Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phiđồng chủ biên định nghĩa về quan niệm nghệ thuật như sau: Nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hìn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN - -
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1975 - NAY
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN - - QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1975 - NAY
TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1945 - NAY
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 6
Tạ Huỳnh Tiểu Linh K40.601.061 Nguyễn Thị Sơn Tuyền K40.601.141
Mạc Thị Trúc Linh K40.601.063 Trần Song Minh Ngọc K40.601.087
Nguyễn Thị Kim Phụng K40.601.108 Phạm Thái Vân Anh K40.601.003
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS PHẠM THỊ THÙY TRANG
2
Trang 3BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC Phân công thực hiện tiểu luận
1.3 Huỳnh Gia Linh, Nguyễn Đức Tuấn, Châu Kim
Ngân, Nguyễn Thị Kim Phụng, Phạm Thái VânAnh, Nguyễn Thị Sơn Tuyền, Huỳnh Thị Kim Liên
2.1
2.2
Huỳnh Gia Linh, Nguyễn Đức Tuấn, Châu KimNgân, Nguyễn Thị Kim Phụng, Phạm Thái VânAnh, Nguyễn Thị Sơn Tuyền, Huỳnh Thị Kim Liên
2.3
2.3.12.3.2
Huỳnh Thị Thanh Trúc, Lê Thị Vân AnhNguyễn Võ Châu Sa, Tô Thị PhượngChương 3
Tạ Huỳnh Tiểu Linh3.2
3.2.1
3.2.2
Mạc Thị Trúc LinhNguyễn Anh Đào
Trình bày, chỉnh sửa văn
bản Word
Thư mục tham khảo Trần Song Minh Ngọc, Nguyễn Đình Bảo Trâm
3
Trang 4Phân công nhiệm vụ trong buổi thuyết trình Sinh viên phụ trách Vai trò Nội dung cụ thể
Huỳnh Gia Linh
Huỳnh Thị Thanh Trúc MC
Dẫn chương trìnhSoạn + tóm tắt nội dung tổng kết của bàithuyết trình
Bùi Việt Nhi
Soạn trò chơi trắc nghiệm chương 1 (khoảng 7-10 câu)
Quan niệm nghệ thuật
Xã hội Việt Nam sau 1975Các đặc điểm của nền văn học sau 1975
Nguyễn Đức Tuấn
Châu Kim Ngân Cặp đôi số 1
Vai trò người sáng tácNhiệm vụ, sứ mệnhHuỳnh Thị Kim Liên
Phạm Thái Vân Anh
Nguyễn Thị Sơn Tuyền
Gia đình của cặp đôi số 1
Đánh giá lại vấn đề văn học giai đoạn trước
Nguyễn Võ Châu Sa
Tô Thị Phượng Cặp đôi số 2
Các yếu tố sáng tácThủ pháp nghệ thuậtXây dựng nhân vậtMai Thị Nguyệt
Nguyễn Thị Kim Phụng
Gia đình của cặp đôi số 2
Xây dựng chi tiết
Sử dụng ngôn ngữTrần Song Minh Ngọc
Nguyễn Đình Bảo Trâm Cặp đôi số 3
Mục đích sáng tác
Ý thức trách nhiệmQuan niệm tác phẩm và người đọc
Lê Thị Vân Anh
Tạ Huỳnh Tiểu Linh
Mạc Thị Trúc Linh
Nguyễn Anh Đào
Gia đình của cặp đôi số 3 Mục đích sáng tác
4
Trang 5XẾP LOẠI HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC
Họ và tên sinh viên Mã số
Mức độ hoàn thành công việc
Chữ ký xác nhận
Lê Thị Vân Anh K40.601.002 100%
Phạm Thái Vân Anh K40.601.003 100%
Nguyễn Anh Đào K40.601.025 100%
Huỳnh Thị Kim Liên K40.601.060 100%
Tạ Huỳnh Tiểu Linh K40.601.061 100%
Huỳnh Gia Linh K40.601.066 100%
Trang 6Nguyễn Đức Tuấn K40.601.140 100%
Nguyễn Thị Sơn Tuyền K40.601.141 100%
Nguyễn Đình Bảo Trâm K40.601.133 100%
Huỳnh Thị Thanh Trúc K40.601.138 100%
6
Trang 7MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 9
1.1 Giới thuyết về quan niệm nghệ thuật 9
1.2 Bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam sau 1975 11
1.3 Một số đặc điểm của nền văn học Việt Nam sau 1975 14
1.3.1 Nền văn học dân chủ hóa 14
1.3.2 Nền văn học nhân bản hóa 16
1.3.3 Nền văn học hiện đại hóa 17
CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM VỀ NGƯỜI SÁNG TÁC VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA SÁNG TÁC THỜI KỲ 1975 - NAY 18
2.1 Quan niệm về chức năng của văn chương 18
2.1.1 Quan niệm về chức năng nhận thức 18
2.1.2 Quan niệm về chức năng thẩm mỹ 21
2.1.3 Quan niệm về chức năng giáo dục 25
2.2 Quan niệm về vai trò, nhiệm vụ và chức năng của người sáng tác 26
2.2.1 Vai trò của người sáng tác 26
2.2.1.1 Vai trò người sáng tạo nghệ thuật 26
2.2.1.2 Vai trò người cải tạo xã hội và con người 30
2.2.2 Nhiệm vụ, sứ mệnh của người sáng tác 36
2.2.2.1.Nghiêm túc và triệt để trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật 36
2.2.2.2 Gắn chặt với cuộc sống và con người 45
2.2.2.3 Khai thác những vấn đề có ý nghĩa dưới cái nhìn đa chiều 53
2.2.2.4 Tôn trọng sự thật và những giá trị cá nhân 59
2.3 Quan niệm về giá trị nghệ thuật của sáng tác văn học 81
2.3.1 Các yếu tố trong sáng tác hình thành giá trị nghệ thuật 81
2.3.2 Cách sử dụng các thủ pháp nghệ thuật 94
2.3.2.1 Xây dựng các kiểu nhân vật mới 94
7
Trang 82.3.2.2 Chú trọng việc xây dựng chi tiết, hình ảnh 98
2.3.2.3 Chú trọng việc sử dụng ngôn ngữ 105
CHƯƠNG 3: SỰ KHÁC BIỆT TRONG QUAN NIỆM VỀ SÁNG TÁC VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA CÁC TÁC GIẢ VĂN HỌC THỜI KỲ 1975 - NAY VỚI QUAN NIỆM VỀ SÁNG TÁC VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA CÁC TÁC GIẢ VĂN HỌC THỜI KỲ 1945 -1975 110
3.1 Chuyển đổi trong quan niệm về sáng tác 110
3.1.1 Chuyển biến mục đích sáng tác từ phục vụ cộng đồng sang phục vụ con người cá nhân 110
3.1.2 Chuyển đổi ý thức về trách nhiệm của người nghệ sĩ 117
3.1.3 Chuyển biến trong quan niệm về mối quan hệ giữa tác phẩm và người đọc 132
3.2 Chuyển đổi phương thức nghệ thuật 138
3.2.1 Chuyển đổi loại hình và cách thức khai thác nhân vật 138
3.2.2 Chuyển đổi trong cách xây dựng chi tiết, hình ảnh 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO 156
8
Trang 9CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Giới thuyết về quan niệm nghệ thuật
Quan niệm nghệ thuật là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầutrong nghiên cứu, lí luận phê bình Trong lí luận của thi pháp học hiện đại, vấn đềquan niệm nghệ thuật là một trong những khái niệm lí luận quan trọng bậc nhất.Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên ( năm 2011, Nxb Đà nẵng ), quan
niệm được hiểu là cách nhận thức, đánh giá về một vấn đề, một sự kiện Như vậy
có thể hiểu nôm na quan niệm nghệ thuật là cách nhận thức, đánh giá trong giớinghệ thuật nói chung và văn học nói riêng
Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phiđồng chủ biên định nghĩa về quan niệm nghệ thuật như sau:
Nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó
Hình tượng văn học chính là sự phản ánh thế giới khách quan qua lăng kínhchủ quan của tác giả Nó chính là sự miêu tả hữu hạn của cuộc đời vô hạn, vì vậyphải có một điểm mở đầu và kết thúc, chính vì vậy cần có một giác độ để quan sát
và miêu tả đời sống Nhà văn muốn xây dựng thế giới hình tượng trong tác phẩmcủa mình phải hiểu cách thức giao tiếp của con người với thế giới hữu quan, vớicon người với nhau và với chính họ, lối sống, mối quan tâm của họ Tác giả sẽ cóquá trình tổng hợp chúng thành mô hình nghệ thuật về thế giới và con người đểkhắc hoạ thành những con người, phận đời cụ thể trong tác phẩm văn học
Chẳng hạn như Hồ Xuân Hương đã nhìn hiện thực sống của người phụ nữ giaiđoạn XVIII- nửa đầu XIX dưới góc độ của một người phụ nữ Đó là sự nhận thứccủa một người phụ nữ về những hoàn cảnh, số phận ít nhiều có sự đồng cảnh ngộ
9
Trang 10với mình, bắt đầu bằng sự đồng cảm, nữ sĩ đã nói lên tiếng nói cho người phụ nữvới tất cả vẻ đẹp, quyền sống và khát vọng của họ Điều đó được quy định bởiquan niệm nghệ thuật của nhà thơ, Hồ Xuân Hương đã quan niệm phụ nữ là mộtđối tượng thẩm mỹ có đầy đủ vẻ đẹp, ước mơ nên mới miêu tả những hình tượngnhư bánh trôi nước, quả mít,
Quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người thể hiện ở:
+ Điểm nhìn nghệ thuật,
+ Chủ đề cảm nhận đời sống được hiểu như những hằng số tâm lí của chủ thể,
+ Kiểu nhân vật và biến cố mà tác phẩm cung cấp,
+ Cách xử lí các biến cố và quan hệ nhân vật
Quan niệm nghệ thuật chỉ cung cấp một mô hình nghệ thuật về thế giới cótính chất công cụ để thể hiện những cuộc sống cần phải có mang tính khuynhhướng khác nhau, khác với tư tưởng, tác phẩm văn học tập trung thể hiện một thái
độ đối với cuộc sống trong bình diện quan hệ giữa hiện thực và lí tưởng Quanniệm nghệ thuật chỉ cung cấp một mô hình nghệ thuật về thế giới có tính chất công
cụ để thể hiện những cuộc sống cần phải có mang tính khuynh hướng khác nhau.Chẳng hạn tinh thần yêu nước thời nào cũng có nhưng tinh thần yêu nước trongvăn học dân gian, trong văn học trung đại, trong văn học hiện đại, được thể hiệnkhác nhau rất nhau rất nhiều
Quan niệm nghệ thuật của văn học suy cho cùng là thế giới quan của tác giả văn học Phạm vi, giới hạn, chất lượng của nội dung tác phẩm văn học, của thời kì văn học phụ thuộc vào cách tiếp cận và chiếm lĩnh thế giới của con người Do đó quan niệm nghệ thuật có quan hệ mật thiết với quan niệm về thế giới và con người
10
Trang 11về mặt triết học, khoa học, tôn giáo, đạo đức chính trị vốn có của thời đại mình Nhưng do có đặc thù riêng mà quan niệm nghệ thuật có những thể hiện bộc lộ riêng.
