1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Văn Học 9_ Hkii.docx

61 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Con Cò
Tác giả Chế Lan Viên
Thể loại bài thơ
Năm xuất bản 1962
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 100,42 KB

Nội dung

- Đoạn 3: Những nghĩ suy về ý nghĩa của lời ru và tấm lòng người mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.. - Là hình ảnh đồng hành của người mẹ với con mình trong thời niên thiếu.Buổi ban đầu

Trang 1

CON CÒ

CHẾ LAN VIÊN

I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1.Tác giả

- Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh năm 1920 tại Cam An, Cam

Lộ, Quảng Trị Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành chung thìthôi học, đi dạy tư kiếm sống Có thể xem đây là quê hương thứ hai của ChếLan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ

- Con đường thơ của Chế Lan Viên “trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ”, thậm chí có một

thời gian dài im lặng (1945 - 1958)

- Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa

“trường thơ loạn”: “kinh dị, thần bí, bế tắc của thời “Điều tàn”, với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm”.

- Sau Cách mạng, thơ ông đã “đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng”, và có những thay đổi rõ rệt Trong thời kì

1960 - 1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất

chính luận, đậm tính thời sự Sau năm 1975, “thơ Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái “tôi” trong sự phức tạp, đa diện và vĩnh hằng của đời sổng”.

- Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là “chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa”.

để dệt nên bài thơ “Con cò” ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và nỗi nhọc nhằn

nuôi con khôn lớn của người phụ nữ, người mẹ Bài thơ đã nhanh chóng đượcmọi người biết đến và trở thành một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về tìnhmẹ

- Chế Lan Viên đã sáng tác bài thơ này với một sự chiêm nghiệm sâu sắc vềtình mẹ con Ông đã thể hiện niềm yêu kính đối với hình tượng người mẹ bằnggiọng thơ nhẹ nhàng, trau chuốt

Trang 2

III PHÂN TÍCH VĂN BẢN

1.Bố cục

Bài thơ được chia làm ba đoạn, nội dung chính của mỗi đoạn như sau:

- Đoạn 1: Hình ảnh con cò bắt đầu đến với trẻ thơ qua lcá ru của mẹ.

- Đoạn 2: Hình ảnh con cò lắng đọng trong tâm trí trẻ thơ trong suốt chặng

đường của cuộc đời

- Đoạn 3: Những nghĩ suy về ý nghĩa của lời ru và tấm lòng người mẹ đối với

cuộc đời mỗi con người

2.Nhan đề

- “Con cò” là nhan đề bài thơ cũng là hình ảnh xuyên suốt mang tính chất ẩn

dụ, biểu tượng Đây là hình ảnh quen thuộc với làng quê Việt Nam tự bao đời.Hình ảnh cò đã đi vào ca dao, dân ca Việt Nam một cách bình thường nhưng lạimang ý nghĩa sâu sắc, biểu trưng cho hình tượng người phụ nữ Việt Nam chịuthương chịu khó Và cũng có khi hình ảnh cò được mượn để ví cho thân phậnngười phụ nữ thấp bé trước xã hội phong kiến lúc bấy giờ

Trong bài thơ, Con cò có ý nghĩa biểu tượng trong các đoạn thơ:

- Đoạn 1: Con cò biểu tượng cho ý nghĩa của bài hát ru Lời ru ngọt ngào sâulắng của mẹ cho con giấc ngủ êm đềm, lời ru còn mở cho con cánh cửa của ước

mơ khát vọng, thế giới xung quanh vô cùng rộng lớn đang chờ con khám phá

- Đoạn 2: Con cò biểu tượng cho tình mẫu tử thiêng liêng cao quý Mẹ làngười chăm lo cho con từng bữa ăn, giấc ngủ, trong suốt cuộc đời này mẹ vẫntừng ngày từng giờ vun đắp chở che cho con khôn lớn

- Đoạn 3: Con cò vẫn mang ý nghĩa biểu tượng tình mẹ, những suy ngẫm về

tình yêu đó Tình mẹ theo hành trình của con đi suốt cuộc đời này “Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”.

3 Phân tích cụ thể

A Hình ảnh con cò bắt đầu đến với trẻ thơ qua lời ru của mẹ

- Khổ thơ đầu được viết một cách nhẹ nhàng, êm ái:

“Con còn bế trên tay Con chưa biết con cò Nhưng trong lời

mẹ hát Có cánh cò đang bay ”

Trang 3

- Đứa trẻ còn quá bé bỏng để hiểu được thế nào là “con cò”, “con vạc”, thế

nhưng ngay từ giấc ngủ đầu nôi, người mẹ đã nhẹ nhàng đem cánh cò đến vớicon bằng lời ru dịu dàng, nồng ấm

- Điệp từ “con cò” được nhắc đi, nhắc lại ở câu bôh đến câu tám của khổ thơ

đầu như một điệp khúc ngân nga, nhịp nhàng Người đọc cảm nhận được trongthơ có nhạc Nhạc điệu là lời ru của mẹ đối với con, là lời kể, tả của mẹ về hìnhảnh cò trong dân gian cho con nghe

- Hình ảnh “Con cò bay la; Con cò bay lả”, từ “cổng phủ” cho đến “Đồng Đăng” miêu tả hình ảnh cò thung dung bay lượn một cách tự do trên khắp mọi

nẻo quê hương, trở thành biểu tượng gắn bó với làng quê Việt Nam Hình, ảnh

cò “xa tổ”, cò “ăn đêm”, sợ gặp “cành mềm”, sợ bị “xáo măng” gợi hình ảnh

cò lẻ loi một mình đi kiếm mồi trong đêm tăm tối có muôn vàn cạm bẫy đangchực chờ phía trước

- Phải chăng, tác giả muốn nhắc đến thân phận yếu đuối của người phụ nữ vànỗi vất vả gian truân trong cuộc mưu sinh để nuôi con âm thầm, khi bên ngoài

xã hội còn nhiều cạm bẫy , đang chực chờ Mặc dù người mẹ biết con mình cònquá bé bỏng trước cuộc đời, nhưng mẹ muốn hát cho con nghe để con hìnhthành tình yêu thương đối với những gì thuộc về quê hương, đất nước, hiểuđược tình thương bao la mà mẹ dành cho con Bên cạnh đó, mẹ muôn con hãy

yên tâm trước cuộc đời, vì đã có mẹ chở che trong câu: “Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân” Đọc đến đây, ta cảm động trước tình mẹ bao la, sâu sắc, vỗ

về, chở che ta từ khi còn tấm bé Để rồi, khi ta từng bước trưởng thành, vẫn có

+ Đoạn đầu:

“Ngủ yên! Ngủ yến! Ngủ yên!

Cánh cửa cò, hai đứa đắp chung đôi”.

Là mối tương quan mật thiết giữa cò với con trẻ trong suốt thời thơ ấu Cò

Trang 4

“đứng ở quanh nôi”, rồi cò “vào trong tổ”; con có ngủ thì cò mới ngủ Hình

ảnh cò tới đây không còn là hình ảnh con cò giản dị nữa, mà đã ẩn dụ cho hìnhtượng người mẹ chăm sóc, vỗ về, ấp iu cho con từng miếng ăn, giấc ngủ

+ Đoạn thứ hai:

“Mai khôn lớn, con theo cò đi học,

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”.

- Là hình ảnh đồng hành của người mẹ với con mình trong thời niên thiếu.Buổi ban đầu chập chững bước vào cuộc đời, đứa trẻ cần lắm đôi tay dìu dắt của

mẹ Thế nhưng, người mẹ sẽ không dìu dắt con mãi mãi, mà theo năm tháng,

mẹ tập cho con tự bước đi trên đôi chân chính mình

- Có thể thấy: ban đầu, thì cò dắt con đi học Nhưng dần dà, cánh trắng cò chỉbay theo gót chân con Khi con đến giai đoạn niên thiếu, tình thương của mẹdành cho con đã có cách thể hiện khác Mẹ không còn nâng niu con nữa, mà chỉđồng hành bên con, dõi theo mỗi bước chân con Mẹ muốn con tự đi trong cuộcđời bằng đôi chân của chính mình Vì chỉ có thế, bước chân con mới vững chãi,không sợ bị vấp ngã Ta cảm nhận được tình mạ vừa sâu sắc, lại vừa phong phú,cách thể hiện đa dạng

C Những nghĩ suy về ý nghĩa của lời ru và tấm lòng người mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.

- Đoạn thứ ba nói lên hình ảnh cò - hình ảnh mẹ đã đi vào tiềm thức, hóa nêntâm hồn phong phú cho con người khi trưởng thành:

“Lớn lên, lớn lên, lớn lên,

Con làm gì?

Con làm thi sĩ!

Cảnh cò trắng lại bay hoài không nghỉ ,

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn ”

- Cho dù lúc trưởng thành con có làm bất cứ nghề nghiệp gì, thì hình ảnh mẹluôn là nguồn cảm xúc dạt dào, là chất xúc tác giúp con thành công hơn trênbước đường công danh sự nghiệp Hình ảnh thân thương của mẹ trở nên ý nghĩalớn lao với cuộc đời mỗi người

- Khổ thơ thứ ba thật giản dị mà lại gây nên xúc động với người đọc bởi lời mẹchân tình, tha thiết:

“Dù ở gần con,

Dù ở xa con,

Lên rừng xuống bể,

Cò sẽ tìm con,

Trang 5

Cò mãi yêu con.

Con dù lớn vẫn là con của mẹ,

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”.

- Hai câu thơ “Con dù lớn ( ) vẫn theo con” đã khái quát một chân lí được

đúc kết từ cuộc sống, răn dạy con người biết quý trọng tình mẫu tử thiêng liêng

Dù trong hoàn cảnh nào thì mẹ cũng dõi theo, nâng niu che chở bao bọc cho convững bước

- Bài thơ được mở đầu bằng những câu hát ru và kết lại cũng bằng lời ru à ơi:

Cho cả sắc trời Đến hát Quanh nôi”.

