1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

186 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Lê Hùng Điệp
Người hướng dẫn PGS. TS. Lê Chi Lan, TS. Đặng Thị Minh
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Quản lý công
Thể loại Luận án Tiến sĩ Quản lý công
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 186
Dung lượng 2,62 MB

Nội dung

Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phải gắn liền với việc cụ thể hóa các chủ trương của Đảng về nhà giáo và chiến lược phátQuản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ HÙNG ĐIỆP

ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ GIẢNG

VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ HÙNG ĐIỆP

ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ GIẢNG

VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ

CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản lý công

Mã số: 9 34 04 03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS TS Lê Chi Lan

2 TS Đặng Thị Minh

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ix

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 3

2.1 Mục đích nghiên cứu 3

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 4

3.1 Đối tượng nghiên cứu 4

3.2 Phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4

4.1 Phương pháp luận 4

4.2 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 5

5.1 Câu hỏi nghiên cứu 5

5.2 Giả thuyết khoa học 6

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6

6.1 Ý nghĩa lý luận 6

6.2 Ý nghĩa thực tiễn 6

7 Những đóng góp mới của luận án 7

8 Cấu trúc của luận án 7

Chương 1: 6

Trang 4

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN

ÁN 6

1.1 Các nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học 6

1.2 Các công trình nghiên cứu về đội ngũ giảng viên đại học 13

1.3 Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 24

1.3.1 Nhận xét chung 24

1.3.2 Những nội dung luận án kế thừa và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 28

Chương 2: 29

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 29

2.1 Đội ngũ giảng viên các trường đại học 29

2.1.1 Khái niệm 29

2.1.2 Phân loại đội ngũ giảng viên các trường đại học 31

2.1.3 Đặc điểm của đội ngũ giảng viên các trường đại học 35

2.1.4 Vai trò của đội ngũ giảng viên trong đổi mới giáo dục đại học 38

2.2 Hoạt động quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học 39

2.2.1 Khái niệm 39

2.2.2 Chủ thể và đối tượng quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học 41

2.2.3 Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học 43

Trang 5

2.2.4 Nội dung quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại

học 45

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học 51

2.3.1 Yếu tố chính trị 52

2.3.2 Yếu tố pháp lý 52

2.3.3 Yếu tố về năng lực của các cơ quan nhà nước và cán bộ công chức 53

2.3.4 Yếu tố về kinh tế - xã hội 54

2.3.5 Điều kiện phát triển của vùng miền, địa phương 56

2.3.6 Yếu tố khoa học công nghệ 56

2.3.7 Yếu tố thuộc về bản thân đội ngũ giảng viên 58

2.4 Kinh nghiệm của các nước và giá trị tham khảo đối với Việt Nam 60

2.4.1 Kinh nghiệm từ Trung Quốc 60

2.4.2 Kinh nghiệm từ Singapore 65

2.4.3 Kinh nghiệm từ Hàn Quốc 68

2.4.4 Giá trị tham khảo đối với Việt Nam 71

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 75

Chương 3: 77

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 77 3.1 Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của TP Hồ Chí Minh tác động đến phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học 77

3.2 Thực trạng đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 80

3.2.1 Về số lượng và cơ cấu 82

Trang 6

3.2.2 Về trình độ 86

3.3 Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 95

3.3.1 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học 95

3.3.2 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên 101

3.3.3 Xây dựng tổ chức bộ máy và nhân sự 102

3.3.4 Xây dựng và quản lý dữ liệu đội ngũ giảng viên 105

3.3.5 Thanh tra, kiểm tra đội ngũ giảng viên các trường đại học 106

3.4 Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 107

3.4.1 Kết quả đạt được 107

3.4.2 Hạn chế 108

3.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 111

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 116

Chương 4: 118

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 118

4.1 Phương hướng tăng cường quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 118

4.1.1 Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phải gắn liền với việc cụ thể hóa các chủ trương của Đảng về nhà giáo và chiến lược phát triển giáo dục của Nhà nước 118

Trang 7

4.1.2 Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn TP.HCM phải gắn với yêu cầu hội nhập quốc tế và sự thích ứng linh hoạt

với bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 121

4.1.3 Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học phải phù hợp, đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra trong phát triển đại học của TP.HCM 123

4.2 Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 125

4.2.1 Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về đội ngũ giảng viên 125

4.2.2 Đổi mới cơ chế tuyển dụng và đánh giá đội ngũ giảng viên đại học 126

4.2.3 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch để tiếp tục phát triển đội ngũ giảng viên cả về chất lượng, cơ cấu hợp lý 127

4.2.4 Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên đại học 129

4.2.5 Tiếp tục hoàn thiện chính sách đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ giảng viên 131 4.2.6 Hoàn thiện cơ sở dữ liệu để quản lý đội ngũ giảng viên 134

4.2.7 Tăng cường và đảm bảo hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học 135

4.2.8 Tăng cường hợp tác quốc tế và thúc đẩy sự liên kết giữa các trường đại học trên địa bàn TP.HCM 136

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 140

KẾT LUẬN 141

TÀI LIỆU THAM KHẢO 143

Phụ lục 1 PHIẾU ĐIỀU TRA XIN Ý KIẾN (Dành cho giảng viên đại học) 155 1.1 Mẫu phiếu điều tra xin ý kiến 155

Trang 8

1.2 Kết quả khảo sát 157

Phụ lục 2 PHIẾU ĐIỀU TRA XIN Ý KIẾN (Dành cho các giảng viên cấp quản lý Trưởng, Phó trưởng khoa và tương đương) 162

2.1 Mẫu phiếu điều tra xin ý kiến 162

2.2 Kết quả khảo sát 164

Phụ lục 3 PHIẾU ĐIỀU TRA CHUYÊN SÂU 168

Phụ lục 4 SỐ LƯỢNG GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM HỌC 2022-2023 172

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐNGV : Đội ngũ giảng viên

TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh VBPL : Văn bản pháp luật

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Số lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên đại học ở Trung Quốc, năm 2020 60 Bảng 2: Số lượng đội ngũ giảng viên, sinh viên đại học ở Singapore, từ năm 2011 –

2020 66 Bảng 3: Số lượng cơ cấu đội ngũ giảng viên, sinh viên đại học ở Hàn Quốc, từ năm

2011 – 2021 70 Bảng 4: Số lượng giảng viên, số lượng sinh viên và tỷ lệ SV/GV của các trường đại học trên địa bàn TP.HCM năm 2023 83 Bảng 5: Cơ cấu ĐNGV từng trường đại học trên địa bàn TP.HCM phân theo trình

độ chuyên môn năm 2023 90 Bảng 6: Thống kê số lượng công trình nghiên cứu khoa học ở các trường đại học trên địa bàn TP.HCM năm 2021 93

Biểu đồ 1: Số lượng ĐNGV các trường đại học trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2015 – 2022 83 Biểu đồ 2: Cơ cấu ĐNGV các trường đại học trên địa bàn TP.HCM phân theo trình

độ chuyên môn năm 2015 và năm 2022 87Biểu đồ 3: Kết quả khảo sát nguyên nhân giảng viên các trường đại học trên địa bàn TP.HCM không tham gia hoặc chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học 95

Hình 1: Mô hình tổ chức và các mặt hoạt động của tổ chức liên kết các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 138

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

Thứ nhất, xuất phát từ chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước xác định là yêu cầu cấp thiết nhằm phục

vụ cho mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã xác định mục tiêu phát triển giáo dục đại học là tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc

và hội nhập quốc tế Trong bối cảnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục

và đào tạo từ trung ương đến địa phương cần thay đổi tư duy, bám sát định hướng đổi mới, phát huy tối đa và hiệu quả vai trò quản lý nhà nước trong hoạch định, triển khai thực hiện và giám sát thực hiện các chính sách phát triển giáo dục đại học, tiến tới trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học Bên cạnh khung pháp lý đã được hình thành trong Luật Giáo dục Đại học năm 2012 và sửa đổi, bổ sung năm

2018 đang tạo thuận lợi cho đổi mới và phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam, một

số thành quả cũng đã được ghi nhận, việc thực thi vai trò quản lý nhà nước về giáo dục đại học vẫn còn một số khó khăn, thách thức, còn nhiều điểm chưa phù hợp với điều kiện tự chủ đại học, còn chưa thật phù hợp với thông lệ quốc tế, làm ảnh hưởng quá trình hội nhập quốc tế của giáo dục đại học Việt Nam

Thứ hai, xuất phát từ vị trí, vai trò của ĐNGV đối với giáo dục đại học ĐNGV

là “lực lượng sản xuất đặc biệt tạo ra sản phẩm là nguồn nhân lực”, là chủ thể, nhân

tố quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, dịch vụ và sự phát triển của nhà trường, đồng thời là chủ thể định hướng kiến tạo sự phát triển bền

