Mục tiêu nghiên cứu
Thiết kế, chế tạo phương tiện nhìn hỗ trợdạy học môn Thiết kế Trang phục IV
Trường ĐH SPKT TP HCM.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống cơ sở lý luận thiết kế, chế tạo phương tiện nhìn
- Phân tích tình hình thực tế việc dạy học môn Thiết kế Trang phục IV Trường ĐH SPKT TP HCM
- Thiết kế, chế tạo phiếu hướng dẫn thực hành dạy học môn Thiết kế Trang phục
Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
Phiếu hướng dẫn thực hành môn Thiết kế Trang phục IV Trường ĐH SPKT TP
Phương tiện dạy học môn Thiết kế Trang phục IV Trường ĐH SPKT TP HCM
Giả thuyết nghiên cứu
Phương tiện dạy học môn Thiết kế Trang phục IV chưa phù hợp, nếu sử dụng phiếu hướng dẫn thực hành như người nghiên cứu thiết kế, chế tạo vào việc dạy học môn Thiết kế Trang phục IV Trường ĐH SPKT TP HCM thì:
- Sinh viên rút ngắn đƣợc thời gian chuyển kiến thức từ lý thuyết qua thực hành
- Giáo viên tiết kiệm được thời gian hướng dẫn thực hành và trình bày bài giảng một cách trực quan sinh động, truyền đạt một cách phong phú nội dung môn học.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, người nghiên cứu sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu và phân tích các tài liệu về phương tiện dạy học, thiết kế, chế tạo phiếu hướng dẫn thực hành nhằm làm rõ cơ sở lý luận về thiết kế, chế tạo phiếu hướng dẫn thực hành Đồng thời hiểu rõ thêm về qui trình và nguyên tắc thực hiện thiết kế, chế tạo phiếu hướng dẫn thực hành dạy học môn Thiết kế Trang phục IV
Phương pháp điều tra và phỏng vấn
Trao đổi trực tiếp với các giáo viên và sinh viên tại Trường ĐH SPKT TP HCM và một số trường đại học khác tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh để phân tích tình hình thực tế việc dạy học môn Thiết kế Trang phục IV
Dự giờ lên lớp của giáo viên và sinh viên ở trường ĐH SPKT TP HCM, quan sát xưởng thực hành và thiết bị và dụng cụ dạy học môn Thiết kế Trang phục IV để phân tích tình hình thực tế việc dạy học môn Thiết kế Trang phục IV
Sử dụng bảng câu hỏi để điều tra mức độ nhận thức, tiếp thu, cảm thụ, hình thành kỹ năng của sinh viên sau các tiết dạy có và không có sử dụng phương tiện dạy học để tiến hành phân tích kết quả thực nghiệm sƣ phạm
Tham khảo ý kiến của giáo viên giảng dạy môn học Thiết kế Trang phụcIV và các chuyên gia có am hiểu về lĩnh vực nhằm nắm bắt rõ nội dung, qui trình thực hiện để thiết kế, chế tạo phiếu hướng dẫn thực hành được chính xác
Giảng dạy 10 tiết học dựa trên phiếu hướng dẫn thực hành đã thiết kế, chế tạo để tiến hành thực nghiệm sƣ phạm
Phương pháp thống kê toán học
Phân tích kết quả thực nghiệm sƣ phạm.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT KẾ, CHẾ TẠO PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Tổng quan tình hình nghiên cứu về thiết kế, chế tạo phương tiện dạy học
Năm 1905, ở Mỹ đã có trung tâm phương tiện truyền thông đầu tiên trong đó có nhiều đồ dùng dạy học bao gồm các đồ vật, mô hình, bản đồ… Từ đó bắt đầu dạy học bằng hình ảnh Sau đó đến thập niên 1920 và 1930 phương tiện dạy học có tính phong phú hơn là đã có sự kết hợp hình ảnh và âm thanh, từ đó nhiều phim ảnh đƣợc đƣa vào lớp học (phim kịch, phim khoa học và lịch sử) Ở Mỹ (năm 1943) có trung tâm giáo dục theo chương trình dạy học nghe nhìn và từ đó kế hoạch dạy học nghe nhìn được thực hiện ở Trường Đại học Indiana - Hoa kỳ
Trong thế chiến thứ 2, có nhiều phim huấn luyện đƣợc dùng trong giáo dục quân sự Từ thập kỷ 50 đã có sự phát triển đáng kể và mở rộng nhiều phương tiện công nghệ trình bày thông tin (chữ viết, âm thanh, hình ảnh,.) như đèn chiếu (phương tiện nghe nhìn), phim ảnh ngày đƣợc sử dụng rộng rãi trong giáo dục và đào tạo ở khắp châu Âu Ngày càng có nhiều kênh đài truyền hình phục vụ học tập (khám phá, lịch sử, ), phương tiện video thịnh hành hơn và phát triển Thập niên 60 có sự ra đời của máy tính điện tử và làm cơ sở cho sự phát triển phần mềm dạy học, sự phát triển máy dạy học có sự hỗ trợ bằng máy tính và những thiết bị điện tử trong lớp học để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên vào những năm 1970 Về phương tiện truyền thông trong dạy học thìcó thêm nhiều dạng thông tin mới, hình ảnh tĩnh động, hoạt hình, trở nên phổ biến hơn, băng đĩa nhạc, video,…Đầu thập kỷ 80 có sự lớn mạnh về số lƣợng và chất lượng các phương tiện giáo dục chương trình hóa và sự nghiên cứu hệ thống video liên hoàn
Sau đó là phương tiện truyền thông kỹ thuật số phát triển nhanh, tích hợp vào máy tính, Multimedia, đồ hoạ, hình ảnh âm thanh CD, video đều đƣợc kỹ thuật số hoá
Sự phát triển của các phần mềm dạy học thông minh, học trong môi trường tương tác đa phương tiện có sự hỗ trợ của máy tính ngày càng phát triển mạnh mẽ Vai trò của Internet, học từ xa và sự phát triển mạnh mẽ của nó đem lại ảnh hưởng lớn đến giáo dục
Giai đoạn 1984 – 1993 là kỷ nguyên đa phương tiện Đánh dấu sự ra đời hệ điều hành Windows 3.1, máy tính Macintosh, phần mềm trình diễn PowerPoint, đây là công nghệ cơ bản trong kỷ nguyên đa phương tiện Nó cho phép tạo ra các bài giảng tích hợp hình ảnh và âm thanh học trên máy tính sử dụng công nghệ CBT phân phối qua đĩa CD-ROM hoặc đĩa mềm Vào bất kỳ thời gian nào ở đâu sinh viên có thể mua và học
Giai đoạn 1994 – 1999 thì làn sóng E-Learning trỗi dậy Khi công nghệ Web đƣợc phát minh ra, các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo bắt đầu nghiên cứu cách thức cải tiến phương pháp giáo dục bằng công nghệ này Người thầy thông thái đã dần lộ rõ thông qua các phương tiện: E-mail, CBT qua Internet với văn bản và hình ảnh đơn giản, đào tạo bằng công nghệ Web với hình ảnh chuyển động tốc độ thấp đã đƣợc triển khai trên diện rộng Sau đó các công nghệ Web đã trở thành một cuộc cách mạng trong giáo dục đào tạo
Giai đoạn 1999 tới nay: Trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, công nghệ thông tin và công nghệ điện tử đang bùng nổ thì giáo dục cũng ngày càng trở nên hiện đại hóa Ngày nay thông qua Web giáo viên có thể kết hợp hướng dẫn trực tuyến (hình ảnh, âm thanh, các công cụ trình diễn, …) tới mọi sinh viên, nâng cao hơn chất lƣợng dịch vụ đào tạo Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và vi tính thì phương tiện kỹ thuật số cũng phát triển nhanh Việc tích hợp các hình ảnh, âm thanh,
CD, video, đồ họa … vào máy tính để thiết kế, chế tạo phương tiện dạy học ngày càng trở nên dễ dàng Thông qua các công nghệ mới giáo viên có thể tạo ra nhiều loại phương tiện nhằm hỗ trợ quá trình dạy học một cách hiệu quả nhất [9, 3-5]
Từ xa xƣa ông cha ta đã có câu “trăm nghe không bằng một thấy”, điều này chứng tỏ rằng vai trò nhìn trực quan trong vấn đề nhận thức đã đƣợc ông cha ta chú trọng từ rất sớm
Trong phong trào đấu tranh chống nền giáo dục nô dịch do các sĩ phu yêu nước lãnh đạo đầu thế kỷ XX (phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục), các sĩ phu đã sử dụng một số phương tiện nhìn trực quan trong dạy học chủ yếu là những hình vẽ minh họa (đặc biệt là khi giảng dạy về địa lý và lịch sử), đây là một nét mới trong phương pháp dạy học lúc bấy giờ
Theo dòng phát triển của lịch sử, nền giáo dục của Việt Nam ngày càng đƣợc trú trọng, phương tiện dạy học cũng dần được quan tâm đúng mức Từ những bộ sách giáo khoa đầu tiên (bộ sách Quốc văn giáo khoa thư được giảng dạy ở các trường tiểu học ở VN thời Pháp thuộc) các tác giả viết sách (Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận) đã lồng ghép những hình ảnh minh họa trực quan cùng với nội dung dạy học với mong muốn truyền đạt kiến thức một cách dễ dàng, sinh động nhất
Có rất nhiều những nghiên cứu về phương tiện dạy học nói chung trong đó có cả phương tiện nhìn Đặc biệt là tác phẩm “phương tiện dạy học” của tác giả Tô Xuân Giáp năm 1992 Tác giả đã trình bày cụ thể về các loại phương tiện từ truyền thống đến hiện đại Trong đó phương tiện nhìn cũng được tác giả phân loại và trình bày một cách rõ ràng
Những năm gần đây tầm quan trọng của phương tiện dạy học đã được quan tâm và đầu tƣ đúng mức, chính vì vậy sự phát triển phong trào giáo viên tự thiết kế đồ dùng và thiết bị dạy học đƣợc nở rộ
