1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổng hợp và phân tích các phong trào công nhân thế kỷ 18 và 20 theo em trong điều kiện hiện nay giai cấp công nhân có q trở lại không chứng minh

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng hợp và phân tích các phong trào công nhân thế kỷ 18, 19 và 20. Theo em, trong điều kiện hiện nay, giai cấp công nhân có quay trở lại không? Chứng minh
Tác giả Phan Duy Minh
Trường học ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Chuyên ngành CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Thể loại BÀI TẬP LỚN
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 509,26 KB

Nội dung

Do đó, giai cấp công nhân là đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất tiên tiến, quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội hiện đại.Nền sản xuất đại công

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN: NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH

-□□🕮

□□ -BÀI TẬP LỚN MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Đề tài: Tổng hợp và phân tích các phong trào công nhân thế kỷ 18, 19

và 20 Theo em, trong điều kiện hiện nay, giai cấp công nhân có quay

trở lại không? Chứng minh

Mã sinh viên: 11224301

Hà Nội 09/2023

Trang 2

PHẦN 1: LÝ LUẬN

I Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp công nhân

1 Sự ra đời của giai cấp công nhân

Vào những năm 40 của thế kỉ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp đã hoàn thành ở nước Anh, bắt đầu chuyển sang nước Pháp và Đức làm xuất hiện một lực lượng sản xuất mới,

đó là nền đại công nghiệp Nền đại công nghiệp phát triển đã làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có bước phát triển vượt bậc Trong tác phầm Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đánh giá: “ Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và

đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại” Đây chính là nguyên nhân làm xuất hiện mâu thuẫn ngày càng quyết liệt giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất Cùng với quá trình phát triển của nền đại công nghiệp, sự ra đời hai giai cấp có lợi ích cơ bản đối lập nhau: giai cấp tư sản và giai cấp công nhân

2 Khái niệm

Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại; Họ lao động bằng phương thức công nghiệp ngày càng hiện đại và gắn liền với quá trình sản xuất vật chất hiện đại, là đại biểu cho phương thức sản xuất mang tính xã hội hoá ngày càng cao Họ là người làm thuê do không có tự liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động để sống và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; vì vật lợi tích cơ bản của họ đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản Đó là giai cấp có sứ mệnh phủ định chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới

3 Đặc điểm của giai cấp công nhân

Có thể khái quát những đặc điểm chủ yếu của giai cấp công nhân bao gồm:

Trang 3

Đặc điểm nổi bật của giai cấp công nhân là lao động bằng phương thức công nghiệp với đặc trưng công cụ lao động là máy móc, tạo ra năng suất lao động cao, quá trình lao động mang tính xã hội hoá

Giai cấp công nhân là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp, là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất hiện đại Do đó, giai cấp công nhân là đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất tiên tiến, quyết định sự tồn tại và phát triển của

xã hội hiện đại

Nền sản xuất đại công nghiệp và phương thức sản xuất tiên tiến đã rèn luyện cho giai cấp công nhân những phẩm chất đặc biệt về tính tổ chức, kỷ luật lao động, tính thần hợp tác và tâm lý lao động công nghiệp Dó là một giai cấp cách mạng và có tinh thần cách mạng triệt để

II Phong trào giai cấp công nhân từ cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỉ XX

Phong trào công nhân là cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân lãnh đạo cuộc cách mạng chống lại giai cấp tư sản, đây là lớp người “đào mồ chôn” giai cấp tư sản, họ vùng dậy giành lấy các quyền lợi mà họ đã có và chống lại sự áp bức bóc lột dã man do giai cấp tư sản tạo nên

1 Phong trào giai cấp công nhân cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX 1.1 Phong trào đập phá máy móc và bãi công

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, giai cấp công nhân hình thành sớm ở Anh, rồi sang các nước khác, cũng từ đó mà đã tạo ra một lực lượng lao động mới và tập trung trong các nhà máy và xưởng sản xuất Lòng tham lợi nhuận, sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản đã làm cho tình cảnh công nhân vô cùng khốn khổ, bị cưỡng chế vào các điều kiện lao động khắc nghiệt và bất công Họ phải làm việc từ 14 đến 16 giờ mỗi ngày trong những điều kiện lao động vất vả ở nhà máy để nhận lại đồng lương chết đói Đàn bà, trẻ em cũng phải làm việc nặng, lương thấp hơn đàn ông, điều kiện ăn ở rất tồi tàn Sự bóc lột tàn khốc của chủ nghĩa tư bản làm cho hố ngăn cách giữa giai cấp tư sản

