1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Mônlịch sử thế giới cổ trung Đại Đề tài tìm hiểu về nho giáo, phật giáo, Ấn Độ giáo

34 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Về Nho Giáo, Phật Giáo, Ấn Độ Giáo
Tác giả Huỳnh Thị Thảo Phương, Nguyễn Thị Mỹ Kha, Lệ Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Xuân Ngân, Võ Hoàng Vũ, Đoàn Phạm Gia Hân
Người hướng dẫn Lê Thị Mai
Trường học Trường Đại học Sư phạm
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 216,34 KB

Nội dung

Từ những tín ngưỡng nguyên thủy đến những tôn giáo lớn như Phật giáo, Nho giáo,Ấn độ giáo,mỗi tôn giáo đều mang trong mình những giá trị tinh thần sâu sắc và đã để lại dấu ấn đậm nét trê

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

MÔN:LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ TRUNG ĐẠI

ĐỀ TÀI: Tìm Hiểu Về Nho Giáo, Phật Giáo, Ấn Độ

Giáo Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Mai

Sinh viên thực hiện: Nhóm 4 Huỳnh Thị Thảo Phương

Nguyễn Thị Mỹ Kha

Lệ Thị Vân Anh Nguyễn Thị Xuân Ngân

Võ Hoàng Vũ

Trang 2

Đoàn Phạm Gia Hân

Đà Nẵng , tháng 11 , năm 2024

LỜI MỞ ĐẦU

Lịch sử loài người là lịch sử của tôn giáo Từ những tín ngưỡng nguyên thủy đến những tôn giáo lớn như Phật giáo, Nho giáo,Ấn độ giáo,mỗi tôn giáo đều mang trong mình những giá trị tinh thần sâu sắc và đã để lại dấu ấn đậm nét trên hành trình phát triển của nhân loại

Tôn giáo không chỉ đơn thuần là tập hợp những tín ngưỡng hay nghi lễ,

mà còn là kim chỉ nam giúp con người tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống, phát triển đời sống tâm linh, và kết nối với cộng đồng Từ những

nguyên lý cơ bản cho đến các triết lý sâu xa, từ nguồn gốc hình thành đến quá trình phát triển, mỗi tôn giáo đều mang một sắc thái văn hóa

và tinh thần độc đáo

Qua phần giới thiệu này, chúng ta sẽ lần lượt khám phá về cội nguồn, giáo lý, nghi lễ và giá trị mà tôn giáo này đem lại Đồng thời, chúng ta cũng sẽ thấy rõ tầm ảnh hưởng của nó trong các lĩnh vực như đạo đức, triết học và văn hóa xã hội Hy vọng rằng qua buổi chia sẻ này, mỗi người trong chúng ta sẽ có một cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về tôn giáo, cũng như hiểu rõ hơn về ý nghĩa của đức tin trong cuộc sống của nhân loại

Trang 3

4.Giáo Lý,Giáo Luật………

tự………

6.Thảoluận………

II.NHO GIÁO

1.Hoàn cảnh ra đời của NhoGiáo………

2.Lịch sử pháttriển………

Trang 4

IV.MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC TÔN GIÁO

1.Mỗi quan hệ giữa Nho giáo và Ấn Độ

và có công rất lớn trong việc phát triển cũng như truyền bá đến với

mọi người.

Trang 5

Phật giáo có nguồn gốc từ quốc gia nào?

Đạo Phật ra đời vào những năm đầu thế kỷ VI (trước Công Nguyên) do

vị thái tử Tất Đạt Đa của một quốc gia tại Tây Bắc Ấn sáng lập Sau nàyNgài mới đổi niên hiệu thành Thích Ca Mâu Ni

Chuyện kể rằng, khi xưa Tất Đạt Đa là vị thái tử được vua cha yêuchiều, cuộc sống vương giả, giàu có từ bé Ông cũng là người được địnhsẵn sẽ kế nhiệm ngai vàng, cai quản đất nước Tất Đạt Đa có mộtngười vợ xinh đẹp và một người con trai thông minh, kháu khỉnh

