là tiền đề hết sức quan trọng cho Đà Nẵng hình thành mô hình chính quyền đô thị Mô hình chính quyền đô thị TP Đà Nẵng trong điều kiện tình hình hiện nay gồm mô hình 2 cấp chính quyền, 2 cấp hành chính: chính quyền thành phố (cấp chính quyền hoàn chỉnh, có HĐND TP và UBND TP), không có tổ chức đơn vị hành chính quận (huyện), đối với các phường chỉ có quan hành chính (UBND phường), đối với 11 xã thuộc huyện Hòa Vang có cấp chính quyền hoàn chỉnh (có HĐND và UBND xã) Với việc thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân quận (huyện), xã (phường) từ năm 2009 đến nay, hoạt động của chính quyền các cấp tại TP Đà Nẵng đang ồn định, thông suốt, quyền làm chủ của công dân cơ bản được duy trì Người dân và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn TP hài lòng với cách thức phục vụ của chính quyền về chất lượng dịch vụ công Hiện tại, dé an chính quyền đô thị của thành phố Đà Nẵng đang được thực hién 6 giai doan 1 (2009 — 2016) trong lộ trình 3 giai đoạn Việc xây dựng thí điểm mô hình chính quyền đô thị là yêu cầu của thực tiễn, nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động, phát huy tính chủ động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng.

Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Tăng trưởng và chuyến dịch cơ cầu kinh tế

Giai đoạn 2010 - 2013, tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn thành phố Đà

Nẵng (GDP) ước tăng 10%/năm Mức tăng trưởng trên thể hiện sự cố gắng lớn của thành phó trong bối cảnh khó khăn chung, mặc dù cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước, song còn thấp so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XX đề ra Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 ước đạt 56,3 triệu đồng (tương đương 2.686 USD) (CTK Đà Nẵng)

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, với tỷ trọng dịch vụ 55,4%, công nghiệp 42,2%, nông nghiệp 2,4% Các lĩnh vực dịch vụ tiếp tục phát triển, tỷ trọng đóng góp GDP luôn chiếm trên 50%; giá trị sản xuất dịch

38 vụ tăng 12,6%/năm, năm 2013 đạt 39.679 tỷ đồng (CTK Đà Nẵng), bằng 1,24 lần năm 201 1, tăng 10% so với năm 2012

Giai đoạn 201 1- 2013, tổng lượt khách đến tham quan, du lịch Đà Nẵng đạt 8 triệu lượt người, tăng 19,2%/năm, trong đó khách quốc tế đạt 1,9 triệu lượt người, tăng 24%/năm Riêng năm 2013, lần đầu tiên đạt trên 3,1 triệu lượt khách (CTK Đà Nẵng) đến thành phó, bằng 1,3 lần so với năm 201 1 Các lĩnh vực dịch vụ, tài chính, tín dụng, ngân hàng, vận tải, cảng biển, tư vấn, bưu chính, viễn thông đều phát triển mạnh Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tăng 16,9%/năm; năm 2013, lan đầu tiên xuất khâu hàng hóa đạt trên 1,3 tỷ USD (CTK Đà Nẵng)

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 10%/năm, riêng năm 2013 giá trị thực hiện 38.384 tỷ đồng (CTK Đà Nẵng) Từ năm 2011- 2013, thành phố có 19 dự án mới có quy mô khá lớn đã đi vào hoạt động, với tổng mức đầu tư gần 8.000 tỷ đồng Thành phố đang tập trung thu hút phát triển công nghiệp công nghệ cao và công nghệ thông tin Đặc biệt, thành phố đã ký kết triển khai Dự án phát triển bền vững giai đoạn 2013- 2018 do Ngân hang Thé giới tài trợ, trị giá 272 triệu USD, trong đó, vốn tài trợ 202,5 triệu USD (CTK Đà Nẵng)

2.1.2.2 Phát triển đô thị và an sinh xã hội

Thành phó thực hiện tốt công tác quy hoạch, đây mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, gắn với tăng cường quản lý đô thị, chỉnh trang đô thị, giải tỏa đền bù và tái định cư, xây dựng thành phố môi trường

Giai đoạn 2010-2013, đã phê duyệt 973 đồ án với tổng diện tích 7.914ha; đã điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, định hướng đến năm 2050, đang trình Bộ Xây dựng xem xét trình Thủ tướng Chính phủ

Thành phố tập trung đầu tư và hoàn thành đúng tiến độ nhiều công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quy mô lớn, hiện đại như cầu Rong, cầu

Trần Thị Lý, cầu Nguyễn Tri Phương; các tuyến đường Nguyễn Văn Linh nối

39 dài, đường Võ Văn Kiệt, đường Võ Chí Công; quân thể du lịch sinh thái Sơn

Trà, Bà Nà - Suối Mơ; Bệnh viện Ung thư, Bệnh viện Phụ sản - Nhi, nâng cấp

Bệnh viện Đà Nẵng quy mô 1.100 giường; Cung Thể thao Tiên Sơn ; khởi công dự án nút giao thông ngã ba Huế

Công tác giải tỏa, đền bù, bố trí tái định cư tiếp tục được tập trung chi đạo Các năm 2011, 2012, thành phố lấy trọng tâm 1a “Nam giải tỏa, đền bù, tái định cư và an sinh xã hội”, kết quả từ 2010-2013 có 14.950 hộ dân được di dời để bàn giao quỹ đất cho các dự án và thành phó đã thực hiện bố trí khoảng

19.175 lô đất tái định cư; hình thành nên nhiều khu đô thị, khu tái định cư mới, thay thế các xóm nhà thấp ngập, thiếu hạ tầng, góp phần cải thiện chỗ ở, việc đi lại, học hành, chữa bệnh cho nhân dân

Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, thành phố từng bước xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh và thực thi các chính sách xã hội giàu tính nhân văn, quan tâm đầu tư và phát triển các lĩnh vực xã hội Giáo dục và đào tạo phát triển cả về quy mô và chất lượng Khoa học và công nghệ tiếp tục được quan tâm; ưu tiên nghiên cứu triển khai các đề tài khoa học có khả năng ứng dụng thực tế cao

