Mối quan hệ giữa văn học - văn hóa và hướng nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa Xét trong mối quan hệ giữa văn học và văn hoá, có thể thấy văn học là một bộ phận của văn hoá.. Nghiê
Trang 11
Đề bài:
Đề 02: Mối quan hệ văn học và văn hóa biểu hiện như thế nào trong văn học? Hãy xây dựng một đề cương sơ lược để giải quyết một vấn đề tự chọn theo hướng nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa
MỤC LỤC
I Đặt vấn đề 3
II Biểu hiện của mối quan hệ giữa văn học và văn hóa trong văn học 3
1 Khái niệm văn hóa 3
2 Mối quan hệ giữa văn học - văn hóa và hướng nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa 4
3 Biểu hiện của mối quan hệ văn học và văn hóa trong văn học 6
III Đề cương sơ lược để giải quyết một vấn đề tự chọn theo hướng nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa 7
1 Bối cảnh nghiên cứu 7
1.1 Tổng quan những công trình nghiên cứu được dịch thuật 8
1.2 Tổng quan những nghiên cứu về lí thuyết và thực tiễn vận dụng phương pháp nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa ở Việt Nam 9
2 Tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài 10
3 Mục tiêu của nghiên cứu 11
4 Nội dung và câu hỏi nghiên cứu 12
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Họ và tên: Cao Thục Uyên
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã HV: K28 – 0329
BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN
CHUYÊN ĐỀ:
NGHIÊN CỨU VĂN HỌC TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
Trang 22
4.1 Nội dung nghiên cứu 12
4.2 Câu hỏi nghiên cứu 12
5 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu 12
5.1 Phương pháp nghiên cứu 12
5.2 Phạm vi nghiên cứu 13
6 Cấu trúc của đề tài 13
IV Kết luận 13
Trang 33
I Đặt vấn đề
Văn học, nghệ thuật cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong tục là những bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hóa Nếu văn hóa thể hiện quan niệm và cách ứng xử của con người trước thế giới, thì văn học là hoạt động lưu giữ những thành quả
đó một cách sinh động nhất Để đạt được những thành quả đó, văn hóa của mỗi dân tộc cũng như của toàn thể nhân loại từng trải qua nhiều chặng đường tìm kiếm, chọn lựa, đấu tranh và sáng tạo để hình thành những giá trị trong xã hội Văn học vừa thể hiện con đường tìm kiếm
đó, vừa là nơi định hình những giá trị đã hình thành Có thể nói văn học là văn hóa lên tiếng bằng ngôn từ nghệ thuật
II Biểu hiện của mối quan hệ giữa văn học và văn hóa trong văn học
1 Khái niệm văn hóa
Càng ngày người ta càng quan tâm tìm hiểu vấn đề văn hoá thông qua việc nghiên cứu bản chất văn hoá, giao lưu văn hoá, đối thoại văn hoá, biểu tượng văn hoá Hiện nay, trên thế giới có đến gần 500 định nghĩa khác nhau về khái niệm này ở Việt Nam, nửa cuối những năm 80 và đặc biệt là những năm 90 của thế kỉ XX các nhà văn hoá đã rất chú ý đến việc xác định khái niệm và nội hàm văn hoá (Đoàn Văn Chúc, Chu Xuân Diên, Nguyễn Đăng Duy, Phan Ngọc, Trần Ngọc Thêm, Phạm Thái Việt, Trần Quốc Vượng, ) Tuy nhiên, từ những góc độ quan tâm khác nhau mà khái niệm văn hoá mỗi người đưa ra vừa có
những tương đồng vừa có đôi khía cạnh khác biệt Nhìn chung, có thể định nghĩa: Văn hoá
là phức thể các giá trị vật chất, tinh thần do con người tác động đến tự nhiên, xã hội và bản thân trong quá trình lịch sử dài lâu mà tạo nên Nó tích tụ và thể hiện diện mạo, bản sắc của cộng đồng
Như vậy, văn hoá là các giá trị và tổng hoà của các giá trị do con người tạo ra Khi
con người tác động đến tự nhiên, họ tạo ra các giá trị vật chất như: ăn, mặc, ở Khi con người tác động đến các yếu tố xã hội, họ tạo ra các giá trị tinh thần như: tôn giáo, đạo đức,
triết học, phong tục tập quán Khi con người tác động đến chính con người (theo các chuẩn mực xã hội), họ tạo nên các giá trị như: Chân (thật) – giá trị nhân bản; Thiện (tốt) – giá trị nhân đạo; Mĩ (đẹp) – giá trị nhân văn
Văn hoá là những giá trị, giá trị đó do con người tạo ra, vì vậy các loài động vật khác
dù có cao cấp đến đâu cũng chỉ hành động theo bản năng sinh tồn chứ không sáng tạo văn hoá Khi con người tác động vào tự nhiên, họ tạo ra thiên nhiên thứ hai, cái thiên nhiên không còn hoang sơ, thô mộc mà đã là thiên nhiên được gọt tỉa, uốn nắn theo những mục đích mà con người đặt ra từ trước khi tác động vào nó Thiên nhiên đó mang tính ý thức Cây vốn tồn tại trong tự nhiên, nhưng khi con người mang cây về trồng, họ đã tính toán trước xem cái cây ấy nên trồng ở đâu, để làm gì, trồng như thế nào đó là kết quả của tư
Trang 44
duy, có tính mục đích Đó là sản phẩm văn hoá Khi con người sống trong xã hội, họ tác động đến các hoạt động xã hội, cải tạo xã hội, làm cho nó vận động và phát triển theo mục đích tác động của mình Vì vậy, xã hội phức tạp và về cơ bản có các hình thái khác nhau từ thấp lên cao Chỉ có con người với tư duy trừu tượng mới hình dung ra mô hình xã hội, cải tạo và phát triển xã hội theo những hình thái khác nhau như vậy
Văn hoá còn là kết quả của sự vận động, sáng tạo của con người theo quy luật của cái đẹp Như vậy, không phải tất cả mọi sự biến đổi do con người tạo ra đều là sản phẩm văn hoá, đều mang đặc trưng văn hoá Ngay khi một sản phẩm được sáng tạo, theo nghĩa hẹp, nó chưa phải là văn hoá bởi nó chưa qua thử thách, chưa được chọn lựa và chấp nhận như một giá trị Vì vậy bên cạnh khái niệm văn hoá, chúng ta mới có khái niệm phi văn hoá, thiếu văn hoá Xu hướng tiếp nhận của con người bao giờ cũng hướng tới cái đẹp, cái
hoàn thiện Vì vậy quy luật của văn hoá luôn là sự sáng tạo mang tính nghệ thuật, điều đó
phải được lựa chọn và thẩm định qua thời gian Và sau sự chọn lựa một cách tự nhiên ấy, cái gì còn lại luôn thể hiện tính văn hoá, luôn là cái đẹp mang đặc điểm quan niệm mỗi thời đại Khi ta nói “ứng xử có văn hoá”, có nghĩa đã bao hàm cái đẹp trong lối ứng xử đó Chúng ta đều biết, trà là thứ đồ uống được cả thế giới ưa chuộng, cả thế giới uống nước trà, nhưng coi uống trà như một phương tiện giải khát sẽ khác với uống trà như sự thưởng thức; một bên là nhu cầu tồn tại, còn bên kia là nhu cầu hưởng thụ; một bên giúp người ta sinh tồn, còn bên kia giúp người ta thành nghệ sĩ Thưởng thức nước trà chính là một nhu cầu văn hoá