Tuy nhiên, nỗi lòng canh cánh về sự thống khổ của nhân gian chưa baogiờ ngừng cháy trong trái tim của Người Ngài được sinh ra trong hoàncảnh cũng hết sức đặc biệt mang dấu hiệu của một vĩ nhân Tươngtruyền, phụ mẫu của người là Ma Gia, khi mang thai đã nằm mơ thấymột con voi sáu ngà cùng với lời tiên tri đứa bé trong bụng sau này sẽ

là một vị vua anh minh hoặc một nhà hiền triết tài ba, lỗi lạc

Cho đến năm 29 tuổi, Ngài đã từ bỏ cuộc sống giàu sang, phú quý, tựmình bước chân đi tìm con đường cứu khổ chúng sinh, khám phá triết

lý sống của cuộc đời Từ lúc đó, Tất Đạt Đa dành tất cả công sức, thờigian của mình đi trải nghiệm, chu du cảm nhận cuộc sống đau khổ củanhân gian Những kiến thức Ngài tích lũy được trong suốt quá trình đó

đã trở thành tiền đề cho sự ra đời, phát triển của một loại tôn giáo lớnnhất hành tinh sau này - đạo Phật

2 Quá trình phát triển, biến đổi , truyền bá tôn giáo

2.1 Phật giáo giai đoạn sơ khai:

Phật giáo được ra đời vào những năm đầu của thế kỷ VI trước CôngNguyên bởi nhà sáng lập là đức Phật Thích Ca Mâu Ni Ngay sau đó,Ngài quyết định truyền bá lại tư tưởng của mình để nhiều người biếtđến và tin theo

Thích Ca cùng 60 vị đệ tử thân tín đầu tiên đã thành lập một giáo hội,mỗi người chia ra một phương để dạy đạo cho dân chúng Chính nhờtính nhân văn cùng sự thấu tình đạt lý, đạo Phật ngày càng có nhiềungười muốn tu học Do số lượng quá lớn, nên bất cứ ai muốn trở thành

Trang 6

đệ tử của Đức Phật cũng phải hội tụ đầy đủ những yếu tố khác biệtđược ghi trong nguyên tắc Quy Y Tam Bảo.

2.2 Phật giáo giai đoạn thành lập tổ chức

Một tổ chức có tên là Tăng Đoàn được thành lập, là nơi giao lưu, truyền

bá học thuật không phân biệt giới tính, tuổi tác, tầng lớp dưới sự lãnhđạo của đức Phật Sau khi Ngài niết bàn, đức Ma-ha-ca-diep chính làngười được tin tưởng, lựa chọn lên làm lãnh đạo Tăng Đoàn, tiếp tụcphát triển hội thêm vững mạnh, tăng quy mô ở nhiều nơi

Sau đó, đoàn đã tổ chức ra nhiều hội nghị kết tập kinh điển với sự thamgia của nhiều nhân tài từ khắp mọi nơi, bằng cách đưa đạo Phật vàothực tiễn cuộc sống chứ không còn là lý thuyết giảng dạy trên sách vở.Trải qua 4 kỳ kiết tập cùng những chính sách hợp lý, Phật giáo dườngnhư đã có một chỗ đứng vững chắc và có ảnh hưởng đến nhiều quốcgia trên thế giới

2.3 Phật giáo trong giai đoạn suy tàn

Cùng với sự phát triển của nhiều hệ tư tưởng, sự suy tàn là điều khôngthể tránh khỏi đối với một tôn giáo Phật giáo bắt đầu có biểu hiện của

sự rạn nứt tại chính quốc mẫu Ấn Độ vào thế kỷ VII và hoàn toàn biếnmất vào thế kỷ XIV.Trong giai đoạn này, Ấn Độ giáo chiếm vai tròthượng phong và được nhiều người đón nhận, tin theo Tuy nhiên thựcchất, Ấn Độ giáo lại là sự phát triển, pha trộn của Phật giáo và rất khó

