1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận giữa kì lợi Ích an ninh trong chính sách Đối ngoại của việt nam với trung quốc giai Đoạn 1986 1991

39 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lợi Ích An Ninh Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Việt Nam Với Trung Quốc Giai Đoạn 1986-1991
Tác giả Mai Vân Anh, Nguyễn Thị Hoàng Yến, Đào Thị Thu Thúy, Vũ Thủy Tiên
Người hướng dẫn Th.S. Vũ Đoàn Kết
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Chính sách đối ngoại Việt Nam
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 614,51 KB

Nội dung

Đổi mới nói chung cũng nhưtrong thay đổi chính sách đối ngoại nói riêng trong quan hệ với Trung Quốc – mộtquốc gia đặc biệt có ảnh hưởng lớn, gần gũi “quan hệ địa chính trị” về mặt địa l

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ

LỢI ÍCH AN NINH TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1986-1991

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Vũ Đoàn Kết

Hà Nội – 2024

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 12

1 Mai Vân Anh KDQT50B10171

2 Nguyễn Thị Hoàng Yến KDQT50B10393

3 Đào Thị Thu Thúy LTMQT50A60970

4 Vũ Thủy Tiên TTQT50B11964

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 9

1.1 Chính sách đối ngoại là gì? 9

1.2 Lợi ích an ninh là gì? 9

CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LỢI ÍCH AN NINH CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-1991 11

2.1 Các yếu tố tác động bên ngoài 11

2.1.1 Xu thế hòa bình hữu nghị trong quan hệ quốc tế, khu vực 11

2.1.2 Thay đổi trong tam giác quan hệ Việt-Xô-Trung 11

2.1.3 Vấn đề Campuchia 13

2.1.4 Những xung đột của Việt Nam với Trung Quốc 14

2.2 Các yếu tố tác động bên trong 16

2.2.1 Những khó khăn về an ninh kinh tế khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ 16

2.2.2 Việt Nam đối mặt với vấn đề bao vây cô lập và cấm vận của các quốc gia khác 17

2.2.3 Sự đổi mới tư duy đối ngoại của Việt Nam 18

2.2.4 Yêu cầu mới đặt ra về lợi ích an ninh trong giai đoạn 1986-1991 20

CHƯƠNG 3: BIỂU HIỆN LỢI ÍCH AN NINH TRONG CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC THỜI KỲ 1986-1991 21

3.1 Định hướng chính sách đối ngoại mới với Trung Quốc giai đoạn 1986-1991 21 3.2 Biện pháp thực hiện hóa 22

3.2.1 Giảm tuyên truyền chống Trung Quốc và sửa đổi Hiến pháp 22

3.2.2 Việt Nam rút quân khỏi Lào và Campuchia 24

3.2.3 Đàm phán cấp thứ trưởng từ năm 1989 26

3.2.4 Trao đổi cấp cao qua trung gian của Lào 26

Trang 4

3.2.5 Cuộc gặp cấp cao tại Thành Đô (1990) 27

3.2.6 Hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ (1991) 27

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA LỢI ÍCH “AN NINH” TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1986-1991 VÀ BÀI HỌC 29

4.1 Tác động đến Việt Nam 29

4.1.1 Bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ 29

4.1.2 Giảm thiểu xung đột và tranh chấp quân sự 29

4.1.3 Ổn định nội bộ và phát triển kinh tế 30

4.2 Tác động đến khu vực và thế giới 30

4.2.1 Đóng góp vào hòa bình và ổn định khu vực Đông Nam Á 30

4.2.2 Thúc đẩy an ninh biên giới và an ninh kinh tế trong khu vực 31

4.2.3 Nền tảng cho đối thoại và hợp tác đa phương 31

4.3 Bài học về lợi ích an ninh cho Việt Nam 31

KẾT LUẬN 34

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giai đoạn 1986-1991 là một thời kỳ quan trọng và đầy biến động lịch sử trongquan hệ quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là với Trung Quốc, bởi đây là thời điểm hainước bắt đầu bình thường hóa quan hệ sau một giai đoạn căng thẳng kéo dài Từng làđồng chí cùng đứng chung chiến tuyến chống kẻ thù chung nhưng sau khi cách mạngViệt Nam toàn thắng, thống nhất đất nước, họ quay sang chống phá bao vây, cô lậpViệt Nam toàn diện và triệt để Từ cuối thập niên 1970 đến đầu thập niên 1980, quan

hệ Việt - Trung đã trải qua nhiều thách thức lớn, bao gồm xung đột biên giới và các bấtđồng trong chính sách khu vực, cộng thêm Việt Nam ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tácvới Liên Xô cũng như đưa quân vào Campuchia trong tình thế bắt buộc vẫn bị TrungQuốc coi như cái cớ để xâm lược nước ta