Trang 4

và giai cấp công nhân ngày càng sâu sắc và mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt Cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và vô sản là không thể tránh khỏi

Vào cuối thế kỉ XVIII, phong trào đập phá máy móc và đốt công xưởng nổ ra mạnh mẽ

ở Anh Đầu thế kỉ XIX, phong trào này lan ra các nước khác như Pháp, Bỉ, Đức Trong buổi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp họ tưởng rằng nguồn gốc của sự khổ đau chính là máy móc Vì vậy phong trào phá máy, đập phá công xưởng lan tràn rất nhanh chóng trong các trung tâm công nghiệp Nhưng dần dần, họ thấy rằng máy móc không phải là kẻ thù thực sự và hậu quả của sự phá máy thường là sự trấn áp của chính quyền

Họ tiến lên một bước cao hơn là đấu tranh bãi công và xây dựng công đoàn Đây là một bước tiến, mục đích của những công đàon ấy là đòi quy định tiền lương, tập hợp thành một lực lượng để điều đình tập thể với chủ, điều chỉnh lương theo lợi nhuận của chủ, tăng lương hoặc giữ vững mức lương khi cần thiết Nhưng hầu hết các cuộc bãi công đều thất bại do hạn chế tập trung đấu tranh về kinh tế và chưa có lí luận dẫn đường

1.2 Phong trào công nhân trong những năm 1830 – 1848

Từ những năm 30-40 của thế kỉ XIX, quá trình đấu tranh của giai cấp công nhân dần có

ý thức và tổ chức hơn, họ tiến hành những cuộc đấu tranh với quy mô lớn hơn không chỉ chống lại riêng chủ xưởng mà với cả giai cấp tư sản, không chỉ đòi lợi ích kinh tế mà còn đòi yêu cầu chính trị rõ rệt

Năm 1831, công nhân dệt tơ thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm và đòi thiết lập chế độ cộng hoà Tinh thần đấu tranh của họ thể hiện qua các khẩu hiệu viết trên lá cờ “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu” Cuộc khởi nghĩa

bị đàn áp Năm 1834, thợ tơ Li-ông lại khởi nghĩa với khẩu hiệu chính trị trên lá cờ đỏ

“cộng hoà hay là chết”, đã chiến đấu quyết liệt với quân chính phủ trong bốn ngày Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt đẫm máu nhưng nó đã đánh dấu sự lớn mạnh của công nhân Pháp Lần đầu tiên bước lên vũ đài chính trị với tư thế một giai cấp độc lập, chống trực tiếp kẻ thù là giai cấp tư sản bằng biện pháp bạo lực Nhưng nó cũng để lộ ra nhiều

Trang 5

nhược điểm về trình độ giác ngộ và tổ chức, thiếu vai trò của lí luận tiên phong và đảng tiên phong của giai cấp

Năm 1844, công nhân dệt vùng Sơ-lê-din (Đức) khởi nghĩa, chống sự hà khắc của chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ Cuộc khởi nghĩa chỉ cầm cự được ba ngày rồi bị đàn

áp đẫm máu

Từ năm 1836-1847, một phong trào công nhân rộng lớn, có tổ chức, đã diễn ra ở Anh,

đó là “Phong trào Hiến chương” Hình thức đầu tranh của phong trào này là mít tinh, biểu tình đưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm cho người lao động Phong trào cuối cùng bị dập tắt nhưng đã

tỏ rõ tính chất quần chúng rộng lớn, tính tổ chức và mục tiêu chính trị rõ nét

Tuy tất cả các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở giai đoạn này đều thất bại và bị dìm trong bể máu, nhưng nó đã thu hút đông đảo quần chúng tham gia, các cuộc đấu tranh đã vừa mang tính chất kinh tế vừa mang tính chất chính trị và nó khẳng định những mâu thuẫn cố hữu trong lòng Chủ nghĩa tư bản là không thể điều hoà được Tuy nhiên, nó cũng bộc lộ một số nhược điểm đó là: chưa có đường lối đấu tranh khoa học

và chính xác, chưa có một tổ chức lãnh đạo sáng suốt của giai cấp công nhân, thiếu một

lí luận soi đường dẫn các cuộc đấu tranh đó đi đến thắng lợi

2 Phong trào công nhân từ nửa sau thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XIX

2.1 Phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 – Quốc tế thứ nhất

Trong những năm cách mạng 1848 -1849, giai cấp công nhân nhiều nước ở châu Âu đã đứng lên đấu tranh quyết liệt chống áp bức bóc lột Ngày 23 -6 1848, công nhân và nhân dân lao động Pa-ri lại khởi nghĩa, dựng chiến luỹ và chiến đấu anh dũng liên tục trong bốn ngày Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp đẫm máu, nhưng – như Mác nhận đinh, “đây là trận đánh lớn đầu tiên giữa hai giai cấp phân chia xã hội hiện nay” Ở Đức, công nhân và thợ thủ công cũng nổi dậy Sợ hãi trước phong trào quần chúng, tư sản Đức không quyết

Trang 6

liệt đấu tranh chống thế lực phong kiến Tuy vậy, phong trào cách mạng vẫn tiếp tục phát triển

Từ sau cách mạng 1848 – 1849 đến năm 1870, chế độ tư bản đạt được sự thắng lợi đối với chế độ phong kiến trên phạm vi thế giới Tuy thành quả cách mạng rơi vào tay giai cấp tư sản, song công nhân cũng đã trưởng thành trong đấu tranh, nhận thức rõ hơn về vai trò giai cấp mình và tinh thần đoàn kết quốc tế của công nhân

Ngày 28-9-1864, trong cuộc mít tinh lớn ở Luân Đôn có đại biểu công nhân nhiều nước tham gia, Hội Liên hiệp lao động quốc tế được thành lập (sau đi vào lịch sử với tên gọi Quốc tế thứ nhất) Mác là đại biểu của công nhân Đức, được cử vào Ban lãnh đạo và trở thành linh hồn của Quốc tế thứ nhất Từ khi thành lập đến năm 1870 , Quốc tế thứ nhất

có ý nghĩa to lớn, đó là tổ chức quốc tế đầu tiên của giai cấp công nhân, được thành lập trên cơ sở chủ nghĩa xã hội khoa học Quốc tế được xây dựng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, kết hợp đấu tranh kinh tế với đấu tranh chính trị là cơ sở cho cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội của giai cấp công nhân Quốc tế thứ nhất vừa tiến hành truyền bá học thuyết Mác, vừa đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế Năm 1868, ở Anh nổ ra cuộc bãi công lớn, chủ tư bản Anh định đưa công nhân Pháp sang làm việc nhằm làm thất bại cuộc bãi công Do thuyết phục của Quốc tế thứ nhất, công nhân Pháp đã từ chối sang Anh làm việc Cuối cùng, cuộc bãi công của công nhân Anh thắng lợi

Trong những năm 1868 – 1869, công nhân mỏ ở Bỉ đã liên tục bãi công; chính phủ Bỉ ra lệnh khủng bố, tàn sát nhiều người Quốc tế thứ nhất đã kêu gọi công nhân các nước quyên góp, ủng hộ công nhân Bỉ

2.2 Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX Quốc tế thứ hai

Vào 30 năm cuối thế kỉ XIX, trong các nước tư bản Âu – Mĩ, mâu thuẫn giữa tư sản và

vô sản ngày càng trở nên sâu sắc Giai cấp công nhân đã tiến hành các cuộc đấu tranh chống lại mọi thủ đoạn áp bức của giai cấp tư sản

Trang 7

Ở Anh, nhiều cuộc bãi công lớn đã nổ ra, đặc biệt là cuộc đấu tranh của công nhân khuân vác Luân Đôn đã buộc chủ phải tăng lương (năm 1889 Ở Pháp năm 1893 công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội Ở Mĩ, đầu năm 1886 nhiều cuộc bãi công lớn nổ ra trong toàn quốc Ngày 1 -5- 1886, hơn 350.000 công nhân đình công, xuống đường biểu tình đòi ngày làm 8 giờ Cuộc đình công lan ra trên 11.000 nhà máy,

xí nghiệp, hầm mỏ; đặc biệt là cuộc biểu tình của 40 vạn công nhân Si-ca-gô Tuy bị đàn

áp, nhưng đã có 50.000 người được quyền làm việc 8 giờ/ngày

Sự phát triển của phong trào công nhân cùng với ảnh hưởng sâu rộng của chủ nghĩa Mác dẫn tới sự thành lập các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ở mỗi nước Năm 1875, Đảng Xã hội dân chủ Đức ra đời Năm 1879, Đảng Công nhân Pháp được thành lập Năm 1883, Nhóm Giải phóng lao động Nga hình thành

Sau khi Quốc tế thứ nhất giải tán (1876), sự ra đời của những tổ chức công nhân ở các nước đòi hỏi thành lập một tổ chức quốc tế mới thay thế cho Quốc tế thứ nhất Ngày 14 -7 – 1889, kỉ niệm 100 năm ngày phá ngục Ba-xti, gần 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp đại hội ở Pa-ri, tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai Đại hội đã thông qua các nghị quyết quan trọng: sự cần thiết phải thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở mỗi nước; đấu tranh giành chính quyền, đòi ngày làm 8 giờ và lấy ngày 1- 5 hằng năm làm ngày đoàn kết và biểu dương lực lượng của giai cấp vô sản thế giới

Hoạt động của Quốc tế thứ hai trải qua hai giai đoạn:

Giai đoạn một (1889 - 1895): Dưới sự lãnh đạo của Ph.Ăngghen, Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển phong trào công nhân thế giới

Giai đoạn hai (1895 – 1914): Sau khi Ph.Ăngghen qua đời, các đảng trong Quốc tế thứ hai không những xa rời đường lối đấu tranh cách mạng, thoả hiệp với tư sản, không tích cực chống chiến tranh đế quốc, mà còn đẩy quần chúng nhân dân vào những cuộc chiến tranh vì quyền lợi của bọn đế quốc gây chiến

Trang 8

Do sự thiếu nhất trí về đường lối chiến lược, chia rẽ về tổ chức, Quốc tế thứ hai đi dần đến chỗ phân hoá và tan rã khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ Trên thực tế, các đảng của Quốc tế thứ hai, trừ Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga, đều đã ủng hộ chính phủ tư sản đế quốc Ngọc cờ đấu tranh cho sự nghiệp của giai cấp công nhân, cho sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác, từ đây đã thuộc về Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga với lãnh tụ là Lê-nin

3 Cách mạng Nga 1905 – 1907

Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng Nhiều nhà máy bị đóng cửa,

số công nhân thất nghiệp ngày càng tăng, tiền lương giảm sút, ngày lao động kéo dài từ

12 đến 14 giờ, điều kiện sống rất tồi tệ Nhân dân ngày càng chán ghét chế độ Nga hoàng thối nát Chế độ Nga hoàng lại còn đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản (1904 – 1905) để tranh giành thuộc địa Từ cuối năm 1904, nhiều cuộc bãi công đã

nổ ra với các khảu hiệu “Đả đảo chuyên chế”, “Đả đảo chiến tranh”, “Ngày làm 8 giờ” Lớn nhất là phong trào của công nhân, nông dân và binh sĩ, diễn ra trong những năm

1905 – 1907

Tuy thất bại, song Cách mạng Nga 1905 – 1907 đã giáng một đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ và tư sản Nó làm suy yếu chế dộ Nga hoàng và là bước chuẩn bị cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ diễn ra vào năm 1917 Cuộc cách mạng đã có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc

Tóm lại Phong trào công nhân cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX có ý nghĩa vô cùng quan trọng và đa chiều, đã tạo ra sự nhất trí và tổ chức mạnh mẽ của công nhân, góp phần quan trọng vào sự phát triển của phong trào lao động và tạo nền tảng cho các quyền và lợi ích của công nhân hiện đại

4 Ý nghĩa của phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX

Một là, bảo vệ quyền lợi và cải thiện điều kiện làm việc, phong trào công nhân đã đẩy

mạnh cuộc chiến cho quyền công nhân, tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc

Trang 9

Những nỗ lực này đã góp phần quan trọng vào việc giảm sự cưỡng bức và bất công trong môi trường lao động và tạo ra một môi trường công bằng hơn cho công nhân

Hai là, tạo nền tảng cho phong trào lao động, phong trào công nhân cuối thế kỷ 18 đến

đầu thế kỷ 19 đã đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của phong trào lao động và các tổ chức công nhân Các tổ chức công đoàn và hiệp hội công nhân đã được hình thành và trở thành lực lượng quan trọng trong việc đấu tranh cho quyền lợi của công nhân và xây dựng một xã hội công bằng hơn

Ba là, định hình tư tưởng xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa công nhân, phong trào công

nhân này đã góp phần quan trọng vào việc phát triển tư tưởng xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa công nhân Các triết gia và nhà hoạt động như C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra những lý thuyết về sự cách mạng công nhân và vai trò của công nhân trong xã hội Những ý tưởng này đã ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào lao động và chính trị trong những thập kỷ tiếp theo

Bốn là, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp và công nghệ, phong trào công nhân đã phản

ánh sự gia tăng mạnh mẽ của công nghiệp và công nghệ trong thời kỳ đó Sự phát triển này đã tạo ra một tầng lớp công nhân mạnh mẽ và quan trọng, có khả năng gây áp lực lên các tầng lớp cai trị Đồng thời, nó đã thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế và xã hội

Năm là, góp phần vào sự thay đổi xã hội và chính trị, phong trào công nhân đã có ảnh

hưởng đáng kể đến sự thay đổi xã hội và chính trị Nó đã thúc đẩy việc thành lập chính sách xã hội mới, bảo vệ quyền lao động, và tạo ra những quyền và lợi ích cho công nhân Nó đã mở đường cho một xã hội công bằng hơn và phân chia quyền lực xã hội một cách rộng rãi hơn

PHẦN 2: THỰC TIỄN

Phong trào công nhân hiện nay có đang quay trở lại hay không? Đây là một câu hỏi khá phức tạp và không thể trả lời một cách đơn giản Mặc dù phong trào công nhân đã có

Trang 10

nhiều biến đổi qua các giai đoạn lịch sử, nhưng vẫn có những dấu hiệu cho thấy phong trào này đang trở lại mạnh mẽ trong thời đại hiện đại Trước hết, cần nhớ rằng phong trào công nhân đã từng trở thành một trong những phong trào quan trọng nhất trong quá trình cách mạng xã hội Ph Ăng-ghen viết: “Các thành phố lớn là nơi bắt nguồn của phong trào công nhân: nơi đây công nhân lần đầu tiên đã bắt đầu suy nghĩ về tình cảnh của mình và đấu tranh để thay đổi nó, nơi đây sự đối lập về lợi ích giữa giai cấp vô sản

và giai cấp tư sản lần đầu đã biểu lộ ra, nơi đây những liên đoàn lao động, phong trào Hiến chương và chủ nghĩa xã hội đã ra đời ” Trong thế kỷ 19, công nhân đã tham gia các cuộc biểu tình ngày 1 tháng 5 để đòi quyền lợi của họ Đây là một bước ngoặt quan trọng không chỉ trong lịch sử phong trào công nhân, mà còn là cột mốc quan trọng cho cách mạng công nghiệp và phá vỡ hệ thống thống trị

Tuy nhiên, trong một thời gian dài sau đó, với sự phát triển của đế quốc chủ nghĩa và chủ nghĩa tư bản, phong trào công nhân đã trở nên yếu đuối Công nhân trở thành một nhóm người lao động bị áp đặt và bị thiếu quyền lợi Cảm giác đoàn kết đã mờ nhạt và hầu hết các cuộc đấu tranh được tập trung vào các yếu tố chính trị và xã hội khác nhau Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự thức tỉnh mạnh mẽ của phong trào công nhân Công nhân đã nhận ra sức mạnh và tầm quan trọng của sự đoàn kết và đã bước đầu tổ chức và ta các biện pháp để bảo vệ quyền lợi của họ Một trong những dấu hiệu cho thấy sự trở lại của phong trào công nhân là sự gia tăng về số lượng các cuộc biểu tình công nhân Trên toàn thế giới, công nhân đang tổ chức các cuộc biểu tình để yêu cầu tăng lương, cải thiện điều kiện làm việc và thúc đẩy quyền công bằng Nhiều công ty lớn đã phải đối mặt với các cuộc đình công và các cuộc biểu tình quy mô lớn do sự không hài lòng của công nhân Ngoài ra, ở một số quốc gia, những trường phát triển quyền công nhân đã bắt đầu hình thành Các nhóm công nhân đã thành lập các tổ chức đại diện cho quyền lợi của họ và thúc đẩy cho các quy định và luật pháp bảo vệ công nhân Các cuộc đàm phán giữa các công ty và các đại diện công nhân ngày càng

Ngày đăng: 13/08/2024, 16:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w