ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA LỊCH SỬ TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ CƠ QUAN NGOẠI GIAO CỦA CÁC QUỐC GIA TÊN CHỦ ĐỀ: Thuận lợi, khó khăn và đánh giá vai trò của Việt Nam đối với Tổ chứ
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ CƠ QUAN NGOẠI GIAO CỦA CÁC QUỐC GIA
TÊN CHỦ ĐỀ: Thuận lợi, khó khăn và đánh giá vai trò của Việt Nam đối với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO)
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thanh Xuân, lớp 22CLS, Khóa 2022
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Hồng Yến, Khoa Lịch sử, Trường Đại học
Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.
Đà Nẵng, ngày 16 tháng 10 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
Chương I: Giới thiệu về Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO)
Chương 1: Tổng quan về Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO)
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của FAO
1.2 Mục tiêu và vai trò chính của FAO trong việc đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu
1.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của FAO
1.4 Quan hệ hợp tác giữa FAO và các quốc gia thành viên
Chương 2: Thuận lợi và khó khăn của FAO trong quá trình hoạt động
2.1 Thuận lợi của FAO
2.1.1 Vị thế toàn cầu và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế
2.1.2 Hệ thống mạng lưới chuyên gia và nguồn lực phong phú
2.1.3 Khả năng triển khai các dự án nông nghiệp bền vững trên nhiều quốc gia 2.2 Khó khăn của FAO
2.2.1 Thách thức tài chính và sự phụ thuộc vào đóng góp của các nước thành viên
2.2.2 Khác biệt về chính sách và ưu tiên của các quốc gia
2.2.3 Tác động của biến đổi khí hậu và các cuộc khủng hoảng toàn cầu đến việc thực hiện các dự án
Chương 3: Vai trò và đánh giá hợp tác của Việt Nam với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO)
3.1 Quá trình Việt Nam tham gia và hợp tác với FAO
3.2 Đóng góp của Việt Nam vào các chương trình và sáng kiến của FAO
3.3 Những thành tựu của Việt Nam trong hợp tác với FAO
3.4 Đánh giá vai trò và tầm quan trọng của Việt Nam đối với FAO
3.5 Thách thức và giải pháp tăng cường vai trò của Việt Nam trong FAO
3.5.1 Thách thức mà Việt Nam đối mặt trong hợp tác với FAO
3.5.2 Giải pháp đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế về an ninh lương thực 3.5.3 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý và triển khai các dự án nông nghiệp
Trang 3MỞ ĐẦU
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) là một tổ chức quốc tế quan trọng với nhiệm vụ chính là đảm bảo an ninh lương thực, xoá đói giảm nghèo và thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp bền vững trên toàn thế giới Trong bối cảnh toàn cầu hoá và sự gia tăng của các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, dịch bệnh và khan hiếm tài nguyên, FAO đã trở thành đối tác chiến lược cho nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam Là một đất nước có nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh, Việt Nam đã tham gia tích cực vào các hoạt động của FAO từ nhiều năm qua, với mong muốn góp phần vào việc bảo đảm an ninh lương thực không chỉ trong nước mà còn trên phạm vi khu vực và quốc tế
Việc nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc là cần thiết để làm rõ vai trò của Việt Nam đối với tổ chức này Qua đó, chúng ta có thể thấy được những đóng góp của Việt Nam vào các chương trình phát triển nông nghiệp bền vững, đồng thời nhận diện những thách thức mà đất nước phải đối mặt trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu Đề tài này sẽ tập trung đánh giá vai trò của Việt Nam đối với FAO, phân tích những thuận lợi và khó khăn mà FAO gặp phải, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác, góp phần thúc đẩy vai trò của Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu
Trang 4CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC LƯƠNG THỰC VÀ
NÔNG NGHIỆP LIÊN HỢP QUỐC (FAO)
1.1 Giới thiệu khái quát về FAO
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của FAO
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) được thành lập vào ngày 16 tháng 10 năm 1945, sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc Kể từ năm
