1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) Quản Lý Hoạt Động Tư Vấn Tâm Lý Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Chư Sê Tỉnh Gia Lai

131 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Hoạt Động Tư Vấn Tâm Lý Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Chư Sê Tỉnh Gia Lai
Tác giả Nguyễn Thị Hà
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Trâm Anh
Trường học Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Quản lý Giáo dục
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 9,7 MB

Nội dung

Trên cơ sở nghiên cửu lý luận và khảo sát, nhận xét thực trạng vả để xuất được các lên pháp quản lý hoạt động tư vấn tầm lý cho học sinh các trường THCS huyện Chư Sẽ, tỉnh Gia Lãi trong

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NĂNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYÊN THỊ HÀ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỌNG TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN CHƯ SÊ

TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

2022 | PDF | 134 Pages

buihuuhanh@gmail.com

Đà Nẵng, Năm - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NĂNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYÊN THỊ HÀ

QUAN LY HOAT DONG TU VAN TAM LY CHO HOC SINH

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN CHƯ SÊ

TINH GIA LAI

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYÊN THỊ TRÂM ANH

Đà Nẵng, Năm - 2022

Trang 3

Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi

Các số liệu và u được trích dẫn trong luận văn là trung thực

Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình

Trang 4

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Họ tên học viên: Nguyễn Thị Hà,

'Người hướng dẫn khoa học: T8 NGUYÊN THỊ TRAM ANH

Cơ sở đào tạo: Đại học sư phạm, Đại học Đà Nẵng

Tom tit:

1 Những kết quả chính cũa luận vin

Luận văn đã hệ thống hóa những vẫn để lý luận cơ bản về quản lÿ hoạt động tư vẫn tâm lý cho học

sinh các trường THCS và thực trạng quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường THCS huyện

Chư Sẽ, tỉnh Gia Lai Trên cơ sở nghiên cửu lý luận và khảo sát, nhận xét thực trạng vả để xuất được các

lên pháp quản lý hoạt động tư vấn tầm lý cho học sinh các trường THCS huyện Chư Sẽ, tỉnh Gia Lãi trong

bối cảnh đổi mới giáo dục góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục huyện Chư Sẻ, tỉnh Gia Lai

Luận văn để xuất 05 biện pháp quản lý mỗi biện pháp cỏ một ý nghĩa, tằm quan trọng riêng nhưng, tất cả đều cỏ sự chỉ phối, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau Các biện pháp có mối quan hệ biện chứng với nhau, hỗ trợ nhau tạo niên một hệ thống hoàn chính và thống nhất Kết quả thấm dò tính cần thiết vả tinh kha thi của các biện pháp được để xuất cao, có thể vận dụng quản lý hoạt động tư vấn tim ly cho hoe sinh các trưởng 'THCS huyện Chư Sẽ, tình Gia Lai trong béi cánh đổi mới giáo dục

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Luận văn đã lãm sảng tỏ cơ sở lý luận, xác định được các khái niệm làm cơ sở cho nghiên cứu lý tuận, chỉ ra được một số nội dung về quản lỷ hoạt động tư vẫn tâm lý cho học sinh các trường THCS Trên

cơ sở đó lựa chọn phương pháp nghiên cứu phủ hợp và thiết lập các công cụ khảo sát về thực trạng quản lý hoạt động tư vẫn tâm lý cho học sinh các trường THCS huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai Luận văn đã khảo sit,

mô tả, đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động tư vẫn tâm lý cho học sinh các trường THCS huyện Chư

Sẻ, tỉnh Gia Lai, Từ đó đề xuất các biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả boạt động này tại các trường 'THCS trong thời gian tới

3 Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

Kết quả nghiên của luận văn cỏ thể áp dụng trang quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho hoe sinh các

trường THCS huyện Chư Sẽ, tinh Gia Lai

Trang 5

DISTRICT, GIA LAI PROVINCE

Major: Education Management

Student name: Nguyen Thi Ha

Scientific Supervisor: Dr Nguyen Thi Tram Anh

Institution: University of Pedagogy, University of Danang

Summary:

1, The main results of the thesis

‘The thesis has systematized the basic theoretical issues of management of psychological counseling activities for students of lower secondary schools and the actual situation of management of psychological counseling activities for students of secondary schools in Chu Se district, province Gia Lai, On the basis of theoretical research and survey, comment on the current situation and propose measures to manage psychologieal counseling activities for students in secondary schools in Chu Se district, Gia Lai province in the context of educational innovation, contributing to improving the quality and effectiveness of education in

‘Chu Se district, Gia Lai province

‘The thesis proposes S management measures, each of which has its own meaning and importance, but all have influence and mutual influence Measures have a dialectical relationship with each other, supporting each other to create a complete and unified system, Results of exploration of the necessity and feasibility of highly proposed measures that can be applied to manage psychological counseling activities for students in secondary schools in Chu Se district, Gia Lai province in the context of innovation, education

2 The scientific and practical significance of the thesis

The thesis has clarified the theoretical basis, identified the concepts as the basis for theoretical research, pointed out some contents about the management of psychological counseling activities for students in secondary schools, On that basis, sélect appropriate research methods and establish survey tools 6n the status of management of psychological counseling activities for students in secondary schools in Chu

Se district, Gia Lai province, The thesis has surveyed, described, and properly assessed the status of management of psychological counseling activities for students at secondary schools in Chu Se district, Gia Lai province From there, specific measures are proposed to improve the effectiveness of this activity in secondary schools in the coming time

3 The next research direction of the subject

The research results of the thesis can be applied in the management of psychological counseling for students in secondary schools in Chu Se distriet, Gia Lai provi

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

3 Khách thê và đối tượng nghiên cứu

4 Giả thuyết khoa học

Nhiệm vụ nghiên cứu

w

= Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

§ Cấu trúc của luận văn

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LY HOAT DONG TU VAN TAM

LÝ CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CO SO

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đẻ

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài es = st son

1.2.1 Quản lý, Quản lý gido dUC 2 cecececesniensnenenenentenenneee —

12.3 Tư vấn tâm lý học sinh 10

1.2.4 Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học sinh trung học cơ sở

1.3 Hoạt động tư vẫn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học cơ sỡ

1.3.1 Những đặc điểm tâm lý học sinh trung học cơ sở và những yêu cầu mới

cil

đối với công tác tư vấn tâm lý ở trưởng THCS =—

ông tư vấn tâm lý học sinh ở trường trung học cơ sở 14

1.3.2 Mục tiêu của hoạt

1.3.3 Nội dung hoạt động tư vấn tâm lý học sinh trong trường trung học cơ sở l6 1.3.4 Hình thức tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý học sinh trường trung học cơ

sở

3.6, Đội ng nhân sỹ Và sự phải hợp trong tr vin tâm lý Ngộ sinh,

Trang 7

1.4 Quan lý hoạt động tư vấn tâm lý học sinh trưởng trung học cơ sở 19

1.4.1 Quản lý thực hiện mục tiêu hoạt động tư vẫn tâm lý học sinh

1.4.3 Quản lý phương pháp, hình thức hoạt động tư vẫn tâm lý học sinh 20 dung hoạt đông tư vấn tâm lý học sinh

1.4.4 Quản ly quy trình tư vấn tâm lý cho học sinh tại các trường THCS 21

1.4.5 Quản lý đội ngũ nhân sự và sự phổi hợp trong tư vấn tâm lý học sinh

1.4.6 Quản lý hoạt đông tự bồi dưỡng năng lực tư vẫn tâm lý học sinh cho giáo

sess costco cose 461334 0L213881 quai 03c iuaG360.d820g10 22 1.4.7 Quan ly cdc diéu kiên hỗ trợ hoạt động vẫn tâm lý học sinh 23 1.4.8 Gidm sát kết quả hoạt động tư vẫn tâm lý học sinh 23

2.2 Tinh hinh kinh tế, xã hội và giáo dục huyện Chư Sẽ, tỉnh Gia Lai

3.2.1 Khái quả tình hình kinh tế - xã hội

2.2.2 Khai quát tinh tinh giáo dục

2.3 Thực trạng hoạt động tư vấn tâm lý học sinh các trường trung học cơ sở huyện Chư Sẽ, tỉnh Gia Lai

2.3.1 Nhận thức về tâm quan trọng của hoạt động tư vẫn tâm my học sinh

2.3.2 Thực trạng xác định mục tiêu của hoạt động tư vẫn tam ly hoe sinh

2.3.3 Thục trạng thực hiện nội dung hoạt động tư vẫn tâm lý học sinh

2.3.4 Thực trạng hình thức hoạt động tư vấn tâm lý hoc sinh

2.3.5 Thực trang đánh giá quy trình của hoạt động tư vẫn tâm W học sinh

2.3.6 Thực trạng đội ngũ nhân sự và sự phối hợp trong hoạt động tư vấn tâm mlý

Trang 8

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường THCS huyện Chư Sẽ, tính Gia Lai -2 7 -

2.4.1 Thue trang Quan lý thực hiện mục tiêu hoạt a dong tu tư vấn tâm g học sinh 2.4.2 Thue trạng Quản lý thực hig

tâm lý học sinh

42

42

nội dung, chương trình hoạt động tư vẫn

2.4.3 Thực trạng Quản lý phương pháp, hình thức hoạt động tư vấn tâm lý học

2.4.8 Thue trang quản lý, giám sát hoạt động tư vẫn tâm lý học sinh 2

loạt động tự bồi dưỡng nãng lực tư vấn học sinh 5

2.5 Thực trạng các yếu tổ ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học

sinh các trường THCS huyện Chư Sẽ, tỉnh Gia Lai s =

3.6 Đánh giá chung về thực trạng 2222 s22eeeee —

3.1 Các nguyên tắc dé xuất biện pháp

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 59 3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, tính toàn diện 59

ic bién phap quan lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh

3.2.1 Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ Quản hh giáo viên, cha me học sinh và học sinh về hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh và quản lý

3.2.2 Biện pháp dung, quy trình, hình thức thực hiện tư

tâm lý phủ hợp với điều kiện phục vụ cho hoạt động tư vấn tâm lý ở trường THCS 63 Xây dựng

Trang 9

3.2.3 Biên pháp 3: Tổ chức tốt công tác tự bồi dưỡng của đội ngũ tư vấn tắm

3.2.5 Biện pháp 5: Chi đạo đổi mới phương pháp kiểm tra, giảm sát hoạt động

tư vấn tâm lý cho học sinh 14

3.3 Mỗi quan hệ giữa các biện pháp ce " TT

3.4 Khao nghiém tinh kha thi của các biện pháp đẻ xuất =-

3.4.1 Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp 78

3.4.2 Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi các biện pháp 80

Trang 10

ANH MUC CAC TU VIET TAT

Nguyén nghia CBQLGD Cán bộ Quản lý giáo dục

CSVC Cơ sở vật chất

GD & ĐT Giáo dục và Đào tạo

GVTV Giáo viên tư vấn

TVHĐ Tu van hoc đường

TV TLHD Tư vấn tâm lý học đường

TVTL Tư vấn tâm lý

Trang 11

DANH MUC CAC BANG

Số hiệu - Tên bảng ae Trang bang

„ạ | Dinh giá của đội ngũ CBQL, GV và HS về vai rò tâm quan | ,

trọng của hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường THCS

Đánh giá của đội ngũ CBQL, GV và HS vẽ thực trạng việc xác

23 | đỉnh mục tiêu của hoạt đông tư vấn tâm lý cho học sinh ở| 33

trường THCS

34, | Đánh giá của đội ngũ CBỌL, GV và HS về trạng thực hiện nội,

dung hoạt động tư vẫn tâm lý cho học sinh ở trường THCS

„ | Đánh giá của đội ngũ CBQL, GV và HS vẽ hình thức hoạt động

PSS | scale tii lý cho học sinh ở trường THCS a

36, | Đánh giá của đội ngũ CBQL, GV và HS về đánh giá quy tink |)

của hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường THCS

Đảnh giá của đội ngũ CBQL, GV và HS về đội ngũ nhân sự và

2.7 |sự phối hợp trong hoạt động tr van tim lý cho hoc sinh | 40

trường THCS

3g, | Dank giá của đội ngũ CBQL, GV và HS về điều kiện hỗ Hợi „¡

hoạt động tư vấn tâm lý học sinh ở trường THCS

39, | Đảnh giá của đội ngũ CBỌL, giáo viên về Quản lý thực hiện | „„

mục tiêu hoạt động tư vẫn tâm lý học sinh

319, | Dank gid eta ean bộ quản lý, giáo viên về Quân lý thực hiện nội | „„

dung, chương trình hoạt động tư vấn tâm lỷ học sinh

2¡¡ | Đánh giá của đội ngũ cần bộ quan o viên về Quản lý |

phương pháp, hình thức hoạt động tư vấn tâm lý học sinh

„j2 | Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về quản lý quy trình | „„

thực hiện tư vấn tâm lý cho học sinh

+ạa,_ | Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về quản lý đội ngũ và sự | „

phối hợp của đội ngũ của hoạt động tư vấn tâm lý

24, | Đảnh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về quản lý các điều kiện | „

hỗ trợ hoạt động tư vẫn tâm lý học sinh

2 ạs _ | Đánh giá của cần bộ quân lý, giáo viên về Quản lý hoạt động tự | ¡ bồi dưỡng năng lực tư vẫn tâm lý học sinh

Trang 12

bing

216, | Đảnh giá của cần bộ quân lý, giáo viên về kiêm tra, gidm sit ke |

hoạch Quản lý hoạt động của giáo viên THCS

Đánh giả của cán bộ quản lý, giáo viên về các yêu tô ảnh hưởng

2.17 | dén công tác Quân lý hoạt động Tư vẫn tâm lý học sinh của giáo |_ 53

viên

2.1 | Kết quả đánh giá mức độ cấp thiết của các biện pháp 79 3.3 _ | Kết quả đánh giá tính khả thì của các biện pháp 30

Trang 13

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu

hình

3.1 |Mỗi quan hệ giữa các biện pháp đề xuất T§

Trang 14

1 Lý do lựa chọn đề tài

Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hỏa - hiện đại hỏa đất nước Tình

trạng nghèo nàn, lạc hậu dẫn dẫn được khắc phục Đời sống vật chất, tỉnh thần của mọi

người, mọi nhà đang từng bước được cải thiện, Song xã hội cảng phát triển thì những

vấn để của đời sống tâm lý, tỉnh cảm cũng cảng náy sinh phong phú, đa dạng và bức xúc hơn Các hoạt động hỗ trợ tâm lý xuất hiện vả ngày cảng phát triển nhằm đáp ứng

như cầu của xã hội, nhất là ở nơi mà cha mẹ không có nhiều thời gian dành cho con

Tham vẫn tâm lý được ứng dụng ở nhiều loại hình hỗ trợ khác nhau, trong đó hỗ trợ tâm lỷ học đường đang trở thành một nhu cầu cấp bách của xã hội cần được đáp ứng

kịp thời Hoạt động trợ giúp tâm lý học đường không chỉ đóng vai trò quan trọng đối

với học sinh, sinh viên mà nó còn rất cần thiết cho giáo viên, phụ huynh học sinh - những người có liên quan đến sự nghiệp “trồng người" Quân lý hoạt động hỗ trợ tâm

lý học sinh phải chặt chẽ, đúng quy định Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT ngảy 18 tháng

12 năm 2017 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phố thông

Với vai trò là cấp học nên tảng trong hệ thông giáo dục phô thông, hiệu quả và

chất lượng giáo dục THCS dựa trên sự đánh giá tổng thể tất cả các mặt hoạt động cúa nhà trường, trong đỏ lấy học sinh làm trung tâm Một trường THCS hoàn thành nhiệm

vụ mà Đảng và nhân dân giao phó phải đảm bảo phát triển toàn diện “1d sự phát triển

đồng thời cả về thê chất, trí tuệ, tỉnh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội của trẻ

em[dẫn theo Error! Reference source not found.]; “giúp học sinh hình thành những

cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài vẻ đạo đức trí tuệ, thê chất, thâm

ác kỹ năng cơ bán [dẫn theo Error! Reference source not found.]

Để hoàn thành nhiệm vụ nảy, các nhà trường cần có sự quan tâm thích đáng đến vấn đề chăm sóc sức khỏe tỉnh thần cho học sinh Các vấn đề tâm lý, các khỏ khăn

trong cuộc sống của học sinh phải được tư vẫn, chia sẻ giải toa kip thời, tránh dẫn đến hành vi xấu, gây ra hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng đến sự hình thành vả phát triển nhân cách của các em sau nảy Trước yêu cầu cấp bách đỏ, nhiều nhả trường đã có sự quan

tâm, thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh Tuy nhiên, việc triển khai thực

Trang 15

vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Chư Sẽ, tinh Gia Lai trong giai đoạn hiện nay

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động tư vẫn tâm lý cho học sinh các trường THCS

3.2 Đấi tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường THCS huyện Chư Sẽ, tỉnh Gia Lai

4 Giả thuyết khoa học

Công tác quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường THCS huyện

Chư Sẽ tỉnh Gia Lai đã được quan tâm, đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động này còn có nhiều hạn chế và bắt cập về nội dung, phương pháp

tư vấn, quy trình, kiểm tra - đánh giá, đội ngũ, các điều kiện thực hiện

Có thể đề xuất được những biện pháp có tỉnh cấp thiết và khả thi

hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường THCS huyện Chư Sẽ, tinh Gia Lai

é quan ly

nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường

THCS tại địa bàn nghiên cứu

5, Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Hệ thống hỏa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý hoạt động tư vấn

tâm lý cho học sinh các trưởng THCS

5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quán lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường THCS huyện Chư Sẽ, tỉnh Gia Lai

5.3 Đề xuất các biện pháp quản lỷ hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các

trường THCS huyện Chư Sẽ, tinh Gia Lai

6 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

6.1 VỀ nội dung nghiên cứu

Đề tài khảo sát thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý hoạt động tư vấn tâm lý

cho học sinh các trường THCS huyện Chư Sê, tinh Gia Lai

Trang 16

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp các tải liệu lý luận để hệ thống hóa lí thuyết, xây dựng cơ

sở lý luận của luận văn

72 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

~ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Sử dụng phiều trưng cầu ý kiến về hoạt động tư vấn tâm lý học sinh ở trưởng THCS; Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học sinh ở các trường THCS Đối tượng khảo

sát là cán bộ Quản lý, giáo viên, học sinh ở các trường THCS huyện Chư Sẽ, tỉnh Gia Lai

~ Phương pháp phỏng vấn

Sử dụng phương pháp này nhằm những thu thập những thông tin sâu về một số vấn đề cốt lõi của để tài Nhóm đối tượng phỏng vấn sẽ hạn chế hơn và tập trung vào

đội ngữ cán bộ Quản lý và giáo viên chủ nhiệm

~ Phương pháp chuyên gia

Sử dụng phương pháp này để kiểm chứng mức độ cần thiết và mức độ khả thị

của các biên pháp quản lý hoạt động tư vẫn tâm lý cho học sinh ở các trường THCS huyện Chư Sẽ, tỉnh Gia Lai

~ Phương pháp nghiên cửu hồ sơ

Sử dụng phương pháp này với mục đích nghiên cửu thu thập thêm thông tỉn, đánh giá công tác quân lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh ở các trưởng THCS trên địa bản huyện Chư Sẽ tinh Gia Lai

7.3 Phương pháp xử lí, phân tích thông tin

Sử dụng nhóm phương pháp này nhằm mục đích thông kê và phân tích để xử lý

u tra Tử đó đánh giá định lượng kết quá điều tra

các số liệu thu thập được tử

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu; kết luận vả khuyến nghị; danh mục tải liệu tham khảo và

phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương

Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh

trưởng trung học cơ sở;

Chương 2 Thực trạng quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường THCS huyện Chư Sê, tinh Gia Lai;

Chương 3 Biện pháp quản lý hoạt đông tư vấn tâm lý cho học sinh các trưởng THCS huyện Chư Sẽ, tinh Gia Lai

Trang 17

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LÝ HOAT DONG TU VAN TÂM LÝ

CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới

'Tham vấn tâm lý học đường hay còn gọi lả tư vấn học đường, là một nhánh của ngành tham vấn tâm lý, được xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 tại Hoa Kỷ Iesse B Davis

có thể được xem là một tong những người đầu tiên trong lĩnh vực này khi giới thiệu một chương trình “Những hướng dã

vấn đề:

1) Cung cấp những nguồn lực để các bang thiết lập vả duy trì các hoạt động

tham vấn, trắc nghiệm và khải đạo trong trường học;

2) Ủy quyền và cho phép các trường cao đẳng và đại học thiết kế các chương

trình đảo tao tr van hoc duéng, {dan theo Error! Reference source not found., tr.27]

Năm 1962, cuỗn sách của Wrenn, Nhà tham vấn trong một thể giới thay đổi (TheCounselorina Changing World) đã định chế hóa các mục tiêu của tư vấn học

đường Năm 1964, ASCA phát triển các vai trò và chức năng dành cho các nhà tư vấn học đường [dẫn theo Error! Referenee source not found tr.56]

Năm 1965 đạo luật Giáo dục Tiêu học và Trung hoe (Elementary and Secondary Education Aet) ra đời và cung cấp nguồn quỹ để phát triển những cơ hội

giáo dục cho những gia đình nghẻo Đến những năm 80 và 90, nhu cầu về việc làm rõ

những đặc tính và vai trò của nhà tư vẫn học đường được xuất hiện với sự "chín mudi”

của những vấn để pháp lý liên quan Năm 1997, Tiêu chuẩn quốc gia dành cho các

chương trình tư vấn học đường ra đời và kể từ đỏ, ngành tư vấn học đường được xem

các nhà tư vẫn học đường Hoa Kỳ (ASCA) được

xem là nguồn tham khảo và kiêu mẫu cho các chương trình tham vấn tâm lý học

là đã hoản thiện Hiện nay,

đường của hầu hết các nước trên thể giới ASCA hiện tại có hơn 23.000 hội viên trên

toàn thế giới và là một phân hội của ACA với hơn 60.000 hội viên trên toản thể giới [dẫn theo Error! Reference source not found., tr-19]

Hiện nay các nghiên cứu về tư vẫn tâm lý học đường được triển khai theo các

hướng:

Trang 18

cảm, học tập

~ Nghiên cứu vi

~ Nghiên cứu về các mô hình cung cấp dịch vụ

ác chương trình can thiệp, hỗ trợ học sinh

~ Nghiên cứu các nhu cầu tư vấn của học sinh

~ Nghiên cứu về cách thức Quan ly va mô hình Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý

học đường

Với hướng nghiên cửu về mô hình và cách thức Quản lý hoạt động tư vẫn tâm

lý học đường cũng có nhiều cách tiếp cận và hướng nghiên cửu:

~ Nghiên cửu vận hảnh các phòng tư vẫn tâm lý và Quản lý các phòng này trong mỗi nhà trường

~ Nghiên cứu mô hình cung ứng dịch vụ, Quản lý hoạt động theo khu vực

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Tư vấn học đường là vấn đề không còn xa lạ với các nước phát triển, nhưng ở Việt Nam, đây còn là một vấn đề nóng bỏng đang nhận được nhiều sự quan tâm,

nghiên cứu và tìm hiểu từ nhiễu phía

Ở Việt Nam, vảo những năm 90 của thế kỉ XX, một loạt các hoạt động nhìn bề

ngoài có vẻ rời rạc, khác nhau như: sự hình thành các trung tâm công tác xã hội với các hoạt động giúp đỡ người nghèo, những người có hoàn cảnh đặc biệt khỏ khăn; sự

xuất hiện các trung tâm tư vấn, các đường dây tư vấn qua điện thoại và các hình thức

tư vấn qua mạng; hoặc việc mạnh dạn sử dụng sinh viên ngảnh tâm lý vào hoạt động

chăm chữa tâm thần tại các bệnh viện, phòng khám và sự ứng dụng đa dạng các trắc

nghiệm tâm lý vào hoạt động hướng nghiệp tại các trường trung học và cộng

đồng đều đã góp phần vảo việc hình thành nghề tư vấn ở Việt Nam mà khởi đầu của

nó là hoạt động tư vấn cho lời khuyên Tâm lý học “dự nhập” vào Việt Nam với tư

cách là một nghề - nghề dạy tâm lý (nghề sư phạm) và nghiên cứu tâm lý Mặc dù hiện nay ngành Tâm lý học vẫn chưa được cấp mã số cho nghề *Nghẻ (trợ giúp tâm nhưng các hoạt động trợ giúp tâm lý nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội vẫn phát triển và kháng định *chở đứng” của mình trong xã hội

Ngày nay, tại các thành thị lớn, khi các cá nhân hoặc gia đình có vẫn đề tâm lý

họ đều biết tìm đến các “bác sĩ tâm lử" 48 được giúp đỡ Nếu nhìn hoạt động tư vấn từ

góc độ nghệ trợ giúp tâm lý, theo đánh giá của tác giả Nguyễn Thị Oanh phỏng tư vẫn tâm lý đầu tiên ở thành phố Hẻ Chí Minh là vào năm 1988, do tác giả Tô Thị Ảnh phụ trách Các đối tượng tới đây xin tư vấn thuộc mọi thành phần và các nhu cầu trợ giúp

cũng đa dạng Do trung tâm tư vẫn tâm lý này có dịch vụ trị liều tâm lý chuyên sâu

nên các khách hàng có vẫn đê trầm trọng về tâm lý, đã thường đến đây xin trợ giúp.

Trang 19

đời, trong đỏ có mô hình Văn phòng tư vấn, nhằm bảo vệ trẻ em có hoàn cánh đặc biệt khó khăn như: trẻ em lang thang kiểm sống ở thành phó, trẻ em trộm

trẻ nghiện hút, trẻ bị bóc lột lao động vả tình dục, trẻ em mô côi không nơi nương tựa Những

khóa tập huấn gần như đầu tiên về tư vấn trẻ em do Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam tổ chức tại Hà Nội đã đặt nền tảng cho hảng loạt các hoạt động tập huấn

nâng cao năng lực tư vẫn cho cán bộ làm việc trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em sau này

Năm 2003, hội tháo “Äjw câu tư vấn học đường tại thành phố Hỗ Chỉ Minh"

được Viện Nghiên cứu Giáo dục, trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh tô

chức với sự tham gia của nhiễu nhà tâm lý, giáo dục và hiệu trưng các trưởng có hoạt động tư vấn học đường để *mổ xe" và kêu gọi sự quan tâm của giới chuyên môn cũng như các cơ quan chính phủ trong việc có các chiến lược nhằm phát triển hoạt động tư vấn tâm lý học đường tại Việt Nam Cũng trong thời gian nảy, một vải sinh viên khoa Tâm lý - Giáo dục trường Đại học sư phạm thành phổ Hỗ Chí Minh đã chọn dé tai cho luận văn tốt nghiệp của mình về vấn để tư vấn học đường Những "sự kiến” này được

xem là những bước khởi đầu cho nhiều sự thay đổi tiếp theo cúa ngành tư vấn tâm lý

học đường tại Việt Nam

Củng thời gian này, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục phối hợp với khoa Tâm lý thuộc trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn

Hà Nội gồm các tác giả: Lê Vân Anh, Phan Thị Ngọc Anh, Nguyễn Thị Quyền và

Nguyễn Minh Hằng đã có công trình nghiên cứu về một số biểu hiện về hành vi lệch chuẩn của học sinh trong nhà trường nhằm xác định nhu cầu tham vấn trong trường phổ thông Từ đó để xuất mô hình tham van tim ly học đường trong nhà trường phô thông Kết quả nghiên cứu giúp cho các nha Quan lý bước đầu định hướng hoạt đông tham vấn tại trường phô thông Năm 2004, trung tâm Hỗ trợ tư vấn tâm lý (CACP)

thuộc trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội được thành lập và cũng đề

cập đến hoạt động nghiên cứu hoạt động tư vẫn tâm lý học đường

Năm 2006, quyển sách Tư vấn tâm lý căn bản của tác giả Nguyễn Thơ Sinh

xuất hiện, đáp ứng được phân nào như câu tìm hiểu và tự trau dỗi kĩ năng thực hành tư

vẫn tâm lý của những người lảm nhiệm vụ tư

“Cuốn sách đầu tiên bằng tiếng Việt về tư vẫn tâm h

động tư vấn tâm lý tại Việt Nam trong những năm đầu chỉ là hoạt động cung cấp thông tin, thuyết phục, cho lời khuyên là chủ yếu, tuy nhiên, trong những năm gần đây, Hoạt

Trang 20

tiếp cận thân chủ trọng tâm, tránh áp đặt và ra lời khuyên Đội ngũ chuyên viên tư vấn

tại các trung tâm cũng đã được đảo tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp Tuy nhiên,

hoạt động tư vẫn tâm lý vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội

Trong cuén sách “71 vấn tẩm lỷ học đưởng” tắc giả Nguyễn Thị Oanh (Xuất bản 10/2007) đã cùng các bạn trẻ giải đáp những vẫn để khó khăn trong đời sống gia

đình, tình bạn, tỉnh yêu, học tập và định hướng nghề nghiệp

khám phá và làm chủ bán thân Đồng thởi những nghiên cứu của tác giả cũng giúp

giúp các em tự

cha mẹ, thấy cô hiểu thêm vẻ tâm lý của lửa tuổi học trỏ

Hay trong bài viết của Ngô Minh Huy đăng trên ký yếu Hội thảo khoa học:

“Hỗ trợ tâm lý cho học sinh, sinh viên” do Hội khoa học tâm lý - giáo dục tỉnh Đồng

Nai tô chức tại bệnh viện Tâm thần II (18-12-2007), tác giả có giới thiệu sơ lược về lịch sử ngành tham vấn ở thế giới và ở Việt Nam Tác giả còn đề cập đến một số vấn

đẻ thực tiễn như nhà tham vấn học đường cần phải làm gì, ai có thẻ là nhà tham vẫn

học đường, vẫn đề phát triển tư vẫn học đường

Hoi thao “Tie van tdm hi - gido duc - thực tiên và định hướng phát triển” được

tổ chức tại thành phố hồ Chí Minh vào tháng 2 năm 2006 Hội thảo đã đề ra cách nhìn nhận đúng đắn của người lớn đối với học sinh, đồng thời khăng định vai trò của tư vẫn học đường đối với học sinh, nhà trường và xã

Kỷ yếu Hội thảo *Niư cầu tư vấn học đường ở các trường THCS tại thành pho

H6 Chi Minh hiện nay”, Viện nghiên cứu giáo dục, đại học Sư phạm thành phố Hỗ Chí

Minh, năm 2003, bao gồm các bài tham luận, báo cáo khoa học của các nhà khoa học

giáo dục, các chuyên gia tư vấn Các bải viết đã trình bảy khá rõ thực trạng như cau

tư vấn học đường ở các trường THCS trên địa bản thành phố Hỗ Chí Minh, tir đỏ đưa

ra một số nguyên nhân và các giải pháp định hướng cơ bản

Bên cạnh đó còn có một số bải báo, tạp chỉ khác cũng đề cập tới công tác tư vấn

học đường như: “Ẻ tư vấn tâm |ÿ - hưởng nghiệp ở trường THCS* của tác giả Nguyễn

Bá Đạt, Tạp chí giáo dục - Bộ GD&ĐÐT, số 63 (7/2003), trình bày về các vấn đề cỏ liên

quan tới tâm lý và hướng nghiệp cúa học sinh THCS [14, tr.257] *Cẩn có các chuyên viên tâm lý trong trường học” của tác giả Nguyễn Phương Hoa công bố trên Tạp chỉ Tâm lý học - V'

thưởng gặp từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể trong đó có lưu ý đến việc cần thiết phải

Tâm lý học, đã nêu ra một số khó khăn về tâm lý mả học sinh

cố các chuyên viên tâm lý trong trường học nhằm giúp học sinh giải quyết các thắc mắc và khó khăn gặp phải

Công trình “ham

Thị Minh Đức và Đỗ Hoàng, công bổ trên Tạp chí Tâm lý học năm 2006, đây là một

ín học đường - nhìn từ góc độ giới" của hai tác giả Trần

Trang 21

tác giả đã chỉ ra những nét khác biệt cơ bản trong tâm lý của học sinh nam va nữ “Tim

hiểu thực trạng và các giải pháp định hướng vẻ nhụ cầu tr

THCS trong nội thành phó Hỗ Chỉ Minh hiện nay” của tác giả Võ Thị Tích, đã đưa ra

thực trạng chung của nhu cầu tư vấn học đường của học sinh THCS và đề xuất một số

học đường ở học sinh

giải pháp định hướng cơ bản [Error! Reference source not found.]

~ Tác giả Nguyễn Thị Tình (2019), Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường

ở các trường THPT huyện Sỉ Ma Cai, Tỉnh Lào Cai, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Trường ĐHSP - Đại học Thái Nguyên Trong đỏ, trong những năm qua, nền kinh

tế của Việt Nam đã có bước đột phá lớn GDP hằng năm liên tục tăng nhanh tạo ra sự

chuyển biến nhanh chóng về tắt cả mọi mặt trong đời sống của con người Việt Nam

Bên cạnh những mặt tích cực mà nên kinh tế mới đem lại thì chúng ta cũng phải nhìn

nhận thêm một số mặt hạn chế cỏn tồn tại và có xu hướng ngày cảng gia tăng Đó là sự tác động của kinh tế đến đời sống tình cảm, tâm lý của con người đặc biệt là giới trẻ

mà trong đỏ điển hình là trẻ thanh niên - học sinh trung học phỏ thông [Error! Reference source not found.]

~ Tác giả Đoàn Thị Thu Thủy (2020), Quản lý hoạt đông tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, Luận văn Thạc sĩ QLGD, Trường ĐH Giáo dục - ĐHQG Hà Nội Trong đó, Luận văn nghiên cứu về tư

vấn tâm lý học đường cho học sinh trưởng THCS ~ đây là vấn đề mới trong bối cảnh hiện nay rất cần quan tâm góp phần giáo dục nhân cách cho trẻ Một trong những khỏ khăn để đảm báo chất lượng trong tư vấn tâm lý cho học sinh trường THCS là việc

nâng cao hiệu quá các biện pháp quản lý nhất là đối với hiệu trướng nhả trường Luận

văn đã khải quát các công trình nghiên cứu liên quan đến tư vấn tâm lý và quản lý hoạt động tư vẫn tâm lý cho học sinh [44]

Tóm lại, đã có hàng loạt các bài viết nghiên cứu về vi

đề giáo dục giới tính cho học sinh, nhưng những dự án giáo dục giới tỉnh ra đởi vẫn mờ nhạt Có nhiều

nghiên cứu xoay quanh vấn đẻ tâm lý giới tính, tâm lý học đường nhưng chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào vấn đề Quản lý hoạt đông tư vẫn tâm lý học sinh Việc nhận

thức về vấn đẻ tư vẫn tâm lý học sinh cho đến nay vẫn còn nhiều hạn chế Thế nên qua

để tải này với mong muốn sẽ đi sâu hơn và bễ sung thêm những khía cạnh mới cho nhiệm vụ Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học sinh của giáo viên các trường trung học

cơ sở huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, làm vấn để nghiên cứu

1.2 Một số khái niệm cơ băn của để tài

1.2.1 Quản lý, Quản

1.2.1.1 Quản lý

giảo dục

Trang 22

Theo Harold Koolz “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó bảo đảm phối hợp

những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm Mục tiêu của mọi nhà Quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được

sự bắt măn cá nhân it nha”

các mục địch của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất

[I7.tr38]-

Theo Từ điển Giáo dục học (2001) của NXB Từ điển Bách khoa “Quản jý là tổ chức, điều khiến hoạt động của một đơn vị, cơ quan" [Error! Reference source not found., tr 583]

Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thi My Léc dinh nghia “ Quan hj là tác động có định hưởng, có chủ đích của chi thể Quản lý (người Quản lý) đền khách thể Quản lý (người bị Quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức đó vận hành và đạt mục đích của mình" [12, tr.326]

Tác giả Trần Kiểm cho rằng “Quản lý là sự tác động có ÿ thức của chủ thể Quân lý lên đối tượng Quản lÿ nhằm chỉ huy, điểu hành, hướng đần các quả trình xã

hội và hành vì của cá nhân hưởng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy'

đối tượng Quản lý

giá công việc nhằm đạt được những mục tiêu đã dự kiến Quản lý giữ vai trỏ rất quan

là sự tác động liên tục của chủ thể Quản lý tới khách thể và

cách có kế hoạch, có tô chức, có phối hợp, có kiểm tra, đánh

trọng trong mọi hoạt động xã hội

1.2.1.2 Quản lý giáo dục

Khái niệm “Quan | gido dục” được rất nhiều nha khoa học trình bảy với các

quan niệm khác nhau

Tác giả Trần Kiểm định nghĩa Quản lý giáo dục (vi mô) được hiểu lả hệ thống

những tác động tự giác (có ý thức có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy

luật) của chủ thê Quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha

mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất

lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường [Error! Reference source not found., tr.12]

Theo Nguyễn Phúc Châu, quản ly giáo dục được hiểu là những tác đông tự giác,

có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thẳng và hợp quy luật, của chủ thê Quan

lý giáo dục các \t cả các mắc xích của hệ thống giáo dục nhằm thực hiện có

lắm sát và điêu chính các

chất lượng và hiệu quả việc tổ chức, huy đông điều ph

nguồn lực giảo dục (nhân lực, vật lực, tài lực vả thông tin) để hệ thống giáo dục vận

Trang 23

hành đạt được mục tiêu phát triển giáo duc) [11, 24]

Từ các quan niệm trên ta có thê khái quát như sau: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể Quản lý đến khách thể Quán lý nhằm thực hiện hiệu quá mục tiêu giáo dục

1.2.2 Quần lý nhà trường

Theo téc giả Phạm Minh Hạc và các công sự: “Quản lý nhà trường ở Liệt Nam

là thực hiện đường lỗi giảo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm, đưa nhà trường

may

* Nục tiêu của quản lý nhà trường:

Đảm bảo kế hoạch giáo dục kế tiếp, tuyển sinh HS vào đúng số lượng theo kế hoạch giáo dục hằng năm, đúng chất lượng theo quy định của Bộ GD&ĐT Duy trì sĩ

số HS và hạn chế tôi đa số HS lưu ban, bỏ học

Đảm bảo chất lượng, hiệu quả, quá trình dạy học vả giáo dục, tiến hành các hoạt động giáo dục theo đúng chương trình, đám bảo đạt yêu cầu của các môn học và hoạt động giáo dục

Xây dựng đội ngũ GV của nhà trường đồng bộ có đủ loại hình và chất lượng ngảy cảng cao Xây dựng đội ngũ nhân viên phục vụ có nghiệp vụ tương ứng thich

hợp, am hiều vẻ đặc thù giáo dục trong công việc của minh

Từng bước hoàn thiện, nâng cao CSVC, trang thiết bị, phương tiện - kỹ thuật,

gi

Xây dựng vả hoàn thiện môi trường giáo dục lành mạnh thống nhất

Thường xuyên cải tiễn công tác quản lý trường học theo tinh thần dân chủ hoá

Lý luận và thực tiễn đã khẳng định, quản lý nhà trường gồm hai loại:

Quan lý các chủ thể bên ngoài nhà trường nhằm định hướng và tạo điều kiện

cho nhà trường hoạt động và phát triển

Quản lý các chủ thể bên trong nhả trưởng nhằm cụ thể hoá các chủ trương

đường lối, chính sách giáo dục thành các kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra để đưa

Trang 24

1.2.3 Tư vấn tâm lý học sinh:

Khái niệm về tư vấn tâm lý học sinh được hiểu theo quy định tại Khoản 2 Điều

2 Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT về hướng dẫn thực hiện tư vẫn tâm lý cho học sinh trong trưởng phô thông do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành, cụ thể như sau:

“Tư vấn tâm lý cho học sinh là sự tương tác, trợ giúp tâm lý, can thiệp (khi cần

với học sinh khi gặp phải tình huông khó khăn

thiết) của cắn bộ, giáo viên tư vẫn đ:

trong học tập, Hoàn cánh gia đình, mỗi quan hệ với người khác hoặc nhận thức bản thân, từ đỏ tăng cảm xúc tích cực, tw lựa chọn và thực hiện quyết định trong tỉnh

hudng dé"[Exror! Reference source not found.]

Trong luận văn này đã sử dụng khái niệm “tư vấn tâm lý học sinh” của tác giả

1 vấn tâm lý học sinh là một hệ thẳng img dung các trí

thức tâm lị' học vào thực tiên nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi, tối đa giúp cho học

sinh có thể tự quyết định hay giải quyết các vẫn đề nảy sinh trong cuộc sống học

đường của mình theo hưởng tích cực để phát triển nhân cách toàn diện ”"[Error! Reference source not found.]

Theo tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phd thông cốt cán - Mô Đun 5 về

tự vẫn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học cắp trung học cơ sở nêu:

'Trong thực t8, lỗ trợ” là hai khái niệm có liên quan nhưng có nội hảm khác nhau Trong đỏ:

“Tw vấn” là khải niệm chỉ một hoạt động chuyên môn hoặc một nghề nghiệp

chuyên giúp người khác đưa ra quyết định và giải quyết vấn để, nâng cao năng lực của

cả nhân bằng những phương pháp, nghiệp vụ chuyên môn Người chuyên làm nghề

này được gọi là “nhà tư vấn”

Trong lĩnh vực tư vấn tâm lý, khái niệm tư vấn còn được hiểu ở nghĩa rộng hơn không đơn th

mã còn là quá trình nhả tư vấn vận dụng những trì thức, phương pháp vả kĩ năng nghề

nghiệp nhằm trợ giúp đối tượng được tư vấn nhận ra chính mình, từ đó tự thay đổi hành

vi, thái độ, tái lập lại thế cân bằng tâm lý cho bản thân ở mức độ cao hơn

“HB trợ” theo nghĩa phổ biển

cho người khác khi họ gập vướng mắc hoặc khó khăn trong cuộc sống công

là việc “cho lời khuyên” (như công việc của một chuyên gia, hay cô vấn)

, được hiểu là "sự giúp đỡ” nói chung dành

vật chất và tỉnh thân Với ý nghĩa này bất kỳ ai cũng có thẻ là người hỗ trợ người khác

khi họ có điều kiện dủ là những việc làm đơn giản nhất Ví dụ: học sinh chép bài giúp

bạn khi bạn ôm, cô giáo đền thăm và động viên học sinh khi em có chuyện buôn, đồng

trong cơ quan giúp ban minh tim tai

Trong hoạt động nghề nghiệp, có một số nghề được gọi là “nghề trợ giúp” vì tính

Trang 25

chất “tư vấn, hỗ trợ" rất rõ nét Người ta chia thành ba kiểu trợ giúp cơ bản, gỗi

với đổi tượng mà họ giúp đỡ (như chuyên gia tư vấn tâm lý, tham vấn tâm lý, công tác

xã hội, trị liệu ) Người trợ giúp chuyên nghiệp thường có chức danh cụ thể, như nhả

hay nhân viên công tác xã hội

+ Trợ giúp bán chuyên nghiệp: Là hình thức trợ giúp mà chủ thể có thể được

đảo tạo, tập huấn ngắn hạn về các lĩnh vực trợ giúp, hoặc có kinh nghiệm từ mỗi quan

hệ trợ giúp (chẳng hạn, quan hệ giữa giáo viên-học sinh, hiệu trường-giáo viên; giảm

không được đảo tạo, huẫn luyện chính thức về các kĩ năng trợ giúp chuyên biệt Sự trợ

giúp của họ có thê chỉ xảy ra nhất thời trong mỗi quan hệ tạm thời với đối tượng

Người trợ giúp không chuyên nghiệp thường có mỗi quan hệ trợ giúp không chính

thức, kết cầu trợ giúp lỏng lẻo, thời gian ngăn và hiệu quả giúp đỡ có giới hạn

Như vậy, tư vẫn và hỗ trợ đều có điểm chung là sự giúp đỡ, mang đến những điều tích cực, thuận lợi cho người khác khi họ đang gặp khó khăn, vướng mac trong cuộc sống hay công việc Tuy nhiên sự giúp đỡ trong tư vẫn mang tính nghề nghiệp

cao hơn còn sự giúp đỡ trong hỗ trợ mang ÿ nghĩa rộng hơn, phổ quát hơn

Từ vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học

Hoạt động học tập và rẻn luyện trong nhà trường là dạng hoạt động chủ đạo, quyết

định trực tiếp sự phát triển tâm lý, nhân cách của học sinh Dạng hoạt động nảy đặt ra

nhiều yêu cầu về nội dung, phương pháp, hình thức lĩnh hội trì thức, kĩ năng, rên luyện

đạo đức, nhân cách nên học sinh sẽ phải đối mặt với những khó khăn nhất định nhằm thực hiện được những yêu cầu đó Vượt qua được những yêu cầu, khó khăn này thì học

sinh sẽ phát triển hài hòa về thể chất, tâm lý, trí tuệ và nhân cách

Để làm được điều này giáo viên với tư cách là chú thể của hoạt đông giáo dục

và dạy học bên cạnh việc tô chức và điều khiên hoạt động dạy học, định hướng hoạt

động tự học và tự rèn luyện của học sinh, giáo viên cần đồng hành, theo sát và kịp thời

phát hiện những khó khăn riêng của những hoc sinh khác nhau Từ đó tìm ra biện pháp, cách thức hỗ trợ phủ hợp, giúp học sinh thực hiện được hoạt động học tập và rên

luyện một cách hiệu quả Nỏi cách khác, ngoài hai công việc chính l

học, hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh cũng là một trong những yêu cầu về chuyển

Trang 26

môn, nghiệp vụ của người giáo viên Theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22

tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đảo tạo về qui định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phô thông yêu cầu về năng lực tư vẫn, hỗ trợ học sinh

được coi lả một trong những tiêu chuẩn vẻ phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên phổ thông nỏi chung vả giáo viên trung học cơ sở nỏi riêng (tiêu chuẩn 2, tiêu chí

7) Ở một góc độ nhất định, giáo viên thực hiện công việc tư vấn, hỗ trợ học sinh hiệu

quả sẽ góp phân hỗ trợ tích cực đến việc giáo dục và dạy học học sinh, mang lại kết quả tốt đẹp cho cả giáo viên và học sinh

Theo tỉnh thần của Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT ngảy 18/12/2017 về

hướng dẫn công tắc tư vấn tâm lý trong trưởng phổ thông, hoạt động tư vấn tâm lý

trong nhà trường được hiểu là “sự hỗ trợ tâm lý, giúp học sinh nâng cao hiểu biết

về bản thân, hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ xã hội, từ đó tăng cảm xúc tích cực

tự đưa ra quyết định trong tình huống khó khăn học sinh gặp phải khi đang học tại

nhà trưởng”

Trong nhà trường phô thông, tư vấn, hỗ trợ học sinh trong giáo dục và đạy học vừa được xem là một tiến trình, vừa được xem là một hoạt động Hoạt động nảy có thể

bao gồm các mức độ hỗ trợ khác nhau (từ phòng ngừa, tư vấn và can thiệp khi cần

thiết) và diễn ra theo nhiều phương thức khác nhau như:

mang tính phòng ngửa, nâng cao hiểu biết và năng lực thích ứng cho học sinh

~ Tổ chức các hoạt động trải

nghiệt

trong môi trưởng học tập vả cuộc sống nói chung; 2- Tư vấn, hướng dẫn và gợi ý,

ra lời khuyên hoặc cung cấp thông tin cho học sinh; 3- Tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ

để học sinh có thể tự giải quyết các vấn đề của bản thân; 4- Tư vẫn tâm lý tổ chức các

hoạt động chuyên nghiệp giúp học sinh tự nhận thức về mình, từ đỏ thay đổi bản thần theo hướng tích cực [35]

1.2.4 Quản lý hoạt động tư vẫn tâm lý học sinh trung học cơ sở

Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học sinh trường THCS là hoạt động có mục đích, có kế hoạch Trong quá trình Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học sinh trưởng THCS, người Quản lý cách thực hiện theo chức năng Quản lý: lập kế hoạch, tổ chức

thực hiện, chí đạo thực hiên và kiểm tra điều chỉnh Các nội dung này có mỗi quan hệ

chặt chẽ với nhau Tả chức Quán lý có hiệu quá hoạt động tư vấn tâm lý học sinh có

hiệu quả, giúp các em đối điện và giải quyết những vấn để trong học tập, cũng như trong cuộc sống tốt hơn, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Trang 27

1.3 Hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học cơ sở' 1.3.1 Những đặc điểm tâm lý học sinh trung học cơ sở và những yêu cầu

mới đâi

Tư vị

về bản thân, hoàn cảnh gia đỉnh, mối quan hệ xã hội, từ đó tăng cảm xúc tích cực, tự

đưa ra quyết định trong tình huỗng khó khăn học sinh gặp phải khi đang học tại nhả

trường

công tác tư vẫn tâm lj ở trường THCS

tâm lý cho học sinh là sự hỗ trợ tâm lý, giúp học sinh nâng cao hiểu biết

Lita tuéi học sinh THCS bao gồm những em có độ tui tử 11 - 15 tuổi Đó là những em đang theo học tử lớp 6 đến lớp 9 ở trưởng THCS

Lửa tuôi này còn gọi là lửa tuôi thiểu niên và nó có một vị trỉ đặc biệt trong quá

trình phát triển của trẻ em

Tuổi thiểu niên có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của cả đời

người, được thể hiện ở những điểm sau

Thứ nhất: Đây là thời kỳ quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trường thành, thời kỳ trẻ ờ

"ngã ba đường" của sự phát triên Trong đó có rất nhiều khả năng, nhiều phương án,

nhiễu con đường đề mỗi trẻ em trở thành một cá nhân Trong thời kỳ này, nếu sự phát triển được định hướng đúng, được tạo thuận lợi thì trẻ em sẽ trở thành cá nhân thành

đạt, công dân tốt Ngược lại, nễu không được định hướng đúng, bị tác động bởi các

yếu tố tiêu cực thì sẽ xuất hiện hàng loạt nguy cơ dẫn trẻ em đến bến bở của sự phát

triển lệch lạc về nhận thức, thái độ, hành vi vả nhân cách

Thứ hai: Thời kỳ mà tỉnh tích cực xã hội của trẻ em được phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong việc thiết lập các quan hệ bình đẳng với người lớn và bạn ngang hàng,

trong việc lĩnh hội các chuẩn mực và giá trị xã hội, thiết kể tương lai của mình và

những kế hoạch hành động cả nhãn tương ứng

Thứ ba: Trong suốt thời kỳ tuôi thiểu niên đều diễn ra sự cấu tạo lại, cải tố lại,

hình thành các câu trúc mới về thể chất, sinh lý, về hoạt động, tương tác xã hội vả tâm

lý, nhân cách, xuất hiện những yêu tô mới của sự trưởng thành Từ đó hình thành cơ sở nên tảng và vạch chiều hướng cho sự trưởng thành thực thụ của cá nhân, tạo nên đặc thù riêng của lứa tuổi

Thứ tr: Tuôi thiểu niên là giai đoạn khó khăn, phức tạp và đẩy mâu thuẫn trong

quá trình phát triền

Ngay các tên gọi của thời kỳ này: thời kỳ “quá độ", “tuổi khó khải

"mỗi

khủng hoáng" đã nói lên tính phức tạp và quan trọng của những quá trình phát triển

diễn ra trong: lửa tudi thiểu niên Sự phic tạp thể hiện qua tỉnh hai mặt cúa hoàn cánh

của trẻ Một mặt có những yếu tô thức đây phát triển tính cách của người

lớn Mặt khác, hoàn cánh sống của các em có những yếu tổ kìm hăm sự phát triển tỉnh

Trang 28

người lớn: Phản lớn thời gian các em bận học, it có nghĩa vụ khác với gia đình: nhiều bậc cha mẹ quá chăm sóc trẻ, không để các em phải chăm lo việc gia đình

1.3.2 Mục tiêu của hoạt động tư vẫn tâm lị' học sinh ở trường trung học cơ

sở

Mục tiêu chung của tư vấn tâm lý học sinh: la trợ giúp đối tượng (học sinh có van dé, gọi lả nan đẻ - problem) nâng cao nhận thức về bản thân, tự đưa ra được quyết

định thay đôi hành vi và tư duy, trợ giúp

~ client) thực hiện các quyết định có hiệu quả, bao gồm:

tượng (trong chuyên môn gọi là thân chủ

~ Định hướng giáo dục cho học sinh có khỏ khăn về tâm lý, tỉnh cảm, những

bức xúc của lửa tuổi, những vướng mắc trong học tập, sinh hoạt hoặc những khó

khăn học sinh, cha mẹ học sinh gặp phải trong quá trỉnh học tập và sinh hoạt Góp phan én định đời sống tâm hỗn, tỉnh cảm vả giúp học sinh thực hiện được nguyện vọng và ước mơ của mình

- Phòng ngừa, hỗ trợ can thiệp kịp thời, có hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thẻ xảy ra; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toản lành mạnh, thân thiện và phòng chống bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em

~ Hỗ trợ và đưa ra các giải pháp nhằm giúp học sinh rèn kỹ năng sống ; tăng cường ý chí, niềm tín, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rẻn luyện sức khỏe, thê chất và tinh thần, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách

Như vậy, sự trợ giúp này lại phải hướng đến 100% học sinh trong trường học

được hưởng lợi Cho nên với các đối tượng khác nhau hoạt động tư vấn học đường

cũng được phân chia theo thứ bậc, 3 cấp độ như sau:

Hình 1.1 Mô hình 3 cấp độ tư vẫn học đường [Error! Reference source not found.]

~ Cấp độ 1: Học sinh bình thường, không có vẫn đẻ khó khăn học đường chiếm

khoảng 80%, việc can thiệp chỉ có tỉnh chất hướng dẫn huấn đục (guidance) - mang

Trang 29

tính phòng ngừa (nâng cao hiểu biết kỹ năng (học tập, sức khỏe, quan hệ xã hội, phòng ngửa tê nạn xã hội, tai nạn giao thông, bao luc

ấp độ 2: 15% học sinh có biêu hiện rồi nhiễu tâm lý, cân được tư vấn cá

nghỉ ngơi ) Sự trợ giúp cần chuyên sâu và nhiều thời gian (có ca kẻo dải theo dõi hỗ

trợ 6 tháng - 2 năm), Do đó tư vấn viên bình thường, nhất là các hoạt động tư vẫn có

tính chất kiêm nhiệm, không chuyên thì không đú khả năng can thiệp sâu Nhiệm vụ

các tư vấn viên như ở Việt Nam hiện nay là đánh giả sơ bộ, dựa trên các dấu hiệu, chỉ

số hành vi quan sát được (tâm thần, chậm phát triển, tăng động, tự ký, trầm cám )

giới thiệu đến các nhà Tâm lý trị bệnh (Clinical psychologist), các Trung tâm Tự kỹ, các bệnh viện, những nơi thich hợp

1.3.3 Nội dung hoạt động tư vẫn tâm lJ' học sinh trong trường trang học cơ

~ Các vấn để về tâm lý lửa tuôi, giới tính, hôn nhân, gia đình sức khỏe sinh sin

vị thành niên phủ hợp với lứa tuổi

~ Giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phỏng, chống bạo lực, xâm hai

và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện

~ Tư vấn kỹ năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mỗi quan hệ gia

đình, thay cô, bạn bè và các mỗi quan hệ xã hội khác

~ Tư vấn kỳ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp

(tủy theo cấp học)

tâm lý đối với học sinh gặp khó khăn cần hỗ trợ, can thi

giả tâm lý

quyết kịp thời Giới thiệu, hỗ trợ đưa học sinh đến các cơ sở, chuyên gia điều

đối với các trưởng hợp học sinh bị rối loạn tâm lý nằm ngoài khả năng tư vấn của nhà

trưởng

~ Tư vấn về giá trị sống, kĩ nãng sống, giáo dục kĩ năng sống, về vấn đề khác

theo mong muốn, yêu cầu của học sinh

Trang 30

1.3.4 Hình thức tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý học sinh trường trung học

cơ sở

Theo tỉnh thần của Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 về hướng dẫn công tác từ vấn tâm lý trong trường phổ thông và mô đun 5 tư vắn hỗ trợ học sinh

trong hoạt động giáo dục vả dạy học cấp trung học cơ sở năm 2021 của Bộ giáo dục và

Đào tạo Tư vẫn tâm lý học đường trong trường THCS cỏ nhiều hình thức như sau

~ Tô chức tư vị trực tiếp giữa cán bộ tư vấn - cá nhân học sinh, nhằm lắng

nghe và thấu hiểu những khó khăn tâm lý của học sinh; gợi mở nhận thức và hướng

giải quyết cho từng trường hợp cụ thể; động viên tinh thần để học sinh giải quyết hiệu

quả khó khăn của bản thân mình

~ Tư vấn gián tiếp thông qua email Mục tiêu và nội dung như tư vấn trực tiếp

được học sinh chuyên ý kiến đề nghị tư vấn đến địa chỉ email của nhà trường đề được

phân phối cho các thành viên tổ tư vấn phủ hợp với nội dung yêu cầu, giáo viên tư vấn

trả lời cho học sinh qua email

~ Tương tác đám đông: Tổ chức lã

gợi mở nhận thức và hướng giải quyết

g nghe những khó khăn tâm lý của học sinh;

ig viên tính thần học sinh

~ Tổ chức buổi nói chuyện các chuyên đề tư vấn giúp học sinh giải tỏa các khó khan mạng tính thời điểm hoặc mang tính phô biến Bằng cách tạo bầu không khí thoải

mái, vui vẻ sau những giờ học căng thẳng; chia sẻ, giải tỏa những bức xúc, khó khăn

tâm lý do học tập vả cuộc sống mang lại; định hướng lại nhận thức, duy tri tinh than,

thải độ sống tích cực

1.3.5 Quy trình tr vẫn tâm lý học sinh

Thực tiễn hoạt động giáo dục và dạy học sẽ nảy sinh nhiêu tình huỗng phong

phú và đa dạng, vi thế giáo viên thực hiện hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh cing rất linh hoạt, tùy thuộc vào từng vấn dé cu thé Tu vắn, hỗ trợ có thể chỉ là sự lắng

nghe, động viên học sinh hay đưa ra những chỉ dẫn giúp các em hiểu rõ vấn đề

Mức độ

nhau để giúp học sinh đối điện và giải quyết vấn đề của mình dựa trên cơ sở mô

u hơn có thể là sự huy động, kết nỗi nguồn lực từ nhiều lực lượng khác

đun 5 tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học cấp trung học cơ sở

năm 2021 của Bộ giáo dục và Đảo tạo

Mô hình tư vẫn trải qua 7 bước là một kiểu cầu trúc tư vấn tương đối phổ biến,

dễ ứng dụng thường được sử dụng trong tư vấn học đường Người cán bộ, giáo viên

khi tu van dé dang xác định và kiểm soát mục tiêu cân đạt được của từng giai đoạn

Bước l: Thiết lập quan hệ giữa người tư vấn với học sinh cần tư

c định vấn đề của học sinh cần tư vấn

Bước 2

Bước 3: Người tư vẫn cùng học sinh đánh giá vẫn để.

Trang 31

Bước 4: Giúp học sinh xác định mục đích, mục tiêu, định hướng sống thiết thực

Bước §: Tìm các biện pháp thay thể

Bước 6: Lập kế hoạch thực hiện

Bước 7: Hoàn thiện hỗ sơ tư vấn

1.3.6 Đội ngũ nhân sự và sự phối hợp trong tr vẫn tâm lý học sinh

Đội ngũ nhân sự và sự phổi hợp trong hoạt động tư vấn tâm lý học đường bao gom: Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm lớp, thây (cô) tông,

phụ trách và cán bộ y tế học đường, nhằm mục đích tiếp nhận ý kiến học sinh từ hộp

thư `Những điểu em muốn nói” và phân phối cho các thành viên tô tư vẫn, đồng thời

g

phụ trách việc tô chức tư vấn cho học sinh dưới cờ š những vấn để chung

mà học sinh đang quan tâm, nhiệm vụ các thành viên cụ thể như sau:

~ Bồ nhiệm chức danh kiêm nhiệm tư vấn học đường, tổ chức bồi dưỡng cho

giáo viên và công tác tự bỗi đưỡng,

Gi ngũ tạo mới môi trường tư vấn tâm lý học đường

-Đối với ban giám hiệu và tô trưởng tổ chuyên môn:

Chịu trách nhiệm tư vấn về phương pháp học tập các bộ môn ở trường, tự học ở

nhà sao cho việc học tập có hiệu quả, giảm mệt nhọc

~ Thầy (cô) chú nhiệm lớp:

Phụ trách các nội dung tư vấn hưởng nghiệp, tuyến sinh; giới tỉnh, quan hệ với

bạn khác giới, sức khỏe sinh sản vị thành niên; quan hệ giao tiếp với mọi người đổi

với học sinh lớp chủ nhiệm và học sinh toàn trường theo sự phân công

~Tổng phụ trách Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hỗ Chí Minh:

Tư vấn các vấn để về kỳ năng sống, về thâm mĩ trong trang phục, các vấn để

giới tỉnh, các hoạt động xã hội

~ Y tế học đường:

Tư vấn cho học sinh toản trường về vấn đề Sức khỏe sinh sản vị thành niên;

chăm sóc sức khỏe cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng bệnh

1.3.7 Điều kiện hỗ trợ hoạt động tư vẫn tâm lJ học sinh

Các nguồn lực hỗ trợ hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động tư vấn tâm lý

học đường trong nhà trường nói chung gồm con người, kinh phí, thời gian vả các điều

kiên về vật lực

Hiệu trưởng lên kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình đô nhận thức, các

kỳ năng tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho đội ngũ cán bộ, giáo viên

tham gia tư vấn tâm, lý của nhà trưởng

Hiệu trưởng dành kinh phi, thời gian, không gian cho việc tổ chức các hoạt

Trang 32

động tư vấn tâm lý, lên kế hoạch mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tư vấn tâm lý học đường như: Phòng tư vấn tâm lý, máy tính, âm thanh, tỉ vi, bản ghê, may chiếu, các đồ dùng có chất lượng được trích từ nguồn chỉ thường xuyên của đơn vị, một phân kinh phí trích từ quỹ Đoản, Đội, y tế, nguồn tải trợ từ tập thé, cá nhân

và sự hỗ trợ của chính quyền địa phương

Tài liệu phục vụ từ cơ bản đến chuyên sâu: Các tài liệu đã được tập huấn, sưu

tâm từ các nguồn như: sách, báo, trang webs, bao mang uy tín, phục vụ cho công tác tư vấn học đường

1.4 Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học sinh trường trung học cơ sở'

1.4.1 Quản lý thực hiện mục tiêu hoạt động tr vẫn tâm l học sinh:

Thông tư số 31/2017/TT-BGD&ĐT ngày 18/12/2017 về Hướng dẫn thực hiện

tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông nêu rõ: *?ham vấn râm lý

sinh là sự tương tác, trợ giúp tâm lý, can thiệp (khi cân thiết) của cản bộ, giáo viền tư vấn đổi với học sinh khi gặp phải tỉnh huông khó khăn trong học tập, hoàn cảnh gia

đình, mỗi quan hệ với người khác hoặc nhận thức bản thân, từ đỗ tăng cảm xúc tích cực, tự lựa chọn và thực hiện quyết định trong tình hung đó" [Error! Reference source not found.]

Để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn tâm lý học sinh,

Quản lý hoạt

dựng một mạng lưới chuyên trách tư vấn tâm lý học sinh với sự lồng ghép những kiến

lệu trưởng ở các trường THCS là rất cần thiết Việc xây

lg nảy của

thức về tâm lý, giáo dục sẽ giúp cho việc phát hiện sớm những biểu hiện bắt thường

của học sinh, giúp học sinh phòng ngừa vả điều chỉnh những hành vi sai lệch của

mình, có đủ sức khóe vả trí tuệ để tiếp thu, lĩnh hội tri thức ở nhà trường, tạo điều kiện

cho việc phát triển nhân cách một cách hải hỏa, toàn diện

Xác lập các mục tiêu cụ thể cho việc triển khai hoạt động tư vẫn tâm lý tại các trường THCS

Tổ chức phỏ biến và truyền thông việc hiện thực hoá mục tiêu của hoạt đông

TVTL cho học sinh THCS đến các cá nhân và bộ phận chuyên trách

Giám sát việc thực hiện mục tiêu của HĐTVTL cho HS THCS

1.4.3 Quản lý thực hiện nội dung hoạt động tie vấn tâm lý học sinh

Trong trường THCS, việc Quản lý thực hiện chương trình, nội dung hoạt động

tư vấn tâm lý học sinh phải hướng vào tăng cưởng, nâng cao nhận thức hoạt động tư vấn tâm lý học sinh đề từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Hình thành

cho học sinh những kỹ năng cơ bản, giúp học sinh phát huy hết tiềm năng cảu bản

thân, tạo nên sự khác biệt vả thấy mình có đủ khả năng tạo dựng một sống tốt đẹp

Thông qua các hoạt động tư vấn tâm lý học sinh, học sinh có được năng lực tâm

Trang 33

lý xã hội dé đáp ứng và đối phó với những yêu cầu, thách thức của cuộc sống, có lỗi

sống lành mạnh, có ý thức vẻ giá trị bản thân, biết tôn trọng va quan tam giúp đỡ

người khác

Các nội dung nhà trường thực hiện để Quản lỷ tốt việc thực hiện chương trình,

nội dung hoạt động tư vấn tâm lý học sinh bao gồm: Thảnh lập Ban chỉ đạo xây dựng

chương trình hoạt động tư vấn tâm lý học sinh; phân công nhiệm vụ cho đội ngũ giáo viên chú nhiệm, giáo viên bộ môn, các đơn vị tham gia xây dựng chương trình, phân

công cán bộ Quản lý, giáo viên tham gia viết nội dung hoạt động tư vẫn tâm lý học sinh theo các chủ đề tăng cưởng các hoạt động sinh hoạt tập thể lồng ghép hoạt động tư vấn

tâm lý học sinh; phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cán bộ phụ trách Đội trong việc

nội dung hoạt động tư vẫn tâm lý học sinh

Chỉ đạo các lực lượng, tổ chức trong nhà trường thực hiện chương trình nội dung hoạt đông tư vấn tâm lý học sinh được thực hiện thông qua các hoạt động như:

Dạy lồng ghép trong các môn học, tô chức các chuyên đề trong các buôi hoạt động

Để Quản lý tốt việc thực hiện chương trình nội dung hoạt động tư vấn tâm lý

học sinh, người cán bộ quản lý cần quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch, tô chức chỉ đạo thực hiên kế hoạch Trong xây dựng kế hoạch phải đảm bảo tỉnh thông nhất giữa

mục tiêu hoạt động tư vẫn tâm lý học sinh với mục tiêu giáo dục chung trong trường THCS, phối hợp với kế hoạch dạy học trên lớp Lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực, phù hợp với hoạt động tâm sinh lý học sinh đẻ đạt hiệu quả giáo dục cao Trong tổ chức và chỉ đạo thực hiện, kế hoạch hoạt động tư vấn tâm lý

học sinh cần quan tâm đến các công việc cụ thể, các mục tiêu, nội dung đã được thực

hiện trong kế hoạch cần phải đạt được: đến việc huy động vả phối hợp với các

lực lượng trong và ngoài trưởng để góp phần thực hiện tốt chương trình, nội dung hoạt

động tư vẫn tâm lý học sinh

1.4.3 Quản lý phương pháp, hình thức hoạt động tư vẫn tim by hoc sinh

Phương pháp vả hình thức hoạt động tư vấn tâm lý học sinh ở trường THCS rất

đa dạng và phong phủ, được thực hiện thông qua việc lồng ghép, tich hợp trong các

Trang 34

môn học và thông qua hoạt động giáo dục ngoài giở lên lớp; áp dụng các phương pháp giáo dục hiện đại, tích cực vào hoạt động tư vấn tâm lý học sinh, tăng cường các hoạt

động trải nghiệm sáng tạo, tìm hiểu thực tế của học sinh

Chỉ đạo lựa chọn đúng đa dạng các phương pháp, hình thức tư vấn tâm lý cho học sinh THCS

Tổ chức bồi dưỡng cho giảng viên về phương pháp, hình thức tư vấn tâm lý

hiệu quả tại các trường THCS

Tổ chức các chuyên để tư vẫn tâm lý lồng ghép vào các hoạt động ngoài giờ lên

lớp

Tổ chức hiệu quả hình thức tư vẫn tâm lý cá nhân cho học sinh

Giám sát việc thực hiện các phương pháp, hình thức tư vấn tâm lý cho học sinh Trước hết, hoạt động tư vấn tâm lý học sinh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Hoạt động ngoại khoá cần được triển khai thường xuyên thông qua

các buôi chào cờ đầu tuần hoặc qua các buổi nói chuyện chuyên đẻ, thông qua các câu

lạc bộ *Học mã vui — vui mà học” Hoạt động o dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động có mục đích, cỏ kế hoạch, được tổ chức thực hiện nghiêm túc sẽ có hiệu quả hỗ

trợ hoạt đông tư vấn tâm lý học sinh cao Bên cạnh đó, các hình thức hoạt động tư vấn

tâm lý học sinh thông qua những giờ lên lớp cần được chú trọng và triên khai thường

xuyên Các môn văn hoá trong nhà trưởng có tác dụng lớn trong việc hoạt động tư vấn tâm lý học sinh với những mức độ khác nhau vả tuỳ vào ý thức và trinh độ của giáo viên,

Nhìn chung, thông qua các giờ lên lớp, giáo viên bộ môn sẽ giáo dục cho học

sinh những bài học về tình cảm gia đình, cách ứng xử trong cuộc sống, các mỗi quan

hệ bạn bẻ, trách nhiệm với mọi người và với công việc, rèn luyện tỉnh thần vượt khó vươn lên

Ngoài ra, các hình thức hoạt động tư vấn tâm lý học sinh thông qua hoạt động của Đoàn Đội được tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm ngày càng được chú

trọng Giáo dục ý thức chấp hành nề nếp, nội quy, quy định, tìm hiểu về truyền thống

nhà trường, Tìm hiểu về các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà

ớ ác sự kiện chính trị trong đại cua đất nước, thành pÌ

Tế chức các chương trình ngoại khoá, các hoạt đội của

giao lưu văn nghệ, thể dục

thể thao Tuyên truyền giáo dục phòng chống ma tuý, giáo dục kiến thức về sức khoẻ sinh sản, giáo dục về môi trường

1.4.4 Quản lý quy trình ti vẫn tâm lý cho học sinh tại các trường THCS

thực hiện các bước trong quy trình đòi hỏi có sự phổi hợp ăn khớp nhịp

nhàng và có thể kiểm soát, điều chỉnh trong quá trình thực hiện Đồng thời kết quả đầu

Trang 35

ra (sản phẩm dự kiến) có thê so sánh với kết quá đầu vào nhằm kiểm tra việc thực hiện

các bước trong quy trình có đúng trình tự, yêu cầu và có hiệu quả hay không,

Quản lý quy trình thực hiện thông qua hỗ sơ báo cáo của cán bộ phụ trách tư

vấn tâm lý cho học sinh

Tổ chức thảo luận trường hợp tư vắn tâm lý cho học sinh trong khuôn khô tô tư vấn tâm lý của nhà trường

Tư vấn, hướng dẫn cho cán bộ phục trách tư vấn tâm lý học sinh về việc thực

hiện, đánh giá hiệu quả các bước cúa quy trình tư vấn tâm lý

1.4.5 Quản lý đội ngũ nhân sự và sự phối hợp trong tư vấn tâm lý học sinh Như cầu về tư vấn tâm lý học đường hiện nay là rất cắn thiết vì vậy xây dựng

một chỉnh sách về nguồn nhân lực đề đảm bảo cho hoạt động này diễn ra một cách có

hiệu quả

Trước hết đầu tư cho nguồn nhân lực với chiến lược cho con người là trung

tâm, chính vì vậy mỗi trường học có đội ngũ tư vẫn viên vững vàng có kinh nghiệm

đảo tạo Quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng tư vấn và các bộ phận giáo viên, nhân

thực tiễn trong ội ngũ tư vấn viên

viên trong HĐ TVTL cho học sinh đẻ làm tốt công tác tư vấn đặc biệt với giáo viễn

chủ nhiệm, trợ lý thanh thiếu niên, Liên đội, giám thị Thông qua hội đồng sư phạm,

giáo viên tư vẫn trường học phát hiện những tập thể học sinh, nhóm học sinh có những

tình huống hoặc vấn đề tâm lý để chủ động xây dựng kế hoạch phòng ngữa vả can

thiệp kịp thời

Quản lý sự phối hợp với các chuyên gia tư vấn tâm lý ngoài nhà trường truyền đạt mục tiêu chương trình tư vấn đến các thành viên giáo dục liên quan, đến nhà trường lãnh đạo cộng đồng, doanh nghiệp phối hợp ba môi trưởng giáo dục gia

đỉnh, nhả trường, xã hội

Quản lý sự phôi hợp giữa cán bộ tư vấn tâm lý với phụ huynh hoặc người chăm

duy trì phát triển thông tin hai c]

Năng lực tư vấn tâm lý học sinh của đội ngũ giáo viên góp phan quan trong

trong tư vấn Vì vậy, để thực hiện được mục tiêu theo Thông tư số 31/2017/TT-

BGD&ĐT ngày 18/12/2017 về Hướng dẫn thực hiên nhiệm vụ tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông, thì người hiệu trưởng cần thực hiện các công việc như sau:

~ Xác định phẩm chất năng lực của đội ngũ giáo viên làm tư vấn về số lượng,

Trang 36

giới tinh, trình độ và các nội dung cần được bồi dưỡng;

~ Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học sinh theo từng lộ trình

1.4.7 Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động vẫn tâm lý: học sinh

Các nguồn lực hỗ trợ hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động tư tâm lý trong nhà trường nói riêng về con người, kinh phí, thời gian và điều kiện về vật lực

Để quản lý quả điều kiện hỗ trợ tư vấn tâm lý học sinh tại các trường THCS, lãnh đạo nhà trường cần quan tâm đến phát triển đến các yếu tố nhân lực, vật

lực, tài lực

Về yếu tô nhân lực phát triển bồi dưỡng nâng cao trình độ về kỹ năng tư vấn tâm lý cho giáo viên và lực lượng giáo dục, để xuất tuyển dụng hay cử giáo viên có

kinh nghiệm tham gia hoạt động tư vẫn tâm lý học sinh cho trẻ

Xây dựng hệ thống các quy định, nguyên tắc đạo đức trong tư vấn phục vụ cho hoạt động tư vẫn tâm lý học sinh

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động tư vấn tâm lý

hoe sinh: san bai, dung cu thé duc thé thao, nhạc cụ, phòng, sách tham khảo, loa đài,

máy chiều, máy tính nối mạng

Xây dựng phỏng/góc tư vấn tâm lý cho học sinh

Xây dựng tủ sách bao gồm các tư liêu, tai liệu vẻ tư vẫn tâm lý cho học sinh

Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục để huy động các nguồn lực cho hoạt

động tư vấn tâm lý học sinh

Đầu tư kinh phí cho việc thực hiện công tác tư vấn tâm lỷ được lấy từ: Nguồn

chỉ thường xuyên của nhà trưởng, Các khoản tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật, các nguồn thu hợp pháp khác Kinh phí chỉ cho công tác tư vấn tâm lý được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật

1.4.8 Giám sát kết quả hoạt động tr vẫn tâm lý học sinh

Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động tư vấn tâm lý học sinh góp phần đánh giá

chất lượng giáo dục chung trong nhà trường Qua kiểm tra đánh giả, cán bộ quản lý nhà trường đảnh giá mức độ thực hiện của đội ngũ giáo viên, cán bộ nhân viên, mức

Trang 37

độ hưởng ứng tham gia của học sinh, quá trình thực hiện trong nhả trường diễn ra có

đảm bảo kế hoạch hay không, đỏ là cơ sở để cán bộ quản lý nhà rường xây dựng chiến

lược giáo dục về mục tiêu, nội dung, đôi ngũ, phương pháp và hình thức tô chức hoạt động để điều chinh cho kịp thời, phù hợp

Muốn kiểm tra, đánh giá chính xác việc thực hiện kế hoạch hoạt động tư vấn

tâm lý học sinh, người cán bộ quản lý phải chủ ý tới các nội dung sau:

~ Xác định được cách kiểm tra;

~ Xây dựng được tiêu chí đánh gi:

~ Tổng kết đánh giá, xếp loại từ đó khen, chê kịp thời và có những điều chỉnh hợp lý nhằm thực hiện tốt những mục tiêu đề ra

Trong kiểm tra, người cán bộ quản lý cần được quan tâm đến việc thực hiện kế

hoạch, chương trình, nội dung hoạt động tư vấn tâm lý học sinh; kiểm tra hoạt động tư

vấn tâm lý học sinh thông qua dự một số hoạt động, sinh hoạt tập thể; việc kiêm tra

đánh giá xép loại thực hiện hoạt động tư vấn tâm lý học sinh và việc phối hợp các lực lượng trong việc thực hiện hoạt động tư vấn tâm lý học sinh

Đánh giá việc thực hiện hoạt động tư vấn tâm lý học sinh sẽ góp phần đánh giá

hạnh kiểm của học sinh Do vậy việc đánh giá cần tập trung vào:

~ Đánh giá nhận thức của học sinh về mục tiêu, nội dung của chương trình, về

năng lực các em phải rèn luyện

thành tốt nhiệm vụ của người học sinh

~ Hình thức đánh giá: Thông qua bản thu hoạch, sự quan sát quá trình hoạt động, những ÿ kiến trao đối, toạ đâm của học sinh và những đảnh giá nhận xét của cha

mẹ học sinh, bạn bè và các thành viên giáo dục khác của nhả trường

với giáo viên:

~ Kiểm tra định kỳ: Đối chiếu kế hoạch giáo dục trong số công tác, kế hoạch cá

nhân của giáo viên với thực tế và số trực của nhà trường

~ Đánh giá tình thần trách nhiệm và sự phổi hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp

và giáo viên bộ môn, với các tổ chức đoản thể khác trong và ngoài trường

~ Kiểm tra kế hoạch, thiết kế chương trình, nội dung hoạt động tư vấn tâm lý

học sinh của giáo viên khi được giao nhiệm vụ

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học sinh

trường Trung học cơ sở

Hiện nay xã

gia đỉnh cỏn xem nhẹ công tác tư vẫn tâm lý học đưởng trong

trường học Nhiễu tổ chức, cá nhân nhận thức không đúng vẻ hoạt động TVTL học

Trang 38

đường, từ đó thiếu sự quan tâm đến việc tư vần giúp học sinh phát hiện, giải quyết các khó khăn tâm lý mà các em gặp phải Thâm chí nhiều nơi còn bỏ ngỏ không tô chức

hoạt động TVTL học đường trong trưởng học

Yếu tổ về vấn đề tâm sinh lý của học sinh là cơ sở gây ra sự mắt cân bằng chung về tâm lý học sinh

Năng lực của đội ngũ của giáo viên là cản bộ tư vẫn tâm lý ở trường THCS

Trong trường học nhiều lực lượng có thể tham gia phổi hợp củng TVTL cho học sinh,

tùy từng trưởng hợp và cơ cấu tô chức của nhà trường mà các chủ thể tham gia TVTL

cỏ thể khác nhau Thông thường các chủ thể chính tham gia TVTL lả chuyên viên tâm

lý học đường, các giáo viên, phụ trách khối, chuyên viên công tác xã hội, Ban Giảm

u, gia đình, Hội phụ huynh học sinh và các lực lượng khác như y tế, cán bộ Đoàn - Đôi

TVTL học đường cho học sinh Tuy nhiên, thực tế ở các nhà trường sự kết hợp của các

Các lực lượng nảy nêu kết hợp tốt sẽ tạo ra hiệu quả khi triển khai hoạt động

lực lượng tham gia TVTL học đường cho học sinh còn rởi rac, chưa hiệu quả

người khác đặc biệt là

Môi trường học đường: Mối quan hệ của học sinh vi

bạn bê trong môi trường hoạt động dẫn đến nảy sinh các vần đẻ

Yếu tố gia đình, sự kết hợp giữa gia đình học sinh, các tổ chức xã hội với nhà

trường trong việc triển khai hoạt động TVTL học đường

Yếu tổ xã ¡: dư luận, truyền thông, các ảnh hưởng xu thể phát triển xã hội,

văn hóa, kinh tế

Ngoài các yếu tổ trên, một số yếu tố khác cũng ảnh hướng đến hoạt động TVTL

học đường ở trường phô thông như: Thời gian dành cho hoạt động TVTL học đường ở trưởng THCS còn it; Thiếu kinh phí hoạt đông

Bên cạnh các yếu tô khách quan thỉ các yếu tố chủ quan cũng ảnh hướng tới công tác

tổ chức hoạt động TVTL học đường ở trưởng học, bao gồm một số yếu tổ sau

~ Năng lực tư vẫn tâm lý học đường của tư vấn viên:

Hiện nay, chưa có đ các nhà tư vấn viên chuyên nghiệp làm công tác TVTL học đường: Có thể nói, nhà trường có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác

chọn lựa, bồi dưỡng các lực lượng thực hiện hoạt đông TVTL học đường Nếu nhà

trường có một đội ngũ tư vẫn viên chuyên nghiệp thì công tác TVTL cho học sinh sẽ đạt hiệu quả cao, học sinh được chăm sóc, hỗ trợ tâm lý kịp thời giúp các em giải

quyết các vướng mắc, khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống Tuy nhiên do nhiều yếu tổ, nhiều nguyên nhân khác nhau mà lực lượng tham gia tô chức hoạt động

TVTL học đường ở trường học chủ yếu là kiêm nhiệm như giáo viên chủ nhiệm, giáo

g giảng dạy, hoạt động ngoại khỏa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, qua tiết sinh hoạt viên bộ môn vừa làm công tắc giảng dạy vừa TVTL cho học sinh qua hoạt

Trang 39

lớp, chào cờ, điều đỏ dẫn tới hiệu quả TVTL học đường cho học sinh chưa hiệu quả

học đường của học sinh: Học sinh THCS là lứa tuôi

và tâm lý Theo lý thuyết của tâm lý học hoạt động

~ Nhu cầu tư vấn tâm lý

đang có sự hoàn thiện về thể cl

thi mọi hoạt đông đều xuất phát từ nhu cầu, do vậy, đẻ hoạt động tư vấn tâm lý học

đường được triển khai cần phải xuất phát từ nhu cầu của chỉnh học sinh THCS Thực

tế cho thấy, lứa tuổi học sinh THCS trong quá trình phát triển gặp nhiều khó khăn ở

những lĩnh vực khác nhau như: học tập giao tiếp ứng xử với những người xung quanh, khó khăn từ chính bản thân các em

Những khó khăn nay làm xuất hiện những nhu cầu cần được tư vấn tâm lý học

thân, từ đó tăng cảm xúc tích cực, tự lua cl

Định hưởng giáo dục; Phỏng ngừa, can thiệp và đưa ra các giải pháp nhằm giúp học

„ Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý

học sinh của giáo viên các trưởng THCS, luận văn tiếp cận vấn đề theo các nội dung

Quản lý như: Quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, bồi dưỡng và kiểm

tra, đánh giá kết quả hoạt động tư vần tâm lý học sinh

Trên cơ sở đó, Quản lý hoạt đông tư vấn tầm lý học sinh của giáo viên các

trường THCS bị chỉ phối bởi những yếu tô như: Gia đỉnh, truyền thông, giảo viên, bạn

bè và những yếu tổ đến từ bản thân các em học sinh

Trên cơ sở khung lý luận, luận văn tiến hành xây dựng mẫu phiếu điều tra thực

trạng quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Chư Sẽ, tinh Gia Lai Kết quả khảo sát được trình bày trong chương 2

Trang 40

CHƯƠNG 2

'THỰC TRẠNG QUẦN LÝ HOAT DONG TU VAN TAM LY CHO HOC

SINH CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN CHU’ SE, TINH GIA LAI

2.1 Khảo sát thực trạng

2.1.1 Mục đích khảo sát

Tìm hiểu thực trạng hoạt động tư vấn tâm ly cho học sinh THCS va quản lý

hoạt động tư vẫn tâm lý cho học sinh các trường THCS huyện Chư Sẻ, tinh Gia Lai,

làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp nãng cao hiệu quả Quản lý hoạt động tư vấn

tâm lý cho học sinh THCS trong giai đoạn hiện nay

2.1.2 Nội dung khảo sát

~ Thực trạng hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường THCS huyện Chư

Sẽ, tỉnh Gia Lai;

~ Thực trạng quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường THCS huyện Chư Sẽ, tỉnh Gia Lai;

~ Thực trạng các yếu tổ ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học

sinh các trường THCS huyện Chư Sẽ, tỉnh Gia Lai

2.1.3 Cách thức khảo sắt

'Việc xây dựng phiểu khảo sát bao gồm 02 bước:

~ Bước 1: Khảo sát thử trên một nhóm mẫu gồm cán bộ quản ly và giáo viên với

mục đích hoàn thiện và chỉnh xác các mẫu phiếu điều tra Xin ý kiến chuyên gia về mẫu phiếu điều tra

~ Bước 2: Xây dựng phiếu điều tra chính thức Tiến hành khảo sắt bằng phương pháp trưng cầu ý kiến của cán bộ quân lý, giáo viên và học sinh vẻ tằm quan trong

(theo 4 mức độ: rit quan trọng, quan trọng, bình thường và không quan trọng) và về

mức độ thực hiện (theo 4 mức độ: Tốt, khá, trung bình, chưa tốt) của các nội dung hoạt

động tư vẫn tâm lý cho học sinh THCS và quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường THCS huyện Chư Sẽ, tỉnh Gia Lai

'Tổng hợp số liệu thu được từ các phiếu trả lời thu về hợp lệ Trên cơ sở các kết

quá thống kê và các ÿ n ghỉ nhận qua các cuộc trao đi phỏng vấn, đưa ra nhận

định về thực trạng hoạt động tư vấn tâm lý học sinh và quản lý hoạt đông tư vẫn tâm lý

cho học sinh các trường THCS huyện Chư Sẽ, tỉnh Gia Lai

Ngày đăng: 20/11/2024, 20:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w