Y tế được tăng cường, đầu tư, với cơ sở vật chất và kỹ thuật hiện đại, phát triển y tế chuyên sâu, bệnh viện chuyên khoa, cung cấp các dịch vụ y tế có chất lượng, kỹ thuật cao, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, đồng thời đây mạnh xã hội hóa và phát triển hệ thống y tế ngoài công lập, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân Đặc biệt, công tác bảo đảm an sinh xã hội luôn được coi trọng với việc tập trung chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, đối tượng xã hội, hộ nghèo và đồng bào dân tộc; 100% gia đình chính sách có nhà ở ồn định, có mức sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú Đặc biệt, các chương trình thành phố “5 không”, “3 có” tiếp tục được duy trì, mang đậm tính nhân văn và dần định hình nét văn hóa của thành phố

40 Đề án giảm nghèo giai đoạn 2009-2015 (theo chuẩn thành phố) cơ bản đã hoàn thành, về đích trước 3 năm và xây dựng chuân nghèo mới giai đoạn 2013-2017 Công tác đào tạo, thu hút và bồi dưỡng nguôn nhân lực tiếp tục được chú trọng

2.2 Thực trạng công tác quản lý thu NSNN thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 — 2013

2.2.1 Thực trạng công tác lập và giao dự toán thu NSNN thành phố Đà Nẵng

2.2.1.1 Quy trình lập và giao dự toán thu NSNN thành phố Đà Nẵng Hằng năm, từ giữa tháng 6 đến 30 tháng 7 , các cơ quan nhà nước ở địa phương lập dự toán thu chỉ ngân sách cấp mình gửi Ủy ban nhân dân cấp trên Đối với năm đầu của thời kỳ ổn định, các cơ quan tài chính cấp trên chủ trì, phối hợp với co quan Kế hoạch và Đầu tư tổ chức làm việc với Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp, các cơ quan đơn vị cùng cấp về dự toán ngân sách để thảo luận về dự toán ngân sách theo chế độ, tiêu chuẩn hiện hành, phù hợp với khả năng ngân sách, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và bảo đảm tiết kiệm Trong những năm tiếp theo của thời kỳ 6n định, các cơ quan tài chính cấp trên chỉ làm việc khi Ủy ban nhân dân cấp dưới có đề nghị sửa đổi dự toán bất thường

Nội dung xây dựng dự toán ngân sách của các sở, ngành và Ủy ban Nhân dân quận, huyện:

>_ Ủy ban nhân dân quận, huyện có nhiệm vụ Xây dựng dự toán thu NSNN gồm: xây dựng dự toán thu nội địa; các khoản thu được để lại chi theo chế độ (học phí, phí, lệ phí khác và các khoản huy động đóng góp khác, riêng lĩnh vực y tế là giá dịch vụ khám, chữa bệnh)

Xây dựng dự toán chỉ NSNN gồm: xây dựng dự toán chỉ đầu tư phát triển; xây dựng dự toán chỉ thường xuyên; xây dựng dự toán các chương trình mục tiêu quốc gia; đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ

Đánh giá kết quả công tác quản lý thu NSNN thành phố Đà Nẵng

2.3.1 Đánh giá kết quả công tác quản lý thu NSNN thành phố Đà

Nẵng theo các tiêu chí

> Đảm bảo chỉ tiêu pháp lệnh và thực hiện công khai mình bạch số thu NSNN

Bang 2.6 Tổng hợp dự toán và quyết toán thu NSNN thành phố Đà Nẵng các năm 2010 ~ 2012

DT DT | ọT [orpr| bT | ọr [grnr

[SO THUC THU PHAT SINH KINH TẾ 8049| 12515,65] 14401,05] 115,06%| 13447,06] 12116,68] 90.11%

| Các khoản thu cân đái NSNN (logi trừ số thu chuyén ngun, thụ ết dự ngân sách) 7648 12010,50| 13583,13| 113.9%| —_ 12772] 1113036) 87,15%

1.1 Thu ngi dia 3548 8610.50) 10938.25 10272| 674636| 656854 1.2 Thu từ hoạt động xuất nhập khâu 1600| 2600| 258793 2500| 234740 93.90%

L3 Thụ huy động đầu tư theo K3Đ8 của Luật NSNN |_ s0 800] 20 of — 200)

|2 Các khoản thu để ại đơn vị chỉ quản _Nguôn: Báo cáo quyết toán Ngân sách Thành ph Đà Nẵng từ 2010 - 2012lý qua NSNN |_ 401 505,15] 81292] 16192%|_ 67506] 9632] 146115)

Qua bang 2.6 có thể thấy, thu NSNN thành phố Đà Nẵng hai năm

2010 — 2011 đều hoàn thành và vượt chỉ tiêu pháp lệnh Năm 2010, thu

NSNN đạt 12.127,65 tỷ đồng (bằng 150,67% dự toán pháp lệnh Chính phủ giao) Năm 2011, số thu ngân sách thực hiện không chỉ hoàn thành mà còn vượt dự toán 15,06% Riêng năm 2012, kinh tế thành phố chịu sự tác động nặng nề từ suy thoái chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vốn chưa vững chắc càng trở nên khó khăn, nhất là tiêu thụ sản phẩm và tiếp cận nguồn tín dụng, nhiều doanh nghiệp giải thể dẫn đến thu ngân sách chỉ đạt 90,11% so với dự toán pháp lệnh Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, chính quyền Thành phố đã có sự chỉ đạo sát sao, kịp thời, cùng với sự vươn lên, khắc phục khó khăn của các cấp, các ngành liên quan, công tác thu NSNN thành phố Đà Nẵng về cơ bản đã đảm bảo thực hiện được các chỉ tiêu pháp lệnh được giao mặc dù nên kinh tế thành phố vẫn chịu sự tác động rất lớn từ suy thoái kinh tế

Vé tiêu chí công khai minh bạch dự toán và quyết toán số thu NSNN, hiện nay, Thành phố vẫn chưa thực hiện một cách triệt dé Thông tin mới chỉ được đưa lên website của Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng, tuy nhiên vẫn còn chậm và sơ sài, do đó, các cá nhân và tổ chức muốn tìm hiểu về dự toán và quyết toán thu NSNN của Thành phố vẫn còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn

> Cơ cấu nguồn thu đáp ứng được theo dự toán đã giao và chuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp với tình hình phát triễn kinh tế

Thông qua việc ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền sử dụng đất, chính sách thuế đã khuyến khích các dự án đầu tư vào ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ; đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; từ đó tăng tỷ trọng sản phâm công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP), điều đó đã góp phần tăng

64 nhanh số thu NSNN và làm thay đổi đáng kể cơ cầu thu NSNN

Bảng 2.7 Cơ cầu GDP Đà Nẵng theo ngành từ 2010 - 2012

Nguồn: Cục thống kê Đà Nẵng

> Đảm bảo tính bền vững trong cơ cấu thu NSNN Tính bền vững của ngân sách thể hiện qua tỷ trọng thu từ sản xuất kinh doanh và thu từ tài nguyên, đất,

Bảng 2.8 Cơ cấu nguồn thu NSNN TP Đà Nẵng 2010 - 2012 Đơn vị tính: triệu đằng

NỘI DUNG THÙ [Thực hiện fy trọng (%|Thực hiện]ÿ trọng (%|Thực hiện |Tỷ trọng (%) Thu noi dia 9,306,966] 10004|1093825| 1000W%] 674636| — 10000 Thụ từ SXKD 303050| 3254| 36668| 33102] 34818W| — 5084 (Các khoản thụ từ đất 5.055.216 54324] 5.763.932] 5704| 17729] — %204 [Thu khác Nguôn: Báo cáo quyết toán Ngân sách Thành phó Đà Nẵng từ 2010 - 2012 12128[_ 1314| 15406W[ HIS| 140335] — 22994

Qua bảng 2.8 có thể thấy, cơ câu thu NSNN thành phô Đà Nẵng từ năm 2010 đến 2012 có xu hướng thay đôi theo hướng tích cực, tỷ trọng thu từ SXKD tăng, trong khi tỷ trọng thu từ đất giảm Tuy nhiên, nguồn thu từ ngân sách vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào các khoản thu từ đất, thể hiện: năm 2010 và 2011 thu từ đất chiếm hơn 50% tổng thu nội địa, năm 2012 thu từ đất giảm chỉ còn 26,2% tổng thu nội địa Tuy nhiên, chính vì thu từ đất giảm mà số thu NSNN thành phố cũng giảm đi rõ rệt Điều này cho thấy, nguồn thu NSNN thành phố Đà Nẵng chưa thực sự bền vững

> Ouy mô của ngân sách năm sau cao hơn năm trước trong điều kiện nền kinh tế phát triển bình thường

Quy mô và tốc độ thu NSNN có xu hướng tăng nhanh qua các năm,

65 nhằm đảm bảo nguồn tài chính phục vụ chiến lược phát triển kinh tế của thành phố

Bảng 2.9 Tốc độ tăng thu NSNN cấp thành phó 2010 - 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng

[Thu NS cấp thành phó, 9872846| 1355793| 15846546 15440651 [Tốc độ tăng thu (so với năm 2009) 137,33%] — 16051%| — 15640%

Nguồn: Sở Tài chính Đà Nẵng

Bảng 2.9 cho ta thây: tốc độ thu tăng dần qua các năm 2010 và 2011

Năm 2010, số thu NSNN cấp thành phó thực hiện được là 13.557.993 triệu đồng, tăng 137,33% so với năm 2009 Năm 2011, thu NS cấp thành phố tăng 160,51% so với số thu năm 2009 Riêng năm 2012, mặc dù số thu tăng so với năm 2009, tuy nhiên tốc độ thu thấp hơn năm 2011 Sở dĩ như vậy là do năm 2012, kinh tế thành phố Đà Nẵng chịu sự ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế trong nước và thế giới, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng, chính quyền thành phố phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có

> Nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng công tác hành thu

Trong công tác quản lý thu NSNN thành phó, đặc biệt là công tác thu thuế, về cơ bản, thành phó đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin như khai thuế qua mạng, thực hiện dự án hiện đại hoá quy trình quản lý thu nộp

NSNN giữa Thuế - Kho bạc Nhà nước - cơ quan Hải quan — cơ quan Tài chính, áp dụng Hệ thống thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc (Tabmis), Tuy nhiên, việc triển khai ứng dụng CNTT vào công tác hành thu vẫn còn hạn chế Trong thời gian tới, thành phố cần triển khai quyết liệt và mạnh mẽ hơn nữa các ứng dụng CNTT nhằm phục vụ cho công tác quản lý thu NSNN của thành phố ngày càng hiệu quả hơn.

2.3.2 Những thành tựu Trong thời gian qua, chính quyền thành phó Đà Nẵng đã quản lý điều hành ngân sách đạt kết quả khá tốt, góp phần từng bước 6n định tình hình tài chính — tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN đáp ứng càng nhiều hơn cho nhu cầu chỉ tiêu cấp thiết của sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Kết quả và những tiến bộ của công tác quản lý NSNN đã được thực tế chứng minh như sau:

Góp phần ỗn định mức động viên nguồn thu vào NSNN Sự ổn định mức động viên đã góp phần tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tăng vốn đầu tư cho SXKD, đảm bảo cho NSNN đủ sức trang trải các nhu cầu chỉ tiêu của địa phương Việc điều hành NSNN cũng từng bước chủ động và linh hoạt hơn, NSNN luôn trở thành công cụ đắc lực phục vụ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng bằng điều chỉnh chính sách thuế, tăng chỉ đầu tư phát triển, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiép, Thanh phé đã đưa quy trình quản lý NSNN vào nề nếp sau khi luật NSNN có hiệu lực, quy trình lập, chấp hành và quyết toán NS đã được chấp hành nghiêm túc, đồng thời chủ động khai thác nguồn thu đề tăng thu cho ngân sách địa phương, các cấp quận, huyện và phường, xã ngày càng chăm lo hơn các nguồn thu từ các loại thuế, phí, lệ phí đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo nguôn thu chung của NSNN Các cấp quận, huyện và phường, xã ngày càng nhận thức rõ hơn mối quan hệ giữa các cấp ngân sách trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý NSNN trên địa bàn Vì vậy, các nguồn thu chủ yếu của NSNN hằng năm đều đạt và vượt so với dự toán