Việc phân tích lợi ích an ninh trong chính sách đối ngoại của Việt Nam với TrungQuốc trong giai đoạn này có ý nghĩa đặc biệt, sau khi ta phải đối mặt với thế bao vây,

cô lập, cấm vận từ quốc tế Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986)

đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, Việt Nam đã chuyển hướng từ mô hìnhkinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hướngtới mục tiêu phát triển kinh tế, mở cửa và hội nhập với khu vực và thế giới đồng thờiđặt trọng tâm vào việc đảm bảo lợi ích an ninh quốc gia Đổi mới nói chung cũng nhưtrong thay đổi chính sách đối ngoại nói riêng trong quan hệ với Trung Quốc – mộtquốc gia đặc biệt có ảnh hưởng lớn, gần gũi “quan hệ địa chính trị” về mặt địa lý,không chỉ là mối quan hệ giữa quốc gia này với quốc gia khác mà còn được coi như

“anh em láng giềng”, cùng theo mô hình xã hội chủ nghĩa, chia sẻ nhiều điểm tươngđồng về lịch sử và hệ tư tưởng giữa nước lớn và nước nhỏ– đã trở thành yếu tố quantrọng không chỉ về kinh tế mà còn trong việc đảm bảo an ninh và ổn định quốc gia.Bên cạnh đó, lợi ích an ninh quốc gia bị ảnh hưởng trong bối cảnh khu vực Đông Nam

Á và thế giới cũng đặt ra thách thức lớn cho Việt Nam Thời kỳ 1986-1991 chứng kiến

Trang 6

những thay đổi ở khu vực với sự điều chỉnh chính sách của các quốc gia lớn như Mỹ

và Liên Xô

Đề tài này không chỉ có ý nghĩa trong việc phân tích và làm rõ lợi ích an ninh vàvai trò của chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc trong giai đoạn Đổimới, mà còn giúp hiểu sâu hơn về những ảnh hưởng của mối quan hệ Việt - Trung đến

an ninh khu vực và những bài học cho chính sách đối ngoại hiện nay Thông qua việcnghiên cứu các khía cạnh lịch sử, chính trị và địa chính trị, đề tài sẽ cung cấp cái nhìntoàn diện về cách thức mà Việt Nam đã ứng phó với những thách thức an ninh trongbối cảnh phức tạp, đồng thời rút ra những bài học quan trọng cho việc đảm bảo lợi ích

an ninh quốc gia trong thời đại mới

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là việc phân tích lợi ích an ninh mà Việt Namđạt được thông qua chính sách đối ngoại với Trung Quốc trong giai đoạn 1986-1991

Cụ thể, nghiên cứu sẽ tập trung làm rõ các vấn đề về nhận thức, mục tiêu, chính sách,biện pháp, thực tiễn, kết quả và bài học về lợi ích an ninh trong chính sách đối ngoạicủa Việt Nam với Trung trong bối cảnh đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế, khôngchỉ còn là việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà còn mở rộng đến việc bảo đảm môitrường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế

Phạm vi nghiên cứu tập trung vào giai đoạn 1986-1991, giai đoạn quan hệViệt-Trung bình thường hóa sau thời gian căng thẳng trước đó Đây cũng là thời kỳViệt Nam tiến hành công cuộc Đổi mới và cải cách chính sách đối ngoại theo hướng

mở cửa, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ quốc tế Phạm vi không gian xoayquanh quan hệ song phương Việt Nam- Trung Quốc trong điều chỉnh chính sách đốingoại Nghiên cứu sẽ tập trung vào các khía cạnh lợi ích an ninh mà Việt Nam đạtđược (an ninh chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự, ); các chính sách đối ngoại cụ thểcủa Việt Nam đối với Trung Quốc để cân bằng giữa lợi ích an ninh và lợi ích quốc giađồng thời đánh giá tác động của chính sách đối ngoại đến việc bảo đảm lợi ích an ninhcủa Việt Nam và ngược lại

Trang 7

3 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu "Lợi ích an ninh trong chính sách đối ngoại của Việt Nam vớiTrung Quốc giai đoạn 1986-1991", tiểu luận sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch

sử và phương pháp phân tích tài liệu Trước hết, phương pháp nghiên cứu lịch sử dùng

để phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan đến chính sách đối ngoại của Việt Namtrong giai đoạn này, bao gồm các báo cáo khoa học, bài nghiên cứu, Sau đó, phươngpháp phân tích tài liệu sẽ giúp phân tích nội dung, so sánh đối chiếu và đưa ra đánhgiá, kết luận về lợi ích an ninh mà Việt Nam đã đạt được Ngoài ra, nghiên cứu cũng

sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, quy nạp để làm rõ thêm vấn đề Qua đó, tiểuluận sẽ tổng hợp và đánh giá một cách toàn diện các lợi ích an ninh trong chính sáchđối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc trong giai đoạn Đổi mới

4 Câu hỏi và giả định nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm đã đặt ra hai câu hỏi, câu hỏi thứ nhất:

“Những nhân tố nào đã tác động đến lợi ích an ninh trong chính sách đối ngoại của

Vi ệt Nam và Trung Quốc giai đoạn 1986-1991?”, và câu hỏi thứ hai: “Lợi ích an ninh” có tác động gì đến chính sách đối ngoại giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 1986-1991?”

Dựa trên hai câu hỏi đó, nhóm đã lần lượt đưa ra các giả định sau:

1 Việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc là một quyết định tất yếu trong bối cảnh Việt Nam cần mở cửa, hội nhập kinh tế và giảm căng thẳng xung đột.

2 Sự sụp đổ của Liên Xô và khối quốc gia Đông Âu đã tạo áp lực lên Việt Nam, buộc nước này phải điều chỉnh chính sách đối ngoại, trong đó có quan hệ với Trung Quốc.

3 Lợi ích an ninh hướng tới việc Việt Nam và Trung Quốc giảm thiểu xung đột biên giới và tranh chấp lãnh thổ trong giai đoạn này.

Trang 8

Những giả định này nhằm chứng minh, phân tích để trả lời cho các câu hỏi đãnêu trên Cấu trúc bài tiểu luận gồm bốn chương chính:

Chương 1: Một số khái niệm cơ bản

Nhóm đi vào tìm hiểu một số các khái niệm cơ bản như chính sách đối ngoại, lợiích an ninh là gì ?

Chương 2: Các yếu tố tác động đến lợi ích an ninh của Việt Nam trong giai đoạn 1986-1991

Chương 2 tập trung phân tích các bối cảnh từ khu vực và quốc tế có những thayđổi quan trọng như sự cải tổ và tan rã của Liên Xô, quá trình bình thường hóa quan hệgiữa Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á, và xu hướng giảm đối đầu Đông -Tây đến bối cảnh của Trung Quốc và Việt Nam sau giai đoạn căng thẳng kéo dài.Ngoài ra, còn làm rõ các yếu tố nhận thức về lợi ích “an ninh” trong thời kỳ 1986-1991cũng như yêu cầu mới đặt ra để đảm bảo “lợi ích” an ninh trong chính sách đối ngoại

Chương 3: Biểu hiện về lợi ích an ninh trong chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc thời kỳ 1986-1991

Trong chương này, nhóm tìm hiểu các mục tiêu, nhiệm vụ của chính sách đốingoại trong giai đoạn mới về các ưu tiên chính sách: vấn đề, đối tượng…Các biệnpháp triển khai chính sách: quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, thể chế, cá nhân…Các cấp độ chính sách: nguyên tắc chỉ đạo, chiến lược, sách lược, phương châm, chiếnthuật…cho thấy nước ta đã lấy lợi ích an ninh làm mục tiêu chủ đạo, giúp Việt Namgiảm thiểu nguy cơ xung đột với Trung Quốc, ổn định tình hình nội bộ và tạo điều kiệncho quá trình hội nhập quốc tế

Chương 4: Đánh giá về lợi ích an ninh trong chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc trong thời kỳ Đổi mới 1986-1991

Trang 9

Dựa vào chương 2 và chương 3 nêu trên, nhóm đưa ra đánh giá về tác động tiêucực cũng như tích cực đến Việt Nam, Trung Quốc, khu vực và thế giới Từ đó, nhómrút ra bài học nhằm khẳng định lại lợi ích an ninh trong chính sách của Việt Nam vớiTrung Quốc: xây dựng môi trường ổn định, giúp Việt Nam tập trung phát triển kinh tế

và nâng cao vị thế quốc tế

Trang 10

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1 Chính sách đối ngoại là gì?

Chính sách đối ngoại là sự tiếp tục của chính sách đối nội, là phản ứng của mộtquốc gia đối với tình hình quốc tế, là đường hướng hoạt động của quốc gia trên trườngquốc tế trong quan hệ với các chủ thể quốc tế khác nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia dân

tộc Chính sách đối ngoại trực tiếp phản ánh vị thế của một quốc gia trên trường quốc1

tế và gián tiếp phản ánh bản chất chế độ chính trị, mục tiêu, lợi ích và ý chí, nguyện

v ọng của nhân quốc gia ấy Đồng thời, nó cũng thể hiện viễn cảnh, tầm nhìn của một

nước về vai trò và vị trí của nước đó trong cộng đồng quốc tế và được cụ thể bằng vănkiện chứa đựng các mục tiêu mong muốn và các biện pháp đạt được mục tiêu đó Mỗiquốc gia khác nhau sẽ đưa ra chính sách đối ngoại khác nhau nhưng khi hoạch địnhđều phải dựa trên những cơ sở nhất định gồm: lợi ích quốc gia dân tộc, sức mạnh quốcgia, vị trí địa chính trị, bối cảnh trong nước, quốc tế và khu vực, chính sách đối ngoạicủa các quốc gia khác Trong đó, lợi ích quốc gia dân tộc là toàn bộ nhu cầu tồn vong

và phát triển của quốc gia được lãnh đạo quốc gia nhận thức và biến thành mục tiêucủa chính sách đối ngoại trong quan hệ với thế giới còn lại ở mỗi thời kỳ lịch sử nhấtđịnh Phân tích lợi ích quốc gia dân tộc theo mục tiêu gồm mục tiêu an ninh, mục tiêuphát triển, mục tiêu ảnh hưởng Mục tiêu an ninh hay lợi ích an ninh không chỉ là mụctiêu của chính sách đối ngoại mà còn là yếu tố căn bản quyết định cách quốc gia thiếtlập và duy trì các mối quan hệ quốc tế để xây dựng và phát triển lâu dài đất nước

1.2 Lợi ích an ninh là gì?

Lợi ích an ninh là các lợi ích mà một quốc gia, tổ chức, hoặc cá nhân mong muốnđạt được nhằm đảm bảo sự an toàn và ổn định của mình trước các mối đe dọa Đối vớiquốc gia, lợi ích an ninh thường bao gồm các yếu tố như bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, anninh chính trị xã hội như an ninh lương thực, y tế, phúc lợi xã hội cho người dân…,

1

Vũ Dương Huân, “Vài nhận thức về chính sách đối ngoại”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế (104), số 1,

03/2016.

Trang 11

ngăn chặn các mối đe dọa từ bên ngoài, đảm bảo sự phát triển kinh tế, an ninh nănglượng Đồng thời phòng ngừa và chống lại các mối đe dọa an ninh phi truyền thốngnhư khủng bố, tội phạm mạng, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, và các nguy cơ môitrường…

Trang 12

CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LỢI ÍCH AN NINH

CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-1991

2.1 Các yếu tố tác động bên ngoài

2.1.1 Xu thế hòa bình hữu nghị trong quan hệ quốc tế, khu vực

Tình hình thế giới và khu vực vào những thập niên cuối thế kỉ XX có nhữngchuyển động lớn, mang tính chất bước ngoặt làm thay đổi cơ bản cục diện thế giới.Các nước lớn điều chỉnh chiến lược mạnh mẽ, đẩy mạnh hòa hoãn và cải thiện quan

hệ Tháng 12 - 1989, tại cuộc gặp không chính thức trên đảo Malta (Địa Trung Hải),hai nhà lãnh đạo M Goócbachốp và G Busơ (cha) cùng tuyên bố chấm dứt chiếntranh lạnh 1991, Liên Xô tan rã, trật tự hai cực Ianta hoàn toàn sụp đổ, quan hệ quốc

tế chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hình thành xu thế toàn cầu hóa, đa cực đa phươnghóa Sự phát triển vượt bậc của cách mạng khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệthông tin khiến lực lượng sản xuất phát triển nhanh Quá trình toàn cầu hóa, khu vựchóa được thúc đẩy, các nước vừa và nhỏ có xu hướng liên kết với nhau để đối phó sức

ép từ các nước lớn

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN đã có động thái mở rộng hợp tác,tìm kiếm một cơ chế đảm bảo hòa bình, an ninh được ký kết như Hiệp định Khung vềtăng cường hợp tác kinh tế ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ tư (1992),thành lập Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), ký kết Hiệp ước về Khu vực Đông Nam

Á không có Vũ khí Hạt nhân tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ năm (1995)

Xu thế đối thoại, hợp tác buộc Việt Nam phải tiến hành bình thường hóa quan hệvới các nước trong khu vực trong đó đặc biệt có Trung Quốc

