1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích khuôn khổ pháp luật nhân quyền quốc tế và so sánh với thực tiễn xây dựng thực thi pháp luật tại việt nam đối với nhóm người đồng tính song tính chuyển giới và các nhóm người có xu hướng tính dục khác

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích khuôn khổ pháp luật nhân quyền quốc tế và so sánh với thực tiễn xây dựng, thực thi pháp luật tại Việt Nam đối với nhóm người Đồng tính, song tính, chuyển giới và các nhóm người có xu hướng tính dục khác
Tác giả Đoàn Đức Nhân
Người hướng dẫn TS. Ngô Thị Minh Hương
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Pháp luật quốc tế về quyền của nhóm dễ bị tổn thương
Thể loại Tiểu luận giữa kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TIỂU LUẬN GIỮA KỲ Phân tích khuôn khổ pháp luật nhân quyền quốc tế và so sánh với thực tiễn xây dựng, thực thi pháp luật tại Việt Nam đối với

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ Phân tích khuôn khổ pháp luật nhân quyền quốc tế và so sánh với thực tiễn xây dựng, thực thi pháp luật tại Việt Nam đối với nhóm người Đồng tính, song tính,

chuyển giới và các nhóm người có xu hướng tính dục khác

Analyser le droit international des droits de l'homme et le comparer avec

la pratique d'élaboration et d'application des lois au Vietnam pour les LGBTQ+

Môn học: Pháp luật quốc tế về quyền của nhóm dễ bị

tổn thương Giảng viên giảng dạy: TS Ngô Thị Minh Hương

Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2024

Trang 2

2

MỤC LỤC

i Lời mở đầu 3

ii Danh mục từ viết tắt 5

CHƯƠNG I: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ NHÓM/CỘNG ĐỒNG NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH, CHUYỂN GIỚI VÀ NHÓM NGƯỜI CÓ CÁC XU HƯỚNG TÍNH DỤC KHÁC 6

1 Khái quát về nhóm/cộng đồng người Đồng tính, song tính, chuyển giới và nhóm người có các xu hướng tính dục khác: 6

1.1 Khái niệm về nhóm LGBTQ+: 6

1.2 Sự hiện diện của cộng đồng LGBTQ+ tại Việt Nam: 7

2 Pháp luật quốc tế về nhóm/cộng đồng LGBTQ+: 8

2.1 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 (UDHR) và quyền của nhóm LGBTQ+: 8

2.2 Một số quyền dân sự - chính trị của cộng đồng LGBTQ+ 9

2.3 Một số quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội của cộng đồng LGBTQ+: 11

CHƯƠNG II: THỰC TIỄN XÂY DỰNG, THỰC THI PHÁP LUẬT TẠI VIỆT NAM ĐỐI VỚI NHÓM NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH, CHUYỂN GIỚI VÀ CÁC NHÓM NGƯỜI CÓ XU HƯỚNG TÍNH DỤC KHÁC 14

1 Thực tiễn xây dựng, thực thi pháp luật tại Việt Nam đối với cộng đồng LGBTQ+: 14

2 Phương hướng hoàn thiện khuôn khổ pháp luật Việt Nam cho cộng đồng LGBTQ+: 16

2.1 Thừa nhận, ghi nhận sự hiện diện và các quyền lợi cốt lõi của cộng đồng LGBTQ+: 16

2.2 Xây dựng khuôn khổ pháp lý, nội luật hoá, pháp điển hoá các quyền lợi cụ thể của cộng đồng LGBTQ+: 17

KẾT LUẬN 21

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 3

i Lời mở đầu Cộng đồng LGBTQ+ 1(Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender,…) là một cộng đồng đa dạng và đa chiều, gồm những người có các định hướng tình dục và nhận thức về giới tính không tuân theo chuẩn mực truyền thống Cộng đồng LGBTQ+