để phân biệt sự khác nhau giữa hai tôn giáo này

2.4 Phật giáo quay trở lại hưng thịnh

Những năm đầu của thế kỷ XX, sau một khoảng thời gian rất dài, đạoPhật quay lại và được nhân dân đón nhận hơn bao giờ hết Nhiều ý kiếncho rằng, quan điểm của Phật giáo rất tiến bộ, phù hợp với nhân sinhquan thế giới hiện đại mà hiếm có tôn giáo nào có thể đầy đủ được nhưvậy

Cho đến hiện nay, Phật giáo vẫn giữ một vai trò quan trọng trong tínngưỡng tâm linh của nhiều quốc gia dân tộc, đặc biệt là các nước khuvực Châu Á, trong đó có Việt Nam Số lượng phật tử ngày càng tăng

Trang 7

cao Con người tìm đến Phật giáo như một cách để họ giải tỏa tâm hồnđược an yên với mong muốn đem đến sự thanh tịnh,bình an, tránh xa

sự xô bồ của đời sống vật chất ngoài kia, để được nương tự dưới cửaPhật

Mặc dù các phong trào truyền giáo của đạo Phật chưa bao giờ được

tổ chức nhưng những giáo huấn của đức Phật lại được truyền bá xarộng,ban đầu là trên tiểu lục địa Ấn Độ rồi dần xuyên suốt cả châu Áđến những quốc gia lân cận Mỗi khi được tiếp xúc,truyền bá đến mộtvùng đất mới, văn hoá mới,đạo Phật lại được thay đổi để phù hợp vớitâm lý của mỗi người dân những khu vực đó, nhưng vẫn hoàn toàn giữlại được những bản chất, những điểm tinh tuý về trí tuệ và lòng minhmẫn Đạo Phật không có người đứng đầu như vua chúa,tôi tớ mà đạidiện của đạo Phật là những tăng ni tu sĩ, những người đươc học và cảmthấu được sâu sắc Phật Pháp, là những vị lãnh tụ tinh thần cho nhữngquý Phật tử,đạo hữu

Đạo Phật được chia làm hai nhánh chính là Đại Thừa và Tiểu Thừa.Trong khi Đại Thừa luôn chú trọng đến việc tu tập thành một vị Phậttoàn giác để phổ độ chúng sanh thì Tiểu Thừa lại nhấn mạnh đến sựgiải thoát cá nhân Mỗi nhánh lại được chia làm nhiều phân nhánh tuynhiên, tính đến hiện nay chỉ còn tồn tại lại ba hình thức chính là Tiểuthừa ở Đông Nam Á và hai nhanh Đại Thừa-truyền thống Phật giáoTrung Quốc và Tây Tạng Quá trình lan rộng của đạo Phật ở hầu hếtcác nơi diễn ra một cách an hoà và lan rộng theo nhiều cách khácnhau Đã có một tiền lệ được lập ra bởi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vềviệc chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của mình cho những người có tinhthần ham học,ham biết không phân biệt bất kì quốc gia, ngôn ngữ, dântộc nào Ngài hoàn toàn không kêu gọi người khác phải từ bỏ tôn giáocủa mình hay cải tạo theo đạo mới mà Ngài chỉ cố giúp chúng sanhvượt qua những khổ đau của chính mình để thaots khỏi vô minh vàhướng đến giải thoát Cũng chính vì mục đích tốt đẹp đó mà đạo Phật

đã ra đời và phát triển bền vững cho đến ngày hôm nay và mai sau

3 Kinh điển

Kinh điển Phật giáo là gì?

Trang 8

Kinh điển Phật giáo là tập hợp những lời dạy của Đức Phật và các vị Tỳkheo được ghi chép lại, truyền đạt qua nhiều thế hệ Đây là kho tàngquý báu chứa đựng những giáo lý sâu sắc về cuộc sống, con người vàcon đường giải thoát khỏi khổ đau.