Trang 12

vững của xã hội Quản lý ĐNGV là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với các

cơ sở giáo dục đại học Trong bối cảnh tự chủ đại học hiện nay, cùng với những cải cách trong chính sách tiền lương, hoạt động này càng trở nên thiết yếu và có ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của từng cơ sở giáo dục Để phát triển hiệu quả đội ngũ giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học, cần thực hiện một cách đồng bộ

và hợp lý các nội dung liên quan đến số lượng, chất lượng và cơ cấu, nhằm tối ưu hóa nhiệm vụ giảng dạy của từng cơ sở đào tạo, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của toàn bộ hệ thống giáo dục quốc gia

Thứ ba, đứng trước sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0, mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội đều chuyển biến mạnh mẽ Đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng sự phát triển và đòi hỏi ngày càng cao trong kỷ nguyên số là một thách thức chung của giáo dục đại học và các trường đại học hiện nay Các trường đại học phải điều chỉnh, thay đổi rất nhiều mặt từ cơ cấu tổ chức, phương thức quản trị, chương trình đào tạo và đặc biệt, phải xây dựng được ĐNGV đảm bảo về mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý

Thứ tư, giáo dục đại học trong thời đại chuyển đổi số yêu cầu ĐNGV phải trở thành những người tiên phong trong việc đổi mới tư duy, nâng cao trình độ chuyên môn, cải tiến phương pháp giảng dạy, và phát triển kỹ năng nghề nghiệp Đặc biệt, cần chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ và công nghệ thông tin để có thể nhanh chóng nắm bắt các xu hướng mới và sử dụng thành thạo các thiết bị công nghệ cũng như phần mềm trong quá trình giảng dạy, kiểm tra, đánh giá sinh viên và thực hiện nghiên cứu khoa học

Thứ năm, xuất phát từ thực tiễn QLNN đối với ĐNGV các trường đại học trên địa bàn TP.HCM thời gian qua bên cạnh những kết quả, thành tựu đạt được, vẫn còn nhiều mặt hạn chế Số lượng, tỷ lệ, cơ cấu ĐNGV đại học chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài Chất lượng ĐNGV đại học hiện nay còn chưa thực sự tương xứng với những yêu cầu đặt ra trước sự phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ ngày càng tăng, nhưng khả năng

Trang 13

giảng viên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của quá trình đổi mới giáo dục Nhiều giảng viên phải dành phần lớn thời gian cho công tác giảng dạy, ít có thời gian tập trung cho hoạt động nghiên cứu khoa học Những hạn chế nêu trên đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo đại học Do đó, việc củng cố vai trò của quản lý nhà nước, hoàn thiện các chủ trương, chính sách và quy định pháp luật nhằm giải quyết những khó khăn, tạo động lực cho đội ngũ giảng viên các trường đại học phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng với cơ cấu và tỷ lệ hợp lý là một yếu tố quan trọng và cần thiết trong bối cảnh hiện nay

Xuất phát từ những cơ sở cấp thiết đó, tác giả đã lựa chọn Luận án “Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn QLNN đối với ĐNGV các trường đại học nhằm đề xuất các giải pháp tăng cường QLNN đối với ĐNGV các trường đại học trên địa bàn TP.HCM

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tham khảo các công trình nghiên cứu liên quan đến phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận án, phân tích những vấn đề các công trình đã giải quyết mà luận

án có thể kế thừa và xác định những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về QLNN đối với ĐNGV các trường đại học: Làm rõ các khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung QLNN, các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với ĐNGV các trường đại học

- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động QLNN đối với ĐNGV các trường đại học trên địa bàn TP.HCM nhằm đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam

về QLNN và thực tiễn thực thi pháp luật đối với các trường đại học trên địa bàn

Trang 14

TP.HCM; chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường QLNN đối với đội ngũ này

- Nghiên cứu, tổng hợp các quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường QLNN đối với ĐNGV các trường đại học trên địa bàn TP.HCM

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động QLNN đối với ĐNGV các trường đại học trên địa bàn TP.HCM

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Các trường đại học trên địa bàn TP.HCM (Không bao

gồm các trường đại học thuộc khối an ninh, quốc phòng và các trường đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM)

- Phạm vi thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2024 (Tính từ năm 2013 là thời điểm Luật Giáo dục đại học 2012 chính thức có hiệu lực)

- Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu nội dung QLNN đối với ĐNGV các trường đại học trên địa bàn TP.HCM

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1 Phương pháp luận

Luận án được nghiên cứu và thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; quan điểm của Đảng, định hướng của ngành Giáo dục về phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực giáo dục; về vai trò của nhà giáo; các quan điểm của Đảng và pháp luật Nhà nước thể hiện cách nhìn nhận các vấn đề liên quan đến QLNN, đến phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập quốc tế, trong xu thế phát triển của cách mạng khoa học công nghệ 4.0 và chuyển đổi số

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trang 15

Để thực hiện được mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp cụ thể như sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Luận án có sự tham khảo và tiếp

tục kế thừa các văn bản, tài liệu về chủ trương, chính sách pháp luật liên quan đến đối tượng nghiên cứu; đồng thời có khai thác những báo cáo, số liệu thống kê liên quan qua các giai đoạn Các tài liệu thứ cấp được tổng hợp, phân tích, so sánh nhằm tổng kết vấn đề lý luận về QLNN đối với ĐNGV các trường đại học và tiếp tục phân tích, đánh giá thực tiễn QLNN đối với ĐNGV các trường đại học trên địa bàn TP.HCM

- Phương pháp điều tra xã hội học: Xây dựng các phiếu điều tra, khảo sát thực

tế, sử dụng bảng hỏi Đối tượng khảo sát: ĐNGV ở một số trường đại học trên địa bàn TP.HCM, số lượng: 350 phiếu khảo sát (300 phiếu cho giảng viên, 50 phiếu cho các giảng viên cấp quản lý Trưởng, Phó trưởng khoa và tương đương) Hình thức khảo sát: Gửi phiếu khảo sát trực tiếp, đồng thời gửi phiếu khảo sát trực tuyến thông qua nền tảng Google Forms Cụ thể:

+ Số phiếu phát ra: 350 phiếu;

+ Số phiếu thu về: 332 phiếu, đạt tỷ lệ 94,8%;

+ Xử lý số liệu: Phụ lục số 1, số 2 của luận án

- Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã trực tiếp tham khảo ý kiến các nhà quản lý thuộc lĩnh vực nghiên cứu, các nhà khoa học, các giảng viên, những người có kinh nghiệm liên quan đến đề tài luận án Đối tượng phỏng vấn: Công chức lãnh đạo, QLNN về giáo dục và đào tạo; Ban Giám hiệu, số lượng: 30 người (Công chức lãnh đạo, QLNN về giáo dục và đào tạo: 10 người; Ban Giám hiệu: 20 người)

5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học

5.1 Câu hỏi nghiên cứu

- QLNN đối với ĐNGV các trường đại học được dựa trên cơ sở khoa học nào?

Trang 16

- Thực trạng QLNN đối với ĐNGV các trường đại học trên địa bàn TP.HCM hiện nay được tổ chức thực hiện, kết quả như thế nào?

- Để tăng cường QLNN đối với ĐNGV các trường đại học trên địa bàn TP.HCM cần có những giải pháp nào? Triển khai các giải pháp đó ra sao? Để thực hiện các giải pháp đó thì cần những điều kiện gì?

5.2 Giả thuyết khoa học

- ĐNGV các trường đại học có vai trò quan trọng, quyết định chất lượng đào tạo của các trường đại học, góp phần tạo ra đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

- QLNN đối với ĐNGV các trường đại học trên địa bàn TP.HCM trong bối cảnh hội nhập hiện nay thực sự là vấn đề cấp thiết Hoạt động QLNN đối với ĐNGV các trường đại học trên địa bàn TP HCM ngày càng được quan tâm và có nhiều giải pháp để nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, bất cập trong công tác QLNN

- Nếu tăng cường QLNN đối với ĐNGV các trường đại học trên địa bàn TP HCM sẽ nâng cao chất lượng của ĐNGV và chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục đại

học nói chung có thể đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của xã hội trong bối cảnh hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận án đã hệ thống hóa, bổ sung và phát triển được cơ sở lý luận QLNN đối với ĐNGV các trường đại học Đề tài còn phân tích thực tiễn quản lý giảng viên đại học ở một số quốc gia như Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc có giá trị tham khảo đối với Việt Nam

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Qua việc phân tích thực tiễn tại các trường đại học trên địa bàn TP.HCM, luận

án đã đưa ra được một số phương hướng và giải pháp góp phần tăng cường QLNN đối với ĐNGV các trường đại học trên địa bàn TP.HCM, là tài liệu tham khảo cho

