1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lịch sử nhà nước và pháp luật nhật bản giai Đoạn sau chiến tranh thế giới thứ hai Đến hiện nay bài học kinh nghiệm rút ra Đối với thực tiễn việt nam hiện nay

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,94 MB

Nội dung

Tuy nhiên đó chỉ là những khó khăn lúc đầu, Nhật Bản đã tiến hành thực hiện hàng loạt những cải cách lớn trong đó có việc thay đổi một cách đồng bộ và toàn diện hệ thống pháp luật, công

Trang 1

HỌC VIỆN CÁN BỘ TP HỒ CHÍ MINH KHOA: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: LỊCH SỬ VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP

LUẬT

ĐỀ TÀI:

LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN HIỆN NAY BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA ĐỐI VỚI THỰC TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn:TS BÙI NGỌC HIỀN Sinh viên: Võ Thanh Liêm

MSSV: 212030072 Lớp: K06203B Luật

TP HỒ CHÍ MINH, 2022

Trang 2

Lời mở đầu Nhật Bản là một quốc gia có bề dày lịch sử Nhật Bản với những thay đổi sau chiến tranh thế giới lần 2 đã góp phần là nên thương hiệu của Nhật Bản như ngày hôm nay Sau khi chịu thất bại nặng nề trong cuộc chiến đã dẫn đến đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng cùng với đó là sự quản lí, chiếm đóng của Mỹ đã tạo nên cho Nhật Bản có những khó khăn và thuận lợi Thực tế trong khoảng những năm đầu sau sau chiến tranh, sản lượng công nghiệp của Nhật Bản chỉ bằng 1/4 so với những lúc trước đó và phải nhận viện trực tiếp từ Mỹ để khôi phục nền kinh tế Tuy nhiên đó chỉ là những khó khăn lúc đầu, Nhật Bản đã tiến hành thực hiện hàng loạt những cải cách lớn trong đó có việc thay đổi một cách đồng bộ và toàn diện hệ thống pháp luật, công bố bản hiến pháp 1947 đã tạo động lực to lớn cho sự phát triển, cùng với đó là sự thay đổi về cơ cấu bộ máy nhà nước

đã làm cho Nhật Bản trở thành một trong những nơi có điều kiện đầy đủ thu hút đầu tư nước ngoài, hệ tư tưởng tiếp cận với văn hóa phương Tây, có sự chọn lọc hòa hợp với văn hóa phương Đông cũng từ đó mà được hình thành làm cho Nhật Bản không những giữ được văn hóa của mình mà còn phát huy những điều đó lên tầm cao mới Sau này, Nhật Bản đã dành được những thành tựu to lớn về chính trị, kinh tế, tất cả những điều này đều xuất phát từ những cải cách đột pháp từ hệ thống pháp luật tiến bộ và sự phát triển song hành hoàn thiện cơ cấu bộ máy nhà nước đã làm nên Nhật Bản như ngày hôm nay

1 Lý do chọn đề tài:

Trong suốt khoảng thời gian từ sau thế chiến thứ hai đến nay, Nhật Bản là một cường quốc thực sự được hình thành nên từ chiến tranh Từ khi bắt đầu với mức độ tàn phá nghiêm trọng mà chiến tranh mang lại thì Nhật Bản đã có một khoảng thời gian quật khởi đất nước vô cùng thành công Với đề tài nghiên cứu về lịch sử nhà nước và pháp luật Nhật Bản này dưới góc độ lí luận có thể giúp cho ta thấy được những cải cách pháp luật và quá trình hoàn thiện cơ cấu bộ máy nhà nước của Nhật Bản vô cùng đáng kinh ngạc Với những kinh nghiệm cũng như từ

Trang 3

những bài học mà Việt Nam chúng ta có thể học được từ Nhật Bản rất nhiều, từ đó Việt Nam có thể vận dụng thực tiễn vào tình hình đất nước hiện nay để hoàn thiện hơn về hệ thống pháp luật và cơ cấu bộ máy một cách hiệu quả hơn, từ đó xây dựng thành công nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam Với quá trình hình thành và phát triển đặc biệt như thế của Nhật Bản đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của những nhà nghiên cứu và từ những nghiên cứu này Việt Nam có thể có những cách nhìn nhận trực quan hơn, nhiều phía hơn từ những góc độ khác nhau, từ đó có thể đưa ra những nhận định chính xác về những điều mà đất nước cần thực hiện Trong nghiên cứu về vấn đề này có đề tài nghiên cứu về “Những ảnh hưởng của phương Tây đến pháp luật của Nhật Bản trong lịch sử và những giá trị tham khảo đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay” của tác giả Hoàng Văn Đoàn và Mai Văn Thắng đã tương đối chỉ ra được nhiều vấn đề liên quan đến tốc độ tăng trưởng thần

kì của Nhật Bản là một phần nhờ vào cách thức tiếp cận và biện pháp thực hiện cải cách pháp luật và bộ máy nhà nước, những điều này có sự kế thừa và phát huy những điểm tiến bộ của phương Tây, đồng thời đề tài còn chỉ ra những điểm tiến bộ trong luật pháp của một số nước tiên tiến đã được Nhật Bản vận dụng thành công Cuối cùng tôi chọn đề tài này là vì hiện nay Việt Nam đang trong thời đại phát triển rất nhanh muốn theo kịp làn sóng này chúng ta cần phải trang bị không chỉ những kiến thức của chúng ta tích lũy mà còn có sự nhìn nhận một cách tổng quan về quá trình phát triển của Nhật Bản giai đoạn sau chiến tranh thế giới 2, điều gì đã làm nên những thành tựu đó của Nhật Bản và Nhật Bản trong thời kì cải cách hệ thống pháp luật và cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước của mình đã gặp phải những vấn đề nào và chỉ ra những điểm tương đồng giữa hai đất nước Sau cùng, đề tài tôi chọn

sẽ đưa ra một vài các biện pháp giúp cho Việt Nam có thể tiếp thu và nhìn nhận một cách trực quan hơn về Nhật Bản để thành công trên con đường xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

2.1 Mục đích nghiên cứu:

Trang 4

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này nhằm giúp cho chúng ta hiểu hơn về lịch sử nhà nước và pháp luật Nhật Bản giai đoạn thế chiến 2, từ đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm đáng quý có thể áp dụng thực tiễn vào Việt Nam 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu và tìm hiểu về lịch sử nhà nước và pháp luật Nhật Bản giai đoạn sau thế chiến 2

Nhận thức và rút ra bài học trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Lịch sử nhà nước và pháp luật Nhật Bản sau thế chiến 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Quá trình hình thành và phát triển của lịch sử nhà nước và pháp luật Nhật Bản giai đoạn sau thế chiến 2, đồng thời nghiên cứu những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể rút ra và vận dụng một cách thành công vào công cuộc xây dựng đất nước

4 Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp nghiên cứu lý thuyết nhằm thu thập tài liệu, thông tin nghiên cứu liên quan đến lịch sử nhà nước

và pháp luật Việt Nam

Chương 1: Nhà nước và lịch sử của Nhật Bản sau thế chiến 2 đến nay 1.1 Nhà nước:

1.1.1 Sự ra đời:

Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những nước tham chiến là Nhật Bản đã làm phát sinh những cuộc chiến “mở màn” cho khoảng thời gian đen tối tại mặt trận Châu Á- Thái Bình Dương, cùng với sự lớn mạnh không ngừng của Đức, Ý, thì Nhật Bản là một trong những trụ cột cực kì quan trọng của chủ nghĩa phát xít trong quá trình phân chia lại trật tự thế giới mới, một trật tự có lợi cho chủ

Trang 5

nghĩa phát xít Tuy nhiên, cuộc tham chiến của Liên Xô đã làm thay đổi cục diện của cuộc chiến làm dẫn đến sự thất bại của Nhật Bản tại nhiều mặt trận nói riêng và phe phát xít nói chung Vì thế, Nhật Bản đã thua cuộc và đồng thời cũng gánh chịu những thiệt hại nặng nề do cuộc chiến mang lại Sau cuộc chiến, Nhật Bản với tư cách là nước bại trận đã phải chịu sự chiếm đóng của quân đồng minh, cụ thể là nước Mỹ, đồng thời cũng bị mất hết những thuộc địa và nền kinh tế thì bị tàn phá rất nặng nề, xuất hiện cùng một lúc nhiều khó khăn bao trùm đất nước như thất nghiệp, thiếu thốn lương thực-thực phẩm,hàng tiêu dùng, y tế, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, tỷ lệ lạm phát rất cao Mặc dù, Nhật Bản chịu nhiều sự khó khăn như vậy nhưng chịu dưới chế đôh quản lí của Mỹ đã hình thành nên một loạt các cải cách về chính sách dân chủ như ban hành hiến pháp mới, thực hiện những cải cách về ruộng đất, xóa bỏ chế độ quân phiệt, trừng phạt những tội phạm chiến tranh, tiến hành giải giáp những lực lượng vũ trang, ban hành các quyền tự do dân chủ mới Những điều kiện, chính sách mới do Mỹ ban hành đã góp phần thúc đẩy sự phát triển cho Nhật Bản, đồng thời dẫn đến sự ra đời của nhà nước mới

1.2 Những nội dung cơ bản về tổ chức và hoạt động của Nhà nước Nhật Bản:

1.2.1 Tổ chức bộ máy nhà nước:

1.2.1.1 Khái quát về bộ máy nhà nước tại Nhật Bản:

Bộ máy nhà nước Nhật Bản được xây dựng và hình thành dựa trên hệ thống chính trị được đình hịnh dựa trên cấu trúc được xây dựng sau thế chiến thứ hai Dưới sự vận hành và quản lí của Mỹ trong những năm đầu sau cuộc chiến thì toạn

bộ tổ chức bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị ở Nhật Bản được hình thành và tiến hành cơ cấu, sắp xếp lại và đồng thời cũng được chuyển đổi một cách triệt để

từ mô hình nhà nước quân phiệt sang mô hình chính quyền dân chủ Những thay đổi của Nhật Bản được thể hiện một cách rõ rệt thông qua bản hiến pháp của nước này có hiệu lực năm 1947, bản hiến pháp này chính là văn bản được soạn thảo theo

sự chỉ đạo và kiểm soát của Mỹ nhằm mục đích ngăn chặn sự khôi phục của hệ

Trang 6

thống nhà nước quân phiệt, từ đó từ bỏ quyền tiến hành chiến tranh và cấm sự duy trì của các lực lượng vũ trang Nhật Nhật Bản cũng có sự kế thừa xây dựng và phát triển của các nước phương Tây với mô hình chính trị đa đảng Quyền lực nhà nước cũng được thể hiện thông qua 3 mảng lần lượt là: lập pháp, hành chính và tư pháp, tất cả những quyền này hoàn toàn độc lập với nhau Đặc biệt, ở Nhật Bản vẫn còn tồn tại chế độ phong kiến nhưng chỉ mang tính chất tượng trưng với sự tồn tại của Thiên hoàng và Thiên hoàng sẽ không can thiệp vào công việc của đất nước, Thiên hoàng tồn tại dựa trên cơ sở sự thống nhất của toàn dân

1.2.1.2 Tổ chức chính quyền trung ương

Cơ quan lập pháp của nước này là Quốc hội, trong đó bao gồm Thượng viện

và Hạ viện:

Hạ viện Nhật Bản có nhiệm kì là 4 năm, các ứng cử viên được tham gia vào

vị trí Hạ viện phải ít nhất 25 tuổi Đồng thời các cử tri cũng phải từ 20 tuỏi trở lên, tuy nhiên kể từ năm 2016 thì độ tuổi này đã được giảm xuống còn 18 tuổi