Kinh điển được chia làm 3 phần chính:

Kinh: Bao gồm những lời dạy trực tiếp của Đức Phật, các bài thuyếtgiảng, các câu chuyện ví dụ để giúp người nghe dễ hiểu

Luật: Quy định các giới luật mà các Tỳ kheo phải tuân thủ để giữ gìn sựthanh tịnh của Giáo hội

Luận: Là những bài bình luận, giải thích sâu hơn về ý nghĩa của Kinh vàLuật, giúp người học hiểu rõ hơn về giáo lý Phật giáo

Ý nghĩa của Kinh điển Phật giáo:

Hướng dẫn con người sống tốt: Kinh điển cung cấp những nguyên tắcsống tốt, giúp con người vượt qua những khó khăn trong cuộc sống,hướng tới một cuộc sống an lạc và hạnh phúc

Giải thoát khỏi khổ đau: Kinh điển chỉ ra con đường giải thoát khỏi khổđau, giúp con người đạt được giác ngộ và giải thoát

Bảo tồn và phát triển Phật giáo: Kinh điển là cơ sở để bảo tồn và pháttriển Phật giáo qua nhiều thế hệ

4 Giáo lý, giáo luật căn bản

Giáo lý cơ bản của đạo Phật có 2 vấn đề quan trọng, đó là Lý Nhânduyên và Tứ Diệu đế (4 chân lý)

Trang 9

-Lý nhân duyên:

Phật giáo quan niệm các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ luôn luôn vậnđộng và biến đổi không ngừng theo quy luật Thành - Trụ - Hoại - Không(mỗi sự vật đều có quá trình hình thành, phát triển và tồn tại một thờigian, rồi biến chuyển đi đến huỷ hoại và cuối cùng là tan biến, ví nhưmột làn sóng, khi mới nhô lên gọi là “thành”, khi nhô lên cao nhất gọi

là “trụ”, khi hạ dần xuống gọi là “hoại”, đến khi tan rã lại trở về

“không”) và đều bị chi phối bởi quy luật nhân - duyên, trong đó nhân lànăng lực phát sinh, là mầm để tạo nên quả và duyên là sự hỗ trợ, làphương tiện cho nhân phát sinh, nảy nở Tuỳ vào sự kết hợp giữa nhân

và duyên mà tạo thành các sự vật, hiện tượng khác nhau Có haykhông một hiện tượng, sự vật là do sự kết hợp hay tan rã của nhiềunhân, nhiều duyên Nhân và duyên cũng không phải tự nhiên có mà nóđược tạo ra bởi sự vận động của các sự vật, hiện tượng và quá trìnhhợp - tan của các nhân - duyên có trước để tạo ra nhân - duyên mới,Phật giáo gọi đó là tính “trùng trùng duyên khởi”

Về con người, Phật giáo cho rằng cũng không nằm ngoài quy luật:Thành - Trụ - Hoại - Không, hay nói cách khác bất cứ ai cũng phải tuântheo quy luật: Sinh - Trụ - Dị - Diệt (đó là chu trình con người được sinh

ra, lớn lên, tồn tại, thay đổi theo thời gian và cuối cùng là diệt vong).Khi con người mất đi thì tinh thần cũng theo đó mà tan biến Phật giáokhông công nhận một linh hồn vĩnh cửu, tách rời thân thể để chuyển từkiếp này sang kiếp khác

Phật giáo quan niệm mọi sự vật luôn luôn biến chuyển, đổi thay, mọithứ ta có, ta nhìn thấy đều chỉ là vô thường Vô thường là không thườngxuyên, mãi mãi ở trong một trạng thái nhất định mà nó sẽ luôn biếnđổi, tồn tại hay không tồn tại, có hay không có đó chỉ là vấn đề thờigian Khi đầy đủ nhân duyên hội hợp thì sự vật hiện hữu, gọi là "có";khi nhân duyên tan rã thì sự vật biến diệt, lại trở về là "không" Muônvật từ nhân duyên mà sinh và cũng do nhân duyên mà diệt Lý nhânduyên làm cho ta thấy con người là một đấng tạo hoá tự tạo ra đờisống của mình, con người làm chủ đời mình, làm chủ vận mệnh củamình Cuộc đời con người vui sướng hay phiền não đều do nhân vàduyên mà con người tự tạo ra chi phối Từ cách nhìn nhận đó, Đức Phậtkhuyên con người sống hướng thiện, thực hiện tâm từ bi, biết yêu