Xu hướng phân cấp quản lý nói chung, phân cấp NSNN nói riêng đang ngày càng hoàn thiện Điều đó thể hiện rõ nét trong việc phân cấp nhiều hơn cho chính quyền địa phương về nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách Phân cấp ngân sách đã ngày càng dựa trên các căn cứ có tính khoa

67 học cao hơn Do đó, quy trình ngân sách cũng được từng bước cải tiến nhằm giảm bớt những thủ tục phiền hà cho địa phương Quá trình đây mạnh phân cấp ngân sách đã trao cho chính quyền địa phương sự chủ động lớn hơn trong quản lý ngân sách của cấp mình, năng lực quản lý ngân sách của chính quyền các cấp ngày càng được nâng cao Đây là cơ sở để có thé tiếp tục mở rộng phân cấp ngân sách trong thời gian tới theo hướng mở rộng quyên tự quyết định cho NS các cấp

Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân Sách và Kho bạc (TABMIS - Treasury And Budget Management Information System) là một câu phần quan trọng nhất trong dự án Cải cách Quản lý Tài Chính Công (PFMRP) của Bộ Tài chính Việt Nam Triển khai TABMIS nhằm hiện đại hóa công tác quản lý ngân sách từ khâu lập kế hoạch, thực hiện ngân sách, báo cáo ngân sách và tăng cường trách nhiệm ngân sách của Bộ Tài chính; nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công; hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách; đảm bảo an ninh tài chính trong quá trình phát triển và hội nhập của quốc gia Với việc triển khai và vận hành thành công hệ thống

TABMIS từ năm 2010 tại Kho bạc Nhà nước và các cơ quan tài chính từ trung ương đến quận, huyện, một số bộ chủ quản và một số sở chuyên ngành trên địa bàn thành phó Đà Nẵng đến nay, công tác quản lý điều hành ngân sách tai địa phương đã có những chuyển biến tích cực TABMIS tạo thành một quy trình liên kết chặt chẽ trong việc nhập dữ liệu, xử lý thông tin và quản lý thông tin giữa các cơ quan theo phân công trong hệ thống, giúp các cơ quan đơn vị tham gia hệ thống thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về quản lý, điều hành, kế toán, báo cáo và quyết toán ngân sách Toàn bộ dữ liệu về thu chỉ ngân sách trong hệ thống TABMIS sẽ được các cơ quan khác nhau đưa vào theo một đầu mối duy nhất nhưng lại được chia sẻ chung theo vai trò của mỗi đơn vị Trong tương lai, TABMIS sẽ hướng tới kết nối đến các bộ, ngành chủ quản và hướng tới các đơn vị sử dụng ngân

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2LY THU NSNN TAI THANH PHO DA NANGQuan điểm, chiến lược phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 đến năm 2020

- Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị động lực, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển vùng, hướng mô hình tập trung đa cực, không gian mở rộng; liên kết hợp tác chặt chẽ với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước; phát triển kinh tế biển và hội nhập kinh tế quốc tế

- Tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của thành phó để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững gắn với đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp và nâng cao chất lượng tăng trưởng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật của vùng và cùng với các thành phố lân cận hình thành hành lang kinh tế Bắc - Nam

- Phát triển kinh tế - xã hội gắn với chỉnh trang, nâng cấp đô thị và phát triển không gian đô thị Chú trọng đầu tư xây dựng kết cầu hạ tầng, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho bước phát triển thời kỳ tiếp theo

- Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với phát triển các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục nhằm đảm bảo không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao dân trí Gắn phát triển kinh tế với thực hiện công bằng xã hội và én định chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh

- Kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững Đồng thời tổ chức thực hiện tốt các cam kết thiên niên kỷ của Việt Nam.

3.1.2 Muc tiéu tong quat Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung với vai trò là trung tâm dich vụ, cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về vận tải và trung chuyến hàng hóa trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính viễn thông và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm y tế, văn hóa - thể thao, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ cao của miền

Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và của cả nước.Tập trung hỗ trợ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phục hôi tăng trưởng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và phát triển bền vững Triển khai thực hiện tái cơ câu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng Tiếp tục đầu tư, hoàn thiện kết câu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, tập trung hoàn thành các công trình trọng điểm Thực hiện tốt công tác giải tỏa đền bù, tái định cư, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao đời sống nhân dân Mở rộng, nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế Củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội Đây mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí

3.1.3 Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

Tăng trưởng kinh tế: duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 12 - 13%/năm, đưa Đà Nẵng trở thành địa bàn có sức thúc đây phát triển kinh tế các vùng phụ cận Trong đó, khu vực dịch vụ tăng 14%/năm, khu vực công nghiệp — xây dựng tăng 12 — 13%/năm và khu vực nông lâm thủy sản tăng 3 — 3,5%/năm Cơ cấu kinh tế: chuyển đổi theo hướng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp Dự kiến cơ cấu kinh tế của thành phố đến năm 2020 là: dịch vụ: 55,6%, công nghiệp và xây dựng: 42,8%; nông nghiệp: 1,6% Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 17 - 18%/năm Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 12

- 13%/năm Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3 - 4%/nam Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 16 - 17%/năm Đến năm 2020, tỷ trọng GDP của thành phố chiếm khoảng 2,8% GDP cả nước; kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 2011 - 2020 tăng bình quân 19 - 20%/năm; GDP bình quân đầu người đạt 4.500 - 5.000 USD; duy trì tỷ trọng thu ngân sách so với GDP đạt từ 35 - 36%; tốc độ đổi mới công nghệ bình quân hàng năm đạt 25% Tổng thu NSNN tăng 11,5 - 12,5%/năm; tổng chỉ ngân sách địa phương tăng 10 - 11%/năm Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 15 - 16%/năm Đến năm 2015, dự báo dân số Đà Nẵng khoảng I triệu người, đến năm 2020 khoảng 1,38 triệu người Trong đó, dân số thành thị chiếm khoảng 92% vào năm 2020 Tiếp tục phát triển mạng lưới trường hợp theo cơ cấu hợp lý giữa các ngành học, cấp học vừa đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, vừa phù hợp với tỷ lệ định hướng mở rộng mạng lưới các cơ sở ngoài công lập đến năm 2020 là: Nhà trẻ 80%, mẫu giáo 70%, tiêu học 5%, trung học cơ sở (THCS) 5%, trung học phô thông (THPT) 40%, trung học chuyên nghiệp trên 60%, cao đẳng trên 60% và đại học trên 50% Có

