1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận thông qua cơ chế xây dựng và thực thi pháp luật asean phân tích và đánh giá vai trò của luật mềm soft law tronghệ thống pháp luật asean

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đặc điểm pháp luật ASEANVề bản chất, pháp luật ASEAN là luật quốc tế khu vực, tuy nhiên so với tổ chức quốc tế khu vực truyền thống, pháp luật ASEAN cũng có một số nét đặc thù.Thứ nhất,

Trang 1

Thông qua cơ chế xây dựng và thực thi pháp luật ASEAN,phân tích và đánh giá vai trò của luật mềm (soft law) trong

hệ thống pháp luật ASEAN.

Nhóm:

Hà Nội, 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

1 Khái quát về pháp luật ASEAN 1

1.1 Khái niệm và đặc điểm pháp luật ASEAN………1

1.1.1 Khái niệm 1

1.1.2 Đặc điểm pháp luật ASEAN 1

1.2 Cơ chế xây dựng và thực thi pháp luật ASEAN 3

1.2.1 Cơ chế xây dựng 3

1.2.2 Cơ chế thực thi 4

2 Vai trò của luật mềm trong hệ thống pháp luật ASEAN 5

2.1 Định nghĩa Luật mềm (Soft law) 5

2.2 Vai trò cụ thể của luật mềm trong hệ thống ASEAN 7

2.2.1 Đối với vấn đề Môi trường biển 7

2.2.2 Đối với vấn đề Bảo vệ Nhân quyền 9

3 Đánh giá về vai trò của luật mềm trong xu hướng phát triển của hệ thống pháp luậtASEAN 11

KẾT LUẬN 13

1

Trang 3

MỞ ĐẦU

Ngày 31/12/2015 là thời điểm Cộng đồng ASEAN chính thức được “khai sinh” Các nguyên tắc và quy phạm của pháp luật Cộng đồng ASEAN được ghi nhận tại các văn bản có giá trị pháp lý bắt buộc của ASEAN như Hiến chương, Hiệp ước, Hiệp định, Công ước, Bên cạnh đó là những văn kiện mang tính chất khuyến nghị, hay còn có tên gọi là “luật mềm” (soft law) do các thiết chế của ASEAN ban hành Những văn kiện này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ thống pháp luật Cộng đồng ASEAN, để ASEAN là mái nhà chung giúp các quốc gia thành viên hội nhập sâu và rộng trong khu vực Để làm rõ vai trò của soft law, nhóm 05 lựa chọn phân tích đề tài số 1: “Thông qua cơ chế xây dựng và thực thi pháp luật ASEAN, phân tích và đánh giá vai trò của luật mềm (soft law) trong hệ thống pháp luật ASEAN”.

NỘI DUNG

1 Khái quát về pháp luật ASEAN1.1 Khái niệm và đặc điểm pháp luật ASEAN

1.1.1 Khái niệm

Pháp luật cộng đồng ASEAN là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do ASEAN xây dựng và ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ của Cộng đồng ASEAN, phát sinh trên mọi lĩnh vực kinh tế, an ninh - chính trị và văn hóa - xã hội.1

1.1.2 Đặc điểm pháp luật ASEAN

Về bản chất, pháp luật ASEAN là luật quốc tế khu vực, tuy nhiên so với tổ chức quốc tế khu vực truyền thống, pháp luật ASEAN cũng có một số nét đặc thù.

Thứ nhất, quan hệ do pháp luật Cộng đồng ASEAN điều chỉnh, ngoài quan hệ hợp

tác toàn diện giữa các quốc gia thành viên của ASEAN (hợp tác nội khối), pháp luật Cộng đồng ASEAN còn điều chỉnh cả một số quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các đối tác khác

Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,tr.50.

1

Trang 4

(hợp tác ngoại khối) thông qua một số văn bản như Hiệp định tự do thương mại ASEAN -Australia - New Zealand, Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN - Hàn Quốc, … Xét về bản chất cũng như căn cứ thực tiễn hoạt động có thể thấy quan hệ pháp luật Cộng đồng ASEAN phát sinh trong tất cả các lĩnh vực hợp tác kinh tế, chính trị - an ninh, văn hóa - xã hội và được chia thành 03 lĩnh vực chính: Luật Cộng đồng chính trị - an ninh, Luật Cộng đồng kinh tế, Luật Cộng đồng văn hóa - xã hội

Thứ hai, pháp luật cộng đồng ASEAN được xây dựng bởi các quốc gia ASEAN và

ban hành theo cơ chế tham vấn và đồng thuận (Điều 20 Hiến chương ASEAN) Các quyết định và văn bản pháp lý của ASEAN (điều chỉnh quan hệ hợp tác nội khối) phải trải qua giai đoạn tham vấn giữa các thành viên, trong đó tham vấn là giai đoạn quan trọng trước khi thông qua các quyết định của ASEAN bằng nguyên tắc đồng thuận Thông qua hai nguyên tắc này, tất cả các thành viên đều có quyền bình đẳng với nhau khi quyết định các vấn đề quan trọng của cộng đồng Tuy nhiên, đồng thuận đòi hỏi sự nhất trí của các nước thành viên khi thông qua các quyết định của ASEAN và quá trình tham vấn để đạt được sự đồng thuận thường mất một khoảng thời gian dài, thậm chí quyết định hoặc văn bản quy phạm pháp luật có thể không được thông qua do thiếu sự đồng thuận của chỉ một quốc gia thành viên Do đó, quyết định đưa ra có thể bị trì hoãn, thậm chí làm chậm tiến trình hợp tác và phát triển của ASEAN.

Thứ ba, cơ chế thực thi pháp luật cộng đồng ASEAN, trong đó các quy định của

ASEAN sẽ được thực hiện thông qua hoạt động của các quốc gia thành viên và thiết chế cộng đồng Thực thi pháp luật cộng đồng ASEAN của các quốc gia thành viên là quá trình thực thi các cam kết ở cấp độ quốc gia, tức là thông qua những cơ quan có thẩm quyền do pháp luật của mỗi quốc gia quy định để thực hiện những nội dung theo các quy định của ASEAN Thực thi pháp luật của các thiết chế cộng đồng được thực hiện thông qua các hoạt động chức năng theo nhiệm vụ của các thiết chế trong cộng đồng Ngoài ra, trong quá trình thực thi pháp luật nguyên tắc quan trọng nhất mà các quốc gia phải tuân thủ chính là tận tâm thiện chí thực hiện cam kết quốc tế Khoản 2 Điều 5 Hiến chương ASEAN 2008 có nội dung:

Too long to read onyour phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Như vậy, có thể nói, một trong các biện pháp quan trọng mà ASEAN yêu cầu các quốc gia thành viên thực thi pháp luật là bằng quá trình nội luật hóa.

Thứ tư, cơ chế giám sát thực thi pháp luật và giải quyết tranh chấp Cơ chế giám sát

thực thi không được quy định thống nhất trong một văn bản pháp luật của ASEAN, mà được quy định rải rác ở các văn bản và được thực hiện bởi tất cả các thiết chế của Cộng đồng, trong đó mỗi văn bản lại quy định các thủ tục giám sát khác nhau tùy thuộc vào từng lĩnh vực hợp tác cụ thể được quy định tại văn bản đó Hiện ASEAN không có cơ quan giám sát thực thi chuyên trách Đối với cơ chế giải quyết tranh chấp, ASEAN đã xây dựng được một hệ thống tương đối hoàn chỉnh trong lĩnh vực chính trị - an ninh, lĩnh vực kinh tế thương mại và giải quyết tranh chấp trong một số lĩnh vực chuyên ngành như đầu tư,… Tuy nhiên thực tiễn của ASEAN trong suốt thời gian qua cho thấy các cơ chế giải quyết tranh chấp được định sẵn của ASEAN rất ít được áp dụng.

1.2 Cơ chế xây dựng và thực thi pháp luật ASEAN1.2.1 Cơ chế xây dựng

ASEAN hoạt động dựa trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào nội bộ của nhau, tiến tới tuân thủ các quy định trong Hiến chương ASEAN Hiến chương này được xem là Hiến pháp của ASEAN.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Chương VII Hiến chương ASEAN, việc ra quyết định dựa trên tham vấn và đồng thuận là một nguyên tắc cơ bản của ASEAN:

3

Trang 6

Tham vấn và đồng thuận có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động của ASEAN Mọi vấn đề của ASEAN đều phải tham vấn tất cả các nước thành viên và quyết định chỉ được thông qua khi tất cả các nước thành viên nhất trí hoặc không phản đối Quyết định sẽ không được thông qua nếu có một quốc gia phản đối, nguyên tắc này nhằm bảo đảm quyền lợi cho tất cả các quốc gia thành viên.

Các quyết định sẽ được thông qua trên cơ sở trao đổi ý kiến và đi đến nhất trí Đây là nguyên tắc cơ bản trong việc quyết định các chính sách hợp tác, các lĩnh vực quan trọng của ASEAN, đồng thời cũng là nguyên tắc bao trùm trong các cuộc họp và hoạt động của ASEAN Quy định này áp dụng cho tất cả các cơ quan của ASEAN từ Hội nghị cấp cao, Hội đồng Điều phối, 03 Hội đồng Cộng đồng cho đến các cơ chế trực thuộc thấp hơn Theo đó, Hiến chương ASEAN quy định nếu không đạt được đồng thuận thì vấn đề sẽ được trình lên hội nghị Cấp cao ASEAN quyết định

1.2.2 Cơ chế thực thi

Thực thi pháp luật cộng đồng ASEAN là nghĩa vụ của các bên có liên quan, được thực hiện thông qua các hoạt động của các quốc gia thành viên, các thiết chế cộng đồng và đối tác của ASEAN Tại Khoản 2 Điều 5 Hiến chương ASEAN quy định:

Việc thực thi pháp luật ASEAN được thông qua hoạt động pháp lý của các quốc gia thành viên theo cơ chế chung hoặc cơ chế riêng trong từng lĩnh vực cụ thể, bao gồm:

Thứ nhất, áp dụng trực tiếp: các quốc gia thành viên ASEAN trên cơ sở Pháp luật

cộng đồng ASEAN về từng lĩnh vực sẽ tựu xây dựng cho mình cơ chế quốc gia đề tự thực hiện các quy phạm pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể đó.

Thứ hai, nội luật hóa: các quốc gia thành viên cùng tiến hành thực hiện các quy định

4

Trang 7

pháp luật Cộng đồng theo cơ chế chung

Thực thi pháp luật cộng đồng ASEAN được thực hiện thông qua các hoạt động chức năng theo nhiệm vụ của các thiết chế trong cộng đồng, cụ thể:

Một là, hội nghị cấp cao sẽ thực thi những biện pháp thích hợp để xử lý các tình

huống khẩn cấp tác động tới ASEAN;

Hai là, hội đồng điều phối thực thi các hoạt động được nêu trong Hiến chương hoặc

những hoạt động khác do Hội nghị cấp cao chỉ thị;

Ba là, các hội đồng cộng đồng đảm bảo việc triển khai các quyết định có liên quan

của Hội nghị cấp cao;

Bốn là, các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng thực hiện các thỏa thuận và quyết

định của Hội nghị cấp cao trong lĩnh vực của mình;

Năm là, Uỷ ban thường trực ASEAN thực thi các nhiệm vụ do Hội đồng điều phối

ASEAN quyết định.2

Việc thực thi pháp luật tạo cơ sở cho việc hình thành một khuôn khổ chung, thể chế liên kết khu vực trong môi trường mà hệ thống pháp luật và tư pháp của các quốc gia thành viên vốn đa dạng và khác biệt Trong quá trình liên kết và thực thi đó, các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin và tiếp thu xu hướng pháp luật mới đang dần được hình thành trong cộng đồng ASEAN.

