Họ dồn đẩy người Ainu lên phíabắc, rồi dần sống hoà trộn với nhau, tạo nên chủ thể của dân tộc Nhật.-Dấu vết, di tích thời đại:+Cho đến nay người ta tìm thấy rất ít dấu vết về thời đại đ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ TRUNG ĐẠI
ĐỀ TÀI : LỊCH SỬ NHẬT BẢN TRUNG ĐẠI
GIẢNG VIÊN: TS NGUYỄN NHẬT LINH SINH VIÊN: NGUYỄN THANH TÙNG TÒNG ĐỨC THUẬN - TRẦN THỊ TUYẾT MAI
HÀ NỘI - 2023
Trang 2I.ĐỊA LÝ VÀ DÂN CƯ
1.Địa lý
-Nhật Bản là 1 đất nước hải đảo với gần 4000 hòn đảo lớn nhỏ, nằm trải theohình vòng cung dọc bờ biển phía đông lục địa châu Á, thuộc khu vực Đông Á.-Được tạo thành từ nhiều đảo, trong đó có 4 đảo lớn : Hônsư (Bản Châu),Hôcaiđô (Bắc hải đảo), Kiusư (Cửu Châu) và Sicôcư (Tứ Quốc)
-Do được hợp thành bởi các đảo nên Nhật có nhiều bờ biển với nhiều hải cảngtốt
-Phần lớn diện tích là đồi núi và cao nguyên
-Chỉ 15% diện tích đất đai toàn quốc canh tác được
-Tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, nhất là khoáng sản
-Nhiều thiên tai như động đất, núi lửa, não lớn
Trang 32.Dân cư
-Từ thời đồ đá cũ đã có cư dân sinh sống trên quần đảo, có lẽ là người Ainu - 1tộc người hiện đang sống ở những miền núi lạnh lẽo của đảo Hôcaiđô, vớiphong tục và ngôn ngữ riêng
Hình ảnh dân tộc Ainu( Nhật Bản)-Vào thời đá mới, có những tộc người từ miền thảo nguyên Bắc Á và từ các đảo
ở Nam Thái Bình Dương đến định cư tại Nhật Họ dồn đẩy người Ainu lên phíabắc, rồi dần sống hoà trộn với nhau, tạo nên chủ thể của dân tộc Nhật
-Dấu vết, di tích thời đại:
+Cho đến nay người ta tìm thấy rất ít dấu vết về thời đại đá cũ ở Nhật
+Những di tích về thời đại đá mới thì phát hiện nhiều, và được các nhà nghiêncứu phân biệt thành hai loại hình chính
Văn hoá Jomon (3000tr.CN -1000 tr.CN)
-Đồ gốm được chế tạo thô sơ bằng tay và có đặc trưng trang trí là từng dải vănxoắn thừng.Đồ gốm Jomon và Yayoi được tìm thấy ở các di chỉ thời đại
đá mới trên khắp nước Nhật, nhưng đồ gốm Jomon thì thấy nhiều hơn ở miềnĐông
-Về kĩ thuật, Jomon kém Yayôi, nhưng về nghệ thuật lại hơn, bởi những hoa văn
tự do và hình dáng khá đa dạng
-Đồ đá trong nền văn hoá Jomon cũng ở trình độ cao hơn đổ đá trong nền vănhoá Yayôi
Trang 4- Những di tích vật chất phát hiện được bao gồm các đồ đá, đồ
đất nung, những đống vỏ sò có lẫn xương cá, xương hươu,
cùng những dụng cụ săn bắn (những mũi tên nhọn, rìu và dao
đá) và những dụng cụ đánh cá đã cho thấy được phần nào
cuộc sống của cư dân trong thời kì đá mới ở Nhật
-Những bộ lạc nhỏ được hình thành, cư dân chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt
cá, săn bắt, hái lượm
-Trong săn bắn người ta đã biết sử dụng cung tên và chó săn, hoặc đào những hốsâu và lớn ở ven rừng để bẫy những thú lớn
-Còn trong việc đánh cá, lối thông thường là dùng đá ném cho cá bị thương rồilội xuống bắt hoặc vót xương thú làm lưỡi câu để câu cá nhỏ và làm những mũilao bằng đá để phóng bắt cá lớn Có bằng chứng để khẳng định rằng việc đánh
cá bằng chài lưới cũng đã khởi đầu Ngoài những thức ăn bằng thịt, cá, cư dânthời đó còn vào rừng hoặc ra bãi để hái lượm quả cây, măng, nấm, rau cỏ, haylặn xuống biển để vớt những loại rong ăn được
Trang 5-Thời Jômon, có sự phân chia công việc giữa nam và nữ Đàn ông trong tậpđoàn lãnh phần việc chế biến dụng cụ bằng đá và săn bắn trong khi phụ nữ loviệc hái nhặt và làm ra các thứ đồ đất nung.