Sáng 27/2, Sở Giáo Dục và Đào Tạo thành phố Cần Thơ tổ chức lễ khai mạc hội thi sáng tạo và triển lãm đồ dùng thiết bị dạy học lần thứ I, năm học 2009- 2010 Triển lãm trƣng bày 571 thiết bị đồ dùng dạy học của các bậc Mầm non, Tiểu học, Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông Các phương tiện được trưng bày chủ yếu là phương tiện nhìn như: tranh ảnh, mô hình [7]
Ngày 18/9/2012, tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã diễn ra lễ khởi động đề án tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển thiết bị dạy học và thiết bị dạy học tự làm cho trung tâm nghiên cứu cơ sở vật chất, thiết bị dạy học Tại tỉnh Lâm Đồng khai mạc hội thi thiết bị dạy học tự làm cấp tỉnh năm học 2012–2013 với 255 sản phẩm Chủ yếu sản phẩm là tranh ảnh và mô hình dạy học [14]
Các khái niệm
Theo nghĩa rộng: phương tiện dạy học là tất cả các yếu tố liên quan đến quá trình dạy học nhằm tăng cường nhận thức của sinh viên, đó là tất cả các yếu tố tác động đến sự chuyển hóa của nội dung nhằm đạt đƣợc mục tiêu dạy học Nhƣ vậy phương tiện dạy học bao gồm các yếu tố như các công cụ, máy móc, thiết bị, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo sẵn có của giáo viên và sinh viên, môi trường học tập…
Theo nghĩa hẹp: phương tiện dạy học là tập hợp những đối tượng vật chất và tinh thần đƣợc giáo viên sử dụng để điều khiển hoạt động nhận thức của sinh viên nhằm đạt đƣợc mục tiêu dạy học và đối với sinh viên, nó là nguồn tri thức trực quan sinh động, là công cụ để rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo [16, 33 - 34]
Phương tiện nhìn là một phương tiện dạy học tượng hình, chỉ tác động qua kênh nhìn, nó chính là sự vật hiện tƣợng hay đƣợc dùng để mô tả một sự vật hiện tƣợng
Phương tiện nhìn thường giống như vật nó muốn mô tả Khi muốn tranh luận về một vật không có sẵn thì cách tốt nhất và trực quan nhất là dựa trên tranh vẽ hay mô hình, mô phỏng về vật đó [5, 72]
“Thiết kế là những gì liên kết sự sáng tạo và đổi mới Nó định hình các ý tưởng để trở thành những đề xuất thực tiễn và hấp dẫn người dùng hoặc khách hàng Thiết kế có thể đƣợc mô tả nhƣ sự triển khai sáng tạo đến một mục đích cụ thể nào đó.” – Theo George Cox, trưởng khoa Đồ Họa, Trường Đại học Luân Đôn
Thuộc tính rõ ràng nhất của thiết kế là nó tạo ra từ những tƣ duy trừu tƣợng và các nguồn cảm hứng khác nhau và nó làm cho các ý tưởng trở nên hữu hình, biến một điều gì đó trở nên hiện thực hơn
Trong dạy học, thiết kế là lên kế hoạch một cách có hệ thống và có chủ ý, hoặc một quá trình đưa ra ý tưởng trước khi phát triển hoặc thực hiện một kế hoạch nhằm giải quyết vấn đề Thiết kế bao gồm việc xem xét các yếu tố có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện một kế hoạch dạy học [15, 64 - 65]
Theo từ điển tiếng Việt, chế tạo là sử dụng nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm Chế tạo là hoạt động biến những ý tưởng thành hiện thực, những sản phẩm sau khi chế tạo có thể sử dụng đƣợc, có giá trị về mặt vật chất hay tinh thần
Chế tạo là sử dụng những nguyên vật liệu cần thiết để phát triển và thực hiện kế hoạch sau khi thiết kế để tạo ra một sản phẩm hoàn thiện
Thiết kế, chế tạo phương tiện nhìn
Lập kế hoạch một cách có hệ thống và có chủ ý hoặc lên một quá trình từ ý tưởng đến hiện thực và sử dụng những nguyên vật liệu cần thiết để phát triển, thực hiện kế hoạch tạo ra phương tiện nhìn hoàn chỉnh phục vụ trong quá trình dạy học
Cơ sở tâm lý
Để đạt đƣợc hiệu quả cao trong giảng dạy thì việc hiểu đƣợc đặc tính nội tâm và nhu cầu và đặc điểm tâm lý… của sinh viên là nhân tố quan trọng Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của quá trình giảng dạy nhưng người nghiên cứu phân tích những yếu tố: đặc điểm nội tâm, đặc điểm tâm lý, đặc điểm giới tính
Về đặc điểm nội tâm của sinh viên
Nhƣ tâm lý học sƣ phạm có nhấn mạnh, thế giới nội tâm của sinh viên là vô cùng phức tạp Quá trình nội tâm của sinh viên là một quá trình đầy những mâu thuẫn, là quá trình vận chuyển từ các yêu cầu bên ngoài thành yêu cầu của bản thân sinh viên, là quá trình tự vận động và hoạt động tích cực của chính bản thân họ
Trong giai đoạn này, sinh viên thường có những mâu thuẫn chính là:
- Mâu thuẫn giữa ƣớc mơ với khả năng, điều kiện và kinh nghiệm để thực hiện ƣớc mơ đó
- Mâu thuẫn giữa mong muốn học tập, nghiên cứu chuyên sâu những môn yêu thích và yêu cầu hoàn thành chương trình học tập
- Mâu thuẫn giữa việc không yêu thích môn học nào đó nhƣng vẫn phải lên lớp vì điểm danh và điểm số với việc không có thời gian để tìm hiểu thêm môn học mình yêu thích
- Mâu thuẫn giữa lƣợng thông tin vô cùng phong phú, đa dạng với khả năng và điều kiện xử lý thông tin
- Nhiều mâu thuẫn đời thường khác ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập cũng nhƣ đời sống của sinh viên
Hoạt động học tập của sinh viên là một hoạt động tâm lý đƣợc tổ chức độc đáo bởi chính sinh viên một cách có ý thức nhằm mục đích trở thành chuyên gia của một lĩnh vực nào đó, nhằm phát triển toàn diện, sáng tạo
Hoạt động học tập của sinh viên cũng mang những nét đặc trƣng của quá trình học tập nói chung
- Có tính chất riêng biệt về mục đích và kết quả học tập Mỗi sinh viên học vì mục đích khác nhau và đem lại kết quả khác nhau
- Là hoạt động diễn ra trong điều kiện cụ thể và kế hoạch rõ ràng vì nó phụ thuộc vào nội dung, chương trình, mục tiêu, phương thức và thời gian đào tạo
- Phương tiện hoạt động là giáo trình, nhà xưởng, các thiết bị bộ môn học …;
- Tâm lý diễn ra trong quá trình hoạt động với nhịp độ thay đổi Lúc thì căng thẳng mạnh mẽ đặc biệt trong các kỳ thi, kiểm tra, bảo vệ luận văn… Lúc thì nhẹ nhàng đặc biệt trong kỳ nghỉ, đầu kỳ học [8, 109 - 126]
Về đặc điểm tâm lý
Trong thời kỳ này sự phát triển trí tuệ đƣợc đặc trƣng bởi sự nâng cao năng lực trí tuệ, biểu hiện rõ rệt nhất ở tƣ duy sâu sắc và rộng mở, có năng lực giải quyết những nhiệm vụ ngày một khó khăn hơn, cũng nhƣ tiến bộ rõ rệt trong lập luận logic, trong việc lĩnh hội tri thức, trí tưởng tượng, sự chú ý và ghi nhớ ở lứa tuổi này đã phát triển và hình thành ý tưởng trừu tượng, khả năng phán đoán, nhu cầu hiểu biết và học tập Một trong những đặc trƣng cơ bản của sự phát triển trí tuệ của thời kỳ này là tính nhạy bén cao độ, khả năng giải thích nhờ vào những kinh nghiệm và tri thức đã có trước đây Những sự phát triển nói trên cùng với óc quan sát tích cực và nghiêm túc sẽ tạo khả năng cho lứa tuổi này biết cách lĩnh hội một cách tối ƣu, mà đó chính là cơ sở của toàn bộ quá trình học tập
Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng của lứa tuổi sinh viên là sự phát triển tự ý thức Tự ý thức là một loại ý thức đặc biệt có chức năng điều chỉnh nhận thức và thái độ đối với bản thân và xã hội Đó là quá trình tự quan sát, tự phân tích, tự kiểm tra, tự đánh giá, tự chịu trách nhiệm… về hành động và tác động của hoạt động đó đến bản thân và xã hội
Tóm lại đặc điểm tâm lý sinh viên cần lưu ý: Sinh viên hoàn toàn có khả năng tự học, tự nghiên cứu, tuy nhiên khả năng đó nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có cách dạy của giáo viên
Theo quan niệm của UNESCO yêu cầu đối với sinh viên đại học thời đại hiện nay là:
- Có năng lực trí tuệ và có khả năng sáng tạo và thích ứng;
- Có các kỹ năng sống để có thể lập nghiệp;
- Có năng lực tự học, tự nghiên cứu để có thể học suốt đời;
- Có năng lực hội nhập, các kỹ năng mềm; [8, 109 - 126]
Về đặc điểm giới tính Đặc điểm nổi trội nhất về giới tính của sinh viên khoa CNM & TT Trường ĐH SPKT TP HCM có tới 95% sinh viên nữ, điều này có nhiều thuận lợi và khó khăn trong quá trình giảng dạy Ƣu điểm lớn nhất của sinh viên nữ cần cù, siêng năng, tỷ mỉ rất phù hợp với các ngành đào tạo thuộc khoa CNM & TT
Sinh viên nữ có tinh thần cạnh tranh cao, sinh viên nữ có suy nghĩ chính chắn, biết lo lắng và có ý thức kỷ luật cao Mỗi sinh viên sẽ tự giác hoàn thành công việc, tự phấn đấu để không thua kém bạn bè
Nhƣợc điểm lớn của sinh viên nữ gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình dạy học là sự nhạy cảm Chỉ cần giáo viên hay bạn bè không khéo về cách ứng xử hay trong lời khen chê cũng tác động lớn đến tâm tƣ tình cảm của sinh viên Điều đáng ngại nhất từ đây có thể gây nên lòng ghen ghét đố kỵ giữa các sinh viên Tâm tƣ tình cảm của phụ nữ thường hay biến động nhất là đối với sinh viên, các em đang trải qua giai đoạn có nhiều biến động nhất.