đã và đang đấu tranh cho việc đòi quyền lợi và công bằng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ pháp luật đến văn hóa và xã hội Nhóm LGBTQ+ phải đấu tranh vì

họ đang phải đối mặt với nhiều hạn chế, phân biệt đối xử và bất bình đẳng trong cuộc sống hàng ngày đến từ việc chịu đựng phân biệt đối xử và bạo lực dựa trên giới tính và tình dục (điều này có thể bao gồm từ việc bắt nạt đến tấn công vũ trang

và thậm chí giết hại); Trong nhiều quốc gia, những người thuộc cộng đồng LGBTQ+ vẫn chưa được bảo vệ đầy đủ bởi pháp luật, đặc biệt là trong các lĩnh vực như hôn nhân, quyền nuôi con, và quyền lợi y tế; Sự thiếu hiểu biết và sự kỳ thị về các vấn đề liên quan đến giới tính và tình dục vẫn còn tồn tại trong xã hội, gây ra

sự cô lập và áp lực tinh thần cho nhóm LGBTQ+; cộng đồng LGBTQ+ thường phải đối mặt với các vấn đề tâm thần như trầm cảm, lo âu và tự tử do áp lực xã hội và tình trạng phân biệt đối xử; hân biệt đối xử và bất bình đẳng trong các lĩnh vực như việc tìm kiếm việc làm, tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục cũng gây ra những hạn chế về quyền lợi kinh tế và xã hội cho nhóm LGBTQ+

Vì vậy, việc đấu tranh cho sự công bằng, đồng tình và chấp nhận của nhóm LGBTQ+ không chỉ là việc làm cần thiết mà còn là một nhiệm vụ xã hội để xây dựng một thế giới công bằng và đa dạng cho mọi người Mặt khác, các văn bản pháp luật quốc tế như Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền đã ghi nhận và bảo vệ quyền của mọi người, bao gồm cả những người thuộc cộng đồng LGBT+ Những văn bản này không chỉ cung cấp cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền của cộng đồng LGBTQ+, mà còn thúc đẩy sự nhận thức và hỗ trợ cho những người đang

1 Lesbian: Phụ nữ yêu phụ nữ Từ "lesbian" được lấy từ tên của nữ nhà thơ Hy Lạp cổ đại, Sappho, người sống trên

đảo Lesbos

Gay: Nam giới yêu nam giới Thuật ngữ "gay" thường được sử dụng để mô tả nam đồng tính

Bisexual: Những người có khả năng cảm nhận tình cảm và/hoặc hấp dẫn tình dục đối với cả nam và nữ

Transgender: Người mà bản thân họ cảm nhận không phù hợp hoặc không thể hiện được giới tính được gán cho họ

khi sinh ra

Dấu cộng đại điện cho sự tồn tại đa dạng của các nhóm khác trong cộng đồng như: N là Non-binary (phi nhị nguyên

giới), I: Intersex (liên giới tính), A: Asexual (vô tính luyến ái),…

Trang 5

ii Danh mục từ viết tắt

ICCPR Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính

Trang 6

từ chữ đầu, thay thế cho

cho Lesbian (đồng tính luyến ái

nữ), Gay (đồng tính luyến ái

nam), Bisexual (song tính luyến

ái), Transgender (chuyển giới)

và Queer (có xu hướng tính

dục và bản dạng giới khác biệt, hoặc

không nhận định mình theo bất kỳ

nhãn nào) hoặc Questioning (đang

trong giai đoạn tìm hiểu bản thân)

Dấu cộng đại điện cho sự tồn tại đa

dạng của các nhóm khác trong cộng

đồng như: N là Non-binary (phi nhị

nguyên giới), I: Intersex (liên giới

tính), A: Asexual (vô tính luyến ái),…

LGBTQ+ thể hiện sự đa dạng của

con người dựa trên xu hướng tính

dục (sexual orientation), bản dạng

giới (gender identity), thể hiện

giới (gender expression) và thiên

hướng tình dục (sexual attraction) Xu

hướng tính dục có các nhóm phổ

ái (heterosexual), đồng tính luyến

ái (homosexual), song tính luyến

ái (bisexual), toàn tính luyến

ái (pansexual), vô tính luyến

ái (asexual), Theo bản dạng giới có thể có: nam, nữ, phi nhị nguyên giới, linh hoạt giới, vô giới, và người

có bản dạng giới trái với giới tính chỉ định (sex assigned at birth) của mình

là người chuyển giới, ngược lại người người có bản dạng giới phù hợp với giới tính chỉ định là người hợp giới (cisgender)

