- Nghiên cứu các yếu tố tâm lý tiêu dùng hàng thời trang bền vững của khách hàng là nam sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.. - Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: sử dụng ki
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
1.1.1 Những nghiên cứu về tâm lý mua sắm hàng tiêu dùng TTBV
Tình trạng ô nhiễm từ ngành công nghiệp thời trang đang thu hút sự quan tâm lớn Chính vì vậy, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu và bài viết xoay quanh việc tiêu dùng các sản phẩm thời trang bền vững Dưới đây là một số công trình và bài viết nổi bật về vấn đề này
Bài báo “Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng bền vững trong ngành thời trang ở các thành phố lớn của Việt Nam” của nhóm tác giả Trần Thị Tú Uyên, Đặng Thái
Thanh Thảo, Phan Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Thùy Vinh (2021) Mục tiêu của nhóm nghiên cứu là nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng bền vững các sản phẩm thời trang của người tiêu dùng ở các thành phố lớn tại Việt Nam Nghiên cứu này dựa trên lý thuyết mô hình khối lập phương Hành vi tiêu dùng bền vững và Thuyết hành vi có hoạch định Trong này, nhóm đã khảo sát trực tuyến 282 người tiêu dùng bằng Google Form và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS với mô hình hồi quy đa biến Kết quả cho thấy rằng, người tiêu dùng càng nhận thức được sự khó khăn hoặc dễ dàng của hành vi mua hàng thời trang bền vững, hành vi của họ càng bị ảnh hưởng nhiều hơn Ngoài ra, người tiêu dùng cũng sẽ mua hàng thời trang bền vững nhiều hơn nếu họ nhận thức được các sản phẩm thời trang bền vững có những ưu điểm như thoải mái, bền bỉ hoặc tốt cho môi trường, dù giá của chúng có cao hơn Từ kết quả đó, đưa ra các đề xuất đối với doanh nghiệp, các cơ quan chức năng và các nhà hoạch định chính sách có thể tác động vào các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng bền vững của người tiêu dùng Việt Nam Đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng sản phẩm thời trang bền vững: trường hợp thương hiệu thời trang KILOMET109” của Đặng Mai Anh (2022)
Khác với các nghiên cứu trước, đề tài này tập trung vào một thương hiệu cụ thể là KILOMET109 Bằng cách dựa vào cơ sở lý luận về lý thuyết hành vi có kế hoạch, lý thuyết giá trị cảm nhận, thể diện cá nhân liên quan đến ý định sử dụng của người tiêu dùng để đề xuất các nhân tố có thể ảnh hưởng tới ý định mua hàng của người tiêu dùng với thương hiệu này Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và phương pháp hồi quy tuyến tính Dữ liệu được thu thập thông qua bảng hỏi trên Google Form với 104 phiếu khảo sát hợp lệ và được đưa vào phần
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20 mềm SPSS tiến hành phân tích Kết quả cho ra là các giá trị như cảm xúc, xã hội, xanh, thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi có tác động tới ý định mua sản phẩm của thương hiệu KILOMET109 Đề tài cũng đưa ra một số đề xuất và khuyến nghị với doanh nghiệp như về sản phẩm, kênh phân phối, xúc tiến tổng hợp nhằm gia tăng ý định mua sản phẩm thời trang bền vững của thương hiệu
Nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng xanh: trường hợp sản phẩm thời trang” của nhóm tác giả Đỗ Thu Ngân, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Tiến Hưng
(2023): Bài viết này nhằm xác định, phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng xanh, cụ thể là sản phẩm thời trang xanh Tuy không đề cập cụ thể khái niệm thời trang xanh nhưng trong bài tác giả cho thấy thời trang xanh tương đồng với thời trang bền vững Nghiên cứu dựa trên thuyết hành vi có kế hoạch (TPB), ngoài ra còn có lý thuyết hành động hợp lý, lý thuyết hành vi của người tiêu dùng Dữ liệu thu thập được thông qua cách chọn mẫu thuận tiện khảo sát từ người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội đã thu về 305 mẫu hợp lệ Ở đây, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp phân tích như phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM kết hợp cùng sự hỗ trợ từ phần mềm AMOS để phân tích Kết quả cho thấy ý định tiêu dùng sản phẩm thời trang xanh của người tiêu dùng tại Hà Nội bị ảnh hưởng cùng chiều bởi 4 yếu tố: thái độ hướng tới hành vi, phong cách thời trang, nhận thức về môi trường và xã hội, nhận thức sẵn sàng kiểm soát hành vi Từ kết quả nghiên cứu cũng cung cấp những đề xuất, giải pháp hữu ích và thực tế cho doanh nghiệp và nhà nước không những trong công tác thúc đẩy tiêu dùng thời trang xanh mà còn là hướng đến sản xuất, phát triển theo tính bền vững của ngành công nghiệp này
1.1.2 Những nghiên cứu về tâm lý mua sắm hàng tiêu dùng TTBV của khách hàng nam thanh niên - sinh viên
Thanh niên – sinh viên tạo nên một phân khúc quan trọng20 trong thị trường thời trang, vì vậy việc nghiên cứu tâm lý tiêu dùng của họ mang lại nhiều giá trị Thời trang bền vững, dù là một lĩnh vực còn khá mới, nhưng không khó để nhóm khách hàng này có thể tiếp cận được Dưới đây là một số nghiên cứu và bài viết liên quan đến chủ đề này
Bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng sản phẩm thời trang bền vững của sinh viên trường Đại học Ngoại thương cơ sở II tại Thành phố Hồ Chí Minh” của nhóm tác giả Trần Thanh Kỳ, Trương Tấn Đạt, Nguyễn Đỗ Phương Như,
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20
Hoắc Tuyết Nhi, Nguyễn Ngọc Hiếu (2021), với mục đích là đưa ra các dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các sản phẩm thời trang bền vững của sinh viên Đại học Ngoại Thương cơ sở II tại Thành phố Hồ Chí Minh từ đó đề xuất các biện pháp giúp nâng cao sự quan tâm của sinh viên về thời trang bền vững Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 bậc và xây dựng 22 biến quan sát thể hiện các khía cạnh: Nhận thức về môi trường, nhận thức về kiểm soát hành vi, nhận thức sự liên quan đến cá nhân, tính không nhạy cảm về giá Nhóm nghiên cứu dùng phương pháp thu thập mẫu ngẫu nhiên được 120 mẫu khảo sát bằng Google Form qua các nền tảng mạng xã hội Sau đó, tiến hành phân tích dữ liệu trên phần mềm Stata bằng các phương pháp: phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hệ số tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính, phương pháp bình phương bé nhất OLS Kết quả cho biết, các khía cạnh kể trên đều có tác động đến hành vi tiêu dùng các sản phẩm thời trang bền vững Thông qua kết quả trên, bài viết cũng đề ra một số giải pháp như về phía doanh nghiệp sản xuất làm giảm giá thành sản phẩm, nhà nước cần xây dựng, hoàn thiện các chính sách về tiêu dùng sản phẩm thời trang bền vững, ngoài ra có thể đưa vào chương trình giảng dạy của trường về thời trang bền vững và tiêu dùng thời trang bền vững
“Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm xanh của sinh viên tại
Thành phố Hồ Chí Minh” là một công trình nghiên cứu của tác giả Hà Minh Trí (2022), đã phân tích và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm xanh của thanh niên đang học trong các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh “Sản phẩm xanh” được đề cập đến trong bài có ý nghĩa liên quan đến việc giảm thiểu tác động đến môi trường, tiết kiệm năng lượng và / hoặc tài nguyên thiên nhiên, tránh sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm và / hoặc hủy hoại môi trường tự nhiên Tác giả đã áp dụng phương pháp mô hình cấu trúc tuyến tính phục vụ phân tích mô hình và giả định được khuyến nghị Thông qua phương pháp phân tích mẫu thuận tiện và quả cầu tuyết, nghiên cứu đã thu nhận được 322 mẫu quan sát Nghiên cứu này phát hiện ra rằng có những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm xanh bao gồm việc hỗ trợ bảo vệ môi trường, thúc đẩy trách nhiệm với môi trường , trải nghiệm sản phẩm xanh và thân thiện với môi trường của một số công ty Đặc biệt là tính thân thiện với môi trường của công ty cũng ảnh hưởng lớn trong việc thực hiện quyết định Nghiên cứu trên không chỉ góp phần mở rộng kiến thức về hành vi mua sắm sản phẩm xanh tại Việt Nam mà còn mang đến những ứng dụng thực tiễn thiết
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20 thực cho các doanh nghiệp Lấy nền tảng từ kết quả nghiên cứu, các doanh nghiệp sẽ thiết kế những giải pháp riêng biệt nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng và thu hút khách hàng quan tâm đến môi trường Chiến lược này sẽ tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu về chức năng, cảm xúc và trải nghiệm của khách hàng Đề tài “Xu hướng eco-fashion và các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sản phẩm thời trang xanh của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hà Nội” của nhóm tác giả
Nguyễn Thị Mỹ Linh, Nguyễn Quốc Long, Phạm Khánh Ly, Bùi Thị Ngọc Mai, Đào Thị Minh (2022) Theo tác giả trong nghiên cứu này, “thời trang xanh” và “thời trang bền vững” có ý nghĩa tương đương nhau Mục tiêu của đề tài nhằm phân tích các hành vi, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thời trang xanh của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội từ đó đưa ra những giải pháp cho chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp hướng tới thị trường sản phẩm thời trang xanh Sử dụng phương pháp mô hình cấu trúc tuyến tính để phân tích mô hình đưa ra các nhân tố ảnh hưởng Nghiên cứu đã thu thập được 121 mẫu khảo sát thông qua phương pháp lấy mẫu thuận tiện và phân tích dữ liệu qua phần mềm SPSS và AMOS Kết quả cho thấy, hành vi tiêu dùng các mặt hàng thời trang xanh của sinh viên ảnh hưởng bởi 6 yếu tố, trong đó yếu tố mức độ quan tâm tới môi trường có tác động nhất Ngoài ra, kế hoạch marketing cũng như slogan của nhãn hàng có sức thu hút với khách hàng là sinh viên Mặc dù mẫu quan sát khá nhỏ, nhưng nghiên cứu đã giúp mở rộng thêm thông tin thực tiễn về hành vi mua sắm thời trang xanh của nhóm đối tượng sinh viên, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp và các cơ quan xây dựng những giải pháp thúc đẩy và phát triển hơn cho ngành hàng này
“Các yếu tố tác động đến ý định mua sản phẩm thời trang thân thiện với môi trường của người tiêu dùng thế hệ Z tại TP.HCM ” là luận văn Thạc sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn
Thanh Huyền (2023) Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định và kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến ý định mua sản phẩm thời trang thân thiện với môi trường của người tiêu dùng thế hệ Z tại TP.HCM Trong bài viết, tác giả cho rằng thời trang bền vững còn được gọi là thời trang thân thiện với môi trường, ám chỉ các sản phẩm làm từ nguyên liệu thô có tính thân thiện với môi trường và qua quy trình sản xuất làm giảm thiểu ô nhiễm Thế hệ Z được đề cập trong bài là thanh niên lứa tuổi từ 21 đến 32 tuổi Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thảo luận nhóm tập trung với hai nhóm là sinh viên và người lao động trong độ tuổi kể trên Với phương pháp nghiên cứu định lượng, tiến hành
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20 bằng cách gửi mẫu khảo sát thiết kế bằng Google Form và chọn mẫu thuận tiện, thu được
Lý do chọn đề tài
Thời trang là một ngành công nghiệp lớn trên toàn thế giới, có giá trị khoảng 3 nghìn tỷ đô la và đóng góp 2% vào GDP toàn cầu, với sự phát triển nhanh chóng và quy mô lớn Ngành này có những đặc điểm riêng như sản phẩm có tuổi thọ ngắn, nhu cầu thay đổi liên tục, đa dạng và phong phú về mẫu mã và chuỗi cung ứng phức tạp Thời trang nhanh với mức giá hợp lý đã khiến nhiều người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn Hàng năm, có khoảng 85% sản phẩm dệt may bị vứt bỏ vào các bãi rác, tương đương với một xe tải đầy quần áo bị đốt hoặc loại bỏ mỗi giây, và hầu hết được chuyển đến Châu Phi Thời trang nói chung và thời trang nhanh nói riêng đã gây ra nhiều thiệt hại cho môi trường Ngành thời trang là ngành ô nhiễm thứ hai trên thế giới, chỉ kém ngành dầu khí Nó chiếm 8 – 10% lượng khí thải carbon toàn cầu do sử dụng năng lượng trong quá trình sản xuất, chế tạo và vận chuyển
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là một chủ đề nóng trên toàn cầu Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường, bao gồm cả quần áo Điều này đã tạo ra xu hướng thời trang bền vững trong ngành công nghiệp thời trang hiện đại Thời trang bền vững không những góp phần bảo vệ môi trường mà còn thể hiện tư duy tiêu dùng hiện đại, quan tâm đến sự phát triển bền vững
Khách hàng trẻ tuổi là một nhóm tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn đối với ngành công nghiệp thời trang Họ không chỉ quan tâm đến phong cách, chất lượng và giá cả của quần áo, mà còn đến tác động của chúng đến môi trường Họ có ý thức cao về việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải và tiêu thụ bền vững Họ có thể sẵn sàng chọn mua các sản phẩm thời trang bền vững, có chất liệu tự nhiên, tái chế hoặc sinh học, có nguồn gốc rõ ràng Họ là những người tiên phong trong việc tạo ra xu hướng thời trang xanh, thân thiện với môi trường và con người
Cho tới thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu nào về tâm lý mua sắm hàng thời trang ở nhóm khách hàng là sinh viên tại một trường đại học, đặc biệt là nam sinh viên Dựa vào cơ sở đó, việc tìm hiểu rõ hơn về tâm lý tiêu dùng hàng thời trang bền vững ở đối tượng này là một đề tài đáng quan tâm Từ đó sẽ giúp cho các nhà kinh doanh và sản xuất hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, để phục vụ và tạo ra những trải nghiệm mua sắm và tiêu dùng tốt nhất Vì vậy, với hy vọng sau khi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tâm lý tiêu dùng hàng thời trang bền vững của nam sinh viên Trường Đại học Sư phạm
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20
Kỹ thuật TP HCM” nhóm nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hơn về mặt hàng thời trang bền vững ở nhóm khách hàng trẻ tuổi nói chung và nam sinh viên nói riêng.
Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu các yếu tố tâm lý tiêu dùng hàng thời trang bền vững của khách hàng là nam sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM
- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy tiêu dùng với hàng thời trang bền vững ở nhóm khách hàng trẻ tuổi nói chung và nam sinh viên nói riêng.
Đối tượng nghiên cứu
Tâm lý tiêu dùng hàng thời trang bền vững của nam sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM.
Khái quát nội dung nghiên cứu
- Nhận thức về TTBV của nam SV trường ĐHSPKT TPHCM
- Động cơ tiêu dùng TTBV của nam SV trường ĐHSPKT TPHCM
- Xu hướng tiêu dùng TTBV của nam SV trường ĐHSPKT TPHCM
Giới hạn đề tài
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về tâm lý tiêu dùng hàng thời trang bền vững của nam sinh viên
- Thời gian thực hiện: từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2024
- Địa điểm thực hiện: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: từ giáo trình, tạp trí, bài viết,… để tìm hiểu những kiến thức cơ bản và khái niệm liên quan đến đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát: lấy ý kiến sinh viên qua các câu hỏi khảo sát và thực hiện các xử lý thống kê để thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp phỏng vấn: để tìm hiểu sâu hơn về đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: sử dụng kiến thức của đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu rộng về tâm lý tiêu dùng hàng thời trang bền vững nhằm thu thập thông tin khoa học, ghi chép các nhận định đánh giá làm cơ sở để bổ sung chỉnh sửa cho nghiên cứu
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tâm lý tiêu dùng và đặc điểm tâm lý tiêu dùng của nam sinh viên
2.1.1 Khái niệm tâm lý tiêu dùng
Khái niệm người tiêu dùng được áp dụng trong rất nhiều hoàn cảnh khác nhau, điều này dẫn đến việc khái niệm của nó có thể được hiểu và đánh giá theo nhiều cách thức khác nhau, dẫn đến sự phong phú trong vai trò và ý nghĩa của nó
Người tiêu dùng là các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu và khả năng mua sắm các sản phẩm và dịch vụ trên thị trường, phục vụ cho cuộc sống Họ là mắt xích cuối cùng của chuỗi kinh doanh và sản xuất, trực tiếp sử dụng hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu và nâng cao chất lượng cuộc sống
Theo Nguyễn Hữu Thụ thì người tiêu dùng “là cá nhân hoặc nhóm người có mong muốn, nhu cầu hoặc đang tìm kiếm, mua sắm, sử dụng sản phẩm, dịch vụ nằm mục đích nào đó”[8]
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật Bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng được định nghĩa như sau:
- “Người tiêu dùng là cá nhân mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức và không vì mục đích kinh doanh”
- Người tiêu dùng đóng vai trò thiết yếu trong nền kinh tế, là những người tiêu thụ cuối cùng của hàng hóa và dịch vụ trong quá trình kinh doanh – sản xuất
- Người tiêu dùng xuất hiện dưới nhiều hình thức: vừa có thể là cá nhân, nhóm gia đình vừa là các tổ chức lớn như doanh nghiệp, cơ quan nhà nước
Và cũng theo Nguyễn Hữu Thụ, tâm lý người tiêu dùng là toàn bộ các đặc điểm, quy luật, cơ chế tâm lý của cá nhân hoặc nhóm người thể hiện trong quá trình mua sắm, sử dụng, đánh giá một sản phẩm, dịch vụ nào đó.[8] Đóng vai trò chủ chốt trong việc định hình thị trường, đại diện cho yếu tố “cầu” bên cạnh yếu tố “cung”, nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng chính là yếu tố then chốt quyết định số lượng, chủng loại và hình thức sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường Khi hoạt động tiêu dùng của cá nhân và xã hội gián đoạn, sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội cũng bị đe dọa Doanh nghiệp cần thấu hiểu tâm lý người tiêu dùng để kích thích nhu cầu tiêu dùng cá nhân và xã hội, hướng đến mục tiêu chiến lược kinh doanh đã đề ra
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20
Sự đa dạng và phong phú trong tâm lý người tiêu dùng thể hiện qua khác biệt trong cách thức họ tìm kiếm, mua sắm và sử dụng sản phẩm, dịch vụ
2.1.2 Đặc điểm tâm lý người tiêu dùng
2.1.2.1 Nhận thức của người tiêu dùng a Khái niệm nhận thức
Có rất nhiều cách nhìn nhận khác nhau về nhận thức:
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, nhận thức là quá trình biên chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể
Theo quan điểm Triết học Mác – Lênin, nhận thức được định nghĩa “là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tích cực, năng động, sáng tạo, trên cở sở thực tiễn”
Theo quan điểm nhận thức của Vũ Huy Thông (2014), “nhận thức là những tập hợp những thông tin được thu thập, xử lý và lưu trữ trong bộ nhớ Lượng thông tin càng nhiều, được tổ chức càng hợp lý, khách hàng càng có khả năng đưa ra các quyết định đúng đắn, khi đó, trình độ nhận thức của khách hàng càng cao (và ngược lại) Những thông tin mà khách hàng sử dụng trên thị trường để đánh giá và mua sắm thể hiện là trình độ nhận thức của khách hàng”.[10]
Theo nguồn gốc định nghĩa về nhận thức của Ulric Neisser, được trình bày trong cuốn sách giáo khoa đầu tiên về tâm lý học nhận thức có tựa đề là “Tâm lý học nhận thức” (Cognitive Psychology), xuất bản năm 1967 Nhận thức là những quá trình mà đầu vào của giác quan được biến đổi, giảm bớt, xây dự, lưu trữ, phục hồi và sử dụng
Từ việc tổng hợp từ những định nghĩa và phân loại trên, chúng ta có thể hiểu được
“nhận thức” là một quá trình đa giai đoạn với sự tham dự của nhiều yếu tố đan xen qua lại:
- Môi trường, thế giới khách quan
- Các quan năng thụ cảm của con người
- Hệ thống ý thức nội tại của con người
- Hành vi hồi đáp của chủ thế ý thức ra môi trường
Xét theo ngôn ngữ triết học, đây là một tiến trình mang tính biên chứng, Điều này thể hiện ở mối quan hệ hữu cơ và tuân theo quy luật biện chứng giữa các tiến trình và thành
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20 phần tham gia vào quá trình nhận thức Quá trình này có được biểu diễn bằng sơ đồ khái lược sau:
Hình 2 1: Sơ đồ cơ chế nhận thức
Nguồn: Internet b Phân loại nhận thức
Theo giáo trình “Hành vi người tiêu dùng” của PGS.TS Vũ Huy Thông (2014) phân loại nhận thức theo tính chất và theo tư duy marketing
Phân loại nhận thức theo tính chất
- Nhận thức cơ bản: Bao gồm kiến thức những thông tin về sự kiện thực tế mà người ta tiếp cận được Mang tính khách quan, phản ánh thực tế mà con người cảm nhận được, nó được chia làm 2 loại:
Thời trang bền vững
2.2.1 Lịch sử hình thành thời trang bền vững
Lịch sử của thời trang bền vững đã xuất hiện từ những thập niên 80, 90 của thế kỷ trước, tuy nhiên, thời điểm này chưa thực sự tạo nên làn sóng mạnh mẽ Hai thương hiệu tiên phong góp phần khơi nguồn cho xu hướng này là Patagonia và ESPRIT Với tầm nhìn xa, họ đã tiên phong thực hiện những cải tiến trong quy trình sản xuất, hướng đến giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường
Ngày nay, thời trang bền vững đang dần trở thành xu hướng chủ đạo trong ngành thời trang Nhận thức ngày càng cao về vấn đề môi trường và hành vi tiêu dùng có trách nhiệm đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng này Sự lên ngôi của thời trang bền vững là lời đáp trả cho những tác động tiêu cực của ngành thời trang truyền thống:
- Gây ô nhiễm môi trường: Sử dụng lượng lớn nước, hóa chất độc hại, và thải ra lượng rác thải khổng lồ
- Lãng phí tài nguyên: Sản xuất ồ ạt, khuyến khích tiêu dùng nhanh dẫn đến lãng phí tài nguyên thiên nhiên
- Điều kiện làm việc tồi tệ: Bóc lột sức lao động, vi phạm quyền lợi người lao động trong ngành may mặc
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20
Thời trang bền vững hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn cho ngành thời trang: Sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường, quy trình sản xuất có trách nhiệm, điều kiện làm việc công bằng
Sự phát triển của thời trang bền vững là minh chứng cho sự thay đổi tích cực trong nhận thức của cả doanh nghiệp và người tiêu dùng Đây là bước tiến quan trọng hướng đến một ngành thời trang có trách nhiệm, bảo vệ môi trường và hướng đến sự phát triển bền vững
Nguồn gốc thời trang bền vững
Nguồn gốc của thuật ngữ Sustainability: Được bắt nguồn từ cuốn sách “Brundtland Report”, hay còn gọi là “Our Common Future” (tạm dịch: Tương lai của chúng ta) Cuốn sách này được xuất bản vào năm 1987 bởi Tổ chức Môi trường và Phát Triển Thế giới (WCED – World Commission on Environment and Development)
Hình 2 2: Nguồn gốc của thuật ngữ Sustainability
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20 Được tài trợ bởi Liên hợp quốc và sự chủ trì của thủ tướng Na Uy Harlem Brundtland, tổ chức đã tìm ra được căn nguyên của sự suy thoái môi trường, tài nguyên thiên nhiên, con người tăng nhanh và hậu quả của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội
Tính bền vững nổi lên như một giải pháp thiết yếu cho sự phát triển hài hòa giữa ba trụ cột chính: môi trường sinh thái, phát triển kinh tế và công bằng xã hội Không chỉ là giải pháp cấp bách của vấn đề hiện tại mà còn là nền tảng cho một tương lai cho các thế hệ sau:
- Môi trường sinh thái: Giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu
- Phát triển kinh tế: tăng trưởng kinh tế đi kèm với trách nhiệm xã hội và môi trường, hướng đến nền kinh tế tuần hoàn
- Công bằng xã hội: Đảm bảo mọi người đều có cơ hội tiếp cận giáo dục, y tế, việc làm và các dịch vụ thiết yếu khác
- Đây là trách nhiệm chung của cả toàn xã hội, cả thế giới: chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân
Thời trang là một lĩnh vực đa dạng và phong phú, liên quan đến cách con người chọn và kết hợp quần áo, giày dép phụ kiện và trang sức để thể hiện cá tính, thể thao, tôn vinh văn hóa hay đơn giản là bảo về cơ thể con người khỏi thời tiết và môi trường xung quanh Không những thế mà còn phản ánh xu hướng, lối sống và giá trị của mỗi người
Bền vững là việc duy trì sự hoạt động của một hệ thống, quá trình hay sản phẩm mà không làm ảnh hưởng tới môi trường, xã hội hoặc kinh tế Nói cách khác đơn giản hơn là kéo dài tuổi thọ của sản phẩm để giảm thiểu sự lãng phí và hủy hoại các nguồn lực thiên nhiên Trong lĩnh vực thời trang, bền vững có thể hiểu là tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường Tuy nhiên thì bền vững không chỉ dừng lại ở mức độ vật chất mà còn liên quan tới xã hội, bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người
- Ecology – Hệ sinh thái: Bảo vệ môi trường sống và giảm chất thải độc hại ra môi tự nhiên Đồng thời, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh vật
- Economics – Sự phát triển kinh tế: Đảm bảo mọi người có thể tiếp cận tài nguyên để đảm bảo mức sống chất lượng cao và đầy đủ nhất như tiếp cận với các nhu cầu cơ bản ( thực phẩm, nơi ở, y tế, giáo dục, ), có thu nhập ổn định đáp ứng được những nhu cầu cơ bản thiết yếu và có cơ hội phát triển toàn diện (tham gia vào các hoạt động kinh tế, ) Bên
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20 cạnh việc phải đảm bảo mức sống cho người dân, Economics còn đòi hỏi cho sự phát triển kinh tế đi song song với bảo vệ môi trường và lợi ích cho các thế hệ sau này
- Social Equity – Công bằng xã hội: Là một khái niệm quan trọng, hướng đến giải quyết vấn đề phân bổ không đồng đều về mọi mặt giữa các cá nhân trong xã hội bao gồm: tài nguyên (không khí, nước, không gian,…), quyền công dân (quyền được đối xử bình đẳng, địa vị, màu da,…) và cơ hội (tiếp cận giáo dục, y tế,…) Đảm bảo xã hội loài người được gìn giữ và phát triển một cách bền vững, hướng đến một tương lai tốt đẹp
Hình 2 3: Ba tiêu chí của tính bền vững
2.2.2 Khái niệm thời trang bền vững
Thời trang bền vững” hay “Sustainable fashion” , “Eco fashion” là khái niệm mới được hình thành từ sự kết hợp của thời trang và bền vững Nó nói đến việc sản xuất ra các sản phẩm thời trang mà không gây hại cho thiên nhiên, tôn trọng quyền lợi của người lao động và bảo đảm sức khỏe của người tiêu dùng Đi chung với thời trang bền vững còn có thời trang xanh và thời trang nhân đạo được ra đời:
Thời trang xanh, hay còn gọi là thời trang sinh thái, là một nhánh của thời trang bền vững tập trung vào việc sử dụng nguyên liệu và quy trình sản xuất thân thiện với môi trường Điểm nổi bật của thời trang xanh như: sử dụng nguyên liệu tái tạo, hữu cơ và không gây ô nhiễm môi trường (Ví dụ như bông hữu cơ, len organic, vải dệt từ rác thải nhựa, ), tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường (Tiết kiệm năng lượng, nước, hạn chế hóa chất độc hại,…), chú trọng vào tính bền bỉ và khả năng tái
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Mô tả mẫu
Để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu, nhóm tác giả đã lựa chọn phương pháp lấy mẫu thuận tiện Đây là một trong những phương pháp phổ biến được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về phân tích dữ liệu do tính linh hoạt và sự hiệu quả của nó Phương pháp này cho phép tiếp cận đối tượng nghiên cứu một cách dễ dàng giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí thực hiện Nhóm đã tiến hành thiết kế bảng hỏi bằng Google Forms và sau đó triển khai bằng cách phân phối phiếu khảo sát đến nhóm đối tượng nghiên cứu qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Hơn nữa, nhóm đã thực hiện khảo sát tại trường bằng cách tiếp cận trực tiếp các bạn nam sinh viên, giúp tăng độ rộng và tính đại diện của mẫu Ngoài ra, nhóm còn thu thập ý kiến từ các bạn nam sinh viên thông qua các câu hỏi mở nhằm tăng thêm độ tin cậy cho nghiên cứu
Thông qua đó, nhóm đã thu được 301 phiếu khảo sát online, trong đó có 1 phiếu bị loại do có cùng một câu trả lời từ đầu đến cuối bảng hỏi không đạt được yêu cầu Cuối cùng, số phiếu đạt yêu cầu của nhóm là 300 phiếu Dữ liệu thu được từ khảo sát đã được ghi chép và mã hóa cẩn thận nhằm đảm bảo tính bảo mật của người thực hiện Sau đó được đưa vào phần mềm Excel và SPSS 20.0 để tiến hành phân tích
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20
Bảng 3 1: Thông tin thống kê của 300 mẫu khảo sát
Thông tin mẫu Số lượng Tỷ lệ (%)
Khoa/Viện 300 100 Điện – Điện tử 79 26,3
Cơ khí Chế tạo máy 39 13
Công nghệ Hóa học và Thực phẩm 7 2.3
Thời trang và Du lịch 11 3.7 Đào tạo quốc tế 21 7.0
Thống kê về nhóm tuổi: Với câu hỏi Bạn là SV năm mấy?, trong 300 SV ngẫu nhiên thu được có số lượng giữa SV năm đầu (146 phiếu chiếm 48.7%) và SV năm cuối (154 phiếu chiếm 51.3%) tương đương với nhau Điều đó chứng tỏ rằng khách thể quan sát có sự cân bằng về mức độ và từ đó phản ảnh được độ khách quan của những câu hỏi sau này
Thống kê về Khoa/Viện: Với câu hỏi Bạn đang học tại Khoa/Viện?, trong số các
SV tham gia khảo sát có đến 79 người là SV khoa Điện – Điện tử chiếm tỷ lệ cao nhất
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20
26.3%, tiếp đó là khoa Cơ khí Động lực 45 người chiếm 15%, Cơ khí Chế tạo máy 39 người chiếm 13% Nhìn chung tất cả các khoa đều có SV tham gia khảo sát, tuy nhiên tập trung chủ yếu là SV của 3 khoa kể trên
Thống kê về Thu nhập: Đối với câu hỏi Thu nhập cá nhân hàng tháng của bạn là bao nhiêu?, câu trả lời tập trung vào khoảng từ 500.000VNĐ đến 1.000.000VNĐ (136 phiếu chiếm 45.3%) và từ 1.000.000VNĐ đến 5.000.000VNĐ (107 phiếu chiếm 35.7%) Nhìn chung đây là mức thu nhập hợp lý vì với các bạn SV còn đang đi học, nguồn thu chủ yếu đến từ việc làm thêm bán thời gian và trợ cấp từ gia đình Với lựa chọn thu nhập lớn hơn 10.000.000VNĐ hầu như là số phiếu của nhóm các bạn SV năm cuối, chỉ có 10 phiếu đến từ nhóm các bạn SV năm đầu Có thể các bạn đã bắt đầu thực tập ở chuyên ngành của mình hoặc có công việc nào đó đem đến nguồn thu nhập ổn định Dự đoán với mức thu nhập như trên, giá tiền mà các bạn SV nam sẽ chấp nhận chi trả cho một sản phẩm TTBV rơi vào khoảng từ 300.000VNĐ đến dưới 1.000.000VNĐ
Tổng kết lại, tỉ lệ giữa nhóm tuổi SV năm đầu và SV năm cuối là tương đương nhau
Số lượng SV tham gia khảo sát tập trung nhiều ở khối ngành kỹ thuật đặc biệt các khoa Điện – Điện tử, Cơ khí Động lực, Cơ khí Chế tạo máy, Công nghệ Thông tin Mức thu nhập rơi vào khoảng từ 500.000VNĐ đến 5.000.000VNĐ.
