1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Văn Học Lần 2.Docx

64 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Truyện Lịch Sử Của Nguyễn Huy Tưởng Và Ý Nghĩa Giáo Dục Đối Với Học Sinh Tiểu Học
Tác giả Nguyễn Thị Hải Yến
Người hướng dẫn Cô Hà Thu Thủy
Trường học Đại học Thủ đô Hà Nội
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 248,53 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (7)
  • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (9)
  • 3. Mục đích và nhiệm vụ (11)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (11)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (12)
  • 6. Đóng góp đề tài (12)
  • 7. Bố cục của đề tài (13)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI (14)
    • 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài (14)
      • 1.1.1. Vài nét về văn học thiếu nhi Việt Nam (14)
        • 1.1.1.1. Khái quát chung về văn học thiếu nhi Việt Nam (14)
        • 1.1.1.2. Đặc điểm văn học thiếu nhi (20)
        • 1.1.1.3. Giá trị của văn học đối với thiếu nhi (22)
      • 1.1.2. Khái niệm về truyện lịch sử (23)
      • 1.1.3. Khái quát về tác giả Nguyễn Huy Tưởng (25)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài (28)
      • 1.2.1. Truyện lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng trong sáng tác viết cho thiếu nhi (0)
      • 1.2.3. Cách tiếp cận và giảng dạy tác phẩm đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng trong chương trình Tiểu học (32)
  • CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ TÁC PHẨM VIẾT VỀ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG (0)
    • 2.1. Tác phẩm “ Lá cờ thêu sáu chữ vàng” (35)
      • 2.1.1. Khái quát tác phẩm “ Lá cờ thêu sáu chữ vàng” (35)
        • 2.1.1.1. Tóm tắt sơ lược tác phẩm (35)
        • 2.1.1.2. Hoàn cảnh sáng tác (36)
      • 2.1.2. Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “ Lá cờ thêu sáu chữ vàng” (37)
        • 2.1.2.1. Giá trị nội dung (37)
        • 2.1.2.2. Giá trị nghệ thuật (43)
    • 2.2. Tác phẩm “ Kể truyện Quang Trung” (43)
      • 2.2.1. Khái quát tác phẩm “ Kể truyện Quang Trung” (43)
        • 2.2.1.1. Tóm tắt sơ lược tác phẩm (43)
        • 2.2.1.2. Hoàn cảnh sáng tác (44)
      • 2.2.2. Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “ Kể truyện Quang Trung” (44)
        • 2.2.2.1. Giá trị nội dung (44)
        • 2.2.2.2. Giá trị nghệ thuật (44)
    • 2.3. Tác phẩm “An Dương Vương xây thành Ốc” (44)
      • 2.3.1. Khái quát tác phẩm “An Dương Vương xây thành Ốc” (44)
        • 2.3.1.1. Tóm tắt sơ lược tác phẩm (44)
        • 2.3.1.2. Hoàn cảnh sáng tác (46)
        • 2.3.2.1. Giá trị nội dung (46)
        • 2.3.2.2. Giá trị nghệ thuật (46)
  • CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC QUA TRUYỆN LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC TRUYỆN LỊCH SỬ Ở TIỂU HỌC (48)
    • 3.1. Tầm quan trọng của những bài học giáo dục cho học sinh Tiểu học (48)
    • 3.2. Giá trị giáo dục (49)
      • 3.2.1. Bồi dưỡng tri thức lịch sử (49)
      • 3.2.2. Giáo dục nhân cách đạo đức cho trẻ (49)
      • 3.2.3. Giáo dục và bồi dưỡng về tình yêu quê hương, đất nước (50)
    • 3.3. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp (0)
    • 3.4. Các biện pháp tổ chức giảng dạy để phát huy những bài học giáo dục (0)
      • 3.4.1. Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động đọc để phát triển năng lực đọc hiểu (0)
      • 3.4.2. Biện pháp 2: Xây dựng, trang trí góc đọc sách cho học sinh để kích thích niềm đam mê (0)
      • 3.4.3. Biện pháp 3: Hóa trang thành nhân vật lịch sử trong văn học, xây dựng các câu hỏi liên quan đến bài học để học sinh hiểu rõ và nhớ sâu hơn về tác phẩm (0)
    • 3.5. Thiết kế bài giảng minh họa (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (64)

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên bộ môn – cô Hà Thu Thủy – người trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức quý giá cho tôi trong suốt quá trình h[.]

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Bạn đọc đã quan tâm nhà văn Nguyễn Huy Tưởng như là một tài năng nghệ thuật ngay từ trước cách mạng tháng Tám năm 1945, khi ông cho ra đời các tác phẩm như vở kịch “Vũ Như Tô” hay tiểu thuyết lịch sử “An Tư công chúa” Trong công trình của nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức đã dành trọn chương Một để khảo sát “sự chuyển biến tư tưởng, con đường đến với văn chương và những bước đường sáng tạo nghệ thuật của nhà văn khi từ một thanh niên yêu nước phấn đấu trở thành một nhà văn cộng sản trên mặt trận văn nghệ”[ CITATION Pha66 \l

1033 ] Điều đáng ghi nhận trong công trình nghiên cứu này là các tác giả đã gắn tác phẩm với bối cảnh thời đại, trong hoàn cảnh sáng tác để thấy được ý nghĩa xã hội,những hiệu ứng tích cực và tính thời sự trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng Dựa trên kết cấu quen thuộc như: hoàn cảnh sáng tác, hình ảnh thời đại, thành công và một vài tồn tại, tinh thần dân tộc trong tác phẩm, vai trò của quần chúng và cá nhân trong lịch sử, vài nét về nghệ thuật…các tác giả chuyên luận đã đi sâu phân tích nội dung xã hội của tác phẩm trong sự tương quan, gắn kết với hiện thực cuộc sống

Với độ lùi của thời gian, sự thông thoáng, đổi mới trong tư duy đánh giá, nhìn nhận các hiện tượng văn học thời kỳ trước đổi mới, những vấn đề đặt ra trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng tiếp tục trở thành đề tài được bàn luận, nghiên cứu trên các diễn đàn khoa học với các bài viết công phu nhiều phát hiện mới của các nhà nghiên cứu Hà Minh Đức, Bích Thu, Tôn Thảo Miên, Đỗ Đức Hiểu, Nguyên Ngọc,

Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu… Bên cạnh đó là các Hội thảo khoa học về cuộc đời, sự nghiệp Nguyễn Huy Tưởng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình đã đưa ra đánh giá khách quan để khẳng định vai trò, vị thế văn chương Nguyễn Huy Tưởng đối với sự phát triển của văn học dân tộc.

Bộ ba Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng được Nhà xuất bản Thanh niên xuất bản năm 2006 đã giúp người đọc có những hình dung được rõ hơn về quá trình lao động nghệ thuật với những khát vọng lớn của nhà văn muốn cống hiến cho văn học dân tộc Đây là tập nhật ký được nhà văn tỉ mỉ ghi chép trong suốt những năm cầm bút trước khi ông qua đời Tập nhật ký đã “phản ánh toàn bộ sự nghiệp cầm bút và cách mạng của ông, bắt đầu từ việc tìm đường cho đến khi đã trở thành một nhà văn chuyên nghiệp, một chiến sĩ của Đảng hoạt động trên lĩnh vực văn nghệ, với tất cả những đam mê và khao khát sáng tạo, những thành tựu đã đạt được và cả những hẫng hụt của một nhà văn không bao giờ bằng lòng với mình, những phơi phới lạc quan và những băn khoăn, trăn trở của một người cả nghĩ”[8].

Những đánh giá, nhận định của các nhà nghiên cứu đã nói lên tầm vóc và những đóng góp của một nhà văn Hà Nội, người đã mang đến cho mảnh đất này những trang văn hay nhất đời mình “Nguyễn Huy Tưởng vĩnh biệt Hà Nội khi thành phố Thủ đô vào tuổi chín trăm năm mươi Ông đã viết nhiều về Thăng Long -

Hà Nội, nhưng hình như điều sâu xa nhất ông vẫn chưa nói hết, nói trọn, nói xong.Ông ra đi mang theo tất cả những trăn trở và ước vọng của một người con Hà Nội,một con người Hà Nội và một nhà văn Hà Nội cho xứ kinh kỳ - kẻ chợ đẹp hơn lên,văn hóa hơn lên, phong phú hơn lên, cả trên mặt đất và trong hồn người Tưởng như bất cứ cái gì đụng đến Hà Nội hôm qua, hôm nay, và ngày mai, vẫn khiến ông xúc động và lo lắng, dù đã tan vào cõi thinh không nửa thế kỷ nay Và những con chữ trên trang viết của ông về Hà Nội, cho Hà Nội, vì Hà Nội đọc lên dịp nghìn năm Thăng Long vẫn thấy động cựa, xôn xao Trên tất cả, Nguyễn Huy Tưởng yêu Hà Nội, yêu những con người dám sống và chết cho Hà Nội”[6]

Những khía cạnh tiêu biểu, nổi bật được các tác giả đề cập đến trong mỗi công trình nghiên cứu, đồng thời đối sánh với tác phẩm của tác giả khác cùng viết về một thể loại để chỉ ra những nét đặc trưng riêng và sự thành công trong sáng tác củaNguyễn Huy Tưởng Chính vì vậy mà tôi hy vọng mình có thể được khám phá sâu thêm về vấn đề truyện lịch sử cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng.

