Đó là những cụm từ đồng nghĩa để chỉ giaicấp công nhân - con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấpđại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện
LÝ THUYẾT
Khái niệm phong trào công nhân và giai cấp công nhân
1.1 Khái niệm giai cấp công nhân
- Mác và Ph Ăngghen đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ giai cấp công nhân như giai cấp vô sản giai cấp vô sản hiện đại; giai cấp công nhân hiện đại; giai
- cấp công nhân đại công nghiệp Đó là những cụm từ đồng nghĩa để chỉ giai cấp công nhân - con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại. Ngoài ra, các ông còn dùng những thuật ngữ có nội dung hẹp hơn để chỉ các loại công nhân trong các ngành sản xuất khác nhau, trong những giai đoạn phát triển khác nhau của công nghiệp như: công nhân khoáng sản, công nhân công trường thủ công, công nhân công xưởng, công nhân nông nghiệp
- Dù diễn đạt bằng những thuật ngữ khác nhau, song giai cấp công nhân được các nhà kinh điển xác định hai phương diện cơ bản:
Về phương diện kinh tế - xã hội:
Là sản phẩm và là chủ thể của nền sản xuất đại công nghiệp, giai cấp công nhân là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao Họ lao động bằng phương thức công nghiệp ngày càng hiện đại với những đặc điểm nổi bật: sản xuất bằng máy móc, lao động có tính chất xã hội hóa, năng suất lao động cao và tạo ra những tiền đề của cải vật chất cho xã hội mới.
Mô tả quá trình phát triển của giai cấp công nhân, C Mác và Ph Ăngghen chỉ rõ: “Trong công trường thủ công và trong nghề thủ công, người công nhân sử dụng công cụ của mình, còn trong công xưởng thì người công nhân phải phục vụ máy móc” Theo C Mác và Ph Ăngghen, công nhân công nghiệp công xưởng là bộ phận tiêu biểu cho giai cấp công nhân hiện đại.
Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, các ông nhấn mạnh: “các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp” và “công nhân cũng là một phát minh của thời đại mới, giống như máy móc vậy Công nhân Anh là đứa con đầu lòng của nền công nghiệp hiện đại”.
Về phương diện chính trị - xã hội:
Từ lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân còn là sản phẩm xã hội của quá trình phát triển tư bản chủ nghĩa, một xã hội có “điều kiện tồn tại dựa trên cơ sở chế độ làm thuê” Trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, “giai cấp vô sản là giai cấp những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc phải bán sức lao động của mình để sống”.
Mác và Ph Ăngghen chỉ rõ, đó là giai cấp của những người lao động không có sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội Họ phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị chủ tư bản bóc lột giá trị thặng dư Đối diện với nhà tư bản,công nhân là những người lao động tự do, với nghĩa là tự do bán sức lao động của mình để kiếm sống Chính điều này khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp đối kháng với giai cấp tư sản “Những công nhân ấy, buộc phải tự bán mình để kiếm ăn từng bữa một, là một hàng hóa, tức là một món hàng đem bán như bất cứ món hàng nào khác, vì thế, họ phải chịu hết mọi sự may rủi của cạnh tranh, mọi sự lên xuống của thị trường với mức độ như nhau”
Mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất xã hội hóa ngày càng rộng lớn với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Mâu thuẫn cơ bản này thể hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn về lợi ích giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản Lao động sống của công nhân là nguồn gốc của giá trị thặng dư và sự giàu có của giai cấp tư sản cũng chủ yếu nhờ vào việc bóc lột được ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư.
Mâu thuẫn đó cho thấy tính chất đối kháng không thể điều hòa giữa giai cấp công nhân (giai cấp vô sản) với giai cấp tư sản trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và trong chế độ tư bản chủ nghĩa.
➢ Từ phân tích trên, theo chủ nghĩa Mác - Lênin: Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại; họ lao động bằng phương thức công nghiệp ngày càng hiện đại và gắn liền với quá trình sản xuất vật chất hiện đại, là đại biểu cho phương thức sản xuất mang tính xã hội hóa ngày càng cao Họ là người làm thuê do không có tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động để sống và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; vì vậy lợi ích cơ bản của họ đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản. Đó là giai cấp có sứ mệnh phủ định chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.
1.2 Khái niệm phong trào công nhân
- Phong trào công nhân là cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân lãnh đạo cuộc cách mạng chống lại giai cấp tư sản, đây là lớp người “đào mồ chôn” giai cấp tư sản, họ vùng dậy giành lấy các quyền lợi mà họ đã có và chống lại sự áp bức bóc lột dã man do giai cấp tư sản tạo nên.
Nguyên nhân dẫn đến phong trào công nhân
- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của giai cấp tư sản và vô sản Nông dân mất ruộng đất đi làm thuê, thợ thủ công phá sản trở thành công nhân Giai cấp vô sản ra đời cuối thế kỷ XVIII trước tiên ở Anh.
- Đời sống của giai cấp công nhân:
Không có đủ tư liệu sản xuất, làm thuê bán sức lao động của mình.
Lao động vất vả nhưng tiền lương chết đói, luôn bị đe dọa sa thải, bị bóc lột sức lao động
Ở Anh, mỗi công nhân trong các xí nghiệp dệt (kể cả phụ nữ và trẻ em) phải lao động từ 14 - 15 giờ, thậm chí có nơi 16 - 18 giờ.
Điều kiện làm việc tồi tệ bởi môi trường ẩm thấp, nóng nực, bụi bông phủ đầy những căn phòng chật hẹp.
Tiền lương rất thấp, lương của phụ nữ, trẻ em còn rẻ mạt hơn Trong 20 năm
(1815 - 1835), tiền lương thực tế giảm sút ba lần Điều kiện sinh hoạt của giai cấp vô sản vô cùng tồi tệ
Công nhân đứng lên đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm
- Kinh tế - xã hội: Do sự phát triển của việc dùng máy móc và sự phân công, nền đại công nghiệp phát triển nên lao động của người vô sản mất hết tính chất độc lập, do đó họ mất hết hứng thú Người công nhân trở thành một vật phụ thuộc giản đơn của máy móc, người ta chỉ đòi hỏi người công nhân làm được một công việc đơn giản nhất, đơn điệu nhất, dễ học nhất mà thôi Do đó, chi phí một công nhân hầu như chỉ là còn là số tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì đời sống và nòi giống của anh ta mà thôi Nhưng giá cả lao động,cũng như giá cả hàng hoá, lại bằng chi phí sản xuất ra nó Cho nên lao động càng trở nên thiếu hấp dẫn thì tiền công càng hạ Hơn nữa, việc sử dụng máy móc và sự phân công mà tăng lên thì lượng lao động cũng tăng lên theo, hoặc là do tăng thêm giờ làm, hoặc là do tăng thêm lượng lao động phải tăng thêm lượng lao động phải làm trong một thời gian nhất định, do cho máy chạy tăng thêm,
- Chính trị: Xảy ra mâu thuẫn gay gắt giữa hai giai cấp tư sản và vô sản
Giai cấp tư sản: chế độ tư bản chuyên chế, tập trung lợi ích về tầng lớp quý tộc tư sản, bóc lột lợi ích giai cấp vô sản
Giai cấp vô sản: theo chế độ công hữu, xóa bỏ áp bức giành chính quyền và độc lập xã hội
PHONG TRÀO CÔNG NHÂN TIÊU BIỂU
3.1 Phong trào công nhân thế kỉ 18 a) Hoàn cảnh:
- Thế kỷ 18 là thời kỳ tiền Cách mạng Công nghiệp, với sự gia tăng của sản xuất thủ công và sử dụng máy móc
- Công nhân thường làm việc trong điều kiện lao động khắc nghiệt và thường không được bảo vệ b) Diễn biến:
- Phong trào công nhân trong khoảng thời gian từ năm 1701 đến 1800 chưa phải là một phong trào công nhân hiện đại như trong thế kỷ 19, vì Cách mạng Công nghiệp chưa hoàn toàn nổ ra Tuy nhiên, trong giai đoạn này, đã có một số diễn biến quan trọng và sự xuất hiện của những nỗ lực đầu tiên liên quan đến công nhân và điều kiện làm việc.
- Sản xuất thủ công đã trải qua sự phát triển và sử dụng máy móc thay đổi cách thức sản xuất
- Các công nhân đã bắt đầu tổ chức và tham gia vào các hoạt động đấu tranh,như cuộc đấu tranh của thợ dệt tơ: Cuộc đấu tranh này đã xảy ra vào năm
1779 và 1780 ở Anh và chủ yếu bao gồm các thợ dệt tơ thủ công tại vùng Nottinghamshire và Derbyshire Cuộc đấu tranh này được thúc đẩy bởi sự sụt giảm trong mức lương và điều kiện làm việc kém cỏi Các thợ dệt tơ đã đình công và tham gia vào cuộc biểu tình để đòi hỏi cải thiện điều kiện làm việc của họ.
- Sự tăng cường sự tổ chức của công nhân đã dẫn đến sự ra đời của những hệ thống lao động công nhân và các hội công nhân c) Kết quả:
- Cuộc đấu tranh và sự tổ chức của công nhân đã dẫn đến một số cải thiện về điều kiện làm việc và mức lương cho một số người lao động
- Tuy nhiên, sự tiến bộ chưa đủ lớn và quyền của công nhân chưa được bảo vệ một cách đáng kể d) Ý nghĩa:
- Giai đoạn từ năm 1701 đến 1800 là bước đầu tiên của phong trào công nhân và làm nền tảng cho những thay đổi lớn về quyền công nhân và điều kiện làm việc trong thế kỷ 19
- Nó đã thể hiện sự nhận thức của công nhân về quyền của họ và sự cần thiết của việc tổ chức để đối phó với các khó khăn trong công việc và cuộc sống hàng ngày của họ
- Các sự kiện trong giai đoạn này đã làm nền tảng cho sự phát triển của phong trào công nhân mạnh mẽ hơn và cuối cùng dẫn đến sự cải thiện đáng kể về quyền và điều kiện làm việc của công nhân trong thế kỷ 19 và sau này.
3.2 Phong trào công nhân thế kỉ 19 a) Hoàn cảnh diễn ra:
- Phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX diễn ra trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn độc quyền, sản xuất công nghiệp phát triển mạnh mẽ, mâu thuẫn giai cấp giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ngày càng sâu sắc.
- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền đã dẫn đến sự tập trung sản xuất và tập trung tư bản ở quy mô lớn Điều này đã dẫn đến sự phân hóa giai cấp công nhân, tạo ra một bộ phận công nhân lao động có trình độ cao, có ý thức cách mạng.
- Mâu thuẫn giai cấp giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ngày càng sâu sắc Giai cấp tư sản tăng cường bóc lột công nhân, điều kiện lao động và sinh hoạt của công nhân vô cùng khắc nghiệt Điều này đã khiến cho giai cấp công nhân ngày càng bất mãn và đấu tranh. b) Diễn biến:
- Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thế kỷ 19 diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú và đa dạng, bao gồm:
Bãi công: Bãi công là hình thức đấu tranh phổ biến nhất của giai cấp công nhân Bãi công là hành động ngừng làm việc của công nhân để đòi hỏi quyền lợi của mình.
Đấu tranh chính trị: Bãi công chính trị là hình thức đấu tranh của giai cấp công nhân nhằm lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa và thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa.
Tuyên truyền, vận động: Giai cấp công nhân đã sử dụng các phương tiện tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức của giai cấp mình về giai cấp và sứ mệnh lịch sử của mình.
Khởi nghĩa: Khởi nghĩa là hình thức đấu tranh cao nhất của giai cấp công nhân Khởi nghĩa là hành động vũ trang của giai cấp công nhân nhằm lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa.
ĐÁNH GIÁ
4.1 Kết quả và ý nghĩa của phong trào công nhân
Các cuộc đấu tranh đều thất bại vì thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng, chưa có đường lối chính trị đúng đắn.
Tuy nhiên các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ra đời tại mỗi nước.
Đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân, tạo điều kiện cho sự ra đời của lý luận cách mạng.
Phong trào công nhân thế kỉ XIX tuy không giải quyết triệt để vấn đề quyền bình đẳng cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và vô sản nhưng lại mang ý nghĩa cổ động mạnh mẽ Phong trào đã tạo ra làn sóng đấu tranh rộng khắp tại các nước trên thế giới, cho thấy sự lớn mạnh của giai cấp công nhân thế giới và chủ nghĩa xã hội.