Các lý thuyết học tập đối với thiết kế, chế tạo phương tiện dạy học
Thuyết hành vi: Học tập là sự thay đổi hành vi
Thuyết hành vi cho rằng học tập là một quá trình đơn giản mà trong đó những mối liên hệ phức tạp sẽ được làm cho dễ hiểu và rõ ràng thông qua các bước học tập nhỏ được xắp xếp một cách hợp lý Thông qua những kích thích về nội dung, phương pháp dạy học, sinh viên có những phản ứng tạo ra những hành vi học tập và qua đó thay đổi hành vi của mình Vì vậy quá trình học tập đƣợc hiểu là quá trình thay đổi hành vi Hiệu quả của nó có thể thấy rõ khi luyện tập cũng nhƣ khi học tập các quá trình tâm lý vận động và nhận thức đơn giản (nhất là khi vấn đề chỉ là nắm vững những quá trình đó)
Hình 1.1 Mô hình học tập theo thuyết hành vi
- Thuyết hành vi được ứng dụng đặc biệt trong dạy học chương trình hóa, dạy học đƣợc hỗ trợ bằng máy vi tính, trong dạy học thông báo tri thức và huấn
Thông tin đầu vào (kích thích)
Giáo viên kiểm tra kết quả đầu ra (phản ứng của sinh viên) SINH VIÊN
15 luyện thao tác Trong đó nguyên tắc quan trọng là phân chia nội dung học tập thành những đơn vị kiến thức nhỏ, tổ chức cho sinh viên lĩnh hội tri thức, kỹ năng theo một trình tự và thường xuyên kiểm tra kết quả đầu ra để điều chỉnh quá trình học tập Những ứng dụng này của thuyết hành vi đến nay vẫn còn giá trị [4, 36 - 38]
Theo thuyết hành vi người nghiên cứu phân tích tất cả công việc thành nhiều bước công việc nhỏ, cụ thể đơn giản hơn được xắp xếp theo trình tự logic để sinh viên dễ tiếp thu và thực hành theo
Thuyết nhận thức: Học tập là quá trình xử lý thông tin
Khác với thuyết hành vi, các nhà tâm lý học đại diện cho rằng học tập là một quá trình xảy ra bên trong và không thể quan sát trực tiếp đƣợc Thuyết nhận thức xây dựng lý thuyết về sự học tập nhấn mạnh ý nghĩa của các cấu trúc nhận thức đối với sự học tập Các nhà khoa học cho rằng, sinh viên cần tích cực tự xây dựng kiến thức
Mục đích của dạy học là tạo ra những khả năng để sinh viên hiểu thế giới thực (kiến thức khách quan) Vì vậy, để đạt đƣợc các mục tiêu học tập, không chỉ kết quả học tập mà quá trình học tập và quá trình tƣ duy là điều quan trọng Các quá trình tƣ duy đƣợc thực hiện không chỉ thông qua các vấn đề nhỏ, đƣợc đƣa ra một cách tuyến tính, mà thông qua việc đƣa ra các nội dung học tập phức hợp
Vygotsky cho rằng: toàn bộ việc học đƣợc thực hiện trong “vùng phát triển gần” Bằng cách giao cho sinh viên những nhiệm vụ khám phá vừa sức Cùng với kinh nghiệm của bản thân và sự hướng dẫn cơ bản của giáo viên thì sinh viên có thể tiến bộ qua từng giai đoạn phát triển khác nhau
Ngày nay thuyết nhận thức đƣợc thừa nhận và ứng dụng rộng rãi trong dạy học Những kết quả nghiên cứu của các lý thuyết nhận thức đƣợc vận dụng trong việc tối ƣu hóa quá trình dạy học nhằm phát triển khả năng nhận thức của sinh viên, đặc biệt là phát triển tư duy Các phương pháp, quan điểm dạy học được đặc biệt chú ý là dạy học giải quyết vấn đề, dạy học định hướng hành động, dạy học khám phá, dạy học theo nhóm [4, 39 - 40]
Hình 1.2 Mô hình học tập theo thuyết nhận thức
SINH VIÊN (quá trình nhận thức, giải quyết vấn đề)
Theo thuyết nhận thức phiếu hướng dẫn thực hành đượcthiết kế, chế tạo cho những sản phẩm mới, sinh viên chưa từng được học trong chương trình trước đó Vì thế sinh viên phải vận dụng những kiến thức mình đã có để phân tích các bước công việc trong phiếu hướng dẫn thực hành Sinh viên nhận xét đánh giá chúng dựa trên kinh nghiệm của bản thân trước khi thực hiện theo Dựa vào phiếu hướng dẫn thực hành cùng với kinh nghiệm sẵn có sinh viên tự kiểm tra được bước công việc có đạt tiêu chí thực hiện hay không
Thuyết kiến tạo: Học tập là tự kiến tạo tri thức
Là một lí thuyết học tập hay triết lí giáo dục đƣợc nhiều nhà giáo dục sử dụng từ thập niên 1990 Một trong những triết lí cơ bản của nó là sinh viên tự xây dựng và tích lũy kiến thức theo cách riêng của mình dựa trên thông tin mới kết hợp với kinh nghiệm có sẵn khi sinh viên tương tác với môi trường
Thuyết kiến tạo có thể coi là bước phát triển tiếp theo của thuyết nhận thức Tư tưởng nền tảng cơ bản của thuyết kiến tạo là đặt vai trò của chủ thể nhận thức lên vị trí hàng đầu của quá trình nhận thức
Tư tưởng cốt lõi của các lí thuyết kiến tạo là tri thức được xuất hiện thông qua việc chủ thể nhận thức tự cấu trúc vào hệ thống bên trong của mình, tri thức mang tính chủ quan, không có kiến thức khách quan tuyệt đối Kiến thức là một quá trình và sản phẩm được kiến tạo theo từng cá nhân (tương tác giữa đối tượng học tập và sinh viên)
Theo thuyết kiến tạo, việc học tập chỉ cần đƣợc thực hiện trong một quá trình tích cực, vì chỉ từ những kinh nghiệm và kiến thức mới của bản thân thì mới có thể thay đổi và cá nhân hóa những kiến thức và khả năng đã có Nội dung dạy học phải định hướng theo những lĩnh vực và vấn đề phức hợp, gần với cuộc sống và nghề nghiệp, được khảo sát một cách tổng thể Các lĩnh vực học tập cần định hướng vào hứng thú sinh viên, vì có thể học hỏi dễ nhất từ những kinh nghiệm mà người ta thấy hứng thú hoặc có tính thách thức
Thuyết kiến tạo không chỉ giới hạn ở những khía cạnh nhận thức của việc dạy và học Sự học tập hợp tác đòi hỏi và khuyến khích phát triển không chỉ có lí trí, mà cả về mặt tình cảm, giao tiếp [4, 41 - 42]
Hình 1.3 Mô hình học tập theo thuyết kiến tạo
Theo thuyết kiến tạo dựa vào phiếu hướng dẫn thực hành sinh viên hoàn toàn có thể tự xắp xếp qui trình thực hành riêng của mình để hoàn thành sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật Từ sản phẩm căn bản sinh viên tích lũy đƣợc vốn kiến thức thực tế riêng và sẽ vận dụng kiến thức này để thực hiện nhiều sản phẩm biến kiểu khác, trong cuộc sống hay trong công việc sau này.