Mục đích và nhiệm vụ

Thông qua việc khảo sát, phân tích 3 tác phẩm viết về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng, bài tiểu luận nhằm tìm hiểu và làm nổi bật lên những nét đặc trưng riêng biệt, giá trị của truyện lịch sử Nguyễn Huy Tưởng Mong muốn có cái nhìn khách quan và khoa học về các tác phẩm viết về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng Trên cơ sở đó đem đến cho HS những bài học giáo dục mang những giá trị sâu sắc và còn nâng cao khả năng nhận thức, bồi dưỡng tình yêu lịch sử quê hương cho HS qua tác phẩm văn học Ngoài ra, còn giúp các em HS có một thể nhìn nhận tác phẩm một cách đúng đắn và cảm nhận được ý nghĩa thực sự của tác phẩm đó, từng bước giúp các em củng cố, vận dụng các kiến thức và thực hành một cách hiệu quả trong học tập và cả trong đời sống.

Xuất phát từ những mục đích trên, tôi đã đề ra biện pháp giảng dạy văn học thiếu nhi Việt Nam, đặc biệt là các truyện lịch sử, GV sẽ có thể mang đến cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản và tối thiểu của môn học, các hoạt động GD cả trong và ngoài giờ lên lớp một cách tối ưu nhất Từ đó, phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và nhận thức, rèn luyện các bài học được rút ra.

Phương pháp nghiên cứu

+ Nghiên cứu tài liệu các tác phẩm truyện lịch sử của tác giả Nguyễn Huy Tưởng.

+ Nghiên cứu các tài liệu về văn học thiếu nhi Việt Nam.

+ Nghiên cứu tài liệu về phương pháp dạy học văn học thiếu nhi Việt Nam trong chương trình tiểu học.

+ Tham khảo ý kiến của một số GV có kinh nghiệm về vấn đề nghiên cứu.

+ Thông qua việc quan sát, tìm hiểu để biết được thực trạng dạy học văn học cho học sinh ở tiểu học.

+ Các thông tin thu thập định tính sẽ được đối chiếu với các nguồn tài liệu khác nhau để rút ra kết luận khoa học.

Đóng góp đề tài

- Về mặt lý luận: Làm phong phú, mang lại rõ góc nhìn hơn cơ sở lý luận về các biện pháp nâng nâng cao bài học giáo dục qua các tác phẩm văn học cho học sinh tiểu học.

- Về mặt thực tiễn: Đề xuất những biện pháp nhằm cải thiện, phát huy chức năng giáo dục của văn học thiếu nhi Việt Nam, đặc biệt là đề tài truyện lịch sử trong việc giảng dạy Từ đó, học sinh có thể áp dụng những bài học giáo dục được rút ra từ những đoạn trích, tác phẩm văn học thiếu nhi trong học tập, đời sống hàng ngày. Đồng thời, nâng cao chất lượng dạy học văn học cho học sinh tiểu học để học sinh có thể phát triển các kỹ năng học văn học.

Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị và tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu bao gồm 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.

Chương 2: Một số tác phẩm về đề tài truyện lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng.Chương 3: Giá trị giáo dục đối với học sinh tiểu học qua truyện lịch sử và đề xuất các biện pháp dạy học.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1 Vài nét về văn học thiếu nhi Việt Nam

1.1.1.1 Khái quát chung về văn học thiếu nhi Việt Nam a, Khái niệm văn học thiếu nhi

Trong từ điển thuật ngữ văn học có đưa ra định nghĩa về khái niệm: “Theo nghĩa hẹp, văn học thiếu nhi gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành riêng cho thiếu nhi Tuy vậy, khái niệm văn học thiếu nhi cũng thường bao gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi.”[ CITATION LêB06 \l 1033 ]

Trên thế giới, từ lâu đã xuất hiện các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi Bất cứ nhà văn nào cũng đều có vài tác phẩm viết cho trẻ em Những cuốn sách đầu tiên mang nặng nội dung giáo khoa và giáo huấn: đó là những sách đọc vần, sách dạy cho các em các quy tắc ứng xử trong xã hội xuất hiện ở các mước châu Âu từ thế kỉ XIV Dần dần khuynh hướng đề cao sáng tác cho các em ngày càng được chú ý Ở mỗi một đất nước, văn học viết cho các em thiếu nhi lại mang những nét đặc sắc riêng, tuy nhiên, những tác phẩm này đều gặp nhau ở một điểm là hướng về mục đích nhân văn, hướng tới cái thiện, cái đẹp trong cuộc sống.

Tại Việt Nam, đầu những năm ở thế kỉ XX bắt đầu xuất hiện các tác phẩm văn học viết cho các em, nhưng phải đến sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nền văn học thiếu nhi mới chính thức được hình thành và dần phổ biến Đến nay, trải qua nhiều thăng trầm của dân tộc, văn học thiếu nhi Việt Nam đã phát triển phong phú, đa dạng nhiều thể loại với số lượng đồ sộ và đã thực sự trở thành một bộ phận quan trọng của nền văn học dân tộc. b, Văn học thiếu nhi Việt Nam và những chặng đường phát triển.

Văn học thiếu nhi Việt Nam đã hình thành và phát triển thật hiếm hoi trong một hoàn cảnh lịch sử Những năm miền Bắc bắt tay vào xây dựng hòa bình và miền Nam tiến hành kháng chiến thống nhất đất nước, ngay trong cao trào thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cả nước thì văn học thiếu nhi nước ta có bước phát triển mới Văn học thiếu nhi đã dần gom tụ các thể loại văn học, truyện, kịch, thơ, kí, … xuyên suốt các chủ đề về truyền thống lịch sử, cách mạng, kháng chiến, về sinh hoạt gia đình và xã hội, trong học tập, lao động, chiến đấu đã dần dần thấy được một sắc thái phản ánh mới của văn học Vì thế, đã có nhận định về văn học thiếu nhi như sau: “Những tác phẩm văn học được mọi nhà trường sáng tạo ra với mục đích giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, tính cách cho thiếu nhi Nhân vật trung tâm của nó là thiếu nhi, và nhiều khi cũng là người lớn, hoặc là một cơn gió, một loài vật, hay một đồ vật, một cái cây … Tác giả cho văn học thiếu nhi không chỉ là chính các em, mà cùng là các nhà văn thuộc mọi lứa tuổi”[5] Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn nhận định rằng: “Những tác phẩm được thiếu nhi thích thú tìm đọc, các em tìm thấy ở trong đó cách nghỉ cách cảm cùng những hành động của chính các em, hơn nữa, các em còn tìm được ở trong đó một lời nhắc nhở, một sự răn dạy, với những nguồn động viên, khích lệ, những sự dẫn dắt ý nhị, bổ ích…trong quá trình hoàn thiện tính cách của mình” [5]

Văn học thiếu nhi đã xuất hiện từ rất sớm trong những sáng tác dân gian như những bài vè, đồng dao, ca dao, thần thoại, những truyện cổ tích, truyền thuyết hay là truyện ngụ ngôn Những sáng tác dân gian này đến với các em qua lời ru, lời kể của bố mẹ, của ông bà, giúp các em vừa học, vừa chơi, mở mang kiến thức về thế giới xung quanh Từ thế kỉ XX đến trước 1945, văn học thiếu nhi đã bắt đầu song hành cùng với văn học dân tộc Vào giữa những năm 1960, nền văn học thiếu nhi Việt Nam thực sự phát triển mạnh mẽ và lúc đó văn học thiếu nhi đã có đủ các đề tài và thể loại: dân gian và lịch sử, cách mạng và đấu tranh kháng chiến, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, ký và kịch, truyện ngắn và truyện dài,… Vì vậy, văn học thiếu nhi Việt Nam có thể chia ra làm bốn chặng đường phát triển tính từ lúc bộ phận văn học này thực sự phát triển Mỗi chặng đường có những nét đặc trưng riêng, làm nên phong phú độc đáo trong văn học thiếu nhi Việt Nam.

