BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG ÁNH SÁNG - MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG ÁNH SÁNG - MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN CỦA HỌC SINH.
Ngành: Sư phạm Khoa học tự nhiên
Mã ngành: 7140247
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG ÁNH SÁNG - MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN CỦA HỌC SINH
Chuyên ngành: Sư phạm Khoa học tự nhiên
Mã ngành: 7140247
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Lê Phương Thuỷ - 46.01.401.270 Đặng Thị Hồng Phúc - 46.01.401.195 Trần Thị Thu Phương - 46.01.401.204 Phạm Hồ Xuân Quỳnh - 46.01.401.219
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thanh Nga
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2023
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 1
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
5 Giả thiết khoa học 1
6 Phương pháp nghiên cứu 1
7 Dự kiến đóng góp mới của đề tài 1
8 Cấu trúc tiểu luận 2
9 Kế hoạch nghiên cứu 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO 4
PHỤ LỤC 5
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Đối với Giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.” Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh;
Trong thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới, có nêu lên quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông như sau: “Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”
Hiện nay, chương trình GDPT 2018 đang được triển khai đồng bộ trên khắp
cả nước, ở tất cả cấp học và đã đi được hơn nửa chặng đường đây là việc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lộ trình đổi mới giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông tuy khó khăn nhiều, nhưng cũng hứa hẹn thành tựu ở phía trước
Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở nước ta, hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục bắt buộc với mục đích nhằm hình thành, phát triển
1
Trang 6các phẩm chất và năng lực cho học sinh Hiện nay, hoạt động này đã bước đầu được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau ở trường phổ thông
Hoạt động trải nghiệm là một phần không thể thiếu trong quá trình học tập Theo đó có thể nói, HĐTN khiến nội dung giáo dục không bị rập khuôn theo sách
vở, mà gắn liền với thực tiễn xã hội, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn đời sống xã hội, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động trong môi trường học tập trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển năng lực (NL), nhân cách cho
HS, đặc biệt là đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Nó không chỉ giúp học sinh hiểu sâu về nội dung mà còn giúp phát triển
kỹ năng sống và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ
Trong môn khoa học tự nhiên, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm có thể là một phương pháp hiệu quả để giúp học sinh tiếp cận và tìm hiểu về nội dung học tập Phần kiến thức nội dung “Ánh sáng” – Khoa học tự nhiên 7 là những kiến thức căn bản, quan trọng trong chương trình giáo dục 2018 Kiến thức nội dung này không chỉ giúp học sinh hiểu về cấu trúc và tính chất của ánh sáng, mà còn áp dụng vào cuộc sống hàng ngày và là nền tảng cho các chủ đề quang học và công nghệ khác Ngoài ra, nó cũng có thể định hướng sự nghiệp và khuyến khích sự quan tâm của học sinh đối với các lĩnh vực liên quan Điều này có thể mở ra cơ hội cho sự phát triển cá nhân và sự nghiệp trong các lĩnh vực này
Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài: Tổ chức hoạt động
trải nghiệm trong dạy học nội dung “Ánh sáng” - Môn Khoa học tự nhiên lớp 7 nhằm phát triển năng lực khoa học tự nhiên của học sinh.
Trang 72 Mục tiêu nghiên cứu
Thiết kế và tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học một số kiến thức thuộc nội dung “Ánh sáng” - môn Khoa học tự nhiên lớp 7 nhằm phát triển năng lực khoa học tự nhiên của học sinh
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ 1: Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
Nghiên cứu các lý thuyết về hoạt động trải nghiệm, cơ sở lí luận để phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho học sinh
- Nhiệm vụ 2: Xây dựng các nội dung, bao gồm:
+ Phân tích nội dung kiến thức “Ánh sáng” trong chương trình Khoa học tự nhiên lớp 7 theo hình thức hoạt động trải nghiệm
+ Tìm hiểu ứng dụng các kiến thức phần “Ánh sáng” môn Khoa học tự nhiên 7 trong thực tế
+ Xây dựng ý tưởng hoạt động trải nghiệm với kiến thức phần “Ánh sáng”
+ Lựa chọn và sắp xếp các nội dung kiến thức hợp lý, đúng hình thức hoạt động trải nghiệm, đảm bảo tính khoa học của chủ đề
+ Xây dựng các tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm phù hợp với từng phần nội dung kiến thức của các chủ đề
3
Trang 8+ Xây dựng hệ thống phiếu học tập, phiếu theo dõi, thông tin bổ sung và các công
cụ hỗ trợ cho HS thực hiện chủ đề
+ Xây dựng hệ thống kiểm tra đánh giá nhằm đánh giá kết quả học tập, năng lực Khoa học tự nhiên của học sinh lớp 7 THCS
- Nhiệm vụ 3: Tiến hành thực nghiệm sư phạm.