Khái lược về thiết kế, chế tạo phương tiện nhìn
1.5.1 Phạm vi sử dụng của phương tiện nhìn
Phương tiện nhìn có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học Ngày nay khi khoa học công nghệ phát triển vƣợt bậc thì xã hội chúng ta đã trở thành xã hội nhìn Con người luôn nhìn thấy và học hỏi được những điều mới lạ ở khắp mọi nơi
Có ba lý do chính mà phương tiện nhìn được sử dụng trong dạy học:
- Có sự bất lợi khi dùng vật thật;
- Phương tiện nhìn có thể giải thích các nguyên lý tốt hơn
- Khi mà vật thật xuất hiện ở những thời điểm khó quan sát hay thực tế không nhìn thấy đƣợc
Có những vật thật quá lớn không thể mang trực tiếp vào lớp học, quá nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường, một sự vật hiện tượng không tồn tại hay quá nguy hiểm khi sử dụng chúng trên lớp học … vì thế mà giáo viên sử dụng phương tiện là mô hình hay tranh ảnh để thay thế những vật thật đó nhằm giúp sinh viên dễ tiếp cận với kiến thức Ví dụ: Trái đất, vi sinh vật… Đôi khi vật thật có sẵn, nằm trong khả năng của giáo viên có thể mang đến lớp học nhƣng do đặc tính của nó không thể trình bày rõ ràng (ví dụ: nó bị che khuất bởi
NỘI DUNG HỌC TẬP (phức hợp)
18 vật khác, cấu tạo bên trong quá phức tạp…) nên giáo viên có thể sử dụng các mô phỏng vừa thực tế vừa dễ dàng hơn cho sinh viên trong quá trình học tập
Có những sự vật tồn tại dưới dạng không thể quan sát được, lúc đó giáo viên chỉ có thể giới thiệu nó dưới dạng mô tả hiệu quả cuả nó Ví dụ: tác dụng của cường độ dòng điện chạy qua cơ thể người hay sinh vật nào đó [5, 71 - 72]
1.5.2 Chức năng của phương tiện nhìn
Chức năng chính của phương tiện nhìn là một phương tiện truyền thông nhằm trình bày sự việc một cách cụ thể hơn so với nói và ghi chép
Phương tiện nhìn làm tăng thêm sự chú ý, tạo ra sự tò mò kích thích, thúc đẩy việc học tập của sinh viên
Chúng có thể nhấn mạnh những nội dung quan trọng bằng cách thức thể hiện hay màu sắc đặc biệt
Phương tiện nhìn có thể đơn giản hóa những thông tin phức tạp, giúp cho sinh viên dễ hiểu, dễ nhớ
Phương tiện nhìn có thể minh họa, làm rõ hơn cấu tạo của các vật thể không nhìn thấy đƣợc
Phương tiện nhìn có chức năng cấu tạo, trình bày quan hệ giữa các phần tử hay khái niệm đƣợc nghiên cứu [5, 72]
1.5.3 Phân loại phương tiện nhìn
Các phương tiện dạy học hai chiều
Phương tiện dạy học hai chiều không thông qua trình chiếu
Phương tiện nhìn không qua trình chiếu có thể sử dụng trực tiếp không cần thông qua thiết bị truyền tin
Hình vẽ sử dụng trong dạy học là: hình vẽ trên bảng, hình minh họa trong sách… Hình tĩnh được sử dụng nhiều trong dạy học và thường được sử dụng kèm theo các tài liệu hướng dẫn sư phạm đặc biệt [5, 86]
Tranh ảnh trong dạy học truyền đạt thông tin thông qua hình ảnh, đồ họa Tranh, ảnh dạy học bao gồm những tranh ảnh về máy móc, các bảng biểu ghi định nghĩa, công thức, đồ thị, các bảng tổng kết, so sánh
Tranh ảnh có thể dùng để tra cứu, hướng dẫn công nghệ và các tài liệu viết khác Nhờ có tranh dạy học (làm thành bộ và có hướng dẫn tỉ mỉ trên từng tranh) có thể tổ chức cho sinh viên tự học các vấn đề lý thuyết và thực hành ngoài giờ lên lớp
Tranh ảnh dạy học có thể dùng nét vẽ kí họa để trình bày nhƣng nhấn mạnh những nét điển hình theo chủ đề để tạo sự chú ý
Phiếu hướng dẫn thực hành
Phiếu hướng dẫn thực hành là phiếu hướng dẫn các bước thực hiện hoạt động học tập (ví dụ các bước thực hiện nhiệm vụ nghề nghiệp nào đó) và các hình thức tổ chức học tập của sinh viên (theo nhóm hay cá nhân) Thông qua đó sinh viên độc lập thực hiện và tự tổ chức hoạt động học tập của mình
Phiếu hướng dẫn thực hành là phiếu hướng dẫn sinh viên thực hiện một qui trình học tập hay sản xuất Phiếu hướng dẫn thực hành tạo cơ sở cho hoạt động định hướng của sinh viên, góp phần áp dụng một cách sáng tạo các kiến thức đã học trong quá trình sản xuất và tự đánh giá một cách khách quan chất lƣợng công việc thực hiện
Việc sử dụng phiếu hướng dẫn thực hành trong quá trình sản xuất giúp cho sinh viên nắm qui trình sản xuất hợp lý, nhanh và tốt hơn
Trong quá trình làm việc theo phiếu hướng dẫn thực hành, sinh viên thể hiện dần năng lực cá nhân và giáo viên mau chóng đánh giá đƣợc trình độ sinh viên để có biện pháp giúp đỡ
Như vậy phiếu hướng dẫn thực hành là phương tiện dạy học có tính sư phạm cao, tạo điều kiện cho sinh viên phát huy năng lực cá nhân, thể hiện mức độ tiếp thu bài giảng, giúp giáo viên quản lý chất lƣợng và đánh giá sinh viên nhanh hơn, tiết kiệm đƣợc thời gian và công sức của giáo viên trên lớp
Phiếu hướng dẫn thực hành được sử dụng khi cần tiến hành các công việc độc lập của từng sinh viên ở trên lớp nhằm nghiên cứu thực tế đối tƣợng hay quá trình sản xuất nào đó vào giai đoạn bắt đầu hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp [5, 105 -
Lượng tin trong những phương tiện dạy học này được truyền đạt qua các bài khóa, hình vẽ, đồ thị Các loại phương tiện này có nhiều điểm giống nhau, có thể truyền đạt đƣợc các lƣợng tin bất kỳ nào từ các hiện tƣợng bên ngoài đến các diễn biến phức tạp bên trong các quá trình và các qui trình sản xuất [5, 108]
Phương tiện dạy học hai chiều thông qua trình chiếu
Phương tiện dạy học hai chiều thông qua trình chiếu khi sử dụng phải có thiết bị truyền tin hỗ trợ để chiếu phương tiện nhìn trên màn hình lớn hơn
Hình phóng trên giấy, hình phóng trên màn mỏng
Hình phóng trên giấy là những hình ảnh đƣợc in hay vẽ bằng tay có liên quan đến nội dung bài học và đƣợc chiếu phóng to trên một màn ảnh lớn nhờ máy chiếu phản xạ
THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN THIẾT KẾ TRANG PHỤC IV TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Giới thiệu về Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh
Vài nét về lịch sử
Trường ĐH SPKT TP HCM được hình thành và phát triển trên cơ sở Ban Cao đẳng
Sư Phạm Kỹ Thuật - thành lập ngày 05.10.1962 Ngày 21.9.1972, trường được đổi tên thành Trung tâm Cao đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ Thủ Đức và được nâng cấp thành Trường Đại học Giáo Dục Thủ Đức vào năm 1974
Ngày 27.10.1976, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thủ Đức trên cơ sở Trường Đại học Giáo Dục Thủ Đức Năm