Trang 10

thương và chia sẻ, vì hạnh phúc của mọi người và hạnh phúc của mình,sống tự tại an lạc, không cố chấp bám víu vào sự vật, hiện tượng,không bị ảnh hưởng, chi phối bởi sự vô thường của cuộc sống.

-Tứ diệu đế:

Khi còn là Thái Tử, Đức Phật đã nhận ra cuộc đời đầy rẫy sự đau khổ,

do đó Ngài đã quyết chí ra đi tu hành để lý giải vì sao con người ta lạiđau khổ và làm sao để thoát khổ Sau khi đắc đạo, Đức Phật đã nhận rõcăn nguyên nguồn cội của sự khổ đau và phương pháp để diệt trừ nó,Đức Phật đã đem kiến thức của mình truyền bá và hướng dẫn chongười xung quanh thực hành

Song giai đoạn đầu truyền bá không thành công vì lý lẽ Đức Phật nói raquá cao siêu mà trình độ của những người nghe đa số còn hạn hẹp nên

họ không hiểu, dần dần rời bỏ khỏi những buổi thuyết pháp của Phật

Từ đó Phật đã chuyển đổi phương pháp giảng đạo từ tư duy lý luậnsang hướng dẫn thực hành, đó là pháp môn Tứ diệu đế

Tứ diệu đế đã trở thành giáo lý căn bản, xuyên suốt trong toàn bộ kinhđiển Phật giáo Tứ diệu đế bao gồm: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế

- Khổ đế: Đức Phật chỉ ra rằng, con người ta sống ở trên đời ai cũngphải gặp những điều đau khổ Ngài đã khái quát cái khổ của con ngườithành 8 loại khổ (bát khổ):

+ Sinh (sinh ra đời và tồn tại cũng phải trải qua những đau khổ);

+ Lão (tuổi già sức yếu là khổ);

+ Bệnh (đau ốm là khổ);

+ Tử (chết là khổ);

+ Ái biệt ly khổ (những người thân yêu phải xa nhau là khổ);

+ Oán tăng hội khổ (những người có oán thù mà phải gặp gỡ cũngkhổ);

+ Cầu bất đắc khổ (điều mong cầu không toại nguyện là khổ);

Trang 11

+ "Ngũ ấm xí thịnh khổ" (thân ngũ đại của con người được gọi là thânngũ ấm, đó là: sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm và thức ấm Thânngũ đại của con người luôn bị chi phối, khổ sở bởi luật vô thường, bởithất tình, lục dục lôi cuốn… làm cho khổ sở).

- Diệt đế: Đức Phật chỉ ra kết quả an vui, hạnh phúc đạt được khi conngười diệt trừ hết những nỗi khổ, muốn diệt khổ phải diệt tận gốc, đó làdiệt cái nguyên nhân gây ra đau khổ

- Đạo đế: là những phương pháp Đức Phật hướng dẫn để chúng sinhthực hành diệt khổ, được vui Đây là phần quan trọng nhất trong Tứdiệu đế, vì khi biết rõ đau khổ, nguyên nhân của đau khổ, mong muốnđược thoát khổ để đạt đến cảnh giới an vui nhưng nếu không cóphương pháp hiệu nghiệm để thực hiện ý muốn ấy thì không giải quyếtđược vấn đề và càng thêm đau khổ Do đó, Đạo đế đã được Đức Phậtrất chú trọng, quan tâm để tuỳ căn cơ của chúng sinh mà phân tích cụthể để hướng dẫn mọi người thực hiện cho phù hợp với bản thân mình.Đạo đế có 37 phẩm chia làm 7 loại, đó là:

- Tứ niệm xứ (bốn điều mà người tu hành thường xuyên nghĩ đến):quán thân bất tịnh; quán tâm vô thường; quán pháp vô ngã; quán thọthị khổ

- Tứ chánh cần (bốn phép siêng năng chân chính để tinh tấn tu hành):tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh; tinh tấn dứt trừnhững điều ác đã phát sinh; tinh tấn phát triển những điều lành chưaphát sinh; tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh

- Tứ như ý túc (bốn phép thiền định để việc tu hành được phát triển):Dục như ý túc, tinh tấn như ý túc, nhất tâm như ý túc và quán như ýtúc

- Ngũ căn (năm điều căn bản giúp người tu hành đạt chính quả): Tíncăn, tấn căn, niệm căn, định căn, huệ căn

- Ngũ lực (năm năng lực để cùng ngũ căn giúp người tu hành đạt chínhquả): Tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực và huệ lực

- Thất bồ đề phần (bảy pháp tu tập giúp người tu hành thành tựu đạoquả đại giác): Trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định, xả

Trang 12

Giáo luật

Giáo luật Phật giáo được Đức Phật chế ra xuất phát từ thực tế trong khiđiều hành Tăng đoàn với những điều quy định, cấm nhằm duy trì tổchức tăng đoàn, hướng mọi người tới chân - thiện - mỹ, phát triển hạnh

từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha, biết làm lành lánh dữ để đạt tới giác ngộ vàgiải thoát

Cốt lõi của giáo luật Phật giáo là “Ngũ giới” và “Thập thiện”

+ Không uống rượu

- Thập thiện là mười điều thiện nên làm, trong đó:

+ Ba điều thiện về thân: không sát sinh, không trộm cắp, không tàdâm;

+ Bốn điều thiện về khẩu: không nói dối, không nói hai chiều, khôngnói điều ác, không nói thêu dệt;

+ Ba điều thiện về ý: không tham lam, không giận dữ, không tà kiến.Trên cơ sở của quy định Ngũ giới và Thập thiện, Phật giáo đã quy địnhchi tiết và cụ thể đối với từng loại xuất gia

- Đối với hàng đệ tử xuất gia đã thụ giới Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni:

Theo Luật Tứ phận thì kinh Giới bản quy định:

+ Tỳ kheo phải giữ 250 giới

+ Tỳ kheo Ni phải giữ 348 giới

Theo Nam truyền Luật tạng thì:

Trang 13

+ Tỳ kheo phải giữ 227 giới

- Đối với hàng đệ tử xuất gia còn ở bậc Sa di phải giữ 10 giới Ngoàingũ giới như đã nói ở trên, người tu ở bậc Sa di còn phải giữ thêm 5giới nữa là:

+ Không trang điểm, không bôi nước hoa hay xức dầu thơm

+ Không nằm giường đệm cao sang, giường rộng dùng cho hai người.+ Không xem ca hát nhảy múa và cũng không được ca hát nhảy múa.+ Không giữ vàng bạc

+ Không ăn phi thời (quá giờ quy định)

Tăng Ni phải nương vào giới luật để làm mực thước sinh hoạt hàngngày

- Đối với Phật tử tại gia:

Sau khi thụ Tam quy (quy Phật, quy Pháp, quy Tăng) người Phật tử cầntrì Ngũ giới để ngăn cấm những tưởng niệm ác, hành động bất chính,gieo lòng từ bi, bình đẳng trong chúng sinh giúp họ được tiến trên conđường giải thoát, an lạc

Ngoài ra người Phật tử tuỳ căn cơ, sở nguyện có thể thụ Bát quan traigiới (8 giới) Nội dung Bát quan trai giới gồm có Ngũ giới và thêm 3điều quy định nữa:

+ Không trang điểm

+ Không dùng đồ sang trọng (giường cao rộng; không ca múa hátxướng và cũng không xem nghe )