4.2 Ưu và nhược điểm của phong trào công nhân a) Ưu điểm
- Phong trào công nhân giúp người lao động tăng cường quyền lợi, bảo vệ đấu tranh cho các điều kiện làm việc tốt hơn, mức lương công bằng và các quyền, lợi ích khác
- Phong trào công nhân tập trung vào việc đấu tranh chống lại sự bất công trong xã hội, bao gồm việc đảm bảo công bằng trong mức lương, điều kiện làm việc an toàn và môi trường làm việc lành mạnh
- Phong trào công nhân có thể tạo ra sự đoàn kết và tăng cường quyền tự quyết cho người lao động
- Phong trào công nhận đã tạo ra làn sóng đấu tranh rộng khắp tại các nước trên thế giới, cho thấy sự lớn mạnh của giai cấp công nhân thế giới
- Thể hiện được ý thức đấu tranh chống áp bức bóc lột của giai cấp công nhân
- Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân: từ đấu tranh kinh tế dần chuyển sang đấu tranh chính trị. b) Nhược điểm:
- Có thể dẫn tới việc sa thải hoặc đe dọa, làm giảm quyền lợi của người lao động để ngăn chặn sự thành công của phong trào
- Không giải quyết triệt để vấn đề quyền bình đẳng cho giai cấp công nhân
- Tất cả các cuộc đấu tranh cuối cùng đều thất bại vì thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối rõ ràng
- Còn nặng về đấu tranh kinh tế, đòi quyền lợi trước mắt
THỰC TIỄN
Phản ứng của người lao động trong trong điều kiện làm việc hiện nay
1 Khu vực châu Phi và Trung Đông
- Tại nhiều nước Bắc Phi và Trung Đông như Ai Cập, Libya, Tunisia, Algeria, Saudi Arabia, hệ thống phân tầng xã hội hiện nay mang tính chất khép kín và ở dạng hình nón Các nhóm xã hội đều có sự khác nhau cơ bản về địa vị chính trị, kinh tế, xã hội, học vấn, thu nhập, cách sống Sự phân tầng này một phần ảnh hưởng từ những tập tục truyền thống và tôn giáo, nhưng mặt khác ảnh hưởng từ sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước Bắc Phi – Trung Đông vài thập kỷ gần đây Cho dù ở mỗi nước, sự phân tầng xã hội có khác nhau một cách tương đối, tuy nhiên đặc trưng chung đều dựa theo dạng phân tầng theo tháp hình nón, trong đó nhóm người giàu có và quyền lực (phần đỉnh tháp) chiếm tỷ lệ rất thấp, trong khi đa số người dân lao động nghèo khổ (phần đáy tháp) chiếm tỷ lệ rất cao Trong nhiều thập kỷ qua, cơ chế quản lý phân tầng ở nhiều nước Bắc Phi và Trung Đông mang tính độc đoán, thống trị, bị ảnh hưởng của những quy định Hồi giáo nghiêm ngặt, vì vậy khiến nhóm người lao động và có địa vị thấp trong xã hội âm ỷ động cơ đấu tranh giai cấp Các nước Bắc Phi – Trung Đông duy trì thứ bậc tôn ti trật tự cao thấp, xã hội phân chia thành nhóm/tầng lớp dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, bất bình đẳng xã hội ở mức cao, song khả năng di động xã hội của tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội (công nhân, người lao động) lại hoàn toàn khép kín, nảy sinh vấn đề người dân mất niềm tin vào chính quyền và các quan chức chính phủ đã duy trì được chế độ chuyên chính độc đoán trong một thời gian dài Điều đó khiến một số nước đã tiềm ẩn ý thức phản kháng, đấu tranh xã hội rồi bùng phát thành cuộc cách mạng sau nhiều năm khá ổn định Những biến động chính trị xã hội do tác động của phong tràoMùa xuân Arab đã diễn ra tại nhiều nước Bắc Phi – Trung Đông từ đầu năm
2011 là một minh chứng rõ ràng nhất cho việc quản lý xã hội không hiệu quả Cho đến nay, các nước Bắc Phi và Trung Đông vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý kinh tế, xã hội, trong đó có những thách thức không nhỏ trong quản lý phân tầng xã hội.