-Người thời đó tin rằng thần thánh và oai linh của thiên nhiên tồn tại khắp nơi:
từ trong rừng cây, lùm bụi, dưới nước đến tảng đá Đây là hình thức gọi là vạntượng hữu linh (animism) chủ trương mọi vật trong thiên nhiên ngoài hình ảnh
cụ thể của nó còn ẩn tàng một sức mạnh siêu nhiên Thế rồi, nhờ ở các phápthuật, bùa chú (jujutsu, magic), (majinai, incantation) mà họ cầu thần giải trừ taiách hay xin mang đến hoa lợi thu hoạch Di vật của pháp thuật bùa chú thời nàycòn được thấy qua các tượng đất sét (doguu, clay figure) tượng trưng cho người
nữ và các gậy đá (sekibô) chiều dài từ 40, 50 cm đến 1m, hình tròn và dài,tượng trưng cho (phallus, sinh thực khí của) người nam
-Từ thời Jomon trung kì, phong tục nhổ răng chở nên phổ biến.Đây là một nghithức đánh dấu sự biến chuyển của người ta từ một giai đoạn này sang một giaiđoạn khác trong cuộc sống nghĩa là đã trưởng thành hơn
Trang 6-Phong tục đánh dấu cuộc sống tinh thần của người Jômon là một phương phápmai táng khá đặc biệt( khuất táng).
Văn hoá thời đại đá mới ở Nhật mà đại diện là đồ gốm Jomon sau 1 thờigian dài phát triển riêng biệt đã dần dần bị thay thế bởi nền văn hoáYayôi Nhưng có lẽ ngay từ khi hai nền văn hoá này tiếp xúc với nhau thìvăn hoá Yayôi đã suy thoái với tính cách là văn hoá thời đại đá mới đangchuyển vào giai đoạn kim khí
Văn hoá Yayoi (500tr.CN -300 SCN)
- Đồ gốm được nung cẩn thận, thường nhẵn và có những dấu hiệu vẽ về săn bắn
và chăn nuôi súc vật
Trang 7-Vẫn dùng những phương thức tìm kiếm thức ăn có sẵn trong tự nhiên.-Dân Nhật đã bắt đầu biết trồng lúa.Từ chỉ biết chọn nơi bùn lầy gieo thócxuống để lúa mọc tự nhiên, người ta đã biết dọn cỏ rồi gieo thóc Khi lúa đãchín, người ta dùng dao đá gặt về và dùng đôi que cặp để tuốt thóc, phơi khô rồicất giữ trong chum, vò.