Trang 17

cơ quan hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân lực; các cơ quan xây dựng pháp luật Các số liệu, thống kê trong đề tài cũng có thể mang giá trị tham khảo cho

những đề tài nghiên cứu tiếp theo

7 Những đóng góp mới của luận án

- Luận án góp phần hệ thống hóa và phân tích, làm rõ hơn hệ thống lý luận khoa học về QLNN đối với ĐNGV các trường đại học, đặc biệt phân tích sâu vào vai trò của QLNN đối với nhóm đối tượng mang tính đặc thù này

- Luận án đưa ra những đánh giá cụ thể và có hệ thống về thực trạng QLNN đối với ĐNGV các trường đại học trên địa bàn TP.HCM Từ đó, phân tích những bất cập, hạn chế về pháp luật cũng như hạn chế trong áp dụng pháp luật về QLNN đối với ĐNGV các trường đại học trên địa bàn TP.HCM

- Luận án đề xuất một hệ thống các giải pháp để tăng cường QLNN đối với ĐNGV trên địa bàn TP.HCM, bao gồm các giải pháp hoàn thiện pháp luật về QLNN đối với ĐNGV các trường đại học, giải pháp về tổ chức thực hiện các quy định, chính sách, giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động QLNN

- Luận án đề xuất mô hình trong việc thúc đẩy sự liên kết giữa các trường đại học trên địa bàn TP.HCM

8 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận

án được kết cấu gồm 04 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học

Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Chương 4: Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 18

Chương 1:

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Các nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học

Cuốn sách chuyên khảo mang tên “Quản lý nhà nước về giáo dục đại học: Kinh nghiệm của Trung Quốc và khuyến nghị đối với Việt Nam” do tác giả Mai Ngọc Anh biên soạn, là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước KHGD/16-20.DDT003, thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 Cuốn sách tập trung phân tích, đánh giá hệ thống chính sách đối với giáo dục đại học và kết quả thực hiện chính sách phát triển giáo dục đại học và kết quả thực hiện hiện chính sách phát triển giáo dục đại học của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay trên bốn phương diện lớn: (i) Chiến lược phát triển giáo dục đại học, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, đầu tư ngân sách và ngành đào tạo trọng điểm; (ii) Chính sách, quy định về tự chủ đại học; (iii) Quản lý nhà nước đối với đảm bảo chất lượng giáo dục đại học và kiểm định chất lượng đại học và (iv) Chính sách, quy định đối với hỗ trợ sinh viên Đồng thời, tác giả đã phân tích thực trạng chiến lược, chính sách đối với phát triển giáo dục đại học của Việt Nam thời gian qua và đề xuất một số khuyến nghị về giáo dục đại học ở Việt Nam trong những năm tiếp theo

Ở khía cạnh quản lý nhà nước đối với ĐNGV, nhóm tác giả đã có những phân tích, so sánh giữa quá trình quy hoạch, thu hút, tuyển dụng, sử dụng, tôn vinh và đãi ngộ giữa Việt Nam và Trung Quốc; đồng thời khuyến nghị một số giải pháp cần thực hiện để thu hút và khuyến khích

Tác giả Đoàn Văn Dũng trong Luận án Tiến sĩ Quản lý công “Quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục đại học”1 đã làm rõ nội hàm, các yếu tố cấu thành của khái niệm “chất lượng giáo dục đại học”, vai trò của Nhà nước đối với chất lượng giáo dục đại học và các nội dung quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục đại học

Trang 19

Theo tác giả, một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học

đó là “Hoàn thiện chiến lược và chính sách phát triển giáo dục đại học theo hướng

tập trung vào việc xác định tầm nhìn, mục tiêu cho giáo dục đại học và những yếu

tố tác động trực tiếp vào chất lượng giáo dục đại học” mà trong đó, cần tập trung

hoàn thiện nhóm chính sách về phát triển ĐNGV và cán bộ quản lý trường đại học Theo đó, đối với ĐNGV, cần tiến hành cải cách trong việc xây dựng quy hoạch và

kế hoạch, đồng thời sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến tuyển dụng giảng viên Cần nghiên cứu và phát triển các cơ chế, chính sách nhằm thu hút những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, sinh viên từ các lớp cử nhân tài năng và kỹ sư chất lượng cao để trở thành giảng viên Bên cạnh đó, cần xây dựng chính sách thu hút các cán

bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao, cả trong và ngoài nước, tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam Thêm vào đó, cần thiết lập bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp cho giảng viên và tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy

về cả năng lực chuyên môn lẫn kiến thức và nghiệp vụ sư phạm; ba là, cần đổi mới công tác quản lý, sử dụng, đánh giá và sàng lọc đội ngũ giảng viên theo hướng phân công và phân cấp trách nhiệm, quyền hạn Đồng thời, cần giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục đại học Cuối cùng, cần bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách đãi ngộ cho đội ngũ giảng viên sao cho tương xứng với thành tích và năng lực cá nhân Cần điều chỉnh chính sách lương, phụ cấp ưu đãi và

cơ chế đãi ngộ phù hợp nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, tạo động lực

và điều kiện cho đội ngũ giảng viên nâng cao năng lực và trình độ

Bài viết “Quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học”2 của tác giả Phạm Thị

Hạnh Phương khẳng định vai trò của QLNN đối với giáo dục đại học có vai trò đặc

biệt quan trọng quyết định hiệu lực, hiệu quả của giáo dục đại học QLNN đối với giáo dục đại học, giúp xây dựng môi trường pháp lý và ngăn ngừa, xử lý vi phạm pháp luật trong giáo dục đại học; xây dựng cơ cấu tổ chức, bộ máy QLNN về giáo

Trang 20

dục đại học hoạt động thống nhất, hiệu quả; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học

Bằng việc thống kê số liệu, kết quả đào tạo giáo dục đại học trong những năm học qua, tác giả đã phân tích thực trạng những hạn chế còn tồn tại của giáo dục đại học nước ta: Hệ thống giáo dục đại học ở nước ta phân bố không đồng đều trong các vùng miền và cơ cấu ngành nghề đào tạo còn nhiều bất cập; giáo dục bậc cao như thạc sỹ, tiến sỹ không đào tạo tập trung, ngoại ngữ yếu nên không tiếp cận được kịp thời kiến thức hiện đại của thế giới; chương trình, giáo trình biên soạn thiếu đồng

bộ, chưa nhanh chóng tiếp cận với chương trình, giáo trình hiện đại của thế giới để thực hiện đào tạo liên thông với các cơ sở giáo dục đại học quốc tế Chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo còn hạn chế Cơ sở vật chất của các trường đại học đã có sự cải thiện nhất định, nhưng nhìn chung, vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục trong toàn hệ thống Đặc biệt, về thực trạng ĐNGV: Số lượng giảng viên được đào tạo ở nước ngoài còn ít, số lượng giảng viên Việt Nam tham gia giảng dạy ở các trường đại học quốc tế lại càng ít

Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp để đến năm 2030, giáo dục đại học đạt mục tiêu có khoảng 20 đại học hàng đầu khu vực và khoảng 10 đại học trong tốp 1.000 đại học thế giới Trước hết, phải xây dựng ĐNGV giỏi, sinh viên giỏi để đào tạo kỹ năng về tin học, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng nghề thích ứng với các ngành nghề hiện đại Hai là, đa dạng hóa các nguồn tài chính để các cơ sở đại học đủ khả năng thu hút người tài trong và ngoài nước đến giảng dạy, biên soạn chương trình, giáo trình hiện đại, chuyển từ việc đầu tư nguồn lực chủ yếu từ Nhà nước sang sự chia sẻ và đóng góp của các bên liên quan, trong đó có cả người học và doanh nghiệp, bảo đảm tính bền vững về tài chính của hệ thống giáo dục đại học thông qua việc giảm bớt sự phụ thuộc của các trường đại học vào nguồn của Chính phủ, yêu cầu tất

cả các bên liên quan có hưởng lợi trực tiếp từ trường đại học cũng phải đóng góp

Ba là, cần nhanh chóng đổi mới mô hình quản lý và quản trị đại học QLNN về giáo dục, đào tạo phải theo tư duy mới, nhanh hơn, hiệu quả hơn để giao quyền tự chủ cho các cơ sở đại học; phát triển hài hòa hệ thống đại học công lập và ngoài công

Trang 21

lập, hài hòa hóa các quy định cho các trường tư thục và công lập, chuyển đổi từ hệ thống dành cho trường đại học hiện đang mang tính tập quyền cao độ từ phía Chính phủ sang mô hình dựa vào tự chủ trong khuôn khổ

Nhà nước cần có một Hội đồng giáo dục quốc gia đủ mạnh để xây dựng chiến lược và quy hoạch lại hệ thống giáo dục đại học hiện đại Nâng cao năng lực hệ thống giáo dục đại học là con đường sớm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh,

xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Đầu tư vào hệ thống giáo dục đại học là một trong những ưu tiên hàng đầu trong việc phát triển cơ sở hạ tầng cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa Vì vậy, cần phải nhanh chóng thay đổi tư duy và hành động nhằm nâng cao năng lực của hệ thống giáo dục đại học, trong đó mỗi cơ sở đại học cần chủ động thực hiện sự đổi mới của chính mình

Bài báo khoa học “The Changing Role of Governance in China’s Higher Education System”3 (Tạm dịch: Sự thay đổi vai trò trong quản trị của hệ thống giáo

dục đại học của Trung Quốc) của nhóm các tác giả Hu Liu, Lu Feng, Jianjing Tang

tập trung nghiên cứu những tác động của chính sách giáo dục đại học từ khi thành lập nhà nước Trung Quốc vào năm 1953 đến năm 2013 thông qua việc phân tích, đánh giá các văn bản pháp luật và chính sách của Chính phủ Trung Quốc về quản lý giáo dục đại học và phân tích mối quan hệ giữa chính quyền trung ương, chính quyền cấp tỉnh với các cơ sở giáo dục đại học Đồng thời, tác giả còn xác định những khó khăn và thách thức mà Chính phủ Trung Quốc phải đối mặt trong khi đổi mới giáo dục đại học và đề xuất các chiến lược để giải quyết tình trạng đầy thách thức này Bài báo phân tích thực trạng từ chính quyền tỉnh Quảng Đông để xem xét, đánh giá vai trò của chính quyền tỉnh Quảng Đông trong quá trình đổi mới và phát triển giáo dục đại học địa phương

Các kiến nghị của tác giả đối với việc chuyển đổi vai trò của Chính phủ trong quản lý giáo dục đại học tại Trung Quốc:

Trang 22

Thứ nhất, chính phủ Trung Quốc cần chuyển đổi vai trò từ quản lý, điều hành trực tiếp các cơ sở giáo dục đại học sang định hướng, quản lý nhà nước về các trường đại học bằng cơ chế tự chủ đại học Hay nói cách khác, chính phủ nên chuyển vai trò của mình từ kiểm soát của nhà nước sang giám sát của nhà nước, tăng tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học

Thứ hai, chính phủ cần cải thiện hệ thống hoạch định chính sách tự chủ đại học, định hướng, hỗ trợ và nâng cao việc liên kết, phối hợp với các cơ sở giáo dục đại học Trong quá trình hoạch định chính sách, chính phủ cần có tầm nhìn đầy đủ về sự phát triển của từng giai đoạn Ở giai đoạn hoạch định chính sách, chính phủ cần xem xét chức năng và mục đích cơ bản của hoạch định chính sách, đó là mở rộng và thực hiện quyền tự chủ đại học Chính phủ cần phải đảm bảo tính liên tục của các thay đổi chính sách: thứ nhất, chính sách của chính quyền cấp tỉnh phải phù hợp với chính sách của trung ương; và thứ hai, chính sách mới phải nhất quán với chính sách hiện

có Cuối cùng, chính quyền địa phương và trung ương cần đạt được sự đồng thuận rằng quyền tự chủ và tự do học thuật cuối cùng có thể giúp phát triển giáo dục đại học Trong quá trình ra quyết định có sự tham gia, chính phủ cần có sự tham gia của các cơ sở giáo dục đại học và việc ra quyết định của các tổ chức xã hội khác, cũng như các đề xuất và phản hồi của các tổ chức nước ngoài để đưa ra các quyết định tập thể

Thứ ba, Chính phủ cần xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo việc thực hiện tự chủ đại học Sự tồn tại và phát triển của các trường đại học còn gặp nhiều hạn chế và trở ngại vì thiếu các chính sách, luật và quy định lành mạnh Tác giả kiến nghị Hội đồng Các trường đại học, cao đẳng Trung Quốc cần đưa ra các quyết định quan trọng và kết luận khoa học về luật pháp thay vì chính phủ Các cơ

sở giáo dục đại học nên phát triển hệ thống tuyển chọn hiệu trưởng để tuyển dụng các hiệu trưởng chuyên nghiệp Các cơ sở giáo dục đại học nên cải thiện các chức năng của Ủy ban Khoa học, và cân bằng các công việc về mặt chính trị, học thuật và hành chính

Trang 23

Bài báo nghiên cứu về phương thức quản lý trường đại học ở Trung Quốc của tác giả Xu Liu có nhan đề “The governance in the development of public universities

in China”4 (Tạm dịch: Quản trị trong phát triển các trường đại học ở Trung Quốc)

đã phân tích thực trạng mức độ mà chính phủ đã bảo trợ quyền tự chủ của các trường đại học kể từ khi bắt đầu cải cách mở cửa năm 1978 Bài viết giải thích cách hệ thống quản lý của cấp ủy đảng cùng với công tác quản trị của trường đại học

Nội dung bài báo được tác giả tập trung vào hệ thống các cấp quản lý ở các cơ

sở giáo dục đại học công lập, phân tích phương thức tổ chức hoạt động của cấp ủy Đảng cộng sản Trung Quốc, Hội đồng nhà trường và Hiệu trưởng trường đại học Tác giả còn phân tích thực trạng, kết quả các chính sách cải cách giáo dục đại học ở Trung Quốc trong những năm gần đây, tác động của các chính sách đó đối với các trường đại học

Clark (1998) đã lập luận rằng các trường đại học nên được chi phối bởi các giá trị giáo dục và bắt nguồn từ các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập Truyền thống đại học châu Âu lâu đời tôn vinh ý tưởng về một 'Cộng hòa của các học giả', nơi trường đại học được thiết kế để bảo vệ quyền tự do học thuật của các học giả và cho phép tiếng nói học thuật nổi bật được lắng nghe trong quá trình ra quyết định tập thể (Marginson & Considine, 2000) Cơ cấu quản trị hiện tại được phác thảo trước đó cho thấy lợi ích học thuật trong trường đại học Trung Quốc đôi khi có vẻ thấp hơn Tuy nhiên, ngày càng có nhiều lãnh đạo cấp cao của các trường đại học xuất thân từ học vấn và chuyên môn, mang theo nhiều kinh nghiệm để thông báo vai trò quản lý của họ trong các cơ sở này Ngoài ra, nó còn mô tả cách cấu trúc song song của chính quyền và đảng tạo thành cấu trúc tổ chức cơ bản của hệ thống quyền lực của nhà nước Vì vậy, cần phải phát triển chất lượng của các cán bộ đảng làm việc trong ban quản trị trường đại học vì họ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi các giá trị và hướng đi của các trường đại học

Trang 24

Các trường đại học được coi là có các mục đích xã hội và kinh tế cũng như các

sứ mệnh giáo dục, trí tuệ và học thuật chính của họ Xã hội sẽ chỉ đạt được giá trị đầy đủ từ các trường đại học nếu chúng được liên kết chặt chẽ với xã hội mà chúng tồn tại và do đó có vị trí để đối đầu với thực tế thời đại và nhu cầu phát triển của đất nước (Kuhnen, 1978) Sự cân bằng giữa các mục đích đa dạng này trong các trường đại học Trung Quốc thường được xác định thông qua các mô hình quản trị định hình chúng, và những mô hình này có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường chính trị và bối cảnh mà chúng tự nhận thấy Với những điều kiện như vậy, các tổ chức công có những ràng buộc nhất định đối với quyền tự do đưa ra quyết định về chính sách tài chính, bổ nhiệm và các vấn đề học tập Tuy nhiên, những cải cách được nêu trong bài báo được thiết kế để tăng tính chuyên nghiệp, hiệu quả, hoạch định tương lai chặt chẽ, tự chủ về thể chế, minh bạch và trách nhiệm giải trình, tất cả được coi là những yếu tố cần thiết để hướng tới mô hình trường đại học hiện đại và toàn cầu Đây là lý

do tại sao nhiều lợi ích sẽ thu được từ các đánh giá quan trọng, hỗ trợ về việc thực hiện các hệ thống quản trị nội bộ đã được sửa đổi, cũng như rất nhiều nguồn gốc từ những thay đổi trong quản trị Có một sự thay đổi đang được thực hiện từ quản lý

cơ bản quan liêu, trong đó quyền lực nội bộ được trao trong các cơ cấu hành chính theo hướng tiếp cận cởi mở hơn và bao trùm hơn, tìm cách thu hút nhiều bên liên quan vào sự phát triển của trường đại học Các nghiên cứu chi tiết về quản trị đại học cho thấy liệu những xu hướng đó có tiếp tục hay không sẽ được khám phá trong tương lai

Bài báo khoa học của tác giả Claire Y.H.Yao “A Comparative Study of Higher Education Governance in Greater China”5 (Tạm dịch: Một nghiên cứu so sánh về

quản trị giáo dục đại học ở Trung Quốc) đã nghiên cứu so sánh về chiến lược cải

cách giáo dục, chính sách quản lý giáo dục đại học các nước là Trung Quốc (gồm Trung Quốc đại đại lục, Hồng Kông, Ma Cao), Đài Loan và Singapore Các giả thiết nghiên cứu chính của bài báo là tại sao các quốc gia này lại cố gắng cải cách giáo

Trang 25

dục đại học của họ và liệu các quốc gia này có đạt được kết quả mong muốn và đáp ứng được mô hình “quản trị nhà nước tốt” hay không?