Thượng viện Nhật Bản có nhiệm kì là sáu năm, nhưng cứ 3 năm lại có một nửa số thành viên của Thượng viện phải được bầu lại nhằm duy trì sự liên tục Các ứng cử viên được ứng cử vào thượng viện có độ tuổi ít nhất là 30 tuổi

Quốc hội Nhật Bản là “ cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” và “cơ quan làm luật duy nhất của nhà nước”, tuy nhiên thực tế quốc hội Nhật Bản có rất ít quyền hành thực sự Quốc hội của Nhật Bản tiến hành các hoạt động làm luật và quyết định dự toán ngân sách nhà nước do chính phủ trình và phê chuẩn các điều ước Quốc hội là cơ quan quyết định việc việc sửa đổi hiến pháp và bắt buộc phải tiến hành hoạt động trưng cầu ý dân về dự thảo sửa đổi hiến pháp Đồng thời, để thực hiện đầy đủ chức năng của một cơ quan quyền lực nhất của nhà nước thì quốc hội tiến hành các hoạt động giám sát chính phù, tăng cường tính dân chủ và thúc đẩy tính công bằng trong bộ máy nhà nước Quốc hội Nhật Bản là cơ quan của nhân dân, đại diện cho toàn thể nhân dân Nhật Bản Quốc hội Nhật Bản có quyền bầu Thủ tướng Chúng nghị viện gọi chung của Hạ viện và Thượng viên có quyền

Trang 7

bỏ phiếu tín nhiệm đối với chính phủ theo đề nghị của năm mươi nghị viên Nghị viên Quốc hội có quyền chất vấn Thủ tướng và các thành viên Nội các Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội Quốc hội có quyền cách chức thẩm phán vi phạm pháp luật hay vi phạm về phẩm chất, đạo đức

Ngoài ra, trong bộ máy nhà nước Nhật Bản còn tồn tại một cơ quan, cơ quan này là một nhánh hành pháp của nhà nước đó là Nội các Người đứng đầu của Nội các là Thủ tướng Theo hiến pháp của nước này thì phần lớn các thành viên Nội các phải là đại biểu của một trong hai viện Thượng viện và Hạ viện

1.2.1.3 Tổ chức chính quyền địa phương

Kể từ sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản đã có những

sự thay đổi cả về nền kinh tế lẫn chính trị Nhật Bản với sự cơ cấu, tổ chức lại theo một cách hoàn toàn mới, mang lại rất nhiều những hiệu quả cho sự thức đẩy phát triển đất nước trong đó có hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương Nhật Bản đã chịu sự ảnh hưởng và chi phối sâu sắc đến từ Mỹ cho nên hệ thống tổ chức chính quyền địa phương cũng không ngoại lệ Hệ thống chính quyền địa phương của Nhật Bản có sự kế thừa và phát triển từ tinh thần theo kiểu Mỹ, cụ thể hơn là chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ hình thức tinh thần này Hạt là địa phương cấp cơ sở tại Nhật Bản Ở hình thức tổ chức chính quyền địa phương tại Nhật Bản thì hội đồng địa phương đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc quản lí cũng như những hoạt động thúc tiến sự phát triển toàn diện, lâu dài tại địa phương Hội đồng địa phương này do nhân dân tại địa phương bầu ra và có nhiệm kì là 4 năm Hội đồng địa phương có quyền biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền cho phép Ngoài ra, cơ quan hành chính địa phương là cơ quan được thành lập nhằm chấp hành thực hiện những chính sách được Hội đồng địa phương thông qua Cơ quan hành pháp tại địa phương bao gồm: Tỉnh trưởng, Thị trưởng và các ban có vai trò hành pháp Mặt khác, điểm đáng chú ý cho hoạt động hành pháp tại địa phương theo mô hình tổng thống chế trong đó thực hiện nguyên tắc phân lập và kiềm chế lẫn nhau giữa các cơ quan bao gồm cả: Tỉnh trường, Thị trưởng và các ban hành