-Từ thế kỉ II đến I tr.CN, kĩ thuật canh tác, chăn nuôi cùng với đồ dùng bằngkim khí đã đồng thời được truyền bá từ Trung Quốc và Triều Tiên vào làm sứcsản xuất phát triển nhanh chóng Sản xuất nông nghiệp thời kì này được coitrọng
-Cây lúa trở thành cây trồng chính trong nông nghiệp Người ta đã biết đào kênhdẫn nước và hồ chứa nước
-Xuất hiện nhiều nghề thủ công, trong đó có nhiều nghề thủ công phát triển vàđược coi trọng như nghề dệt, nghề rèn, nghề mộc và nghề làm đồ gốm.-Xuất hiện đa dạng cách chôn người chết Ở vùng bắc đảo Kyuushuu, có loạiphần mộ với bia đá đặt trên mặt đất (gọi là shisekibo) Người chết được chôntrong những cái quách hình chum vò (kamekan).Ở những vùng khác thì người
ta đem chôn kẻ chết trong những mộ huyệt đất (dokôbo), mộ quách gỗ(mokkanbo), mộ quách đá hình hộp ( hakoshiki sekkanbo) Họ để thân thểngười chết được duỗi thẳng ra (shinkensô) chứ không giống kiểu chôn bẻ xươngxếp xác chết co quắp (kussô) của người Jômon
-Để cầu xin mùa màng được tốt đẹp và cảm tạ thần linh khi thu hoạch dồi dào,
họ đã chế ra những dụng cụ bằng thanh đồng dùng vào lễ nghi tế thần như kiếmđồng, mâu đồng, chuông đồng, kích đồng Trong số đó có loại chuông đồng vớihình dáng đặc biệt Nhật Bản
Trang 8 Sự phát triển nhanh chóng của sức sản xuất, sự phân chia đẳng cấp và sựphân chia thành những bộ lạc đã diễn ra
Chế độ công xã nguyên thuỷ ở Nhật lâm vào tình trạng tan rã
II.NHỮNG NHÀ NƯỚC CỔ ĐẠI Ở NHẬT BẢN
-Trong những thế kỉ đầu Công nguyên, ở Nhật đã xuất hiện những hình thức
phôi thai của nhà nước
-Vào thế kỉ I ở Nhật đã hình thành hơn 100 nước nhỏ Những nước này thựcchất là những liên minh bộ lạc được hình thành trong cuộc đấu tranh giữa các
bộ lạc nhằm thôn tính lẫn nhau, nhưng đã mang một vài yếu tồ của nhà nước.-Kẻ đứng đầu liên minh bộ lạc ít nhiều đã mang tính chất của một ông vua độcquyền, chuyên chế Các sử gia Nhật thường gọi các liên minh bộ lạc đó lànhững quốc gia bộ lạc (Buraku kokka) Nhiều quốc gia bộ lạc của Nhật Bản thời
đó có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc Hậu Hán thư chép rằng: "Năm Kiến
Vũ Trung Nguyên thứ 2 đời Quang Vũ đế nhà Hậu Hán (năm 57), Nụy NôQuốc ở cực Nam nước Nhật có phái quan đại phu sang triều cống, được Hán đếđúc ấn vàng phong tước cho; đến niên hiệu Vĩnh Sơ nguyên niên (năm 107) đời
An Đế, lại phái một đoàn gồm 160 người sang triều hạ lần nữa"
*Nhà nước Yamatai
-Cuối thế kỷ thứ II đầu thế kỷ thứ III xuất hiện một số nước tương đối lớn trong
đó lớn mạnh hơn cả là đất nước Yamatai do nữ vương Himicô cai trị là nước lớnnhất.Yamatai lần lượt chinh phục các nước khác, bắt các nước đó thần phụcmình
Trang 9-Dưới thời nữ hoàng Himicô, đã cử các phái đoàn sang gặp các quan cai trịTrung Quốc tại Bắc Triều Tiên, mang theo cống vật và nhờ giúp đỡ chống 1vương quốc thù địch Sử sách Triều tiên cũng ghi rằng, nữ vương Himicô đãtừng cử sứ thần sang Triều Tiên nhờ giúp bà chống kẻ thù.
-Xã hội Yamatai dưới thời cai trị của Himicô phân hoá giai cấp rõ rệt
+ Giai cấp thống trị giàu và có nhiều quyền lợi
+Còn giai cấp bị trị phải lao động cực khổ với các nghề trồng lúa, nuôi tằm, dệtvải
-Người thường dân khi gặp quan sang ở ngoài đường đều phải tránh núp, nếu kokịp thì phải quỳ xuống đường, hai tay chống trên đất, khấu đầu vái lạy -Nữ vương Himicô có quyền lực lớn nhất, trong cung điện thâm nghiêm cóhàng nghìn nữ tì hầu hạ và có quân đội bảo vệ chặt chẽ ở bên ngoài
Xã hội Yamatai là 1 xã hội có giai cấp, có nhà nước, và như vậy từ thế kỉIII nhà nước đã thực sự ra đời ở Nhật
Tuy nhiên nước Yamatai không tồn tại được lâu Từ cuối thế kỉ III về sau,
ko thấy tài liệu lịch sử nào nói đến nữa Có lẽ nó bị suy yếu và bị nướckhác chinh phục
*Nhà nước Yamato
-Cuối TK IV nhờ địa lợi là trung nguyên Hônsư, nơi tổ tiên dòng Thiên hoàngNhật khởi nghiệp mà Yamatô được nhiều người Nhật tôn sùng, nhiều hào tộctheo; do đó,Yamato hưng khởi lên và thống nhất được nước Nhật
Trang 10-Trong gần 2 thế kỉ (391 - 562), văn hoá và kĩ thuật của Triều Tiên du nhập vàoNhật Qua Triều Tiên, Nhật mở rộng giao lưu với Trung Quốc.
-Triều Yamatô còn cho mời nhiều người Trung Quốc, Triều Tiên sang ở hẳn bênNhật để làm môn sư truyền bá nhiều phương diện kĩ thuật và văn hoá như : kĩthuật canh tác nông nghiệp, các nghề thủ công nuôi tằm, nấu rượu, dệt đúcgang, làm đồ gốm, kĩ thuật kiến trúc v.v
-Từ thế kỉ IV, chữ Hán được truyền vào Nhật và trở thành quốc tự của nước này,nhờ đó văn học Nhật Bản hình thành và phát triển
-Tôn giáo: Đến thế kỉ V thì Nho giáo và thế kỉ VI Phật giáo được truyền bá vàoNhật
-Xã hội Yamato chuyển biến, hình thành nhiều giai cấp, tầng lớp:
+Thiên Hoàng: Đứng đầu giai cấp thống trị, có quyền lực rất lớn Ngoài việcchiếm đoạt những vùng đất đai rộng lớn, thu thuế các công xã nông nghiệp, bóclột nô lệ, Thiên hoàng còn thu được loại thuế trong quan hệ buôn bán giữa Nhậtvới Triều Tiên, Trung Quốc, cảng Naniva (sau này là Osaka) đã được xây dựng
từ thế kỉ IV
+Hào tộc:
Đại nhân: tầng lớp quý tộc thống trị
Các hào tộc đều có đất đai riêng để thu thuế, có tổ chức gia nhân và thuộc
hạ riêng, đồng thời trong khi giữ nhiều chức vụ quan trọng tại triều đình, cáchào tộc vẫn luôn luôn tìm mọi cách để mở rộng đất đai của mình
Dân thường tự do: Phải lao động cực nhọc và phải nộp thuế bằng lương thực vàcác sản phẩm thủ công nghiệp
Trang 11+Tầng lớp nô lệ: là tù binh bắt được trong các cuộc chiến tranh Nô lệ không chỉđược sử dụng để phục dịch trong các gia đình quý tộc mà còn được sử dụng dểkhai khẩn đất hoang, làm thuỷ lợi tư và nhiều cồng việc khác.
+Tầng lớp “ bộ dân”: là những người nửa tự do và có chút tài sản riêng Tầng lớp này có nguồn gốc phần lớn từ những thành viên của những thị tộc
bị chinh phục Do tổ chức thị tộc chặt chẽ, nên sau những cuộc chinh phục, kẻchiến thắng bắt cả thị tộc bị chinh phục lệ thuộc vào mình gọi là "bộ", và thànhviên của nó gọi là "bộ dân" Chủ không có quyền bán và giết họ, nhưng họ bịtrói chặt vĩnh viễn vào ruộng đất của Thiên hoàng và quý tộc
Tuy quan hệ nô lệ đã từng tồn tại trong lịch sử Nhật, nhưng nhìn chung,Nhật không trải qua sự phát triển đầy đủ của xã hội chiếm hữu nô lệ Một mặt, nông nghiệp vốn là ngành kinh tế chủ yếu của Nhật, đều do cácnông dân công xã đảm nhiệm Nô lệ ở đây chưa bao giờ là người lao động sảnxuất chủ yếu Trong khi đó, nguồn nô lệ ngày một suy giảm, nhất là từ thế kỉ VI
về sau Trước đây, nô lệ mà Nhật có được chủ yếu do xâm lược Triều Tiên,nhưng vào thời kì này Triều Tiên đã mạnh, có khả năng đẩy lùi các cuộc xâmlược của Nhật Muốn bắt nô lệ trên các đảo Nhật (người của các bộ lạc Ainunhư: Ebisu, Cumasô, Hayatô) thì phải tiến hành những cuộc hành quân khókhăn và vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của các bộ lạc ấy Mặt khác, thời kìhình thành nhà nước ở Nhật cũng là thời kì chế độ nô lệ, xét trên phạm vi toànthế giới, đã lâm vào tình trạng suy sụp Trung Quốc và Triều Tiên là hai nước cóảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của Nhật đều ở trong thời kì phát triển củachế độ phong kiến Trong điều kiện như thế chế độ chiếm hữu nô lệ không cóđiều kiện thuận lợi phát triển ở Nhật, nhưng Nhật Bản có nhiều điều kiện cầnthiết cho sự hình thành chế độ phong kiến
