1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Tăng cường quản trị rủi ro trong cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong - chi nhánh Thành Đô

74 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tăng cường quản trị rủi ro trong cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong - chi nhánh Thành Đô
Tác giả Lý Minh Trí
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Thanh Tâm
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Ngân hàng - Tài chính
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 15,03 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Rủi ro tín dụng là khả năng mắt mát do việc không tuân thủ nghĩa vụ nợ của khách hàng đối với ngân hàng theo các điều khoản trong hợp đồng tín dụng.. trongnghiệp vụ cho

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

VIEN NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH

Dé tai: Tăng cường quản trị rúi ro trong cho vay

tại Ngân hàng Thương mại Cé phan Tiên Phong - chỉ nhánh Thành Đô

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Lê Thanh TâmSinh viên ¿ Lý Minh Trí

Mã sinh viên ; 11154685

Hà Nội, 2018

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC BANG BIEU HÌNH VẼ

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT.

LOI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: CO SỞ LÝ LUẬN VE QUAN TRI RỦI RO TRONG CHO VAY CUA NGAN HANG THUONG MAI

1.1 Rui ro trong cho vay đối với Ngân hàng

1.1.1 Khái niệm và phân loại rủi ro trong ngân Nang -. . «<< 101.1.2 Rui ro trong cho vay đối với ngân hàng thương mại -« 10

1.2 Quản trị rủi ro trong cho vay đối với ngân hàng thương mại - 161.2.1 Khái niệm

1.2.2 Nội dung quản trị rủi ro trong Cho VAY -e-5sccsc5ecc<>ccceeseceexeeecrx 17

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay của

Ngân hàng thương mại

N1 Trung 6

1.3.2 Nhân tô khách quan

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG CHI NHÁNH THÀNH ĐÔ.

2.1 Giới thiệu Ngân hàng TMCP Tiên Phong và Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi

nhánh Thanh Đô.

2.1.1 Hệ thong Ngân hàng TMCP Tiên Phong

2.1.2 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Tiên Phong chỉ nhánh Thành Đô

2.1.3 Khái quát các hoạt động kinh doanh của TPBank Chỉ nhánh Thành Đó 33

2.2 Tình hình kinh doanh của TPBank Chi nhánh Thành Đô giai đoạn 2015 - 2017

Trang 3

2.2.2 Hoạt động tín dụng

22:9: FIOGE MONS GACT VỆ dc: có cc22s 45116 12434118556144038554394113136033315232615143562633423102355366 1039324150 382.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh -55555ccccccvvccvvvvvvvevsececceccee 392.2.5 Đánh giá chung tình hình kinh doanh giai đoạn 2015 - 2017 40

2.3 Thực trạng công tác quản trị rủi ro trong cho vay tại TPBank Thành Đô giai

đoạn 2015 - 2017

2.3.1 Nhận biết rủi ro tín dụng -ccccz+2222EESSvvzttEEEEEEkvrrrrrrtrrrrrrrerrrrrrree 42

2.3.2 Do lường rủi ro tin dụ 5-5 kềStềtEEEkéEETH HH Hư 452.3.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng -cccc:c:5222522vvctetEEEEEEvvverrrrtrrkrrrrrrrrrrrres 49

2.3.4 Xử lý rủi ro tin MUN St nSt+kềkEEtEekhkhTHhhH gà 56

2.4 Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro trong cho vay tại TPBank Thành Đô 58

2.4.1 Kết quả đạt được

2.4.2 Hạn chế

2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY

TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG CHI NHÁNH THÀNH ĐÔ 63

3.1 Triển vọng và định hướng đối với công tác quản trị rủi ro trong cho vay tại

TPBank Thành Đô trong thời gian tới +633.1.1 Phân tích mô hình PEST và triển vọng phát triển của TPBank Thành Đô 63

3.1.2 Định hướng phát triển của TPahk -cccccc55cccvvccesrrrrrvvvvrerrrsrrrrr 64

3.1.3 Định hướng đối với công tác quản trị rủi ro trong cho vay ÓÓ

3.2 Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong cho vay tại TPBank Thành Đô 67

3.2.1 Giải pháp trong nhận điện rủi FO -. ce5ce55+Seeceseeexerxereererereree 67

3.2.2 Giải pháp trong đo lường rủi TO ecccccecSceeeeererrertereerrerrrreee 673.2.3 Giải pháp trong kiếm soát rủi ro -68

Trang 4

3.2.4 Giải pháp trong xử lý rủi ro

3.3 Kiến nghị

3.3.1 Với TPBank hội sở

3.3.2 Với Ngân hàng Nhà HƯỚC: c coi 2 Hà HQ Hà 4ã Là 4144 là 4444 406484441644444461638 71

Trang 5

DANH MỤC BANG BIEU HÌNH

STT Tên bảng TrangHình 1.1 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng 17Hình 2.1 | Sơ đồ cơ cấu tổ chức TPBank Thành Đô 32 Tình hình huy động vốn TPBank Thành Đô giai đoạn 2015 -

Bang 2.8 Các chi tiêu phi tài chính xếp hang tín dung 49

Bảng 2.9 | Kết quả xép hạng tín dụng tại TPBank Thành Đô 50

Bang 2.10 | Phân loại nợ tai TPBank Thanh Đô giải đoạn 2015 - 2017 53

Bang 2.11 | Phân loại nợ theo phân khúc khách hang giai đoạn 2015 - 2017 54Bảng 2.12 | Ty lệ Dự phòng trên Tổng dư nợ giai đoạn 2015 - 2017 55Bảng 2.13 | Tỷ lệ Tài san dam bảo trên Tổng dư nợ giai đoạn 2015 - 2017 56Bang 2.14 | Các sản phẩm cho vay phân khúc RB giai đoạn 2015 - 2017 58

Trang 6

DANH MỤC CAC CHỮ VIET TATNHNN Ngân hàng Nhà nước

TMCP Thương mại cổ phân

RRTD Rui ro tín dụng

DPRR Dự phòng rủi ro

TSPB Tai san dam bao

CIC Hệ thống trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia

BCTC Báo cáo tài chính

SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ

RB Phân khúc bán lẻ (Retail Banking)

CB Phân khúc khách hàng doanh nghiệp (Coporate Banking)

WB Phân khúc bán buôn (Wholesale Banking) TPBank Ngân hàng TMCP Tiên Phong

TPBank Thành Đô Ngân hàng TMCP Tiên Phong - chỉ nhánh Thành Đô

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Rủi ro tín dụng là khả năng mắt mát do việc không tuân thủ nghĩa vụ nợ của

khách hàng đối với ngân hàng theo các điều khoản trong hợp đồng tín dụng Bên cạnh

rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng là một thách thức lớn mà các ngânhàng thương mại phải đối mặt trong quá trình hoạt động Khi xảy ra rủi ro tín dụng, cáckhoản nợ của ngân hàng có thé xảy ra nguy cơ không thu hồi được hoặc nghiêm trọng

hơn ngân hàng sẽ mắt uy tín và tam lý rút tiền ồ ạt của người dân sẽ đặt ngân hàng vàotrạng thái có nguy cơ phá sản Ngày nay, các ngân hàng luôn mở rộng quy mô tín dụng

éu khảo sát ngân hàng Việt Nam năm

dé đáp ứng nhu cầu của thị trường Theo số

2013 của KPMG, hơn một nửa tài sản ngân hàng là các khoản cho vay và ứng trướccho khách hàng, doanh thu từ hoạt động tín dụng thường chiếm khoảng 2/3 tổng doanh

thu Do đó, quản trị rủi ro tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành củacác ngân hàng.

Tại Việt Nam, hoạt động quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP Tiên Phong(TPBank) đã đạt được những thành tựu to lớn, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh

tế nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng Việc quản trị rủi ro tín dụng được quản

lý bởi Hội đồng tín dụng, Khối Quản trị rủi ro, Chính sách tín dụng dưới sự giám sát

của Ban điều hành và Hội đồng quản trị Ngân hàng quản trị rủi ro tín dụng bằng cáchđặt các giới hạn liên quan đến một bên vay hoặc nhóm các khách hàng vay theo quyđịnh của NHNN Ngoài ra, rủi ro tín dụng được quản lý thông qua việc xem xét thườngxuyên các loại tài sản đảm bảo, phân tích khả năng của khách hàng vay và tìm kiếmkhách hàng tiềm năng để đáp ứng các nghĩa vụ trả lãi vay và vốn

Tại TPBank Thành Đô qua 5 năm hình thành và phát triển, Chỉ nhánh có quy

trình quản trị rủi ro tương tự như bắt kỳ chỉ nhánh ngân hàng nào trong toàn hệ thống.

Đối với một đơn vị kinh doanh cấp chỉ nhánh, TPBank Thành Đô có cơ cấu hoạt động

tín dụng đặc biệt mảng cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động kinh doanh và là hoạt động nền tảng mang lại lợi nhuận đều đặn hằng năm cho ngân hàng.