- Bốn câu thơ “Một con cò thôi ( ) Vỗ cánh qua nôi” Một sự khẳng định ý

nghĩa của lời ru với giấc ngủ bé thơ, lời ru êm dịu tha thiết của làn điệu dân ca.Việc mẹ ngợi ca con cò cũng chính là mẹ hát cho con nghe về cuộc đời này, con

cò cũng như mẹ và bao người phụ nữ khác, sau này lớn khôn con phải biết hiếuthuận, là người có ích cho xã hội

- Lời ru đến lúc này sao thắm đượm quá đỗi tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ

- Lại một lần nữa các cụm từ: “ngủ đi”, “cánh cò, cánh vạc”, “nôi” được

nhắc lại nhằm gợi về kỉ niệm tuổi thơ, nhắc nhở về giấc ngủ đầu nôi cũng là dấu

ấn thiêng liêng trong tâm thức của mỗi người

- Chế Lan Viên đã sáng tác bài thơ này với một sự chiêm nghiệm sâu sắc về

tình mẹ con Ông đã thể hiện niềm yêu kính đối với hình tượng người mẹ bằng

giọng thơ nhẹ nhàng, trau chuốt

- Tình mẹ, chắc có lẽ trong tâm thức mỗi con người đều cảm nhận được Thế

nhưng, với bài thơ "Con cò” của Chế Lan Viên, ta như được trải nghiệm và hiểu

thêm một cách sâu sắc về ý nghĩa của tình mẹ trong cuộc đời của mỗi conngười

- Bài thơ được viết theo thể tự do, vì vậy tác giả dễ dàng bộc lộ và thể hiệncảm xúc một cách tự nhiên phóng khoáng

- Nhịp điệu trong bài là nhịp 2/2 hoặc 2/3 Nhịp điệu này góp phần tạo ra âmhưởng ngọt ngào sâu lắng đưa bé thơ vào giấc ngủ

- Giọng điệu bài thơ là giọng tâm tình, chiêm nghiệm, làm cho người đọc phảisuy ngẫm, chiêm, nghiệm về lẽ sống trong cuộc đời này

IV TRÍCH YẾU TƯ LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

CHẾ LAN VIÊN, THI SĨ CỦA TRÍ TUỆ

Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 14 tháng 1 năm 1920.Xuất hiện trên thi đàn, làm kinh ngạc đông đảo người đọc ngay từ khi mới 16,

17 tuổi nhưng suốt trong những năm sống, làm việc và sáng tác hầu như khôngngừng, không nghỉ của mình, ngay cả sau lúc đi xa vào ngày 24 tháng 6 năm

1989, Chế Lan Viên vẫn tiếp tục làm ngỡ ngàng, kinh ngạc với bạn đọc hômnay Và chắc chắn cả mai sau về năng lực sáng tạo to lớn, đa dạng, phong phú

và ẩn chứa nhiều điều chưa thể khám phá hết về cuộc đời và thơ văn của ông.Chế Lan Viên có một khối lượng tác phẩm đồ sộ Với tác phẩm đầu tay là tập

"Điêu tàn”, Chế Lan Viên nghiễm nhiên trở thành kiện tướng của phong trào

Thơ Mới - cuộc cách mạng lớn trong thơ ca Việt Nam thế kỉ XX Sau năm

1945, Chế Lan Viên viết “Ánh sáng và phù sa”, “Hoa ngày thường - Chim báo bão”, “Hoa trước lăng Người”, “Hoa trên đá” Với những tập thơ này, Chế Lan Viên đã chuyển ngòi bút sầu đau, điên cuồng, hư vô, siêu hình trong “Điếu tàn” sang những vần thơ giàu tư tưởng, triết lí sâu sắc, mới mẻ, khoẻ mạnh

Suốt cả cuộc đời, Chế Lan Viên đã viết đến hơn 10 tập thơ, làm nên một đời thơ

vạm vỡ, bề thế Đó là chưa kể hơn 600 bài thơ trong các tập “Di cảo” xuất bản sau khi Chế Lan Viên mất mà theo các nhà nghiên cứu văn học, chỉ riêng “Di cảo” cũng đủ làm nên một tầm vóc thơ ca lớn.

Điều đáng nói là để có thể sống và sáng tác văn học nghệ thuật thì hầu như aicũng cần phải có được sự tổng hòa của 3 yếu tố: trí, tâm, tài đến mức cần thiết.Nhưng với Chế Lan Viên thì các yếu tố này đều quá lớn, quá sắc sảo và nhạycảm Điều đó khiến cho thơ Chế Lan Viên phong phú về mặt nội dung Biên độcảm xúc của ông rất rộng, đề tài thơ ông viết là muôn mặt của cuộc đời Có khiông nghe thấy những biến động nhỏ bé của tâm hồn con người trong những tìnhcảm riêng tư nhưng ông cũng chia sẻ kịp thời những tình cảm rộng của toàn dântộc Chế Lan Viên cũng rất phong phú về giọng điệu Nhà thơ Vũ QuầnPhương, người đã dày công nghiên cứu các tác phẩm của Chế Lan Viên nói về

điều này như sau: “Có lúc thơ ông thầm thì trò chuyện, nói tiếng thở dài trong một câu thơ ngắn, lúc ông sang sảng hùng biện, thơ âm vang như cáo, như hịch, lúc mát mẻ lạnh lùng trong kiểu thơ ngụ ngôn, lúc bừng bừng giận dữ trong hơi thơ đả kích, khi thâm trầm ung dung như người thoát tục nhìn hoa đại, hoa sen Cái phong phú ấy trong thơ hiện đại chưa ai bằng Chế Lan Viên”.

Chế Lan Viên cũng là người phong phú trong hình thức biểu hiện Ông làngười tích cực bậc nhất trong việc tìm tòi đổi mới dáng vẻ câu thơ và bài thơ thế

kỉ XX Bạn đọc khó có thể tìm được câu thơ nào dễ dãi trong thi phẩm của ChếLan Viên Ông hàm súc trong tứ tuyệt và ông còn mở rộng câu thơ để ôm lấy

Trang 7

hiện thực Ông sáng tạo nhiều cách ngắt nhịp, nhiều kiểu qua hàng, nhiều lốibuông vần cho phù hợp với cảm xúc nội tâm.

Chế Lan Viên là một tài năng chín sớm Ông kế thừa tinh hoa của thi caphương Đông như thơ Đường, thơ Tống rồi thi ca phương Tây như thơ lãngmạn, thơ hiện thực Ông có ý thức sâu sắc về vai trò nhà thơ trong đời sống hiệnthực Chế Lan Viên chính luận, Chế Lan Viên triết lí, Chế Lan Viên trữ tìnhnhưng tất cả đều thống nhất từ nguồn cảm xúc lớn nhất là cảm xúc trách nhiệmvới cộng đồng, với dân tộc của ông

- Nhà thơ Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn, sinh ngày 4 tháng 11 năm

1930, quê Hương Điền, Thừa Thiên - Huế Trong những năm kháng chiếnchống Mỹ làm công tác văn hoá văn nghệ ở Đoàn Văn công tỉnh và cán bộTuyên huấn ở chiến khu Sau năm 1975, ông là Tổng thư ký Hội Văn nghệ Bình

- Trị - Thiên Ông mất ngày 15 tháng 12 năm 1980 tại Huế

- Ông được tặng giải thưởng Văn học Nguyễn Đình Chiểu 1965 và được truytặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, năm 2001

2 Tác phẩm

- Ông đã để lại 6 tập thơ: “Những đồng chí trung kiên” (1962); “Huế mùa xuân” (2 tập) (tập 1 - 1970, tập 2 - 1975); “Dấu võng Trường Sơn” (1977);

“Mưa xuân đất này” (1982) và “Thanh Hải thơ tuyển” (1982).

- Thơ Thanh Hải là tiếng nói bình dị, chân thành của người chiến sĩ kiên trung,một lòng theo cách mạng, đã có những đóng góp đáng quý cho nền thơ chốngMỹ

- Bài thơ được tác giả viết không lâu trước khi qua đời vì bệnh hiểm nghèo.Tác giả bày tỏ cảm xúc từ mùa xuân của thiên nhiên, đất nước từ đó nguyện góp

một “Mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân chung của đất nước.

II TỔNG KẾT

1 Về nội dung

- Bài thơ là khúc ca xuân tươi mới, rộn ràng, đầy sức sống với đủ màu sắc, âmthanh, hình khối Cảm xúc của tác giả như đang reo vui, như ngỡ ngàng trướcmùa xuân rạo rực đắm say

- Từ xúc cảm trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước đến mùa xuân của đất trờinhà thơ bày tỏ những suy nghĩ về mùa xuân đất nước Bài thơ là tấm lòng tha

Trang 8

thiết, gắn bó của Thanh Hải đối với đất nước, cách mạng Đó là lời tự bạch chânthành với những tâm niệm đầy tính nhân văn về lẽ sống và đời thơ.

2 Về nghệ thuật

-Bài thơ được viết theo thể thơ 5 tiếng, cách ngắt nhịp đa dạng, linh hoạt theodòng cảm xúc của nhân vật trữ tình Nhịp thơ chủ yếu là 3/2 và 2/3, có tác dụng

tô đậm vẻ náo nức, xôn xao của mùa xuân và lòng người

-Tác giả sử dụng những hình ảnh tự nhiên đơn sơ mộc mạc nhưng có giá trịbiểu trưng rất lớn

-Sử dụng các biện pháp nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ, các cấu trúc câu đượcbiến đổi cho phù hợp với mạch cảm xúc tâm trạng khi thì vui say, khi thì trầmlắng, thiết tha, rạo rực

II PHÂN TÍCH VĂN BẢN

1 Nhan đề

-Nhãn đề “Mùa xuân nho nhỏ” có một ý nghĩa đặc biệt Từ mùa xuân của đất

nước, mà tác giả suy ngẫm về mùa xuân trong cuộc đời mỗi người Bản thânnhà thơ tự nhận mình là mùa xuân nho nhỏ từng cống hiến không mệt mỏi cho

đất nước từ khi “tuổi 20” đến “khi tóc bạc” Mỗi cuộc đời là một mùa xuân,

Thanh Hải lấy mùa xuân của mình đặt tương quan với mùa xuân đất nước

- Phần 2: Hai khổ thơ tiếp: là hình ảnh mùa xuân đất nước.

-Phần 3: Hai khổ thơ tiếp: những mong ước chân thành, cao đẹp của nhà thơ -Phần 4: Khổ thơ cuối: lời ca ngợi quê hương đất nước qua làn điệu dân ca xứ

Huế

3.Phân, tích cụ thể

a Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời

- Miêu tả theo lối phác hoạ nhưng nhà thơ vẽ ra được cả không gian gợi cảm

vô cùng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng rộn ràng, tươi vui

- Mùa xuân của thiên nhiên đất nước được miêu tả với “dòng sông xanh”,

“bông hoa tím biếc”, tiếng chim chiền chiện “hót vang trời” Những màu sắc

tươi sáng, rực rỡ, đắm say được đan xen cả tiếng chim hót lảnh lót vang dộiphác hoạ lên cảnh mùa xuân tràn đầy nhựa sống

- Nghệ thuật đảo ngữ “Mọc giữa dòng sông xanh / Một bông hoa tím biếc”, các dùng từ hô gọi “ơi” có tác dụng như nhấn mạnh vào niềm hạnh phúc, ngạc

Trang 9

nhiên của tác giả khi được chiếm lĩnh thiên nhiên tươi đẹp bằng thị giác, thínhgiác và ngay sau đó là xúc giác của toàn bộ cơ thể.

Cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ được diễn tả đa dạng và tập trung

nhiều ở chi tiết tạo hình:

“Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”.

Thanh Hải đã tạo ra sự chuyển đổi cảm giác tinh tế: Tiếng chim được cụ thểhóa, hữu hình hóa thành giọt âm thanh, nhà thơ rưng rưng, nâng niu hứng về

- Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, một tiếng thốt nhẹ nhàng khi bắt gặpcảnh đẹp của thiên nhiên Sự tính tế của tác giả trong việc chọn lựa hình ảnhmang lại cho người đọc những bất ngờ thú vị, những gam màu đặc trưng của xứHuế vừa tươi vui mà tao nhã, thanh thoát

b Mùa xuân của đất nước và Cách mạng

- Từ mùa xuân của thiên nhiên chuyển sang cảm nhận về mùa xuân đất nước,Cách mạng với hình ảnh lộc non gắn liền với hình ảnh người chiến sĩ và ngườinông dân đều trào dâng sức sống mãnh liệt, tự tin với tương lai xán lạn rộngmở

- Mùa xuân đến, khắp mọi nơi là cây lá non tơ nhú mầm, màu xanh của lá noncũng là màu xanh của sự sống Lộc xuân giắt đầy trên lưng người chiến sĩ, mầmnon của mùa xuân trải dài nương mạ của người nông dân, ở bất cứ một địa điểmnào mùa xuân cũng mang lại cho con người những giây phút tuyệt vời thú vị

- Nhà thơ nêu ra hai hình ảnh: “người cầm súng” và “người ra đồng”, những

con người đại diện cho sức mạnh dân tộc với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước

và đánh giặc

- Hình ảnh lộc non được điệp lại hai lần và đều đứng ở đầu câu thơ gắn với các

động từ “giắt”, “trải”, động từ sau có phạm vi bao trùm., mở rộng hơn động từ

trước thể hiện sức sống của mùa xuân, con người Lộc là hiện thân cho sự rũ

bỏ quá khứ héo tàn, cũ xám để lại non xanh đầy sức trẻ, vươn dậy, đầy niềm tinvào tương lai Thiên nhiên ban lộc cho con người và đến lượt con người lại ươmlộc trải lộc để nó sinh sôi, nảy nở

- Mùa xuân trong tương quan với đất nước, cách mạng, con người Việt đượctác giả cảm nhận không chỉ trong chiều không gian hiện tại mà cả suy nghiệm

về quá khứ với độ dài lịch sử bốn ngàn năm và chiều kích rộng mở hướng đếntương lai phía trước:

“Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Trang 10

Cứ đi lên phía trước”.

- Nhà thơ vừa đưa ra khái quát triết lí về cuộc vạn lí trường chinh của dân tộc

trong quá khứ: “Vất vả và gian lao” vừa thể hiện niềm tin vào tương lai qua hình ảnh “Đất nước như vì sao” Cảm hứng ngợi ca và khí thế hào sảng của câu

thơ đã xác định vị trí của nhà thơ trong cuộc hành quân vĩ đại 'của dân tộc

c Tâm niệm của nhà thơ

- Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, nhà thơ chuyển sang tâmniệm về mùa xuân đất nước Đó là khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống

- Nhà thơ có khát vọng được cống hiến sức trẻ của mình cho quê hương đất

nước Đoạn thơ: “Ta làm con chim hót Dù là khi tóc bạc” là những câu thơ

chứa chan cảm xúc Những ngày cuối đời, khi tuổi cao sức yếu vẫn gửi gắm tâm

nguyện được góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân của đất trời Để

làm nên sức sống của mùa xuân đó là sự hòa trộn giữa đất trời và lòng người

Để làm nên sức sống của mùa xuân cần có âm thanh và hương sắc Một tiếngchim, một nhành hoa sẽ tô điểm cho bức tranh xuân thêm tưng bừng rạo rực.Thanh Hải đã gửi những suy tư trăn trở của mình vào câu thơ làm xao xuyếnrung động tâm hồn biết bao người

- Cuộc đời mỗi con người thật ngắn ngủi, nếu ai đó không biết quý trọng cuộcsống này thì thật là đáng tiếc Cuộc sống có ý nghĩa khi người đó có cống hiếnsức lực, trí tuệ, những điều tốt đẹp cho đất nước, cho cuộc đời

- Khi nằm trên giường bệnh, nhà thơ đã tổng kết về sự cống hiến của mình choquê hương đất nước, cho sự nghiệp cách mạng trong suốt hai mươi năm trời.Đến khi tóc bạc, điều ước nhỏ nhoi giản dị cuối cùng là được góp mùa xuân nhonhỏ của cuộc đời vào mùa xuân chung đất nước Con người sống trong cuộc đờinày cần được dâng hiến công lao, sức lực, trí tuệ cho quê hương, như vậy cuộcsống mới có ý nghĩa

- Nhà thơ khéo chọn vẻ đẹp của thiên nhiên để thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, ướcnguyện nung nấu của chính mình Đấy cũng là những hình ảnh đơn sơ, nhỏ bé

(con chim hót, một nhành hoa, nốt trầm ) nhưng giàu sức gợi, thể hiện vẻ đẹp

cao quý của tâm hồn, lối sống của con người cách mạng Và nghệ thuật điệp

ngữ, sự chuyển đổi đại từ “tôi” sang “ta” cũng góp phần làm sáng tỏ nội dung,

ý nghĩa bài thơ

- “Mùa xuân nho nhỏ” là một ý thơ hay, vừa thể hiện sự khiêm tốn đồng thời

cũng là ý nguyện được sống có ích được cống hiến một phần công sức nhiệthuyết của mình trong việc làm nên mùa xuân rộng lớn của đất nước, xã hội

- Đoạn kết bài thơ nghe nhẹ nhàng lan tỏa mà sâu lắng bởi làn điệu dân ca xứHuế, tỏ rõ niềm tin yêu lạc quan của Thanh Hải - người con xứ Huế.'

Trang 11

IV TRÍCH YẾU TƯ LIỆU THAM KHẢO

“Mùa xuân nho nhỏ” là một trong những bài thơ tiêu biểu trong gia tài thơ

xuân Việt Nam, được nhà thơ Thanh Hải viết trên giường bệnh, trước khi mấtchỉ vài ngày Đó là lời tự bạch chân thành với những tâm niệm đầy tính nhânvăn về lẽ sống và đời thơ

Bài thơ nhanh chóng chinh phục người đọc trước hết bởi âm hưởng, ngân nga

mà sâu lắng, bởi năng lượng cảm xúc dồi dào truyền tải và lan toả Chính cáigiọng điệu dịu ngọt, chan chứa tình yêu đời, yêu cuộc sống đã tạo nên giá trịnghệ thuật đặc sắc và góp phần làm nổi bật lên cấu tứ, hình ảnh, hình tượng vàngôn từ của bài thơ

Ta dễ dàng nhận thấy bài thơ có cấu tứ “lộ thiên” theo chiều không gian mở.Mạch thơ đi theo trình tự: Xuân thiên nhiên - Xuân con người - Xuân đất nước -Xuân thi sĩ và cuối cùng là Xuân đất Huế quê hương Đây là dạng cấu tứ thôngthường Nếu không có những thành công ở những yếu tố nghệ thuật khác loạicấu tứ này, dễ sa vào đơn giản, dễ dãi Nhưng nhờ những hình ảnh độc đáo bấtngờ, nhạc điệu, trạng thái xuất thần của cảm xúc đã khiến bài thơ trôi chảy mộtcách tự nhiên như một dòng sông đầy ắp hiền hoà, ào ạt reo ca

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”.

Mùa xuân thiên nhiên được đặc tả ở những hình ảnh: “dòng sông xanh”, “bông hoa tím biếc”, “con chim chiền chiện” “hót vang trời” Một mùa xuân dịu

dàng tươi sáng bởi màu sắc, náo nức rộn ràng bởi âm thanh, và lồng lộng khônggian Thiên nhiên tràn trề sức sống mãnh liệt và dâng hiến hết mình: sống hếtmình xanh, bông hoa hết mình tím, và con chim nhỏ bé kia cũng đang căng hếtsức lực của vòm ngực cất lên tiếng hót làm vang động cả bầu trời cao rộng Vẻđẹp của thiên nhiên, trời đất ấy có sức quyến rũ, mê hồn, khiến thi sĩ như tỉnh

như say Nhà thơ thầm hỏi hay thốt lên “Hót chi mà vang trời”, tưởng như nghe

được tiếng lòng trìu mến bao dung, quyến luyến cõi đời của một người thơ xứHuế Tiếng chim hồn nhiên, trong trẻo mà da diết phía bầu trời cao vút lại nhưkết đọng thành những giọt âm thanh rơi xuống hồn người, chạm vào cõi sâu

lặng, khuấy lên bao nỗi niềm, dìu nhà thơ vào cõi mộng: “Tôi đưa tay tôi hứng” Nhà thơ hứng lấy tiếng chim, (có thể hình dung) với một sự đón nhận,

nâng niu, trân quý và cất giữ, như sợ rằng, nếu không làm như vậy cái âm thanh

Trang 12

ngọt lành kia sẽ tắt vào thanh vắng Đây là một chi tiết có sức tỏa sáng trong bàithơ Và nó chỉ có thể được phát ra từ cảm xúc đặc biệt, hoàn cảnh đặc biệt củamột con người nhiều trải nghiệm, hiểu rõ đời mình chỉ còn là những khoảnhkhắc ngắn ngủi.

Mùa xuân thiên nhiên cũng là nguyên cớ tạo nên mùa xuân con người

“Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ”.

Nhà thơ nêu ra hai hình ảnh: “người cầm súng” và “người ra đồng”, những con

người đại diện cho sức mạnh dân tộc với lịch sử bốn nghìn năm làm ăn và đánhgiặc

Lộc - cái chồi xanh nhú lên sau những ngày đông giá, đã tồn tại trong tâm thứccủa người Việt Nam như một biểu tượng tươi đẹp nhất về mùa xuân Nó hiệnthân cho sự rũ bỏ quá khứ héo tàn, cũ xám để lại non xanh đầy sức trẻ, vươndậy, đầy niềm tin vào tương lai

Lộc giắt đầy quanh lưng người cầm súng, phơi phới bước chân ra trận Lộc trảidài vô tận dưới những bàn tay lặng lẽ gieo trồng Thiên nhiên ban tặng lộc Conngười ươm nên lộc Tất cả hòa quyện trong sự phồn thực của mùa xuân, mangchứa khát vọng lớn lao muôn thuở về cuộc sống bình yên và no ấm

Mùa xuân gieo vào lòng người những niềm vui mới mẻ, “như hối hả”, “như xôn xao” Hai từ tượng thanh liên tiếp trong câu thơ diễn tả niềm hạnh phúc

dâng tràn Mùa xuân không còn là người khách lạ mà nó thực sự được sinh ra từhồn người

Theo chiều không gian mở, cảm xúc của nhà thơ được nâng lên ở sự suy ngẫm

về mùa xuân đất nước:

“Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước”.