2 Mối quan hệ giữa văn học - văn hóa và hướng nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa
Xét trong mối quan hệ giữa văn học và văn hoá, có thể thấy văn học là một bộ phận
của văn hoá Đây là mối quan hệ biện chứng, phản ánh đặc điểm có tính quy luật của quan hệ
riêng chung có tầm cấp triết học - “… cái riêng chỉ tồn tại trong mức độ nó liên hệ với cái
chung Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng…” (Lê-nin, Bút ký triết học,
trang 384) Nghiên cứu văn học không thể tách rời văn học với những mối liên hệ với nhiều
bộ phận (cái riêng) khác, và nhất là không thể không đặt nó trong mối quan hệ với văn hoá (cái chung) với tư cách là toàn bộ sáng tạo vật chất và tinh thần của nhân loại, như M Bakhtin xác định: “Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hoá Không thể hiểu
nó ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hoá của một thời đại trong đó nó tồn tại” (Các
Trước hết, văn học là tấm gương của văn hóa Trong tác phẩm văn học, ta tìm thấy
hình ảnh của văn hóa qua sự tiếp nhận và tái hiện của nhà văn Đó là bức tranh văn hóa dân gian trong thơ Hồ Xuân Hương (tục ngữ, câu đố tục giảng thanh, trò chơi,…), là những vẻ đẹp của văn hóa truyền thống trong truyện ngắn và tùy bút của Nguyễn Tuân (hoa thủy tiên,
Trang 55
nghệ thuật pha trà, thư pháp,…) Tác phẩm văn học còn dẫn ta đi đến những nguồn mạch sâu
xa của văn hóa thông qua việc lý giải tấn bi kịch lịch sử trong “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng hay cốt cách người nông dân được đào luyện qua những biến thiên cách mạng qua truyện ngắn “Phiên chợ Giát” và “Khách ở quê ra” của Nguyễn Minh Châu
Văn hóa tác động đến văn học không chỉ ở đề tài mà còn ở toàn bộ bầu khí quyển tinh thần bao bọc hoạt động sáng tạo của nhà văn và hoạt động tiếp nhận của bạn đọc Bản thân nhà văn và thế giới nghệ thuật của mình là một sản phẩm văn hóa Người đọc, với chân trời chờ đợi hướng về tác phẩm, cũng được rèn luyện về thị hiếu thẩm mỹ trong một môi trường văn hóa nhất định Chính không gian văn hóa này chi phối cách xử lý đề tài, thể hiện chủ đề, xây dựng nhân vật, sử dụng thủ pháp nghệ thuật,… trong quá trình sáng tác; đồng thời cũng chi phối cách phổ biến, đánh giá, thưởng thức trong quá trình tiếp nhận Chính vì thế mà không phải ngẫu nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đã căn cứ vào những dữ liệu văn học để tìm hiểu bức tranh văn hóa của một thời đại Chẳng hạn, thông qua việc tái hiện đặc điểm của văn xuôi Việt Nam đầu thế kỷ XX, người ta có thể chứng minh cho quá trình thâm nhập của văn hóa Tây Âu trong thời kỳ này, cũng như khoảng cách văn hóa của tầng lớp thị dân so với tầng lớp sĩ phu bị buộc chặt vào những tín điều Nho giáo
Nếu văn hóa chi phối hoạt động và sự phát triển của văn học, thì ngược lại, văn học
cũng tác động đến văn hóa, hoặc trên toàn thể cấu trúc, hoặc trên những bộ phận hợp thành
của nó Những nhà văn tiên phong của dân tộc bao giờ cũng là những nhà văn hóa lớn Bằng nghệ thuật ngôn từ, họ đấu tranh, phê phán những biểu hiện phi văn hóa, đồng thời khẳng định những giá trị văn hóa dân tộc
Giữa văn học và văn hóa có mối quan hệ hữu cơ mật thiết như vậy, nên nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa là một hướng đi cần thiết và có triển vọng Cùng với những
cách tiếp cận văn học bằng mỹ học, xã hội học, thi pháp học,…, cách tiếp cận văn học bằng văn hóa giúp chúng ta lý giải được trọn vẹn hơn tác phẩm nghệ thuật với những mã văn hóa bao hàm trong nó Những yếu tố văn hóa liên quan đến thiên nhiên, lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, ngôn ngữ,… có thể được vận dụng để cắt nghĩa những phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm Nó cũng có thể góp phần lý giải tâm lý sáng tác, thị hiếu độc giả và con đường phát triển của văn học
Cách tiếp cận văn hóa học như vậy thực chất là đặt văn học trong không gian văn hóa
với những đặc trưng của nó đã thâm nhập tinh vi vào thế giới sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Ở những người nghệ sĩ lớn, đó không phải là sự “ăn tươi nuốt sống” mà là sự thẩm thấu
vào từng hình tượng, chi tiết của tấm thảm dệt ngôn từ Sự thẩm thấu này truyền đi theo cả hai chiều đồng đại và lịch đại Một mặt, những giá trị từ nguồn văn hóa truyền thống chảy trong mạch ngầm của nó và thấm vào thế giới ngôn từ và hình tượng của tác phẩm mà đôi khi chủ thể sáng tạo không ý thức một cách tự giác Một mặt, những giá trị văn hóa mới hình
Trang 66
thành đương thời không ngừng đòi hỏi nhà văn phải trả lời, trực tiếp hay gián tiếp, trong tác phẩm của mình
Văn hóa không bao giờ là một hiện tượng thuần nhất Sự đan xen văn hóa có khi dẫn đến sự pha tạp, trộn lẫn, nhưng cũng có thể dẫn đến sự kết tinh những giá trị mới Về mặt thời gian, khi cái cũ chưa bàn giao cho cái mới, văn học có thể là sự chuẩn bị cho bước chuyển tiếp tiếp theo của thời đại Còn về mặt không gian, khi một địa bàn trở thành không gian của sự giao lưu văn hóa, thì văn học có thể trở thành nơi hòa giải của những xung đột tinh thần, nhằm tìm một tiếng nói chung cho sự sống giữa một nhóm người Ở xa, văn học thừa hưởng và hấp thụ những yếu tố của một không gian văn hóa rộng: văn hóa phương Đông và văn hóa dân tộc Ở gần, văn học thừa hưởng những yếu tố của một không gian văn hóa hẹp: văn hóa tộc người, văn hóa vùng Những vùng văn hóa giao nhau sẽ tạo ra nét chung trong văn học của từng vùng, một mặt, nó vẫn giữ lại những nét riêng làm căn cứ cho
ta nhận diện những vùng văn hóa khác nhau, từ đó tạo nên sự phân biệt lãnh thổ trên bản đồ văn học
3 Biểu hiện của mối quan hệ văn học và văn hóa trong văn học
Ở trên, ta đã nhận định, văn học là tấm gương của văn hóa Tuy nhiên, trong từng tác phẩm văn học cụ thể, có đạt được giá trị văn hóa hay không lại là một việc khác Và chắc chắn, cũng như bất cứ giá trị nào khác, giá trị văn hóa trong tác phẩm văn học, rồi sẽ chỉ một
số ít người đạt đến mà thôi Bởi vì giá trị văn hóa đòi hỏi trước tiên: chủ thể nhà văn đồng thời phải là nhà văn hóa Kiên trì mối quan hệ giữa văn học với chính trị và hiện thực, nhưng nhà văn phải mở rộng quan hệ đó ra đến toàn bộ truyền thống và hoạt động văn hóa Phải có