Điều này chứng minh rằng quản trị rủi ro trong cho vay có ảnh hưởng lớn đến hoạt

động và lợi nhuận của ngân hàng Hơn nữa mục tiêu tăng trưởng tín dụng đã tăng lên

Trang 8

theo thời gian, gắn liền với yêu cầu phát triển hệ thống tài chính - ngân hàng bền vững,đặt các ngân hàng hướng tới hoạt động quản trị rủi ro chặt chẽ và hiệu quả hơn Dần

đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình hội nhập Trên cơ sở đó, tăng cường quản trị

rủi ro là rất cần thiết để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng tín dụng và giữ các tỷ lệ nợ xấu,

nợ quá hạn thấp Việc nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro trong cho vay tại TPBank

Thành Đô từ đó đề xuất các giải pháp sẽ là những đóng góp cho việc tăng cường quản

trị rủi ro cấp Chi nhánh của TPBank nói riêng và những đề xuất dé nâng cao công tácquản trị rủi ro toàn hệ thống nói chung

2 Mục tiêu nghiên cứu của đê tài

Dé tài nghiên cứu nhăm thực hiện các mục tiêu sau:

- Hệ thống cơ sở lý luận về quản trị rủi ro cho vay đối với Ngân hàng thươngmại Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro cho vay đối với các Ngân

hàng.

- Phân tích và đánh giá thực trang quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng TMCP

Tiên Phong-Chi nhánh Thành Đô.

- Đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản trị rủi ro trong cho

vay cho Ngân hàng TMCP Tiên Phong-Chi nhánh Thành Đô.

3 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu về hệ thống quản trị rủi ro của TPBank nói chung và Chi nhánh Thành Đô nói riêng Ngoài ra, để cung cấp thêm thông tin va làm rõ các

TPBank-khái niệm, thì các đối tượng như rủi ro trong Ngân hàng, rủi ro tín dụng, các nhân tố

ảnh hưởng cũng được đề tài tóm lược

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu tổng hợp các kiến thức liên quan về quản trị rủi ro trong hoạt động

của Ngân hàng thương mại, quản trị doanh nghiệp bằng phương pháp tông hợp Từ đólàm cơ sở cho việc đánh giá, phân tích và đề ra giải pháp ở các chương sau

Trang 9

Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng trong việc phân tích và đánh giáthực trạng quản trị rủi ro cho vay tại TPBank Thành Đô Trên cơ sở đó đề ra các giảipháp tăng cường quản trị rủi ro cho Chi nhánh.

5 Bố cục chuyên đề

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, chuyên đề được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong cho vay của Ngân hàng thươngmại

Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong cho vay tại Ngân hàng TMCP Tiên

Phong - Chi nhánh Thành Đô

Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong cho vay tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Thành Đô

Trang 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY CUA NGÂN HÀNG THUONG MẠI

1.1 Rui ro trong cho vay đối với Ngân hàng

1.1.1 Khái niệm và phân loại rủi ro trong ngân hang

Theo Phan Thị Thu Hà (2013) “ri ro là nguy cơ xảy ra những biến cô ngoàimong muốn, gây ra những tác động bắt lợi cho các cá nhân hoặc tổ chức ” Đối với cácngân hàng, các nguy cơ ngày có thể dẫn đến sự tổn thất về tài sản, giảm sút lợi nhuận

thực tế so với dự kiến, phải bỏ thêm các khoản chỉ phí hoặc đặt ngân hàng vào trạng

thái khó khăn về mặt tài chính Ngoài ra, các tác động này có thể biểu diễn dưới dạngphi tài chính gây hậu quả tiêu cực đến uy tín, ảnh hưởng đến hình ảnh của ngân hàng

gây ra những bat lợi trong tương lai Theo Phan Thị Thu Hà (2013) thì “rử¿ ro trong

hoạt động kinh doanh của ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hang”

Phân chia rủi ro theo các nhân tố tác động đến tổn thất, rủi ro gồm CÓ rủi ro tín

dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động (Phan Thị Thu

Hà, 2013) Còn theo Ủy ban giám sát Ngân hàng Basel, có ba nhóm rủi ro chính mà ngân hàng có thể phải đối mặt là: rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động (LêCông, 2017).

Rui ro thị trường là khả năng xảy ra tốn thất về thu nhập hoặc vốn cho ngânhàng do những tác động thay đổi bat lợi của các yếu tố trên thị trường như biến lãi suất,

ty giá, giá chứng khoán, giá hàng héa, Do đó rủi ro thị trường bao gồm những yếu tố

liên quan đến lãi suất, tỷ giá hối đoái và giá cả trên thị trường

Rui ro hoạt động là khả năng xảy ra tôn thất cho ngân hàng do các quy trình nội

bộ không đầy đủ hoặc bị lỗi, do con người, do các hệ thống hoặc do các sự kiện bên

ngoài Rui ro hoạt động bao gồm cả yếu tố pháp lý.