Trong bài báo, tác giả đã giới thiệu về mô hình “quản trị nhà nước tốt” – lý thuyết về mô hình, phương thức quản lý nhà nước thay thế cho mô hình quản lý công truyền thống trước đây Quản trị tốt được cho là bao gồm: tính pháp quyền, sự tham gia hiệu quả từ nhiều bên, các quy trình và thể chế minh bạch và có tính chịu trách nhiệm để đảm bảo hiệu lực và hiệu quả cho quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về giáo dục đại học nói riêng

Tác giả thực hiện phân tích, đánh giá phương thức quản lý nhà nước về giáo dục đại học của các quốc gia, vùng lãnh thổ kể trên ở bốn phương diện: pháp quyền – ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tính minh bạch, hiệu quả và trách nhiệm giải trình trong hơn 30 năm qua (Từ năm 1980 đến hiện nay)

1.2 Các công trình nghiên cứu về đội ngũ giảng viên đại học

Luận án Tiến sĩ Quản lý công “Chính sách phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Việt Nam”6 của tác giả Vũ Đức Lễ nghiên cứu về các chính sách của trung ương đối với phát triển ĐNGV các trường đại học ở Việt Nam với cách tiếp cận từ góc độ phân tích chính sách công thông qua 05 chính sách lớn: Chính sách quy hoạch ĐNGV; chính sách thu hút, tuyển dụng ĐNGV; chính sách sử dụng, đánh giá ĐNGV; chính sách đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV và chính sách đãi ngộ, tôn vinh ĐNGV Đồng thời, luận án đã tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng 05 chính sách trên ở các trường đại học Việt Nam trong giai đoạn từ 1986 – 2016 dựa trên việc thực hiện quy trình chính sách: hoạch định, thực thi và phân tích, đánh giá nội dung chính sách phát triển ĐNGV đại học công lập hiện nay, từ đó xác định những điểm hạn chế, bất cập trong chính sách hiện hành Xác định, phân tích và đánh giá các nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan tác động đến chính sách phát triển đào tạo nguồn nhân lực tại các trường đại học công lập

Trang 26

Luận án đã cung cấp thực trạng phong phú về thực trạng phát triển của ĐNGV các trường đại học Việt Nam trong 30 năm qua (1986 – 2016), đây là nguồn số liệu hữu ích để các công trình nghiên cứu đi sau tham khảo, kế thừa và vận dụng để tiếp tục các khía cạnh nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay

Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất 04 nhóm giải pháp chính: (i) Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV đại học công lập; (ii) Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút, tuyển dụng; (iii) Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách sử dụng, đánh giá; (iv) Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng; (v) Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách đãi ngộ, tôn vinh Nhìn chung, luận án đã khái quát về các giai đoạn phát triển của ĐNGV, mỗi giai đoạn đều có sự cải tiến trong xây dựng, hoàn thiện chính sách, có những chính sách quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ĐNGV đại học công lập

Bài viết “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 4.0”7 đăng trên Tạp chí Giáo dục Số tập 472- Kỳ 2

– 02/2020 của các tác giả Trương Thị Diễm, Lê Văn Toán tập trung phân tích và đánh giá vai trò của ĐNGV trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học, đặt trong bối cảnh đáp ứng các yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 Đó

là vai trò người kiến tạo tri thức, phát triển năng lực, phẩm chất cho sinh viên, bên cạnh đó, ĐNGV còn góp phần to lớn trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội

Tác giả đã khẳng định chất lượng của các trường đại học được bắt đầu từ chất lượng của ĐNGV Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ đã đặt ra nhiều thách thức cho ngành giáo dục nói dụng và ĐNGV các trường đại học nói riêng Vai trò của giảng viên cần được cải cách mạnh mẽ, chuyển từ việc truyền đạt kiến thức theo cách truyền thống sang vai trò là người xúc tác và điều phối, tập trung vào việc hướng dẫn người học và lấy người học làm trung tâm trong quá trình giảng dạy Để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các cơ sở giáo dục

Trang 27

đại học cần liên tục nâng cao chất lượng giảng viên Các trường đại học cần thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để bồi dưỡng và nâng cao chất lượng giảng viên, bao gồm: cải thiện năng lực chuyên môn và nghiệp vụ; nâng cao khả năng sử dụng công nghệ trong giảng dạy; cải thiện trình độ ngoại ngữ; tăng cường công tác bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học; mở rộng hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy; và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ giảng viên Tác giả nhấn mạnh rằng mỗi giảng viên không chỉ cần thường xuyên nâng cao các năng lực chuyên môn, giảng dạy và nghiên cứu khoa học, mà còn phải chú trọng phát triển một số năng lực mới Cụ thể, đó là khả năng sử dụng thành thạo các công nghệ hiện đại và ngoại ngữ trong giao tiếp cũng như giảng dạy Vì vậy, các trường đại học cần đầu tư và chú trọng vào việc đào tạo, bồi dưỡng các năng lực cho đội ngũ giảng viên, nhằm đáp ứng nhu cầu của sinh viên trong thời đại mới Chỉ khi đó, các trường đại học tại Việt Nam mới có thể theo kịp các cơ sở giáo dục tiên tiến trên thế giới và khu vực, đồng thời đáp ứng được những yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 Bài viết tuy không đề cập nhiều đến vai trò QLNN đối với ĐNGV của các chủ thể QLNN nhưng

đã cung cấp các phân tích về ĐNGV ở các khía cạnh về sự cần thiết phải thay đổi vai trò và những nhu cầu cần đáp ứng để nâng cao chất lượng ĐNGV, đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 Đây cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến phương hướng và các nội dung QLNN về ĐNGV các trường đại học

Bài báo khoa học “Teacher Education & Teaching Profession in Singapore”8

(Tạm dịch: Giáo viên & Nghề dạy học ở Singapore) tại Hội thảo quốc tế về nghề

dạy học ở ASEAN, tổ chức tại Bangkok, Thailand của tác giả Lim, K.M khẳng định ĐNGV là yếu tố then chốt tạo nên chất lượng của bất kỳ hệ thống giáo dục nào, đây thách thức liên tục đối với Singapore trong việc đảm bảo rằng hệ thống giáo dục phù hợp, đáp ứng với nhu cầu của xã hội và tạo ra ĐNGV chất lượng có thể đáp ứng nhu cầu của người học Các mô hình học tập và giảng dạy mới trong một môi trường đang thay đổi nhanh chóng của thế kỷ 21 làm tăng thêm những thách thức đối với giáo dục giáo viên

Trang 28

Thực trạng đào tạo ĐNGV được tác giả phân tích từ thực trạng của Viện Giáo dục Quốc gia Sigapore (NIE) – nơi đào tạo, cung cấp tất cả các cấp độ giáo dục của giáo viên, giảng viên, từ các chương trình giáo dục ban đầu cho đến các chương trình phát triển nghề nghiệp cho giáo viên, giảng viên tại chức và chương trình đào tạo lãnh đạo điều hành nhà trường cho Hiệu trưởng, Trưởng phòng và các lãnh đạo cơ

sở giáo dục khác Phân tích mô hình đào tạo giảng viên mới của NIE trong thế kỷ

21 tập trung vào giá trị, kỹ năng và kiến thức Trong đó, đảm bảo giáo viên giỏi phải

có các kỹ năng như kỹ năng phản xạ và định hướng tư duy, kỹ năng sư phạm, kỹ năng quản lý con người và bản thân, kỹ năng quản lý hành chính, kỹ năng giao tiếp,

kỹ năng công nghệ, kỹ năng đổi mới và khởi nghiệp, cũng như phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) Đồng thời, những giáo viên cần có kiến thức liên quan đến bản thân, học sinh, cộng đồng, nội dung môn học, chương trình giảng dạy và phương pháp sư phạm, nền tảng và chính sách giáo dục, nhận thức về môi trường và toàn cầu cũng như khả năng đọc viết đa ngôn ngữ, văn hóa Các chương trình giáo dục giáo viên

đã được kiểm chứng giá trị của NIE giúp giáo viên sinh viên củng cố niềm tin của

họ vào người học, tự hào là một giáo viên và luôn cam kết với nghề giảng dạy Bài viết còn phân tích thực trạng về đổi mới quy trình về cấp phép hành nghề, thu hút, tuyển dụng giáo viên, giảng viên; quy định về trách nhiệm của giáo viên, giảng viên; quy định, chính sách về phúc lợi và tổng kết những cơ hội và thách thức trong phát triển ĐNGV hiện nay ở Singapore