+ Không ăn uống không đúng giờ

- Đạo Phật cũng đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn mọi người trongcách sống chung, tu hành cùng giữ trọn vẹn hòa khí, ví dụ như tinhthần Lục hòa (6 điều hòa hợp):

+ Thân hòa đồng trụ

+ Giới hòa đồng tu

Trang 14

+ Khẩu hòa vô tranh

+ Ý hòa đồng duyệt

+ Kiến hoà đồng giải

+ Lợi hòa đồng quân

Có thể nói, giáo luật của Phật giáo có nhiều điểm tương đồng vớitruyền thống văn hoá của các dân tộc, đặc biệt là ở các nước phươngĐông, trong đó có Việt Nam Giáo luật của Phật giáo đã có đóng gópkhông nhỏ vào việc điều chỉnh hành vi, hình thành nhân cách, đạo đứclối sống của một bộ phận đông đảo nhân dân Việt Nam

5 Đối tượng thờ tự, lễ nghi của Phật giáo

5.1 Đối tượng

Những đối tượng thường được thờ cúng trong Phật giáo bao gồm:

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: Là vị Phật lịch sử, người sáng lập ra đạoPhật Ngài được tôn kính như một vị thầy giác ngộ, người đã chỉ ra conđường giải thoát khỏi khổ đau

Các vị Bồ tát: Là những người đã đạt đến giác ngộ cao nhưng vẫn ở lạithế giới để giúp đỡ chúng sinh Một số vị Bồ tát nổi tiếng như Quan Âm

Bồ tát, Địa Tạng Bồ tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát

Các vị A la hán: Là những người đã đạt đến giác ngộ và đoạn trừ hếtcác phiền não

Các vị tổ sư: Là những vị sư có công lớn trong việc truyền bá và pháttriển Phật giáo

5.2 Lễ nghi tôn giáo

Lễ nghi của Phật giáo thể hiện sự trang nghiêm, tôn kính tới người sánglập (đức Bổn sư) Ban đầu, lễ nghi của Phật giáo khá đơn giản và đồngnhất, song cùng với quá trình phát triển, Phật giáo phân chia thànhnhiều tông phái và du nhập vào các dân tộc khác nhau, hoà đồng cùngvới tín ngưỡng của người dân bản địa, lễ nghi của Phật giáo dần có sựkhác biệt giữa các khu vực, vùng miền…

Trang 15

Một số ngày lễ, kỷ niệm lớn trong năm của Phật giáo (tính theo ngày

âm lịch)

- Tết Nguyên đán

- Rằm tháng giêng: lễ Thượng nguyên

- Ngày 08/02 : Đức Phật Thích Ca xuất gia

Ngày 30/8 dương lịch: Lễ cúng ông bà tổ tiên (lễ Donta)…

- Đầu tháng 9 hoặc tháng 10 âm lịch (sau khi kết thúc khoá hạ): LễDâng Y (hay lễ Dâng Bông);

Trang 16

- Ngày 15/10 âm lịch: Lễ cúng trăng (Okcombok).

Với những giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết, hữunghị mà Phật giáo đóng góp cho xã hội, năm 1999, tại phiên họp thứ

54 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã công nhận Đại lễ Phật đản, tên gọitheo truyền thống của Việt Nam (hay Đại lễ Vesak, Đại lễ Tam hợp ĐứcPhật - theo tên gọi quốc tế để kỷ niệm ngày Phật đản sinh, ngày Phậtthành đạo và ngày Phật nhập Niết bàn) là lễ hội văn hoá - tôn giáoquốc tế của Liên hợp quốc Lễ hội này được tổ chức hàng năm tại trụ sởLiên hợp quốc và các trung tâm Liên hợp quốc trên thế giới