Nhận thức về TTBV của nam sinh viên trường ĐHSPKT TPHCM
3.2.1 Nhận biết khái quát về TTBV của nam sinh viên trường ĐHSPKT TPHCM
Hình 3 1: Biểu đồ Tỉ lệ nhận biết về TTBV của nam SV trường ĐHSPKT TPHCM
25% Đã từng Chưa bao giờ
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20
Với câu hỏi Bạn đã từng nghe qua khái niệm TTBV trước đây chưa?, hơn một nửa số người tham gia chọn là Đã từng nghe về khái niệm này Mặc dù những nam sinh tham gia khảo sát tập trung nhiều ở khối ngành kỹ thuật nhưng từ số liệu cho thấy các bạn có nhận biết về TTBV Lựa chọn này chiếm đến 75% trên tổng 300 phiếu khảo sát Dù cho đặc điểm nam giới ít quan tâm đến thời trang nhưng các bạn vẫn nhận biết được khái niệm này, đặc biệt là hiện nay khi mà vấn đề ô nhiễm môi trường do ngành thời trang gây ra đang là một chủ đề gây nhức nhối do chưa thể giải quyết triệt để
Tuy vậy, vẫn có khả năng các bạn chỉ đơn giản là nghe hoặc đọc được khái niệm này ở trên mạng xã hội hoặc sách báo, truyền hình, mà chưa thực sự hiểu hay chú ý tới Các bạn chưa chủ động tìm hiểu cụ thể về những lợi ích và tác động tích cực của TTBV đối với môi trường và xã hội, những thông tin về các thương hiệu bán sản phẩm TTBV Để có thể kết luận chính xác hơn về vấn đề này, nhóm tác giả đã tiến hành hỏi – đáp sâu hơn với hai bạn SV ngẫu nhiên giúp nhóm có thêm dữ liệu
“ Thực ra là mình vô tình biết tới khái niệm này trên Tiktok Khi mình đang đợi tiết học tiếp theo, trong lúc giết thời gian bằng cách xem Tiktok mình đã lướt trúng video có nói về TTBV Trong video, người ta có đề cập tới các vấn đề ô nhiễm do thời trang gây ra khá nghiêm trọng và giải pháp hướng tới là TTBV nên làm mình có ấn tượng tới giờ ”
Hiếu, SV năm tư khoa Công nghệ Thông tin
“ Em được nghe qua khái niệm này trong khi còn học hồi lớp 12 Hôm đó có tiết sinh hoạt về ô nhiễm môi trường và các bạn trong nhóm có trình bày về TTBV – Xu thế của thời trang hiện đại Em nghe thì biết như vậy thôi chứ cũng không quan tâm lắm và cũng không tìm tòi gì thêm ” Trung, SV năm nhất khoa Xây Dựng
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20
Hình 3 2: Biểu đồ về Kênh thông tin được nam SV tiếp nhận về TTBV
Trong câu hỏi Bạn từng biết về TTBV qua phương tiện nào?, số lựa chọn Mạng xã hội (chiếm 35%) nhiều hơn các lựa chọn còn lại Trong thời đại công nghệ 4.0 khi mà mọi kết nối và thông tin có thể được tiếp cận dễ dàng trên mạng xã hội Các ứng dụng như Facebook, Tiktok, Instargram, trở thành một xu hướng tất yếu trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là với giới trẻ như các bạn SV Hầu hết mỗi bạn đều có một chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính, và hoạt động trên mạng xã hội gần như là cả ngày Điều này cho thấy rằng, nếu chọn một kênh tiếp thị các sản phẩm TTBV cho giới trẻ thì mạng xã hội sẽ là một ‘địa điểm’ tiềm năng nhất hiện nay
Mặc dù vậy cũng có một thực trạng đáng chú ý rằng hầu như nguồn thông tin mà các bạn tiếp cận được về TTBV là qua mạng xã hội Những thông tin mà các bạn tiếp xúc từ các kênh này có thể là từ những nguồn tin không chính thống Mà để tiêu dùng mặt hàng này cũng cần phải có kiến thức, hiểu biết và thông tin đó đến từ báo chí hoặc truyền hình Tuy nhiên tỉ lệ tiếp nhận qua hai kênh này còn thấp Sự thiếu hiểu biết có lẽ sẽ dẫn tới việc sai lầm trong tiêu dùng của các bạn nam SV
Qua đó, nhóm nhận thấy rằng mặc dù mạng xã hội là một kênh thông tin tiềm năng để tuyên truyền về mặt hàng TTBV nhưng cần kiểm soát và cung cấp các thông tin đúng, phù hợp
15% Qua bạn bè, người thân
Mạng xã hội (Facebook, Tiktok, Instargram, ) Truyền hình
Tự tìm hiểuQua môn họcKhông biết
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20
Hình 3 3: Biểu đồ về Sự nhận biết về các hãng TTBV của nam SV
Kết quả 24,5% và 19,3% dẫn đầu lần lượt của Uniqlo và Levi's là điều mà có thể đoán trước được Đây là hai thương hiệu nước ngoài nổi tiếng ở Việt Nam về TTBV Hai nhãn hàng này có chiến lược quảng bá phù hợp với đối tượng mà họ hướng tới và chiến lược xây dựng thương hiệu ấn tượng tạo vị thế vững chắc trong lòng khách hàng Do đó, việc những nam SV ở trường ĐHSPKT TPHCM biết tới nhiều là kết quả phù hợp
Uniqlo tập trung vào phong cách tối giản, thoải mái cho người mặc và được làm từ nguyên liệu thân thiện với các dòng sản phẩm như áo thun, áo polo, quần jeans, quần shorts Dry-EX, áo khoác chống nắng,
Hình 3 4: Một số sản phẩm của thương hiệu Uniqlo
Nguồn: https://www.uniqlo.com
UniqloLevi'sCoolmateMôi ĐiênEverlaneAllbirdsKilomet109The 31PactTim TayPatagoniaRUMI XUnited By BlueNudie JeansFreitagKhông biết/Không dùng
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20
Levi's là một thương hiệu được biết đến rộng rãi với các sản phẩm về jeans (denim) như quần jeans, quần short, áo khoác, Ngoài ra, thương hiệu cũng sản xuất các sản phẩm như áo thun, áo sơ mi, nón, Đây là những trang phục hàng ngày thường thấy nhất của SV nam
Hình 3 5: Một số sản phẩm của thương hiệu Levi’s
Nguồn: https://www.acfc.com.vn
Ngoài ra, ở vị trí thứ ba là Coolmate (18,9%) – một thương hiệu của người Việt Nam Với sứ mệnh đặt ra là giúp cho nam giới mua sắm đồ cơ bản với mô hình tiện lợi hơn, tiết kiệm hơn khi mà khách hàng có thể mua cả ‘tủ đồ’ với chất lượng đảm bảo, giá tốt, giao hàng nhanh chóng, và dịch vụ chăm sóc vượt trội Người Việt Nam tin dùng hàng Việt Nam, là một thương hiệu chỉ mới hoạt động 4 năm và tập trung hoàn toàn vào nhóm đối tượng là nam giới Các sản phẩm của Coolmate bao gồm từ sản phẩm mặc thường ngày như áo thun, quần jeans, áo khoác, cho tới sản phẩm đồ thể thao và thậm chí là đồ lót Mức giá của các sản phẩm được các bạn SV đánh giá là phù hợp với tài chính của bản thân
Hình 3 6: Một số sản phẩm của thương hiệu Coolmate
Nguồn: https://www.coolmate.me
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20
“ Anh là ‘fan cứng’ của Coolmate ngay từ lần được bạn tặng quà sinh nhật là áo thun của thương hiệu này Chất liệu vô cùng thoải mái, form áo khi mặc lên rất đẹp Khi tìm hiểu thêm để mua tiếp, anh mới biết đây là thương hiệu bán sản phẩm TTBV, lại còn của Việt Nam ” Hoàng, SV năm năm khoa Cơ khí Chế tạo máy
“ Uniqlo với Levi’s là hai thương hiệu nổi tiếng từ lâu, mình thỉnh thoảng cũng được anh chị mua tặng cho Tới lúc làm khảo sát của các bạn mình mới biết hai thương hiệu này có bán sản phẩm TTBV luôn á ” Tiến, SV năm tư khoa Cơ khí Động lực
3.2.2 Nhận thức về TTBV của nam sinh viên trường ĐHSPKT TPHCM
Bảng 3 2: Quan điểm về nhận thức TTBV của nam SV trường ĐHSPKT TPHCM Ý kiến Trung bình
Chất liệu thiên nhiên an toàn, dễ phân hủy hoặc tái sử dụng 3.98
Quy trình sản xuất xanh, ít gây hại cho môi trường tự nhiên 3.97
Tuân thủ đạo đức, công bằng xã hội, chú trọng tới lợi ích người lao động 3.96
Bao bì thân thiện với thiên nhiên 3.91
Sản phẩm sử dụng lâu dài 2.63
Kết quả thống kê giá trị nhỏ nhất (Minimum - 1) và giá trị lớn nhất (Maximum - 5) của từng ý kiến trong bảng trên có sự khác biệt giữa những người làm khảo sát Có đối tượng chọn Hoàn toàn đồng ý nhưng cũng có đối tượng Hoàn toàn không đồng ý trong cùng một ý kiến Trong đó, ý kiến Chất liệu thiên nhiên an toàn, dễ phân hủy hoặc tái sử dụng là cao nhất với 3.98, chứng tỏ rằng nhóm đối tượng này vẫn có hiểu biết cơ bản về
TTBV Ý kiến Sản phẩm sử dụng lâu dài có giá trị trung bình thấp nhất là 2.63 cho thấy rằng trong câu hỏi “Quan điểm của bạn đối với TTBV là gì?” các bạn tham gia khảo sát chọn mức điểm 1,2,3 nhiều hơn mức 4,5 Khác với dự đoán của nhóm, những đối tượng là SV có giới tính nam sẽ ít quan tâm đến thời trang khi được hỏi sẽ cho rằng TTBV là sản phẩm có tuổi thọ cao Qua đó thấy rằng tuy các bạn SV có thể hiểu biết về nguyên vật liệu, quy trình sản xuất đúng nhưng không nghĩ tới việc thời gian sử dụng lâu dài Điều này có thể đến từ tâm lý của chữ “thời trang” có nghĩa là thay đổi liên tục, phải mới Cho nên các sản phẩm có tuổi thọ lâu dài không nằm trong suy nghĩ của các bạn Đây là một thách thức với các thương hiệu sản xuất TTBV, bởi vì TTBV là không cần thay đổi nhưng tâm lý của
Động cơ tiêu dùng TTBV của nam SV trường ĐHSPKT TPHCM
3.3.1 Quan điểm ủng hộ TTBV của nam SV trường ĐH SPKT TPHCM
Hình 3 7: Biểu đồ về Quan điểm ủng hộ TTBV của nam SV trường ĐHSPKT
Chiếm đến 74% là lựa chọn Có trong câu hỏi “Bạn có ủng hộ TTBV không?” Chỉ có 6% là Không và 20% là Không quan tâm Kết quả này không giống với dự đoán ban đầu mà nhóm đưa ra, khi mà hiện nay sản phẩm của TTBV vẫn chưa thực sự phổ biến so với các sản phẩm thời trang thông thường Với các bạn nam, việc mua sắm được diễn ra một cách nhanh gọn, dứt khoát khác với các bạn nữ sẽ xem xét kỹ lưỡng hơn vì mua quần áo theo xu hướng, hay chạy theo cách ăn mặc của người nổi tiếng Nam giới sẽ ưu tiên
CóKhôngKhông quan tâm
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20 chọn mua sản phẩm nào mà tiện lợi nhất nhưng vẫn phù hợp yêu cầu của họ, làm sao mà tiết kiệm thời gian nhất Hơn nữa, các sản phẩm TTBV với mức giá phải chăng khá hiếm có tại các cửa hàng và trung tâm thương mại, cần phải tìm kiếm và lựa chọn kỹ lưỡng mới có thể mua được sản phẩm từ thương hiệu có bán loại sản phẩm này Vì vậy, với kết quả này, nhóm tác giả cảm thấy rất ngạc nhiên khi các bạn nam SV trường ĐH SPKT TPHCM rất ủng hộ loại sản phẩm này Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn một số bạn để có thêm cái nhìn khách quan về vấn đề này
“ Ủng hộ chứ, mình cực kì ủng hộ Khi mình đọc được bài báo về các tác hại của thời trang nhanh ảnh hưởng đến môi trường và có dẫn chứng về trường hợp của H&M, mình bị sốc vì trước giờ mình rất thích sản phẩm của thương hiệu này Sau vụ này, mình đã chuyển sang dùng sản phẩm của Uniqlo chứ không mua thêm từ H&M nữa ” Thuận,
SV năm ba khoa Điện – Điện tử
Mặc dù số lượng ủng hộ TTBV là rất cao, nhưng so về độ phổ biến với sản phẩm thời trang thông thường thì chưa thể thay thế được Cùng tìm hiểu nguyên nhân do đâu mà các bạn SV đã không chọn lựa sản phẩm TTBV
Hình 3 8: Biểu đồ về Nguyên nhân dẫn đến sự không chọn lựa TTBV của nam SV trường ĐHSPKT TPHCM Đa số câu trả lời rơi vào ý kiến Sản phẩm có giá cao (chiếm 33,1%) Đây là một nguyên nhân có thể chấp nhận được vì hiện tại trên thị trường, TTBV chưa thực sự đa đạng về giá cả so với thời trang thông thường Bình thường, chỉ với 50.000VNĐ các bạn nam
Sản phẩm có giá cao
Tính khó tiếp cận ( không dễ dàng tìm kiếm ở mọi nơi, )
Kiểu dáng đơn giản, ít thu hút
Thói quen chọn mua sản phẩm thông thường
Không biết tác hại của thời trang gây ra cho môi trường Ảnh hưởng bởi hiệu ứng đám đông và những người nổi tiếng
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20
SV đã có thể sở hữu một chiếc áo thun khi mua trong các dịp giảm giá trên sàn thương mại điện tử Thế nhưng điều đó là bất khả thi với TTBV Mức giá rẻ nhất mà một chiếc áo thun mang tên một thương hiệu TTBV là khoảng 120.000VNĐ, chênh lệch rất lớn với sản phẩm thông thường Tuy là vậy nhưng việc TTBV có giá cao hơn so với thời trang thông thường là điều dễ hiểu vì các sản phẩm này thường được sản xuất bẳng vật liệu thân thiện với môi trường và quy trình sản xuất đạo đức đòi hỏi nhiều chi phí hơn
Tính khó tiếp cận chiếm đến 22,5% trên tổng số lựa chọn Hầu hết các thương hiệu bền vững đều ít có cửa hàng được phủ sóng trên toàn quốc, nếu có thường sẽ tập trung ở các thành phố lớn sầm uất như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh Chủ yếu các thương hiệu chỉ bán qua website hoặc các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiktok, Điều này làm hạn chế việc tiếp cận nhóm sản phẩm này hơn Với đặc điểm ưa thích sự tiện lợi dễ tiếp cận của nam giới thì so với thời trang thông thường, TTBV bị ‘yếu thế’ hơn
Thói quen (chiếm 19,5%) cũng là một nguyên nhân chủ yếu gây ảnh hưởng đến quyết định chọn mua sản phẩm TTBV Từ trước đến nay, việc mua sản phẩm thời trang thông thường là điều thường thấy nhất Khi đi chợ hoặc vào siêu thị, hay đơn giản là tìm kiếm trên các sàn thương mại điện tử đều có rất nhiều các sản phẩm không phải là bền vững Và theo thói quen, các bạn sẽ chọn mua những sản phẩm đó Vì vậy, để có thể thay đổi được tư duy và hành vi của người tiêu dùng đòi hỏi cả một quá trình dài, tiêu tốn thời gian để xây dựng được nhận thức của họ về TTBV và tạo ra sự chuyển đổi trong mua sắm hàng thời trang
Tuy nhiên, với số phần trăm là 3,6% khá nhỏ so với các lựa chọn khác nhưng ý kiến
Không biết tác hại của thời trang gây ra cho môi trường vẫn là một nguyên nhân đáng chú ý Điều này chứng tỏ rằng cũng có những bạn chưa nắm bắt được thông tin liên quan đến vấn đề này hoặc đơn giản là không quan tâm đến tác hại gây ra cho môi trường của ngành thời trang Để khắc phục nguyên nhân này, cần sự phối hợp từ phía nhà trường để có thể tổ chức những buổi chuyên đề nói về vấn đề tác động của con người tới môi trường, cụ thể là ngành thời trang để giúp các bạn SV có được kiến thức và có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ môi trường
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20
3.3.2 Động cơ tiêu dùng TTBV của nam sinh viên trường ĐHSPKT TPHCM
Bảng 3 3: Những tác động dẫn đến việc tiêu dùng TTBV của nam SV trường ĐHSPKT TPHCM Ý kiến Trung bình Ý thức bảo vệ môi trường của bản thân 4.55
Sở thích và cá tính 4.12
Mức thu nhập cá nhân 4.04 Ảnh hưởng kinh tế 4.04 Độ tuổi và giới tính 3.40
Bạn bè và gia đình 3.22
Nhóm những ý kiến được các bạn SV đồng ý nhiều ( điểm trung bình >4) bao gồm
Sở thích và cá tính, Mức thu nhập cá nhân, Ảnh hưởng kinh tế, và đặc biệt là ý kiến Ý thức bảo vệ môi trường của bản thân với mức điểm 4.55 cao nhất Trong thời buổi hiện tại khi mà vấn đề ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề nóng của xã hội Các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường ngày càng trở bên bình thường hóa trong cuộc sống hàng ngày như giảm thiểu sử dụng bao nylon, vật đựng bằng nhựa, mà chuyển sang sử dụng túi vải, nhựa có thể phân hủy, vật liệu tái chế, Do đó, để nói đến tác động cho việc tiêu dùng các sản phẩm TTBV không thể không nói tới ý kiến này Và từ số liệu cũng chứng minh được rằng đây là một nhân tố vô cùng thích hợp
Bên cạnh đó, ý kiến Theo ‘trend’ ở mức giá trị thấp nhất 2.38 cũng cần đáng lưu ý Nếu so với nữ giới thì việc chạy theo xu hướng thịnh hành của các sản phẩm thời trang là thường thấy thì ở nam, điều này là không phổ biến Các bạn ấy sẽ ra cửa hàng hoặc trang web có bán các sản phẩm cần mua, sau đó sẽ chọn thứ phù hợp theo yêu cầu ‘Trend’ ít khi ảnh hưởng đến việc mua sắm của các bạn, và để chắc chắn hơn nhóm đã tiến hành hỏi – đáp thêm với một vài bạn nhằm làm rõ về vấn đề này
“ Mình á, mình ít khi nào mua đồ theo mấy trend tiktok lắm Cái nào hợp gu mình thì mình mới mua thôi ” Tiến, SV năm tư khoa Cơ khí Động lực
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20
“ Em chẳng quan tâm gì tới mấy cái trend về quần áo trên mạng luôn ạ Em toàn mua đồ nào mà mặc thoải mái dễ vận động một tí do em đi học cả ngày trên trường, lại học mấy môn thực hành nữa cho nên là càng mát mẻ em càng thích ” Đạt, SV năm hai khoa Đào tạo Quốc tế
Bảng 3 4: Tính thẩm mỹ của sản phẩm TTBV với nam SV trường ĐHSPKT TPHCM Ý kiến Trung bình
Sản phẩm có kiểu dáng độc đáo, sáng tạo 3.75
Sản phẩm có thể làm nổi bật phong cách cá nhân 3.78
Sản phẩm có kiểu dáng đơn giản 3.98
Sản phẩm có thể dễ dàng phối với quần áo có sẵn, mặc được nhiều dịp 4.06
Tất cả các ý kiến được nêu ra phía trên đều có giá trị trung bình nằm trong mức Đồng ý Ý kiến Sản phẩm có thể dễ dàng phối với quần áo có sẵn, mặc được nhiều dịp là cao nhất với 4.06 Hầu hết các bạn tham gia khảo sát thích mua những sản phẩm mà các bạn có thể kết hợp với những cái đã mua trước đó và mặc được trong nhiều địa điểm và thời gian khác nhau Các bạn thích những trang phục mà có thể mặc khi đi học và cũng mặc đi chơi được Điều này cũng phù hợp với đặc điểm
“ Lâu lâu em mới mua quần áo giày dép một lần, cho nên mỗi lần mua là em hay chọn cái nào mà em mặc đi được mọi chỗ luôn, không kén chỗ nào ” Đạt, SV năm hai khoa Đào tạo Quốc tế
Xu hướng tiêu dùng TTBV của nam sinh viên trường ĐHSPKT TPHCM
3.4.1 Khả năng chi trả cho một sản phẩm TTBV của nam sinh viên trường ĐHSPKT TPHCM
Hình 3 9: Biểu đồ về Khả năng chi trả cho một sản phẩm TTBV của nam SV trường ĐHSPKT TPHCM Ý kiến với phân khúc giá từ 300.000VNĐ đến 500.000VNĐ chiếm đến 89,4% trên tổng số phiếu khảo sát thu được Hầu như các bạn SV đều đồng ý bỏ ra số tiền trong khoảng này để mua một sản phẩm TTBV Đây là một kết quả bình thường, nhưng cũng là tín hiệu tốt vì hiện tại đây vẫn có mức giá này cho sản phẩm TTBV Ví dụ như sản phẩm áo thun của Uniqlo có giá 391.000VNĐ và tùy theo chương trình giảm giá sẽ có giá thấp hơn; Coolmate với các sản phẩm chỉ giao động trong khoảng từ 69.000VNĐ đến 500.000VNĐ; Everlane cũng có các sản phẩm nằm trong mức giá này Tuy vậy, vẫn có nhiều sản phẩm của các thương hiệu kể trên cũng như các thương hiệu khác có mức giá cao hơn từ 500.000VNĐ trở lên Vì đặc thù là mặt hàng có giá đắt do ảnh hưởng từ nguồn nguyên liệu cũng như quy trình sản xuất, do đó nếu các thương hiệu nhỏ lẻ như các local brand Việt Nam muốn hướng tới nhóm khách hàng này sẽ phải chấp nhận một thử thách rất lớn khi phải làm sao để sản phẩm dao động trong khoảng giá này nhưng doanh nghiệp không bị thua lỗ
Mặt khác, có sự khác biệt giữa nhóm SV năm đầu (năm 1,2) và nhóm SV năm cuối (năm 3, 4, 5) trong khả năng chi trả Nếu với nhóm SV năm đầu các lựa chọn rơi vào phân khúc giá từ ít hơn 300.000VNĐ cho đến 500.000VNĐ là chủ yếu, chỉ có số ít các bạn với thu nhập từ 500.000VNĐ cho đến 5.000.000VNĐ là chấp nhận chi trả số tiền từ
Từ 500.000 VNĐ – 1.000.000 VNĐTrên 1.000.000 VNĐ
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20
500.000VNĐ cho đến trên 1.000.000VNĐ cho một sản phẩm TTBV Thì với nhóm SV năm cuối do mức thu nhập cao hơn dẫn tới khả năng chi trả của các bạn cũng cao hơn
“Hiện tại mình có một công việc bán thời gian tại một tiệm trà sữa gần trường Một tháng thu nhập của mình từ công việc này là khoảng 5 triệu đồng, ngoài ra ba mẹ mình cho mình thêm 1 triệu để chi tiêu cho thoải mái hơn Bình thường quần áo mình mua cũng từ 200.000VNĐ trở lên chỉ trừ giày là sẽ mắc hơn là từ 700.000VNĐ Vì thế số tiền bỏ ra cho một sản phẩm thời trang mang nhiều ý nghĩa nhân văn như TTBV thì mức giá từ 500.000VNĐ đổ lên là mình thấy hợp lý ” Hiếu, SV năm tư khoa Công nghệ Thông tin
“Thu nhập hàng tháng của em tới từ trợ cấp từ gia đình do vừa mới lên năm nhất, ba mẹ em muốn em tập trung học tập hơn là bị sao nhãng cho việc kiếm tiền Một tháng ba mẹ cho em 4 triệu đồng Với quần áo nói chung thì em chỉ chọn mua những sản phẩm có giá dưới 300.000VNĐ thôi vì cũng chỉ đi học là chủ yếu, nếu đi chơi thì em cũng chỉ bận mấy bộ đơn giản như áo thun quần jeans thêm cái áo sơ mi khoác ngoài ” Trung,
SV năm nhất khoa Xây Dựng
3.4.2 Mong muốn về TTBV của nam sinh viên trường ĐHSPKT TPHCM
Hình 3 10: Biểu đồ về Mong muốn về TTBV của nam SV trường ĐHSPKT TPHCM Để xem xét về xu hướng phát triển của thị trường TTBV trong tương lai, không thể không quan tâm đến mong muốn của nhóm đối tượng tiềm năng là các bạn nam SV trường ĐHSPKT TPHCM
Chiến dịch quảng cáo tiếp cận với giới trẻ nhiều hơn
Có thể mua trả góp với các sản phẩm từ 500.000VNĐ
Các thương hiệu sẽ kết hợp tạo ra một sản phẩm chung
Tăng vòng đời sản phẩm Tăng độ nhận diện đến tất cả người tiêu dùng
Cung cấp thông tin minh bạch về quy trình sản xuất và nguyên liệuNâng cao hiệu quả sản xuất
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20
Mặc dù hiện nay các thông tin về nhãn hiệu TTBV có thể tìm được trên Internet, tuy nhiên không phải ai cũng chủ động để tìm hiểu nó, đặc biệt là các bạn nam Do đó, các nhãn hiệu nên có các phương án về chiến dịch quảng cáo nhằm tiếp cận với giới trẻ nói chung và các bạn nam SV nói riêng như sử dụng các mạng xã hội phổ biến Facebook, TikTok, hoặc thông qua các MV ca nhạc hợp tác với người nổi tiếng Và với 24,5% lựa chọn Chiến dịch quảng cáo tiếp cận với giới trẻ nhiều hơn cho thấy nhiều bạn cũng đồng tình với quan điểm này
Có 7,4% các bạn lựa chọn ý kiến Nâng cao hiệu quả sản xuất, khi được hỏi lý do một vài bạn đã chia sẽ như sau:
“ Theo mình được biết thì lý do mà các sản phẩm TTBV có giá thành khá cao là do quy trình sản xuất tốn nhiều chi phí hơn các loại sản phẩm khác Vậy nếu mà các doanh nghiệp này đầu tư hơn về hiệu quả sản xuất và sản xuất nhiều sản phẩm hơn, nguồn cung – cầu có độ chênh lệnh nghiên về phía cung hơn sẽ giúp các sản phẩm có giá dễ tiếp cận hơn đặc biệt là nhóm đối tượng SV như mình” Kha, SV năm tư khoa Kinh tế
“ Để mà nói về TTBV thì cái khó của các doanh nghiệp đến từ việc các nguyên liệu chính như vải tốn khá nhiều chi phí để có thể sản xuất hoặc mua từ các nguồn cung ứng
Từ đó các sản phẩm được làm ra sẽ khó cạnh tranh hơn với các sản phẩm thuộc loại khác do giá đắt hơn nhiều Nếu các doanh nghiệp chú trọng về nâng cao hơn hiệu quả của quá trình sản xuất, cải tiến về máy móc thì có thể sẽ giúp giảm giá thành sản phẩm ” Một bạn
SV năm ba khoa Thời trang và Du lịch
Từ những chia sẽ trên cho thấy các bạn cũng đánh giá được đúng một phần thực trạng của ngành TTBV Hiện tại đối với các thương hiệu kinh doanh mặt hàng TTBV, nguồn cung cấp nguyên liệu còn hạn chế, đòi hỏi máy móc thiết bị hiện đại, kỹ thuật sản xuất cũng cao hơn Có nhiều khó khăn tồn tại trong quy trình làm ra được một sản phẩm này, tiêu tốn nhiều vốn đầu tư hơn so với sản phẩm thời trang thông thường Nếu có thể khắc phục được những thách thức trên, TTBV hứa hẹn sẽ trở nên phát triển vượt bậc có thể cạnh tranh với các sản phẩm trong phân khúc giá học sinh – SV
Tóm tắt lại, để phát triển hơn cho TTBV cũng cần quan tâm đến xu hướng tiêu dùng của nhóm đối tượng tiềm năng như nam SV trường ĐHSPKT TPHCM Thứ nhất là về khả năng chi trả cho một sản phẩm, phân khúc giá từ 300.000VNĐ – 500.000VNĐ chiếm 89,4% trên tổng số lựa chọn Thứ hai là về mong muốn của các bạn SV, với 24,5% lựa
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20 chọn Chiến dịch quảng cáo tiếp cận với giới trẻ nhiều hơn cho thấy các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này nên nghiên cứu đề ra các phương án tốt hơn hiện tại để đến gần hơn nhóm đối tượng này Bên cạnh đó, việc nâng cao quy trình sản xuất nhằm giảm giá thành các sản phẩm cũng là một trong những điều cần lưu ý với các nhà đầu tư
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Kết luận
Về nhận thức, đa số nam SV trường ĐHSPKT TPHCM đã có nhận biết khái quát về TTBV Các bạn tiếp nhận thông tin chủ yếu qua các kênh thông tin Mạng xã hội như Facebook, TikTok, Instagram, tuy nhiên những thông tin từ các nguồn này có thể là thông tin không chính thống có độ chính xác thấp do đó đây cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng TTBV khi phải cung cấp cho khách hàng là SV Với các hãng TTBV, đa số các bạn biết đến 3 thương hiệu Uniqlo, Levi’s, Coolmate Ấn tượng nhất là Coolmate – một thương hiệu Việt Nam nhưng có các chiến lược kinh doanh đáng học hỏi Các bạn nam SV có nhận thức cơ bản nhưng vẫn chưa thật sự rõ ràng về TTBV, cần được nâng cao hiểu biết hơn
Về động cơ tiêu dùng, nam SV trường ĐHSPKT TPHCM rất ủng hộ sản phẩm TTBV Dù vậy, cũng có những nguyên nhân khiến các bạn không lựa chọn mặt hàng này như là sản phẩm có giá cao, khó tiếp cận, do thói quen và đặc biệt do không biết tác hại của thời trang gây ra cho môi trường Có ba động cơ tác động đến việc tiêu dùng sản phẩm TTBV gồm động cơ chung, động cơ thẩm mỹ và động cơ về chất lượng sản phẩm và dịch vụ
Về xu hướng tiêu dùng, khả năng chi trả của nam SV trường ĐHSPKT TPHCM cho một sản phẩm TTBV có mức giá từ 300.000VNĐ – 500.000VNĐ Đây là mức giá bình thường, nhưng là thách thức với các nhà bán hàng khi muốn thu hút khách hàng SV Với mong muốn rằng các chiến dịch quảng cáo tiếp cận được giới trẻ nhiều hơn cho thấy các doanh nghiệp cần nghiên cứu và triển khai các phương án tốt hơn thời điểm hiện tại nhằm đưa sản phẩm TTBV đến gần hơn với các bạn nam SV.
Đề xuất các giải pháp phát triển hơn cho TTBV
Theo Liên Hợp Quốc, ngành thời trang hiện này được xem là nguyên nhân đứng thứ hai về mức độ gây ô nhiễm môi trường, chỉ sau ngành dầu mỏ Với lượng rác thải khổng lồ mà Thời trang thải ra thậm chí còn vượt xa lượng rác thải từ máy bay và tàu thủy cộng lại Nhận thức được tình trạng cấp bách này, nhóm chúng tôi xin được đề xuất một số giải pháp nhằm đưa thời trang bền vững vào đời sống hàng ngày, góp phần giảm thiếu rác thải thời trang và bảo vệ môi trường
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20 a Nâng cao nhận thức về TTBV cho sinh viên
Tích hợp các khóa học về thời trang bền vững: thay vì chỉ đề cập tới những khái niệm TTBV trong các môn học chuyên ngành, trường học cũng nên xây dựng những khóa học riêng biệt, tập trung vào các nguyên tắc, thực hành và hành động của TTBV đối với môi trường và xã hội Giúp sinh viên thấy được hậu quả của ngành công nghiệp này đối với môi trường, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người
Kết hợp thời trang bền vững vào các môn học hiện có: Lồng ghép các khía cạnh của TTBV vào những môn học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Thiết kế thời trang, Marketing, để giúp cho sinh viên có cái nhìn toàn diện về ngành công nghiệp này
Hình 4 1: Hình ảnh sinh viên công nghệ may
→Tích hợp TTBV vào chương trình giảng dạy là một bước quan trọng để hướng đến một tương lai “bền vững” và có trách nhiệm với môi trường sống xung quanh Bằng cách cung cấp kiến thức này cho sinh viên kiến thức và các kiến thức và kỹ năng cần thiết góp phần tạo ra những thay đổi tích cực cho ngành công nghiệp thời trang và bảo vệ môi trường b Tổ chức triển lãm, hội chợ
Triển lãm TTBV: là sân chơi cho sinh viên thể hiện sự sáng tạo và kỹ năng thiết kế của sinh viên qua các tác phẩm TTBV, kết nối với các nhà thiết kế, nhà sản xuất và người tiêu dùng tiềm năng trong ngành này
Tại các buổi triển lãm, sinh viên có thể trình bày các bộ sưu tập của mình trên sàn catwalk: là cơ hội để các bạn thoải mái thể hiện cá tính và sáng tạo thu hút được các nhà thiết kế, sản xuất và các khách hàng tiềm năng trong ngành công nghiệp TTBV Không những thế, có thể tổ chức theo hình thức triển lãm tĩnh: sản phẩm của các SV sẽ được trưng
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20 bày cho khách tham quan quan chiêm ngưỡng và tìm hiểu thêm về các quy trình thiết kế sản xuất Ngoài ra, nó còn kết nối các sinh viên của nhiều trường giao lưu, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau
Hội thảo và hội nghị: Được mở ra nhằm mục đích cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về TTBV: Với những khách mời là các nhà thiết kế, sản xuất nghiên cứu về TTBV và các nhà hoạt động vì môi trường & xã hội, giúp cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực TTBV Về những xu hướng mới nhất, phương pháp thiết kế tiến tiến và kỹ thuật sản xuất hiện đại Khám phá những cơ hội và thách thức trong ngành TTBV, đồng thời nhận thức được tầm quan trọng trong việc thiết kế và sản xuất TTBV Tạo cơ hội cho sinh viên được gặp gỡ giao lưu và học hỏi từ các chuyên gia trong ngành, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển nghề nghiệp trong tương lai
Chuyên đề: mời các diễn giả về nhà thiết kế thời trang bền vững thành công hoặc các nhà sáng lập truyền cảm hứng trong lĩnh vực này Chia sẻ hành trình theo đuổi đam mê, quá trình khởi nghiệp kinh doanh trong ngành thời trang này, kinh nghiệm vượt qua các thử thách và tạo ra tác động tích cực Với mục đích truyền cảm hứng cho sinh viên theo đuổi đam mê về thời trang bền vững, cung cấp kiến thức và truyền tải những kinh nghiệm thực tế cho sinh viên
Hình 4 2: Triển lãm về thời trang
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20
Hình 4 3: Hội chợ thời trang
4.2.2 Đối với doanh nghiệp a Tạo chiến dịch quảng cáo
Cách mạng công nghiệp 4.0 – thời kì mà mua sắm online đã trở thành thói quen không thể thiếu đối với người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ Với sự tiện lợi mà nó mang lại kèm theo những quyền lợi và ưu đãi hấp dẫn từ các sàn thương mại điện tử thu hút khách hàng Theo số liệu báo cáo “Thị trường Thương mại điện tử – Thời của mua sắm và giải trí” của của Kirin Capital (Tháng 4/2024) chỉ ra rằng là có 61% người mua hàng qua các sàn thương mại điện tử ( Shoppee, Lazada, Tiki,…), 51% mua sắm qua mạng xã hội (Facebook, Instagram, Tiktok,…), 34% mua hàng qua website của nhãn hàng Vì thế, có thể thấy đây là phương án khả thi trong việc tiếp cận với người tiêu dùng nói riêng và giới trẻ nói chung
Nên khai thác triệt để phương án này để tiếp cận và tương tác với giới trẻ, tìm hiểu thế mạnh của từng mạng xã hội Tạo dựng câu chuyện truyền tải nội dung qua từng sản phẩm, kể về lịch sử thành doanh nghiệp hay nguồn cảm hứng đằng sau mỗi sản phẩm giúp kết nối với khách hàng, tập trung vào những hình ảnh và video bắt mắt Song song với đó, tổ chức các cuộc thi trúng thưởng (minigame, giveaway, ), tham gia các sự kiện thời trang (Tuần lễ thời trang, hội chợ triển lãm, ) để làm tăng sự chú ý và tương tác, Livestream bán hàng giới thiệu sản phẩm Gần đây không thể phủ nhận độ nóng của các KOLs (Key Opinion Leader - người dẫn dắt dư luận chủ chốt) và Influencers (người có sức ảnh hưởng) tới cộng đồng giới trẻ, lời nhận xét và trải nghiệp của các KOLs và Influencers có thể ảnh
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20 hưởng đến với quyết định mua hàng của khách hàng Việc hợp tác với các KOLs và Influencers sẽ giúp nâng cao uy tín và hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng b Hình thức “mua kèm” “tặng kèm”
Hiện nay, hình thức “mua kèm”(GWP), “tặng kèm” (BBP) đã trở thành “chiêu bài” quen thuộc trong thế giới mua sắm không riêng gì thời trang, mang đến cho khách hàng nhiều cơ hội sở hữu sản phẩm với mức giá ưu đãi, đồng thời giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số hiệu quả Một số hình thức thường thấy như:
- Mua kèm sản phẩm miễn phí: thu hút khách hàng mua sản phẩm chính, khuyến khích đồng thời giới thiệu sản phẩm mới hoặc thanh lý hàng tồn kho
- Mua kèm giá ưu đãi: kích thích mua sắm bằng cách giảm giá cho sản phẩm mua kèm khi mua cùng sản phẩm chính
- Mua kèm sản phẩm lấy điểm: tăng tương tác và lòng trung thành của khách hàng bằng cách tích điểm đổi quà hoặc giảm giá khi mua kèm sản phẩm
- Mua kèm sản phẩm theo combo: Gợi ý bộ sản phẩm kết hợp hoàn hảo, sự tiện lợi và tiết kiệm cho khách hàng
- Mua kèm sản phẩm theo bộ sưu tập (BST) : Tăng doanh số cho cả BST bằng cách khuyến khích mua kèm các sản phẩm bổ sung
Một số ví dụ các thương hiệu đã áp dụng hình thức này:
- Vuver.vn: Chương trình “Đồng giá 99k” cho sản phẩm áo thun với áo thứ hai mua cùng áp dụng cho mẫu áo Cung hoàng đạo
Hình 4 4: Chương trình "Đồng giá 99k" của Vuver
Nguồn: Ảnh của nhãn hàng Vuver.vn
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20
- Canifa: Chương trình “Mua 1 tặng 1” cho toàn bộ sản phẩm trong dịp Tết
Hình 4 5: Chương trình “Mua 1 tặng 1” của Canifa
Nguồn: Ảnh của nhãn hàng Canifa Đây có thể coi là chiến lược khuyến mãi hiệu quả mang lại nhiều lợi ích cho cả khách hàng và doanh nghiệp, sáng tạo trong việc áp dụng phương án này cùng nhiều hoạt động quảng cáo khác để thu hút được khách hàng và gia tăng doanh số Kèm theo đó có thể triển khai nhiều chương trình tri ân khách hàng (chương trình tích điểm, khách hàng thân thiết, khách hàng VIP, chương trình sinh nhật, ) và khuyến mãi (miễn phí vận chuyển, tặng mã giảm giá, mua 1 tặng 1,…) khác nhau để đạt được hiệu quả tối đa
Ưu điểm và hạn chế của đề tài
- Khảo sát và tiếp cận phỏng vấn được với các bạn nam SV trường ĐHSPKT TPHCM
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20
- Tìm hiểu được nhận thức, động cơ, xu hướng tiêu dùng về TTBV của nam SV trường ĐHSPKT TPHCM
- Nghiên cứu về đối tượng là nam thanh niên – sinh viên của một trường đại học cụ thể
- Đề xuất được các giải pháp cho việc phát triển TTBV
- Chưa tiếp cận được nhiều hơn các bạn nam SV nói chung và các bạn ở khối ngành Kinh tế nói riêng
- Số lượng mẫu còn khá ít (300) so với số lượng sinh viên của trường ĐHSPKT TPHCM
- Chưa có cơ hội để gặp gỡ và tham khảo ý kiến từ các chuyên gia về lĩnh vực TTBV
- Trình độ dịch thuật của nhóm nghiên cứu còn yếu do đó chưa có khả năng tiếp xúc nhiều với nguồn tài liệu nước ngoài.