1984, Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thủ Đức hợp nhất với Trường Trung học Công Nghiệp Thủ Đức và đổi tên thành Trường ĐH SPKT TP HCM Năm 1991, Trường ĐH SPKT TP HCM sát nhập thêm Trường Sư Phạm Kỹ Thuật 5 và phát triển cho đến ngày nay Địa chỉ của trường: số 1 Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
Chức năng và nhiệm vụ Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên kỹ thuật cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường phổ thông trung học Đào tạo đội ngũ kỹ sƣ công nghệ và bồi dƣỡng nguồn nhân lực lao động kỹ thuật thích ứng với thị trường lao động
Nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất trên các lĩnh vực giáo dục chuyên nghiệp và khoa học công nghệ
Quan hệ hợp tác với các cơ sở khoa học và đào tạo giáo viên kỹ thuật ở nước ngoài [18]
Ngoài cơ sở chính tại số 01 Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức với diện tích trên 17 ha, Trường ĐH SPKT TP HCM còn có một cơ sở rộng trên 4,5 ha tại số 484 Lê Văn Việt, quận 9, tp Hồ Chí Minh Hiện trường đang xây dựng dự án mở thêm phân hiệu tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) với diện tích trên 80 ha
Trường có hệ thống thư viện, phòng đọc, sách báo, tài liệu đáp ứng tốt nhu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu Tính đến nay, số tài liệu của thư viện trường lên tới 29.302 đầu sách với 335.514 bản sách và 253 tên báo, tạp chí đạt đến 115 số đầu sách cho một ngành đào tạo
Thời gian qua, trường rất chú trọng đầu tư trang thiết bị thực hành, thí nghiệm hiện đại Hiện trường có 72 xưởng thực hành (diện tích 12.708m 2 ) và 20 phòng thí nghiệm (diện tích 1.908 m 2 ) đủ để sinh viên tiến hành các giờ thực hành và thí nghiệm theo yêu cầu của các ngành đào tạo
Số máy tính đã đƣợc trang bị là 1.517 máy, trong đó: 1.098 máy dùng vào việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, 419 máy dùng trong công tác quản lý và điều hành
Trường hiện có trên 175 phòng học với tổng diện tích là 26.728 m 2
Trong 7 năm liền (2002 – 2009), ký túc xá của trường được công nhận là đơn vị văn hóa cấp thành phố Ngoài ra, trường còn có các sân bãi phục vụ cho các hoạt động thể thao nhƣ: sân bóng đá (10.000m 2 ), 3 sân bóng chuyền (756m 2 ), sân tennis (240m 2 ), nhà thi đấu thể thao (720m 2 ) [18]
Trường ĐH SPKT TP HCM hiện có 698 cán bộ, viên chức, trong đó có 538 giảng viên Số cán bộ, viên chức có trình độ trên đại học đạt gần 60%, trên 100 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh hoặc học cao học ở trong và ngoài nước [18]
Hiện nay, trường có 13 khoa với trên 25.000 học sinh, sinh viên đang theo học ở 5 trình độ: thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật Gồm các loại hình đào tạo: chính quy, không chính quy
Trường có 7 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, 30 ngành đào tạo trình độ đại học,
7 ngành đào tạo trình độ trung cấp, 6 nghề đào tạo trình độ công nhân kỹ thuật.Việc đào tạo đa cấp, đa loại hình và ngành nghề như vậy đã tạo cho trường một môi trường
39 hoàn toàn chủ động từ việc nghiên cứu đến vận dụng Mô hình này cũng tạo điều kiện cho sinh viên đƣợc “học tập suốt đời” theo hình thức đào tạo liên thông (từ công nhân kỹ thuật lên các bậc cao hơn) được chọn lựa địa điểm học tại trường hoặc tại các địa phương một cách kinh tế và hiệu quả nhất
Trường đã và đang đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ nhân lực không những chuyên sâu về kiến thức mà còn thuần thục về tay nghềđể có thể đứng trên rất nhiều
“mặt trận” như: trên bục giảng, trên công trường, trong các nhà máy… trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà
Kết quả đạt được là rất nhiều người trong hơn 400 thạc sĩ, 30.000 kỹ sư, 2.000 kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật cao được đào tạo từ Trường ĐH SPKT TP HCM hiện đang nắm giữ những cương vị chủ chốt trong các nhà trường, doanh nghiệp [18]
Thực trạng sử dụng phương tiện nhìn dạy học ngành may
Theo kết quả nghiên cứu của Đoàn Thị Mỹ Linh trong luận văn thạc sĩ “nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học trong ngành may ở một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh” năm 2008: vật thật có hiệu quả sử dụng cao nhất mà chi phí về thời gian, chi phí về công sức và trí tuệ thấp nhất tuy nhiên chi phí tài chính cao nhất Ngược lại tài liệu in được đánh giá là loại phương tiện nhìn có hiệu quả thấp hơn, nhƣng chi phí thời gian, chi phí công sức và trí tuệ cao hơn Để tiết kiệm chi phí tài chính và vẫn giữ nguyên đƣợc các giá trị về hiệu quả sử dụng, chi phí thời gian, chi phí công sức, chi phí trí tuệ thì giáo viên sử dụng những mô hình tỉ lệ hay những mô hình phỏng tạo, giáo viên tại Trường Đại học Công Nghiệp 4 và giáo viên tại Trường ĐH SPKT TP HCM đều thường xuyên sử dụng 2 loại mô hình trên trong quá trình giảng dạy
Tại Trường Đại học Công Nghiệp 4,để hoàn thành được sản phẩm áo dài, sinh viên trải qua 2 môn học: môn Thiết kế Trang phục III và môn Công nghệ III Ở môn Thiết kế Trang phục III sinh viên sẽ đƣợc học 2 phần, phần lý thuyết gồm: cách đo thông số, cách tính vải, qui trình thiết kế Phần thực hành: sinh viên sẽ tự đo thông số và thiết kế một bộ rập riêng Thay vì dùng bảng phấn để hướng dẫn nội dung lý thuyết, đặc biệt từng bước công việc của qui trình thiết kế thì giáo viên sử dụng PowerPoint, giáo viên trình chiếu từng bước công việc kèm theo hướng dẫn để sinh viên thực hiện
Trong PowerPoint dạy học môn Thiết kế Trang phục III của thạc sĩ Phạm Thị Cúc là giảng viên Trường Đại học Công Nghiệp 4 được thạc sĩ chia thành 2 phần:
40 phần nội dung hướng dẫn và phần mô hình Phần nội dung được hiển thị song song với mô hình tương ứng Bên dưới là trích dẫn một số trang trình chiếu trong PowerPoint của thạc sĩ Phạm Thị Cúc
Hình 2.1 Trang trình chiếu số 21, nội dung thiết kế thân sau
Khi trình chiếu các bước công việc của trang trình chiếu số 21 lần lượt hiện ra theo thứ tự
Hình 2.2 Bước công việc số 1, nội dung thiết kế thân sau, trang trình chiếu số 21
Hình 2.3 Bước công việc số 2, nội dung thiết kế thân sau, trang trình chiếu số 21
Hình 2.4 Trang trình chiếu số 22, nội dung thiết kế thân sau
Hình 2.5.Bước công việc số 3, nội dung thiết kế thân sau, trang trình chiếu số 22