2 Vai trò của luật mềm trong hệ thống pháp luật ASEAN2.1 Định nghĩa Luật mềm (Soft law)

Hiện nay Luật mềm (Soft law) vẫn chưa có một định nghĩa chính thức được công nhận và luôn là một chủ đề tranh cãi giữa các học giả luật quốc tế Theo A.T Guzman, T.L Meyer (2010) cho rằng luật mềm đơn giản không phải luật mà được nhấn mạnh là gần như có tính pháp lý, các quy định luật mềm không mang tính bắt buộc Luật mềm có tầm quan3

trọng trong việc phát triển luật pháp quốc tế và ý chí chính của các các quốc gia, cuối cùng

Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội A.T Guzman, T.L Meyer (2010), “International soft law” , 2(1), tr 171 – 225.

5

Trang 8

có thể được chuyển thành các quy tắc ràng buộc các chủ thể thông qua việc ký kết thành các hiệp định hoặc chấp nhận như một tập quán quốc tế (M.N Shaw, 2017) Về cách định4

nghĩa, theo James Crawford (2012) và M.N Shaw (2017) cho rằng luật mềm là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ các văn bản hay quy định mà bản chất không phải là luật, không mang tính chất ràng buộc cụ thể nhưng có tầm quan trọng trong khuôn khổ phát triển pháp luật quốc tế 56

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng định nghĩa về luật mềm hiện nay vẫn chưa có cách hiểu thống nhất và còn nhiều khó khăn trong việc xác định luật mềm Ví dụ các quốc gia ký kết điều ước quốc tế trong đó có những điều khoản không tạo ra nghĩa vụ pháp lý liệu có được xác định là luật mềm không, hoặc việc phân biệt giữa luật mềm với các tuyên bố của một7

quốc gia….

Trong khi “luật” theo cách hiểu truyền thống được coi là “cứng” do tính chất ràng buộc và có cơ chế đảm bảo thực thi, luật mềm không có tính ràng buộc về mặt pháp lý, vì vậy, có nhiều nghi vấn cho rằng liệu nó có còn đủ tiêu chuẩn để trở thành “luật” hay không Không phải mọi thỏa thuận không mang tính ràng buộc pháp lý đều được phân loại là luật mềm.

Do vậy, trong phạm vi của bài viết này, nhóm tác giả dựa trên cơ sở những đặc điểm cơ bản và vai trò của luật mềm trong hệ thống pháp luật ASEAN để đưa ra một cách hiểu về luật mềm mà nhóm sử dụng trong bài viết như sau:

M.N Shaw (2017), , Cambridge University Press, tái bản lần thứ 8.

James Crawford (2012), , OUP, tái bản lần thứ 8, tr 42 M N Shaw (2017), Tài liệu đã dẫn

Theo quy định của pháp luật quốc tế, điều ước quốc tế không bắt buộc phải tạo ra một quyền và nghĩa vụ giữa cácbên mà chỉ cần thỏa thuận bằng văn bản và tuân theo các quy định của pháp luật quốc tế Điều ước quốc tế là một luật“cứng” trong nguồn của pháp luật quốc tế theo Điều 38 của Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ)

6

Trang 9

2.2 Vai trò cụ thể của luật mềm trong hệ thống ASEAN

Như đã trình bày, cơ chế xây dựng pháp luật ASEAN đều phải dựa theo nguyên tắc đồng thuận, tức nghĩa cần có sự đồng ý của toàn bộ các quốc gia thành viên để thông qua một văn bản mang tính chất ràng buộc pháp lý Điều này gây ra khó khăn trong việc ký kết thúc đẩy phát triển trong các lĩnh vực ASEAN Vì vậy, các quốc gia trong khối thành viên ASEAN thông qua việc xây dựng những văn bản được hiểu là Soft law (luật mềm) mang tính chất chính trị ngoại giao và khuyến khích các quốc gia thực hiện, sau đó thông qua các quá trình đàm phán liên tục để đi đến ký kết thành các nội dung trong điều ước quốc tế Trong bài viết này, sẽ phân tích những thành quả của luật mềm từ đó đánh giá vai trò của luật mềm trong hệ thống pháp luật ASEAN ở 02 lĩnh vực là: (1) Môi trường biển và (2) Bảo vệ Nhân quyền