Quan niệm nghệ thuật là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ quychiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật, nó gắn với các phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật và làm thành thước đo của hình thức văn học và
cơ sở của tư duy nghệ thuật
1.2 Bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam sau 1975
Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, giải phóng miền Nam đã kết thúcbằng thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xuân năm 1975 Ngày30/4/1975 chấm dứt cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài 30 năm Đấtnước thu về một mối, non sông thống nhất, bước vào thời kỳ khôi phục và pháttriển Kỷ nguyên hòa bình, thống nhất và sự trở lại của cuộc sống đời thường,những khát vọng hạnh phúc, tự do muôn thuở của con người cá nhân trở dậy Thời
cơ và thuận lợi để đưa đất nước đi lên đã đến, nhưng khó khăn và thách thức thì rấtnhiều và vô cùng phức tạp
Hậu quả nặng nề của hai cuộc chiến tranh ác liệt và kéo dài, cho đến nay, sauhơn ba mươi năm vẫn chưa thể khắc phục hết được Chiến tranh đã tàn phá hầunhư tất cả các thành phố, đô thị và hàng nghìn làng xóm, các tuyến đường giaothông, bến cảng miền Bắc, còn nhiều vùng rộng lớn ở miền Nam – nơi diễn ra cácchiến dịch quân sự, các trận đánh lớn – đã trở thành những miền đất cháy, đất chết.Hơn hai mươi năm đất nước bị chia cắt, với sự đối lập về hệ tư tưởng, chínhtrị và những khác biệt về kinh tếm văn hóa mà còn cần phải trải qua nhiều thờigian nữa sau khi đất nước thống nhất mới có thể xóa đi những sự cách biệt ấy.Cùng với những khó khăn chồng chất của thời hậu chiến mà bất kì đất nước nàovừa trải qua chiến tranh đều phải gánh chịu, chúng ta còn bị rơi vào tình thế khó
11
Trang 12khăn gấp bội bởi chính sách cấm vận, cô lập Việt Nam của các thế lực thù địch,bởi sự khủng hoảng dẫn đến tan rã của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và sựsụp đổ của Liên bang Xô Viết vào đầu những năm 90 Thêm vào đó, còn là hậuquả của những chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội nặng về duy ý chí, chủ quannóng vội
Nhưng sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của một dân tộc đã có mấy nghìn nămdựng nước và giữ nước lại một lần nữa đưa đất nước thoát khỏi tình thế hiểmnghèo Đại hội lần thứ VI của Đảng (năm 1986) đã trở thành dấu mốc đưa đấtnước ra khỏi cuộc khủng hoảng để bước vào thời kì phát triển mới Đổi mới cũng
có nghĩa là mở cửa tăng cường giao lưu và hội nhập quốc tế trên mọi bình diệnchính trị, kinh tế, văn hóa Cơ chết thị trường và quá trình hội nhập kinh tế - vănhóa làm thay đổi bộ mặt xã hội Việt Nam Hơn hai mươi năm từ khi bắt đầu côngcuộc đổi mới, trên đất nước ta đã diễn ra rất nhiều sự thay đổi theo hướng tích cực,làm biến đổi sâu sắc, toàn diện hình ảnh của đất nước Sự chấm dứt của nền vănhóa bao cấp và dẫn đến sự trở lại của đời sống văn học mang tính cạnh tranh Sự
du nhập ồ ạt những luồng tư tưởng, văn hóa hiện đại trên thế giới góp phần làmthay đổi về cái nhìn của người nghệ sĩ trong thời đại mới, kéo theo đó là sự hìnhthành của công chúng đọc đa dạng, với thị hiếu thẩm mỹ phức tạp, đòi hỏi nhữngtác phẩm cần phải thoát khỏi những khuôn khổ cũ trong thời chiến
Trong chiến tranh giữ nước và giải phóng dân tộc, sức mạnh của tinh thầnyêu nước và ý thức cộng đồng đã được phát huy cao độ Cuộc sống cá nhân, riêng
tư của mỗi người phải thu hẹp lại đến tối thiểu, nhường chỗ cho đời sống chungcủa tập thể, của cả dân tộc Con người được nhìn nhận đánh giá trước hết và chủyếu ở tư cách con người của dân tộc, của nhân dân, của cách mạng Đó là thời kìtheo cách nói của Chế Lan Viên: “Những năm đất nước có chung tâm hồn, cóchung khuôn mặt, nụ cười tiễn đưa con, nghìn bà mẹ như nhau.” Chiến tranh làmột hoàn cảnh khác thường, bởi vậy con người ở trong đó cũng không thể sống
12
Trang 13cuộc sống bình thường Nay hòa bình đã trở lại, con người trở về với cuộc sốngbình thường, cũng có nghĩa trở về với đời thường – cái đời thường phồn tạp, muôn
vẻ lẫn lộn tốt xấu, trắng đen, bi hài… Ý thức cá nhân với mọi nhu cầu của conngười như một cá thể, một thực thể sống đã được thức tỉnh trở lại Cái giá trị (về
xã hội, đạo đức, nhân cách…) trước đây bền vững là thế thì lúc này nhiều điều dãkhông còn thích hợp và vì thế đã lung lay rạn nứt Trong khi đó, các chuẩn giá trịmới thì chưa hình thành thực sự
Những năm 80, 90 của thế kỉ trước và cả đến bây giờ, xã hội và con ngườiViệt Nam phải trải qua một cuộc chuyển mình lớn lao và không ít đau đớn, phải tựxây dựng lại hình ảnh của chính mình cùng lúc với việc phải tự hình thành từngbước các tiêu chí giá trị mới Trong tình hình ấy, đời sống văn hóa – tư tưởng cũng
có diện mạo và diễn biến khá phức tạp, thậm chí có khi rơi vào khủng hoảng ở một
bộ phận nào đó Có khi sự phê phán những hạn chế, bất cập của một thời đã quađược đẩy lên thành sự phủ định sạch trơn, thành thái độ cắt lìa, quay lưng lại vớimọi giá trị truyền thống Trong khi đó lại không ít người rơi vào tình thế lưỡngnan, trở thành những kẻ lạc thời, bảo thủ, dừng lại ở những nhận thức và quanniệm đã lỗi thời, mang màu sắc chủ quan duy ý chí Họ chẳng những không thểtheo kịp được, mà nhiều khi lại còn trở thành những cản trở lớn đối với sự nghiệpđổi mới của đất nước Những tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường và việc mởcửa đã làm nảy sinh và phát triển tâm lý thực dụng chủ nghĩa, sùng ngoại thái quá,lối sống chạy theo hưởng thụ vật chất mà coi nhẹ các giá trị tinh thần đang chiphối một bộ phận dân cư, nhất là lớp trẻ Bên cạnh đó, bộ máy quản kí cồng kềnh,trì trệ, chậm được cải cách và nhất là tệ tham nhũng lan tràn và nặng nề mà chưa
có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn và thanh toán được
13
Trang 141.3 Một số đặc điểm của nền văn học Việt Nam sau 1975
Trong bài tham luận tại Hội thảo toàn quốc “Văn học Việt Nam sau 1975 –Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy” tại Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm HàNội ngày 26.4.2005, Tác giả Nguyễn Văn Long đã trình bày tiến trình vận độngcủa văn học Việt Nam từ sau 1975 qua ba chặng đường, có sự tiếp nối không đứtđoạn: Từ 1975 đến 1985 là thời kỳ chuyển tiếp từ văn học sử thi thời chiến tranhsang văn học thời hậu chiến; từ 1986 đến đầu thập kỷ 90 là thời kỳ văn học đổimới sôi nổi, mạnh mẽ, gắn liền với chặng đầu của công cuộc đổi mới đất nước; từ
1993 đến nay, văn học trở lại với những quy luật bình thường và hướng sự quantâm nhiều hơn vào những cách tân nghệ thuật
Với chặng đường hơn 30 năm, văn học Việt Nam từ sau 1975 có ba đặc điểm cơ bản như sau:
1.3.1 Nền văn học dân chủ hóa
Từ sau 1975, nhất là từ giữa những năm 80 trở đi, dân chủ hóa là xu thế lớncủa xã hội và trong đời sống tinh thần của con người, đó cũng trở thành xu hướngvận động bao trùm của nền văn học Xu hướng tất yếu ấy của lịch sử đã được thểhiện trong đường lối đổi mới tại Đại hội lần thứ VI của Đảng (năm 1986), với tinhthần “đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật” đã tạo cơ sở tư tưởng cho xu hướngdân chủ hóa trong văn học được khơi dòng và phát triển mạnh mẽ Dân chủ hóa đãthấm sâu và được thể hiện ở nhiều cấp độ và bình diện của đời sống văn học, trênbình diện ý thức nghệ thuật đã có những biến đổi quan trọng theo hướng dân chủhóa của các quan niệm về vai trò, vị trí, và chức năng của văn học, về nhà văn vàquan niệm về hiện thực Văn học trong giai đoạn trước chủ yếu được nhìn nhậnnhư là vũ khí tư tưởng của cách mạng, phục vụ cho mục tiêu và đáp ứng các yêucầu của sự nghiệp cách mạng Văn học thời nay cũng không hề từ bỏ vai trò vũ khítinh thần – tư tưởng của nó, nhưng nó được nhấn mạnh trước hết ở sức mạnh khám
14
Trang 15phá thực tại và thức tỉnh ý thức về sự thật, ở vai trò dự báo, dự cảm Trong xuhướng dân chủ hóa của xã hội, văn học cũng là một phương tiện cần thiết để tựbiểu hiện, bao gồm cả việc phát biểu tư tưởng, quan niệm, chính kiến của mỗinghệ sĩ về xã hội và con người.