ý thức văn hóa thường xuyên, tự giác và dồi dào, để soi rọi và biểu hiện khách thể Phải luôn biết nhìn đời như một trạng thái nhân sinh trong một bối cảnh văn hóa nhất định Trên sơ sở
đó có thể nhìn nhận tính văn hóa được biểu hiện trong tác phẩm văn học theo các mặt sau:
Về mặt đề tài, phải được triển khai với những chất liệu văn hóa phong phú, chan chứa
bản sắc dân tộc, màu sắc địa phương, khu vực và sắc thái lịch sử
Về mặt chủ đề, phải triển khai những mâu thuẫn đời sống trên toàn bộ quá trình phát
triển của văn hóa dân tộc Ở đây không phải chỉ có quan hệ xã hội, mà còn có quan hệ giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với thế giới siêu hình của thần thánh ma quỷ Trong quan hệ xã hội, cũng không phải chỉ có sự đấu tranh giữa những giai cấp, giai tầng mà còn có quan hệ giữa cá thể với cộng đồng, giữa tự kỷ với tha nhân,…
Về mặt nhân vật, phải khắc họa được tính cách văn hóa, và đây là điều then chốt nhất
Tính cách văn hóa của dân tộc không phải chỉ định vị trên bình diện chính trị - xã hội (mối quan hệ giữa con người với xã hội, với giai cấp, với đoàn thể,… mà còn phải được triển khai trên nhiều bình diện khác như tinh thần, luân lý (những cá tính đạo đức trong những quan hệ phức tạp giữa con người), bình diện triết học – lịch sử (con người với lịch sử, quá khứ, hiện
Trang 77
tại và tương lai), bình diện triết học – sinh thái (con người với thiên nhiên, với môi sinh) và cuối cùng là trên nhiều bình diện khác như về tín ngưỡng, địa phương, gia tộc, tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính… Được triển khai thêm trên nhiều bình diện như vậy, không phải đưa con người ra khỏi cộng đồng xã hội với những vấn đề chính trị luôn nóng bỏng trong thời đại hiện nay, mà chính là để hiểu nó thêm toàn diện hơn, và từ đó mới có thể lý giải khía cạnh chính trị xã hội của nó một cách đích thực và có hiệu quả hơn Cũng không phải là xé nát, đập vụn con người ra từng mảnh, mà chính là để hiểu nó toàn diện hơn và hữu cơ hơn Xưa kia Lão Tử có nói: “Nhân thân, tiểu vũ trụ”, và sau này, Ra-bơ-le cũng định nghĩa con người
là vũ trụ thu gọn Muốn thực sự hiểu cái tiểu vũ trụ này, dứt khoát phải tiếp cận nó từ nhiều bình diện, bởi vì chính Lê-nin đã nói: “Người ta không bao giờ có thể nhận thức được cái cụ thể một cách hoàn toàn Một tổng số vô hạn những khái niệm chung, những quy luật,… mới đem lại cái cụ thể trong tính toàn thể của nó” (Bút ký triết học) Cái cụ thể trong tính toàn thể của nhân vật văn học, không thể chỉ là tính cách chính trị, mà là tính cách văn hóa
Về mặt thi pháp và thể loại, thì do chiều kích của văn hóa là sâu rộng về không gian,
thời gian, dạng thức tồn tại của văn hóa là đa dạng, cho nên một nền văn học giàu tính văn hõa, không thể đơn điệu về mặt thi pháp… Ở đây không thể chỉ có phương thức tả thực, mà còn bắt gặp vô số phương thức biểu hiện được tích tụ trong kho tàng văn học của dân tộc và nhân loại: lãng mạn, viễn tưởng, giả tưởng, kỳ ảo, ẩn dụ, tượng trưng, ngụ ngôn, huyền thoại… Liên quan với điều này, thể loại cũng phải thật phong phú trong một nền văn học giàu tính văn hóa Nhưng do quy mô của nó, tiểu thuyết có thể bộc lộ hàm lượng văn hóa nhiều hơn cả Nhưng tất nhiên cũng là nói trên thế khả năng, còn chất lượng như là biểu hiện của tài năng bao giờ cũng giữ vai trò quyết định