2.1.2 Thay đổi trong tam giác quan hệ Việt-Xô-Trung

Trước đó vào những năm 1956, mối quan hệ giữa Liên Xô - Trung Quốc trở nêncăng thẳng, Trung Quốc thể hiện mình là ứng viên xứng đáng cho vị trí lãnh đạo cácnước thuộc thế giới thứ ba, công khai cạnh tranh với Liên Xô Chiến tranh Việt Nam

Trang 13

và Đông Dương trở thành mặt trận của Liên Xô - Trung Quốc trong cuộc chiến tranhgiành ảnh hưởng và địa vị quốc tế Từ giữa những năm 1978, Việt Nam coi mối quan

hệ với Liên Xô là “hòn đá tảng” trong quan hệ đối ngoại của Đảng và nhà nước, đẩymình vào thế đối đầu với Trung Quốc

Tuy nhiên từ những năm 1981, Liên Xô đã thể hiện mong muốn bình thường vớiTrung Quốc trong đề xuất Tổng Bí thư Leonid Brezhnev tại Đại hội 26 của Đảng Cộngsản Liên Xô Trong quá trình cải thiện mối quan hệ Xô - Trung, Trung Quốc đưa rađiều kiện: Liên Xô không ủng hộ Việt Nam trong vấn đề Campuchia, rút quân khỏiAfghanistan, giảm số lượng quân lính ở biên giới hai nước Trung Quốc đã đặt ViệtNam vào tình thế “con bài” giữa hai nước lớn, buộc Liên Xô phải lựa chọn Chọn quan

hệ Xô-Trung đồng nghĩa với việc thay đổi quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam,giảm dần ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Nam Á, hoặc giữ nguyên hiện trạngCampuchia đồng nghĩa với việc quan hệ Xô-Trung đóng băng

Trước đòi hỏi hỏi này, 28/07/1986 tại Vladivostok, Tổng bí thư Đảng cộng sảnLiên Xô Gorbachev, đã thể hiện động thái thỏa hiệp với hai trong ba yêu cầu kể trên.2Bên cạnh đó, trong cuộc đụng độ trên biển tại quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam vàTrung Quốc năm 1988, Việt Nam đã bất ngờ vì Liên Xô không có động thái hỗ trợđáng kể nào mà còn cân bằng thái độ với cả hai bên Ngày 15/05/1989, Liên Xô -Trung Quốc bình thường hóa mối quan hệ ngoại giao Năm 1991, Liên Xô sụp đổ đãkhiến cho tam giác quan hệ không còn giá trị, buộc Việt Nam phải tìm cách bìnhthường hóa quan hệ với Trung Quốc bởi khi Liên Xô sụp đổ đồng nghĩa với việc ViệtNam mất đi một nguồn viện trợ lớn, một chỗ dựa tin cậy, một đối tác về kinh tế - chínhtrị Trong bối cảnh bị bao vây cô lập, Trung Quốc càng trở thành một đối tượng khiếnViệt Nam đẩy mạnh việc bình thường hóa vì những lợi ích an ninh khu vực, an ninhkinh tế

2

Sveinung Johannes Sloreby, Explaining improvement of bilateral relations: the case of Vietnam’s

relation with China, 1985 – 2001, SUM Dissertations and theses No 2002.01, University of Olso, 2002.

Trang 14

Năm 1978, sau chuyến ngoại giao con thoi của Đặng Tiểu Bình vào tháng 11,thái độ của các nước ASEAN đối với Việt Nam có nhiều thay đổi Các nước ASEANđều cho rằng cuộc xung đột Việt Nam - Campuchia là nhân tố không ổn định với hòabình khu vực, việc Việt Nam “nghiêng” về phía Liên Xô với bản Hiệp ước Hữu nghị

và Hợp tác toàn diện Xô-Việt (1978) đã khiến ASEAN nhận thấy Việt Nam tiếp tục là

“mối đe dọa” và họ cần phải “xích” lại gần Trung Quốc hơn nữa Theo yêu cầu củaĐặng Tiểu Bình, Thái Lan đồng ý cho phép máy bay Trung Quốc quá cảnh tại vùngtrời Thái Lan để bay sang Campuchia và trở về, từ đó mở ra con đường mòn xuyênThái và biến nước này thành một chốt chặn chiến lược an toàn của Trung Hoa tạiĐông Nam Á

Trung Quốc đã trở thành nhân tố khiến lợi ích an ninh của Việt Nam bị đe dọatrực tiếp, Trung Quốc muốn dùng vấn đề Campuchia để cải thiện chỗ đứng của mìnhvới các nước lớn thể hiện vai trò nước lớn trong việc giải quyết vấn đề Campuchia,phục vụ mục tiêu chuyển hướng chiến lược với Mỹ và phương Tây, cải thiện mối quan

hệ với Liên Xô mà không mất lòng Mỹ điều này đã tác động mạnh mẽ đến lợi ích “an

Trang 15

ninh” trong chính sách đối ngoại buộc Việt Nam đẩy mạnh quá trình giải quyết vấn đề