Chặng đường từ năm 1960 đến năm 1975 Đặc điểm của văn học thiếu nhi Việt Nam ở thời điểm này là có một cương lĩnh vô cùng quý báu: Năm điều Bác Hồ dạy Đó chính là nội dung giáo dục toàn diện cho thiếu nhi, có thể kể ra một số tác phẩm nổi tiếng của một số tác giả thành công trong những năm 1960 như: Tìm mẹ và Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng, Cái tết của mèo con của Nguyễn Đình Thi, Những người bạn nhỏ và

Bé và Sáo của Phạm Hổ, Cái thăng và Thấy cái hoa nở của Võ Quảng, … Đối với thể loại thơ có những tác giả như Huy Cận, Thanh Hải, Tế Hanh, Phạm Hổ, Võ Quảng,…

Nhưng những năm 1964 trở đi đã có những chuyển biến theo hướng bám sát phong trào, bám sát thực tế Những thể loại truyện tranh, truyện kí viết về các anh hùng, các cháu ngoan Bác Hồ, các việc tốt người tốt phát triển nhanh, cổ vũ, động viên, giáo dục các em làm “nghìn việc tốt” phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng tiếp bước cha anh trên các mặt sản xuất, chiến đấu.

Văn học thiếu nhi Việt Nam lại bước vào một thời kì phát triển mới Hàng loạt những tập truyện và thơ được xuất bản, đã khẳng định được bước tiến của văn học thiếu nhi Bên cạnh đó, đề tài chống Mĩ cũng được quan tâm kịp thời phù hợp với những bước đi của lịch sử Các tác phẩm viết về đề này đa phần đã miêu tả cuộc sống chiến đấu của thiếu niên trong vùng tạm chiến làm nổi bật những gương mặt anh hùng cho trẻ em học tập Chủ yếu đó là những nhân vật có thật như đứa con đảm đang, hiếu thảo của chị Út Tịch trong Mẹ vắng nhà của Nguyễn Thi,…

Tiếp nối sau Nguyễn Huy Tưởng ở đề tài lịch sử có các tác phẩm Trên sông truyền hịch của Hà Ân, Sát Thát của Lê Văn và Nguyễn Bích, … Những tác phẩm đã dựng lại các sự kiện lịch sử trong những thời kỳ chống ngoại xâm và đã khắc họa thành công một số nhân vật lịch sử.

Như vậy, chúng ta đã xây dựng được một nền văn học thiếu nhi, có những tác phẩm tiêu biểu được bạn đọc yêu mến Văn học thiếu nhi Việt Nam còn nhiều mặt non yếu nhưng nó đã thể hiện được một bước ngoặt lớn, đồng thời bồi đắp thêm sức sống cho gương mặt tinh thần thời đại Việt Nam.

Chặng đường từ năm 1975 đến năm 1985

Văn xuôi Việt Nam giai đoạn này năm 1975 tuy có dòng chảy riêng nhưng cũng không nằm ngoài bức tranh chung của văn học Việt Nam Văn học ở những năm 1975 – 1985 là giai đoạn trăn trở, tìm tòi, nhìn chung vẫn gần với cách tiếp cận cũ Sự tiếp nối này thể hiện rõ nhất trong những năm khi mà cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, phần lớn các tác giả vẫn sáng tác truyện xoay quanh đề tài kháng chiến và nhiều tác phẩm được viết trong cảm hứng day dứt về “một thời đạn bom” lớp lớp trẻ em từ thành phố về nông thôn sơ tán, cũng phải tự lập, lo toan đủ bề như Ngôi nhà trống của Quang Huy,…

Các nhà văn chú ý nhiều tới vấn đề đạo đức của con người khi viết về cuộc sống mới khi đất nước hoàn toàn thống nhất Những tác phẩm như Bến tàu trong thành phố của Xuân Quỳnh, Tình thương của Phạm Hổ, Chú bé có tài mở khóa của

Nguyễn Quang Thân,… Được coi như là các tác phẩm mạnh dạn phanh phui những tiêu cực của xã hội với những cái xấu, cái lạc hậu và sự nhỏ nhen, đố kỵ của lòng người Số lượng tác giả tác phẩm viết cho thiếu nhi ngày càng phát triển đa dạng và phong phú Cùng với sự ra đời của những tập sách nghiên cứu về văn học thiếu nhi và bên cạnh những tờ báo truyền thống còn có sự xuất hiện của những bài báo, tạp chí chuyên viết cho lứa tuổi thanh thiếu niên: Mực tím, Áo trắng, Hoa học trò, …

Văn học cũng không thể nói khác đi những đều mà cả dân tộc quan tâm, trẻ em cũng buộc phải lớn nhanh và già dặn hơn lứa tuổi của mình là điều tất yếu Vì vậy, đề tài chống thực dân Pháp vẫn được hoàn thiện thêm khi miêu tả sự trưởng thành của các em trong quá trình tham gia kháng chiến, với những màu sắc tươi vui lạc quan Một số tác phẩm ôn lại những gian truân thời chống Mĩ như Cát cháy củaThanh Quế, Tìm gặp lại anh của Phạm Hổ, Các nhà văn nhà thơ đã dựng lại được không khí chung của đất nước trong suốt một thời kỳ đau thương khói lửa của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Chính vì thế số phận của thiếu nhi trong chiến tranh được quan tâm và thông cảm sâu sắc hơn

Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1 Truyện lịch sử viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng

Tô Hoài đã từng có một câu nói về Nguyễn Huy Tưởng rằng: “Còn nhớ chúng tôi ra loại sách Kim Đồng bấy giờ vào quãng năm 1951 ở chiến khu Việt Bắc Các anh Nguyễn Huy Tưởng, anh Hồ Trúc, anh Phong Nhã và tôi thường bàn bạc rất hào hứng về việc viết cho thiếu nhi Lần nào gặp nhau cũng sôi nổi chuyện ấy, lo lắng chuyện ấy Nguyễn Huy Tưởng viết cho các em từ đẩy”[6].

Sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng có thể khái quát thành 3 mảng chính:

Thứ nhất, truyện cổ tích với những tác phẩm tiêu biểu như: Con cóc là cậu ông Giời, Tìm mẹ, An Dương Vương xây thành Ốc

Thứ hai, truyện viết về gương người thật, việc thật với những tác phẩm tiêu biểu như: Năm anh hàng thịt, Hai bàn tay chiến sĩ, Chiến sĩ ca nô, Một ngày hè

Trong những sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng không thể không nhắc đến truyện lịch sử với những trang viết hào hùng Mỗi truyện là một trang anh hùng của dân tộc ta từ ngàn xưa hoặc mới đây với các tác phẩm: Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Kể chuyện Quang Trung Từ mong muốn đưa tâm hồn trẻ thơ tới đỉnh cao đẹp trong tư tưởng tình cảm, Nguyễn Huy Tưởng đã chọn chủ đề truyền thống theo lối riêng của mình thể hiện qua những đề tài lịch sử để đi sâu nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo Nguyễn Huy Tưởng thường mơ ước: “làm sao cho hết thảy con em - cả một thế hệ đi sau chúng ta, khi các em vừa đến lứa tuổi làm quen với sách vở đã biết thưởng thức và say mê những câu chuyện do tưởng tượng mới thấy, thì trước nhất, các em phải thấy được sức sống vĩ đại của dân tộc và con người Việt Nam Ông thèm có một tài năng nào đó đem được cả nghìn năm lịch sử dựng nước biến thành một bộ truyện chói lọi hàng trăm, hàng trăm nhân vật anh hùng”[6] Như một pho truyện trường thiên cực kỳ hấp dẫn, một lần đã đọc qua suốt đời không thể quên Do đó không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Huy Tưởng lấy truyền thống anh hùng của dân tộc làm chủ đề chính trong những tác phẩm viết cho thiếu nhi của ông.

Và nói đến sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng là nói đến sáng tác của ông về đề tài lịch sử Có thể nói đây là một hướng đi cần thiết, bổ ích với bạn đọc lứa tuổi thiếu niên đang khao khát muốn vén tấm màn lịch sử để nhìn thấy sự thật con người và lịch sử hào hùng của dân tộc Nguyễn Huy Tưởng đã đem đến cho các bạn nhỏ tuổi một cảm quan về lịch sử dân tộc

Sau cách mạng, ông viết cũng không nhiều Nhưng những gì ông viết đều có giá trị Nguyễn Huy Tưởng vẫn là một nhà văn rất có ý thức trách nhiệm đối với các em và niềm mong muốn của ông là làm sao bồi dưỡng cho thế hệ trẻ lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc Với Kể chuyện Quang Trung (1960), An Dương Vương xây thành Ốc (1960), và nhất là với Lá cờ thêu sáu chữ vàng (1960), ông có được những thành công đáng kể trong việc làm sống lại hình ảnh hai nhân vật đẹp và đáng tự hào của dân tộc ta: một là nhân vật thiếu nhi Quốc Toản, một nhân vật người lớn là Quang Trung Bên cạnh hai nhân vật chính, ông còn cho các em thấy được bộ mặt của bọn vua chúa bán nước, ngoài ra còn thấy được vai trò lớn lao nhân dân trong lịch sử Đây là điểm mới trong truyện lịch sử viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng.

1.2.2 Thực trạng dạy và học các tác phẩm truyện lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng ở tiểu học

Văn học thiếu nhi Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện nhân cách trẻ em cả về đạo đức, trí tuệ,và tình cảm thẩm mĩ, giúp cho các em phát triển trí tuệ và thưởng thức cái đẹp, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế hơn…Còn riêng về truyện lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng lại có vai trò giáo dục về hiểu biết lịch sử, giúp các em có cái nhìn mới về lịch sử nước nhà.

Các tác phẩm viết về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng được sử dụng ở TH hướng đến nhiều mục tiêu khác nhau Việc tích hợp nội dung dạy học văn và nội dung học tiếng đã thể hiện rõ mục tiêu chính của dạy học môn Tiếng Việt là phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nhìn thấy được tinh thần đoàn kết của dân tộc Những tác phẩm viết về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng được đưa vào chương trình Tiểu học là những tác phẩm đã được chọn lọc phù hợp với đặc trưng của văn học thiếu Việt Nam.

Hiện nay, tại các trường học trên cả nước, việc dạy các tác phẩm viết về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng được phổ cập rộng rãi Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định ảnh hưởng đến chất lượng chung. a, Ưu điểm

+ GV đã có ý thức lập kế hoạch giảng dạy để đảm bảo mục tiêu cho mỗi buổi học, phương pháp dạy học theo đặc trưng của phân môn môn tập làm văn.

+ GV đã có sự chuẩn bị cho tiết dạy như là soạn giáo án dạy học bản mềm và bản cứng chi tiết, sử dụng tranh ảnh minh họa,… Phù hợp với tiết học.

+ Khai thác tốt nội dung từ khóa trong dạy học Nắm vững vận dụng vào giảng dạy bộ môn Tiếng việt.

+ Phát huy vai trò sử dụng hợp lý các thiết bị dạy học trong quá trình dạy học.

+ Bồi dưỡng, trau dồi tiếp thu học hỏi các tiết dạy của đồng nghiệp trong tổ và khối để vận dụng vào giảng dạy phân môn tập làm văn.

+ Có cố gắng trong việc tổ chức , vận dụng và đổi mới các hình thức dạy học.+ Nắm chắc các kiến thức chuyên môn, chuẩn đánh giá xếp loại học sinh và vận dụng tốt, hợp lý trong quá trình dạy học.

+ Đa số các em HS tiếp thu nhanh, tiết học thường diễn ra sôi nổi, các em rất tích cực tham gia vào hoạt động học.

+ Các yêu cầu về đọc – hiểu, trả lời câu hỏi sau mỗi bài học,… thực hiện đạt yêu cầu.

+ Mức độ mở rộng kiến thức về tự nhiên – xã hội, tác dụng giáo dục đạo đức… cho học sinh thông qua dạy học các kỹ năng đạt kết quả khá cao.

+ Học sinh đều nhận thức tốt và nắm bắt được nội dung, ý nghĩa của tác phẩm và đạt mức độ khá.

+ Cơ sở vật chất, tài liệu học tập của nhà trường được nâng cấp thường xuyên, tương đối đầy đủ, đảm bảo phòng học. b, Nhược điểm

Trước khi đến trường, các em học sinh tiểu học đã có vốn văn học nhất định. Đây không phải là lần đầu tiên, các em được tiếp xúc với hình tượng văn học Ngay từ nhỏ, học sinh đã được nghe bố, mẹ, ông, bà kể chuyện cổ tích, truyện kể nhi đồng, nghe và thuộc các bài đồng dao, ca dao, dân ca Ngay cả khi còn học ở trường Mầm non, mỗi lần được đắm mình vào thế giới những câu chuyện cổ tích kì diệu, trong trí tưởng tượng của các em có thể phần nào hình dung và nhớ được một số chi tiết, một số nhân vật Sở dĩ, các em có cảm giác yêu nhân vật này hơn nhân vật khác, thích câu chuyện này hay không thích câu chuyện kia… là vì các em bắt đầu có những “cảm nhận chủ quan” về câu chuyện được nghe. Ở bậc tiểu học, lần đầu tiên các em tự tiếp xúc với tác phẩm, chữ viết tiếp tục đưa các em đi xa hơn trong việc cảm thụ thế giới văn chương Điều đó khiến các em thấy tự tin hơn, hứng thú hơn trong việc tiếp nhận và cảm thụ văn chương Tuy nhiên, các em lứa tuổi tiểu học cũng gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện những nội dung trừu tượng Đó là do tư duy logic ở các em chưa phát triển như ở người trưởng thành.

Khi được học văn học thiếu nhi Việt Nam, học sinh tiểu học có những đặc điểm riêng biệt, tạo nên lợi thế trong cảm quan tuổi thơ Đó là sự nhạy cảm, trong sáng, hồn nhiên, chân thật, ngộ nghĩnh rất đáng quý ở các em Trong mắt trẻ thơ, thế giới luôn đầy tính ngạc nhiên Dưới cách nhìn từ góc độ trẻ thơ, cuộc sống luôn hiện ra những điều mới mẻ Ngay cả những gì bình thường nhất đang diễn ra hàng ngày, đối với trẻ thơ cũng có thể đầy sự mới lạ, hấp dẫn Đó chính là tính ngạc nhiên trong quan sát và thể hiện trong cuộc sống của tuổi thơ, vì lần đầu tiên, các em được chứng kiến tất cả những gì đang diễn ra trước mắt mình.

Chất lượng giáo dục trong nhà trường vẫn còn tồn tại nhiều điều đáng suy ngẫm Không khó để tìm được một bài văn mẫu với hướng dẫn cụ thể về các ý trong các cuốn tài liệu tham khảo hay trên mạng internet.

TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ TÁC PHẨM VIẾT VỀ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG

Tác phẩm “ Lá cờ thêu sáu chữ vàng”

2.1.1 Khái quát tác phẩm “ Lá cờ thêu sáu chữ vàng”

2.1.1.1 Tóm tắt sơ lược tác phẩm

Lấy bối cảnh là cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược lần thứ hai (1285), nhưng tác phẩm có rất ít yếu tố lịch sử mà chủ yếu là sự tưởng tượng và sáng tạo của tác giả Chính điều ấy làm nên sự thành công cho tác phẩm Tác phẩm khai thác những gương mặt tiêu biểu như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật… Nhưng nổi bật nhất là hình tượng Trần Quốc Toản, người thiếu niên tuổi nhỏ chí lớn.

Mở đầu tác phẩm là “một giấc mơ thú vị” của Trần Quốc Toản Chàng mơ thấy mình bắt sống được Sài Thung – tên sứ thần hống hách của nhà Nguyên Đó là sự mở đầu và báo hiệu cho một ý chí phi thường Khi biết nhà vua cùng các vương hầu họp bàn việc nước ở bến Bình Than, chàng đã đi suốt một đêm để tìm nhà vua rồi năn nỉ, cầu xin đám quân Thánh Dực cho mình xuống bến để quỳ trước mặt vua và nói 2 tiếng: “Xin đánh”.

Tuy vậy, chàng chỉ được vua ban cam quý, còn việc nước thì vẫn không cho dự Trần Quốc Toản cảm thấy vô cùng ấm ức, vừa hờn vừa tủi Chàng nghiến chặt răng, hai tay nắm chặt đến mức bóp nát quả cam quý Từ ấy, chàng luôn nung nấu ý nghĩ “Làm thế nào để được ra trận giết giặc, lập công, báo được ơn vua” Trở về quê nhà, chàng quyết tâm rèn luyện võ nghệ, học tập binh thư Sự khổ công luyện tập, ý chí, lòng kiên trì đã khắc họa nên hình tượng về người thiếu niên trẻ tuổi, sục sôi nhiệt huyết.

Không lâu sau, lá cờ với sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” được thêu từ tấm lòng của người mẹ hiền thảo đã chiêu mộ được biết bao tráng sĩ gần xa.

Họ cùng nhau tập luyện võ nghệ, binh thư, sống với nhau như anh em ruột thịt. Nhân dân khắp nơi ai nấy đều cảm phục tài trí của người thiếu niên anh hùng ấy.

Thế rồi, quân giặc đã phạm đến cửa ải Trần Quốc Toản và quân sĩ lên đường đánh giặc, trên đường, chàng đã gặp rồi kết nghĩa anh em với người anh hùng rừng núi Nguyễn Thế Lộc – một con người tuy lạnh lùng ít nói nhưng vô cùng nghĩa khí. Cuộc chia tay của hai anh em để Quốc Toản phải trở về hội quân ở Vạn Kiếp là một trong những đoạn khiến tôi cảm động Đọc đến đây, tôi thấy sống mũi mình cay cay Tôi thấy cảm phục tình anh em thân thiết của họ, tình cảm ấy thật thiêng liêng và thắm thiết Tuy phải chia tay nhưng hai người vẫn luôn hướng về nhau và nhớ về những kỷ niệm đáng quý trong khoảng thời gian đã qua “Lòng Hoài Văn thổn thức… nhìn anh em Thế Lộc lên núi Bầu trời ảm đạm, âm u, những đám mây bồng bềnh bao phủ đỉnh núi”.