Những nội dung đƣợc trình bày trên PowerPoint chƣa nối tiếp với nhau Cùng nội dung thiết kế thân sau, giáo viên chia thành nhiều trang trình chiếu, dẫn đến bị lặp nội dung như ở hình 2.1 và hình 2.5 Phần hướng dẫn lần lượt cho từng bước tuy nhiên còn dàn trải, không làm nổi bật bước công việc mà giáo viên đang trình bày Trong phần mô hình giáo viên chỉ thể hiện sự khác nhau giữa đường chính và đường dựng bằng cách chọn màu đường chính và đường dựng khác nhau, mô hình không thể hiện được đường nào là đường chỉ thị nội dung mà giáo viên đang trình bày Ở môn Công nghệ III sinh viên đƣợc thực hành cắt may sản phẩm Sinh viên sử dụng bộ rập thiết kế đƣợc ở môn học Thiết kế Trang phục III để cắt may Trong môn học này, sinh viên đƣợc học lý thuyết và thực hành Trong phần lý thuyết giáo viên giao bài cho sinh viên, tìm hiểu qui trình may sản phẩm, báo cáo trước lớp Trong phần thực hành, giáo viên dạy học theo phương pháp dạy thực hành 4 bước Vì sinh viên đã tự nghiên cứu trước qui trình may nên lớp học thực hành trở nên dễ dàng hơn Tuy nhiên giáo viên vẫn phải có mặt thường xuyên tại lớp học bởi việc chuyển kiến thức từ lý thuyết sang thực hành là một vấn đề không dễ dàng Đặc biệt, tại lớp học lý thuyết sinh viên không hoàn toàn tự lực làm nên bài tập, mà chủ yếu là tham khảo lại tài liệu của các khóa khác Dưới đây là một số trang trình chiếu được trích dẫn từ bài làm của sinh viên Lê Thị Lai khóa 2011
Hình 2.6 Trang trình chiếu số 63 trong công việc may vạt con
Khi trình chiếu thì trang trình chiếu số 63 sẽ hiện ra lần lƣợt nhƣ sau:
Hình 2 7 Trang số 63 – chi tiết trình chiếu: hiện thân áo
Hình 2 8 Trang số 63 – chi tiết trình chiếu: hiện vạt con đúng vị trí
Hình 2.9 Trang số 63 – chi tiết trình chiếu: hiện đường may
Qui trình may không có những hướng dẫn cụ thể Người thuyết trình vừa trình chiếu và vừa hướng dẫn thực hiện công việc PowerPoint không đề cập tới những tiêu chí thực hiện của từng bước công việc, gây khó khăn cho sinh viên khi tham khảo
Tại Trường ĐH SPKT TP HCM, sinh viên thực tập sư phạm cũng thực hiện một số mô hình tỉ lệ hỗ trợ dạy học thực hành Mô hình do sinh viên thực hiện ở 2 dạng: dạng thứ nhất là mô hình tỉ lệ qui trình, dạng thứ 2 là mô hình tỉ lệ sản phẩm Với mô hình tỉ lệ qui trình, sinh viên chỉ thực hiện cho một số công việc của những sản phẩm căn bản nhƣ may túi mổ, may túi hàm ếch, may cổ trụ Còn mô hình tỉ lệ sản phẩm sinh viên thực hiện một sản phẩm hoàn chỉnh với tỉ lệ 1/2 vật thật hoặc tỉ lệ bằng vật thật về những sản phẩm biến kiểu nhƣ áo sơ mi biến kiểu, váy, áo dài… nhƣ hình dưới đây:
Hình 2.10 Bước 3, trong mô hình tỉ lệ qui trình may cổ xẻ trụ
Mô hình tỉ lệ chi tiết chỉ liệt kê thứ tự các bước, không đi kèm hướng dẫn cụ thể và tiêu chuẩn thực hiện, sinh viên chỉ có thể làm theo một cách máy móc mà không hiểu qui trình cũng nhƣ không tự kiểm tra đƣợc công việc của mình làm có đạt tiêu chuẩn hay không Trong mô hình không làm nổi bật được bước công việc mà sinh viên đang tham khảo, sinh viên sẽ khó theo dõi, đặc biệt đối với sinh viên mới
Hình 2.11 Mô hình tỉ lệ sản phẩm áo dài căn bản tay raglan
Mô hình tỉ lệ sản phẩm là một sản phẩm hoàn chỉnh, chỉ mang tính tổng quát giống nhƣ vật thật, sinh viên vẫn gặp khó khăn khi đi vào qui trình cụ thể Chính vì thế giáo viên vẫn tốn rất nhiều thời gian tại lớp học thực hành
THIẾT KẾ, CHẾ TẠO PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH HỖ TRỢ DẠY HỌC MÔN THIẾT KẾ TRANG PHỤC IV
Thiết kế, chế tạo phiếu hướng dẫn thực hành hỗ trợ dạy học môn Thiết kế Trang phục IV
3.1 Thiết kế, chế tạo phiếu hướng dẫn thực hành hỗ trợ dạy học môn Thiết kế Trang phục IV
3.1.1 Phương tiện sử dụng thiết kế, chế tạo Để thiết kế, chế tạo phiếu hướng dẫn thực hành người nghiên cứu sử dụng những phương tiện sau:
Sử dụng phần mềm Corel Draw để thiết kế mô hình phỏng tạo cho các bước công việc trong bài may quần áo dài ống xéo có dây kéo và may áo dài căn bản tay raglan
Sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint để thiết kế mô hình phỏng tạo cho các bước công việc trong bài thiết kế quần áo dài ống xéo có dây kéo, may quần áo dài ống xéo có dây kéo, thiết kế áo dài căn bản tay raglan, may áo dài căn bản tay raglan Để chế tạo các mô hình tỉ lệ người nghiên cứu sử dụng các phương tiện cần thiết như máy may, phấn, giấy vẽ, vải, kim chỉ … trực tiếp thực hiện các bước công việc theo ý tưởng thiết kế phiếu hướng dẫn thực hành
Những phương tiện được sử dụng để thiết kế, chế tạo phiếu hướng dẫn thực hành kết hợp mô hình tỉ lệ và phiếu hướng dẫn thực hành kết hợp mô hình phỏng tạo là những loại phương tiện rất thân thiết, gần gũi với giáo viên khoa CNM & TT Tất cả giáo viên đều có khả năng sử dụng thành thạo các phương tiện này Vì thế việc áp dụng rộng dãi phiếu hướng dẫn thực hành cho những môn học thực hành khác rất dễ dàng
3.1.2 Qui trình thiết kế, chế tạo phiếu hướng dẫn thực hành Để thiết kế, chế tạo phiếu hướng dẫn thực hành, người nghiên cứu thực hiện các bước sau:
Bước 1: Xác định nội dung thực hành
- Nội dung trong phiếu hướng dẫn thực hành kết hợp mô hình tỉ lệ là bài 4: may áo dài căn bản tay raglan
- Nội dung trong phiếu hướng thực hành kết hợp mô hình phỏng tạo là bài 1: thiết kế quần áo dài ống xéo có dây kéo, bài 2: may quần áo dài ống xéo có dây kéo, bài 3: thiết kế áo dài căn bản tay raglan, bài 4: may áo dài căn bản tay raglan
Bước 2: Xác định đối tượng Đối tƣợng dạy thực hành là sinh viên năm 3, hệ đại học chính qui khoa CNM &
TT Trường ĐH SPKT TP HCM
Bước 3: Xác định thời gian dạy bài thực hành
Nội dung thực hành Thời gian thực hành
Bài 1: Thiết kế quần áo dài ống xéo có dây kéo 5 tiết
Bài 2: May quần áo dài ống xéo có dây kéo 15 tiết
Bài 3: Thiết kế áo dài căn bản tay raglan 10 tiết
Bài 4: May áo dài căn bản tay raglan 30 tiết
Bước 4: Phân tích nội dung thành các công việc cụ thể, rõ ràng theo thứ tự
Qua tham khảo các giáo viên trực tiếp phụ trách môn học Thiết kế Trang phục
IV tại Trường ĐH SPKT TP HCM và nghiên cứu tài liệu chuyên ngành, đặc biệt giáo trình Thiết kế Trang phục IV Đồng thời người nghiên cứu tự thực hiện qui trình thực hiện quần ống xéo có dây kéo và qui trình thực hiện áo dài căn bản tay raglan nhiều lần Từ đó, nội dung môn học đƣợc phân tích thành các công việc cụ thể, rõ ràng, logic bằng cách vận dụng theo sơ đồ Dacum để phân tích công việc, đƣợc kết quả nhƣ sau:
VẬN DỤNG SƠ ĐỒ DACUM PHÂN TÍCH QUI TRÌNH THỰC HIỆN
QUẦN ỐNG XÉO CÓ DÂY KÉO
A: Đo thông số A1: Đo vòng eo A2: Đo vòng mông A3: Đo dài quần
B1: Thiết kế rập thân quần
B2: Thiết kế rập lƣng quần
C: Cắt vải quần C1: Cắt vải thân quần
D1: Vắt số thân quần D2: May pence D3: May ống quần D4: May dây kéo D5: May lƣng D6: May đáy sau
61 D7: Kết móc D8: Ủi hoàn tất
VẬN DỤNG SƠ ĐỒ DACUM PHÂN TÍCH QUI TRÌNH THỰC HIỆN ÁO DÀI CĂN BẢN TAY RAGLAN
A1: Đo dài áo A2: Đo hạ eo sau A3: Đo vòng cổ A4: Đo vòng nách A5: Đo dài tay A6: Đo cửa tay A7: Đo bắp tay A8: Đo hạ eo trước A9 : Đo chéo ngực A10: Đo dang ngực A11: Đo vòng ngực
B1: Thiết kế rập thân sau
B2: Thiết kế rập thân trước
B3: Thiết kế rập tay áo
B4: Thiết kế rập cổ áo
B5: Thiết kế rập nẹp hò
B6: Thiết kế rập vạt con
B7: Thiết kế rập nẹp tà
C4: Cắt vải cổ áo C5: Cắt vải nẹp hò C6: Cắt vải vạt con C7: Cắt vải nẹp tà C8: Cắt keo cổ áo
D1: May pence D2: May sườn D3: May tay áo D4: Mặc thử D5: May hò áo D6: May vạt con D7: May cổ áo D8: May tà áo D9: Khâu nút và kết móc D10: Ủi hoàn tất
Bước 5: Xác định qui trình và tiêu chí thực hiện từng bước công việc
Các công việc được phân tích thành các bước công việc cụ thể, logic, và trình bày lại theo cấu trúc của phiếu hướng dẫn thực hành cho bài may áo dài căn bản tay raglan như kết quả dưới đây Các bài còn lại được trình bày tại phụ lục 3
Trường: ĐH SPKT TP HCM
PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH NTH:
Tên bài thực hành: May áo dài căn bản tay raglan
Qui trình thực hiện Tiêu chí thực hiện Lưu ý
1.1 May tất cả các pence Đường may thẳng đều, không nhăn, không vặn Đầu pence không bị gãy hay tù
Không lại mũi ở đầu nhọn Chừa chỉ may để cột ở đầu pence
- Vắt sổ sườn thân trước
- Vắt sổ sườn trái thân sau
Vắt sổ đường pence ngang lật xuống phía eo
Vắt sổ không chém vào đường may
- May một đoạn từ nách đến eo Đường may đều, không nhăn, không vặn
Khi may không đƣợc kéo BTP
- Bấm tại góc eo Bấm góc không đƣợc làm đứt đường may
Bấm đến sát đường may
- Ủi rẽ sườn bên trái Ủi không làm dãn BTP Không kéo bàn ủi trên đường may
- May giáp sườn tay áo
- Vắt sổ sườn tay áo
- Ủi lật sườn tay áo
Thành phẩm tay áo đúng thông số
- Ủi định hình lai tay áo
Lƣợc không đƣợc lộ nhiều chỉ lên mặt phải
Lƣợc ẩn trong lai tay + Nếu vải rũ, mềm thì bước lược ngắn, khoảng 0.5cm
+ Nếu vải dày thì bước vải dài hơn (tùy ý)
3.3 May tay áo vào thân
- May ráp vòng nách tay và nách thân bên trái
- May ráp vòng nách tay sau và nách thân sau bên phải
- May cầm cổ trước và nách thân trước phải
- May cầm nách tay trước bên phải
Cổ áo thân trước đủ thông số
- Nếu vải mỏng dễ bị dãn thì may cầm
- Nếu vải dày, ít dãn thì may lƣợc
Mặc thử nếu không vừa ở điểm nào thì dùng kim gút để đánh dấu, sửa lại
- May hò áo vào nách thân trước bên phải
Ngang ngực đúng thông số Không bị dƣ hò áo Khi may kéo nhẹ hò áo, thân áo không kéo
- Bấm góc và lộn góc hò áo Góc hò tròn đều
- Ủi gấp cố định hò áo
5.3 Lƣợc hò áo vào nách thân áo
- Ủi cố định sườn áo trước bên phải
Ngang eo đúng thông số
6.1 Ủi định hình vạt con
+ Vắt sổ cạnh dài nhất
+ Vắt sổ cạnh ngang dài
- May diễu vạt con số 1
- May nối vạt con số 1 và số
2 cạnh sườn của vạt con số
1 và số 2 phải trùng nhau
- May nối vạt con số 2 và số
2 cạnh cổ của vạt con số 2 và số 3 phải trùng nhau
6.3 May ráp vạt con và sườn
- May ráp vạt con số 1 và sườn áo sau bên phải
- Vắt sổ sườn áo sau bên phải
6.4 May ráp vạt con vào tay
- May ráp vạt con số 2 và nách tay trước bên phải
- Vắt sổ nách tay áo 2 bên
- Ủi keo lên lá cổ ngoài
Keo bám đều lên lá cổ Keo nằm ở giữa lá cổ
- May ráp hai lá cổ Đường may cách đều keo
Khi may kéo nhẹ lá cổ trong, lá cổ ngoài không kéo
- Ủi viền lá cổ - Viền cổ áo phải phẳng, đều, không vặn
- May lọt ke viền cổ áo Đường may đều, không leo mí lên viền cổ áo
7.2 May ráp cổ và thân - Đường may cách đều keo cổ 1mm
- Cổ áo tròn đều, đủ thông số
- Cổ thân áo không nhăn, không gấp
- Lƣợc cổ áo vào thân trước khi may
- Điểm giữa cổ áo trùng với giữa thân sau
7.3 Lƣợc cổ áo vào thân Cổ áo trên thân êm, không bị giựt
Lƣợc cổ áo với lớp đường may cổ áo
- May ráp nẹp tà vào tà áo
9 Khâu nút và kết móc Nút phải chắc chắn Đường chỉ khâu ẩn trong nút
Bước 6: Thiết kế, chế tạo phiếu hướng dẫn thực hành
Vì phiếu hướng dẫn thực hành có kết hợp mô hình tỉ lệ và mô hình phỏng tạo nên trong qui trình thực hiện phiếu hướng dẫn cần thiết kế chế tạo mô hình của các bước công việc
Thiết kế, chế tạo phiếu hướng dẫn thực hành kết hợp mô hình tỉ lệ
Phiếu hướng dẫn thực hành kết hợp mô hình tỉ lệ được dùng trong lớp học thực hành Mô hình tỉ lệ được thiết kế, chế tạo bằng cách may từng bước công việc như hình chụp lại mô hình tỉ lệ dưới đây:
Hình 3.1 Bước 1: may tất cả các pence
Khi thực hiện phiếu hướng dẫn, do mô hình tỉ lệ được thiết kế, chế tạo cho tất cả các bước công việc nên không thể đưa tất cả các bước công việc vào trong một trang, mà cần tách phiếu hướng dẫn thực hành trên nhiều trang giấy A4, mỗi trang là một bước công việc trọn vẹn
Phiếu hướng dẫn thực hành được thiết kế trên trang giấy A4, được đóng thành tập trong cuốn bìa còng Sinh viên khi tham khảo phiếu hướng dẫn thực hành cũng giống nhƣ tham khảo một cuốn sách đặc biệt Do đó, kiểu chữ và cỡ chữ đƣợc thể hiện trong phiếu là time new roman và 14 là kiểu chữ và cỡ chữ quen thuộc với sinh viên
Nhằm tăng tính tƣ duy tích cực cho sinh viên, nội dung qui trình thực hiện, tiêu chí thực hiện và lưu ý sẽ không được thể hiện ở tất cả các bước công việc mà chỉ được thể hiện ở những bước công việc đầu, những bước công việc có tính chất tương tự sau đó sinh viên sẽ tự xác định qui trình, tiêu chí thực hiện và lưu ý trước khi thực hiện bước công việc Những nội dung để sinh viên tự xác định được ghi chú là nhiệm vụ của sinh viên trong phiếu hướng dẫn thực hành Có những nội dung đã được xác định một số tiêu chí hoặc lưu ý, nhưng đó chỉ là những tiêu chí và lưu ý điển hình, sinh viên chưa biết trước đó Ngoài ra vẫn còn nhiều tiêu chí và lưu ý khác, sinh viên cần hoàn
68 thành nó Sinh viên hoàn toàn có thể tự thực hiện đƣợc việc này nhờ đã tham khảo phiếu hướng dẫn thực hành kết hợp mô hình phỏng tạo trước khi tham gia lớp học Điều này cũng giúp giáo viên đánh giá đƣợc sinh viên có thực hiện nhiệm vụ về nhà hay không?