Tổ chức thực nghiệm sư phạm ở trường THCS trên địa bàn, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài và rút ra các kết luận cần thiết
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 7 nhằm phát triển năng lực khoa học tự nhiên của học sinh
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Hoạt động dạy học nội dung “Ánh sáng” môn Khoa học tự nhiên 7 theo hình thức hoạt động trải nghiệm
+ Một số trường THCS thuộc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
+ Thời gian: 9/2023 đến 1/2024
Trang 95 Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được một số hoạt động trải nghiệm trong nội dung “Ánh sáng” – môn Khoa học tự nhiên lớp 7 và tổ chức dạy học ở trường Trung học cơ sở thì sẽ phát triển được năng lực khoa học tự nhiên của học sinh
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học theo hình thức HĐTN, năng lực khoa học tự nhiên của HS
+ Nghiên cứu các kiến thức phần “Ánh sáng” môn Khoa học tự nhiên và các tài liệu khoa học có liên quan
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Điều tra thực trạng dạy học nội dung kiến thức “Ánh sáng”, những hiểu biết của
GV về HĐTN tại một số trường trung học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
6.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
+ Tiến hành dạy học thực nghiệm HĐTN ở trường THCS theo tiến trình đã đề xuất
+ Phân tích kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm
+ Phương tiện: Phiếu khảo sát, phiếu đánh giá, dụng cụ ghi chép, ghi hình
7 Dự kiến đóng góp mới của đề tài
- Cấu trúc sắp xếp nội dung kiến thức ánh sáng theo hướng hđtn
5
Trang 10- Xây dựng được tiến trình tổ chức HĐTN liên quan đến nội dung “Ánh sáng” – môn KHTN 7 nhằm bồi dưỡng năng lực khoa học tự nhiên của HS
- Tài liệu tham khảo cho GV trong tổ chức HĐTN ở một số kiến thức “Ánh sáng” – môn KHTN 7 nhằm bồi dưỡng năng lực KHTN của HS
8 Cấu trúc tiểu luận
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC KHTN CỦA HỌC SINH
1.1 Hoạt động trải nghiệm trong môn KHTN ở trường THCS
1.1.1 Định nghĩa hoạt động trải nghiệm
1.1.2 Bản chất của hoạt động trải nghiệm
1.1.3 Nội dung của hoạt động trải nghiệm
1.1.4 Phương thức tổ chức hoạt động trải nghiệm
1.2 Năng lực KHTN của học sinh ở trường Trung học cơ sở
1.2.1 Khái niệm năng lực KHTN của học sinh
1.2.2 Biểu hiện năng lực KHTN của học sinh
1.2.3 Biện pháp bồi dưỡng năng lực KHTN của học sinh theo hình thức tổ chức HĐTN
1.3 Quy trình thiết kế bài học HDTN
1.4 Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn KHTN theo hướng phát triển năng lực KHTN của HS
Trang 11CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC NỘI DUNG ÁNH SÁNG - MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7 HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
2.1 Phân tích nội dung “Ánh sáng” – môn Khoa học tự nhiên 7 theo hướng tổ chức HĐTN
2.1.1 Cấu trúc của chương
2.1.2 Mục tiêu chương
2.1.3 Phân tích nội dung kiến thức chương trình theo định hướng HĐTN
2.2 Xây dựng tiến trình hoạt động trải nghiệm nội dung “Ánh sáng” – môn Khoa học tự nhiên 7 nhằm phát triển năng lực KHTN của HS
2.3 Xây dựng công cụ đánh giá năng lực KHTN của học sinh theo hướng tổ chức HĐTN
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm
3.2 Đối tượng thực nghiệm sư phạm
3.3 Nội dung và kế hoạch thực nghiệm sư phạm
3.4 Diễn biến thực nghiệm sư phạm
3.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
9 Kế hoạch nghiên cứu
Thời gian Nội dung
công việc
Sản phẩm
dự kiến
Phương pháp/phương tiện
Người phối hợp thực hiện
Ghi chú
7
Trang 12TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ giáo dục và đào tạo (2018) Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Hà Nội
2 Bộ giáo dục và đào tạo (2018) Chương trình giáo dục phổ thông hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, (Ban hành kèm theo Thông tư số
Trang 1332/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
9
Trang 14XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC