1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn lịch sử triết học Ấn Độ cổ trung Đại Đề tài thế giới quan phật giáo giá trị và hạn chế

16 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ
Tác giả Vũ Thị Như Ý
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thanh Bình
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Chuyên ngành LỊCH SỬ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ - TRUNG ĐẠI
Thể loại TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
Năm xuất bản 2024
Thành phố HÀ NỘI
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 40,71 KB

Nội dung

Ngoài việc là một tôn giáo giúp an ủi tâm trí con người, Phật giáo còn đem lại những giá trị về văn hoá, đạo đức, triết học vô cùng to lớn cho nhân loại.. Một trong số đó ta nói đến các

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

™&˜ TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

Môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ - TRUNG ĐẠI

Đề tài: THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO

GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ

Giảng viên : PGS.TS Nguyễn Thanh Bình Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Như Ý

Lớp học phần : PHI3170

Mã sinh viên : 22031376

HÀ NỘI, 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Kết cấu của đề tài 4

NỘI DUNG 5

Chương 1 BỐI CẢNH VÀ TIỀN ĐỀ RA ĐỜI CỦA PHẬT GIÁO Ở ẤN ĐỘ 5

1.1 Bối cảnh lịch sử cho sự ra đời của Phật giáo 5

1.1.1 Điều kiện kinh tế - chính trị 5

1.1.2 Điều kiện xã hội 5

1.2 Tiền đề tư tưởng 6

Chương 2 QUAN NIỆM VỀ THẾ GIỚI CỦA PHẬT GIÁO 8

2.1 Khái quát về thế giới quan 8

2.2 Quan niệm vô tạo giả 9

2.3 Quan niệm vô thường 10

2.4 Quan niệm vô ngã 11

2.5 Quy luật nhân quả 11

Chương 3 ĐÁNH GIÁ QUAN NIỆM VỀ THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO 13

3.1 Về giá trị 13

3.2 Về hạn chế 14

KẾT LUẬN 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn của thế giới Ngoài việc là một tôn giáo giúp an ủi tâm trí con người, Phật giáo còn đem lại những giá trị về văn hoá, đạo đức, triết học vô cùng to lớn cho nhân loại Một trong số đó ta nói đến các quan niệm của Phật giáo nguyên thuỷ về thế giới, hay nói cách khác chính là thế giới quan Phật giáo Tại Việt Nam, tình từ thời kì đầu khi Phật giáo bắt đầu du nhập tôn giáo này đã không ngừng phát triển và đi sâu vào tâm thức cũng như văn hoá xã hội của nước ta Thậm chí, vào thời kì Lý - Trần tôn giáo này còn được dung hoà với Đạo giáo và Nho giáo tạo thành một thời kỳ dài gọi là “Tam giáo đồng nguyên” Không chỉ để trị nước, nhưng còn là thời kì mà nhân dân ta được sống trong một giai đoạn có sự gắn kết, hòa hợp mang lại nhiều giá trị khác nhau Vậy mới thấy được tầm quan trọng của tôn giáo nói chung, và của Phật giáo nói riêng

Trước khi được lan truyền rộng, du nhập vào nhiều nền văn hóa và mang nhiều yếu duy tâm Thì Phật giáo nguyên thủy là một tôn giáo hoàn toàn duy vật và tất cả các học thuyết triết học này xoay quanh chủ đề nỗi đau khổ của con người và cách thức để thoát khổ

Về vấn đề thế giới quan, Phật giáo nguyên thủy mang màu sắc duy vật và đã đem lại rất nhiều giá trị Để hiểu được những giá trị và hạn chế của Phật giáo Ấn

Độ nguyên thuỷ, điều đầu tiên mà ta phải tìm hiểu đó là quan niệm của tôn giáo này về thế giới Từ đó, các giá trị của triết học Phật giáo mới được rõ ràng

Trang 4

Vì vậy, tác giả chọn đề tài “ Thế giới quan Phật giáo, giá trị và hạn chế” làm

đề tài cho tiểu luận này

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

● Mục đích nghiên cứu: Mục đích của đề tài là làm rõ những nội dung cơ bản

của Phật giáo nguyên thủy về thế giới, từ đó rút ra những giá trị và hạn chế của chúng

● Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích trên, đề tài có những

nhiệm vụ cơ bản sau đây:

- Làm rõ bối cảnh và tiền đề ra đời của Phật giáo tại Ấn Độ

- Chỉ ra những nội dung về thế giới quan trong triết học Phật giáo nguyên thủy

- Đánh giá những giá trị và hạn chế trong quan niệm về thế giới của Phật giáo nguyên thủy

3 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo ra, nội dung của bài tiểu luận này gồm 3 chương:

Chương 1 Bối cảnh và tiền đề ra đời của phật giáo nguyên thủy ở ấn độ

Chương 2 Quan niệm về thế giới của Phật giáo

Chương 3 Đánh giá quan niệm về thế giới quan Phật giáo

Trang 5

NỘI DUNG Chương 1 BỐI CẢNH VÀ TIỀN ĐỀ RA ĐỜI CỦA PHẬT GIÁO Ở ẤN ĐỘ 1.1 Bối cảnh lịch sử cho sự ra đời của Phật giáo

Đạo phật ra đời ở ấn độ vào khoảng thế kỉ VI TCN Đó là thời kì ấn độ có sự chuyển biến to lớn về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa Ở miền bắc ấn độ lúc bấy giờ hình thành 16 quốc gia Giữa các quốc gia đó thường xảy ra chiến tranh nhằm thôn tính lẫn nhau Sức sản xuất ở ấn độ thời kì này đã có sự phát triển hơn trước làm cho sự phân hóa giai cấp ngày càng sâu sắc

1.1.1 Điều kiện kinh tế - chính trị

Đi đôi với việc các quốc gia hình thành và ngày càng cường thịnh, đẳng cấp Ksatrya (quý tộc, võ sĩ) cũng ngày càng mạnh lên Đồng thời, tầng lớp thương nhân trong đẳng cấp Vaisya (bình dân) cũng trở nên giàu có nhờ sự phát triển của kinh tế hàng hóa Những người trong đẳng cấp

Ksatrya và những thương nhân giàu có trong đẳng cấp Vaisya đã chống lại đặc quyền của đẳng cấp Bàlamôn và sự lũng đoạn của đẳng cấp Bàlamôn trong tôn giáo và văn hóa Chính họ là nền tảng xã hội chủ yếu cho sự ra đời của Phật giáo Những người sáng lập Phật giáo và Giaina giáo đều thuộc đẳng cấp Ksatrya

1.1.2 Điều kiện xã hội

Sự phân hóa xã hội sâu sắc trong thời kỳ này còn làm cho dại đa số những người dân lao động trở nên nghèo khổ Không chỉ riêng những người nô lệ cực khổ

vì bị bóc lột thậm tệ, mà ngay cả tầng lớp người lao động được gọi là người tự do cũng có đời sống kinh tế thấp kém Những người tiều nông thì bị thuế khóa nặng

nề làm cho phá sản khiến không ít người bị rơi xuống địa vị nô lệ Nhiều người

Trang 6

hành khất không tránh khỏi chết đói Những cuộc chiến tranh diễn ra không ngót giữa các quốc gia ở miền Bắc Ấn Độ đã tàn phá nhiều nhà cửa, ruộng vườn, tài sản, tính mệnh và việc sản xuất của người dân Trong khi đó, đạo Bàlamôn và tầng lớp tăng lữ Bàlamôn lại ra sức bảo vệ cho chế độ phân biệt đẳng cấp và sự bất bình đẳng trong xã hội, đồng thời kiểm soát một cách chặt chẽ đời sống, tinh thần và tâm linh của dân chúng, bóp nghẹt mọi tự tưởng độc lập và ngăn cản mọi sự đổi mới tư tưởng Vì vậy, mọi sự biến đổi trong xã hội đều xung đột gay gắt với hệ thống đẳng cấp, với hệ tư tưởng do sự phân chia giai cấp và đẳng cấp sinh ra và đang kìm hãm sự phát triển của xã hội

Sự chuyển biến xấu đi trong đời sống của các đẳng cấp thấp nhất đã làm cho nhiều cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra và ngày càng gay gắt Bên cạnh những hình thức đấu tranh như: bất phục tùng, phá hoại ngầm hoặc bỏ trốn của nô lệ và dân nghèo thì còn xuất hiện nhiều giáo phái, nhiều trào lưu tôn giáo, triết học phê phán gay gắt những giáo điều của đạo Bàlamôn, chế độ đẳng cấp cũng như địa vị đứng đầu của tầng lớp tăng lữ Bàlamôn trong xã hội Đạo Phật được hình thành từ một trong những trào lưu đó

1.2 Tiền đề tư tưởng

Khác với các tôn giáo tồn tại trên lãnh thổ Ấn Độ lúc bấy giờ, đã số chỉ tập trung bảo vệ cho giai cấp thống trị Phật giáo ra đời như một trào lưu tư tưởng chống lại áp bức, bóc lột, phân biệt đẳng cấp của Bà La Môn Bởi thế mà khi vừa

ra đời, Phật giáo đã là một hệ tôn giáo được số đông nhân dân tin tưởng, với tư tưởng giải thoát

Ra đời trên đất nước Ấn Độ, một quốc gia cáo truyền thống tôn giáo tín ngưỡng đa dạng Trước hết, Phật giáo kế thừa tư tưởng của Upanisad cho rằng ý chí, cảm giác, ham muốn dục vọng là cái thúc giục con người hành động để thỏa mãn ham muốn và dục vọng ấy Điều này tạo nên nghiệp báo, khiến linh hồn

Trang 7

không được trở về với Brahma mà cứ truyền từ kiếp này sang kiếp khác, bị giam cầm trong thể xác đời này đến đời khác gọi là “luân hồi” Để được giải thoát, con người phải tu luyện thân tâm, làm tốt lễ nghi và phục tùng Brahma khi đó linh hồn

cá nhân mới hòa nhập được vào linh hồn bất tử của vũ trụ tối cao Mặt khác, Phật giáo cũng kế thừa tư tưởng Veda khi thừa nhận có kiếp luân hồi, tuy nhiên Phật giáo phủ định tồn tại linh hồn và những con đường giải thoát nhờ dựa vào thần quyền tối cao của Bàlamôn Phật giáo cũng vừa phê phán vừa kế thừa những quan niệm của Bàlamôn giáo về “kiếp”, “nghiệp”, “luân hồi”, vô minh”, “sắc”, “dục” khi xây dựng triết lý Tứ Diệu Đế

Phật giáo ra đời cũng trên cơ sở kế thừa và tiếp thu tư tưởng của sáu trường phái triết học chính thống của Ấn Độ cổ

Trang 8

Chương 2 QUAN NIỆM VỀ THẾ GIỚI CỦA PHẬT GIÁO

Toàn bộ hệ thống giáo lý của Phật giáo được tập hợp trong Tam Tạng Kinh (Tripitaka) Tam Tạng kinh điển Phật giáo được chia làm 3 loại gồm Kinh, Luật và Luận Cả ba tạng này đều phản ánh tư tưởng Tứ Diệu Đế như cốt lõi của giáo lý Phật giáo

2.1 Khái quát về thế giới quan

Về thế giới quan Phật giáo: là thế giới quan duyên khởi không tách rời con người với vũ trụ, là hệ thống quan niệm nhằm giải đáp những vấn đề về nguồn gốc,

sự vận động và quy luật phổ biến của vũ trụ và con người

Gộp chung lại, thế giới quan của Phật giáo gồm 4 luận điểm sau :

Thứ nhất,Vô tạo giả: con người không do ai sáng tạo, nguyên nhân xuất hiện

từ chính bản thân nó để giải thích chính nó Thế giới vạn vật trong nhận thức con người không đúng, không giống hoàn toàn với thế giới con người tồn tại Do thế giới luôn luôn biến đổi đa dạng không ngừng Con người “vô minh” nên không thể nhận thức thế giới vạn vật, chỉ có thể nhận thức thế giới trong giây lát, ngoài giây lát đó ra sự vật đã không còn là nó

Thứ hai, Vô ngã: ngã - cái tôi, tồn tại trong chốc lát, vô ngã chỉ tồn tại trong

ý niệm của con người con người lại không chỉ ra được sự vật hiện tượng đó tồn tại

ở đâu, tồn tại từ bao giờ Nhận thức giác quan cảm tính không thể hoàn toàn xác định sự tồn tại

Thứ ba, Vô thường: thế giới luôn vận động, không cố định Thế giới tồn tại

xoay trong vòng luân hồi: sinh- trụ- dị- diệt Một vòng luân hồi là một trạng thái tồn tại Diệt không phải kết thúc mà là bắt đầu cho sự sinh của vòng luân hồi mới

Trang 9

Cuối cùng, Nhân- quả- tương (tương tác)- tụng: trong sự vật hiện tượng luôn tồn tại sự tương tác, bị chi phối bởi nhân- quả, không có sự vật nào là không có nguyên nhân, đến được kết quả sẽ trở thành nguyên nhân của vòng luân hồi mới

2.2 Quan niệm vô tạo giả

Theo quan điểm này cho rằng, thế giới không do ai sáng tạo và mọi sự xảy đến đều do duyên đạo Phật đề ra thuyết Thập nhị nhân duyên Thuyết này cho răng, trong vũ trụ, sự vật sinh ra là do nhân duyên hòa hợp, sự vật diệt vong là do nhân duyên tan rã, do đó sự vật không có thực thể mà chỉ có một cách giả tạm, hư giả Sinh sinh diệt diệt nối nhau không cùng của sự vật là cái tướng chung của muôn vật trong vũ trụ

Nguyên nhân của sự sinh ra, tồn tại và diệt vong của con người là 12 nhân duyên (còn gọi là duyên khởi hay duyên sinh) Nhân là nguyên nhân sinh ra sự vật Duyên là những mối quan hệ, những điều kiện, những ảnh hưởng xung quanh giúp cho nhân phát khởi hiện hành Đạo Phật coi 12 nhân duyên là sợi dây liên tục nối tiếp con người trong vòng sinh tử, luân hồi Mười hai nhân duyên đó là:

1) Vô minh: là thiếu sáng suốt, làm cho ta không nhận thức được chân tướng của

sự vật trong vũ trụ

2) Hành: là những hành động gây ra nghiệp

3) Thức: là nghiệp thức phân biệt do vô minh và hành kết thành

4) Danh sắc: là thân tâm chưa đầy đủ của đứa trẻ khi còn ở trong bào thai

5) Lục nhập: là 6 căn gồm: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý chưa hoàn thiện của bào thai

6) Xúc: là tiếp xúc, cảm giác Đứa trẻ mới sinh tuy đã tiếp xúc với ngoại cảnh nhưng cảm xúc chưa rõ rệt

7) Thụ: là khi đứa trẻ lớn lên biết xúc cảm (vui sướng hoặc buồn phiền, ) khi tiếp xúc với ngoại cảnh

8) Ái: là tham ái, ham muốn mọi cái mà không chịu rời bỏ

Trang 10

9) Thủ: là khi đã muốn cái gì rồi thì tìm mọi cách để chiếm lấy và giữ lấy.

10) Hữu: là gây ra nghiệp để kiếp sau sẽ khô

11) Sinh: là tạo nghiệp tất phải đầu thai và sinh ra

12) Lão tử: là già, chết Đã có sinh tất có già và chết

Mười hai nhân duyên có quan hệ với nhau Cái nào cũng có thể làm nhân, làm duyên cho cái khác Do các nhân, duyên chuyển liên tục từ khâu này sang khâu khác trong quá khứ, hiện tại và vị lai nên chúng sinh bị chìm đắm mãi trong vòng luân hồi Muốn thoát khỏi luân hồi thì trước hết phải diệt trừ vô minh Khi vô minh bị diệt thì sẽ nhận thức dược chân tướng của các sự vật trong vũ trụ, tức cũng

là nhận thức được sự vật do nhân duyên hòa hợp mà sinh, khi nhân duyên tan rã thì diệt Nhận thức được như vậy sẽ không tạo nghiệp nhân, sinh tử luân hồi, đau khổ, phiền não không còn

Từ quan niệm sự vật trong vũ trụ là do nhân duyên hòa hợp mà thành, đạo Phật chủ trương Vô tạo giả, nghĩa là không có vị thần tối cao sáng tạo ra vũ trụ Đây là tư tưởng của đạo Phật chống lại đạo Bàlamôn và cũng là sự khác biệt giữa đạo Phật với nhiều tôn giáo khác

2.3 Quan niệm vô thường

Vô thường là sự vật luôn luôn chuyển biến không ngừng, vì thế không có gì

là thường trụ, là bất biến Sự chuyển biến đó diễn ra dưới hai hình thức: Một là, sự chuyển biến rất nhanh, trong thời gian rất ngắn và liên tiếp, thường ta không nhận thức được, gọi là Sátna (Kshanas)' 1vô thường; Hai là, sự chuyển biến trong từng giai đoạn, trạng thái chuyển biến rõ rệt, kết thúc một trạng thái cũ chuyển sang một trạng thái mới, gọi là Nhất kỳ vô thường Đối với vạn vật trong vũ trụ, luật vô thường biểu hiện bằng quá trình: Thành - Trụ - Hoại - Không (vạn vật được hình thành, trụ một thời gian, chuyển biến rồi diệt) Đối với các sinh vật thì vô thường biểu hiện bằng quá trình: Sinh - Trụ - Dị - Diệt (được sinh ra, trụ một thời gian,

Trang 11

biến chuyển và diệt vong) Như vậy, vạn vật trong vũ trụ đều bị luật vô thường chi phối Sự sinh và sự diệt của vạn vật trong vũ trụ nối tiếp nhau liên tục và bất tận Nếu thấu hiểu luật vô thường, người ta sẽ sống rất tự tại, an lạc và không bị phiền não, đau khổ trước đổi thay của vạn vật

2.4 Quan niệm vô ngã

Từ học thuyết vô thường, đạo Phật chủ trương vô ngã Vô ngã là không có cái ta Theo đạo Phật, cái gọi là "ta" thực ra chỉ là sự tập hợp của ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức) chứ không phải là một thực thể trường tồn, vĩnh cửu Cái ta cũng chuyển biến không ngừng theo luật vô thường Vì thế cái gọi là ta hôm qua không phải là ta hôm nay Sự trôi chảy không ngừng tạo ra một sinh mạng tướng tục, không cố định mà luôn luôn biến đổi

Thuyết vô thường và vô ngã là hai thuyết quan trọng của đạo Phật Dựa trên hai thuyết này, dạo Phật đã xây dựng một phương thức sống, một triết lý sống lý tưởng cho người theo đạo Phật Khi đã hiểu không có cái ta vi cái ta là vô thường thì sẽ không còn dục vọng đòi hỏi cho cái ta riêng biệt, những ích kỷ cũng không còn, con người sẽ lấy vị tha làm lẽ sống cao cả của mình

2.5 Quy luật nhân quả

Thuyết Nhân Quả trong Phật học là một triết lý quan trọng, mang tính khoa học và quy luật tự nhiên của vũ trụ Đây không phải là sự thưởng phạt từ một đấng quyền năng, mà là một quy luật tự nhiên

- Nhân là nguyên nhân, mầm mống

- Quả là kết quả, hạt, trái do mầm ấy phát sinh

Nhân và Quả là hai trạng thái tiếp nối nhau Nếu không có Nhân, không có Quả; và ngược lại Thuyết Nhân Quả áp dụng trong cuộc sống, giúp chúng ta hiểu rằng những khổ đau bất thường xảy đến với mình là kết quả do chính mình tạo nhân từ trước

Trang 12

Đức Phật đã khám phá lý Nhân Quả và vô thường, duyên sinh Điều này giúp con người hiểu đạo lý, sống biết cách đối nhân xử thế, làm đẹp bản thân, gia đình và xã hội Khi chúng ta có chánh kiến về Nhân Quả, đời sống tâm linh sẽ được thăng hoa Nghĩ, nói và làm có lợi cho mình và người khác, không nghĩ điều quấy, nói lời xấu và làm việc ác

Thuyết Nhân Quả không chỉ là triết lý tâm linh, mà còn là một phương pháp giáo dục giúp chúng ta sửa đổi cái hư dở trong lương tâm, không phải để trốn chạy trước pháp luật bên ngoài, mà để tự cải thiện và hướng đến giải thoát

Ngày đăng: 21/10/2024, 11:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w