Cuối cùng, sáng tác phải mang hàm lượng văn hóa cao, thì nghiên cứu phê bình cũng không thể khác, chí ít là phải tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hóa Một lần nữa có thể khẳng định, đó là hướng nghiên cứu cần thiết để hiểu tác phẩm một cách trọn vẹn thông qua việc giải mã các mã văn hóa hàm chứa trong tác phẩm
III Đề cương sơ lược để giải quyết một vấn đề tự chọn theo hướng nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa
Đề tài: Biểu tượng chiếc áo trong đời sống tinh thần người Việt qua thơ ca
1 Bối cảnh nghiên cứu
Phần này sẽ trình bày tình hình chung của việc nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa
Trang 88
1.1 Tổng quan những công trình nghiên cứu được dịch thuật
Trên cơ sở những tài liệu đã được dịch thuật ở Việt Nam về những nghiên cứu lí thuyết và thực tiễn vận dụng phương pháp nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa trên thế giới, cóthể hình dung về sự ra đời, tồn tại, phát triển của phương pháp này như sau:
1.1.1 Về thuật ngữ khoa học, hiện có ba thuật ngữ liên quan trực tiếp đến phương pháp nghiên cứu này, đó là: Culturology (Văn hóa học), Cultural Studies (Nghiên cứu văn hóa), Cultural Criticism (Phê bình văn hóa)
1.1.2 Về khuynh hướng phát triển, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng: "Hướng nghiên cứu nảy sinh từ những năm 50 ở Anh với trường phái Birmingham (R.Williams, R.Hoggart), ở Đức với trường phái Frankfurt (D Kellner), những năm 70 ở Pháp với R.Barthes Họ chủ trương nghiên cứu các hiện tượng đời sống văn hoá như đấu vật, quảng cáo, thoát y vũ, minh tinh màn bạc…, phát hiện ý nghĩa văn hoá và ý thức hệ của chúng, vừa có thái độ phê phán vừa coi đó là đời sống bình thường của đô thị Riêng trường phái văn hóa lịch sử và triết học thực chứng mà đại diện là H.Taine đã giải thích văn học từ các yếu tố bên ngoài như chủng tộc, địa lý và thời điểm Hướng nghiên cứu này đến những năm 80 lan sang Úc, Canada, Mĩ, chuyển thành một hướng nghiên cứu có tính chất xã hội, chính trị như nghiên cứu nữ quyền, hậu thực dân và trở thành một trào lưu có tính thế giới Bước sang những năm đầu thế kỉ XX, nhà triết học người Đức E Cassier nghiên cứu văn học
từ góc độ huyền thoại học Quan điểm của Frye và Kristeva nghiêng về mẫu gốc và liên văn bản Trung Quốc quan tâm đến phạm trù “thẩm mĩ hóa đời thường”
Theo thống kê, hiện ở Việt Nam có khoảng gần 30 công trình của các nhà nghiên cứu
có liên quan đến phương pháp nghiên cứu văn học từ văn hóa được dịch thuật Tiêu biểu là các học giả A.A.Radughin, A.JA.Gurevich, M.Bakhtin, R.Barther, Chris Barker, A.Compagnon, D.S.Likhachev, Erich Fromm, S.Freud, G.A.Avanesoa, Iu.Lotman, Itamar Even - Zohar, Jean Chevalie, Alain Gheerbrant, N.Konrat, J.Kristeva, E.M.Meletnsky, N.I.Niculin, Tiền Trung Văn
Như vậy, cho đến nay, có thể hình dung nghiên cứu văn học từ văn hóa trên thế giới đã chia làm bốn khuynh hướng chính:
Thứ nhất, tiếp cận văn học không tách rời văn cảnh văn bản (tức là phải nghiên cứu tiểu sử tác giả, ngôn ngữ và văn hóa đương thời, lịch sử xã hội và thời đại)
Thứ hai, tiếp cận văn học từ những ngành khoa học khác với các khuynh hướng: phê bình sinh thái, phê bình nữ quyền, phê bình hậu thực dân (hậu thuộc địa) Khi đó văn học được đặt trong mối quan hệ với toàn bộ giá trị, hình thái, ý thức tinh thần của nhân loại và toàn bộ "hệ sinh thái tự nhiên" bao quanh văn học
Trang 99
Thứ ba, tiếp cận văn học từ thi pháp học văn hóa với các trào lưu nghiên cứu về thần thoại, cổ mẫu, biểu tượng, kí hiệu văn hóa, ngôn ngữ văn hóa
Thứ tư, xem văn học như một hiện tượng văn hóa đại chúng, như một "hàng hóa", ở đó có lưu hành, có đón đợi, có thị trường, liên quan đến mọi thực hành, thể chế và hệ thống phân loại Vì thế trong văn học, vấn đề thẩm mĩ hoá sinh hoạt đời thường ngày càng rõ rệt, văn học được xem như một loại hình "văn hóa tạp chủng"
1.2 Tổng quan những nghiên cứu về lí thuyết và thực tiễn vận dụng phương pháp nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa ở Việt Nam
Qua khảo sát, phân tích có thể nhận thấy: nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa ở Việt Nam không phải là vấn đề hoàn toàn mới mà đã được nhiều nhà nghiên cứu văn học triển khai, vận dụng; trong đó có hai xu hướng chính
Xu hướng thứ nhất là sử dụng phương pháp mang tính tự nghiệm Xu hướng này chủ yếu được các nhà nghiên cứu sử dụng khi phân tích gắn kèm với các hiện tượng văn học cụ thể Đó là các trường hợp của các nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi (Nhà văn Trương Hán Siêu từ góc nhìn văn hóa), Trần Thanh Mại (Trên dòng sông Vị, Hàn Mạc Tử), Lê Thanh (Thi sĩ Tản Đà, Tú Mỡ, Trương Vĩnh Ký, Cuộc phỏng vấn các nhà văn), Trương Tửu (Nguyễn Du và Truyện Kiều), Đào Duy Anh (Khảo luận Kim Vân Kiều Truyện), Trần Trọng Kim (Đạo Phật trong truyện Kiều), Nhất Hạnh (Thả một bè lau), Trần Đình Hượu (Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại), Nguyễn Văn Huyên (Hát đối của thanh niên nam nữ Việt Nam), Trần Ngọc Vương (Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, Mẫu hình hoàng đế và con đường tìm kiếm sự thể hiện bản ngã trong triết học và văn học khu vực Đông Á), Trần Nho Thìn (Văn học Trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa), Lê Nguyên Cẩn (Truyện Kiều dưới góc nhìn văn hóa), Nguyễn Huệ Chi (Văn học Cổ cận đại Việt Nam
từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật), Đỗ Lai Thúy (Hồ Xuân Hương, hoài niệm phồn thực)
Xu hướng thứ hai là xu hướng các nhà nghiên cứu chủ động nghiên cứu, giới thiệu lý thuyết từ các học giả phương Tây, chủ động xác lập quan niệm So với xu hướng thứ nhất thì xu hướng thứ hai phát triển muộn hơn, ít công trình nghiên cứu hơn, nhưng lại là xu hướng có cường độ và tốc độ thu hút các nhà nghiên cứu ngày càng rõ rệt Tiêu biểu là các bài viết và công trình: Giải mã văn học từ mã văn hóa (Trần Lê Bảo), Quan hệ giữa văn chương và văn hóa Việt Nam (Phan Ngọc), Vị thế của văn học trên sân chơi văn hóa trong tiến trình lịch sử (Lã Nguyên), Giá trị văn hóa của văn học Việt Nam, Ý thức văn hóa của văn học cách mạng Việt Nam sau 1945 (Trần Đình Sử); Từ cái nhìn văn hóa, Phê bình văn học - con vật lưỡng thê ấy (Đỗ Lai Thúy), Phương pháp nghiên cứu văn học (Nguyễn Văn Dân), Phương pháp nghiên cứu văn học, Văn