Khái quát về đất nước Việt Nam vất vả, gian lao, đau thương, ngời sáng là điểm

gặp gỡ của rất nhiều nhà thơ: Nguyễn Đình Thi từng viết: “Anh yêu em như yêu đất nước/ Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần” Vậy mà cách nói giản dị hình ảnh quen thuộc trong thơ Thanh Hải vẫn “chạm” vào cái phần thiêng liêng

trong sâu thẳm tâm hồn con người - tình yêu Tổ quốc, ở đây số phận của đấtnước, dân tộc đã hàm chứa số phận của công dân Mỗi người là một phần thân

thể của đất nước Và đất nước dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào vẫn “như vì sao đi

Trang 13

lên phía trước”, vẫn kiên cường vượt lên tăm tối, nô lệ, bần cùng mà tỏa sáng.

Cảm hứng ngợi ca và khí thế hào sảng của câu thơ đã xác định vị trí của nhà thơtrong cuộc hành quân vĩ đại của dân tộc Vị trí một công dân đất nước, mộtngười lính trong đội ngũ Niềm vinh dự tự hào như chất men say thôi thúc thơông cất lên tiếng hát:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến”.

Người đọc bất ngờ bắt gặp một mùa xuân thi sĩ Bằng điệp khúc “Ta làm”,

“Ta nhập” bài thơ đã tạo nên khúc ca chan chứa nhiệt huyết tình yêu cuộc

sống và khát vọng dâng hiến mùa xuân cho cuộc đời và cho thi ca

Nhà thơ - người nghệ sĩ ngôn từ đã nhận lấy trách nhiệm của mình với nhândân đất nước: Làm một con chim hót trong muôn loài chim, làm một cành hoa

trong rừng hoa muôn sắc Làm “một nốt trầm” trong bản hòa ca muôn điệu Làm “một mùa xuân nho nhỏ” trong mùa xuân rực rỡ và bất tận của đất trời.

Lời lẽ bình dị, nhẹ nhàng, khiêm tốn nhưng có sức khái quát cao về một lẽsống chân chính, một quan điểm nhân văn về thơ ca và người nghệ sĩ

Phải chăng “một nốt trầm” cũng có thể làm “xao xuyến” muôn lòng, khi người nghệ sĩ “từ chân trời của một người” đi đến và hoà nhập với “chân trời của nhiều người”, lặng lẽ hiến dâng những gì đẹp nhất, dù “nho nhỏ” của mình

vào cuộc đời chung Và nhà thơ đã kiên định một thái độ sống như vậy từ tuổithanh xuân đến khi tóc bạc

Trở về với đất mẹ quê hương là quy luật tình cảm Bởi sau những buồn vui,thành bại, quê hương vẫn là nơi đón nhận, neo giữ những gì còn lại của đờingười Nhà thơ Thanh Hải đã từng viết nhiều về đất Huế quê hương, và khúc cacuối cùng của ông cũng là khúc ca dành cho Huế:

“Mùa xuân - ta xin hát

Khúc Nam ai, Nam bình

Trang 14

Dường như những âm điệu buồn vui rất đặc trưng Huế ấy đã “ăn” vào máu thịt,luôn thường trực và ám ảnh nhà thơ Mùa xuân đất Huế đã khơi dậy cảm hứngtrào dâng bật lên thành tiếng hát tha thiết và sâu nặng tình yêu quê hương.

Nhà thơ Thanh Hải đã gửi lại cho đời “Một mùa xuân nho nhỏ”, “Một nốt trầm xao xuyến”, nhưng đó là mùa xuân còn mãi như ngọn lửa nhỏ sẽ mãi nhen lên,

đó là một nốt trầm cứ vang ngân không dứt

Bài thơ đã được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc trở thành ca khúc vượt thời gian vềmùa xuân của nền âm nhạc nước nhà Quả là một sự tương ngộ như có duyênđịnh của hai tâm hồn nghệ sĩ

- Viễn Phương sinh tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang (thời đó

thuộc tỉnh Long Xuyên), quê gốc ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang Khi Cách

mạng tháng Tám nổ ra, ông hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên rồitham gia Vệ quốc quân chống Pháp ở đồng bằng Nam Bộ

- Năm 1954, ông được phân công ở lại hoạt động tại Sài Gòn, công việc chủyếu vẫn là sáng tác văn thơ với bút danh Viễn Phương đăng trên một số tờ báo ở

Sài Gòn như Nhân loại, Hừng sáng, Công lý Năm 1960, ông bị chính quyền Sài

Gòn bắt giam

- Sau khi ra tù năm 1962, Viễn Phương chiến đấu ở Củ Chi Sau khi đất nướcthống nhất, ông là Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng Thành phố Hồ Chí Minh,Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Phóchủ tịch ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, ủyviên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

- Ngoài bút danh Viễn Phương, ông còn lấy bút danh Phương Viễn và cũngsáng tác cả văn xuôi Viễn Phương được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn họcnghệ thuật năm 2001

Trang 15

- “Viếng lăng Bác” không những là tiếng khóc đau đớn, nghẹn ngào trước sự

ra đi của Bác, là lòng thương nhớ không nguôi, lòng kính phục vô hạn của nhàthơ Viễn Phương và của nhân dân ta đối với Bác Hồ và bài thơ còn diễn tảthành công hình tượng Bác Hồ vĩ đại bằng những hình ảnh đẹp, nhịp điệu thathiết, cảm xúc nồng nàn chân thực

- Cảm xúc bao trùm bài thơ là sự thành kính, thiêng liêng, xúc động nghẹnngào của tác giả khi vào lăng viếng Bác Cảm xúc thể hiện theo trình tự thờigian có sự chuyển biến từ sáng sớm đến chiều muộn: Cảm xúc khi nhìn lăng

Bác từ xa; Cảm xúc khi nhìn dòng người vào viếng lăng; Cảm xúc khi đã ở

trong lăng; Cảm xúc khi ra về

2 Về nghệ thuật

- Sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật tạothành văn bản thống nhất trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật trữ tình

- Thể thơ tự do giúp cho việc diễn tả cảm xúc trong bài được khơi gợi

- Nhịp thơ chậm rãi trầm lắng phù hợp tâm trạng buồn, nghẹn ngào cảm xúccủa nhân vật trữ tình

- Hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, góp phần khắc hoạ chân thành xúc động tình cảmcủa người dân với Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Ngôn ngữ và hình ảnh sáng tạo từ những sự vật gần gũi với đời sống, nhưng

có nghĩa khái quát cao

- Bài thơ có giọng điệu trang trọng, tha thiết với nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trịbiểu cảm cao, thể hiện tấm lòng tha thiết, thành kính với vị lãnh tụ kính yêu củadân tộc

III PHÂN TÍCH VĂN BẢN

1 Bố cục

Bài thơ có thể chia thành ba phần:

Phần 1: Hai khổ đầu: cảm xúc trước lăng Bác.

Phần 2: Khổ ba: cảm xúc trong lăng Bác.

Phần 3: Khổ cuối: cảm xúc khi rời lăng Bác.

2 Thể thơ

Thể thơ tự do, riêng khổ 3 kết cấu theo thể thất ngôn, cô đọng vẻ đẹp hìnhtượng Bác Hồ

3 Phân tích cụ thể

a Cảm xúc trước lăng Bác (hai khổ thơ đầu)

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Trang 16

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.

- Tình cảm bộc lộ trực tiếp qua cách xưng hô: Con - Bác, từ đó tạo thành mốiliên hệ, gần gũi, vừa yêu thương vừa kính trọng với lãnh tụ

- Tác giả không dùng từ “viếng” trong câu thơ mà dùng từ “thâm” tạo cảm

giác như được tiếp xúc với Bác Tính chất gặp gỡ thân tình mà cảm động, nên

từ xa nhìn thấy đã ngập tràn xúc cảm: “sương” vừa là báo hiệu thời gian ra

thăm lăng Bác từ rất sớm, tạo nên không khí se chùng niềm thương nỗi nhớ.Nhưng cũng cho phép liên tưởng hình ảnh tác giả nhìn cảnh vật như mờ ảo saumàn sương - nhoà lệ nhớ thương!

- Hình ảnh lăng Bác tạo cảm giác thân thuộc gần gũi, vì có sự xuất hiện của

hàng tre Hai sắc thái được diễn tả là “bát ngát” và “xanh xanh” để bao quát

không gian rộng, thoáng và yên bình, không gian mở ra ngút ngát

- Thán từ “Ôi!” cùng với cảm nhận dáng tre đứng thẳng hàng nghiêm trang

cũng tạo nên cảm giác thành kính thiêng liêng trước lăng Bác Tư thế “đứng thẳng hàng” còn đặt trong thế đối lập với “bão táp mưa sa” gợi lên phẩm chất

của tre dẻo dai, cứng cáp bền bỉ, cũng là tư thế hiên ngang của dân tộc vượt quabao thử thách gian lao để đi đến thắng lợi vinh quang Từ đó, tác giả như cảmnhận giây phút về bên Bác, có toàn thể dân tộc cùng canh giấc ngủ cho Người

- Viễn Phương đã có những liên tưởng và suy tư gần gũi với thực tế Từ baođời nay cây tre gắn bó với làng quê, trong các thời khắc của lịch sử và đời sốnghàng ngày Rễ tre bám sâu vào lòng đất, dù đất đai khô cằn, dù thiên nhiên khắcnghiệt tới đâu cũng không làm tre gục ngã

- Tre là hình ảnh ẩn dụ để nói về những con người Việt Nam với những phẩm

chất tốt đẹp là “trung hiếu” thể hiện ở những câu thơ cuối Dùng hình ảnh tre trong phần mở đầu và phần kết thúc bài thơ là một ý tứ sâu xa ngầm ẩn khuyên

con người ta sống có ý chí nghị lực làm chủ cuộc đời,

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ”

- Nếu như khổ thứ nhất là cảm nhận không gian trong cảm giác thanh tĩnhtuyệt đối thì khổ thứ hai là cảm nhận từ góc độ thời gian nghệ thuật Thời gian

được nói đến là “ngày ngày” cùng với hình ảnh so sánh mặt trời thực và “mặt trời trong lăng” tạo nên vẻ đẹp của suy tưởng biết ơn, thành kính.

- Hình ảnh Bác được nâng tầm ngang với hình ảnh bất tử - mặt trời - mang tầm

vóc vũ trụ “Mặt trời trong lăng” là cách hình dung về Bác, theo thủ pháp ẩn

dụ Mặt trời đem cho thế gian ánh sáng, sự sông, cũng như Bác đem ánh sáng lí

Trang 17

tưởng cộng sản, sắc đỏ tương lai cho toàn dân tộc Sự nghiệp của Bác tạo dựngnên cũng bất tử trường tồn như ánh thái dương Suy ngẫm ấy không làm chohình ảnh của vĩ nhân quá xa vời mà lại khiến Bác càng sông trong niềm thươngnỗi nhớ của mọi người.