2 Đời sống của người dân Anh
- Lạm phát ở Anh năm 2022 đã đạt mức cao nhất trong gần 30 năm qua, chi phí thực phẩm tăng vọt và cuộc khủng hoảng năng lượng Trung tâm nghiên cứu đã công bố mức giá trần mới cho nguyên liệu trung bình trên một hóa đơn sẽ tăng 700 bảng và một cuộc khủng hoảng đang gia tăng Chính phủ có đề xuất giảm 200 bảng trên hóa đơn với những hộ gia đình sử dụng điện trong nước nhưng thực chất đó không phải là một khoảng trợ cấp mà là một khoản vay mà các hộ gia đình phải xuất trình để mua ngay và thanh toán sau đó Hợp đồng thuê nhà, điện nước, dịch vụ truyền hình mọi thứ đều được đánh thuế nặng khiến người dân phải vất vả xoay sở để chi trả các hóa đơn. Trong lúc tình hình kinh tế đất nước đang khủng hoảng, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine nổ ra và chính phủ Anh quyết định viện trợ 175 triệu bảng Anh cho Ukraine càng khiến cho ngân sách thắt chặt đời sống người dân trở nên khổ cực
Nhìn chung lạm phát tăng cao, hậu quả sau đại dịch Covid, cuộc khủng hoảng chiến sự tranh chấp giữa Nga và Ukraine đã gây ra một sức ép không nhỏ với tình hình kinh tế chung của cả thế giới Cả Châu Âu phụ thuộc rất lớn nguồn nhiên liệu, năng lượng từ Nga vì khi không có sự hỗ trợ từ Nga mọi hoạt động của cuộc sống bình thường trở nên trì trệ khó khăn hơn Chi phí sinh hoạt tăng chóng mặt, người lao động phải làm nhiều công việc một lúc cũng không đủ để chi trả hóa đơn sinh hoạt, chi phí thuê nhà ở tăng cao như ngay ở Đức thiếu hơn 700 000 căn hộ ở khúc bình dân bởi thiếu công nhân lao động trong xây dựng và cũng chính từ mức thu nhập của người lao động không đủ chi trả Đời sống người lao động khổ cực nhưng những gói hỗ trợ của chính phủ vẫn không đủ để trang trải cải thiện thêm Trong khi đó các nhà tư bản đang cố gắng cạnh tranh phục hồi nên càng thắt chặt, áp lực đè nén lên người lao động tạo ra những bức bối trong họ.
THEO EM PHONG TRÀO CÔNG NHÂN CÓ QUAY TRỞ LẠI?
Dựa vào tình hình kinh tế lạm phát hiện nay cũng như thấy rõ những sự biểu tình nổi dậy đình công của các lực lượng công nhân trên toàn thế giới, bản thân tôi cũng đưa ra một quan điểm: Phong trào công nhân có thể quay trở lại trong thế kỉ 21 này
- Argentina: Những năm 90 chủ nghĩa tân tự do đổ bộ vào Argentina và hơn
30000 công nhân và những người lao động biến mất Cùng năm đó tỉ lệ lạm phát tăng cao đáng kể IFM đã áp dụng một hình thức thắt lưng buộc bụng rất đáng sợ khiến Argentina mất quyền kiểm soát đồng tiền và đồng tiền peso mất giá Các doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh nổi với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài nên họ đã thực hiện những hành vi bất chính như ăn cắp tài sản của chính mình và bán chúng hoặc chuyển đi nơi khác với lao động giá rẻ hơn Hơn thế người công nhân còn nhận thấy tỉ lệ bóc lột tăng cao, những nguyên tắc cơ bản trong hợp đồng của họ bị vi phạm nên họ đã nổ ra những cuộc đình công như Antonio Negri đã gọi Argentina đầu thiên niên kỷ, có rất nhiều nhóm xã hội chiếm giữ quảng trường chiếm giữ nơi làm việc Và vì vậy, phong trào ERT xuất hiện vào thời điểm này Và ngày càng có nhiều công nhân trong doanh nghiệp vừa và nhỉ phá