60,3% trường mầm non, mẫu giáo, 85% trường tiểu học, 75% trường THCS và 80,6% trường THPT đạt chuẩn quốc gia Mở rộng hợp lý quy mô đào tạo cao đẳng, đại học và dạy nghề Tạo bước đột phá về dạy nghề, phan đấu tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, tý lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo đạt trên 70% vào năm 2020 từ trình độ sơ cấp đến trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học Phấn đấu đến sau năm 2015 có 100% số khu dân cư đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn sức khỏe Giải quyết việc làm giai đoạn 2006 - 2010 bình quân là 3,2 - 3,5 vạn lao động/năm và giai đoạn 2011 - 2020 là 3,5 - 4,5 vạn lao động/ năm Đảm bảo tốc độ đổi mới công nghệ trung bình đạt 20 - 30%/năm, riêng các lĩnh vực then chốt phải đạt 30 -

Tiếp tục xây dựng thành phé “5 khéng” (không có hộ đặc biệt nghèo, không có học sinh bỏ học, không có người lang thang ăn xin, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng, không có tội phạm giết người cướp tài sản) Đồng thời tiếp tục đây mạnh tuyên truyền và thực hiện tốt xã hội hóa công tác phòng, chống tệ nạn xã hội Tập trung đây mạnh thực hiện tốt và có hiệu quả các đề án của chương trình thành phó “3 có” (có việc làm, có nhà ở, có nếp sống văn hóa, văn minh đô thị), đặc biệt là chương trình có nhà ở, hoàn thành đúng tiễn độ theo phân kỳ của đề án và chất lượng công trình

3.2 Quan điểm, mục tiêu, định hướng về quản lý thu NSNN tại thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

3.2.1 Mục tiêu (1) Tạo lập môi trường tài chính ngân sách lành mạnh nhằm giải phóng và phát triển nguồn lực, phân bổ ngân sách một cách hợp lý, đảm bảo công bằng; sử dụng có hiệu quả nguồn NSNN, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; ổn định và phát triển nền tài chính - ngân sách địa phương, góp phần thúc đây tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, thực hiện xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội

(2) Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách, đảm bảo tính thống nhất về thê chế của NSNN và vai trò chủ đạo của ngân sách cấp trên; đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo của ngân sách các cấp chính quyền cơ sở trong quản lý và sử dụng NSNN Từng bước đổi mới cơ chế quan lý ngân sách theo kết quả thực hiện các công việc được NSNN cấp kinh phí

(3) Nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đơn vị sử dụng kinh phí từ NSNN

(4) Từng bước lành mạnh hóa ngân sách thành phố Đà Nẵng, bảo đảm cân đối ngân sách tích cực, bền vững, đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong giai đoạn phát triển.

(5) Nang cao tinh minh bach, dân chủ và công khai trong công tác quản lý NSNN

(6) Đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phù hợp với cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN tại thành phố Đà Nẵng NSNN tại thành phố Đà Nẵng

3.3.1 Hoàn thiện quy trình lập, chấp hành và quyết toán thu NSNN

3.3.1.1 Đổi mới quy trình lập và quyết định dự toán NSNN Quy trình lập dự toán NS phải đảm bảo yêu cầu, căn cứ lập dự toán theo Luật định, thực hiện đầy đủ đúng trình tự xây dựng dự toán, quyết định, phân bổ, giao dự toán NSNN

Xây dựng các chuẩn mực khoa học đánh giá sự tăng trưởng của nền kinh tế, sự tăng trưởng của NSNN, làm cơ sở, căn cứ cho việc lập và xét

82 duyệt dự toán thu ngân sách cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương

Quyết định dự toán thu ngân sách phải dựa vào các chuẩn mực khoa học đã được xác định, nhằm đảm bảo cho dự toán thu NSNN được duyệt phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương

3.3.1.2 Hoàn thiện quá trình chấp hành NSNN Cần cụ thể hóa dự toán NSNN được duyệt theo từng quý, tháng để việc thực hiện và chỉ đạo, giám sát quá trình thực hiện có căn cứ, cơ sở khoa học, phù hợp với tình hình thực tiễn

Có sự kết hợp giữa cơ quan Tài chính các cấp đảm bảo ngân sách cấp trên quan tâm hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân sách cấp dưới Ngược lại, ngân sách cấp dưới phải chấp hành theo hướng dẫn, chỉ đạo của ngân sách cấp trên và thông tin cho ngân sách cấp trên những khó khăn, thuận lợi trong quá trình chấp hành ngân sách ở địa phương để cùng nhau giải quyết Đồng thời, cần có sự kết hợp giữa các cơ quan chức năng quản lý NSNN nhằm thống nhất trong việc quản lý tránh sự chồng chéo không cần thiết

3.3.1.3 Hoàn thiện hạch toán kế toán, quyết toán NSNN

> Hoan thiện hạch toán kế toán

Tiếp tục chuân hóa đội ngũ kế toán tài chính các cấp, phải có trình độ chuyên môn theo quy định Phải có quy định cụ thể cho các cấp chính quyền Nhà nước, không được thay đổi cán bộ chuyên môn nếu không có lý do chính đáng hoặc thay đổi thì phải là người có đủ năng lực chuyên môn theo quy định Tiếp tục hoàn thiện chương trình kế toán chuyền giao của

Bộ Tài chính và kết nối thông suốt, vận hành mạng nội bộ của ngành

Xây dựng đội ngũ kế toán có đạo đức, trung thực, liêm chính, có ý thức phục vụ lợi ích của cộng đồng, có tỉnh thần hợp tác, say mê nghiên cứu nghiệp vụ trong lĩnh vực được phân công Cần có kế hoạch hợp lý về

83 việc bồi dưỡng, đảo tạo và đào tạo lại đội ngũ kế toán một cách căn bản và đồng bộ trong quy hoạch đào tạo dài hạn và ngắn hạn