-Vào nửa sau thế kỉ VI, các quý tộc ko ngừng phát triển thế lực của mình bằngcách xâm chiếm đất công làm của riêng, mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp thốngtrị và nhất là mâu thuẫn giữa chính quyền trung ương với các quý tộc, ngàycàng gay gắt Lúc bấy giờ có hai họ quý tộc lớn đấu tranh với nhau là họ Sôga
và họ Mônônôbe
-Cuộc đấu tranh giữa 2 họ này, về hình thức là do sự bất đồng về vấn đề tiếp thuvăn hoá Trung Quốc, nhưng thực chất là cuộc đấu tranh giữa một bên muốn duytrì chế độ nhà nước liên hợp của các dòng họ quý tộc với một bên muốn thiếtlập một nhà nước trung ương tập quyền
-Năm 578, nội chiến giữa 2 tập đoàn Sôga và họ Mônônôbe xảy ra và Sôgagiành chiến thắng
Trang 12-Từ đó, họ Sôga lộng quyền, lấn át cả Thiên hoàng Để chứng tỏ mình cũngngang với hoàng gia, họ Sôga lấy tước vị của thái tử (con vua) đem phong chocon mình, bắt thiên hạ phải gọi con mình bằng tước chứ không được gọi tên,đồng thời còn xây dựng lâu đài to lớn, nguy nga như cung điện của Thiênhoàng.
-Trước tình hình đó, Thái tử Sôtôcư đã thi hành nhiều biện pháp để củng cố chế
độ trung ương tập quyền như:
+Về tư tưởng, chính trị:
Đề xướng Phật giáo và tiếp thu tư tưởng chính trị Nho giáo
Bãi bỏ chế độ "Tập tước” chủ trương tuyển chọn nhân tài ra làm quan
Đặt ra 12 cấp quan lại, lấy mẫu của mũ để phân biệt
Ban hành đạo luật 17 điều thực chất là các mệnh lệnh về đạo đức, trong,
đó tư tưởng trung với vua rất được đề cao
+Về đối ngoại, Thái tử Sôtôcư đã nhiều lần cử sứ giả sang nhà Tuỳ (TrungQuốc) để khôi phục lại quan hệ giữa 2 nước
-Những ảnh hưởng của các yếu tố ngoại lai như: chính trị, giáo dục, đặc biệt làpháp lí, các học thuyết chính trị của Trung Quốc; ảnh hưởng Phật giáo từ TrungQuốc qua Triều Tiên vào Nhật, đã góp phần khắc phục những tàn dư của tínhchất phân tán thị tộc bộ lạc cũ
III SỰ HÌNH THÀNH CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHẬT BẢN (TKV-VII)
Trang 131.Sự hình thành mầm mống quan hệ phong kiến
Từ thế kỉ VI, Nhật là 1 nước thống nhất Sản xuất phát triển nhờ áp dụngnhiều cải tiến kĩ thuật
-Nhà nước tiến hành đăng kí các gia đình bộ dân vào sổ hộ tịch
-Nhà nước đã bắt đầu trực tiếp quản lí một số đông bộ dân từ địa vị phụ thuộcquý tộc sang địa vị thần dân nhà nước
Tình hình trên chứng tỏ rằng, vào cuối thế kỉ VI, đầu thế kỉ VII Nhậtđang chuyển sang xã hội phong kiến
2.Cải cách Taiga(646) và sự thiết lập chế độ phong kiến
-Sau khi thái tử Sôtôcư qua đời Năm 622 dòng họ Sôga trở nên mạnh hơn vàngày càng lộng hành tới mức lũng đoạn chính quyền của Thiên hoàng
-Năm 645, Hoàng tử Nacanôê được họ Nacatômi (sau đổi thành họ Phudioara)ủng hộ, đã làm chính biến lật đổ thế lực họ Sôga Họ Sôga bị lật đổ
Trang 14-Sau đó, hoàng tử Nacanôê lập Thiên hoàng Côtôcư (Hiếu Đức), đặt niên hiệu làTaica (Đại Hoá), còn mình làm Thái tử nhiếp chính