Trần Quốc Toản được cử đi cùng Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật đánh chặn Toa Đô Một cuộc chiến ác liệt đã nổ ra trên cửa Hàm Tử Trần Quốc Toản hiên ngang xông về phía các chiến thuyền của giặc Quân sĩ hô vang “Sát thát”, ráo riết, truy đuổi đám tàn quân hỗn loạn Toa Đô phải liều chết bơi vào bờ, bị tướng quân Nguyễn Khoái bắn tên trúng lưng Quân Nguyên như “rắn mất đầu”, vội vàng buông vũ khí đầu hàng Nhân dân ở làng bản xung quanh đổ xô ra giúp quan quân đánh giặc, ăn mừng chiến thắng Trong số đó có mẹ của Trần Quốc Toản Khi nhìn thấy lá cờ thêu sáu chữ đỏ chói, bà không kìm được nước mắt, nghẹn ngào vì xúc động

Tác phẩm ra đời năm 1960, đây là khoảng thời gian mà nước ta đang còn gồng mình kháng chiến chống lại giặc Mỹ Một trong ba tác phẩm cuối cùng của ngòi bútNguyễn Huy Tưởng không thể không kể đến truyện “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” Vào phút cuối của cuộc đời ông sáng tác “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”, thời gian này là ông đang phải chống lại bệnh tật Khoảng những ngày tháng 2 năm 1960, ông vừa phải gắng gượng mình, kiên cường chống chọi với bệnh tật để tạo ra tác phẩm chứa đựng đầy sự trau chuốt, tỉ mỉ Mặc dù bản thảo đã hoàn thành nhưng nhà văn vẫn không hài lòng, Nguyễn Huy Tưởng đã quyết định viết lại lần thứ hai với mong muốn đứa con của mình được hoàn hảo hơn Nguyễn Huy Tưởng đã nhập viện sau khi hoàn thành truyện “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” chưa đầy nửa tháng Mặc dù nhà xuất bản đã hết sức khẩn trương nhanh chóng in cuốn sách, nhưng thật đáng tiếc khi mà ông chưa được chứng kiến đứa con tinh thần mà mình đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết ra đời Tuy nhiên, những khoảng thời gian trên giường bệnh, ông đã được xem bản in thử và đã kịp thời sửa thêm lần cuối cùng đôi ba chữ cho được như ý trước khi nói lời từ giã cuộc đời, đó là một niềm vui to lớn không gì thay thế được của ông.

2.1.2 Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “ Lá cờ thêu sáu chữ vàng”

2.1.2.1 Giá trị nội dung a, Lòng yêu nước của Trần Quốc Toản

Từ nhỏ, ông sống trong một gia đình có truyền thống yêu nước nên Trần Quốc Toản đã mang trong mình một tình yêu nước to lớn Qua tác phẩm, ta có thể thấy rõ tinh thần yêu nước đã được nuôi dưỡng trong tâm hồn của Trần Quốc Toản từ rất nhỏ “Cháu còn ít tuổi thật Nhưng ví bằng quân Nguyên sang cướp nước ta, thì cháu cũng xin theo các chú, các bác đi đánh giặc”

Chính vì có lòng yêu nước nồng nàn , chàng đã kiên quyết xông vào để gặp vua “Xin quan gia cho đánh! Cho giặc mượn đường là mất nước” và không màng đến tất cả, ngay cả mạng sống của mình Tuy còn nhỏ nhưng Trần Quốc Toản đã biết suy nghĩ cho nước nhà, mong muốn được góp sức mình bảo vệ nước “Cháu biết là mang tội lớn Nhưng cháu trộm nghĩ rằng khi quốc biến thì đến đứa trẻ cũng phải lo huống hồ rằng cháu đã lớn Cháu chưa đến tuổi dự bàn việc nước, nhưng cháu có phải là giống cỏ cây đâu mà ngồi yên được” nhưng mong muốn đó không được chấp nhận Không thể ngồi yên nhìn đất nước lâm nguy, chàng đã chợt nghĩ sẽ chiêu binh, mãi mã mà cầm quân đi đánh giặc “Được rồi! Ta sẽ chiêu binh mãi mã, cầm quân đi đánh giặc Xem cái thằng phải đứng ngoài rìa này có phải là kẻ toi cơm không”.

Chính từ tình yêu nước mãnh liệt đó đã gợi lên bên trong Trần Quốc Toản sức mạnh và ý chí đánh giặc Ý chí quyết tâm được đạt đến đỉnh điểm thể hiện ở chi tiết Trần Quốc Toản suy nghĩ dựng lên lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng "PHÁ CƯỜNG ĐỊCH BÁO HOÀNG ÂN" làm cho quân sĩ phấn khởi, kẻ địch kinh hồn:“Suốt từ chập tối đến canh hai, Trần Quốc Toản tự hỏi: “Ta sẽ viết chữ gì trên lá cờ của ta? Chữ đề phải quang minh chính đại như ban ngày Chữ đề phải là một lời thề quyết liệt Chữ đề phải làm cho quân sĩ phấn khởi, cho kẻ địch kinh hồn” Trống đã điểm canh ba Mắt Trần Quốc Toản bỗng rực sáng, toàn thân như bừng bừng cháy.Tay Trần Quốc Toản giơ lên như đang phất một lá cờ Trần Quốc Toản thét lớn: - PHÁ CƯỜNG ĐỊCH BÁO HOÀNG ÂN” Dòng chữ tuy ngắn gọn nhưng bên trong nó ẩn chứa một lời thề son sắt, một tinh thần trung quân ái quốc sâu đậm

Trước nỗi lòng lo lắng cho vận mệnh đất nước của mình khiến cho Trần Quốc Toản đã không kể ngày đêm nghiên cứu binh thư yếu lược, đọc lại bài hịch: “Đã ba lần, lính hầu rót đầy dầu vào đĩa đèn Đã ba lần đĩa dầu cạn” Mỗi ngày chàng đều không màng vất vả, mệt mỏi mà ra sức luyện võ, chiêu binh không phút nào nghỉ ngơi Qua đó ta có thể thấy được một tấm lòng yêu nước to lớn, một ý chí kiên cường, không ngại thử thách chỉ để bảo vệ nơi mình sinh ra và lớn lên.

Vì quá yêu nước nên Trần Quốc Toản luôn muốn mau chóng đánh tan bọn giặc để bảo vệ đất nước, để có thể góp phần sớm mang lại cuộc sống bình an cho dân:

“Phải tập cho nhanh Giặc sang đến nơi rồi Ta sẽ học tập cả ngày lẫn đêm Chí ta đã quyết Dù cho khó nhọc đến như nào, ta cũng chẳng sờn lòng” Không những thế, chàng còn ngày đêm kêu gọi, đi từng thôn xóm vận động bà con cùng đứng lên chống giặc

Khi ra chiến trường, Trần Quốc Toản mạnh mẽ, quyết đoán lao vào đánh giặc để bảo vệ nước nhà, để nhân dân sống một cuộc sống yên bình, chàng không hề chùn bước trước khí thế của bọn giặc, bởi lẽ một lòng yêu nước đầy to lớn đã vượt lên tất cả làm cho Trần Quốc Toản thêm can đảm đánh bại kẻ thù Qua tác phẩm,hình ảnh một anh hùng trẻ tuổi với lòng yêu nước đầy bất diệt, đầy kiên cường mạnh mẽ, quyết tâm chống giặc để bảo vệ đất nước Lòng yêu nước ngày càng được dâng cao, giặc càng mạnh, càng bạo thì lòng yêu nước của Trần Quốc Toản càng lớn. b Lòng căm thù giặc của Trần Quốc Toản

Tác phẩm “ Kể truyện Quang Trung”