Thuật ngữ LGBTQ+ bắt đầu được sử dụng từ những năm 1990, tên viết tắt này bắt nguồn từ LGB, được dùng để thay thế thuật ngữ gay do sự xuất hiện của cộng đồng LGBT+ vào

Trang 7

nửa cuối thập niên 1980, khi những

nhà hoạt động xã hội tin rằng cụm

từ cộng đồng gay không đại diện

chính xác và bao gồm những người

mà nó nói đến

1.2 Sự hiện diện của cộng đồng LGBTQ+ tại Việt Nam:

Như đã trình bày ở phần đầu, người đồng tính là người có sự hấp dẫn về cảm xúc, hoặc tình cảm hoặc tình dục với người cùng giới Người song tính có xu hướng như vậy với cả hai giới Người chuyển giới là Người mà bản thân họ cảm nhận không phù hợp hoặc không thể hiện được giới tính được gán cho họ khi sinh ra Chưa có cuộc điều tra nào ước lượng số người đồng tính, song tính, chuyển giới ở Việt Nam Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đưa ra các con số khác nhau, biến động từ 1% đến 9% người ở độ tuổi sinh hoạt tình dục tự nhận là người đồng tính và song tính Điều tra quốc gia về phát triển gia đình ở Hoa Kỳ năm 2002 cho kết quả 4,1% nam giới và 4,1% nữ giới tự nhận mình là người đồng tính và song tính Điều tra quốc gia ở Pháp năm 1991 cho kết quả có 10,7% nam giới và 3,3% phụ nữ có hành vi tình dục đồng giới và 8,5% nam giới và 11,7% phụ nữ thừa nhận

có hấp dẫn tình dục đồng giới nhưng không có hành vi quan hệ tình dục đồng giới Như vậy, nếu lấy tỉ lệ trung bình, “an toàn” mà nhiều nhà khoa học thừa nhận

là 3% thì số người đồng tính và song tính tạm tính ở Việt Nam trong độ tuổi từ 15 đến 59 vào khoảng 1,65 triệu người.9 Trong những năm vừa qua, Viện Nghiên cứu

Xã hội – Kinh tế và Môi trường (iSEE) đã tiến hành khá nhiều các cuộc khảo sát trực tuyến với người đồng tính về nhiều khía cạnh khác nhau Các kết quả này cho phép nhận diện bước đầu về cộng đồng đồng tính và song tính ở Việt Nam

Ở Việt Nam, thuật ngữ “người chuyển giới” gây lúng túng khi phân tích từ nguyên nghĩa gốc cũng như trên thực tế Bởi rất nhiều người “chuyển giới” hoàn toàn không “chuyển” sang giới tính ngược lại với giới tính sinh học của họ, mà thường có cảm giác về một bản dạng giới mơ hồ về giới tính, hoặc chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, giới tính này sang giới tính khác, tùy vào thời gian

và bối cảnh Chính vì vậy, thật khó để biết được số lượng người chuyển giới ở Việt Nam, đặc biệt khi khái niệm chuyển giới không chỉ khuôn gọn vào những người

đã phẫu thuật, mà cả những người có cảm nhận rõ ràng về giới tính thực của mình khác với giới tính sinh học, và có xu hướng/mong muốn được chuyển đổi, mặc dù trên thực tế điều đó có thể chưa và không bao giờ xảy ra

Trang 8

8

Ở Việt Nam chưa có điều tra nào về số người chuyển giới, nhưng các điều tra trên thế giới cho kết quả khác nhau từ 0,1 đến 0,5% dân số là người chuyển giới Người chuyển giới từ nam sang nữ ở tp Hồ Chí Minh thường gọi nhau và tự gọi mình là “bóng”, “bóng lộ”, còn ở Hà Nội thường gọi nhau là “Tigi” (TG - transgender) Người chuyển giới từ nữ sang nam thường gọi nhau và tự gọi mình

là “trans” và “trans guy”