Văn học không chỉ là tiếng nói chung của dân tộc, thời đại, cộng đồng màcũng có thể và cần phải là phát ngôn của mỗi cá nhân Không chỉ kinh nghiệmcộng đồng mới được coi trọng mà cũng cần đến kinh nghiệm cá nhân để làm giàuthêm cho nhận thức của mỗi người và toàn xã hội Trong một nền văn học hướngtới tinh thần dân chủ, đòi hỏi và có thể thừa nhận tư tưởng riêng, cái nhìn riêng củamỗi người thì người viết dù rất tin và muốn bênh vực cho những tín niệm của mìnhcũng không thể không biết đến những tư tưởng và quan niệm khác Mối quan hệgiữa nhà văn và bạn đọc cũng thay đổi theo hướng dân chủ hóa, bình đẳng hơn đểngười đọc thực sự được tôn trọng, được quyền làm chủ Nhà văn không cũng làngười độc quyền ban bố, phán truyền các chân lý không thể bàn cãi, bởi nó là tưtưởng chung, là mục tiêu cao cả của cả cộng đồng (nhưng cũng chính vì thế mà rất
ít khi tư tưởng trong tác phẩm là tư tưởng riêng của nhà văn)
Cùng với những thay đổi trong quan niệm về nhà văn thì quan niệm về hiệnthực như là đối tượng phản ánh, khám phá của văn học cũng được mở rộng vàmang tính toàn diện Hiện thực không chỉ là hiện thực cách mạng, các biến cố lịch
sử và đời sống cộng đồng mà đó cũng là hiện thực của đời sống hàng ngày với cácquan hệ thế sự vốn dĩ đa đoan đa sự, phức tạp chằng chịt, đan dệt nên những mạchnổi, mạch ngầm của đời sống Hiện thực đó cũng là đời sống cá nhân của mỗi conngười với những vấn đề riêng tư, số phận, nhân cách, với khát vọng mọi mặt, cảhạnh phúc và bi kịch Hiện thực đời sống trong tính toàn vẹn của nó đã mở ranhững không gian vô tận cho văn học thỏa sức chiếm lĩnh, khám phá, khai vì
15
Trang 16Xu hướng dân chủ hóa của văn học không chỉ thể hiện ở các quan niệm như
đã nói trên mà đã thâm nhập và được biểu hiện ra trên nhiều bình diện của sángtác, từ hệ đề tài, các kiểu kết cấu và mô-tip chủ đề, cốt truyện, nhân vật cho đếngiọng điệu và ngôn ngữ, nghệ thuật trần thuật Xu hướng dân chủ hóa đã đưa đến
sự nở rộ của các phong cách, bút pháp, bộc lộ hết mình các cá tính sáng tạo củanhà văn cùng với việc ra sức tìm kiếm, thử nghiệm nhiều hình thức và thủ pháp thểhiện mới kể cả tiếp thu và vận dụng những yếu tố của các trường phái nghệ thuậthiện đại phương Tây
1.3.2 Nền văn học nhân bản hóa
Từ sau 1975, khi cuộc sống dần trở lại với những quy luật bình thường của
nó, con người trở về với muôn mặt đời thường, phải đối mặt với bao nhiêu vấn đềtrong một giai đoạn có nhiều biến động, đổi thay của xã hội – Bối cảnh đó đã thúcđẩy sự thức tỉnh ý thức cá nhân, đòi hỏi sự quan tâm đến mỗi người và từng sốphận
Sự thức tỉnh trở lại ý thức cá nhân đã mở ra cho văn học nhiều đề tài và chủ
đề mới, làm đổi thay quan niệm về con người Văn học ngày càng đi tới một quanniệm toàn vẹn và sâu sắc hơn về con người mà nền tảng triết học và hạt nhân cơbản của quan niệm ấy là tư tưởng nhân bản Con người vừa là điểm xuất phát, làđối tượng khám phá chủ yếu, vừa là cái đích cuối cùng của văn học, đồng thờicũng là điểm quy chiếu, là thước đo giá trị của mọi vấn đề xã hội, mọi sự kiện vàbiến cố lịch sử Con người trong văn học hôm nay được nhìn ở nhiều vị thế vàtrong tính đa chiều của mọi mối quan hệ: Con người xã hội, con người với lịch sử,con người của gia đình gia tộc, con người với phong tục, với thiên nhiên, vớinhững người khác với chính mình Con người cũng được văn học khám phá, soichiếu ở nhiều bình diện và nhiều tầng bậc: ý thức và vô thức, đời sống tư tưởng,
16
Trang 17tình cảm và đời sống tự nhiên, bản năng, khát vọng cao cả và dục vọng tầmthường, con người cụ thể, cá biệt và con người trong tính nhân loại phổ quát.
1.3.3 Nền văn học hiện đại hóa
Xu hướng dân chủ hóa và sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã đưa tới sự pháttriển phong phú, sôi nổi đa dạng của văn học từ sau năm 1975, đặc biệt là từ thời
kỳ đổi mới của đất nước Sự đa dạng và phong phú được thể hiện trên nhiều bìnhdiện của văn học: đa dạng về đề tài, phong phú về thể loại, nhiều tìm tòi về thủpháp nghệ thuật, đa dạng về phong cách và khuynh hướng thẩm mỹ Quả thực khuvườn văn học ngày nay là một cảnh tượng rất đa sắc màu, hương vị, nhiều dáng vẻthậm chí có cả những hiện tượng kỳ dị, lạ lùng Nhưng sự phong phú, đa dạngcũng đi liền với tính phức tạp và không ổn định
Nhiều khuynh hướng tìm tòi chỉ rộ lên trong một khoảng thời gian ngắnngủi rồi tắt lịm, thị hiếu của công chúng không thuần nhất và cũng luôn biến động,các thể loại cũng thăng trầm trồi sụt khá bất thường Sự phức tạp và không ổn địnhnày là đặc điểm tất yếu của một giai đoạn văn học mang tính giao thời, nhưngcũng còn do một nguyên nhân rất cơ bản nữa, đó là sự chi phối của cơ chế thịtrường Văn học tất yếu phải thành một sản phẩm hàng hóa trong một nền kinh tếthị trường, điều đó vừa có tác động thúc đẩy sự phát triển văn học, vừa có nhiềutác động tiêu cực khó tránh khỏi đối với cả sáng tác lẫn xuất bản, phê bình và côngchúng
Trong xu thế hội nhập, sự giao lưu với đời sống văn hóa và văn học thế giới ngàycàng mở rộng, cùng với những nhu cầu nội tại của đời sống văn hóa tinh thầntrong nước, văn học đã ngày càng gia tăng tính hiện đại Văn xuôi có nhiều đổimới về nghệ thuật tự sự, từ sự thay đổi điểm nhìn trần thuật đến xây dựng nhânvật, độc thoại nội tâm và dòng ý thức, tính đa thanh và đa giọng điệu
17
Trang 18Những nỗ lực cách tân trong thơ đã đưa đến nhiều thể nghiệm theo hướnghiện đại chủ nghĩa, đang thu hút ngày càng nhiều sự chú ý của giới sáng tác vàcông chúng.
CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM VỀ NGƯỜI SÁNG TÁC VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA SÁNG TÁC THỜI KỲ 1975 - NAY
2.1 Quan niệm về chức năng của văn chương
2.1.1 Quan niệm về chức năng nhận thức
Văn chương có khả năng nhận thức vô cùng to lớn trên nhiều bình diện củahiện thực đời sống về tự nhiên cũng như về xã hội Nhưng đó là sự nhận thức vềphương diện triết học, chính trị, xã hội, tâm lí và thẩm mĩ… "Nó là cuốn sách giáo
khoa về đời sống" Chức năng nhận thức là sự tác động của tác phẩm văn
chương đến suy nghĩ, tình cảm làm con người nhận biết, hiểu biết về thế giới khách quan Chức năng nhận thức diễn ra trong quá trình nhà văn nhận thức hiện
thực bằng tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm nghệ thuật, đến lượt mình, trở thành mộtcông cụ thẩm mĩ giúp người đọc nhận thức cuộc sống và hiện thực qua nhữngkhám phá và sáng tạo của nhà văn
Cuộc sống đời thường sau năm 1975 đã tác động mạnh mẽ đến nhận thứccủa nhà văn về một xã hội mới, một cuộc sống mới tươi đẹp hơn và con ngườiđược tự do thoát khỏi ràng buộc, sự áp bức, bóc lột của thực dân.Dưới sự lãnh đạosáng suốt của Đảng, con người thời kì này làm chủ cuộc sống, làm chủ lao động Chất người hiện lên qua hiện thực đời sống, được chú trọng và phản ánh trong tácphẩm của các nhà văn Nhà văn viết là viết dựa vào trực giác – tác phẩm phải cótính hiện thực, mọi điều đó phải được đúc kết từ cuộc sống và nội dung tác phẩmphải gắn với cuộc sống
18
Trang 19“Và tôi nghĩ rằng, những người viết tiểu thuyết biểu lộ tính Đảng trong văn học không phải bằng thái độ né tránh Vì thế mà những người viết tiểu thuyết không lúc nào bằng lúc này, không phải chỉ có trái tim dễ rung động của người nghệ sĩ là đủ, là phải có đầy đủ tri thức và con mắt nhìn thấu của một nhà khoa học – xã hội”
(Vài suy nghĩ về tiểu thuyết – Báo văn nghệ số 39, 24/9/1983) -Nguyễn Minh Châu
“Tôi quan niệm truyện ngắn phải có cái gì hơi bay bay một tí, không nên
mơ màng quá, mà trần trụi quá cũng không ổn… Tôi thích những truyện có một cốt truyện thực, lại phải có một cái bóng đằng sau giúp cho người đọc liên tưởng sang nhiều chuyện khác.” 1
“Tôi cho rằng quá trình sáng tác trong thơ là quá trình phục hồi ký ức, phục hồi từ những phần sống từ kiếp trước của chúng ta Khi tôi viết chỉ dựa vào trực giác bên trong của mình.”- Nguyễn Quang Thiều
“Điều cốt tử của một nhà văn là viết văn, tức là sáng tác, tức là kể chuyện sao cho người ta tin đó là thật”- Trung Trung Đỉnh
“Nghề văn là nghề chuyên nghiệp về sự ngẫm nghĩ Nhà văn tự xem mình là kẻ
có khả năng, có trách nhiệm và có ham thú đúc kết nhân tình thế thái đặng tìm ra cho bản thân mình và bạn đọc của mình những giá trị, những ý nghĩa vừa cố định vừa đổi thay không ngừng của đời sống con người, một đời sống tuy ngắn ngủi và khá là ảm đạm, nhiều buồn đau và bất hạnh, song lại cũng hàm chứa vô cùng tận những lẽ đời đáng sống, những giá trị cao quý, những vẻ đẹp tuyệt vời, hạnh phúc
và niềm vui” 2
1 Ch t th chân chính – Ghi theo s tay truy n ng n ,1980)- Ma Văn Kháng ấ ơ ổ ệ ắ
2 Nhà văn B o Ninh (in trên bìa t p sách B o Ninh - Nh ng truy n ng n ả ậ ả ữ ệ ắ
19
Trang 20“Thơ là gì? Tôi không dám định nghĩa thơ, nhưng tôi rất chú ý thấy có những ông cụ người nông thôn chất phác khi đọc thơ là tự nhiên rung đùi Vậy thì thơ có quan hệ với nhịp đập thình thịnh của trái tim đây này Không có nó thì có lẽ cũng không có thơ Thử ngẫm cái thể thơ lục bát của dân tộc ta mà xem, trên sáu dưới tám, thở ra dài hơn hít vào, trong đó có cái gì “bí mật” đến thế Chẵn mà lệch Thể thơ Đường luật thì cân đối như “tinh thể”, thể thơ lục bát “ăn đối” như nhịp hơi thở con người, nó đáp ứng được một đòi hỏi tự nhiên của sự sống Ở ta,
từ một người không biết chữ, một em bé cũng làm thơ lục bát được rất thuận Loài người làm nghệ thuật hình như bắt đầu từ nhịp trước: nhảy múa, âm nhạc, trong
âm nhạc nhịp cũng đi trước, giai điệu đi sau Một em bé bắt đầu làm nghệ thuật là
nó múa Ta thường nói “khí văn” tức là cái nhịp đập thầm ấy, đọc câu văn nào không có cái nhịp đập bên trong ấy là nhạt nhẽo” 3
Phẩm chất đầu tiên cần có của một người viết văn phải là tình yêu thương
con người: “Tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang
nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người chung quanh mình Cầm giữ cái tình yêu ấy trong mình, nhà văn mới có khả năng cảm thông sâu sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh của người đời, giúp họ
có thể vượt qua những khủng hoảng tinh thần và đứng vững được trước cuộc sống” 4
Nội dung tác phẩm sẽ tác động đến nhận thức của con người Văn chươngnghệ thuật không chỉ mơ màng bay bổng mà gắn liền với cuộc sống Con ngườinhận thấy một diện mạo mới về nội dung, con người được phản ánh trong văn
3 Câu chuy n xoay quanh công vi c sáng tác ngh thu t – Nghiên c u ngh thu t, s 1, 1982 ệ ệ ệ ậ ứ ệ ậ ố
4 (Ph ng v n đ u xuân 1986)-Nguy n Minh Châu ỏ ấ ầ ễ
20
Trang 21chương giai đoạn sau năm 1975 – con người mới, tự do trong cuộc sống dân chủ,tiến lên xây dựng một xã hội mới.