1981, thế giới đã chọn ngày 16/10 làm Ngày Lương thực Thế giới FAO là tổ chức chuyên môn của tổ chức Liên hợp quốc Mục tiêu ban đầu của FAO là giải quyết vấn đề thiếu hụt lương thực và cải thiện điều kiện nông nghiệp toàn cầu, đặc biệt tại các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh Trải qua nhiều thập kỷ, FAO đã mở rộng vai trò của mình không chỉ giới hạn trong việc giải quyết vấn đề thiếu đói mà còn tập trung vào việc phát triển nông nghiệp bền vững, đảm bảo dinh dưỡng và cải thiện sinh kế của người dân ở khu vực nông thôn FAO đã không ngừng cải tiến và mở rộng quy mô hoạt động của mình, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế nhằm đối phó với các thách thức mới nổi trong lĩnh vực nông nghiệp, biến đổi khí hậu và an ninh lương thực
1.1.2 Mục tiêu và vai trò chính của FAO
Mục tiêu chính của FAO là xóa đói giảm nghèo, đảm bảo mọi người trên toàn thế giới đều có quyền tiếp cận đủ lương thực an toàn và dinh dưỡng, từ đó nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống Để đạt được mục tiêu này, FAO đã đề ra các chiến lược hành động tập trung vào việc cải thiện năng suất nông nghiệp, tăng cường tính bền vững của hệ thống lương thực và hỗ trợ các quốc gia xây dựng chính sách phù hợp với điều kiện địa phương
Vai trò của FAO trong đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu thể hiện qua ba nhiệm vụ chính:
Đầu tiên là hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực: FAO cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các quốc gia thành viên, đặc biệt là các nước đang phát triển, nhằm nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp, cải thiện chuỗi cung ứng lương thực và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên Các chương trình hỗ trợ bao gồm việc
Trang 5đào tạo người dân về kỹ thuật canh tác, bảo tồn đất và nước, cũng như áp dụng công nghệ mới để tăng cường hiệu quả sản xuất
Thứ hai là phát triển chính sách và chiến lược: FAO đóng vai trò cố vấn cho các quốc gia trong việc xây dựng các chính sách phát triển nông nghiệp và lương thực Tổ chức này cung cấp các khuyến nghị dựa trên nghiên cứu khoa học, nhằm giúp các chính phủ đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc phân bổ tài nguyên, khuyến khích sản xuất nông nghiệp bền vững, và đảm bảo an ninh lương thực cho người dân
Thứ ba điều phối các hoạt động cứu trợ nhân đạo: Trong các trường hợp khủng hoảng lương thực do thiên tai, xung đột hoặc các vấn đề khác, FAO đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối các nỗ lực cứu trợ Tổ chức này không chỉ cung cấp lương thực mà còn giúp các cộng đồng khôi phục lại sản xuất nông nghiệp sau khủng hoảng, nhằm đảm bảo sự tự cung tự cấp trong dài hạn
Nhờ vào vai trò này, FAO đã và đang tạo ra những tác động tích cực trong việc nâng cao an ninh lương thực toàn cầu, đồng thời góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường và cải thiện sinh kế cho hàng triệu người dân trên khắp thế giới
1.1.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động
FAO có một cơ cấu tổ chức chặt chẽ và khoa học, với trụ sở chính đặt tại Rome,
Ý Đứng đầu FAO là Tổng giám đốc (TGĐ) Về cơ cấu, Bộ máy hoạt động của FAO gồm: Đại Hội đồng, Hội đồng và các Uỷ ban chuyên trách Đại Hội đồng
là Cơ quan quyền lực cao nhất, đại biểu là các quốc gia thành viên họp hai năm/ một lần để thông qua các chương trình và ngân sách cho các hoạt động của Tổ chức Hội đồng gồm 49 nước thành viên do Đại Hội đồng bầu (nhiệm kỳ 3 năm) Hội đồng là Cơ quan lãnh đạo của FAO và có nhiệm kỳ 3 năm Các Uỷ ban chuyên trách (Uỷ ban Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thuỷ sản vv…) có trách nhiệm giúp Hội đồng và Đại Hội đồng các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình
Tổ chức này hoạt động thông qua các hội nghị quốc tế, nơi các quốc gia thành viên thảo luận và đề ra các chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp toàn cầu Ngoài ra, FAO còn có nhiều cơ quan chuyên môn, các nhóm công tác và văn phòng đại diện tại nhiều khu vực và quốc gia, nhằm hỗ trợ và triển khai các
Trang 6chương trình và dự án thực địa Các hoạt động của FAO rất đa dạng, từ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ mới trong lĩnh vực nông nghiệp, cho đến hỗ trợ khẩn cấp cho các quốc gia đối mặt với khủng hoảng lương thực
1.4 Quan hệ hợp tác giữa FAO và các quốc gia thành viên