2 Pháp luật quốc tế về nhóm/cộng đồng LGBTQ+:

Với bản chất là quyền tự nhiên, quyền của người LGBTQ+ cần được pháp luật ghi nhận và bảo vệ để các khả năng, xu hướng và nhu cầu được trở thành hiện thực, góp phần bảo vệ quyền của người LGBTQ+ trong thực tế Việc pháp luật ghi nhận quyền của người LGBTQ+ là yêu cầu tất yếu đặt ra trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển

Dưới ảnh hưởng của sự kì thị, phân biệt đối xử, người LGBTQ+ có thể được xem như đối tượng yếu thế trong xã hội Khi tham gia vào các quan hệ kinh tế như tìm kiếm việc làm, cơ hội thăng tiến trong công việc, vấn đề nhà ở… họ sẽ gặp nhiều trở ngại và có thể bị đối xử bất công Hơn nữa, do người LGBTQ+ chỉ chiếm

tỉ lệ nhỏ trong dân số nên tiếng nói chưa được chú trọng đúng mức; hệ quả là khả năng tự thân chống đỡ, tự bảo vệ khi quyền lợi chính đáng bị xâm phạm thường thấp Do vậy, rất cần có pháp luật để bảo vệ người LGBTQ+ khỏi các xâm phạm nói trên

2.1 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 (UDHR) và quyền của nhóm LGBTQ+:

Bản chất của UDHR nêu rõ rằng mọi người đều được sinh ra tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền lợi, không phân biệt về giới tính, tình trạng xã hội hoặc nguồn gốc Điều này không loại trừ bất kể một nhóm/cộng đồng/dân tộc nào trên toàn thế giới bao gồm cả cộng đồng LGBTQ+ Trong ý chí, các điều khoản của UDHR cũng đã thừa nhận quyền của con người, qua đó ta có thể nhìn nhận rằng quyền của cộng đồng LGBTQ+ cũng đã ược ghi nhận và bảo đảm

Điều 1 của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền (UDHR) năm 1948 khẳng định rằng "Tất cả mọi người đều được sinh ra tự do và bình đẳng về nhân phẩm

và quyền lợi." Điều này có ý nghĩa là mọi người, không phân biệt về giới tính, tôn

Trang 9

giáo, chủng tộc hay bất kỳ điều kiện nào khác, đều có quyền được tự do và bình đẳng, không bị kỳ thị hoặc phân biệt đối xử

Điều này liên quan mật thiết đến cộng đồng LGBTQ+ bởi vì nhóm này thường phải đối mặt với nhiều hạn chế và phân biệt đối xử dựa trên giới tính và tình dục Mặc dù UDHR không đề cập trực tiếp đến vấn đề này, nhưng nguyên tắc của nó

về sự tự do và bình đẳng cho mọi người có thể được áp dụng cho cộng đồng LGBTQ+

Cộng đồng LGBTQ+ đang đấu tranh để thúc đẩy việc thực thi và bảo vệ những nguyên tắc này trong cuộc sống hàng ngày Họ đang chiến đấu cho việc công nhận hôn nhân đồng tính, bảo vệ khỏi phân biệt đối xử trong lĩnh vực lao động, giáo dục và dịch vụ y tế, cũng như tăng cường nhận thức và hiểu biết về các vấn đề liên quan đến giới tính và tình dục trong xã hội Đồng thời, cộng đồng LGBTQ+ cũng đang đấu tranh để giảm bớt các dạng bạo lực và kỳ thị dựa trên tình dục và giới tính Điều này nhằm mục đích tạo ra một môi trường xã hội công bằng

và đa dạng cho tất cả mọi người, phù hợp với nguyên tắc mà UDHR đã khẳng định

2.2 Một số quyền dân sự - chính trị của cộng đồng LGBTQ+

2.2.1 Quyền được sống của cộng đồng LGBTQ+

- Điều 3 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) nói về quyền lợi cá nhân, nhấn mạnh quyền tự do và an toàn cá nhân Cụ thể, nó nói rằng "Mọi người đều có quyền sống, tự do và an toàn cá nhân của mình."