2.1.2 Quan niệm về chức năng thẩm mỹ
Chức năng thẩm mỹ của văn chương là khả năng cảm thụ và hiểu biết về
cái đẹp Nó làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của người đọc bằng việc miêu tả và
phản ánh cái đẹp trong tự nhiên và xã hội, làm cho cảm xúc thẩm mĩ của conngười ngày một tinh tế
Cái đẹp nảy sinh từ cuộc sống đời thường - những con người trong cuộcsống lao động bình dị sau năm 1975 tiến lên xây dựng đất nước, xây dựng cuộcsống mới Con người lao động trong cuộc sống với những phẩm chất đạo đức tốtđẹp, sự cần cù trong lao động hằng ngày là chất liệu xúc tác làm hình thành nên tưtưởng và tác động mạnh mẽ đến xúc cảm các nhà văn.Từ đó, nắm bắt cái đẹp đượcnảy sinh từ cuộc sống và con người, nhà văn đã khám phá, đi sâu phân tích vàtruyền tải qua nội dung trong tác phẩm của mình Người đọc tiếp tác phẩm ,thấuhiểu, hòa mình vào cái đẹp trong tác phẩm vì nó đúng chất hiện thực ngoài đờisống Cái đẹp không ở đâu xa mà nó chính là vẻ đẹp của cuộc sống, của chính tâmhồn người đọc
Dưới đây là một số phát biểu về quan niệm hình thành nên tư tưởng, suynghĩ về cái đẹp dùng nó làm chất liệu trong sáng tác để truyền tải, gửi gắm đến đọcgiả để họ tiếp nhận, thấu hiểu , đồng cảm với quan niệm về cái đẹp của nhà văn:
“Tôi muốn thơ là nơi được biểu lộ chính mình Nơi ấy tôi được thả lỏng mình, giống như một buổi chiều không có việc gì làm, tôi đã đi ra cánh đồng, đi mãi từ cánh đồng này sang cánh đồng khác và khi quay về thì lạc mất lỗi về ”- Nguyễn Quang Thiều
21
Trang 22“Điều quan trọng nhất của nhà văn theo tôi là tính chân thực Một chút phô trương, giả dối, làm dáng trong văn chương là hỏng Nhà văn có tài là người biết
bỏ cái gì chứ không phải viết cái gì Nhà văn đâu chỉ nên miêu tả một cách khách quan, lạnh lùng về nhân vật và diễn biến sự việc,nhà văn phải biết lắng cảm xúc,
có sự gạn lọc, không đứng ngòai, đứng trên sự thật, tác phẩm mới hay, thuyết phục được bạn đọc.” Câu chuyện văn chương– Lê Văn Thảo
“Văn chương với tôi là lẽ sống, là nỗi niềm, thân phận, lương tâm, những trải nghiệm cuộc đời và đôi điều suy tư từ những năm tháng sống tôi trải lòng với mọi người Tôi viết từ những thực tế đã sống qua, đồng hành với nhân dân mình trong công cuộc lao động và chiến đấu Tôi gần gũi nhiều hơn với những người bình thường, những người nghèo khổ, dân dã, những người có thân phận hẩm hiu, bất hạnh” Câu chuyện văn chương– Lê Văn Thảo
“Người nghệ sĩ phải biết lắng nghe và cảm nhận được những sắc thái, cung bậc tình cảm của con người Nếu không thì người nghệ sĩ sẽ làm khổ chính mình bằng sự bất tài của mình…” - Trang Thế Hy
“Phẩm chất quan trọng nhất của nhà văn là phải trung thực nhân ái Văn chương mà giả dối nịnh bợ và nhạt thì khó chịu lắm.” - Dương Hướng
Tô Hoài cảm nhận con người trong dạng thức nhân bản đời thường.Nhất
quán trong trường nhìn của mình, Tô Hoài luôn quan niệm "người ta ra người ta
thì trước hết phải là người ta đã chứ" (Cát bụi chân ai) Từ đó, ông cảm nhận rằng
trong mỗi con người, ai cũng có những phẩm chất, những thói tật, những cái tốt,những cái xấu và đương nhiên phẩm chất phải là cơ bản làm nền tảng đạo đức bềnvững
Trong vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt , Trương Ba nói Đế Thích
“Không thể bên trong một đằng bên ngoài một nẻo được Tôi muốn được là tôi
22
Trang 23toàn vẹn” Qua lời thoại này của nhân vật Trương Ba Lưu Quang Vũ muốn gửi
gắm vào đó thông điệp: Con người là một thể thống nhất hồn và xác phải hài hoà.Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thể xác phàm tục tội lỗi Khi conngười bị chi phối bở những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng đỗ lỗi cho thânxác và tự an ủi vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn
Cái đẹp không chỉ được thể hiện qua tư tưởng, cảm nhận của tác giả màquan trọng hơn còn được thể hiện qua ngôn từ trau chuốt, gọt dũa,tinh tế và mangđậm chất dân tộc Ngôn ngữ là phương tiện truyền tải nội dung của tác phẩm, cuộcsống đời thường và con người lao động cần cù, mang nhiều phẩm chất đạo đức đẹpđến thế phải được thể hiện qua những lớp từ ngữ đẹp Cái đẹp phải là sự hài hòagiữa bên trong và bên ngoài ngoài tức là sự hài hòa về mặt nội dung và mặt hìnhthức Một tác phẩm hay về nội dung một phần là do ngôn ngữ truyền tải, một phần
là do cảm xúc của đọc giả khi tiếp nhận tác phẩm đó
“Chỉ trừ phi là một cuốn sách rất tệ, còn thì tác phẩm văn học nào cũng có những trang đáng đọc Đã viết văn thì phải cố hết sức ở mức có thể nhất của mình cho chữ nghĩa Đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta thường nói vậy và mong vậy, nhưng cụ thể là gì? Theo tôi, đối với nhà văn, thì bản sắc đậm đà ấy trước nhất và quan trọng nhất là sức mạnh câu chữ, là tình yêu tiếng Việt được thể hiện ra sao trong tác phẩm.” (Nhà văn Bảo Ninh)
“Mỗi thế hệ cũng như từng nhà văn, giỏi lắm cũng chỉ làm tốt vài chức phận xã hội bằng một số tác phẩm nào đó mà thôi Nhưng phàm đã là nhà văn thì đều phải chung vai gánh vác một sứ mệnh chung là góp sức làm giàu ngôn ngữ của dân tộc, giàu từ, giàu ngữ, giàu sức chất chứa, đong đựng trong từng tác phẩm của mình bằng một phương tiện duy nhất là ngôn ngữ Trong sự sa sút vị trí
xã hội của văn chương hôm nay, trước hết hãy xem lại đội ngũ những người làm văn”
23
Trang 24“Tôi lí luận về câu văn : Câu văn cũng như cuộc sống, không bao giờ lặp lại cả Cho nên cuộc sống không lặp lại thì câu văn cũng không được phép lặp lại, phải làm sao cho người đọc chỉ thấy được dáng câu chứ không bao giờ nhận được kiến trúc câu…Bao giờ tôi cũng nghĩ là một câu văn là do từng hình ảnh xuất hiện liên tiếp, từng chữ mang hình ảnh nối vào nhau.Chữ phải làm nổi hình ảnh liên tiếp.” Ví dụ: Bóng tối trĩu nặng từng quảng, nhanh và dữ tợn Gió chồm lên rồi chết đứng từng đợt ngay giữa các triền đồi tranh im lặng.” 5
Từ ngữ được nhà văn Tô Hoài sử dụng ổn định và mang lại giá trị thẩm mỹ đặc sắc là từ ngữ nghề nghiệp, từ ngữ thông tục và những thành ngữ, quán ngữ.
Hệ thống ngôn ngữ này vừa góp phần thể hiện môi trường lao động, môi trường sống, phẩm chất, tính cách nhân vật, vừa tạo sắc thái giọng điệu nghệ thuật chủ đạo của Tô Hoài.
“Tôi thường rất chú ý đến tính chất hồn nhiên của câu chuyện.Phải làm sao
để dòng đi của truyện nó bình thường, như tất cả phải vậy, mà cái chất thơ không phải chỉ nằm trong vang hưởng của ngôn ngữ - đấy là chỗ khó vì dễ mòn sáo – mà phải toát ra từ khung cảnh, chất liệu,từ không khí chung của toàn truyện, tức sự hòa hợp của các nhân tố chủ quan, khách quan Nhờ cái chất thơ chân thực ấy, tác phẩm mang lại cho người đọc một chút ấm lòng, nó cũng là nội dung cụ thể của chữ có ích mà Gogki đòi hỏi đối với một tác phẩm văn học” 6
Người đọc tiếp nhận một tác phẩm là cảm thụ về cái đẹp – cái đẹp về nộidung của tác phẩm và cái đẹp của ngôn từ Và để thấy được cái đẹp của tác phẩmthì người đọc phải lắng nghe, thấu hiểu và cảm nhận bằng con tim của chính bảnthân mình
5 Trau d i ti ng Vi t – theo Nguy n Công Hoan: H i chuy n các nhà văn h c – 1977 ồ ế ệ ễ ỏ ệ ọ
6 Ma Văn Kháng - ch t th chân chính Theo V ấ ơ ươ ng Trí Nhàn: S tay truy n ng n, 1980 ổ ệ ắ
24
Trang 252.1.3 Quan niệm về chức năng giáo dục
Chức năng giáo dục là sự răn dạy, khuyên bảo, rèn luyện tôi luyện con người
hướng con người đến những giá trị sống, hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Giáo dục con người thông qua con đường tình cảm Từ xúc động, lay động
về tình cảm mà người đọc liên hệ đến bản thân, tự giác nhận ra đúng, sai Vănchương giáo dục con người bằng biện pháp tự giác Giáo dục văn chương khôngphải bằng biện pháp cưỡng bách, hành chính gò ép mà hoàn toàn tự giác, thoảimái Văn chương giáo dục bằng hình thức hấp dẫn vui tươi, cuốn hút Ở đây,tưởng như giáo dục vui chơi, giải trí là một Tác dụng giáo dục của văn chươngthật là lâu bền,từ từ nhưng vô cùng sâu sắc
Người đọc tiếp nhận tác phẩm và tự đúc kết ra cho mình những kinh nghiệmsống qua những giá trị tốt đẹp, những thông điệp mà tác giả truyền tải trong cácsáng tác Có thể ta bắt gặp nét tương đồng về tính cách, đặc điểm, suy nghĩ, lốisống trong tác phẩm giống bản thân mình, từ đó thấu hiểu, đồng cảm, nhận ra đượcnhững chân lí của cuộc sống thực tại Tự chọn cho mình một hướng đi, một suynghĩ, một cách sống cho bản thân để hoàn thiện và phấn đấu trong cuộc sống
Văn chương giúp mỗi con người chúng ta biết yêu quê hương đất nước, yêucon người, yêu cuộc sống Văn chương khơi gợi tư tưởng,tình cảm,nuôi dưỡngtâm hồn , niềm tin cho con người.Văn chương biến sự giáo dục thành khả năng tựgiáo dục, giúp con người tự hoàn thiện nhân cách.Con người học được cách suynghĩ, cư xử với mọi người trong cuộc sống hằng ngày, hướng con người tới các giátrị chân - thiện - mỹ
Bằng việc xây dựng nên hình tượng nhân vật qua lời nói để truyền tải thông điệp.Có thể nói, những tấm lòng cao thượng, những nhân cách cao đẹp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mở ra niềm tin mãnh liệt rằng cuộc đời dẫu còn nhiều đắng cay ngang trái nhưng có thể cải tạo được Con đường mà chúng ta đi
25
Trang 26trong tương lai chắc chắn sẽ là con đường sáng Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn để cho một nhân vật của mình nói rằng: “ Nghĩa tình lại chuộc nghĩa tình Vô
sự với tạo hóa, trung thực đến đáy, dù có sống giữa bùn, chẳng sợ không xứng là người” 7
2.2 Quan niệm về vai trò, nhiệm vụ và chức năng của người sáng tác
2.2.1 Vai trò của người sáng tác
2.2.1.1 Vai trò người sáng tạo nghệ thuật
Văn học thời kì đổi mới đề cao vai trò sáng tác nghệ thuật của các lớp văn,nghệ sĩ
Về phương diện vai trò người sáng tạo nghệ thuật, tính rõ ràng về tư tưởng
và chủ đề là đặc điểm nổi bật của hầu hết tác phẩm thời kỳ đầu đổi mới này Như
nhà văn Tô Hoài cũng từng chia sẻ quan điểm của ông về nghệ thuật khi viết
truyện ngắn trong bài Hỏi chuyện một số tác giả: “… Người viết truyện ngắn
phải rèn luyện đến từng dấu phẩy Và anh chỉ viết được những gì anh hiểu khá kỹ càng Có thể nói truyện ngắn đòi hỏi nhà văn phải lương thiện nhất mực.” (1976).
Người sáng tác luôn luôn cố gắng đảm bảo cho tác phẩm của mình phải có một tưtưởng chính trị – xã hội nào đó và toàn bộ bức tranh hình tượng của tác phẩm phảitập trung thể hiện tư tưởng này càng sinh động càng tốt Không thể có tác phẩmkhông có tư tưởng rõ ràng Yêu cầu này xuất phát từ quan niệm về nguyên tắc tínhĐảng của văn học, về chức năng tuyên truyền và giáo dục của văn học, về đốitượng phục vụ của văn học
Theo đây nhà văn cần phải công khai bày tỏ quan điểm của mình một cách
rõ ràng, không được phép mập mờ, tác phẩm nghệ thuật thì cần phải có tác dụng
7 Nh ng ng ữ ườ i th x - Nguy n Huy Thi p ợ ẻ ễ ệ
26
Trang 27giáo dục đối với quần chúng, vì vậy nó phải dễ hiểu, không được đa nghĩa, trừu
tượng Nhà văn Ma Văn Kháng đã từng viết trong Sổ tay truyện ngắn, năm
1980 – Chất thơ chân chính: “… Tóm lại, tôi quan niệm truyện ngắn phải có cái
hơi bay bay một tí Không nên mơ màng quá, mà trần trụi quá cũng không ổn… Tôi thích những truyện có cốt truyện thực, lại phải có một cái bóng ở đằng sau giúp người đọc phải liên tưởng sang các câu chuyện khác.” Bên cạnh tác dụng
tuyên truyền chính trị và một số thành công nhất định về nghệ thuật, nguyên tắctính dễ hiểu và tính rõ ràng về tư tưởng đã tạo điều kiện cho bệnh giản đơn đượcthể hiện qua nhiều tác phẩm trong giai đoạn văn học trên
Điều dễ dàng nhận thấy và được dư luận chung thừa nhận là trong văn họcnhững năm gần đây đã xuất hiện một số cây bút mới với lối viết thực sự kháctrước Ngay những người không tán thành Nguyễn Huy Thiệp cũng đánh giá caotài năng nghệ thuật của tác giả, coi tác phẩm của anh là hay và mới mẻ Tính chấtmới mẻ này bộc lộ ở nhiều mặt: sự thay đổi về đề tài, sự chuyển trọng tâm từ “conngười mới” sang con người đời thường, sự quan tâm đến cái bi, sự xuất hiện củanhững hình tượng dị dạng, sự chú ý đến các quá trình ý thức bên trong, việc sửdụng các motif huyền thoại dân gian, khả năng từ bỏ phong cách ngôn ngữ chínhtrị – hành chính hay sử dụng nó dưới hình thức “nhạy”,… Những cái vừa kể trênđây rất quan trọng, song chúng chỉ là những biểu hiện cụ thể, những yếu tố có tínhchất bộ phận Cần phải chỉ ra những đặc điểm cơ bản hơn, gắn liền và chi phối tất
cả các yếu tố trên
Đặc điểm đó là gì? Đó chính là những vấn đề thi pháp trực tiếp bắt nguồn từ
sự biến đổi của ý thức nghệ thuật đang chuyển từ quan niệm về văn học như hìnhthức giáo dục tuyên truyền sang quan niệm về văn học như hoạt động sáng tạo,nhận thức và tác động vào cuộc sống, mang lại sự thích thú cho con người Biếnchuyển này diễn ra rõ rệt nhất lần đầu trong văn học Việt Nam những năm 30 của
27
Trang 28thế kỷ XX với sự xuất hiện của các tác phẩm văn học hiện thực và bộc lộ trongsáng tác của Nguyễn Tuân, Nam Cao, Thạch Lam, Nguyên Hồng, Vũ TrọngPhụng cũng như một số nhà văn khác Các tác phẩm này vừa khác các tác phẩmđược viết theo nguyên tắc “văn dĩ tải đạo” truyền thống (như của Hồ Biểu Chánh),vừa khác với kiểu tiểu thuyết luận đề (như của Nhất Linh, Khái Hưng) Các tiểuthuyết luận đề này về cơ bản vẫn là sự tiếp tục của quan niệm trước đó về văn học,coi sáng tác như hình thức giáo huấn đạo đức, như phương tiện cải tạo phong hóa
xã hội Trong sáng tác của Nguyễn Tuân, Nam Cao, Thạch Lam, Nguyên Hồng,
Vũ Trọng Phụng, tác giả chủ yếu kể một câu chuyện về cuộc đời, vẽ lại một bứctranh hiện thực mà mình chứng kiến, giúp độc giả hiểu thêm con người và nhữngcảnh sống ở xung quanh Ở đây ý hướng giáo huấn không thật là đậm nét Tuynhiên cũng có thể thấy sự chuyển biến này lúc bấy giờ chưa được ý thức đầy đủ, rõràng về phương diện lý luận Những luận chứng cho cách viết mới chưa được đặt