FAO duy trì mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các quốc gia thành viên, đóng vai trò cầu nối giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển trong việc chia
sẻ kiến thức, công nghệ và tài nguyên Thông qua các chương trình hợp tác song phương và đa phương, FAO hỗ trợ các quốc gia xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển nông nghiệp, đối phó với các thách thức như biến đổi khí hậu và suy thoái tài nguyên đất Đồng thời, FAO cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối các hoạt động cứu trợ nhân đạo, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các quốc gia bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng lương thực Các dự án hợp tác của FAO được triển khai rộng khắp các khu vực, từ châu Á, châu Phi, cho đến châu Mỹ Latinh, mang lại những kết quả tích cực trong việc cải thiện an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững
FAO là tổ chức liên chính phủ Hiện nay FAO có 183 nước thành viên Ngân sách hoạt động của FAO lấy từ hai nguồn: một là nguồn ngân sách thường xuyên (regular budget) do các nước thành viên của FAO đóng góp, hai là nguồn
từ Chương trình hỗ trợ tài chính được cấp chủ yếu từ Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) và Quỹ Uỷ thác (Trust Fund) của các ngân hàng hoặc của một số nước tài trợ Hiện nay FAO đang phải đối mặt với tình hình tài chính ngày càng hạn hẹp do các nước phát triển giảm mức đóng góp Năm 1993, nguồn ngân sách thường xuyên của FAO đạt 673,1 triệu USD, đến năm 2003, con số đó chỉ đạt khoảng 650 triệu USD Do vậy, FAO đã phải kêu gọi các nước thành viên tăng mức đóng góp nhằm nâng ngân sách thường xuyên lên 2,2% -mức để FAO không phải cắt giảm các chương trình hoạt động đã cam kết tại các nước Mức ngân sách 2006 - 2007 của FAO đã tăng lên 765 triệu USD
Trang 7CHƯƠNG II THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA FAO
2.1 Thuận lợi
2.1.1 Vị thế toàn cầu và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế
FAO là một trong những tổ chức uy tín hàng đầu của Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và lương thực, điều này tạo cho tổ chức một vị thế vững chắc trên trường quốc tế FAO hiện có 194 quốc gia thành viên và được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các tổ chức quốc tế khác như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á.Tổ chức đã huy động hơn 1,9 tỷ USD cho các dự án toàn cầu trong năm 2022, đến từ đóng góp của các quốc gia phát triển và các tổ chức phi chính phủ Sự hỗ trợ tài chính từ các quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản, và Liên minh Châu Âu chiếm khoảng 60% ngân sách của FAO
Sự ủng hộ từ các quốc gia thành viên và các tổ chức quốc tế khác đã giúp FAO
có được nguồn lực và mạng lưới rộng khắp để thực hiện các chương trình toàn cầu Vị thế này không chỉ giúp FAO tăng cường khả năng đàm phán và hợp tác
mà còn thu hút các nguồn tài trợ từ các quốc gia phát triển và các tổ chức phi chính phủ cùng, hoạt động giám sát thương mại toàn cầu này đã trở thành chức năng thường xuyên của WTO, với mục đích làm nổi bật việc các thành viên WTO thực hiện cả các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại và hạn chế thương mại
2.1.2 Hệ thống mạng lưới chuyên gia và nguồn lực phong phú
FAO có một mạng lưới chuyên gia phong phú trải dài trên nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, dinh dưỡng và phát triển nông thôn FAO quản lý một mạng lưới hơn 4.000 chuyên gia trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, và phát triển nông thôn
Hệ thống các nhà khoa học, kỹ sư nông nghiệp và chuyên gia phát triển được FAO huy động từ khắp nơi trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và triển khai các giải pháp công nghệ mới Năm 2021, FAO đã triển khai hơn 1.500 dự án trên khắp thế giới với sự hỗ trợ của các chuyên gia này, từ
đó giúp cải thiện năng suất và an ninh lương thực cho hơn 100 quốc gia.Với sự
Trang 8hỗ trợ của các chuyên gia này, FAO có thể phát triển và áp dụng các sáng kiến nông nghiệp bền vững, hỗ trợ các quốc gia đang phát triển trong việc cải thiện
năng suất và chất lượng sản xuất
2.1.3 Khả năng triển khai các dự án nông nghiệp bền vững trên nhiều quốc gia
Một trong những điểm mạnh của FAO là khả năng triển khai các dự án trên quy
mô lớn và ở nhiều quốc gia khác nhau Tổ chức này đã thực hiện thành công nhiều dự án phát triển nông nghiệp bền vững hơn 130 quốc gia ở châu Phi, châu