sản, bắt đầu tiếp quản nơi làm việc của họ và chúng đang nổi lên và tồn tại Nhà tư bản với sự can thiệp của nhà nước đã sử dụng những phương thức đàn áp bằng bạo lực khiến cho sự tức giận trong người nông dân càng bùng nổ, họ đình công phản kháng theo đúng nghĩa đen là ngủ tại nơi làm việc để bảo vệ máy móc của mình bởi họ cho rằng nhà tư bản lấy đi máy móc là lấy đi khả năng lao động của họ Cuộc chiến đấu này diễn ra khá dài và cuối cùng tòa án cũng đưa ra quyết định có lợi cho người lao động đang làm việc Ban đầu họ làm việc theo quyền sở hữu, nên họ có quyền đối với của hàng nhưng điều này đã được thể chế hóa và giờ đây trở thành mô hình hợp tác xã tạo điều kiện ổn định cho phép họ làm việc
- Nước Anh: Sau đại dịch Covid 19, nền kinh tế toàn cầu dường như trì trệ đóng băng Lạm phát tăng cao khiến cho giá cả, chi phí sinh hoạt tăng chóng mặt Nhưng bên cạnh đó, tiền lương thực tế của người lao động không thay đổi dẫn đến họ không thể trang trải cho những chi phí sinh hoạt hàng ngày, đời sống bị bó hẹp Tiêu biểu nhất phải kể đến cuộc đình công lớn nhất lịch sử trong 30 năm trở lại đây của nước Anh Cuộc đình công đã bắt đầu từ ngày 21-6- 2022, khi hàng chục nghìn nhân viên yêu cầu tăng lương và đảm bảo việc làm Biểu tình sau đó tiếp tục vào các ngày 23 và 25-6- 2022, trong đó ngày biểu tình 25-6- 2022 khiến hệ thống đường sắt tại Anh lâm vào tình trạng gần như đình trệ Chỉ 20% số chuyến tàu tại Anh vận hành trong ngày này so với bình thường Thời gian hoạt động trong ngày cũng ngắn hơn so với bình thường Hiện tại, dịch vụ tàu đã trở lại bình thường nhưng đại diện RMT tuyên bố khả năng sẽ tổ chức thêm các cuộc đình công vào cuối tháng
7 Tổng Thư ký Liên đoàn Công nhân ngành đường sắt, hàng hải và vận tảiAnh (RMT) đã nhấn mạnh: “Chiến dịch của chúng tôi sẽ kéo dài cho đến khi cần thiết” Trước đó, cuộc đàm phán giữa Chính phủ Anh và RMT diễn ra ngày 20-6 đã không đạt được thỏa thuận Kinh tế Anh ban đầu hồi phục mạnh mẽ nhưng lại vấp phải cảnh báo suy thoái do đối diện tình trạng thiếu hụt lao động, gián đoạn chuỗi cung ứng, lạm phát và các vấn đề thương mại hậu Brexit Chính phủ cho biết đang hỗ trợ thêm hàng triệu hộ nghèo nhưng cho biết việc trả lương trên mức lạm phát sẽ gây thiệt hại kinh tế về căn bản.Làn sóng đình công trong ngành đường sắt còn đang đe dọa mở ra các kịch bản đáng lo hơn Các liên đoàn lao động cho biết đình công ngành đường sắt có thể đánh dấu mở đầu “mùa hè bất mãn” khi giáo viên, nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh và thậm chí luật sư cũng sẽ từ chối làm việc trong bối cảnh giá thực phẩm, nhiên liệu đẩy lạm phát lên gần ngưỡng 10% và lương chưa có mức tăng tương ứng Sự bùng nổ của những cuộc đình công hiện nay được các nhà lịch sử so sánh với thời kỳ những năm 1970, khi nước Anh phải đối mặt với hàng loạt cuộc đình công lao động trên diện rộng, bao gồm cả "mùa đông bất mãn" 1978 - 1979