ra trong lý luận và phê bình văn học thời đó
Từ năm 1985 bên cạnh những tác phẩm tiếp tục viết theo các nguyên tắc thipháp cũ, trong đó có cả sáng tác của nhiều nhà văn đổi mới, đã xuất hiện hàng loạttruyện ngắn và tiểu thuyết viết theo cách khác, cố tình từ chối nguyên tắc tư duynghệ thuật cũ, tự giác và có ý thức theo đuổi những hình thức thi pháp mới
Nền tảng của thi pháp này là việc xem sáng tác văn học không phải như hoạt độngtuyên truyền, mà là hoạt động nhận thức và tự nhận thức, ở đó nhà văn không ápđặt cho người đọc tư tưởng có sẵn, được hình tượng hóa mà mang đến cho họ bứctranh sinh động về cuộc sống thấm nhuần những cảm xúc, suy nghĩ của mình, gợi
ra cho họ, cùng thảo luận với họ và để họ tự phán xét Một quan niệm như vậy vềvăn học tất yếu sẽ dẫn đến những hình thức kể chuyện mới như chúng ta đã nhìnthấy trong tác phẩm của Nguyễn Khải, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Phan Thị VàngAnh và đặc biệt là Nguyễn Huy Thiệp Nhà Việt Nam học người Úc Greg
28
Trang 29Lockhart, người đã dịch tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp sang tiếng Anh và viết
bài khảo cứu về Nguyễn Huy Thiệp, trong bài báo “Sáng tác của Nguyễn Huy
Thiệp: hậu Nho giáo hay hậu Hiện Đại?” cho rằng cách viết của Nguyễn Huy
Thiệp đã vượt qua “những khuôn khổ chính trị – đạo đức của lối giáo huấn kiểuNho giáo” và thuộc về “lập trường hậu Nho giáo” Theo G Lockhart điều đó
“đánh dấu khả năng của sự biến đổi quan trọng trong ý thức văn học Việt Nam”
Nhìn nhận của nhà văn Nguyễn Khải về nghệ thuật văn học: “Một nhà văn như
tôi quan niệm phải có một hệ tư tưởng triết học riêng, có một thế giới quan riêng,
từ đó anh ta sẽ xây dựng cái thế giới nghệ thuật của mình với một hệ thống nhânvật, tư tưởng, ngôn ngữ và cách kết cấu của riêng mình Họ sẽ đi đến cùng trongcái thế giới nghệ thuật của mình, trong niềm tin không thay đổi của mình Còn họđúng hay sai, cái sự nghiệp văn chương của họ là tích cực hay tiêu cực là tùy thuộc
sự đánh giá của bạn đọc ở mỗi thời Như Dostoievski, Kafka, như Vũ TrọngPhụng, Nguyễn Tuân, Tô Hoài…”8
Giờ đây trong sáng tác của các nhà văn kể trên cũng như của một số cây bútkhác, hình tượng trở thành một cơ thể sống, một hình thức tồn tại sinh động của ýthức nghệ thuật và vì vậy nó cũng trở nên đa nghĩa hơn Người đọc có thể tiếp cậnhình tượng từ nhiều phía, có thể rút ra những kết luận khác nhau từ một tác phẩm.Điều này không phải là dễ dàng đối với số đông công chúng đã nhiều năm quenvới loại tác phẩm có chủ đề tư tưởng rõ ràng, với loại hình tượng không mang tính
“biểu tượng hai mặt” Nhiều cuộc tranh luận về Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh,Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh và những khó khăn của việc tiếp nhận tácphẩm của các nhà văn này đối với người đọc bình thường cũng như với nhữngngười có trách nhiệm vốn quen xem xét văn học chỉ dưới góc độ chính trị, bắt
nguồn từ đây Nhà văn Ma Văn Kháng chia sẻ: “Quan điểm sáng tác của tôi
8 Tôi ch là ng ỉ ườ ủ i c a m t th i ộ ờ – Báo Tu i Tr - Thúy Nga – 28/01/2006ổ ẻ
29
Trang 30không khác nhiều so với hồi trẻ Tôi đặt nhiều sự quan tâm vào giai đoạn lịch sử, đưa ra những vấn đề mang tính sử thi Tôi quan niệm không có sử thi thì không có nền văn học dân tộc Văn học phải có những tác phẩm khắc họa bước đi lớn của đất nước Tôi giữ cho mình phong cách tự sự trữ tình, coi trọng tính hiện thực của đời sống và xen lẫn vào đó triết lý nhân văn Các tác phẩm của tôi dẫu hoài cổ nhưng vẫn mang hơi thở thời đại Bởi tôi nghĩ nhà văn không đứng yên mà phải chuyển động Ở tuổi này, tôi luôn cập nhật tin tức đời sống đương thời để không
có khoảng cách quá xa với thế hệ con cháu.” 9
Bên cạnh tính đa nghĩa của hình tượng và sự phong phú của chủ đề, cần phảinói đến đặc điểm về giọng điệu của các tác phẩm viết theo lối mới Đó là một kiểugiọng kể không mang tính chất răn dạy mà chỉ đơn giản là thuật lại, một thứ giọng
kể có vẻ “không nghiêm túc”, thậm chí như đùa giỡn, vừa coi điều mình kể làthành thực, vừa coi nó như chẳng có gì là quan trọng Tính chất “nửa đùa nửa thật”
ấy không chỉ làm tăng sự phong phú và vẻ thoải mái, lôi cuốn của giọng kể mà cònlàm nhòa đi những đối lập triệt để về nghĩa, về tư tưởng và do đó làm giàu thêmnội dung tinh thần của tác phẩm
Cấu trúc hình tượng và sự thay đổi về giọng điệu nói trên chi phối tất cả cácyếu tố khác của tác phẩm, tạo nên một cách kể chuyện mới nhiều so với trước.Một cách kể chuyện như thế chỉ có thể có được trên cơ sở của một quan niệm mới
về văn học – quan niệm xem văn học như một hoạt động sáng tạo, một kiểu ứng
xử, một kiểu quan hệ của con người đối với thế giới
2.2.1.2 Vai trò người cải tạo xã hội và con người
a) Vai trò người cải tạo xã hội
9 Tr l i ph ng v n báo VNExpress Gi i trí ngày 29/09/2017 ả ờ ỏ ấ ả
30
Trang 31Những năm hòa bình sau 1975 và tiếp theo là phong trào đổi mới đã tạo ra cơ
sở xã hội để các nhà văn nghĩ lại về công việc sáng tác của mình Giờ đây nhu cầughi chép, phản ánh hiện thực theo kiểu trước đây không còn đặt ra cấp bách nhưtrong những năm chiến tranh Cuộc sống cũng đã bộc lộ những mặt phức tạp mànhững lời giải thích đơn giản, công thức không còn thuyết phục nữa Mỗi ngườicầm bút cũng nhận ra rằng sức mạnh của tác phẩm văn học không chỉ nằm ở khốilượng hiện thực được ghi chép, phản ánh mà còn phụ thuộc vào sự nghiền ngẫmcủa nhà văn, vào chiều sâu của những tư tưởng, tình cảm mà anh ta gửi gắm trong
đó
Trên bối cảnh ấy đã xuất hiện hàng loạt tác phẩm không chỉ ghi chép các tínhcách, các sự kiện mà còn soi sáng chúng dưới nhiều góc độ khác nhau Nhìn nhận
của nhà văn Ma Văn Kháng: “Nhân vật trong tiểu thuyết, truyện ngắn ít nhiều đều
là phân thân của tác giả, ít nhất thì chúng cũng phản ánh quan niệm nhân sinh, thẩm mỹ của nhà văn, cha đẻ ra chúng Đó gần như là quy tắc của nghệ thuật Các nhân vật của tôi cũng vậy Chúng vừa là tôi vừa không phải là tôi Nói cách khác, tôi vừa sống trong bóng hình họ vừa tách ra khỏi họ để phân tích, lý giải, mở đường cho họ Khắc khoải, trăn trở, đau đớn nhưng lại phải đứng cao hơn bi kịch thì mới có ích cho cuộc sống Nói chung, mô hình nhân vật của tôi phản ánh quan niệm thẩm mỹ của tôi: Cái đẹp thật sự là cái đẹp khi ra đời trong bi tráng, trong đớn đau, thiệt thòi với tâm thức ngạo nghễ, ngẩng cao đầu!” Nhà văn cho rằng:
“Văn chương là chuyện đời thông qua việc đào bới bản thể mình ở chiều sâu tâm hồn, chứ đâu phải là đi hớt lấy cái váng bọt nổi trên mặt của ngoại vật.” 10
Trong những tác phẩm của Nguyễn Khải, bắt đầu từ Thời gian của người,
Trong cõi nhân gian bé tí đến những tập truyện ngắn gần đây Một thời gió bụi, Sư già chùa Thắm và ông đại tá về hưu, giọng người kể chuyện vẫn thông minh, lôi
10 Báo Ng ườ i lao đ ng ngày 03/07/2014 ộ
31
Trang 32cuốn như trước đây, nhưng mỗi ngày một mềm mại, uyển chuyển hơn Trong cáinói đi đã có cái nói lại, bên cạnh sự tự tin đã có cái tự chế giễu mình, cuộc sống đãđược nhìn từ nhiều phía khác nhau Nhân vật của Nguyễn Khải hầu hết đều lànhững người đang sống Qua việc kể lại một cảnh ngộ, một đời người, những đổithay ở một phố, một làng, nhà văn muốn quan sát, nghiên cứu những biến chuyểnđang diễn ra trong xã hội, hướng đi của nó Các nhân vật trong truyện của NguyễnKhải vẫn tâm huyết, giàu hoài bão như các nhân vật thời kỳ trước, nhưng lại hầunhư ít thành công hơn, mềm yếu hơn, đôi khi có cái gì như là “Lãng tử” Bản thânlời kể chuyện cũng giàu chất suy tư hơn, cái nghĩ đã thấm đượm nỗi buồn củangười nhận ra ý nghĩa của thời gian và quy luật của đời sống.
Tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp lại là một trường hợp khác Ngay từ truyện
ngắn nổi tiếng đầu tiên – truyện Tướng về hưu, tác giả đã làm người đọc sửng sốt
với cách nhìn hiện thực đa chiều, bình tĩnh đến sắc lạnh và đầy tinh thần phân tích.Nhà văn giới thiệu hiện thực không phải từ một quan điểm, mà từ nhiều điểm nhìn,nhiều cách tiếp cận khác nhau Người đọc buộc phải đối diện với một hiện thựckhông được tỉa gọt, sửa sang cho vừa với một ý đồ giáo huấn đã định sẵn mà làmột cuộc đời hết sức phức tạp đang diễn ra trước mắt mỗi người Trong trườnghợp đó rõ ràng người đọc không thể rút ra những kết luận đơn giản mà buộc phải
tự nhận thức lấy với sự gợi ý của tác giả
Nguyễn Huy Thiệp cũng đã mở đầu cho xu hướng phân tích và chiêm nghiệmlại lịch sử trong văn học những năm này Đây không phải là lần đầu tiên các nhàvăn Việt Nam viết về lịch sử, nhưng đây là lần đầu lịch sử được nhìn từ nhiềuphía, được đánh giá theo quan điểm riêng của người viết chứ không phải theo quanđiểm phổ biến, được biến thành đối tượng nghiền ngẫm, thậm chí thành hìnhtượng nghệ thuật và phương tiện thể hiện chứ không phải chỉ như những gì thiêngliêng, bất khả xâm phạm Một thái độ tự do đối với lịch sử như vậy dĩ nhiên khó
32
Trang 33được chấp nhận trong xã hội Việt Nam mới vừa mở cửa Các truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp như Phẩm tiết, Kiếm sắc, Vàng lửa mặc dù có tiếng vang lớn
nhưng đã gây nên những tranh luận và đánh giá khác nhau, trong đó phần đông làkhông lợi cho tác giả
Cũng nằm trong xu hướng này, Nỗi buồn chiến tranh (hay Thân phận tình
yêu) của Bảo Ninh đã đánh dấu một thành công của tiểu thuyết Việt Nam Viết về
cuộc chiến tranh chống Mỹ nay đã trở thành lịch sử, tác giả không miêu tả chiếntranh như lúc nó đang xảy ra mà như nó hiện ra trong ký ức, trong suy tưởng Việclựa chọn cách trình bày quá khứ dưới hình thức kỷ niệm, qua sự nhớ lại của ngườihôm nay cho phép nhà văn tiếp cận lịch sử tự do hơn, gửi gắm được nhiều hơn ấntượng, tâm trạng của mình cũng như những cảm nhận còn lại qua năm tháng
Trong Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh muốn nhìn cuộc chiến tranh qua đôi mắt
của chính mình, của một người lính bình thường ở mặt trận và do đó muốn gópthêm một cái nhìn nữa về chiến tranh từ phía những người chiến thắng Tác giảdường như cũng muốn lùi xa ra, coi cuộc chiến tranh vừa qua đã là lịch sử để quansát nó trong một thời gian và không gian rộng lớn hơn, từ đó có được những chiêmnghiệm khái quát hơn, những suy nghĩ không bó hẹp trong khuôn khổ của mộtcuộc chiến tranh cụ thể, mà liên quan đến chiến tranh nói chung, chiến tranh trong
sự đối lập với sự sống, với hòa bình Tiếc rằng ý đồ ấy của nhà văn đã không hoàntoàn phù hợp với hoàn cảnh xã hội hiện nay của đất nước quê hương mình Ở ViệtNam cuộc chiến tranh vừa qua vẫn chưa hẳn đã là lịch sử Hay nói đúng hơn, xãhội Việt Nam vẫn chưa đi quá xa khỏi cuộc chiến tranh tới mức có thể nhìn nó chỉnhư một kỷ niệm và kể về nó với một giọng giàu chất triết học
b) Vai trò người cải tạo con người
Sự trở lại giai đoạn 1975 đến nay là hoàn toàn tất yếu, bởi vì trước đây, tronggiai đoạn 1930-1945 nhiều nhà văn đã viết về chủ đề này, hơn nữa nói chung đã là
33
Trang 34văn học thì nền văn học nào cũng quan tâm đến số phận con người, đến cái riêng.Song vấn đề là ở chỗ do hoàn cảnh chiến tranh suốt mấy chục năm qua, văn họccách mạng chủ yếu nói về cái chung, chỉ xem xét cái riêng xuất phát từ quyền lợichung của giai cấp, của dân tộc, thành ra vấn đề đời thường, số phận riêng của conngười bị chìm đi, thậm chí đôi khi còn bị xem như cái gì xa lạ với một nền văn họclành mạnh Điều này giải thích vì sao khi quay lại với chủ đề này, văn học đượcđánh giá như đã có một hành động đổi mới, nhất là đối với giai đoạn văn học tiền
đổi mới, đổi mới này Theo nhìn nhận của Lê Minh Khuê: "Nhân vật truyện
ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người."
Trong các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu (Cỏ lau, Phiên Chợ Giát), trong
truyện ngắn của Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Trang Thế Hy, trong tiểu
thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Thời xa vắng của Lê Lựu, Sao
đổi ngôi của Chu Văn, Chim én bay của Nguyễn Trí Huân, tập truyện Bi kịch nhỏ của Lê Minh Khuê và sáng tác của nhiều nhà văn, nhà thơ khác, cuộc đời con
người đã được miêu tả chân thực hơn, không phải chỉ có hạnh phúc, chiến thắng
mà còn đầy rủi ro, nhiều khi thất bại, đau khổ Giờ đây nỗi đau, cái buồn đã được
thừa nhận như những phạm trù của văn học, không sợ bị bài bác hay gán ghép vềquan điểm lập trường Sự chia sẻ này của nhà văn đối với bi kịch và sự mất mát
mà con người phải gánh chịu trong suốt gần một nửa thế kỷ chiến tranh và nghèođói nói lên sự gắn bó của văn học với cuộc sống, thể hiện chủ nghĩa nhân đạo củavăn học giai đoạn này
Sự quan tâm đến con người còn bộc lộ ở một khía cạnh khác Quan niệm về
của Nguyễn Huy Thiệp về văn chương con người: “Văn chương chỉ là một bộ
phận của đời sống mà thôi Mà đã là đời sống thì phải đối xử như đời thường Huyễn hoặc chính mình, coi mình là thiên chức, nâng cái nghiệp lên thành thần bí
34
Trang 35thì ắt sinh ra chứng coi thường bạn đọc Nhân vật, sự kiện trong truyện của tôi chỉ
là những mảng, những khối của cuộc sống Tôi cho chúng tiềm nhập một cách tự nhiên Truyện của tôi kết thúc thường không có hậu Đã có hậu thì răn dạy mất rồi, rằng cuộc đời này sao mà đơn giản Mà tôi thì răn dạy được ai Vậy có lẽ ở đời, ăn nhau là ở cái thật.” (Văn xuôi việt nam – Nguyễn Thị Bình)
“Nhiệm vụ của nhà văn không phải nói ra chân lý mà là thức tỉnh ý thức hướng về chân lí hoặc chí ít cũng là thức tỉnh tình cảm về phẩm giá con người trong họ” 11
Nhiều tác phẩm của ông kết thúc bằng những câu hỏi còn để ngỏ buộc người đọcphải suy nghĩ, trăn trở để tự trả lời Văn học thể hiện tinh thần nhân đạo khôngphải chỉ bằng sự xót thương cảm phục, biêu dương con người mà còn có thể bằng
cả sự chất vấn, tự vấn nhằm vào ý thức làm người, trình độ làm người và sự can dựcủa nhà văn vào cuộc sống
Nguyễn Huy Thiệp khẳng định: Tôi biết một thứ ngôn ngữ giản dị như đất – thứ
ngôn ngữ mộc mạc, thẳng băng – Có một thứ ngôn ngữ thức tỉnh con người – Buộc họ soi vào lòng mình như soi mặt xuống lòng hồ (Mưa Nhã Nam).
Trong sáng tác khác của Phạm Thị Hoài (Thiên sứ, Mê lộ) không có những
xung đột xã hội và bi kịch của con người, nhưng ở đây tác giả lại đặt ra một vấn đềkhác: sự phong phú hay nghèo nàn của tâm hồn, sự phát triển của ý thức về cánhân được quan sát từ nhiều góc độ khác nhau, trong những tình huống hết sứcbình thường Quá trình ý thức về thế giới chung quanh và tự ý thức về mình trởthành nền tảng cho những câu chuyện được kể ra trong tác phẩm Gần đây nhữngtruyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh cũng có dáng dấp tương tự Tác giả thường
kể những câu chuyện rõ ràng là không đâu, chẳng có tình huống gì đặc biệt, nhưngbên trong tất cả những cái có vẻ vụn vặt và nhạt nhẽo ấy có một dòng ý thức đang
11 Nguy n Huy Thi p, ễ ệ Kho ng tr ng ai l p đ ả ố ấ ượ c trong t t ư ưở ng nhà văn, t p chí Sông H ạ ươ ng, s 3/1990 ố
35
Trang 36sinh sôi, biến hóa – dòng ý thức trong tâm linh nhân vật, trong sự quan sát củangười kể.
Sự quan tâm đến con người, đến đời thường đã làm thăng bằng nền văn họcnhiều năm qua thiên về cái vĩ đại, cái chung Sau bao nhiêu năm cách mạng vàchiến tranh, tập cho con người quen với cuộc sống bình thường cũng bổ ích nhưgiúp họ nhận ra vẻ đẹp của những cái đơn giản ở xung quanh, một công việc màhình như chỉ riêng nghệ thuật là được giao cho chức phận để thực hiện Cùng vớiđiều đó, việc đi sâu vào thế giới tinh thần của con người, vào quá trình tự ý thứccủa nó đã góp phần củng cố thêm sự hình thành con người cá nhân trong xã hộiViệt Nam, làm cho văn học thời kỳ 1975 đến nay đứng cao hơn văn học trước
1945, khi mà ở đó vấn đề tự do cá nhân chủ yếu chỉ mới đặt ra trong phạm vi tự dotình cảm của con người
2.2.2 Nhiệm vụ, sứ mệnh của người sáng tác
2.2.2.1.Nghiêm túc và triệt để trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật
Lê Đạt đã từng nhận định: “Sự ra đời của những tác phẩm tầm cỡ phải đượccoi là những cơ may của một thời đại, một xứ sở Tác phẩm lớn là con đẻ củanhững tài năng lớn, việc xuất hiện những tài năng lớn lệ thuộc rất nhiều yếu tốphức tạp, cái thì giải mã được cái thì không…” Tuy nhiên gắn liền với nhận địnhtrên, tác giả khẳng định ngay rằng: “Nói thế không phải để các nhà văn rũ bỏ tráchnhiệm mà chính là để họ gánh vác trách nhiệm một cách nghiêm túc hơn Nhà vănkhông thể lý do lý trấu vì cái này vì cái nọ, 36 cái vì mà phải đối diện thẳng vớinghề nghiệp của mình Chúng ta chỉ có thể chống lại “mặc cảm tội lỗi” một cáchhữu hiệu thông qua việc nâng cao phẩm chất nghề nghiệp viết với đầy đủ ý thức.Một nhà văn có trách nhiệm phải là một nhà văn khổ luyện, chuyên nghiệp hóa ởtrình độ cao, luôn luôn tự vấn xem mình đã sống chết với nghề chưa, đã một lòngmột dạ vì nó chưa hay vẫn rong chơi những tháng năm nghiệp dư cho đến xế
36
Trang 37chiều Việc chuyên nghiệp hóa với tất cả tâm huyết của mình có thể xem như vănđức của người cầm bút.”