-Năm 646 Thiên hoàng Côtôcư đã ban chiếu cải cách và liền đó ban hành nhữngluật lệnh cụ thể Lịch sử Nhật gọi đó là Cuộc cải cách Taica (646 - 649), mộtcuộc cải cách do tầng lớp quý tộc thực hiện dựa vào các luận thuyết chính trịcủa Sôtôcư
Đối với người dân
Người ở địa phương nào được chia ruộng ở địa phương ấy
Nam từ 6 tuổi trở lên, mỗi người được cấp 1 đoạn (1 đoạn bằng 0,12ha),mỗi suất nữ được chia bằng 2/3 suất nam
Nếu có nô tì hoặc đầy tớ trai hay gái thì được cấp mỗi người bằng 1/3suất của người tự do
Người nhận phải ruộng xấu thì được cấp gấp đôi diện tích đã ấn định
Nông dân nhận ruộng phải nộp thuế cho nhà nước , họ còn phải nộp thuếbằng sản phẩm thủ công nghiệp gia đình như tơ, lụa, bông, vải hoặc thổ
Trang 15sản địa phương, và phải làm lao dịch 10 ngày/năm trong các công trìnhchung như xây dựng, tưới ruộng, làm đường, vận tải lương thực Đối với quý tộc: Có 3 loại ruộng đất phong, đó là: "ruộng chức vụ", "ruộng tướcvị" và "ruộng thưởng công lao với nhà nước".
Ruộng đất chức vụ và tước vị được ban cấp trong thời kì đảm nhiệmchức vụ nhất định hay được phong vào một cấp nhất định
Đất thưởng phong thì cấp trong 2 hay 3 đời Nhìn chung, những loại đấtnày đều được ban cấp một cách hình thức cho sử dụng trong một thờihạn ngắn hay dài tuỳ trường hợp Song, vì tất cả những người được bancấp ruộng đất đều là quý tộc giữ những chức vụ khác nhau trong bộ máycai trị, nên việc biến quyền sử dụng các đất đai đó thành quyền tư hữuchỉ còn là vấn đề thời gian
Ngoài đất phong, quý tộc còn được nhận kèm theo những hộ nông dânlàm bổng lộc Tuỳ theo tước vị mà được nhận từ 100 đến 500 hộ, và tuỳtheo chức vụ mà được nhận từ 800 đến 3000 hộ
Nếu có công lao với nhà nước cũng được ban cấp một số hộ nông dân.Những gia đình nông dân này phải nộp một nửa số tô thóc cho nhà nước,còn một nửa thì nộp cho quý tộc phong kiến trực tiếp có quyền sử dụnghọ
Chính sách ban điền của cải cách Taica là sự xác nhận quan hệ sản xuấtphong kiến ở Nhật giữa thế kỉ VII
+Xây dựng nhà nước tập quyền trung ương, giống như bộ máy nhà nước đờiĐường (Trung Quốc)
Người đứng đầu nhà nước và có quyền lực cao nhất là Thiên hoàng
Đại hội đồng nhà nước có Tể tướng đứng đầu cùng 8 bộ phụ thuộc, baogồm : Bộ Trung ương, Bộ Lễ, Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Binh, Bộ Hình, BộNgân khố và Bộ Cung vua
Toàn quốc được chia thành các đơn vị hành chính địa phương là: quốc,quận, làng
Người đứng đầu xứ là Quốc ti, đứng đầu quận lớn là Đại lĩnh, đứng đầuquận nhỏ là Tiểu lĩnh và đứng đầu làng là Lí trưởng
-Trên thực tế cuộc cải cách diễn ra là sự phản ánh một giai đoạn phát triển củalịch sử Nhật, là kết quả đấu tranh của quần chúng lao động mà trước hết là của
bộ dân và nô lệ
-Cuộc đấu tranh khiến giai cấp thống trị phải thay đổi phương thức bóc lột Saucải cách, nền tảng căn bản của chế độ phong kiến ở Nhật đã được xây dựng
Trang 16 Cải cách Taica là 1 sự kiện lịch sử quan trọng, củng cố chế độ phong kiến