Sau khi nhận được báo cáo quyết toán của đơn vị dự toán cấp dưới,

Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm xét duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán cho đơn vị cấp dưới

Cục Thuế có trách nhiệm thẩm định quyết toán thu NSNN phát sinh trên địa bàn quận huyện, quyết toán thu ngân sách quận huyện; lập quyết toán thu ngân sách cấp thành phố và tổng hợp báo cáo quyết toán thu ngân sách địa phương cho Sở Tài chính tông hợp, trình UBND thành phố xem xét gửi Bộ Tài chính, đồng thời trình HĐND thành phô phê duyệt Đối với KBNN có trách nhiệm tổ chức hạch toán kế toán thu NSNN theo mục lục NSNN đảm bảo các khoản thu NSNN phát sinh được hạch toán chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ theo định kỳ hàng tháng, quý, năm

Hoàn thiện chế độ kế toán, kiểm toán, quyết toán NSNN Thực hiện kiểm toán nội bộ trong các đơn vị, cơ quan sử dụng kinh phí NSNN

Nghiên cứu thiết lập hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn từ NSNN

3.3.2 Bồi dưỡng, phát triễn nguôn thu hiện hữu

Nguồn thu hiện hữu của Thành phố gồm các khoản thu từ Thuế, phi, lệ phí, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuê nhà, thu khác ngân sách; thu phạt vi phạm trật tự, an toàn giao thông; phạt vi phạm hành chính, thu khác; các khoản thu dé lai quan ly chi NS: vién phi, hoc phi Để tăng khối lượng thu ngân sách, chống nợ đọng, thất thu thuế, cần phải:

- Tổ chức lại hệ thống thu NSNN theo nguyên tắc mọi khoản thu và nguôn thu đều do ngành Thuế quản lý thống nhất Tất cả các khoản thu và

84 nguôn thu đều do ngành thuế phát biên lai Trường hợp đặc biệt cần ủy nhiệm cho các ngành, các tổ chức hoặc cá nhân, thì phải có quy định rõ ràng, cụ thé về phương thức thu, thời hạn nộp tiền vào KBNN và báo cáo theo định kỳ để tránh tình trạng tham ô tiền thuế

- Ap dụng hình thức nộp thuế theo nguyên tắc người nộp thuế phải trực tiếp với KBNN hoặc Ngân hàng thương mại Tách các chức năng lập số bộ thuế với chức năng thu thuế thành các bộ phận riêng biệt để tăng cường trách nhiệm, khả năng nghiệp vụ và tránh những hiện tượng tiêu cực

~ Giải quyết hài hòa về lợi ích kinh tế giữa nhà nước, doanh nghiệp và xã hội khi thực hiện chính sách, chế độ động viên qua thuế, phí vào NSNN vừa đảm bảo nguồn thu NS cho nhà nước thực hiện điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, bảo vệ an ninh, quốc phòng, vừa không kìm hãm sản xuất kinh doanh

- Cai tiến quy trình công nghệ trong quản lý thu nộp, hạch toán và kiểm tra thuế; thực hiện công khai, dân chủ về quy trình kê khai và nộp thuế; đề cao cơ chế tự động kiểm tra và kiểm tra chéo của các sắc thuế, nhất là thuế giá trị gia tăng

Một số kiến nghị

3.4.1 Đối với Chính phủ, Bộ Tài Chính

3.4.1.1 Hoàn thiện chính sách thuế

Trong quá trình hoàn thiện chính sách thuế cần quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới chính sách thuế Theo đó, chính sách thuế phải góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế Theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế, việc hoàn thiện chính sách thuế phải nhằm thiết lập một hệ thống thuế công bằng và hiệu quả, phải đơn giản, 6n định, minh bạch, công khai và có tính luật pháp cao Áp dụng hệ thống thuế không phân biệt giữa các thành phần kinh tế cũng như giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cần phải tách chính sách xã hội ra khỏi chính sách thuế

3.4.1.2 Nghiên cứu sửa đổi luật NSNN phù hợp với giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế

Luật NSNN (NSNN) được Quốc hội khoá XI thông qua ngày

16/12/2002, có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004 Qua hơn 10 năm thực hiện, Luật NSNN đã và đang phát huy những mặt tích cực, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Tuy nhiên, việc thực thi Luật

NSNN vẫn còn những hạn chế, bất cập, đặt ra yêu cầu cần sửa đổi, bỗ sung để hoàn thiện

> Về thảm quyền quyết định các biện pháp cần thiết khi có biến động lớn, bất thường về tài chính - NSNN

Luật NSNN hiện hành chưa có quy định về thâm quyền quyết định các giải pháp điều hành ngân sách trong trường hợp cấp bách (lạm phát, suy giảm kinh tế ảnh hưởng lớn và rất nhanh đến thực hiện dự toán

NSNN ) Trong thời gian qua, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

97 đã quyết định các giải pháp điều hành tài chính ngân sách kịp thời ứng phó với các biến động này Để đảm bảo tính pháp lý và chủ động điều hành ngân sách trong trường hợp cấp bách xảy ra, kiến nghị Chính phủ nên đưa thêm quy định:

Chính phủ quyết định các biện pháp cần thiết khi có biến động lớn, bất thường ảnh hưởng tới tài chính - NSNN theo thấm quyền Trường hợp thuộc thấm quyền quyết định của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi thực hiện và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất Ở địa phương thì UBND cấp tỉnh quyết định các biện pháp cần thiết khi có biến động lớn, bất thường ảnh hưởng tới tài chính — ngân sách địa phương theo thấm quyền; trường hợp thuộc thâm quyền quyết định của HĐND cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh báo cáo Thường trực HĐND cùng cấp cho ý kiến trước khi thực hiện và báo cáo HĐND cùng cấp tại kỳ họp gần nhất