2.2.1 Khái quát tác phẩm “ Kể truyện Quang Trung”

2.2.1.1 Tóm tắt sơ lược tác phẩm

Lê Chiêu Thống sợ uy danh của quân Tây Sơn nên đã sang cầu cứu nhà Thanh. Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu kéo quân vào Thăng Long Ngô Văn Sở là tướng của Tây Sơn cho quân lui về núi Tam Điệp để bảo tồn lực lượng và cho quân cấp báo với Nguyễn Huệ Thuận theo lòng tướng sĩ nên Nguyễn Huệ đã lên ngôi hoàng đế và lấy niên hiệu là Quang Trung sau đó tiến quân ra Nghệ An Ở Nghệ An, dưới sự chỉ đạo của nhà vua, lấy thêm quân mở cuộc duyệt binh lớn, huấn dụ quân sĩ ai nấy đều đồng sức đồng lòng rồi tiến quân ra Bắc Đến núi Tam Điệp gặp hai tướng Lân, Sở, Ngô Thời Nhiệm bàn kế hoạch rằng sau khi đánh xong quân Thanh thì sẽ mở tiệc khao quân Hẹn với tướng sĩ tối 30 lên đường, ngày 7 Tết tới ThăngLong Giặc trấn thủ ở đó chưa đánh đã tan vỡ thì quân do thám bị bắt sống hết Nửa đêm ngày mồng 3 Kỷ Dậu bắt đầu tấn công đồn Hạ Hồi quân giặc sợ hãi mà xin hàng Sau đó tiếp tục dang thành chữ nhất tiến công đồn Ngọc Hồi, quân Thanh chống không nổi bỏ chạy tán loạn, rơi vào kế nghi binh của Tây Sơn, bị dồn xuống đầm vực, bị vùi giày đạp chết hàng vạn người Giữa trưa hôm ấy, quân Tây Sơn kéo vào Thăng Long Tôn Sĩ Nghị nghe tin sợ hãi không kịp mặc áo giáp chạy trốn Vua

Lê Chiêu Thống đem hoàng thân quốc thích rời bỏ kinh thành chạy theo quân Thanh đại bại.

Tác phẩm ra đời năm 1960 Đây là khoảng thời gian mà nước ta đang gồng mình kháng chiến chống lại giặc Mỹ Truyện “Kể chuyện Quang Trung” là một trong ba tác phẩm cuối cùng của ngòi bút Nguyễn Huy Tưởng.

2.2.2.Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “ Kể truyện Quang Trung”

Tác phẩm Kể chuyện Quang Trung ngợi ca sức mạnh thần tốc của đoàn quân áo vải Tây Sơn với hình ảnh cao đẹp, hùng dũng, uy phong của người anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ Miêu tả những trận đánh như vũ bão, câu văn Nguyễn Huy Tưởng cũng nhanh, mạnh, gấp gáp, phản ánh không khí thời cuộc và ý chí quyết tâm, tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của quân dân trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh, dẹp yên tập đoàn bán nước Lê Chiêu Thống.

Tác phẩm nổi bật với cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự kiện, khắc họa nhân vật chủ yếu qua hành động, lời nói, kể chuyện xen miêu tả sinh động và cụ thể,gây ấn tượng mạnh.

Tác phẩm “An Dương Vương xây thành Ốc”

2.3.1 Khái quát tác phẩm “An Dương Vương xây thành Ốc”

2.3.1.1 Tóm tắt sơ lược tác phẩm

Truyện kể về ngày xưa khi nước ta còn là nước Âu Lạc, có ông vua là AnDương Vương Thời ấy, Triệu Đà muốn cướp lấy nước Âu lạc nên cho quân sang đông như kiến, tướng thì khỏe như voi An Dương Vương cho ba lần đánh lại nhưng lần nào cũng thua Vua đứng ngồi không yên, ăn không ngon và không chợp mắt ngủ được.

Vào một đêm tiết trời xuân, khi đang đi lang thang thì vừa chợt tới một ngọn núi cao, đỏ chót như son, trên núi có một ông già xưng à thần núi Thất Diệu Ông già chỉ cách nếu vua muốn đánh Triệu Đà thì phải xây thành ốc và lấy đất núi xung quanh làm thành ốc.Việc vận chuyển đất thì thần núi đã phái các nàng niên ban đêm mang đất tới chỗ An Dương Vương Khi An Dương Vương muốn hỏi nữa nhưng chợt tỉnh dậy nhận ra đó là giấc mơ Khi tướng sĩ vào thì nhà vua kể lại câu chuyện trong mơ đó và bảo rằng đó là trời đất phù hộ người Âu Lạc. Đêm hôm sau nhà vua cùng quân lính đi đắp thành ốc thì thấy các làm tiên đã làm việc rồi, thành cứ cao dần lên, thành ốc sắp xong rồi, gần giống với cái thành đã thấy trong giấc mơ chiêm bao đó, nhà vua vô cùng vui sướng. Ở trên gò Ông Cô có một con Kê tinh luôn giả làm người đi ăn cắp, trêu ghẹo đàn bà Ai nấy nhìn thấy đều sinh bệnh tật Khi con kê tinh đang nằm thì thấy các nàng tiên đang tải đất đắp thành ốc cho An Dương Vương thì nó đã gáy để cho các nàng tiên quay về không đắp đất nữa Rồi trời chuyển động như sắp có bão, sấm chớp đùng đùng làm cho thành đổ xuống Vua nặng trĩu nên suốt đêm không ngủ được Suy Nghĩ vì tiếng gà gáy nên các nàng tiên quay về vì thế thành không được xây xong mà khi đó quân Triệu Đà chỉ cách bốn mươi nhăm dặn nữa Vua ra lệnh cho giết hết gà không sót một con

Nhưng hôm sau khi các nàng tiên tải đất thì Kê tinh lại gáy thúc giục, thành lại đổ ầm ầm Cứ ba đêm như vậy, cứ xây gần xong thì lại đổ, còn có tiếng cười khanh khách, vừa liền nghĩ đó là yêu quái Mà quân Triệu Đà chỉ còn cách hai mươi nhăm dặm.

Vua đã cầu xin thần Kim Quy giúp đỡ, nhà vua cùng Kim Quy đi tiêu diệt con yêu quái đó Sau khi giết được yêu quái, thần Kim Quy tặng cho An Dương Vương cái móng nhọn ở chân để làm lẫy nỏ

Sau khi về thì liền tiếp tục việc đắp thành và may mắn việc đắp thành đá thuận lợi vì không còn có Kê tinh quấy phá Nhà vua cùng các tướng sĩ reo to vui sướng.Thành cao chót vót vòng vào trong, vòng ngoài sừng sững giống y hệt cái thành đã thấy trong giấc mơ Nhân dân reo hò, nhảy nhót, tiếng gà gáy đó đây cùng nhau khởi xướng để chào mừng thành ốc của An Dương Vương.

Tác phẩm ra đời năm 1960 Đây là khoảng thời gian mà nước ta đang gồng mình kháng chiến chống lại giặc Mỹ Truyện “An Dương Vương xây thành ốc” là một trong ba tác phẩm cuối cùng của ngòi bút Nguyễn Huy Tưởng.

2.3.2 Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “An Dương Vương xây thành Ốc”

Tác phẩm An Dương Vương xây thành ốc đã giải thích nguyên nhân xây dựng lên thành ốc Dù gặp phải bao khó khăn khi Kê tinh phá hoại, nhưng với ý chí quyết tâm, tấm lòng vì nước vì dân của nhà vua, cuối cùng Loa thành cũng dần dần xuất hiện với cảnh rực rỡ huy hoàng, khẳng định sức mạnh và truyền thống đoàn kết, nhân văn của nhân dân Âu Lạc.

Bằng ngòi bút sáng tạo, Nguyễn Huy Tưởng đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa cốt lõi lịch sử với các chi tiết hư cấu Sử dụng những kết cấu chặt chẽ, xây dựng chi tiết hàm đọng, cô đúc, nhiều ý nghĩa cùng với những chi tiết tưởng tượng, hư cấu có giá trị nghệ thuật cao.

Với các sáng tác về đề tài truyện lịch sử, Nguyễn Huy Tưởng đã thấy khả năng xây dựng nhân vật trong các mảng truyện thiếu nhi như các nhân vật anh hùng Ở mỗi tuyến nhân vật cho ta thấy được nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện của nhà văn, qua đó làm nổi bật những giá trị và những tình cảm của tác giả gửi tới cho lứa tuổi thiếu nhi yêu quý Cùng với nghệ thuật xây dựng nhân vật nhà văn đã khắc họa thành công nhân vật rõ nét qua hành động xung đột, ngoại hình và đặc biệt là mô tả và phân tích tâm lý nhân vật để từ đó thể hiện tư tưởng, tình cảm, chủ đề tác phẩm khẳng định được sắc màu riêng, cách miêu tả, phản ánh độc đáo trong từng câu chuyện Cùng với đó thì sự thể hiện tài năng sáng tạo của nhà văn trong quá trình phản ánh hiện thực khách quan, phân tích diễn biến tâm lí nhân vật, tạo sức hấp dẫn cho tác phẩm, đồng thời gợi lên trong tâm trí người đọc niềm tin tưởng, hy vọng vào sức mạnh và sự đoàn kết của con người sẽ làm nên chiến thắng.