Bài báo khoa học viết bằng tiếng Anh “The impact of income on lecturer attraction in public universities in Vietnam today”9 (Tạm dịch: Tác động của thu

nhập đến thu hút giảng viên ở các trường đại học ở Việt Nam hiện nay) của tác giả

Pham Minh Thuy nghiên cứu mức thu nhập của giảng viên tại các trường đại học ở Việt Nam và xác định tác động của thu nhập đến việc thu hút giảng viên trong các trường đại học

Trang 29

Bài báo sử dụng dữ liệu thu nhập của giảng viên đại học công lập dựa trên 22 báo cáo kiểm toán nhà nước năm 2018 Ngoài ra, 369 bảng câu hỏi cũng được sử dụng để phân tích các rào cản trong việc thu hút giảng viên vào các trường đại học tại Việt Nam

Kết quả nghiên cứu cho thấy tiền lương chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thu nhập của giảng viên Thu nhập tăng thêm hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của giảng viên và có sự chênh lệch rõ rệt giữa các trường đại học Tiền thưởng cho các công bố khoa học quốc tế rất khác nhau giữa các trường đại học Trường đại học có mức thưởng càng cao thì thu nhập của giảng viên càng cao so với các trường đại học khác Sự bất bình đẳng trong trả lương và chi trả thu nhập tăng thêm đã tạo ra rào cản khiến việc thu hút giảng viên vào các trường đại học ở Việt Nam khó khăn hơn Hiện tượng chảy máu chất xám trong nội bộ (di cư xã hội không

di cư) ngày càng phổ biến và trở thành xu hướng phát triển trong tương lai

Tuy không phân tích về vai trò của QLNN tác động đến thu nhập của ĐNGV, kết quả nghiên cứu của bài báo là nguồn tư liệu quan trọng để tham khảo và tiếp cận

về thực trạng chế độ, chính sách đối với ĐNGV các trường đại học của luận án Luật án Tiến sĩ luật học “Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên trường chính trị cấp tỉnh từ thực tiễn Vùng Đông Nam Bộ”10 của tác giả Trần Tuấn Duy đã

đã tiếp cận vấn đề nghiên cứu là QLNN đối với ĐNGV các trường chính trị cấp tỉnh trên các phương diện chủ thể quản lý nhà nước, nội dung quản lý nhà nước và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động QLNN này Thông qua việc phân tích thực trạng tại các trường chính trị ở Vùng Đông Nam Bộ, luận án đã tập trung vào những nội dung chính như: xây dựng và ban hành văn bản pháp luật; kế hoạch hóa ĐNGV; tuyển dụng, bố trí và sử dụng giảng viên; đào tạo và bồi dưỡng giảng viên; thực hiện các chế độ chính sách đối với giảng viên; đánh giá giảng viên; khen thưởng và kỷ luật giảng viên; cũng như công tác thanh tra, kiểm tra đội ngũ giảng viên tại các trường chính trị Luận án đã chỉ ra những khó khăn trong công tác quản lý nhà nước

Trang 30

đối với đội ngũ giảng viên ở các trường chính trị, do những trường này có đặc thù riêng: vừa phải chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nước, vừa bị chi phối bởi sự lãnh đạo và chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy, Tỉnh ủy, đồng thời còn chịu sự quản lý của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh về nhiều vấn đề liên quan đến chuyên môn và nhân sự

Từ đó, tác giả đã xác định các quan điểm và nhóm giải pháp nhằm nâng cao quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên tại các trường chính trị cấp tỉnh, đặc biệt chú trọng đến các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật Ngoài ra, còn có các giải pháp liên quan đến tổ chức bộ máy, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và đầu

tư tài chính Những nhóm giải pháp này sẽ ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của QLNN đối với ĐNGV tại các trường chính trị Các đề xuất được phân loại thành những nhóm giải pháp chính, bao gồm: giải pháp nhằm nâng cao nhận thức; giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về giáo viên; giải pháp tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với giáo viên; giải pháp về chế độ

và chính sách dành cho giáo viên; giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trẻ; giải pháp bảo vệ pháp luật trong quản lý nhà nước về giáo viên; và giải pháp cải thiện cơ

sở vật chất phục vụ cho hoạt động giảng dạy

Tác giả Phạm Thị Mai Liên với Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Quản lý nhà nước nhằm phát triển đội ngũ giảng viên trong trường đại học kinh tế công lập ở Việt Nam”11 đã đi vào làm rõ các khái niệm về giáo dục đại học, các loại hình trường đại học, GVĐH công lập, phát triển đội ngũ GVĐH công lập, QLNN về phát triển ĐNGV đại học công lập và các nội dung của QLNN đối với phát triển ĐNGV đại học công lập, sự cần thiết của QLNN về phát triển ĐNGV đại học công lập và các yếu tố tác động đến QLNN về phát triển ĐNGV đại học công lập và mô tả, diễn giải

và đánh giá quy mô, cơ cấu và chất lượng ĐNGV đại học công lập các trường Đại học kinh tế

Trang 31

Từ các phân tích, đánh giá, nhận định đó, trên cơ sở quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục và giáo dục đại học, định hướng của ngành giáo dục về phát triển ĐNGV đại học và quan điểm của tác giả luận án, để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, tồn tại trong QLNN về phát triển ĐNGV đại học công lập trong các trường Đại học kinh tế, tác giả luận án đề xuất một số giải pháp

cơ bản nhằm hoàn thiện QLNN về phát triển đội ngũ GVĐH công lập các trường Đại học kinh tế như: Hoàn thiện việc hoạch định chiến lược, xây dựng về tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên; Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển nguồn nhân lực giảng viên đại học kinh tế công lập; Hoàn thiện chính sách phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học kinh tế công lập; Tiếp tục hoàn thiện quy chế và chính sách bảo đảm tự chủ, tự chịu trách nhiệm đòi hỏi xây dựng khuôn khổ đảm bảo sự can thiệp phù hợp của Nhà nước; Đổi mới và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm quy định pháp luật liên quan đến phát triển nguồn nhân lực giảng viên đại học kinh tế công lập Đặc biệt, trong hệ thống giải pháp của luận án, tác giả đã nêu lên giải pháp hoàn thiện các điều kiện để thực hiện quản lý Nhà nước đối với ĐNGV đại học công lập các

trường Đại học kinh tế (Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ; tính khả thi và tạo sự đồng

thuận; công khai, minh bạch; hài hoà lợi ích cạnh tranh bình đẳng)

Đồng thời, luận án đã đưa ra một số khuyến nghị đối với các cơ quan QLNN liên quan và các trường đại học như là các điều kiện cần thiết để các giải pháp nói trên có thể triển khai được trong thực tiễn cải cách giáo dục đại học hiện nay

Bài viết của tác giả Phạm Thị Mai Liên “Bài học kinh nghiệm quốc tế về quản

lý nhà nước đối với phát triển đội ngũ giảng viên đại học”12 là kết quả nghiên cứu tổng hợp các kinh nghiệm thực tiễn của quản lý nhà nước đối với ĐNGV đại học và những đổi mới về chính sách phát triển ĐNGV đại học của các nền giáo dục đại học tiên tiến, đặc biệt ở những nước có những đặc điểm, điều kiện tương đồng với Việt Nam gồm: Mỹ, Nhật Bản và Thái Lan

Trang 32

Tác giả đã rút ra những bài học kinh nghiệm về chính phát triển ĐNGV, chính sách đãi ngộ và sử dụng nguồn nhân lực ĐNGV có thể vận dụng cho việc đổi mới quản lý nhà nước đối với ĐNGV đại học nói chung và đại học kinh tế công lập nói riêng ở Việt Nam hiện nay

Luận án Tiến sĩ Quản lý công “Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Việt Nam”13 của tác giả Nguyễn Văn Phong đã xây dựng

cơ sở khoa học và pháp lý của QLNN về phát triển ĐNGV các trường đại học thông qua việc phân tích, làm rõ khái niệm quản lý nhà nước về phát triển ĐNGV các trường đại học, đó là “quá trình tác động có tổ chức và có định hướng nhằm phát triển ĐNGV các trường đại học đủ về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý có trình

độ chuyên môn, nghiệp vụ cao để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học” Dựa trên khái niệm này, luận án tiến hành phân tích và xác định QLNN

về phát triển ĐNGV tại các trường đại học thông qua 06 nội dung chính: Xây dựng quy hoạch và kế hoạch; Soạn thảo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phát triển ĐNGV; Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phát triển ĐNGV; Thực hiện các chế độ và chính sách liên quan đến phát triển ĐNGV; Tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phát triển ĐNGV; Hợp tác quốc tế trong việc phát triển ĐNGV QLNN về phát triển ĐNGV tại các trường đại học chịu tác động từ nhiều yếu tố, bao gồm: thể chế quản lý nhà nước; nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất; quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa; sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ; năng lực của đội ngũ công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước; các yếu tố liên quan đến đội ngũ giảng viên;

và các điều kiện kinh tế - xã hội

Dựa trên việc phân tích những ưu điểm, hạn chế, bất cập và nguyên nhân của các vấn đề trong quản lý nhà nước về phát triển ĐNGV tại các trường đại học, Chương 4 của luận án đã đề xuất 5 quan điểm nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực này Cụ thể, các quan điểm bao gồm: 1 Cần quán triệt các quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học trong

Trang 33

quá trình hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển ĐNGV 2 Quản lý nhà nước về phát triển ĐNGV cần phải dựa trên bối cảnh thực tế và các yêu cầu hiện tại 3 Cần sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập để hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển ĐNGV 4 Quản lý nhà nước về phát triển ĐNGV cần thúc đẩy tự chủ đại học, phù hợp với tiến trình hội nhập và phát triển 5 Cần xây dựng một hệ thống giải pháp đồng bộ và thực hiện theo lộ trình hợp lý để hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển ĐNGV tại các trường đại học Nhà nước cần triển khai các giải pháp toàn diện, bao gồm việc đổi mới vai trò quản lý của mình, kết hợp với việc mở rộng quyền

tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường đại học Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến phát triển đội ngũ giảng viên tại các trường đại học, cũng như quy hoạch và kế hoạch phát triển đội ngũ này Bên cạnh đó, cần cải thiện bộ máy quản

lý nhà nước về phát triển đội ngũ giảng viên tại các trường đại học công lập Ngoài

ra, việc xây dựng và hoàn thiện các chế độ, chính sách đãi ngộ và tôn vinh nhằm phát triển đội ngũ giảng viên cũng rất quan trọng Cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về đội ngũ giảng viên, đồng thời hoàn thiện các cơ chế thanh tra, kiểm tra liên quan đến phát triển đội ngũ giảng viên Cuối cùng, cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này để thu hút và trao đổi giảng viên với các trường đại học trên toàn cầu và trong khu vực

Bài báo khoa học của nhóm tác giả Guandong Song, Thang Van Huy, Le Thi Hoang Anh “Research on the Remaining Problems and Solutions for Management Policy of Academic Lecturer at Public Universities in Vietnam”14 (Tạm dịch: Nghiên

cứu những tồn tại và giải pháp về chính sách quản lý giảng viên chuyên ngành tại các trường đại học ở Việt Nam) tập trung phân tích những vấn đề còn tồn tại và đề

xuất giải pháp hoàn thiện nội dung chính sách phát triển ĐNGV các trường đại học

ở Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kết quả khảo sát hiện trạng, có tham khảo chính sách quản lý ĐNGV các trường đại học ở Việt Nam, bao gồm chính sách quy hoạch giảng viên, chính sách thu hút, tuyển dụng giảng viên, chính sách sử dụng

Trang 34

và đánh giá, chính sách đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, chính sách đãi ngộ, tôn vinh giảng viên

Nhóm tác giả tập trung phân tích thực trạng các chính sách liên quan đến phát triển ĐNGV các trường đại học ở các khía cạnh: quy hoạch ĐNGV về số lượng, cơ cấu và chất lượng, chính sách thu hút, tuyển dụng, chính sách sử dụng và đánh giá, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, chính sách lương và tôn vinh ĐNGV

Cuối bài báo, nhóm tác giả đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách về phát triển ĐNGV ở các trường đại học: (1) hoạch định ĐNGV các trường đại học trong ngắn hạn và dài hạn; (2) hoàn thiện chính sách thu hút và tuyển dụng thông qua các điều kiện về tiền lương, phúc lợi, điều kiện làm việc, nghiên cứu khoa học đặc thù đối với các chuyên gia nước ngoài, những giảng viên giỏi bên cạnh các quy định về tuyển dụng tại Luật Viên chức đối với các trường đại học và mô hình

“ngân hàng giảng viên”; (3) hoàn thiện chính sách bố trí, sử dụng và đánh giá năng lực ĐNGV, đề xuất xây dựng Luật Nhà giáo bên cạnh Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học để điều chỉnh công tác này; (4) hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV, xây dựng tiêu chuẩn giảng viên; (5) hoàn thiện chính sách về tiền lương, phúc lợi và tôn vinh ĐNGV – đội ngũ quan trọng, quyết định đến chất lượng giáo dục đại học

Tác giả Le Chi Lan với bài báo khoa học “Assessing lecturer competence: A case study of public universities in Ho Chi Minh city”15 (Tạm dịch: Đánh giá năng lực giảng viên: Từ thực tiễn những trường đại học ở TP.HCM) , bài báo đã chỉ ra vị

trí, vai trò của ĐNGV vẫn đang đóng vai trò nòng cốt trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đại học hiện nay, trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0

và năng lực giảng viên đang đối mặt với nhiều thách thức của sự thay đổi Trong bài báo này, tác giả đã nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến năng lực giảng viên của các trường đại học tại TP.HCM Tác giả đã áp dụng kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên

Trang 35

đơn giản, kiểm định Cronbach’s Alpha và Phân tích nhân tố xác nhận (CFA), và kiểm định mô hình bằng Mô hình phương trình cấu trúc (SEM)

Phát hiện của nghiên cứu có ba yếu tố chính ảnh hưởng đến năng lực giảng viên

ở TP.HCM, gồm: Kiến thức, Kỹ năng và Thái độ Bằng các phương pháp khảo sát

và phân tích số liệu khảo sát, nhóm tác giả đã xác định các danh mục kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có của ĐNGV trong giai đoạn hiện nay Dựa trên những kết quả

đó, nhóm tác giả đã có những khuyến nghị để nâng cao năng lực giảng viên:

Thứ nhất, đào tạo nâng cao trình độ cho ĐNGV các trường đại học: Tuyển chọn,

cử giảng viên đủ tiêu chuẩn đi đào tạo trình độ tiến sĩ, ưu tiên cử giảng viên đi đào tạo ở các nước tiên tiến trên thế giới Trong công tác tuyển sinh, các trường đại học cần tự chủ, chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trong toàn bộ công tác tuyển sinh Kinh phí đào tạo ở nước ngoài được thực hiện theo sự phân chia giữa ngân sách nhà nước, các khoản chi của trường đại học cho người học và các khoản chi khác của người học Các trường đại học cần hợp tác với các trường đại học nước ngoài trong mọi hoạt động chuyên môn của trường (trao đổi, đào tạo giáo viên, trao đổi sinh viên; tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, phương pháp đào tạo, phương thức quản lý vận hành mới Bên cạnh đó, hợp tác nghiên cứu khoa học và công bố nghiên cứu; tổ chức khoa học quốc tế hội nghị, trao đổi trong

và ngoài nước; tham gia các cuộc họp khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước; tạo ra một môi trường học thuật năng động và mới mẻ trong trường đại học

Thứ hai, các trường đại học cần tăng cường đào tạo năng lực ở các mặt còn hạn chế của ĐNGV hiện nay: Xây dựng đội ngũ giảng viên nòng cốt, các chuyên gia đầu ngành để làm nòng cốt cho việc đào tạo thường xuyên tại chỗ cho giảng viên Các trường đại học cần nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền ban hành khung năng lực giảng viên công lập làm cơ sở cho việc đánh giá đội ngũ, xây dựng chương trình, tài liệu nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên Các trường đại học cần tổ chức đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chú trọng đào tạo năng lực phát triển chương trình và đào tạo theo phương pháp hiện đại

Trang 36

Thứ ba, Các trường đại học cần rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; thu hồi kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định và cam kết đối với những người vi phạm quy định của pháp luật

1.3 Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Các công trình trong nước đã phân tích, đánh giá thực trạng của ĐNGV hiện nay ở Việt Nam trong tổng thể thực trạng của giáo dục đại học chung từ quy hoạch trường đại học, chính sách, pháp luật, chương trình học, chất lượng giáo dục đại học,… và chỉ ra những hạn chế, thiết sót của thực trạng ĐNGV hiện nay ở nước ta Các công trình nước ngoài, đặc biệt ở Trung Quốc – quốc gia có thể chế chính trị tương đối giống với Việt Nam, đã chỉ rõ vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng hành lang pháp lý, tổ chức quy hoạch và xu hướng QLNN về giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay để nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng giáo dục đại học của quốc gia

Tuy nhiên, để nghiên cứu sâu hơn về vai trò của Nhà nước và QLNN về ĐNGV các trường đại học, cần phải tiếp tục nghiên cứu, làm rõ chi tiết hơn về tổ chức bộ