Trích câu nói đùa của nhà văn Nguyễn Tuân: “Nhà văn trước hết cần biết đọc biếtviết”, Lê đạt đã nhận định về hàm ý nghĩa sâu xa cần phải xây dựng một nền vănhóa đọc mở và nghiêm túc Bộ phận lãnh đạo Hội nhà văn cần đặt vấn đề trao dồivăn hóa cho các nhà văn một cách cấp thiết và bài bản nhằm giải quyết thỏa đángmối quan hệ giữa vốn sống và vốn chữ (theo nghĩa rộng) vì “một nền văn họckhông thể phát triển với những bước đi tập tễnh được Thiếu vốn sống tác phẩm sẽnhạt nhẽo, èo uột, bất túc Thiếu vốn chữ tác phẩm sẽ thô vụng, sống sượng, suydinh dưỡng”
Tự nhận mình là phu chữ, Lê Đạt quan niệm rất rõ ràng về công phu của người
sáng tác Người sáng tác phải “cúc cung tận tụy đem hết tâm trí dùi mài và laođộng chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm phongphú cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ” Ông không ngầnngại nói lên rằng: “Tôi không mê những nhà thơ thần đồng tôi ua những nhà thơmột nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từnghạt chữ”
Ông bác bỏ suy nghĩ cho rằng thơ chỉ cần cảm hứng, vì cảm hứng thì như như tínhthất thường, nhõng nhẽo, thoắt đến, thoắt đi ai mà lường trước được Theo ông,
“Thơ là một nghề Đã là một nghề thì phải có kỷ luật lao động không nên thụđộng thắp hương chờ mà phải chủ động gọi hứng đến Công việc này đòi hỏi một
kỷ luật nghiệt ngã và gian khổ”
Ông đặt ra yêu cầu cho các nhà thơ là phải tập thói quen hằng ngày ngồi vào bànlàm việc như một người lao động bình thường viết – cố viết Không nghĩ ra cũngphải nghĩ cho ra, cũng phải viết – đừng có nản – viết một chữ một, câu bất chợt
37
Trang 38đến Rồi chữa Rồi phát triển Rồi xóa sạch nếu cần Nhưng nhất định phải viết.Phải vật lộn với nó mới thấu hiểu được câu nói của nhà lý luận thơ kiệt xuất ngườiPháp Valery : “Một hai câu đầu có thể trời cho, phần còn lại là khổ sai chữ”.
Là một nhà thơ được biết nhiều là tác giả của bài thơ Quê hương, GiangNam có cái nhìn rất nghiêm túc về sự nghiệp sáng tác thơ, theo ông “thơ là một thểloại có đòi hỏi hết sức nghiêm khắc về cái mới, cái độc đáo Không có gì “đaukhổ” bằng việc tự mình lặp lại mình Có thể nói quá trình làm thơ là quá trìnhkhám phá và thể hiện cuộc sống mỗi ngày một sâu hơn, đẹp hơn, nói những điềuchưa ai nói đến bằng phong cách riêng của mình Đó là một quá trình suy nghĩ, tìmtòi liên tục, một quá trình sáng tạo liên tục”
Hơn thế nữa, nhà thơ còn có sự đòi hỏi triệt để đối với nhiệm vụ sáng tạo của nhàthơ để tránh tình trạng lạc hướng: “mọi suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo trong thơ, đềuphải xuất phát từ yêu cầu của bản thân cuộc sống đang phát triển và từ chỗ đứng(cũng tức là lập trường, quan điểm) của người làm thơ Không dựa vào hai chỗ dựacăn bản ấy, sự suy nghĩ, tìm tòi dễ thoát ly cuộc sống, mất phương hướng, đi vàochỗ cầu kỳ, vụn vặt, hình thức và tất yếu dẫn đến bế tắc”12
Bên cạnh đó, tác giả hoan nghênh những tìm tòi về hình thức nếu những tìm tòi đódiễn đạt được điều tác giả muốn nói một cách thông minh, chân thật và xúc động.Mọi thứ làm dáng "tôn vinh chữ nghĩa" đều có mặt trái của nó là ngăn cản thơ đivào lòng người
Theo như tác giả nói: “Tôi cũng nghĩ rằng thơ Việt Nam phải mang đặc điểm Việt
Nam, càng phát triển đổi mới càng phải biết và bảo tồn cái gì là Việt Nam, là dân tộc trong thơ”13
12 Tr l i ph ng v n – Văn ngh thành ph H Chí Minh, 22.9.1978 ả ờ ỏ ấ ệ ố ồ
13 Trích "Nhà văn Vi t Nam hi n đ i" ệ ệ ạ
38
Trang 39Thơ hay phải chân thành, phải thật, không thể giả dối, thơ hay phải là những gìtác giả rứt ruột, rứt gan mình ra mà viết.
Dù là "hướng nội" hay "hướng ngoại" (xét về mặt đề tài) thì thơ vẫn là tiếng nóicủa một trái tim gởi đến vạn trái tim khác, là sự đồng cảm giữa những tâm hồn.Thiếu cái đó, thơ chỉ còn là "xiếc" chữ nghĩa Tôi vẫn tâm niệm suốt đời lời Bác
Hồ nhận xét thơ tôi khi Người tiếp nhà thơ Thanh Hải (do chính nhà thơ ThanhHải kể lại): "Thơ Giang Nam viết có tình"
Lúc sinh thời, nhà thơ Tế Hanh đã từng nói về những nhà thơ của quê hương
ông như sau: “… Tôi chỉ là cái gạch nối giữa Bích Khê và Thanh Thảo…” Với
một lời nhận xét như thế, chúng ta trân trọng sự khiêm tốn của Tế Hanh Và, thấyông đánh giá cao về Thanh Thảo Theo thời gian, chúng ta càng nhận thấy nhữngđánh giá của Tế Hanh về Thanh Thảo càng chính xác Thanh Thảo luôn luôn trăntrở tìm cho mình một hướng đi, một nét riêng trên con đường sáng tạo thơ ca.Theo dõi cuộc đời, sự nghiệp thơ văn của Bích Khê và Thanh Thảo, chúng ta càngthấy cả hai đều có điểm giống nhau Đó là, tính kiên trì, quyết liệt, sống hết mìnhvới thơ, vì cái đẹp Cũng như Bích Khê trước đây, Thanh Thảo luôn luôn tìm tòisáng tạo, đổi mới về hình thức, nghệ thuật, mở rộng biên độ sáng tác thơ Luônluôn mới mẻ trong thơ, Thanh Thảo sáng tạo một cách phong phú, đầy tài hoa.Chúng ta vô cùng kinh ngạc đến khâm phục về sức làm việc, sức viết của ThanhThảo Mỗi tập trường ca của Thanh Thảo là một khám phá mới Nhiều nhà thơ,
nhà văn, nhà phê bình văn học đã gọi: Thanh Thảo là ông vua trường ca.
Chính nhà thơ cũng chia sẻ tâm tư của mình: “Tôi không chịu nổi những cảm xúc
vờ, những ngôn từ “dởm” Có bài thơ khi đã in rồi, tôi mới giật mình thấy đã để lọtmột vài câu sáo rỗng Nó còn khó chịu hơn là hạt sạn giữa miếng cơm nữa” (Bảnthảo đánh máy của tác giả 1983) Những chia sẻ cho chúng ta thấy được tác phongnghiêm túc và triệt để trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ
39
Trang 40Trong nền thơ Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh là tác giả nữ có phong cách
và bản sắc riêng khá rõ nét Trải qua năm tháng sống và viết, yêu thương và laođộng nghệ thuật hết mình, Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một di sản văn học đángquý Ngòi bút của chị đã được thử thách qua thời gian với nhiều loại chủ đề khácnhau Trong đó, có những bài thơ tình yêu đã đạt tới đỉnh cao Dù đi vào nhữngvấn đề lớn của đất nước hay trở về với tình cảm riêng tư, thơ Xuân Quỳnh bao giờcũng là tiếng nói rất riêng của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo, giàu hơi
ấm nữ tính Đọc những tác phẩm của Xuân Quỳnh, chúng ta gần như hình dungđược chị đã sống ra sao, đã yêu thương, day dứt những gì? Bởi Xuân Quỳnh làmthơ cốt để diễn tả cuộc sống của chính mình về tất cả mọi phương diện: nhữngkhát khao, những tình cảm, những suy nghĩ, và “sự sống” của một người phụ nữ
Vì lẽ đó hầu hết thơ của chị đều là thơ trữ tình Đất nước, thiên nhiên, thời đại đềuđược phản ánh vào thơ chị thông qua cái lăng kính trữ tình đó
Gắn bó với cái nghiệp văn thơ như gắn bó với cuộc đời của mình, Xuân quỳnh vívon: “Thơ đối với cuộc sống ví như một người con gái đối với gia đình, cái để chongười ta làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài lại là đức hạnh
Vì vậy, sau tập thơ đầu, tôi không còn tính đến sự xuất hiện nữa – vì đã xuất hiệnrồi, mà tôi nghĩ đến sự cần cù lao động…”
Trong bài ghi nhận về nữ sĩ Xuân Quỳnh, tác giả nhận xét: “Trong tâm hồn nhạycảm của Xuân Quỳnh, không có một thứ tình cảm nào buông trôi nửa vời Bao giờchị cũng đẩy cảm xúc lên mức độ cao nhất Chị luôn nói đến tận cùng những tìnhcảm của mình Đặc điểm này đem sức nặng đến cho nhiều bài thơ của chị và cũngđem đến cho cuộc đời chị nhiều cay đắng Xuân Quỳnh đã đem chính cuộc đờimình ra để đổi lấy những câu thơ Với chị, cây bút như là một cái "nghiệp" đã cầmlên là phải viết, như là số phận không thể khác được.”14
14 Ý th c và th i gian – văn ngh quân đ i, tháng 9.1973 ứ ờ ệ ộ
40