> Về kế hoạch tài chính — ngân sách 5 năm

Luật NSNN hiện hành quy định Quốc hội quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia dé phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo cân đối thu, chi NSNN Tuy nhiên, chưa có quy định về việc lập kế hoạch tài chính — ngân sách 5 năm, trong khi đó hiện nay chúng ta có kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm Để từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, quyết định dự toán ngân sách hàng năm phải nằm trong kế hoạch tài chính — ngân sách 5 năm nhằm hạn chế bó trí dàn trải và việc ban hành chính sách để có nguồn ngân sách thực hiện, bởi vậy cần bổ sung quy định: Quốc hội quyết định định hướng kế hoạch tài chính — ngân sách 5 năm gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm

>_ Về phân cấp nguồn thu NSNN cho NSĐP Giao địa phương tự chủ trong quyết định và quản lý nguồn thu:

98 Địa phương có thể thay đổi thuế suất một số sắc thuế, hoặc về dài hạn ở mức tự chủ cao hơn là chính quyền cấp thành phó có thể tự quyết định ban hành sắc thuế của địa phương trong khung cho phép của TW (cân nhắc việc có Luật thuế địa phương)

Về các khoản thu được phân chia cho các cấp ngân sách: Phân cấp các khoản thu cần dựa trên nguyên tắc “lợi ích”, nghĩa là tăng thu của

NSĐP phải đi kèm với việc cải thiện chất lượng dịch vụ công do địa phương có cung cấp

Không tính vào thu NSĐP các khoản huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu ha tầng theo quy định khoản 3 Điều § Luật NSNN mà được tính là khoản vay dé bù đắp bội chỉ của ngân sách cấp thành phố (như vay dé bu đắp bội chỉ của NSTW)

> Về trách nhiệm báo cáo, giải trình

Hiện nay, trách nhiệm giải trình dự toán, phân bổ dự toán, thực hiện và quyết toán NSNN trước Quốc hội, HĐND các cấp chủ yếu tập trung vào các cơ quan tông hợp (cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư các cấp); chưa có quy định về trách nhiệm báo cáo, giải trình của các bộ, cơ quan trung ương và các cơ quan, đơn vị dự toán cap I ở địa phương trước Quốc hội, HĐND, Thường trực HĐND trong việc lập, phân bổ, chấp hành, quyết toán ngân sách Trong khi các đơn vị này được Quốc hội, HĐND cấp trên quyết định dự toán ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ chính trị của mình Để nâng cao trách nhiệm của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách trong việc quản lý sử dụng NSNN, hạn chế thất thoát, lãng phí, Luật NSNN cần có thêm quy định về trách nhiệm giải trình của các bộ, cơ quan trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trách nhiệm báo cáo, giải trình của các đơn vị dự toán cấp I

99 các cấp ngân sách ở địa phương trước HĐND, thường trực HĐND cùng cấp và UBND cấp dưới trước HĐND, thường trực HĐND cấp trên trong việc lập, phân bổ, thực hiện và quyết toán ngân sách

> Về việc đánh giá kết quả, hiệu quả chỉ ngân sách gắn với công tác quyết toán ngân sách

Luật NSNN hiện hành chưa có quy định hàng năm các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách được Thủ tướng Chính phủ, UBND các cấp giao dự toán và UBND cấp dưới phải báo cáo kết quả thực hiện ngân sách gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương mình Các cơ quan nhà nước được phân công quản lý ngành, lĩnh vực, chương trình mục tiêu quốc gia tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện ngân sách gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực, chương trình mục tiêu quốc gia, gửi cùng báo cáo quyết toán NSNN hàng năm Để đánh giá được kết quả, hiệu quả chi ngân sách đối với từng ngành, lĩnh vực và của từng cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách địa phương, kiến nghị nên bổ sung vào Luật NSNN quy định: Hàng năm, các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách được Thủ tướng Chính phủ, UBND các cấp giao dự toán và UBND cấp dưới phải báo cáo kết quả thực hiện ngân sách gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương mình gửi cùng báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm

Các cơ quan nhà nước quản lý ngành, lĩnh vực, chương trình mục tiêu quốc gia có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực, chương trình mục tiêu quốc gia được phân công quản lý, gửi cùng báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm

> Vé thâm quyền, trách nhiệm của cơ quan Kiểm toán Nhà nước

Luật NSNN hiện hành chưa có quy định về thẩm quyên, trách nhiệm của cơ quan Kiểm toán Nhà nước trong công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách; trong khi đó những quy định này đã được thể hiện trong Luật

Luật NSNN nên bổ sung: nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước trong việc lập dự toán, quyết toán NSNN thực hiện theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước

3.4.1.3 Đổi mới phương pháp lập dự toán NSNN Cần nghiên cứu đổi mới phương pháp lập dự toán NSNN theo đầu vào như hiện nay sang lập dự toán NSNN theo kết quả đầu ra Đây là xu hướng quản lý ngân sách ở nhiều nước hiện nay, nhất là các nước phát triển Phương thức quản lý ngân sách theo đầu ra giúp tiết kiệm thời gian thảo luận cho các cơ quan quản lý và cơ quan thụ hưởng ngân sách, dễ dàng thực hiện được các thứ tự ưu tiên trong phân bổ ngân sách, gắn kế hoạch ngân sách với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Cách làm này khuyến khích cơ quan sử dụng ngân sách tiết kiệm nguồn lực, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Nếu đạt được kết quả đầu ra theo quy định, cơ quan thụ hưởng ngân sách được giữ lại khoản tiền đã được phân bổ, cơ quan kiểm soát không cần kiểm tra quy trình thực hiện Trong trường hợp không đạt được kết quả đầu ra, quy trình chi tiêu quyết toán sẽ chịu sự kiểm tra, rà soát rất kỹ Quản lý ngân sách theo đầu ra cũng tạo ra sự chủ động, đồng thời tính chịu trách nhiệm cao hơn đối với các cơ quan thụ hưởng ngân sách

KET LUAN CHUONG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng quản ly thu ngân sách thành phó Đà Nẵng và rút ra những thành công, hạn chế trong quá trình quản lý ngân sách ở chương 2, trong chương 3 này luận văn đã đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến

Trước tiên, tác giả đã xác lập một hệ thống mục tiêu, phương hướng, quan điểm, các chỉ tiêu cơ bản có liên quan, nhằm tạo thêm những căn cứ lý luận và thực tiễn cho các giải pháp được hướng tới

Các giải pháp được đưa ra, đề cập khá toàn diện các yếu tố tác động đến việc hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách Thành phố trên nhiều phương diện; bắt nguồn từ quản lý quy trình ngân sách, thể chế, cơ chế điều hành NS, đặc biệt là xác lập xác đáng quyền chủ động của NSĐP thông qua việc phân định thu — chỉ giữa các cấp NSNN, nhằm tạo mọi điều kiện tăng cường khai thác các nguôn thu tiềm năng và sẵn có, bảo đảm lành mạnh hóa các cấp NSNN, đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ kinh tế - xã hội đã được đê ra.