Trang 37

QLNN từ xây dựng và ban hành thể chế đến các hoạt động quy hoạch, phát triển ĐNGV, tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng ĐNGV và các hoạt động thúc đẩy hợp tác quốc tế

Các công trình nghiên cứu về ĐNGV đại học được các tác giả tiếp cận dưới nhiều góc độ Có tác giả tiếp cận từ góc độ phát triển nguồn nhân lực, có tác giả tiếp cận từ góc độ chế độ chính sách đối với ĐNGV, lại có tác giả tiếp cận từ góc độ nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, phương pháp sư phạm của ĐNGV Dù tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng trong hệ thống giải pháp của các công trình đều có nội dung liên quan đến vai trò của Nhà nước trong phát triển, nâng cao chất lượng ĐNGV

Tuy nhiên, đối với đối tượng là ĐNGV các trường đại học, cần tiếp tục nghiên cứu chi tiết hơn để làm rõ đặc thù của nhóm đối tượng này với tư cách vừa là đội ngũ viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập, vừa là nguồn nhân lực của nền giáo dục đại học Để từ đó, các tác động điều chỉnh của Nhà nước cũng có những giải pháp cụ thể, phù hợp hơn với nhóm đối tượng này

Nhóm các công trình nghiên cứu về đề tài QLNN về ĐNGV các trường đại học

đã góp phần hình thành cơ sở lý luận về trị trí, vai trò, chủ thể đối tượng, nội dung QLNN về ĐNGV các trường đại học Các công trình trên cũng đã góp phần mô tả, đánh giá thực trạng về ĐNGV các trường đại học về cơ cấu, số lượng, chất lượng cùng thực trạng QLNN về ĐNGV các trường đại học Đây là những điểm mà luận án cần

kế thừa và tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn vai trò, giải pháp nâng cao hiệu quả của QLNN về ĐNGV các trường đại học trong giai đoạn hiện nay

1.3.2 Những nội dung luận án kế thừa và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

a) Những vấn đề đã được nghiên cứu, làm rõ

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu kể trên đã có nhiều đóng góp có ý nghĩa

về mặt lý luận, hình thành nên một hệ thống lý thuyết khá đầy đủ về QLNN đối với ĐNGV bao gồm xác định rõ chủ thể QLNN, đối tượng quản lý, đặc điểm của đối

Trang 38

tượng và các nội dung QLNN về ĐNGV như xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, thanh tra, kiểm tra, chế độ chính sách đối với ĐNGV Đồng thời, các công trình đã khẳng định vai trò của ĐNGV đối với giáo dục đại học và vai trò của QLNN đối với ĐNGV các trường đại học Qua đó, hệ thống các khái niệm về quản lý, QLNN, ĐNGV sẽ được

kế thừa trong nghiên cứu của luận án và được cụ thể hóa để làm sáng tỏ nội dung QLNN về phát triển ĐNGV các trường đại học trên địa bàn TP.HCM

Thứ hai, các công trình nghiên cứu về QLNN đối với ĐNGV các trường đại học đã đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động QLNN bao gồm các yếu tố về chính trị, pháp lý, kinh tế, xã hội và môi trường quốc tế Để từ đó, xác định các yêu cầu về xây dựng và phát triển ĐNGV các trường đại học trên các phương diện cơ cấu, số lượng và chất lượng Các nội dung này sẽ là cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh tiếp cận phân tích và đánh giá thực tiễn đối tượng nghiên cứu trên địa bàn TP.HCM

Thứ ba, các công trình đã làm sáng tỏ mặt thực tiễn về QLNN đối với ĐNGV các trường đại học, thực trạng về số lượng, chất lượng ĐNGV, thực trạng quy hoạch,

kế hoạch phát triển ĐNGV, thực trạng việc tuyển dụng, sử dụng đánh giá ĐNGV, thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV Trên cơ sở đó, các công trình phần nào đã tập trung vào việc đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của công tác quản

lý ĐNGV từ góc độ quản trị trường đại học lẫn góc độ QLNN Các tác giả còn đề xuất một số nhóm giải pháp tiếp tục quản lý và phát triển ĐNGV trong thời gian tới

b) Những vấn đề cần được tiếp tục làm rõ

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về ĐNGV được tiếp cận nghiên cứu ở nhiều góc độ và nhiều phạm vi khác nhau Có công trình tiếp cận từ góc độ quản trị trường đại học, có công trình tiếp cận từ góc độ khoa học chính sách công Về phạm

vi, các công trình trên mới chỉ dừng lại nghiên cứu ở các trường đại học lớn, hay các trường đại học, cao đẳng vùng, khu vực hoặc các trường đại học thuộc một bộ quản

lý, thậm chí có những nghiên cứu chỉ giới hạn nghiên cứu ở một trường

Trang 39

Riêng cách tiếp cận từ góc độ QLNN, đã có một số công trình nghiên cứu về vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể QLNN đối với các nội dung: Xây dựng, ban hành VBQPPL về ĐNGV; xây dựng quy hoạch, kế hoạch ĐNGV; hướng dẫn và tổ chức triển khai VBQPPL về ĐNGV; tổ chức bộ máy QLNN về ĐNGV; thanh tra, kiểm tra về ĐNGV Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, đứng trước sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và chuyển đổi số thì vai trò, phương pháp, công cụ QLNN về ĐNGV các trường đại học cần có sự thay đổi phù hợp, đảm bảo ĐNGV cả về số lượng, chất lượng

Qua tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy hiện chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách công phu, đầy đủ và toàn diện QLNN về ĐNGV các trường đại học dưới góc độ tiếp cận từ phía Nhà nước Từ thực tiễn đó, đã xuất hiện một khoảng trống cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn cần phải nghiên cứu QLNN về ĐNGV các trường đại học hiện nay

Trang 40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 về tổng quan tình hình nghiên cứu của Luận án QLNN đối với ĐNGV các trường đại học trên địa bàn TP.HCM, tác giả đã tổng hợp, phân tích về tình hình các công trình nghiên cứu về QLNN đối với giáo dục đại học, về ĐNGV nói chung

và các công trình nghiên cứu về quản lý ĐNGV các trường đại học nói riêng

Qua đó, tác giả nhận thấy kết quả nghiên cứu các công trình trước đây đã tập trung làm rõ được vị trí, vai trò của ĐNGV trong giáo dục đại học và đưa ra được nhưng yêu cầu xây dựng và ĐNGV phải đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng

và cơ cấu; xây dựng được hệ thống lý luận về quản lý, QLNN nói chung, nội dung quản lý và ĐNGV tiếp cận dưới góc độ quản lý của các trường đại học Đồng thời, nghiên cứu sinh còn chỉ ra khoảng trống trong các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước như: Các công trình mới chỉ dừng lại nghiên cứu ở các trường đại học lớn, hay các trường đại học, cao đẳng vùng, khu vực hoặc các trường đại học thuộc một bộ quản lý, thậm chí có những nghiên cứu chỉ giới hạn một trường Cách tiếp cận của các nghiên cứu này chưa dựa trên nền tảng của khoa học hành chính và QLNN Hạn chế lớn nhất của các công trình nghiên cứu nêu trên là chỉ

đề cập, xem xét dưới góc độ quản lý ĐNGV của các trường đại học, cao đẳng Với trên những khoảng trống từ các nghiên cứu đã nêu trên, luận án sẽ tiếp tục đề xuất các hướng nghiên cứu mới mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến, hoặc đã đề cập nhưng chưa được làm rõ

Ngày đăng: 19/11/2024, 12:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Số lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên đại học ở Trung Quốc, năm 2020. - Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 1 Số lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên đại học ở Trung Quốc, năm 2020 (Trang 72)
Bảng 3: Số lượng cơ cấu đội ngũ giảng viên, sinh viên đại học ở Hàn Quốc, từ năm 2011 – 2021  Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục Hàn Quốc (Tiếng Anh), https://english.moe.go.kr/ - Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3 Số lượng cơ cấu đội ngũ giảng viên, sinh viên đại học ở Hàn Quốc, từ năm 2011 – 2021 Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục Hàn Quốc (Tiếng Anh), https://english.moe.go.kr/ (Trang 82)
Bảng 4: Số lượng giảng viên, số lượng sinh viên và tỷ lệ SV/GV của các trường đại học trên địa  bàn TP.HCM năm 2023 - Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 4 Số lượng giảng viên, số lượng sinh viên và tỷ lệ SV/GV của các trường đại học trên địa bàn TP.HCM năm 2023 (Trang 98)
Hình 1: Mô hình tổ chức và các mặt hoạt động của tổ chức liên kết các cơ sở giáo dục đại học - Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 1 Mô hình tổ chức và các mặt hoạt động của tổ chức liên kết các cơ sở giáo dục đại học (Trang 150)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w