Cộng đồng LGBTQ+ cũng được coi là một phần của xã hội và do đó cũng có quyền được bảo vệ theo các nguyên tắc của UDHR Điều này bao gồm việc đảm bảo họ được sống một cuộc sống tự do và an toàn, không bị kỳ thị, phân biệt đối xử hay bạo lực vì văn hóa, địa vị xã hội hoặc bất kỳ lý do nào khác, bao gồm cả vì họ thuộc cộng đồng LGBTQ+

- Điều 62 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) cũng nhấn mạnh quyền tự do và an toàn cá nhân Nó nói rằng "Mọi người có quyền tự

2 Tuy nhiên, thực tế thực hiện và bảo vệ quyền này có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào văn hóa, chính trị và pháp luật của từng quốc gia Một số quốc gia có các hệ thống pháp luật và xã hội cởi mở và bảo vệ quyền của cộng đồng LGBTQ+, trong khi những nơi khác vẫn áp đặt các hạn chế và phân biệt đối xử

Trang 10

10

do và an toàn cá nhân Không ai được bị tù tội hay bị phạt bởi hành vi mà trong thời gian hợp lý được công nhận là không phạm tội, hoặc bị truy trách vì một hành

vi mà trong thời gian đó không phải là một tội phạm."

Cộng đồng LGBTQ+ cũng có quyền được bảo vệ dưới các nguyên tắc này Điều này bao gồm việc đảm bảo họ không bị bắt giữ, tù tội, hoặc bị truy cứu trách nhiệm pháp lý vì bản thân là thành viên của cộng đồng LGBTQ+ Họ cũng có quyền được tự do thể hiện, tự do tập hợp và tự do thực hiện các quyền khác mà không bị hạn chế do hành vi của mình trong lĩnh vực tình dục hoặc địa vị tính dục

2.2.2 Quyền được công nhận của cộng đồng LGBTQ+:

Dựa vào những nội dung căn bản của UDHR, ta có thể nhận thấy rằng việc chống phân biệt đối xử đối với cộng đồng LGBTQ+ cũng đã ngầm thừa nhận họ cũng có các quyền cơ bản, các quyền dân sự - chính trị hay kinh tế, văn hoá, xã hội Việc được ghi nhận các quyền này cũng đã ghi nhận sự hiện diện của họ trong xã hội Quyền được công nhận của họ được thể hiện qua các quyền cơ bản sau:

• Quyền tự do và an toàn cá nhân: Quyền này đảm bảo rằng mọi người, bao gồm

cả người thuộc cộng đồng LGBTQ+, có quyền sống và tồn tại một cách tự do và an toàn mà không bị hành hung, đe dọa hoặc bị bắt giữ một cách không hợp lý

• Quyền bình đẳng: Quyền này đảm bảo rằng mọi người, không phụ thuộc vào giới

tính, quốc gia, sắc tộc hoặc bất kỳ đặc điểm cá nhân nào khác, đều có quyền được xem xét bình đẳng và không bị phân biệt đối xử

• Quyền lập gia đình: Quyền này bao gồm quyền kết hôn, quyền kết hôn đồng giới

và quyền thừa nhận các mối quan hệ đồng tính hoặc đa giới tính Điều này bao gồm

cả việc công nhận và bảo vệ quyền của người đồng tính, người đồng giới và người chuyển giới trong việc lập gia đình và nuôi dưỡng con cái

• Quyền tự nhận: Quyền này là quyền mà mọi người có được để tự nhận diện về

bản thân, bao gồm cả việc tự xác định giới tính và quyết định về danh xưng và biểu hiện cá nhân

• Quyền y tế và phục vụ y tế: Quyền này đảm bảo rằng mọi người trong cộng đồng

LGBTQ+ có quyền truy cập vào dịch vụ y tế không bị phân biệt đối xử và có đủ kiến thức về sức khỏe cần thiết cho việc chăm sóc cá nhân của mình

Trang 11

2.2.3 Quyền được tham gia vào hoạt động chính trị của cộng đồng LGBTQ+

- Điều 25 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) nhấn mạnh quyền của mọi công dân tham gia vào cuộc sống văn hóa, kinh tế, chính trị

và xã hội của quốc gia Điều này bao gồm quyền tham gia vào sự phát triển văn hóa của cộng đồng, quyền thưởng thức tự do văn hóa và quyền tham gia vào cuộc sống văn hóa của xã hội