“Campuchia” nhằm phục vụ cho mục tiêu “mục tiêu bình thường hóa với Trung Quốc,không nhằm chống lại Trung Quốc”, phá bỏ thế bao vây cô lập

2.1.4 Những xung đột của Việt Nam với Trung Quốc

Năm 1979, Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn, đưa 60vạn quân cùng với gần 800 xe bọc thép, xe tăng, trọng pháo và máy bay các loại đồngloạt tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam Tháng 3 năm 1979, Trung Quốc phảirút quân, song cuộc chiến vẫn chưa kết thúc, mà chuyển sang một trạng thái mới,không kém phần nguy hiểm – nữa có hòa bình, nửa có chiến tranh

Các cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc được nối lại nhằm giải quyếtcác vấn đề cấp bách để vãn hồi hòa bình, giải quyết những vấn đề liên quan đến xungđột vũ trang giữa hai nước, giảm căng thẳng biên giới, tuy nhiên Trung Quốc có độngthái từ chối và trì trệ trong các cuộc đàm phán

Trong khi đàm phán đang trì trệ, Trung Quốc liên tục mở những cuộc tiến công,xâm nhập, pháo kích vào lãnh thổ Việt Nam Trong những năm 80 của thế kỉ XX, tìnhhình biên giới Việt Nam - Trung Quốc liên tục ở trong tình trạng căng thẳng, có chiến

sự với mức độ thấp hơn chiến tranh Tính từ tháng 3-1979 đến hết tháng 9-1983, TrungQuốc đã cho lực lượng vũ trang xâm nhập biên giới Việt Nam 48.974 vụ, trong đó xâmnhập biên giới trên bộ 7.322 vụ có nổ súng, khiêu khích; xâm nhập vùng biển 28.967vụ; xâm nhập vùng trời biên giới 12.705 vụ (với hơn 2.000 tốp máy bay).Các nhà quansát nước ngoài ghi nhận từ tháng 7-1980 đến tháng 8-1987, dọc biên giới Việt Nam -Trung Quốc đã xảy ra 6 cuộc chạm trán nảy lửa vào các tháng 7-1980, tháng 5-1981,tháng 4- 1983, tháng 6-1985, tháng 12-1986 và tháng 1-1987

Cùng với các hoạt động quân sự thấp hơn chiến tranh, Trung Quốc tăng cườngcác hoạt động gây rối nội bộ, mua chuộc người của các dân tộc thiểu số, trong đó cóngười Hoa, tiến công chính trị, phá hoại kinh tế, đẩy mạnh chiến tranh tâm lý TrungQuốc ráo riết thực hiện chiến lược phá hoại toàn diện và lâu dài với nhiều thủ đoạn,

Trang 16

làm cho tình hình ở các vùng giáp biên thường xuyên không yên ổn, phá hoại một cáchtoàn diện tư tưởng, chính trị, kinh tế, quốc phòng Kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặtnày rất phức tạp, Trung Quốc đánh phá bằng nhiều mưu mô, trên nhiều lĩnh vực, từnhiều hướng, trên nhiều địa bàn, bằng nhiều lực lượng, nhiều hình thức, kết hợp đánh

từ trong ra, ngoài vào, tiến hành bao vây, phong tỏa kinh tế từ bên ngoài, tiến hành pháhoại máy móc, đốt cháy kho tàng gây thiệt hại cho sản xuất Trung Quốc tổ chứcbuôn lậu, đầu cơ tích trữ, phá hoại tiền tệ, lũng đoạn thị trường, ra sức lợi dụng những

sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội để làm nghiêm trọng thêm nhữngkhó khăn về kinh tế, đời sống Việt Nam

Trong các ngày 22-2-1980, 27-2-1980 và 2-3-1980 tại vùng biển Tây Nam quầnđảo Hoàng Sa, tàu Hải quân Trung Quốc đã tổ chức bắt cóc một số thuyền đánh cá củangư dân hai tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và Nghĩa Bình Ngày 15-4-1987, Trung Quốc

đã ra tuyên bố lên án quân đội Việt Nam “chiếm đóng” đảo đá Ba Tiêu thuộc quần đảoTrường Sa, Bản Tuyên bố nói rằng, mục đích của Việt Nam khi triển khai quân độimột cách bất hợp pháp ở đảo Ba Tiêu là để chiếm hữu thềm lục địa gần đó và mởđường cho việc khai thác dầu trong tương lai Trung Quốc yêu cầu Việt Nam rút khỏi