- Sự so sánh giữa hai chủ thể riêng biệt nhưng có giá trị vĩnh hằng với đời sốngcon người, một mặt trời mang lại ánh sáng, một mặt trời mang lại lí tưởng, conđường bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ xóa tan đêm tối chiến tranh mang độc lập tự

do cho tổ quốc

- Tình cảm thành kính biết ơn đã được tác giả đặt trong liên tưởng “dòng người”, “tràng hoa” và từ “dâng” “Dòng người” chứ không phải “đoàn người”, “tốp người” kết hợp với các từ mang sắc thái trang trọng: “tràng hoa”, “dâng” đã tạo liên tưởng về dòng chảy bất tận của những yêu thương,

kính trọng đang nối tiếp nhau vào thăm Bác

- Cuộc đời Bác là bảy mươi chín mùa xuân, mang ý nghĩa biểu tượng của mộtsức sống vĩnh cửu, một vẻ đẹp hòa vào thiên nhiên đầy sức sống như mùa xuân

Thủ pháp điệp kết cấu “ngày ngày.,, đi qua trên lăng” và “ngày ngày đi trong thương nhớ” tạo hiệu quả thẩm mỹ đặc biệt: vừa chiêm ngưỡng cảm phục, vừa

trân trọng yêu thương Vẻ đẹp của Bác luôn sáng mãi trong lòng dân tộc, luôngần gũi thân thương trong trái tim mọi người

b. Cảm xúc trong lăng Bác (khổ thơ thứ 3)

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!”

- Khổ thơ diễn tả khoảnh khắc tác giả được đứng chiêm ngưỡng Bác tronglăng Cảm xúc dồn nén, chất chứa thương yêu đem lại sự lắng sâu về vẻ đẹp tâmhồn Bác

- ở trên, Bác được so sánh với “mặt trời” thì ở khổ này Bác lại được đặt vào ánh sáng “vầng trăng” Đây là một liên tưởng sáng tạo của Viễn Phương, bởi lẽ

trong lăng nhưng tâm hồn Bác luôn có vầng trăng tri kỷ Tâm hồn Bác là tâmhồn thi nhân, trăng từng làm bạn với Người trong bao bài thơ khi bị giam cầm,

lúc đi kháng chiến nên giờ đây khi Người vào “giấc ngủ bình yên” thì dường

như trăng lại toả sáng cốt cách thi nhân của Bác Toát lên từ khuôn mặt Bác là

vẻ đẹp mà tác giả cảm nhận như giấc ngủ bình yên, giấc ngủ của con ngườithanh thản vì đã làm tròn sứ mệnh với dân tộc, hoàn thành sự nghiệp cách mạngcủa mình

- Câu thơ gợi cảm giác nghiêm trang, đến lúc đó mới cảm thấy nỗi đau mất

Trang 18

mát Tác giả nghĩ về “trời xanh” cũng có nghĩa là nghĩ đến thời điểm đất nước

thanh bình, nhưng cũng là cách ẩn dụ nói về con người Bác đã hoà nhập vào vũtrụ vĩnh hằng

- Ý thơ này giống như câu thơ của thiền sư Ryôke Osini từng viết: “Trời xanh đón người cứu nước về/Đau lòng chúng sinh trên đường mê/ Xưa nay hiếm bậc lão anh kiệt/ Chiếc lá thu bay trời ủ ê” Nỗi đau là có thật, xuất phát từ sâu

thẳm trái tim của đứa con miền Nam ra thăm Bác ngày đất nước đã hoàn toànthống nhất Ngày hội non sông không chứng kiến nụ cười của Bác rạng rỡ, nên

nỗi đau như “nhói ở trong tim” là nỗi đau không gi bù đắp.

c.Cảm xúc khi rời lăng Bác (khổ thơ cuối)

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót

quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”

- Tình cảm của nhà thơ đến khổ thơ này không hề kìm giữ, làm nên phút giây

“trào nước mắt” của nỗi xúc động bồi hồi.

- Tình cảm ấy không hề bi lụy mà thăng hoa thành khát vọng, thành lời tâmnguyên trước anh linh của Bác Nỗi nhớ nhung biến thành ước muốn thật đẹp đẽcủa đứa con miền Nam: muốn làm con chim hót, đoá hoa toả hương, muốn giữlại những thời khắc lắng đọng và đẹp đẽ nhất của tâm hồn khi được gần bên

Bác Nói như một ý thơ Tố Hữu: “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn” hay như câu thơ: “Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta /Ta bỗng lớn ở hên Người một chút”.

- Mượn những hình tượng tự nhiên để diễn tả lòng mình, Viễn Phương cũng nói

hộ tấm lòng những đứa con của Bác: muốn lòng mình trong sáng hơn, đẹp đẽ

hơn Hơn thế, tác giả còn muốn hoá thân “làm cây tre trung hiếu chốn này”

-bồi đắp tâm hồn và phẩm chất để sống xứng đáng với tình thương của Bác Đócũng là lời hứa tiếp tục thực hiện ước vọng của Người

IV TRÍCH YẾU TƯ LIỆU THAM KHẢO

MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ THƠ VIỄN PHƯƠNG

Có những người may mắn sinh ra như chỉ để làm thơ Thơ là việc chính của đời

họ ở Viễn Phương có khác Tuy thơ là niềm say mê, nhưng hầu hết thì giờ anhphải dồn vào công tác chính trị, tư tưởng, tổ chức, và phải cầm súng chiến đấuthực sự với quân thù Và lúc nào anh cũng ở vào hoàn cảnh đặc biệt: lúc phảihoạt động bí mật trong lòng địch, lúc phải sống trong tù, và từ năm 1962 chođến mùa xuân Đại thắng 1975, anh sống ở nơi cuộc chiến đấu hết sức ác liệt,tưởng như con người không thể nào sống được Do cuộc sống như thế, Viễn

Trang 19

Phương còn thiếu thì giờ nghiền ngẫm “thi nghệ” Nhưng ưu điểm nổi bật làanh tập trung vào các đề tài chiến đấu, anh làm thơ để cổ vũ đồng đội chiến đấu,

để ca ngợi những con người và sự tích anh hùng Ngày nay mỗi khi đi qua cácvùng từ Sài Gòn, Củ Chi và lân cận, mỗi khi nghe lại các sự tích anh hùng,trong tâm trí ta lại hiện lên những bài thơ, những câu thơ Viễn Phương Qua cầu

chữ Y, ta nhớ lại “Tiếng hát dưới gầm cầu”, qua các ngôi trường, các đường phố, ta cứ nhớ “Mắt sáng học trò”, “Lá thư em gái”, “Hoa thành đô” Đọc thơ

anh, người ta hiểu và yêu Sài Gòn hơn Và đó là điều làm cho nhiều ngườithương mến thơ anh

Sau ngày Đại thắng mùa xuân, trong những điều kiện mới, thơ Viễn Phươngcũng có những đổi mới Anh đang cố’ gắng cho câu chữ súc tích hơn, gợi nhiềuhơn tả, dành phần rộng rãi cho người đọc tưởng tượng, sáng tạo thêm

Nguyễn Xuân Nam (Nhà thơ Việt Nam hiện đại, ủy ban Khoa học Xã hội

Việt Nam, Viện Văn học, 1984)

( ) Thơ Viễn Phương dễ nhớ, giàu cảm xúc, nhưng không bi lụy, cường điệunỗi đau

( ) Thơ Viễn Phương lung linh hình bóng người phụ nữ miền Nam và Mẹ Ấntượng nhiều mặt về người mẹ rất đậm đà, thắm thiết Anh viết rất nhiều bài thơ

về Mẹ Người mẹ dưới gầm cầu, những người phụ nữ trong các đề lao, người nữchiến sĩ hi sinh trong ngọn lửa, những nữ học sinh Sài Gòn - Chợ Lớn “xuốngđường” trong những ngày “bão tố đô thành”, người vợ chiến đấu trong nộithành, chồng ở chiến khu, người mẹ đào hầm nuôi giấu cán bộ, bà mẹ đưađường các anh bộ đội - bà mẹ ấy nói những lời rất thật, như dặn dò, như lời thềquyết tử: “Để má cầm đuốc đi trước, gặp giặc má chúc ngọn đuốc xuống, cáccon ở sau biết mà tránh Nếu chúng bắn má chết, tức là chúng báo động cáccon” (Lời má Sáu)

( ) Thơ Viễn Phương nền nã, thì thầm, man mác, bâng khuâng, day dứt, khônggút mắt, cầu kỳ, kênh kiệu, khoa ngôn Hình ảnh nào trong đời sống anh cũng

tìm thấy chất thơ Không đợi đến “Tiếng tù và trong sương đêm”, “Hoa lục bình trôi” man mác tím, bông lau bát ngát nắng chiều hay “Chòm xanh điên điển" nhuộm vàng mặt nước Một mái lá khô hanh trong rừng vắng anh cũng

đưa vào đây cái thực, cái hư, rạt thơ mà thực, rất thực mà thơ

Mai Văn Tạo (Viễn Phương, nhà thơ chiến trường, tù ngục, nhà thơ của

đời, 5 - 1998)

NHÀ THƠ VIỄN PHƯƠNG NÓI VỀ “VIẾNG LĂNG BÁC”

Văn nghệ Quân đội (VNQĐ) - Trong hai cuộc kháng chiến, nhà thơ ViễnPhương hoạt động ở Nam Bộ, và đã sáng tác nhiều bài thơ về Bác Hồ Có bài

Trang 20

tác giả viết khi bị địch giam cầm ở các trại giam Phú Lợi, Lê Văn Duyệt, đềuthuộc, rồi những khi bị địch bắt đi lao động, họ lại đọc cho bạn tù ở khám khácnghe, cứ vậy thơ Viễn Phương được lan truyền trong nhà tù Phải đến bài thơViếng lăng Bác, Viễn Phương mới thực sự có một bài thơ hay về Bác Dưới đây

là cuộc trò chuyện giữa ông và phóng viên VNQĐ

Phỏng viên (PV): Thưa nhà thơ Viễn Phương, trong một lần nào đó, tôi được đọc một bài viết của anh Lê Quang Vịnh trên báo Sài Gòn Giải phóng, kể rằng: Lúc tôi (Lê Quang Vinh) 25 tuổi, bị bọn Mỹ - Diệm kết án tử hình rồi chuyển thành chung thân khổ sai và đày ra Côn Đảo Trong chuồng cọp, địa ngục trần gian của nhà tù ấy, tôi bị bắt buộc phải nằm dưới hầm suốt ngày Trên vách chuồng cọp, tôi thấy chi chít những chữ ghi bằng nhiều cách khác nhau Có những dòng được khắc trên vôi bằng cái xương cá mắm Có những chữ bằng máu, có những dòng ghi bằng than Tôi đọc được bài thơ dài, chỗ này ghi một đoạn, chỗ khác ghi một khúc ráp lại rất vần với nhau.

“Cha già ơi

Hôm nay mười chín tháng năm

Lòng con sáng tựa đêm rằm trung thu

Con đang chúc thọ dưới mồ

Con đang dựng một rừng cờ trong tim

Đêm nay mộng hóa thành chim

Bay qua lưới sắt con tìm đến cha”.