Đối với cộng đồng LGBTQ+, Điều 25 ICCPR có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền của họ tham gia vào cuộc sống văn hóa và xã hội một cách tự do và bình đẳng Điều này bao gồm:

• Quyền tham gia vào cuộc sống xã hội: Các cá nhân thuộc cộng đồng LGBTQ+

có quyền tham gia vào các hoạt động xã hội, cộng đồng và văn hóa mà không bị hạn chế hoặc kỳ thị

• Quyền tham gia vào cuộc sống chính trị: Cộng đồng LGBTQ+ cũng có quyền

tham gia vào các quy trình chính trị và công dân, bao gồm quyền bầu cử và được bầu cử, mà không phải đối mặt với bất kỳ hạn chế nào do địa vị tính dục hoặc định kiến giới tính

• Quyền tự do văn hóa: Cộng đồng LGBTQ+ có quyền thưởng thức và tham gia

vào văn hóa một cách tự do và không bị phân biệt đối xử, bao gồm quyền tự do biểu đạt và tự do tưởng tượng

2.3 Một số quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội của cộng đồng LGBTQ+:

2.3.1 Quyền được lao động, tìm kiếm việc làm:

- Điều 6 của Công ước Quốc tế về Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (ICESCR) tập trung vào quyền lao động và quyền của mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội trong việc tìm kiếm việc làm và tạo ra một mức sống cao hơn Điều này bao gồm:

• Quyền lao động: Bao gồm quyền tìm kiếm, lựa chọn và giữ lại công việc một cách

tự do và không bị phân biệt đối xử, kể cả trong việc tiếp cận và thăng tiến trong nghề nghiệp

• Quyền lao động công bằng: Đảm bảo mọi người có điều kiện làm việc công bằng

và an toàn, bao gồm mức lương công bằng, giờ làm việc hợp lý và điều kiện làm việc

an toàn và lành mạnh

Ngày đăng: 29/06/2024, 06:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS. TS. Nguyễn Đăng Dung, TS. Phạm Hồng Thái, PGS.TS. Vũ Công Giao, TS. Lã Khánh Tùng (2015), Hỏi – đáp về Quyền con người, NXB. Đạ i học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi – đáp về Quyền con người
Tác giả: GS. TS. Nguyễn Đăng Dung, TS. Phạm Hồng Thái, PGS.TS. Vũ Công Giao, TS. Lã Khánh Tùng
Nhà XB: NXB. Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2015
2. GS. TS. Nguyễn Đăng Dung, PGS.TS. Vũ Công Giao, TS. Lã Khánh Tùng (2015), Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người, NXB. Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người
Tác giả: GS. TS. Nguyễn Đăng Dung, PGS.TS. Vũ Công Giao, TS. Lã Khánh Tùng
Nhà XB: NXB. Chính trị quốc gia
Năm: 2015
3. TS. Trương Hồng Quang (2022), Quyền của người đồng tính, song tính, chuyể n giớ i và liên giới tính tại Việt Nam - T ừ nhận th ức đến thực ti ễn, NXB Tư pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính tại Việt Nam - Từ nhận thức đến thực tiễn
Tác giả: TS. Trương Hồng Quang
Nhà XB: NXB Tư pháp
Năm: 2022
9. David Weissbrodt, Connie de la Vega (2007), International Human Rights Law: An Introduction, University of Pennsylvania Press;b) Tài liệu điện tử (Website) Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Human Rights Law: An Introduction
Tác giả: David Weissbrodt, Connie de la Vega
Năm: 2007
10. United nations human rights (OHCHR), About LGBTI people and human rights, https://www.ohchr.org/en/sexual-orientation-and-gender-identity/about-lgbti-people-and-human-rights Sách, tạp chí
Tiêu đề: About LGBTI people and human rights
4. TS. Phạm Quỳnh Phương (2013), Tổng luận các nghiên cứu về người đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam Khác
5. Viện iSEE (2013), Góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp - Kiến nghị của người đồng tính, song tính và chuyển giới Khác
7. Liên Hợp Quốc, Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị 1976 Khác
8. Liên Hợp Quốc, Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa 1966 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w