KET LUAN

Hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN thanh phố Đà Nẵng hiện nay là một yêu cầu cấp thiết có tính khách quan Điều này không chỉ bắt nguồn từ những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện công tác mà còn là sự đòi hỏi của các quy luật, Nghị quyết của Đảng và chính sách Nhà nước về đổi mới cơ chế quản lý thu chỉ ngân sách Đây là một hoạt động quản lý có liên quan đến mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực, do vậy cần phải được quan tâm đúng mức Bởi vì nó có ý nghĩa trên nhiều mặt, tác động, chi phối, quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố và luôn gắn với trách nhiệm quản lý, lãnh đạo của Đảng bộ và UBND Thành phố cho đến các xã, phường và các cơ quan chức năng

Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu để hoàn thiện về mặt nhận thức lý luận, thực tiễn cũng như tìm ra những giải pháp để góp phần hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN thành phố Đà Nẵng Luận văn đã giải quyết được một số nội dung cơ bản sau:

- Về mặt lý luận, luận văn đã hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về khái niệm, đặc điểm, chức năng, vai trò và những nguyên tắc cơ bản của NSNN nói chung, thu NSNN nói riêng, làm rõ hoạt động quản lý thu NSNN nhằm quản lý ngân sách thành phố hiệu quả hơn, phát huy vai trò và chức năng của

NSNN với tư cách là phương tiện vật chất duy trì sự tồn tại của bộ máy nhà nước và công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội

- Về thực tiễn, luận văn đã nêu khái quát thực trạng quản lý thu NSNN thành phố Đà Nẵng qua các năm 2010 — 2012, những tác động tích cực và những tồn tại, vướng mắc Tìm ra nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế để hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới

- Xuất phát từ quan điểm chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2020, luận văn nêu lên một số vấn đề chung về quan điểm, mục tiêu,

104 định hướng về quản ly thu NSNN thanh phé Da Nang trong giai đoạn tới Đó là yêu cầu tất yêu khách quan nhằm quản lý thống nhất hệ thống NSNN, phát huy tính chủ động, sáng tạo, khai thác mọi tiềm năng tại chỗ phục vụ đắc lực cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

- Luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp có tính bổ trợ và các điều kiện để thực hiện các giải pháp, với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định Tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh /.

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

Hoàng Anh (2006), Các quy định mới về quan lý thu chỉ ngân sách mua sắm và sử dụng tài sản Nhà nước trong các đơn vị hành chính sự nghiệp,

NXB Tai chính, Hà Nội;

Bộ Tài chính (2003), Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội;

Bộ Tài chính (2003), Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện,

NXB Tai chính, Hà Nội;

Bộ Tài chính (2003), Thông rư số 60/2003/BTC ban hành ngày 23/6/2003

Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn, NXB Tài chính, Hà Nội;

Bộ Tài chính (2003), Thông te sé 114/2003/BTC ban hành ngày 28/11/2003 hướng dẫn công tác lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán quyết toán nguôn vốn NSNN, NXB Tài chính, Hà Nội;

Nguyễn Thị Cành (2008), Tai chinh công, NXB Đại học Quốc gia, TP Hồ

Dương Đăng Chinh(2000), Lý ¿huyết Tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội;

Dương Đăng Chinh (2009), Giáo trình Lý thuyết Tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội;

Dương Đăng Chinh, Phạm Văn Khoan (2007), Gido trinh quan ly Tai chính công, NXB Tài chính, Hà Nội;

Cục Thống kê Đà Nẵng, Miền giám Thống kê 2005 — 2010, Đà Nẵng;

Nguyễn Văn Dần (2009), Chính sách Tài khóa công cụ điều tiết vĩ mô nên kinh tế, NXB Tài chính, Hà Nội

Lâm Chí Dũng (2008), Nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước, NXB Tài Chính, Hà Nội;

24 Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thanh pho Da Nang lan thir XVI;

Võ Đình Hảo (1993), Đổi mới chính sách và cơ chế quan lÿ tài chính, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng (2010), Nghị quyết số 106/2010/

NQ-HDND ngày 03/12/2010 của hội đồng nhân dân thành phô Đà Nẵng về dự toán NSNN trên địa bàn, chỉ ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách thành phô Đà Nẵng năm 2011;

Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng (2011), Nghị quyét sé

17/2011/NQ-HDND ngày 19/01/2012 cúa Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc phê chuẩn quyết toán thu NSNN trên địa bàn, quyết toán chỉ ngân sách địa phương năm 2010;

Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng (2011), Nghị quyét sé

27/2012/NQ-HĐND ngày 04/02/2013 của Hội đông nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc phê chuẩn quyết toán thu NSNN trên địa bàn, quyết toán chỉ ngân sách địa phương năm 2011;

Nguyễn Ngọc Hùng (2006), Quản lý NSNN, NXB Thống kê, Hà Nội;

Lê Chi Mai (2006), Phân cấp ngân sách cho chính quyên địa phương thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

Dương Thị Bình Minh, Sử Đình Thành (2004), Lý (huyết Tài chính Tiền :ệ, NXB Thống kê, Hà Nội;

Hồ Xuân Phương, Lê Văn Ái (2010), Quán lý Tài chính Nhà nước, NXB

Quốc hội khóa XI, kì họp thứ hai (2002), Luật NSNN;

Nguyễn Thanh Tuyền (1993), Lý /hyết Tài chính, Trường Đại học Tài chính — Kế toán, TP Hồ Chí Minh;

Nguyễn Thanh Tuyên (2001), Giải trình Thuế, NXB Tài chính, Hà Nội;

Ngày đăng: 06/09/2024, 15:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w