Sau này mới biết là thơ Viễn Phương, bài “Chúc thọ dưới mồ” Tôi nghĩ rằng

đó cũng là hạnh phúc lớn của nhà thơ: Góp phần mình vào công cuộc giải phóng đất nước.

Nhà thơ Viễn Phương: Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc ta là nguồncảm hứng vô tận của người sáng tạo văn, thơ, nhạc, họa Trong kháng chiếnchống Pháp và Mỹ, các nhà thơ sống ở Nam Bộ đều có những tác phẩm viết vềBác Trong nhà tù của giặc, tôi luôn luôn nghĩ về Bác Bác là nguồn động viên,

cổ vũ các chiến sĩ trong nhà tù Tôi đã viết bài thơ “Chúc thọ dưới mồ”, được

các đồng chí trong tù thuộc, truyền cho nhau Tuy lời thơ còn mộc mạc nhưng làtấm lòng thành kính của tôi đối với Người

PV: Phải đến khi đất nước thống nhất, ra thăm miền Bắc, anh mới có “Viếng lăng Bác”, đầy đủ độ chín và ngôn từ Anh có thể cho biết bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

Nhà thơ Viễn Phương: Khi Bác còn sống, nhân dân miền Nam mong muốn đấtnước giải phóng để đón Bác vào thăm Nhưng rồi, ước mơ ấy không được toạinguyện Khi miền Nam giải phóng, mọi người đều muốn ra thăm miền Bắc,

Trang 21

viếng lăng Bác Năm 1976, tôi ra Hà Nội, được đến viếng Bác.

Sáng hôm ấy mưa phùn, Hà Nội lây phây trong gió rét, tôi được nối vào dòngngười vào lăng Bác Chúng tôi đi từ hướng chùa Một Cột Sương tỏa mênhmông, những hàng tre xanh sẫm, những gốc đào hoa đỏ rực Tất cả đều thiêngliêng Đến bên Bác, ai cũng muốn dừng thật lâu Bác nằm đó, thanh thản, giản

dị, hiền từ như đang ngủ Ánh sáng dịu dàng tỏa xuống như giữa một đêm trăngthanh miền thôn dã Tôi không cầm nổi nước mắt

Ra khỏi lăng, tôi đi như người mộng du và tứ thơ bật ra:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”.

Lời thơ thật giản dị Tôi nghĩ, Bác của chúng ta vốn giản dị, Người ghét sự cầu

kỳ, làm dáng Giản dị, trong sáng, sâu sắc cũng là bao quát trong thơ Bác Tôiviết như là ý nghĩ của mình Và, đó cũng là tâm tư của nhân dân và chiến sĩ ởNam Bộ với Bác

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.

Mặt trời của vũ trụ đối với mặt trời trong lăng Đó cũng là hàm chứa sự vĩnhcửu cửa sự nghiệp Bác Hồ tạo dựng và nhân dân ta, Đảng ta đã thực hiện: xâydựng một đất nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàumạnh như di chúc của Bác

Hoa tươi là nét đẹp của thiên nhiên, hàng ngày dâng lên Bác rất nhiều nhưngtôi nghĩ đến:

“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ”

Dòng người vây quanh Bác trở thành hoa Và dâng cho bảy mươi chín mùa

xuân, là hoa tươi của cuộc sống Toàn bài “Viếng lăng Bác” mang một không

khí trang nghiêm, thành kỉnh Đoạn kết, tôi muốn nói lên tình cảm của nhândân, chiến sĩ miền Nam hứa với Bác:

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”

PV: Xin chân thành cảm ơn anh.

Nguyễn Quốc Trung thực hiện

SANG THU

HỮU THỈNH

I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

Trang 22

1.Tác giả

- Hữu Thỉnh sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942 tại làng Phú Vinh (hay PhướcVinh), xã Duy Phiên, huyện Tam Dương (nay là huyện Tam Đảo), tỉnh VĩnhPhúc Sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học nhưng ông

đã trải qua tuổi thơ ấu không dễ dàng

- Năm 1963 ông tốt nghiệp phổ thông và nhập ngũ, trở thành một người línhthuộc Trung đoàn 202 Từ đây Hữu Thỉnh đã tham gia một số hoạt động nhưhọc lái xe tăng, làm cán bộ tiểu đội, dạy bổ túc văn hoá, viết báo và làm cán bộtuyên huấn Nhiều năm tham gia chiến đấu tại miền Trung và Nam Trung Bộ,Hữu Thỉnh đã trải qua hầu khắp các chiến trường máu lửa như Đường 9 - NamLào (1970 - 1971), Quảng Trị (1972), Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí Minh

- Từ 1982, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ cán bộ biên tập, Trưởng ban

thơ, Phó Tổng biên tập của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

- Từ 1990 đến nay, Hữu Thỉnh chuyển sang công tác tại Hội Nhà văn Việt

Nam, trở thành Tổng biên tập Tuần báo Văn nghệ, ông hiện là Chủ tịch Hội

Nhà văn Việt Nam

II TỔNG KẾT

1.Về nội dung

- Bài thơ là sự cảm nhận tinh tế, sự khám phá mới mẻ của Hữu Thỉnh trongkhoảnh khắc cuối hạ sang thu Cảnh giao mùa trong bài thơ qua cảm nhận củanhân vật trữ tình có không gian, sắc màu, đường nét, Có âm thanh qua cácgiác quan, phải là người nhạy cảm và yêu thiên nhiên lắm mới có khám phá độcđáo đến vậy

- Qua bài thơ người đọc thấy được sự hoà nhập của thiên nhiên và con người,

sự biến đổi của đất trời cũng là sự biến đổi của tuổi tác

III PHÂN TÍCH VĂN BẢN

Trang 23

Hoàng Giang Nguyễn Nhược Thuỷ), “Thôn xá thu châm” (Mùa thu ở quán trọ trong thôn nghe tiếng chày đập vải) của Nguyễn Trãi, “Mùa thu” của Ngô Chi Lan, “Thu tứ” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, “Thu dạ I”, “Thu dạ II” của Nguyễn

Du, “Thu điếu”, “Thu ẩm”, “Thu vịnh” - Nguyễn Khuyến, “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu, “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư Dù vậy “Sang thu” của Hữu

Thỉnh vẫn đem đến những nét đẹp mới lạ và có chỗ đứng vững chắc trong lòngbạn đọc

- Ngay từ tiêu đề, tác giả đã tự xác định một thời điểm miêu tả: thời điểm giaomùa Đó không phải là chính thu, khi bầu trời xanh ngắt lơ lửng những tầng cao,không phải cuối thu, khi nắng trời đã nhuộm đỏ lá bàng, hay khi cái rét mùađông đã lẫn vào trong gió Sang thu nghĩa là mới chớm thu thôi, cái tứ kếtbuộc hệ thống hình ảnh trong bài cũng chỉ gói gọn trong chút “chớm” mỏngmanh đó

2.Phân tích cụ thể

- Nhà thơ có những cảm nhận riêng hết sức tinh tế qua nhiều giác quan vàkhông gian khác nhau, có không gian xa, gần, cao, thấp

- Mở đầu bài thơ là hương thơm của ổi chín, nhẹ nhàng thoang thoảng trong

làn gió se lạnh, sự “chùng chình” của làn sương sớm ùa vào ngõ nhỏ không muốn đi, cuối cùng khiến nhà thơ thốt lên “thu đã về”.

- Điều đặc biệt của bài thơ là ở góc độ miêu tả tạo vật: không hề có một từ định tính để miêu tả thế giới thu Có hương ổi, nhưng hương ổi “thơm” như thế

nào thì thi sĩ hoàn toàn không miêu tả Có gió, nhưng gió se chứ không phải là

gió lạnh “Se” gợi một động thái, hơn là gợi một cảm giác Làn sương giăng phủ ngõ thôn chủ yếu ở vận động “chùng chình” Dòng sông, cánh chim, hay

đám mây cũng không tô điểm cho phong cảnh thu bằng những gam màu đặctrưng của nó

- Hữu Thỉnh hầu như khơi gợi cảm giác về mùa trong trạng thái mơ hồ của tạovật Thành công nổi bật nhất của bài cũng là ở một hệ thống những động từ

miêu tả rất giàu cảm giác: “phả”, “se”, “chùng chình”, “dềnh dàng”, “bắt đầu vội vã”, “vắt nửa mình”

- “Chùng chình” trước hết gợi tả chính xác những làn sương như ngưng lại và

nhẹ nhàng tỏa lan ngõ xóm Dòng nước thu vốn trong trẻo và sâu hút làm người

ta khó mà thấy rõ được sự chuyển động nó nên cảm giác sông lững lờ trôi cũngrất hiện thực

- Hệ thống động từ toàn bài không chỉ miêu tả chính xác trạng thái của tạo vật

mà còn thổi vào tạo vật những cảm giác rất người Sương như người kháchngập ngừng nơi đầu ngõ, gió se lại bởi chút lạnh xa xăm, những cánh chim vội

Trang 24

vã tìm về phương nam ấm áp

- Hữu Thỉnh rất tinh tế khi nhận ra sự chuyển động của thu trong lòng người

Thời điểm chớm thu không phải chỉ hiển hiện ở những dấu hiệu mơ hồ trong trạng thái biến chuyển của cảnh vật, mà ỗ cả chút ngỡ ngàng bâng khuâng của lòng người: “Bỗng nhận ra hương ổi”; “Hình như thu đã về” Đó là không

gian yên bình đặc trưng của thiên nhiên vùng Bắc bộ rợn ngợp trong thời khắcgiao mùa

- Khổ thơ cuối là sự cảm nhận về màu sắc, trời vào thu, nắng thu vàng nhạtmàu hoa cải đổ vàng khắp cỏ cây hoa lá, chen cả vào lòng người Nắng khôngchói chang bỏng rát như mùa hè nữa mà nó đã dịu đi rất nhiều khi giao mùa

- Con người cảm thấy biết bao biểu hiện khác biệt của thời tiết khi mùa thu tới:mưa và sấm thưa dần, không còn dữ dội nữa Sang thu, tất cả các dấu hiệu củamùa hạ vẫn còn nhưng đã giảm dần mức độ, cường độ Hàng cây như đã quá

quen với nắng lửa mưa giông, được gọi một cách hình ảnh là “hàng cây đứng tuổi”.