GIÁ TRỊ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC QUA TRUYỆN LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC TRUYỆN LỊCH SỬ Ở TIỂU HỌC

Tầm quan trọng của những bài học giáo dục cho học sinh Tiểu học

Trong quá trình học môn Tiếng việt, muốn phát triển năng lực đọc hiểu các văn bản hay đoạn trích, trước hết người giáo viên phải dạy cho học sinh kỹ năng đọc tròn vành rõ tiếng các âm, đọc đúng tốc độ và biết ngắt nghỉ đúng chỗ để có thể tiếp thu được nội dung của văn bản Đối lớp 4, 5 có thể dạy cho các em cách đọc diễn cảm ở những đoạn giàu cảm xúc Như vậy, nhiệm vụ chủ yếu của việc đọc trong dạy Tập đọc ở lớp trên không còn là đọc to, rõ ràng, lưu loát mà dần dần tới đọc để hiểu được nội dung trong đoạn văn, đoạn thơ

Chức năng giáo dục là chức năng quan trọng nhất và không thể thiếu của văn học Chức năng giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ trong văn học thiếu nhi Ở lứa tuổi các em, tư duy còn đang hình thành, sự cảm nhận và thích ứng với thế giới bên ngoài của các em chủ yếu được thể hiện bằng cảm xúc, tưởng tượng nên thông qua văn học sẽ giúp trẻ khám phá ra những nét đẹp của con người và thiên nhiên Cảm nhận cuộc sống, thu thập kiến thức qua văn học chính là con đường tích cực nhất để giúp trẻ em có sự phát triển toàn diện về nhân cách.

Trong sự phát triển chung của đất nước theo hướng tiến tới xu hướng hội nhập với các nước phát triển trên thế giới, sự phát triển của trẻ em ngày càng được quan tâm và đặt lên hàng đầu Tuy nhiên hiện nay, các tác phẩm văn học thiếu nhi trong nước mới xuất bản không nhiều và hầu như không có sản phẩm chất lượng, kém hấp dẫn; trong khi văn học thiếu nhi của nước ngoài lại tràn ngập với đủ thể loại, màu sắc như Doraemon, Conan, Shin cậu bé bút chì,…

Văn học thiếu nhi là phương tiện tốt nhất giúp các em tiếp thu dần những tri thức cần thiết trong đời sống Ngoài ra văn học còn là món ăn tinh thần bổ ích nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển toàn diện về nhân cách cho các em Chính vì vậy, sự thiếu hụt mảng sách thiếu nhi là vấn đề cần được quan tâm Tuy nhiên, cũng phải nói viết sách cho thiếu nhi không đơn giản bởi tâm hồn trẻ thơ rất trong sáng, nên phải viết làm sao để trẻ thấy nhân vật trong tác phẩm thật gần gũi với suy nghĩ, cảm xúc và cuộc sống của mình Nếu người sáng tác truyện không nắm bắt được nhu cầu tâm lý của thiếu nhi, lối viết không mới, kém hấp dẫn sẽ dễ gây ra sự nhàm chán cho trẻ.

Muốn góp phần đưa văn học thiếu nhi phát triển, việc xây dựng một đội ngũ các cây viết trẻ biết phát huy tối đa trí tưởng tượng, am hiểu đời sống, tâm tư, tình cảm của trẻ là điều cần thiết Một phần cũng là do tác động của xã hội hiện đại, tâm lý trẻ ngày nay ít nhiều cũng đã thay đổi và nhu cầu đọc cũng không giống với trước đây Vì vậy, các nhà văn, nhà thơ cần tìm cách viết phù hợp với thế hệ mới nhưng không làm mất đi tính nhân văn truyền thống, bản sắc văn hóa Bên cạnh đó thì gia đình kết hợp với nhà trường cũng cần quan tâm khơi dậy lên văn hóa đọc để các em có thể say mê những trang sách hơn là đam mê những trò chơi trên máy tính, điện thoại Đã đến lúc cần quan tâm đến trẻ em đang học tập cái gì, tiếp cận với những gì để có giải pháp phù hợp cho thế hệ trẻ được tiếp cận với những cuốn sách hay những câu chuyện nhân văn cho tâm hồn trẻ thơ thêm sinh động Chính những điều này sẽ góp phần định hướng nhân cách và phát triển trí tuệ, tâm hồn cho các em.

Giá trị giáo dục

3.2.1 Bồi dưỡng tri thức lịch sử

Việc đưa truyện lịch sử vào giảng dạy cho học sinh tiểu học có vai trò đặc biệt to lớn vì truyện lịch sử sẽ giúp cho các em hiểu biết hơn về lịch sử của dân tộc. Ngoài ra còn giúp các em học sinh nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại Hiểu biết về cội nguồn và bản sắc là cơ sở để học sinh hiểu về chính mình và thế giới Là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử cùng với văn hóa cộng đồng và chung sống trong một thế giới đa dạng.

3.2.2 Giáo dục nhân cách trẻ em

Chúng ta quên mất rằng, một đứa trẻ ngoan ngoãn, chăm chỉ, hiền lành không phải sinh ra đã được như vậy mà nhờ được người lớn chăm sóc giáo dục Bác Hồ cũng đã từng viết “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn/ Phần nhiều do giáo dục mà nên” (Nửa đêm - Nhật ký trong tù) Một đứa trẻ lớn lên được hình thành một tính cách tốt hay xấu trước hết nó đều phụ thuộc vào sự giáo dục của gia đình, nhà trường mà các em học và môi trường xã hội, các hoạt động xã hội mà các em tham gia. Đọc truyện lịch sử rất hữu ích, vì vậy hãy hướng trẻ tìm đến đọc Qua các mẩu chuyện lịch sử về danh nhân, người anh hùng hay về các sự kiện oai hùng của dân tộc diễn ra trong quá khứ, dưới sự phân tích nhẹ nhàng của cha mẹ hay thầy cô, các em sẽ phần nào hiểu và thấy được sự đánh đổi lớn như thế nào của quá khứ cho hiện tại hôm nay, điều đó dạy trẻ cần phải tỏ rõ thái độ biết ơn với cuộc sống này.

3.2.3 Giáo dục và bồi dưỡng về tình yêu quê hương, đất nước

Ai sinh ra cũng đã có trong tiềm thức một tình yêu chân thành đối với đất nước Tình yêu quê hương đất nước còn là tình cảm chân thành, gắn bó sâu sắc đối với những con người và sự vật nơi ta được sinh ra và lớn lên Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, rất cao quý của mỗi người dành cho đất nước của mình.

Những gì xảy ra trong quá khứ, là chiều dài của các thế hệ đi trước, là những đóng góp lớn lao của cha ông, tất cả những cái đó gọi là lịch sử Tình yêu quê hương, đất nước cũng bắt nguồn từ tình yêu đối với những thứ nhỏ nhất mà bình dị nhất, có thể là những câu ca dao, những câu chuyện cổ tích hay tình yêu đối với một cuốn sách lịch sử ghi chép lại cả một thời kỳ dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Qua những câu chuyện lịch sử ấy, giúp trẻ thêm tự hào về truyền thống của dân tộc, bồi dưỡng cho trẻ tình yêu quê hương, đất nước ngay khi còn nhỏ.

3.3 Các biện pháp tổ chức giảng dạy để phát huy những bài học giáo dục trong truyện lịch sử cho học sinh tiểu học

3.3.1 Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

Trong quá trình dạy các tác phẩm văn học, người giáo viên cần đảm bảo các nguyên tắc của quá trình dạy học.

Nguyên tắc thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục đòi hỏi quá trình dạy học trên cơ sở giúp học sinh nắm vững hệ thống tri thức khoa học, tạo lập phương pháp nhận thức, thói quen suy nghĩ và làm việc khoa học cần hình thành được ở học sinh cơ sở của thế giới quan, nhân sinh quan khoa học và phẩm chất của người công dân hay người lao động theo mục tiêu giáo dục Để thực hiện nguyên tắc này người dạy cần đảm bảo những yêu cầu sau: Nội dung dạy học phải đảm bảo tính khoa học, cơ bản, phù hợp với đặc điểm nhận thức và có ý nghĩa giáo dục cho học sinh Phương pháp sử dụng đảm bảo phù hợp với môn Tiếng Việt, logic tâm lý học nhận thức của học sinh và điều kiện dạy học, đảm bảo tính công nghệ giúp cho các em học sinh nắm vững nội dung học tập trọng tâm Tăng cường sử dụng phương tiện trực quan và công nghệ hiện đại kết hợp các hình thức học nhóm, ngoại khóa,

…để thúc đẩy hiệu quả dạy học cho các em.