Trang 1010
hóa như là nguồn mạch sáng tạo và khám phá văn chương (Nguyễn Văn Hạnh), Nghiên cứu văn học Việt Nam, những khả năng và thách thức (Trần Hải Yến chủ biên)
Trên cơ sở đúc kết các xu hướng nghiên cứu như trên, có thể hình dung
về bốn hình thức nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa đã từng tồn tại trong lịch sử nghiên cứu văn học Việt Nam như sau:
1 Thứ nhất, nghiên cứu tác phẩm văn học từ các yếu tố văn hóa góp phần hình thành nên tác phẩm văn học, cụ thể là từ tiểu sử nhà văn Nói cách khác đó là từ việc tìm hiểu
về không gian văn hóa cá nhân nhà văn để luận giải tác phẩm Coi những đặc điểm về cá nhân nhà văn như một căn cước thông hành để đi vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm
2 Thứ hai, nghiên cứu văn học trên cơ sở chỉ ra các chủ đề văn hóa, tư tưởng văn hóa, các giá trị văn hóa trong văn học; dùng giá trị văn hóa để cắt nghĩa văn học
3 Thứ ba, nghiên cứu văn học từ hoàn cảnh xã hội, tiền đề văn hóa Tiêu biểu là Trần Đình Hượu, Trần Ngọc Vương, Trần Nho Thìn
4 Thứ tư, nghiên cứu theo ngữ học văn hóa, thi pháp học văn hóa, ký hiệu văn hóa/ mã văn hóa Ở Việt Nam, xu hướng nghiên cứu về ký hiệu, biểu tượng, cổ mẫu, huyền thoại trở thành hướng nghiên cứu được rất nhiều nhà nghiên cứu "gạo cội", nhà phê bình trẻ, các luận văn, luận án dịch thuật, nghiên cứu Trong đó không thể không kể đến Trần Đình
Sử, La Khắc Hòa, Đỗ Hải Phong (Ký hiệu học văn hóa); Lê Huy Bắc (Văn chương như kí hiệu đa văn hóa), Nguyễn Tri Nguyên (Giáo trình Đại học: Ký hiệu học văn hóa); Cao Kim Lan, (Biểu tượng: từ kí hiệu học đến tu từ học tiểu thuyết), Nguyễn Thị Thanh Xuân (Phê bình cổ mẫu và cổ mẫu nước trong văn chương Việt Nam), Đinh Hồng Hải (Nghiên cứu biểu tượng - một số hướng tiếp cận lý thuyết)
Nhìn chung, trên cơ sở khảo sát các bài viết và công trình, có thể nhận thấy: các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều quan niệm, phương pháp tiếp cận về nghiên cứu văn học
từ văn hóa Các phương pháp này có khi phân biệt rạch ròi, có khi "chồng lấn lên nhau"
2 Tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài
Mỗi một dân tộc, một đất nước, một vùng đất trên thế giới đều có cho riêng mình những bản sắc văn hóa không thể pha lẫn Có thể nói, văn hóa chính là cơ sở để nhận ra một dân tộc, một đất nước Và văn học nằm trong văn hóa, là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần hình thành nên bản sắc văn hóa dân tộc Văn học truyền tải văn hóa, lưu giữ văn hóa, kiến tạo văn hóa, bồi đắp tâm hồn và nâng văn hóa lên những tầm cao mới Mối quan hệ văn hóa – văn học là mối quan hệ gắn bó khăng khít không thể tách rời Tiếp cận tác phẩm từ góc nhìn văn hóa không phải là một hướng tiếp cận quá mới Tuy nhiên, so với các hướng tiếp cận khác thì đây vẫn là một hướng tiếp cận muộn hơn ở nước ta Văn học từ góc