Ba Tiêu và chín hòn đảo khác, bảo lưu quyền thu hồi các đảo này vào một thời điểmthích hợp Thậm chí, Trung Quốc còn tuyên bố mạnh mẽ: “Chừng nào mà quân độiQuốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn còn thống nhất hành động trongviệc chống lại kẻ thù, thì hoàn toàn có thể ngăn chặn hành động bành trướng tàn bạocủa Việt Nam và thậm chí còn giáng trả nặng nề

Sang năm 1988, Trung Quốc tiếp tục trì hoãn các cuộc gặp gỡ, có những hànhđộng ở biển Đông làm căng thẳng thêm tình hình Tháng 1-1988, một lực lượng lớntàu chiến của Trung Quốc hoạt động xâm chiếm tại bãi đá Chữ Thập và Châu Viên,xây nhà, cắm cờ Trung Quốc trên hai đảo này, làm bàn đạp để mở rộng các hành độnglấn chiếm trên quần đảo Ngày 26-2-1987, lực lượng của Trung Quốc đã đổ bộ lên haiđảo san hô trong quần đảo Ngày 20-2-1988, Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Namcho biết, Trung Quốc đã huy động nhiều tàu chiến hoạt động ở lãnh hải Trường Sa củaViệt Nam Tham vọng của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa đã lên đến một

Trang 17

mức độ mới – Trung Quốc gây ra cuộc hải chiến đẫm máu vào tháng 3-1988 gần cụmđảo Sinh Tồn, khiến 3 tàu vận tải của Việt Nam bị bắn chìm, 20 người hy sinh và 74người khác bị mất tích.

Các hoạt động kể trên của Trung Quốc kéo dài, gây nên tình trạng căng thẳngthường xuyên, có chiến sự với mức độ thấp hơn chiến tranh ở biên giới phía Bắc và ởvùng lãnh hải của Việt Nam – đó là “chính sách bên miệng hố chiến tranh” đẩy ViệtNam phải duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu - đây không chỉ một gánh nặng cho nềnkinh tế quốc gia vốn đã rất khó khăn, mà còn gây nên sự mất ổn định, khiến Việt Namkhó lòng tập trung mọi nguồn lực cho công cuộc xây dựng đất nước Hành động đócủa Trung Quốc là nhằm làm cho Việt Nam bị chảy máu thêm trong khi Việt Namđang đứng trước những bất lợi to lớn về vấn đề an ninh

2.2 Các yếu tố tác động bên trong

2.2.1 Những khó khăn về an ninh kinh tế khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ

Mối quan hệ Việt Nam - Liên Xô được hình thành dưới thời Chủ tịch Hồ ChíMinh và chính thức được thiết lập trong giai đoạn 1950 - 1954 Kể từ đây, Việt Nam

đã có một “hậu phương” vững chắc, quan trọng về tinh thần và mở đầu cho việc tiếpnhận nguồn viện trợ của bạn bè quốc tế Cho đến năm 1965 - 1975, mối quan hệ càngtrở nên chặt chẽ hơn, Liên Xô cung cấp việc trợ quân sự, vũ khí hiện đại và đào tạocán bộ Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống

Mỹ Sau chiến tranh, quan hệ hai nước tiếp tục phát triển sâu rộng trên nhiều lĩnh vực,Liên Xô là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam trong công cuộc xâydựng lại đất nước và đối phó với các thách thức khác bên ngoài

Tuy nhiên, đến năm 1991, Việt Nam phải chịu những ảnh hưởng sâu sắc và toàndiện do mất đi nguồn viện trợ trên các mặt kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng khiLiên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ

Trang 18

2.2.2 Việt Nam đối mặt với vấn đề bao vây cô lập và cấm vận của các quốc gia khác

Cùng với việc các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô lâm vào khủnghoảng trầm trọng, sụp đổ và tan rã, Việt Nam không chỉ không còn nhận được viện trợ

từ các nước xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế bị thu hẹp mà còn phải chịu áp lực bị baovây, cô lập và cấm vận về chính trị và ngoại giao của Mỹ, bắt đầu từ tháng 5/1975 Nốitiếp chính sách cấm vận của Mỹ, hầu hết các quốc gia khác, trừ Liên Xô và các nướcĐông Âu, đều dựa vào hành động của Mỹ để điều chỉnh chính sách đối với Việt Nam.Vào cuối thập niên 70 của thế kỉ XX, các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa vànhiều nước trên thế giới đã thực hiện việc cắt giảm viện trợ và hỗ trợ về kinh tế, quân