2.2.1 Đối với vấn đề Môi trường biển

Hiện nay, trong hệ thống pháp luật ASEAN còn thiếu những quy định mang tính chất ràng buộc nghĩa vụ giữa các quốc gia về vấn đề bảo vệ môi trường biển Lý do bởi việc có thể ký kết các điều ước liên quan đến bảo vệ môi trường biển là còn gặp nhiều khó khăn trong thực tiễn bởi cơ chế đồng thuận trong pháp luật ASEAN Chính vì vậy, luật mềm sinh ra như là một yếu tố quan trọng những cơ sở đầu tiên nhằm khuyến khích các quốc gia thực hiện và thay đổi trong tương lai gần và từ đó thông qua đàm phán đi đến việc thông qua các nội dung của luật mềm và thi hành trong thực tiễn Các thỏa thuận luật mềm này thường mang tính mềm dẻo, linh hoạt và có cơ chế thông qua nhanh hơn so với các điều ước quốc tế, điều này giúp các quốc gia dễ dàng đi đến sự thỏa thuận cũng như nâng cao hình ảnh, thể hiện sự thiện chí trong cộng đồng quốc tế

Một số bằng chứng cho sự phát triển và vai trò quan trọng của luật mềm như việc các quốc gia ven biển và những tổ chức trong khu vực đã thành lập nhiều sáng kiến, kế hoạch về vấn đề môi trường biển như Hiệp định ASEAN về Quản lý Ô nhiễm từ Tàu thuyền (ASEAN Agreement on the Management of Vessel-Source Pollution) và Kế hoạch

7

Trang 10

Hành động Khu vực ASEAN về Rác thải Biển (ASEAN Regional Action Plan for Marine Debris) Nhóm công tác ASEAN về Môi trường biển và ven biển (AWGCME) cũng tuân thủ Kế hoạch chi tiết về Kế hoạch chi tiết ASCC 2025, trong đó nêu ra các cam kết nhằm đảm bảo môi trường biển và ven biển của ASEAN được quản lý bền vững Điều này bao gồm việc bảo vệ các hệ sinh thái đại diện, các khu vực nguyên sơ, các loài và đảm bảo rằng các hoạt động kinh tế được giám sát bền vững, đồng thời nâng cao nhận thức của công chúng về các môi trường ven biển và biển này 8

Trong quan hệ đối tác với sự tham gia của các quốc gia trong khối ASEAN như Việt Nam, Singapore, Philippines, Campuchia, Indonesia, Lào về việc quản lý môi trường các vùng biển Đông Á (PEMSEA) với mục đích nuôi dưỡng và duy trì các đại dương, bờ biển, cộng đồng và nền kinh tế lành mạnh và kiên cường trên toàn khu vực PEMSEA đã thông qua các văn bản không mang tính bắt buộc Tuyên bố chung về quan hệ đối tác trong phòng chống và ứng phó sự cố tràn dầu ở Vịnh Thái Lan (Chương trình GOT) được ký bởi Campuchia, Thái Lan và Việt Nam năm 2006 PEMSEA cũng đã xây dựng Bộ công cụ quản lý ven biển và Hướng dẫn hành động về rác thải biển

Ngoài ra, Soft law (luật mềm) còn đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý hòa bình và an ninh ở Biển Đông thông qua các biện pháp như sau: Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ASEAN và Trung Quốc ký tháng 10 – 2002, coi đây là một bước quan trọng tiến đến hình thành Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) Nhân dịp này, ASEAN và Trung Quốc cũng ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc, theo đó dự kiến hoàn thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc là năm 2010 với sáu nước ASEAN cũ và năm 2015 với bốn nước ASEAN mới DOC không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, đơn thuần chỉ là tuyên bố chính trị Do đó tuyên bố này không có hiệu lực thực tế nhằm ngăn chặn hay chế tài các hành động gây căng thẳng trên Biển Đông như bắt giữa ngư dân hay mở rộng các căn cứ quân sự trên các đảo hay bãi đá đã chiếm đóng Sau gần một thập kỷ DOC ra đời, ASEAN và Trung Quốc đã thông qua được Bản quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC ngày 21/7/2011 tại Bali,

Asean Socio-Cultural Community Blueprint 2016, Asean Socio-Cultural Community Blueprint 2025.

8

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w