Hướng phát triển của đề tài
Với các nghiên cứu tiếp theo có thể tăng số lượng mẫu nghiên cứu lên từ 1000 hoặc rộng hơn nếu đủ điều kiện Ngoài ra, có thể hướng tới đối tượng sinh viên ở các trường Đại học lân cận trong khu vực Thủ Đức hoặc rộng hơn là toàn TPHCM để làm dữ liệu tham vấn cho các doanh nghiệp muốn đầu tư và kinh doanh lĩnh vực này
Song, có thể mở rộng đề tài hơn như thay vì chỉ nghiên cứu đối tượng là nam thanh niên – sinh viên thì sẽ nghiên cứu đối tượng nam thanh niên từ độ tuổi 18 – 30 để xem xét sự khác nhau Hoặc đổi sang nghiên cứu nhóm đối tượng nữ giới, hay là nghiên cứu chung là đối tượng thanh niên bao gồm cả nam và nữ
Mặt khác, việc tìm hiểu về những lý do khiến mặt hàng TTBV chưa tiếp cận được nhóm khách hàng trẻ tuổi cũng như những hạn chế và thách thức mà các thương hiệu và doanh nghiệp khi cung cấp các thông tin chính thống về TTBV cũng là một hướng nghiên cứu đáng quan tâm.
Kiến nghị
Với thực trạng hiện nay của ô nhiễm môi trường nói chung và về TTBV nói riêng, nhóm tác giả mong rằng nhà trường có thể mở rộng việc giảng dạy đồng thời tạo điều kiện cho SV học tập và nghiên cứu thêm về TTBV Ví dụ nhóm có đề xuất là tạo các chuyên đề
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20 nói về việc ảnh hưởng tới môi trường như do rác thải hay là quy trình sản xuất của ngành thời trang Hay là các fanpage của trường, khoa có thể tổ chức các minigame nhằm cung cấp các thông tin chính thống có độ chính xác cao, giúp nâng cao nhận thức cũng như động cơ tiêu dùng hàng TTBV
4.5.2 Đối với bản thân sinh viên
Nhóm tác giả hy vọng rằng với nguồn tài liệu về TTBV mà nhóm đã cung cấp, những thế hệ sinh viên kế nhiệm sẽ có những đề tài mới hơn về TTBV như nghiên cứu về tâm lý tiêu dùng hàng TTBV của sinh viên nói chung, nghiên cứu với đối tượng sinh viên của các trường đại học ở Thủ Đức hoặc mở rộng ra toàn TP.HCM Hoặc là nghiên cứu tập trung vào động cơ tiêu dùng hàng TTBV, xu hướng tiêu dùng trong tương lai của giới trẻ về mặt hàng này
SV nên tìm hiểu các thông tin về TTBV từ các nguồn tin chính thống như báo chí hoặc truyền hình Mặc dù các trang mạng xã hội hoặc trên các trang web có thể tìm thấy rất nhiều thông tin về khái niệm này, tuy nhiên đó có thể là những thông tin sai lệch Điều này sẽ khiến các bạn có nhận thức sai dẫn đến việc tiêu dùng sẽ bị sai lệch
4.5.3 Đối với các doanh nghiệp
Thông qua các kết quả đạt được, nhóm tác giả cho rằng doanh nghiệp nên đầu tư nghiên cứu thị trường với nhóm khách hàng là nam SV Đây là nhóm khách hàng tiềm năng với các đặc điểm phù hợp cho việc tiêu dùng mặt hàng này cũng như nhận thức và động cơ tiêu dùng tích cực Để làm được điều này, doanh nghiệp có thể đặt hàng cho các nghiên cứu tương tự đề tài này của chúng tôi hoặc những nghiên cứu sâu hơn ví dụ như động cơ tiêu dùng của nhóm khách hàng sinh viên năm cuối của một trường đại học cụ thể hay là của các trường trong khu vực Thủ Đức, mở rộng ra hơn nữa là toàn TP.HCM bên cạnh đó, nhóm tác giả sau khi hoàn thành đề tài này đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm để có thể tìm hiểu đề tài khác hoặc những đề tài sâu hơn nếu được đầu tư
Nghiên cứu cho thấy sinh viên là đối tượng khách hàng tiềm năng lớn cho thị trường TTBV Tuy nhiên, hiện nay, chỉ một số ít sinh viên thực sự mua sắm các sản phẩm TTBV, chủ yếu do thiếu thông tin, khó tiếp cận và giá cả còn cao Để khai thác tối đa tiềm năng này, doanh nghiệp cần có những chiến lược cụ thể cho SV nói chung và nam SV nói riêng Đầu tiên, doanh nghiệp nên mở rộng kênh phân phối, đưa sản phẩm đến gần hơn với sinh viên bằng cách đặt cửa hàng tại các khu vực gần trường đại học, nơi tập trung đông SV
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20 hoặc xây dựng các cửa hàng trực tuyến chuyên biệt Tiếp theo, việc điều chỉnh giá cả cũng là một yếu tố quan trọng Doanh nghiệp có thể áp dụng các chương trình khuyến mãi, giảm giá đặc biệt cho SV, hoặc tạo ra các dòng sản phẩm có mức giá phù hợp với túi tiền của họ Bên cạnh đó, việc thiết kế sản phẩm cũng cần được chú trọng Các sản phẩm TTBV dành cho SV đặc biệt là nam SV nên có kiểu dáng trẻ trung, năng động, đáp ứng được nhu cầu về động cơ thẩm mỹ, đồng thời vẫn thể hiện được tính bền vững và thân thiện với môi trường Để tiếp cận hiệu quả hơn với SV nói chung và nam SV nói riêng, các chiến dịch marketing là yếu tố không thể thiếu Trong thời đại mà video ngắn thống trị, việc tận dụng các nền tảng như TikTok, Reels để truyền tải thông điệp về TTBV là vô cùng cần thiết Tuy nhiên, hiện nay, thông tin về TTBV chủ yếu đến từ các cá nhân tự phát như KOLs, chưa có nhiều chiến dịch bài bản từ các thương hiệu Điều này tiềm ẩn nguy cơ thông tin không chính xác và thiếu chuyên sâu, ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của SV
Do đó, các doanh nghiệp cần xây dựng những chiến dịch marketing chuyên nghiệp, cung cấp kiến thức chính xác về TTBV một cách sáng tạo và hấp dẫn Nội dung cần được thiết kế phù hợp với thị hiếu của giới trẻ, vừa truyền tải thông điệp rõ ràng, vừa tạo ra sự tò mò, khuyến khích người xem tìm hiểu thêm Bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ trẻ trung, hình ảnh bắt mắt, doanh nghiệp có thể kết hợp yếu tố hài hước, câu chuyện kể để tạo ra những video ngắn nổi tiếng, thu hút sự chia sẻ rộng rãi
Việc xây dựng các trang web mua hàng trực tuyến với các gợi ý phối đồ, các bài viết chia sẻ kinh nghiệm về phong cách thời trang bền vững cũng là một cách hiệu quả để tương tác với khách hàng Bằng cách cung cấp những thông tin hữu ích, doanh nghiệp không chỉ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về sản phẩm mà còn tạo dựng niềm tin và sự tin tưởng Để tăng cường tương tác trực tiếp, doanh nghiệp có thể hợp tác với các trường đại học, tổ chức các sự kiện như triển lãm, hội chợ, hoặc đặt các quầy giới thiệu sản phẩm ngay tại khuôn viên trường Điều này giúp SV có cơ hội trải nghiệm sản phẩm thực tế, được tư vấn trực tiếp và giải đáp mọi thắc mắc
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Thị Văn Anh Ngành CNM – K20