Hình thành cho học sinh ý thức trách nhiệm và hứng thú với việc học tập môn Tiếng Việt, bồi dưỡng tình cảm và động lực tích cực; ý thức và thực hiện tốt nề nếp, nội quy của lớp học, của nhà trường Bồi dưỡng cho học sinh ý thức và năng lực phân tích, phê phán, đánh giá đúng đắn nội dung dạy học Tiếng Việt và các hiện tượng xung quanh cuộc sống hàng ngày Quan tâm học sinh, rèn luyện cho các em những phẩm chất cần thiết trong mối quan hệ với xã hội Giúp cho học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về đất nước và con người Việt Nam Từ đó có thái độ, tình cảm tích cực đối với con người, quê hương, đất nước Liên kết tính khoa học và tính giáo dục: thống nhất vai trò nhà giáo dục và người dạy, thực hiện đồng bộ các chức năng giáo dục và phát triển trong dạy học.

Nguyên tắc thống nhất giữa vai trò chủ đạo của giáo viên và vai trò tích cực, chủ động của học sinh đòi hỏi giáo viên phải luôn giữ vai trò chủ đạo (tổ chức, điều khiển quá trình dạy học) và học sinh phải luôn tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo trong quá trình nhận thức dưới sự hướng dẫn, điều khiển của giáo viên Để thực hiện nguyên tắc này, chúng ta cần đảm bảo những yêu cầu sau: Đánh giá đúng vị trí cùng với vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học; đánh giá những ưu điểm và hạn chế của học sinh để từ đó có những biện pháp giúp đỡ phù hợp; mọi hoạt động dạy học đều hướng vào học sinh nhằm mục tiêu phát huy tới mức cao nhất tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của học sinh; giúp cho các em học sinh nhận thức đầy đủ, sâu sắc mục đích và nhiệm vụ học tập, nhận thức rõ vai trò của tự học đối với sự phát triển nhận thức và nhân cách; cần phát huy vai trò tự học cho học sinh.

3.3.2 Các biện pháp tổ chức giảng dạy

3.3.2.1 Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động đọc để phát triển năng lực đọc hiểu qua tác phẩm (đoạn trích) được học Đối với các em HS tiểu học, để phát triển năng lực đọc hiểu, trước hết phải dạy học sinh kỹ năng đọc thành tiếng với các yêu cầu trọng tâm đó là đọc tròn vành rõ tiếng các âm tiếng Việt, đọc đúng tốc độ để có thể lĩnh hội được nội dung văn bản và biết ngắt nghỉ đúng chỗ.

Giáo viên nên thiết kế các giờ Tập đọc theo các hoạt động đọc có mục đích

Tạo sự hứng thú đọc cho học sinh

Trước hết, giáo viên nên tạo hứng thú đọc bài cho học sinh Các em lứa tuổi tiểu học thường thấy sợ hãi, lo lắng, né tránh những tiết học Tập đọc trong bộ môn Tiếng Việt vì những văn bản nhiều chữ, chưa gợi được sự hứng thú của các em. Người giáo viên để gây sự chú ý, quan tâm của học sinh cần có giới thiệu bài hấp dẫn Cách giới thiệu bài hấp dẫn sẽ giúp học sinh có nhiều sự hứng thú, hăng hái hơn trong giờ tập đọc vì các em rất tò mò, ham tìm hiểu Có thể giới thiệu bài bằng lời nói một cách hấp dẫn kết hợp sự hỗ trợ của đồ dùng trực quan như tranh ảnh, video ngắn, máy chiếu,… Đọc khởi động: mục đích của hoạt động này là giúp các em học sinh tiếp cận văn bản ban đầu qua giọng đọc của giáo viên Bằng giọng đọc truyền cảm của giáo viên sẽ truyền được cảm hứng cho học sinh.

HS tham gia đọc diễn cảm hoặc phân vai kể chuyện: Đây là hoạt động giúp cho học sinh không chỉ là để nắm bắt nội dung mà còn là nhập thân vào nhân vật, thả hồn vào tác phẩm để cùng buồn - vui, xúc động với những gì mà có trong tác phẩm. Khi đọc diễn cảm thì học sinh cần phải đọc rõ tiếng, rõ lời, đúng âm, đúng dấu thanh Ngắt giọng đúng chỗ; người đọc sẽ ngừng, nghỉ giọng căn cứ vào dấu câu hoặc dựa vào ý nghĩa của câu, của đoạn văn Ngoài ra có một số câu văn, nếu chỉ ngắt giọng theo dấu hiệu của dấu câu thì hiệu quả của giọng đọc sẽ không trọn vẹn. Ở những trường hợp này, người đọc cần dựa vào ý nghĩa câu để quyết định việc ngắt giọng sao cho phù hợp với nội dung văn bản Đối với phân vai kể chuyện thì giống với cách đọc diễn cảm, thêm vào đó HS cần phải thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung truyền tải được cảm xúc của tác giả đến với người nghe Với những câu dài, cần hướng dẫn cách ngắt hơi thật chính xác để thể hiện dụng ý của người viết.

3.3.2.2 Biện pháp 2: Xây dựng, trang trí góc đọc sách cho học sinh để kích thích niềm đam mê

Cho trẻ làm quen với việc đọc sách sẽ đem lại những lợi ích vô cùng quý giá và thông qua đọc sách sẽ giúp các con lĩnh hội được nhiều kiến thức Mang đến tình yêu ham đọc sách cho trẻ bằng cách kể chuyện cho trẻ nghe ngay từ khi còn bé, để trẻ trở nên thông minh hơn Chính việc đọc sách sẽ giúp trẻ phát triển não bộ và hình thành “ngôn ngữ” một cách hiệu quả nhất, việc đọc sách giúp trẻ có rất nhiều bài học bổ ích để có thể trở thành những học sinh ngoan.

Trang trí sắp xếp góc thư viện cũng góp phần quan trọng trong việc thu hút và tạo hứng thú cho trẻ đọc sách, nên giáo viên luôn chủ động sáng tạo trong việc cùng với trẻ trang trí góc thư viện cho lớp học của mình được phong phú phù hợp với độ tuổi, chủ đề hoạt động như ngày lễ hay chủ đề về các vị anh hùng dân tộc Các sách và tranh truyện cần phải lựa chọn nội dung sao cho phù hợp hình ảnh gần gũi với trẻ, sắp xếp hợp lí, trẻ thuận tiện khi lấy và cất Góc thư viện thoáng mát, yên tĩnh, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ để thu hút trẻ thích được tương tác với sách.

Giới thiệu cho học sinh đọc thêm một số tác phẩm khác của các tác giả đó hoặc những tác phẩm khác có cùng ý nghĩa với văn bản được học Ngoài ra để tạo hứng thú cho học sinh, với những giờ sinh hoạt lớp, giáo viên có thể tổ chức kể chuyện, chia sẻ sách hay để các em được tìm hiểu các tác phẩm văn học

Giáo viên có thể tổ chức cho trẻ các hoạt động như đọc sách truyện theo nhóm, thi kể chuyện dưới sự hướng dẫn của cô giáo; khuyến khích trẻ sáng tạo theo tranh,

Làm quen với sách trong giờ chơi ở các góc, chơi ngoài trời, giờ ra về Tự lấy sách, ngồi ngay tại những chiếc bàn nhỏ hoặc có thể theo nhóm, để trẻ nằm, ngồi quây quần nghe cô đọc truyện và xem tranh chuyện để trẻ vừa thư giãn tinh thần vừa để cơ thể nghỉ ngơi Đọc sách không chỉ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mà còn hình thành các kĩ năng như: Cầm sách, giở sách, hướng đọc viết từ trái sang phải từ trên xuống dưới, hướng viết các nét chữ, đọc ngắt nghỉ sau các dấu là tiền đề cho viêc học sau này.

Thiết kế bài giảng minh họa

[ CITATION Pha66 \l 1033 ] Phan Cư Đệ, Hà Minh Đức (1966), Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960), Nxb Văn học, Hà Nội.

[ CITATION LêB06 \l 1033 ] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi

(2006), Từ điển Thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục.

[ CITATION ĐỗĐ84 \l 1033 ] Đỗ Đức Hiểu (1984), Từ điển văn học (tập 2), Nxb KHXH.

[ CITATION Trầ97 \l 1033 ] Trần Nghĩa (1997), Tổng tập Tiểu thuyết chữ Hán

Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội.

[ CITATION Vân02 \l 1033 ] Vân Thanh, Nguyên An (2002), Bách khoa toàn thư văn học thiếu nhi Việt Nam (tập 1), Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.

[CITATION Ngu11 \l 1033 ] Nguyễn Huy Thắng tuyển chọn và giới thiệu (2011),

Nguyễn Huy Tưởng một nhà văn Hà Nội, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

[ CITATION Bíc97 \l 1033 ] Bích Thu, Tôn Thảo Miên tuyển chọn và giới thiệu

(1997), Nguyễn Huy Tưởng về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.[ CITATION Ngu06 \l 1033 ] Nguyễn Huy Tưởng (2006), Nhật ký (3 tập), Nxb Thanh niên, Hà Nội.

Ngày đăng: 15/02/2024, 15:03

w