- Hai dòng thơ cuối vừa mang nghĩa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng:

+ Nghĩa thực: mùa hè thường có mưa rào kèm theo tiếng sấm, nhưng khi sangthu thì mưa cũng ít và không có tiếng sấm Hàng cây đứng tuổi là hàng câyđược trồng từ lâu, dù có mưa to và sấm chớp đến nhường nào cũng không làm

nó giật mình ngã gục

+ Nghĩa biểu tượng: Hình ảnh sấm và hàng cây đứng tuổi đều là hình ảnh ẩn

dụ về cuộc đời mỗi con người, sự từng trải và chứng kiến bao đắng cay sóng giócủa cuộc đời, đến một lúc nào đó khỉ có tuổi họ sẽ vững vàng hơn, dày dạn hơnkhông gì làm họ gục ngã

- Các từ “bất ngờ”, “đứng tuổi” khiến ý nghĩa của câu thơ không dừng lại ở

nét nghĩa tả thực mà có chiều sâu hơn Nắng, mưa, sấm chớp hay là nhữngvang động của cuộc đời? Trong tương quan ấy, hàng cây tượng trưng cho conngười từng trải mà bao dâu bể biến đổi không còn đáng ngạc nhiên Cảnh nhưsâu lắng hơn bởi liên tưởng suy tư về mùa thu đời người

Với ba khổ thơ ngắn gọn nhưng có sức bao quát rộng lớn Tiếp nối dòng cảmxúc của các thi nhân ngày trước, Hữu Thỉnh đã có những khám phá riêng đặcsắc và mới mẻ về mùa thu đất Bắc

IV TRÍCH YẾU TƯ LIỆU THAM KHẢO

“SANG THU” CỦA HỮU THỈNH

Mùa thu quả nhiên là mùa nhạy cảm bậc nhất trong năm Con ngườicùng tạo vật tất thảy đều nhạy cảm Tuy nhiên, cái thời điểm mà sự nhạy cảmcủa hồn tạo vật luôn thách thức với sự nhạy cảm của hồn người vẫn là thời khắc

Trang 25

giao mùa - chớm thu Các kênh cảm giác và cả tâm cảm nữa của mỗi hồn thơdường như đều được huy động tối đa để nắm bắt những làn sóng, những tín hiệu

mơ hồ nhất từ những giao chuyển âm thầm trong vạn vật Chả thế mà, bao đờinay luôn có sự đua ganh giữa hồn thơ với hồn tạo vật Chỉ cần điểm sơ quanhững tín hiệu từng được hồn thơ từ cổ chí kim nắm bắt trong những thi ảnhkhông thôi, cũng khó đủ giấy mực rồi Gọn nhẹ hơn, chỉ điểm qua những thi tứnổi bật dành cho nhịp chuyển mùa thôi, chắc cũng không xuể Cho nên, tôi sẽkhông nấn ná làm cái việc rút tỉa những thi ảnh và thi tứ tiêu biểu về thời điểmnhạy cảm ấy của thơ ca các thời, nghĩa là không tái hiện lại một truyền thống,một tiền đề nữa Mà cùng Hữu Thỉnh, bước ngay

Tôi mừng cho Hữu Thỉnh và bài thơ, nó vừa giành được một chỗ xứng đángtrong chương trình Văn và Tiếng Việt của nhà trường Kể từ nay, hương ổi củathi phẩm sẽ phả vào tâm hồn của nhiều thế hệ học trò, sẽ được những tâm hồn

ấy mang tới bao nẻo thu, đến cả những miền chưa từng có mùa thu nữa

1 Từ cấu trúc

Trước tiên, thử đi vào cấu trúc của thi phẩm Hình thái tổ chức của “Sang thu” đâu dễ nhận diện, về bố cục, ai chẳng thấy chính tác giả đã tự chia bài thơ

thành ba khổ khúc chiết Nhưng về ý tứ? Xem chừng ý khổ này cứ “dính” vào

khổ kia, chả chịu rành mạch gì cả Thì quanh đi quẩn lại vẫn là thế: “hương ổi”,

“gió se”, “sương chùng chình”, “sông dềnh dàng”, “chim vội vã”, “nắng vẫn còn”, “mưa đã vơi”, “sấm bớt bất ngờ”, “hàng cây đứng tuổi” chẳng dáng

nét thu về, thì hình sắc thu sang, đấy thay đổi tinh vi, đây đổi thay tinh tế Ý đâu

có khác gì nhau Đến nỗi, ngay cả “Sách giáo viên” hướng dẫn người dạy khaithác và soạn giảng chừng như cũng “bí” trong việc phân định Hay việc chiathành ba khổ thế chỉ hoàn toàn do cảm tính lúc viết của thi sĩ, còn ý thơ thì vốnthiếu rành mạch, vô tổ chức? Không hẳn

Đọc kĩ hơn thì thấy rằng: cùng viết về thiên nhiên lúc giao mùa, nhưng mỗikhổ thơ vẫn nghiêng về một ý về cảnh vật, khổ một nghiêng về những tín hiệumách bảo sự hiện diện đây đó của mùa thu, từ góc nhìn vườn ngõ:

Trang 26

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu”.

Trong khi đó, khổ ba lại nghiêng về những biến đổi bên trong các hiện tượngthiên nhiên và tạo vật:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”

Như vậy, ba khổ thơ đã được liên kết thành một chỉnh thể nhuần nhị nhờ vào mộttrật tự khá tự nhiên: từ gần đến xa, từ thấp đến cao, từ hẹp đến rộng, từ ngoài vàotrong, với các lớp cảnh càng ngày càng đi vào chiều sâu Một trật tự hợp lí tựnhiên bao giờ cũng là điều sinh tử để một sản phẩm nghệ thuật hiện ra như mộtsinh thể!

Nhưng cả người khờ khạo nhất cũng phải thấy rằng: thơ thiên nhiên không đơnthuần chỉ có cảnh Cùng với cảnh, bao giờ cũng là tình, dù đậm hay nhạt, dù kínhay lộ Tình trong cảnh, cảnh trong tình Cho nên, đồng hành với mạch cảnh sắctrên đây, là tâm tư của thi sĩ Cụ thể là mạch cảm nghĩ trước mùa thu Sự đanxen các mạch này là một khía cạnh phức tạp không thể thiếu của cấu trúc Sau

một thoáng ngỡ ngàng ỗ khổ một ( Hình như thu đã về), là đến niềm say sưa

ở khổ hai ( Có đám mây mùa hạ! vắt nửa mình sang thu), và kết lại ở khổ ba với vẻ trầm ngâm ( Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi) Không

chỉ có thế tương ứng với những cung bậc của mạch cảm, là các cấp độ của mạchnghĩ Khổ đầu: bất giác; khổ hai: tri giác; khổ ba: suy ngẫm Mạch cảm và mạchnghĩ bao giờ cũng song hành và chuyển hoá sang nhau trong cùng một dòng tâm

tư Chúng đan bện với nhau khiến cấu trúc nghệ thuật càng tinh vi phức tạp

2 Đến điệu tâm hồn

Cảm nhận tạo vật lúc sang thu, đa phần các thi sĩ nghiêng về vẻ biến suy mộtchiều của cảnh Vì thế, thần thái của cảnh thu thường hiện lên qua vẻ tiêu sơ Ví

như bài “Thu cảm”, tiếng thơ khá tinh tế của một thi sĩ đương thời:

“Mướp tàn sen cũng đi tu

Lá tre đã thả một mùa heo may

Con sông không ốm mà gầy

Mắt em chưa tối đã đầy hoàng hôn”.

Cảm nhận của Hữu Thỉnh khác, không đơn tuyến Tôi cho rằng, một trong

những nét đặc sắc của bài “Sang thu” là có hai hệ thống tín hiệu báo mùa có vẻ

phản trái nhau, song cả hai đều thuộc về thần thái của mùa thu Tạm đặt tên lànhịp mạnh và nhịp nhẹ Nhịp mạnh bao gồm những động thái, sắc thái dương

Trang 27

tính (mạnh, nhanh, nhiều ): hương ổi phả - chim vội vã - vẫn còn bao nhiêunắng Nhịp nhẹ thì nghiêng về âm tính (êm, chậm, ít ): sương chùng chình,

sông dềnh dàng, mưa vơi dần Lúc bất giác nhận ra hương ổi “phả” vào trong gió se, thì cũng là lúc bắt gặp sương “chùng chình” qua ngõ Chính lúc sông

“dềnh dàng” là lúc chim “vội vã” Khi nắng “còn” cũng là khi mưa “vơi”.

Đừng nghĩ thi sĩ cố’ ý đặt bày hai mạch tương phản nhằm chơi trò lạ hoá Nóchính là hiện tượng trái chiều mà cùng hướng ta vẫn thường thấy trong mỗicuộc đổi thay Chẳng phải thế sao? Chẳng phải bao mạch sống đang cần mẫnchuyển lưu trong lòng tạo vật làm nên cõi sống trường cửu này vốn vẫn tươngsinh tương khắc như vậy sao? Và chẳng phải những vận động trái chiều màcùng hướng vẫn thường đem đến cho sự sống thế quân bình ngay trong lòngmỗi nhịp biến thiên hay sao? Cho nên, thật thú vị mà cũng thật hiển nhiên là hainhịp mạnh - nhẹ với hệ thông hưng - suy, tiêu - trưởng kia lại đan dệt trongnhau khá nhuần nhuyễn tạo nên cái bản giao hưởng gợi cảm của đất trời thu Cóthể xem đó là nét phức điệu trong cảm nhận ngoại giới của hồn thơ Hữu Thỉnh.Toàn cảnh thu trong bước chuyển mùa, nhờ lôi cảm ấy, đã hiện ra không chỉ cóbiến thiên, mà đây đó còn cả thế quân bình Luôn thấy được thế quân bình ngaygiữa những biến thiên thì ít bất ngờ chao đảo Trong thiên nhiên đã vậy Trongcuộc đời cũng thế Và, tôi ngờ rằng cảm quan quân bình về đời sống đã ngấmngầm xui thi sĩ tìm đến cái kết điềm tĩnh trước ba động, giấu cương sau nhunày:

“Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”.

Nói đến câu kết kia, không thể không thêm vài lời về cách lập tứ dẫn tới kết Nó

rõ nhất ở khổ ba: “Vẫn còn bao nhiêu nắng! Đã vơi dần cơn mưa/ Sấm cũng bớt bất ngờ! Trên hàng cây đứng tuổi” Để ý một chút sẽ thấy rằng đến đây, tâm thế

thi sĩ không còn ngỡ ngàng bất giác như khổ một, say sưa tri giác như khổ hai,

mà lòng đã nặng hơn, đã ra chiều trầm ngâm với suy ngẫm rồi Lớp từ mang sắcthái đong đếm ở đây mách với ta điều đó Hệ thống các từ còn (- hết), vơi (-đầy), bớt (- thêm) bảo rằng thi sĩ đang suy xét, đúc kết, chiêm nghiệm Chiêmnghiệm điều gì? về một lẽ đời trong hai chiều biến đổi trái nhau Ba câu trên:

nắng “vẫn còn”, tức là đã giảm; mưa “vơi dần” rõ là giảm; sấm “bớt bất ngờ”

càng giảm Cả ba nghiêng về chiều giảm Nhưng, khi câu ba nối vào câu kết, thì

chiều giảm đột ngột thành chiều tăng, một chiều tăng kín đáo: “Sấm cũng bớt bất ngờ! Trên hàng cây đứng tuổi” Ây là sự từng trải tăng lên, là cây đã trưởng thành Nhờ lối viết nén, mấy chữ “bớt bất ngờ” như một nút buộc, câu thơ bỗng

có “cú pháp dính”, lời thơ súc tích hẳn nhờ các làn nghĩa giao nhập ràng néo

Trang 28

nhau: sấm bớt gây bất ngờ, hay cây bớt bị bất ngờ? Có lẽ là cả hai, nhưng xemchừng, cái vế sau mới là chốt hạ, Nhờ ngữ pháp ấy mà cái ý cương kia liền đượcgiấu kín nhẹm, thậm chí được nhu hoá Có thể nói, đây là lối kết theo kiểu “đảophách” Một cú đảo phách ngoạn mục Bởi đảo mà cứ như không.