sự và an ninh, gây khó khăn chồng chất cho Việt Nam

Bên cạnh đó, với vấn đề “Campuchia”, các nước ASEAN vốn đã lo ngại “lànsóng cộng sản” lại càng thấy Việt Nam là một mối đe dọa, nhất là khi Việt Nam đanghướng về phía Liên Xô, họ nhận thấy rằng cần phải ủng hộ Trung Quốc và yêu cầuViệt Nam rút quân khỏi Campuchia Một lần nữa Việt Nam lại bị rơi vào tình trạng bị

cô lập, cùng với việc ASEAN lo ngại chiến tranh có thể lan rộng và kéo họ vào cuộcxung đột khu vực nên mối quan hệ với Việt Nam lại càng căng thẳng, đối đầu kéo dàihơn một thập niên

Ngoài những nhân tố lớn bên ngoài, sự bao vây, cô lập và cấm vận của các cườngquốc thì chính sách đối ngoại của Việt Nam cũng góp phần không nhỏ dẫn đến tìnhtrạng bao vây, cô lập, cấm vận ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế đối với quốc giamới được thống nhất Sau ngày thống nhất, Việt Nam tăng cường quan hệ hợp tác pháttriển chủ yếu với các nước có cùng ý thức hệ như Liên Xô và các quốc gia thuộc khối

xã hội chủ nghĩa Mặc dù có mong muốn thiết lập quan hệ với tất cả các nước trên thếgiới, nhưng về cơ bản, Việt Nam vẫn chĩa mũi nhọn đấu tranh chống chủ nghĩa đếquốc, đứng đầu là Mỹ

Trang 19

2.2.3 Sự đổi mới tư duy đối ngoại của Việt Nam

Mười năm trước Đổi mới (1976 - 1986) là khoảng thời gian Việt Nam tiến hànhcông cuộc khôi phục và xây dựng đất nước sau chiến tranh Bên cạnh những thuận lợisau khi thống nhất đất nước, Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều thách thức mà mộtphần do chính sách đối ngoại tạo ra Xuất phát từ tư duy bảo thủ, cách nhìn cứng nhắc

về xã hội chủ nghĩa hiện thực, đánh giá quá cao sức mạnh của hệ thống XHCN so vớithực tế, nên Việt Nam đã không lường trước những khó khăn và dấu hiệu khủng hoảngtrong nội bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa Đặc biệt, Việt Nam vẫn tin rằng: “Hệ thốngcác nước XHCN đã và đang lớn mạnh không ngừng” , có khả năng phát triển mạnh3

mẽ hơn chưa từng có Hơn nữa, do bị ảnh hưởng bởi tư duy ý thức hệ và không khíChiến tranh lạnh nên Việt Nam vẫn còn có nhận thức cứng nhắc về các nước tư bảnTây Âu, do đó chưa thiết lập được quan hệ đối ngoại với họ Bên cạnh đó, sự hạn chếtrong việc nhận thức các vấn đề của khu vực, như những thay đổi trong chính sách đốingoại của Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong ASEAN khiến cho Việt Nam chưathúc đẩy được mối quan hệ hợp tác song phương, đa phương Với những nhận thức đó,Việt Nam đã nghiêng hẳn về phía Liên Xô, coi Liên Xô là “hòn đá tảng” trong chínhsách đối ngoại, phụ thuộc nhiều vào Liên Xô và đẩy đất nước vào thế đối đầu vớiTrung Quốc Hơn nữa, Việt Nam vẫn còn có nhiều hạn chế trong việc tự nhận diện sứmệnh mới: “chống chủ nghĩa bành trướng, bá quyền” trong phong trào cách mạng thếgiới, “vì nghĩa vụ quốc tế cao cả”

Trước tình hình đó, Đại hội VI của Đảng năm 1986 đã đặt nền móng cho quátrình đổi mới tư duy đối ngoại của Việt Nam Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị được banhành vào ngày 09/7/1986 đã nêu ra cách tiếp cận mới: “chuyển từ đấu tranh” sang

“cùng tồn tại hòa bình với các đối tác chính” Đây là những nhận thức hoàn toàn mớicủa Đảng so với tư duy “hai phe”, “hai cực” trước đây, đánh dấu sự thay đổi trongquan hệ quốc tế của Việt Nam Tiếp đó, Trung ương khóa VI đã làm rõ vấn đề tư duyđối ngoại theo định hướng đa phương của Việt Nam khi đưa vào Nghị quyết số 13 của

3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, t.37, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004,

tr.507.

Ngày đăng: 19/11/2024, 15:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w