Á, và châu Mỹ Latinh, góp phần cải thiện an ninh lương thực và nâng cao khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu Ví dụ, FAO đã triển khai dự án “Farmer Field Schools” ở nhiều quốc gia nhằm hướng dẫn nông dân các phương pháp canh tác hiệu quả và thân thiện với môi trường Các dự án này không chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn mà còn tạo ra nền tảng cho phát triển lâu dài, đặc biệt là
trong việc quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên
2.2 Khó khăn của FAO
2.2.1 Thách thức tài chính và sự phụ thuộc vào đóng góp của các nước thành viên
FAO phụ thuộc rất nhiều vào đóng góp tài chính từ các quốc gia thành viên, điều này khiến tổ chức đôi khi gặp khó khăn trong việc duy trì nguồn lực ổn định cho các hoạt động Ngân sách của FAO chủ yếu dựa vào đóng góp của các quốc gia thành viên, với tổng ngân sách hoạt động năm 2023 khoảng 2,6 tỷ USD Tuy nhiên, chỉ có khoảng 75% số tiền này là từ các khoản đóng góp tự nguyện, gây ra sự phụ thuộc tài chính Các khoản đóng góp này không phải lúc nào cũng đều đặn và phù hợp với nhu cầu thực tế của các dự án Một số quốc gia gặp khó khăn về kinh tế hoặc thay đổi chính sách đối ngoại có thể giảm hoặc ngừng hỗ trợ tài chính cho FAO, gây ra sự thiếu hụt ngân sách Điều này ảnh hưởng đến khả năng triển khai các dự án, đặc biệt là ở các khu vực cần nhiều sự
hỗ trợ như châu Phi và Nam Á
2.2.2 Khác biệt về chính sách và ưu tiên của các quốc gia
Trang 9Mỗi quốc gia có những chính sách và ưu tiên riêng trong lĩnh vực nông nghiệp
và phát triển kinh tế, điều này tạo ra thách thức lớn cho FAO trong việc điều phối và triển khai các chương trình quốc tế Sự khác biệt giữa các quốc gia thành viên về chính sách nông nghiệp là một thách thức lớn, đặc biệt là giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển Ví dụ, năm 2022, 45% các quốc gia phát triển chú trọng vào các mục tiêu bảo vệ môi trường, trong khi 65% quốc gia đang phát triển ưu tiên tăng sản lượng lương thực.Các nước phát triển có xu hướng chú trọng vào việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, trong khi nhiều nước đang phát triển lại tập trung vào việc tăng cường sản lượng lương thực để đối phó với tình trạng đói nghèo Sự khác biệt này đôi khi dẫn đến mâu thuẫn trong việc xây dựng và thực hiện các dự án chung, đòi hỏi FAO phải nỗ lực nhiều hơn trong việc đàm phán và tìm điểm chung
2.2.3 Tác động của biến đổi khí hậu và các cuộc khủng hoảng toàn cầu đến việc thực hiện các dự án
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với FAO trong việc đảm bảo an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững Các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt và sa mạc hóa đang ngày càng diễn ra thường xuyên hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sản xuất lương thực ở nhiều quốc gia Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp toàn cầu, khiến FAO phải ứng phó với các cuộc khủng hoảng lương thực Năm 2023, khoảng 828 triệu người trên toàn thế giới phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực do thời tiết cực đoan Bên cạnh đó, các cuộc khủng hoảng toàn cầu như đại dịch COVID-19 cũng gây ra những gián đoạn lớn trong chuỗi cung ứng lương thực và làm gia tăng tình trạng đói nghèo ở các khu vực Đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu, ảnh hưởng đến khoảng 30%
số dự án của FAO vào năm 2020 FAO phải đối mặt với thách thức trong việc thích ứng và điều chỉnh các chương trình hỗ trợ của mình để đáp ứng kịp thời những tác động tiêu cực này
Trang 10CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI
TỔ CHỨC FAO
3.1 Quá trình Việt Nam tham gia và hợp tác với FAO
Việt Nam chính thức tham gia FAO vào năm 1950 và từ đó đến nay, đã xây dựng một mối quan hệ hợp tác bền chặt với tổ chức này Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, mối quan hệ giữa Việt Nam và FAO không chỉ tập trung vào việc nhận hỗ trợ kỹ thuật và tài chính mà còn có sự đóng góp đáng kể của Việt Nam vào các chương trình và sáng kiến toàn cầu về nông nghiệp và lương thực Việt Nam đã chủ động tham gia các dự án nông nghiệp bền vững, quản lý tài nguyên và phát triển nông thôn, đồng thời tích cực hợp tác với FAO để xây dựng các chính sách nông nghiệp phù hợp với điều kiện địa phương
3.2 Đóng góp của Việt Nam vào các chương trình và sáng kiến của FAO