“Sang thu” là bài thơ tinh tế Điều này khỏi bàn thêm Chẳng thế mà các chi tiết

gợi cảm của thi phẩm đã cuốn hút nhiều người yêu thơ Nào những hương ổi

phả vào trong gió se, nào “sương chùng chình qua ngõ”, rồi thì “sông được lúc dềnh dàng” xem ra, thi ảnh nào cũng tài hoa Mà ấn tượng nhất hẳn phải là cảnh tượng “Có đám mây mùa hạ! Vắt nửa mình sang thu” Làm xác định cái

không xác định, khiến cái vô hình thành hữu hình, làm định dạng cái vốn mơ

hồ, là lối viết đâu có gì lạ về thi pháp Thế mà thi ảnh 'lại mới, hình sắc lại gợi Đám mây thực thế mà ảo thế! Cái cách “vắt nửa mình” kia sao mà thi vị! Có

thật chăng một đám mây vốn của mùa hè đang mải mê lấn sân sang mùa thu?

Có mà không có, thật mà không thật Cứ y như giữa mùa thu và mùa hè vẫn cómột lằn ranh làm bằng sợi dây vô hình giăng ra giữa thinh không, khiến đámmây yêu kiều và đỏng đảnh kia có thể vắt nửa mình qua đó mà khoe sắc phôduyên vậy!

Mà đâu chỉ trong quan sát, ở thi phẩm này, Hữu Thỉnh còn tỏ ra tinh hơn nữa

trong sự đồng điệu với nhịp chuyển mùa Những hiện tượng riêng lẻ thì gồm cảhai hệ thống tín hiệu trái chiều, có chậm có nhanh Nhưng cái nhịp luân chuyểnchung chi phối vạn vật thì bao giờ cũng khẩn trương và mau lẹ Nhịp luânchuyển ấy dường như đã nhập vào mấy chữ tưởng rất không đâu mà lại thần

tình này: “Sông được lúc dềnh dàng! Chim bắt đầu vội vã; vẫn còn bao nhiêu nắng! Đã vơi dần cơn mưa” Mấy chữ ấy đi với nhau thành cặp hô ứng và tiếp

ứng nhau làm hiển thị cái nhịp luân chuyển trong tạo vật vốn mải mê mà vôhình

Người đọc cũng dễ say với những nét tài hoa trong việc sử dụng nhuần nhuyễnyếu tố cổ điển của thi sĩ Đọc Hữu Thỉnh, có một chất rất dễ nhận: dân gian Tuy nhiên, đó vẫn là những tinh tế tiểu tiết và dễ viết Đôi khi quá chú mụcvào cái tinh tế trong tiểu tiết có thể quên sự tinh vi trong đại cục Tôi muốn nóiđến điều khác: ý tưởng bao trùm Nó mới là nét tinh vi thuộc về đại cục Ý

tưởng “Sang thu” được gói kín vào thi tứ Một thi tứ đa tầng khiến hình tượng

thơ thành đa nghĩa Nhờ đó, thi phẩm nhỏ đã mang thi tứ lớn Sang thu đanghĩa, vì ít nhất, có sự chất chồng và giao thoa của ba lớp nghĩa: trời đất sangthu, đời sống sang thu và đời người sang thu Lớp nghĩa thứ nhất dễ thấy Vì nó

ở bề nổi của văn bản thơ Nó khiến bài thơ như một bức tranh thiên nhiên.Không! Có lẽ như những thước phim về cảnh vật thiên nhiên thì phải hơn

Trang 29

Tranh thì tĩnh, phim mới động Sự mẫn cảm của tâm hồn thi sĩ đã được dịp phôdiễn qua những thi ảnh giàu mỹ cảm trong việc nắm bắt bao vận động, chuyểnđộng, biến động âm thầm và sâu kín của thiên nhiên Nhưng, nếu chỉ thế thôi,

“Sang thu” cũng mới là thơ tạo vật Hữu Thỉnh chưa đem đến cái gì mới hơn so

với các tiếng thơ thuộc thi đề thu của những người đi trước Đồng thời, cũngchưa phổ được vào đó hơi thở của thời mình, tinh thần của thế hệ mình Hai lớpnghĩa sau mới thật là thứ hương ổi riêng mà Hữu Thỉnh phả vào trong thi đềnày Tất nhiên, những hàm ý kín đáo kia toát lên trước hết từ nghĩa bóng đây đócủa các thi ảnh Ai cũng có thể thấy những ẩn ý nào đó thấp thoáng sau lối viết

ẩn dụ trong các thi ảnh rải rác ngay từ đầu sương “chùng chình”, sông “dềnh dàng”, chim “vội vã” v.v Nhưng nếu chỉ có thế thì ý nghĩa của chúng còn lờ

mờ, chưa xa gì hơn một lối nói sinh động về sự vật, chưa đủ tạo hẳn ra một lớpnghĩa khác cho văn bản Lớp nghĩa kia chỉ thực sự bật hầm khi hình ảnh cuối

cùng đột hiện: “Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi” Chữ “đứng tuổi” bật sáng, phát động một lớp nghĩa khác cho bài thơ Nó đâu chỉ nói cây,

mà còn nói người Nhân hoá cây là bề nổi, giấu người vào cây là bề sâu Tựdưng, chúng ta thấy từ mạch hình ảnh thiên nhiên rải khắp bài thơ bỗng bừngdậy một lớp nghĩa khác gắn với con người và cuộc đời

Có thể thấy rõ hơn nữa, khi nhìn trong tương quan khác Cảm thụ nghệ thuật,căn cứ quan trọng nhất là văn bản Nhưng, chỉ bó hẹp trong văn bản không thôi,

dễ làm nghèo nghệ thuật Trong thực tế, thông điệp nghệ thuật của một tácphẩm không chỉ cất lên từ những gì thuộc nội bộ văn bản, mà còn vang lên cả từtương quan giữa văn bản với những thứ bên ngoài vốn thiết thân với nó nữa Ví

như hoàn cảnh sáng tác Tác giả cho biết thời điểm viết “Sang thu” là mùa thu

1977, ở nhiều lần in cũng ghi rõ như vậy Điều này ngẫu nhiên chăng? Vô nghĩachăng? Không hẳn Bấy giờ, cuộc sống vừa qua khỏi thời chiến đầy khốc liệtđang chuyển sang thời bình êm ả Nghĩa là, đời sông cũng vừa sang thu Đây làlúc trong lòng đời có bao trăn trở xao động Nhìn bài thơ trong tương quan vớithời điểm ấy, tự dưng chúng ta thấy các hình ảnh đó đây nhấp nháy lên những

nghĩa khác: nghĩa thế sự Đặc biệt từ khổ hai trở đi Nếu ở khổ đầu, thơ còn

nặng về tạo vật, thì từ khổ thứ hai đã bảng lảng cái bóng đời Hèn chi, cùng diễn

tả nhịp vận động chầm chậm, nhưng “Sương chùng chình qua ngõ” thật khác với “Sông được lúc dềnh dàng” “Chùng chình” còn dễ ưa, “dềnh dàng” đã khó ưa “Dềnh dàng” đâu chỉ nói về nét riêng của dòng chảy đã chậm hơn khi

con sông vào thu Dường như nó còn ngầm tỏ thái độ về cái điệu sống củanhững đối tượng nào đó hồi mùa hạ hăng hái xông pha là thế, giờ vào thu đã tựcho phép mình được dềnh dàng, được xả hơi chăng? Chả phải vô cớ mà thi sĩ

Trang 30

đem chữ “được lúc” gắn với cái thói “dềnh dàng” ấy của sông Cũng như thế,

“Chim bắt đầu vội vã” có phải chỉ đơn thuần nói về các loài chim lúc sang thu

đang gấp gáp bay đi lánh rét không thôi? Xem ra, nó còn muốn nói tới đốitượng sông tuỳ thời, xu thời nào đó nữa ấy chứ? Đến khổ thứ ba, cái lớp nghĩathế sự bảng lảng này còn tỏ hơn nữa Tôi ngờ rằng đây là khổ thơ mà anh chàngthi sĩ cũng vừa trải qua một mùa hè bỏng rát đang kín đáo nói về thế hệ mình vàchính mình? Vâng, tuy đã sang thu, nhưng lòng vẫn còn bao nhiêu nắng Đồngthời, bao tủi sầu yếu đuối, bao cơn mưa thở than nay cũng đã vơi dần Bướcsang thu, hàng cây trẻ hồi nào giờ đã đứng tuổi Sự từng trải đã giúp cây trưởng

thành, đủ vững chãi đối đầu với mọi ba động, mọi cú giáng của cuộc đời: “Sấm cũng bớt bất ngờ ỉ Trên hàng cây đứng tuổi” Không có chữ “đứng tuổi” cứ

như lạc hệ thống này, mọi suy cảm trên sẽ thành võ đoán, lớp nghĩa thời sự vốnkhuất mình không thể phát sáng được Không có nó, ý ngầm của kẻ viết vừakhó phát lộ vừa khó gói ghém

Một cái kết quá là khôn ngoan

Thì ra, mùa thu đâu chỉ có chuyện tiêu sơ Mùa thu còn là chuyện trưởngthành Mùa thu đâu chỉ có biến thiên Mùa thu còn tàng ẩn cả những quân bình

tự tại nữa Chẳng phải đó là những nét độc đáo mà Hữu Thỉnh đã đem đến cho

một thi đề tưởng đã quá ư quen thuộc hay sao? Từ thơ tạo vật, “Sang thu” đã

lẳng lặng thành thơ cuộc đời!

Chu Văn Sơn

NÓI VỚI CON

1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại Sở Văn hóa

- Thông tin Cao Bằng Từ năm 1993, ông là chủ tịch Hội Văn học nghệ thuậtCao Bằng

- Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàuhình ảnh của con người miền núi

- Các tác phẩm chính: “Người núi Hoa” (1982), “Tiếng hát tháng giêng” (1986), “Lửa hồng một góc” (1987), “Lời chúc” (1991), “Đàn then” (1996),

“Thơ Y Phương” (2002),

2 Tác phẩm

- Trích từ: Thơ Việt Nam 1945 - 1985

Ngày đăng: 20/11/2024, 13:43

w