Trang 8

pháp nhằm thực hiện việc tránh sự tập trung quá nhiều quyền lực vào tay một cá nhân hay một tổ chức với mục đích là thực hiện tính dân chủ ở mức độ cao nhất Nhật Bản còn thành lập chính quyền địa phương mang tính trung gian với chức năng là tiếp nhận và tiến hành trao đổi, thực hiện, chuyển giao đối với các chính quyền địa phương đó là tỉnh Tỉnh sẽ chịu trách nhiệm giải quyết những vấn đề vượt ra khỏi phạm vi quản lí cũng như thực hiện của hạt như cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường, Nhật Bản có khoảng 3000 hạt tính đến năm 1970 và tồn tại 47 tỉnh 1.2.1.4 Mối liên hệ giữa chính quyền địa phương và chính quyền trung ương:

Chính quyền địa phương và chính quyền trung ương tuy có sự phân cấp, phân quyền nhưng tổng thế vẫn là sự thống nhất rất chặc chẽ, cụ thể là chính quyền địa phương và chính quyền trung ương phụ thuộc lẫn nhau để cũng vận hành bộ máy nhà nước một cách có hiệu quả cao nhất Theo luật phân quyền có sửa đổi được ban hành vào tháng 4/2000 cho thấy quyền kiển tra, giám sát của chính phủ trung ương đối với chính quyền cơ sở là theo hướng hạn chế tối thiểu sự can thiệp

và phải theo đúng quy định, đồng thời phải tôn trọng quyền tự trị và độc lập của chính quyền địa phương, qua đó có thể thấy được sự bình đẳng, công bằng, độc lập, tôn trọng giữa trung ương và địa phương, điều này thể hiện sự thống nhất, đoàn kết không có sự phân biệt giữa trung ương và địa phương Mặt khác, sự bình đẳng, độc lập giữa trung ương và địa phương làm thúc đẩy những thế mạnh riêng và những

ưu điểm riêng của từng địa phương, xóa bỏ đi sự khuôn khổ trong việc thực hiển những bước đột phá giữa những địa phương hay giữa trung ương và địa phương Tuy nhiên, vẫn đảm bảo sự chỉ đạo từ trung ướng đến địa phương một cách nhanh chóng và liền mạch, phù hợp với điều kiện thực tế

Nhận xét:

Sau thế chiến thứ hai, Nhật Bản từ một nước lúc đầu là chịu sự tàn phá của chiến tranh nhưng sau nhiều năm cố gắng đã có sự chuyển biến mạnh mẽ dẫn tới sự phát triển của Nhật Bản như ngày hôm nay Nhật Bản với sự phân chia giữa trung

Trang 9

ưong và địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí và phát triển đất nước Nhật Bản nhắm tới việc phát triển đất nước một cách bền vững và lâu dài, việc phát triển bộ máy nhà nước dựa trên tinh thần dân chủ đi kèm theo đó là sự thống nhất, công bằng bình đẳng, độc lập và tôn trọng đối với từng địa phương đã giúp cho không chỉ phát triển từng địa phương mà còn phát triển tổng thể Nhật Bản Bên cạnh đó, việc tăng cường sự tự chủ của các chính quyền địa phương cũng làm cho những chính quyền này giảm bớt sự phụ thuộc từ trung ương, từ đó trung ương

sẽ giảm bớt những gánh nặng Đồng thời, chính quyền địa phương phải chịu sự giám sát và quản lí từ trung ương nhưng trung ương sẽ hạn chế tới mức tối thiểu việc can thiệp vào địa phương

Chương 2: Pháp luật Nhật Bản sau thế chiến 2 đến nay 2.1 Sự ra đời (nguồn)