II NHO GIÁO

1 Hoàn cảnh ra đời.

Nho giáo do Khổng Tử sáng lập ở Trung Quốc( dựa trên việc phát triển

tư tưởng của Chu Công Đán) vào cuối thế kỉ VI trước công nguyên Rađời thời Xuân Thu trong hoàn cảnh vương đạo suy vi, bá đạo lấn átvương đạo, tình hình chính trị xã hội, đạo đức, trật tự, kỷ cương xã hội

bị đảo lộn, rối loạn, lý tưởng chính trị của Khổng Tử xây dựng dựa trênhọc thuyết về Nhân - Lễ - Chính danh nhằm khôi phụ lại trật tự, kỷcương xã hội và đạo đức xã hội rối ren ấy của Trung Quốc cổ đại

2 Lịch sử hình thành và phát triển.

2.1 Nho giáo nguyên thủy

Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lụckinh gồm có: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu vàKinh Nhạc Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinhthường gọi là Ngũ Kinh Sau khi Khổng Tử mất học trò của ông tập hợpcác lời dạy để soạn ra cuốn Luận Ngữ Học trò xuất sắc nhất của Khổng

Tử là Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời thầy mà soạn ra sáchĐại Học Sau đó cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp còn gọi là Tử Tưviết ra cuốn Trung Dung Đến thời Chiến quốc, Mạnh Tử đưa ra các tưtưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Tử Từ Khổng

Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy hay còn gọi làNho giáo tiền Tần, Khổng giáo hay tư tưởng Khổng - Mạnh Từ đây mới

Trang 17

hình thành hai khái niệm Nho giáo và Nho gia Nho gia mang tính họcthuật, nội dung của nó còn gọi là Nho học, còn Nho giáo mang tính tôngiáo Ở Nho giáo Văn miếu trở thành thánh đường và Khổng Tử trởthành giáo chủ, giáo lý chính là các tín điều mà các nhà nho cần phảithực hiện.

Năm 221TCN Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc và áp dụng chínhsách cai trị bằng pháp luật độc đoán khắc nghiệt đã dùng bạo lực tiêudiệt Nho giáo

2.2 Hán nho

Đến đời Hán, Đại Học và Trung Dung được gộp vào Lễ Ký Hán Vũ Đếđưa Nho giáo lên hàng quốc giáo và dùng nó làm công cụ thống nhấtđất nước về tư tưởng Và từ đây, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chínhthống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Hoa suốt hai ngàn năm Nhogiáo thời kì này được gọi là Hán Nho Điểm khác biệt so với Nho giáonguyên thủy là Hán Nho đề cao quyền lực của giai cấp thống trị Thiên

Tử là con trời dùng “ lễ trị ” để che đậy “ pháp trị ” Nhà Hán chủtrương “ dương đức” “ âm pháp” hay còn gọi là “ ngoại nho” “ nộipháp” tức là chủ trương nhân trị chỉ là hình thức mà thực chất là pháptrị

2.3 Tống Nho

Đến đời Tống, Nho giáo thêm một lần biến đổi và được gọi là Tống nho,phương Tây gọi Tống nho là “ Tân Khổng Giáo ” Nguyên do của sự biếnđổi này là sự phát triển cực thịnh của Phật giáo và Đạo giáo, do được

sự cho phép của các vua thời Đường Hai tôn giáo này phát triển đãkhiến dân chúng bắt đầu hỏi những câu như “ sau khi chết người ta điđâu” mấy câu hỏi mà nho giáo nguyên thủy không trả lời được Vì vậycác nhà nho bắt đầu phát triển thêm các yếu tố tâm linh ( lấy từ Phậtgiáo) và siêu hình ( lấy từ Đạo giáo) để Nho giáo không bị lép vế trướchai tôn giáo kia Cái tên nổi tiếng của Tống Nho là Chu Hi bắt đầu nhưmột người theo học Phật giáo như vì không thể chấp nhận ý tưởng về

vô ngã- không có bản ngã cố định nên ông hướng tới truyền thống Nhogiáo và rồi trở thành người trình giải chính cho Tống Nho Từ đây Nhogiáo có thêm phần “ vô hình”

2.4 Nho giáo thế kỷ XX – XXI

Ngày đăng: 18/11/2024, 18:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w