Người nghiên cứu không chọn trình bày phiếu hướng dẫn thực hành trên khổ A0 vì khi trình bày trên khổ giấy A0 sẽ gây khó khăn cho giáo viên khi bảo quản và di chuyển phiếu hướng dẫn Hơn nữa, với khổ A0 không thể trình bày mỗi bước công việc trên 1 trang, như thế làm cho phiếu hướng dẫn rất cồng kềnh, cần kết hợp các công việc hoàn chỉnh theo thứ tự trên 1 trang A0, điều này cũng không dễ dàng khi sinh viên tham khảo các bước công việc khác nhau
Thiết kế, chế tạo phiếu hướng dẫn thực hành kết hợp mô hình phỏng tạo
Phiếu hướng dẫn thực hành kết hợp mô hình phỏng tạo nhằm giúp sinh viên tham khảo thêm, giúp sinh viên thực hiện nhiệm vụ về nhà của giáo viên
Thực nghiệm sƣ phạm
3.2.1 Mục đích thực nghiệm sƣ phạm
Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra, đánh giá việc sử dụng phiếu hướng dẫn thực hành hỗ trợ dạy học môn Thiết kế Trang phục IV đã giúp sinh viên rút ngắn đƣợc thời gian chuyển kiến thức từ lý thuyết qua thực hành Giúp giáo viên tiết kiệm đƣợc thời gian hướng dẫn thực hành và trình bày bài giảng một cách trực quan sinh động, truyền đạt một cách phong phú nội dung môn học Từ đó tìm ra những điểm còn thiếu hợp lý trong quá trình thiết kế, chế tạo phiếu hướng dẫn thực hành để điều chỉnh cho phù hợp với môi trường, đối tượng Đồng thời có cơ sở để áp dụng rộng rãi phiếu hướng dẫn thực hành kết hợp mô hình tỉ lệ hoặc phiếu hướng dẫn thực hành kết hợp với mô hình phỏng tạo cho những môn học thực hành khác trong chương trình dạy học của khoa CNM & TT
3.2.2 Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm Đối tƣợng của thực nghiệm là sinh viên khóa 11 các ngành, là sinh viên năm 3 của khoa CNM & TT Trường ĐH SPKT TP HCM, hệ đại học chính qui Bởi vì những sinh viên này đều có trình độ đại học và cơ sở môn học tiên quyết giống nhau khi tham gia môn học Thiết kế Trang phục IV (trừ một số sinh viên học lại) Trong kỳ II năm học 2013 – 2014 có 37 sinh viên tham gia thực hành môn học Thiết kế Trang phục IV, là sinh viên ngành Thiết Kế Thời Trang, được chia thành 2 nhóm Người nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 1 nhóm là nhóm thực nghiệm gồm 18 sinh viên và 1 nhóm là nhóm đối chứng gồm 19 sinh viên Sinh viên trong mỗi nhóm được chọn có sự tương đồng về trình độ
3.2.3 Nội dung và cách thức tổ chức thực nghiệm sƣ phạm
Nội dung thực nghiệm sƣ phạm
Với đề tài nghiên cứu, phiếu hướng dẫn thực hành được thiết kế, chế tạo ở 2 dạng, mỗi dạng cho các bài học cụ thể:
Phiếu hướng dẫn thực hành kết hợp mô hình tỉ lệ cho bài 4: May áo dài căn bản tay raglan
Phiếu hướng dẫn thực hành kết hợp mô hình phỏng tạo cho các bài:
Bài 1: Thiết kế quần dài ống xéo có dây kéo
Bài 2: May quần dài ống xéo có dây kéo
Bài 3: Thiết kế áo dài căn bản tay raglan
Bài 4: May áo dài căn bản tay raglan
Tuy nhiên người nghiên cứu chỉ tiến hành thực nghiệm bài 4: may áo dài căn bản tay raglan các công việc may hò áo, may vạt con, may cổ áo
Cách thức tổ chức thực nghiệm sƣ phạm
Thời gian thực nghiệm: Từ ngày 10/03/2014 đến khi tất cả sinh viên thực hiện hết 3 công việc, may hò áo, may vạt con, may cổ áo trong ngày 17/03/2014 Địa điểm thực nghiệm: Khoa CNM & TT, Trường ĐH SPKT TP HCM Để tổ chức thực nghiệm người nghiên cứu nhờ giáo viên đứng lớp sử dụng phiếu hướng dẫn thực hành kết hợp với mô hình tỉ lệ trực tiếp trên lớp học, và áp dụng phương pháp dạy thực hành 6 bước Đồng thời chia sẻ phiếu hướng dẫn thực hành kết hợp với mô hình phỏng tạo để sinh viên có thể tham khảo thêm ở nhóm thực nghiệm Còn nhóm đối chứng giáo viên vẫn dạy theo phương pháp dạy thực hành 4 bước cùng với phương tiện hỗ trợ sẵn có là vật thật
Nhằm đạt đƣợc kết quả khách quan trong quá trình thực nghiệm Giáo viên đã yêu cầu sinh viên hoàn thành tất cả các công việc trước đó Trong lớp thực nghiệm và đối chứng tất cả sinh viên đều thực hiện công việc may hò áo, may vạt con, may cổ áo
Trước buổi thực nghiệm, giáo viên đã giao nhiệm vụ cho sinh viên tham khảo phiếu hướng dẫn thực hành kết hợp mô hình phỏng tạo để tìm hiểu qui trình thực hiện
3 công việc đƣợc thực nghiệm
Giáo viên dạy học thực hành sử dụng phiếu hướng dẫn thực hành áp dụng phương pháp dạy thực hành 6 bước theo các bước sau:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn ban đầu về nhiệm vụ thực hành
Trong buổi thực nghiệm giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, sử dụng 3 bộ phiếu hướng dẫn thực hành kết hợp mô hình tỉ lệ Giáo viên giao nhiệm vụ cho sinh viên tham khảo phiếu hướng dẫn thực thành, tự quyết định qui trình thực hiện và thực hiện các công việc trong thời gian qui định
Bước 2: Sinh viên tự lập kế hoạch và qui trình thực hiện
Do đã tham khảo phiếu hướng dẫn thực hành kết hợp mô hình phỏng tạo trước nên sinh viên sẽ tự quyết định đƣợc qui trình thực hiện của mình, tự lên kế hoạch,
78 tham khảo thêm phiếu hướng dẫn thực hành kết hợp mô hình tỉ lệ để hoàn thành bài đƣợc giao
Bước 3: Sinh viên trao đổi với giáo viên để đi đến quyết định về kế hoạch và qui trình thực hiện
Giáo viên giao cho sinh viên sử dụng những kinh nghiệm đã có, tham khảo phiếu hướng dẫn thực hành để tự quyết định, không cần thông qua giáo viên
Bước 4: Sinh viên thực hiện theo kế hoạch đã đề ra
Sinh viên tự lực thực hiện các công việc, cùng sự hỗ trợ của phiếu hướng dẫn thực hành kết hợp mô hình tỉ lệ Mục tiêu hoàn thành công việc đƣợc giao đúng qui định thời gian, sản phẩm đạt tiêu chí thực hiện
Giáo viên chỉ có mặt trên lớp đầu buổi chiều, vào tiết 6, để giải quyết những sự cố xảy ra trong quá trình thực hành
Sinh viên hoàn toàn có thể tự kiểm tra được chất lượng các bước công việc dựa trên các tiêu chí được trình bày cụ thể, rõ ràng trong phiếu hướng dẫn thực hành
Giáo viên đánh giá kết quả công việc của sinh viên dựa trên các tiêu chí đƣợc trình bày trong phiếu hướng dẫn thực hành
Sau đó giáo viên giao nhiệm vụ cho sinh viên, tìm hiểu qui trình thực hiện những công việc tiếp theo
Kết quả của quá trình thực nghiệm sẽ đƣợc đánh giá bằng phiếu khảo sát cùng với trò chuyện phỏng vấn Đồng thời tham khảo ý kiến của giáo viên bộ môn để có được đánh giá về chất lượng và tính ứng dụng của phiếu hướng dẫn thực hành
3.2.4 Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm
Kết quả thực nghiệm Để đánh giá thời gian thực hiện công việc của sinh viên, đánh giá mức độ trực quan sinh động của phiếu hướng dẫn thực hành, đánh giá thời gian giáo viên hướng dẫn thực hành người nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi khảo sát và phỏng vấn ở phụ lục 2c, 2d, 2e
Đánh giá thời gian thực hiện công việc may hò áo, may vạt con, may cổ áo của sinh viên
Câu hỏi 1: Bạn thực hiện các công việc sau trong thời gian bao lâu?
Lớp đối chứng (sinh viên) Lớp thực nghiệm (sinh viên)
Thời gian 2 tiết 3 tiết 4 tiết 5 tiết 2 tiết 3 tiết 4 tiết 5 tiết
So sánh tỉ lệ % sinh viên thực hiện công việc trong thời gian nhiều nhất
May hò áo May vạt con May cổ áo
Thời gian 5 tiết 4 tiết 5 tiết
Hình 3.15 Biểu đồ so sánh tỉ lệ sinh viên thực hiện công việc trong thời gian nhiều nhất
Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm
So sánh tỉ lệ % sinh viên thực hiện công việc trong thời gian ít nhất
May hò áo May vạt con May cổ áo
Thời gian 3 tiết 2 tiết 3 tiết
Hình 3.16 Biểu đồ so sánh tỉ lệ sinh viên thực hiện công việc trong thời gianít nhất
Nhận xét: Sinh viên lớp thực nghiệm hoàn thành công việc trong khoảng thời gian ít hơn sinh viên lớp đối chứng Đạt đƣợc kết quả này là nhờ sinh viên tham khảo phiếu hướng dẫn thực hành và làm theo từ đó sinh viên hoàn toàn chủ động được công việc của mình
Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm
Đánh giá mức độ trực quan sinh động của phiếu hướng dẫn thực hành
Câu hỏi 2: Bạn may nẹp hò, vạt con, cổ áo theo qui trình nào?
Qui trình thực hiện Ghi chú Lớp đối chứng
Nẹp hò, vạt con, cổ áo Qui trình 1 19 15
Cổ áo, vạt con, nẹp hò Qui trình 2
Vạt con, cổ áo, nẹp hò Qui trình 3
Vạt con, nẹp hò, cổ áo Qui trình 4 3
Hình 3.17 Biểu đồ so sánh số lượng sinh viên thực hiện công việc theo các qui trình
Nhận xét: Tất cả sinh viên của lớp đối chứng thực hiện may theo qui trình 1 bởi vì giáo viên hướng dẫn theo qui trình 1 Còn ở lớp thực nghiệm có 3 sinh viên thực hiện theo qui trình 4 và 15 sinh viên thực hiện theo qui trình 1 Bởi vì trong phiếu hướng dẫn thực hành, người nghiên cứu trình bày theo qui trình 1, tuy nghiên sinh viên hoàn toàn có thể thực hiện theo qui trình 4 Có một số sinh viên đã nhận ra điểm này khi tham khảo phiếu hướng dẫn thực hành Kết quả này khẳng định rằng phiếu hướng dẫn thực hành rất trực quan, sinh động hơn
Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Sinh viên
Đánh giá thời gian giáo viên hướng dẫn thực hành
Câu hỏi 3: Trong buổi thực hành ngày 10/3/2014, thời gian giáo viên có mặt trên lớp là bao nhiêu?
Thời gian (tiết) Lớp đối chứng (sinh viên) Lớp thực nghiệm (sinh viên)
Hình 3.18 Biểu đồ so sánh lượng thời gian giáo viên có mặt trên lớp