2.1.1 Trước thế chiến 2:

Nhật Bản vốn là một quốc gia với nền tảng lịch sử sâu sắc, cùng với đó là những thay đổi mang tính cách mạng cho sự phát triển của đất nước cụ thế đó là những thay đổi mang tính bước ngoặc cho thời kì phát triển, tạo nên sự đột phá về tương lai Pháp luật của Nhật Bản cũng được hình thành và phát triển như bao nền văn minh pháp luật khác, cũng có trải qua những thăng trầm mang tính lịch sử Cuộc cải cách pháp luật đầu tiên của Nhật Bản là một tiến lớn cho sự thịnh vượng

về sau này của đất nước Cuộc cải cách pháp luật của Nhật Bản được diễn ra vào triều đại của cua Minh Trị Thiên Hoàng được tiến hành vào những năm 60 của thế

kỉ XIX đến những thập niên đầu của thế kỉ XX, cuộc cải cách này đánh dấu sự chuyển biến lớn trong tư tưởng cũng như hành động của những nhà lãnh đạo Nhật Bản Những nhà lãnh đạo này với tư tưởng thoát li khỏi sự khống chế của những tư tưởng lạc hậu phong kiến ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật Nền pháp luật Nhật Bản trước thế chiến thứ hai đã chịu sự ảnh hưởng nặng nề của hệ tư tưởng pháp luật phong kiến Trung Quốc, điều này vô tình đã gây ra sự phẫn nộ trong lòng dần chúng với hàng loạt những hành động thiếu sự công bằng, dân chủ trong hệ thống

Trang 10

pháp luật lúc bấy giờ Điều này đã làm nổi lên những quan ngại về sự thay đổi của tình hình đất nước theo chiều hướng tiêu cực., cho nên việc cải cách pháp luật vào lúc bấy giờ là vô cùng cần thiết Cuộc cải cách pháp luật ở Nhật Bản không chỉ hạn chế, xóa bỏ đi hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu do chịu sự ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến Trung Quốc mà nó đánh dấu sự chuyển mình của nền pháp luật Nhật Bản, phát triển theo một con đường mới đó là con đường pháp luật tư sản Trong tiến trình cải cách mang tính đột phá này, Nhật Bản đã có sự kế thừa những điểm tiến bộ của hệ thống pháp luật phương Tây và sự phát huy những tinh hoa trong pháp luật phương Đông, có sự thừa nhận có chọn lọc đối với pháp luật của mình trước đó, có thế nói việc đan xen những tiến bộ giữa những hệ thống pháp luật khác nhau này của Nhật Bản đã tạo tiền đề cho sự dễ dàng tiếp nhận và thi hành của hiến pháp 1947, đây có thể nói là một phần nền tảng xây dựng cho hiến pháp sau này Đồng thời việc thích ứng cũng như phát huy những tinh hóa của đất nước lại tăng cường tính thích nghi cho người dân, tránh đi những “ cú sốc” đối với những thay đổi mới mẽ này

2.1.2 Sau thế chiến thứ hai

Nhật Bản sau thế chiến thứ hai đã là một nước bại trận đi cùng với đó là sự chiếm đóng của quân đồng minh cụ thể là nước Mỹ, điều này đã dẫn đến những thay đổi lớn cho đất nước Giống như việc hình thành hệ tư tưởng pháp luật mới được xuất hiện vào thời kì cải cách pháp luật, mặc dù có sự ảnh hưởng của Mỹ trong việc hình thành hiến pháp năm 1947, tuy nhiên hệ tư tưởng kết hợp pháp luật phương Đông với phướng Tây vẫn được tiếp tục thực hiện và ngày càng triệt để Sự quyết tâm của giới lãnh đạo của Nhật Ban lúc bấy giờ là “khoa học phương Tây, đạo đức phương Đông”, hệ tư tưởng tiến bộ này được kế thừa và phát huy từ cuộc cải cách trước đó tại tiền đề quan trọng và là hành lang pháp lí, tạo động lực cho việc tiến hành các hoạt động thương mại cũng như đối ngoại của Nhật Bản sẽ có những nét tương đồng và dễ dàng tiếp cận hơn đối với quốc tế Những tư tưởng về dân chủ, bình đẳng và bảo vệ hòa bình được thâm nhập sâu hơn vào hệ thống pháp

Ngày đăng: 19/11/2024, 17:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w