- Pháp: Mới gần đây thủ tướng Pháp đã triển khai dự luật nâng tuổi nghỉ hưu lên 64 tuổi thêm hai năm đã làm bùng phát cơn tức giận đang leo thang trên khắp cả nước thu hút số lượng người tham gia khổng lồ trong những cuộc biểu tình đình công do công đoàn tổ chức đầu tháng 1 năm 2023 Cuộc đình công ngày 23/3 được coi là cuộc đình công thu hút số lượng người khủng nhất và hệ quả có dẫn đến hoạt động giao thông bị gián đoạn nghiêm trọng, các sân bay cũng bị sảnh hưởng và giáo viên dùng dạy học Hầu hết các cuộc biểu tình diễn ra trong hòa bình nhưng sự tức giận đã tăng lên khi chính phủ Pháp thúc đẩy dự luật mà không thông qua một cuộc bỏ phiếu nào. Trong 7 ngày biểu tình tháng 3, nước Pháp đã chứng kiến những cuộc biểu tình tự phát ở Paris và các thành phố khác trong đó những thùng rác bị cháy và người biểu tình đụng độ với cảnh sát Những cuộc đình công nổ ra diện rộng thu hút nhiều người đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ trên toàn nước Pháp và chính quyền của tổng thống Pháp Macron cũng lâm vào bế tắc với sự sụt giảm của cử tri
- Hàn Quốc: Hơn 50 000 nhân viên y tế hàn Quốc sẽ đình công vô thời hạn nếu các thỏa thuận thuê thêm nhân viên y tế và cải thiện điều kiện làm không được chính phủ giải quyết Đại diện Liên đoàn Công nhân Y tế HànQuốc(KHMU) cho biết có 92% thành viên đã đồng ý bỏ phiếu đồng ý cuộc đình công, trong số người đi bỏ cử tri là 83% Cuộc đình công với mục đích yêu cầu chính phủ thuê thêm nhân viên y tế và cải thiện điều kiện làm việc.
Và đây cũng là lần đầu tiên kể từ 19 năm các nhân viên y tế đòi quyền lợi làm việc 5 ngày/ tuần Đến nay, hơn 50 000 thành viên KHMU tiến hành một cuộc đình công vô thời hạn, họ tổ chứa một cuộc biểu tình ở Gwanghwamun, trung tâm Seoul và lan rộng các thành phố như Busan, Gwangju và Sejong Cuộc đình công này gây gián đoạn cho ngành y tế trong nước và dịch vụ khám chữa bệnh nhiều ca phẫu thuật sẽ bị hủy bỏ và bệnh nhân phải xuất viện Tuy nhiên những nhân viên chủ lực của phòng cấp cứu vẫn túc trực ở phòng chăm sóc đặc biệt để không để ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh.
Với những số liệu dẫn chứng cụ thể của tình hình ngày nay thì tương lai không xa phong trào công nhân sẽ quay trở lại nhưng dưới một hình thức khác Hiện nay người lao động với tầm hiểu biết cao hơn nên sẽ khó tạo ra những cuộc chiến tranh đàn áp đẫm máu Có những tổ chức hỗ trợ như công đoàn quốc tế nên phần nào giảm thiểu sự tiêu cực trong suy nghĩ người lao động Nhưng dưới sức ép quá lớn từ nhà tư bản, cuộc sống sinh hoạt người lao động một mức nào đó sẽ không chịu nổi mà đứng lên đòi lại quyền công bằng cho chính mình Đây cũng là những dấu hiệu sự khởi mào cho những phong trào công nhân ở thế kỉ hiện đại hơn
Trên đây là những tìm hiểu về phong trào công nhân thế giới thế kỉ XVIII,XIX, XX và những số liệu tình hình đời sống của người công nhân thế kỉ 21.Phong trào công nhân bùng nổ khi người công nhân không tìm thấy sự công bằng trong công việc, cảm thấy sự lao động của mình không được đền đáp xứng đáng.Nếu tình trạng này vẫn còn tiếp tục thì tương lai không xa sẽ có những phong trào công nhân nổ ra Thế giới có thể xảy ra những cuộc đấu tranh công nhân khác và gây ra những hậu quả nghiêm trọng Để giảm thiểu điều này thì nhà nước và các nhà tư bản nên có những chính sách hỗ trợ người lao động, đảm bảo quyền lợi của người lao động để không có tình trạng xấu nhất xảy ra.