Rui ro tín dung là những khả năng xảy ra tốn thất cho ngân hàng khi khách hang

không không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ những nghĩa vụ theo hợp đồng tín

dụng đã ký giữa ngân hàng với khách hàng.

1.1.2 Rui ro trong cho vay đối với ngân hang thương mại

Trang 11

Trong ngân hàng thương mại, cấp tín dụng là một trong những nghiệp vụ quantrọng nhất của ngân hàng và sử dụng nhiều vốn nhất Theo Luật các Tổ chức tín dụng

(2010), “cấp tín dụng là việc ngân hàng thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một

khoản tiên hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trảbằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân

hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác ”.

Trên thực tế, hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng tương đối đa đạng tùy theo

tiêu chí phân loại nhưng nghiệp vụ cho vay thông thường chiếm tỷ trọng cao nhất.

Nghiệp vụ cho vay trên cơ sở sử dụng nhiều vốn và cũng đem lại phần lớn lợi nhuậncho ngân hàng, vì vậy nguy cơ xảy ra rủi ro cho vay là rất lớn với nhiều mức độ tổn

thất và không theo quy luật chung Tuy nhiên rủi ro thường đi đôi với lợi ích nên các

ngân hàng luôn phải đánh giá và kiểm soát rủi ro nhằm hạn chế tổn thất cho ngân hang

và đạt các mục tiêu mong muốn.

Theo Phan Thị Thu Hà (2013), “cho vay là việc ngân hàng cấp tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định ”.

Vì vậy, rủi ro cho vay cũng thuộc rủi ro tín dụng Trong khuôn khổ đề tài, rủi ro

cho vay được định nghĩa là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi khách hàngkhông có khả năng thực hiện các nghĩa vụ nợ theo hợp đồng cho vay

1.1.2.2 Phân loại

Dựa vào các nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro cho vay có thể phân chia thành

hai loại như sau:

- Rui ro giao dịch phát sinh do những nguyên nhân hạn chế từ quá trình tiếp

nhận và phê duyệt khoản vay “Rui ro giao dich bao gồm rủi ro lựa chọn (rủi ro liên

quan đến quá trình đánh giá và phân tích tin dụng, phương án vay vốn dé quyết định

tài trợ của tổ chức tài chính); rủi ro bảo đảm (rủi ro liên quan đến các tiêu chuẩn đảm

bảo như mức cho vay, loại tài sản dam bảo, chủ thể đảm bảo, ); rủi ro nghiệp vụ (rải

ro liên quan đến công tác quan lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sửdụng hệ thông xép hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đê)” (Phan Thị

Trang 12

- Rui ro danh mục bắt nguồn từ những hạn chế trong cách thức quản lý danhmục cho vay của ngân hàng Rủi ro danh mục bao gồm rủi ro nội tại (xuất phát từ lĩnhvực kinh tế cho vay, đặc điểm khách hàng và mục đích sử dụng vốn của khách hàng)

và rủi ro tập trung (xuất phát từ việc ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vào mộtvùng nhất định, một hình thức vay, một nhóm khách hàng mà sự tập trung đó có mức

độ rủi ro cao).

Dựa vào tác động bên trong và tác động bên ngoài của nguyên nhân phát sinh

thì rủi ro cho vay được phân thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan.

- Rui ro khách quan xuất phát từ các nguyên nhân khách quan không kiểm soát

được như động đất, sóng thần, dịch bệnh, sức khỏe tính mạng người vay và các diễnbiến ngoài dự kiến khác làm ảnh hưởng đến vốn vay trong điều kiện người vay đã thực

hiện nghiêm túc theo hợp đồng.

- Rủi ro chủ quan xuất phát từ những nguyên nhân thuộc về người cho vay và

người đi vay, vì vô tình hay cố ý làm ảnh hưởng đến vốn vay hay vì lý do chủ quankhác làm thất thoát vốn của ngân hàng

1.1.2.3 Nguyên nhân của rủi ro trong cho vay

Nguyên nhân từ phía Ngân hàng cho vay

Chính sách cho vay chưa hoàn thiện dễ khiến cho các ngân hàng gặp phải rủi rotrong cho vay, với quy chế quá linh hoạt, khách hàng có thé lợi dụng những kẽ hở dé

trục lợi, hoặc câu kết với nhân viên cho vay làm hồ sơ vay có lợi cho mình Biện pháp

gia hạn nợ nhiều lần của ngân hàng có thể tránh tỉ lệ nợ quá hạn cao Ngoài ra, việctheo đuổi chính sách mở rộng cho vay có thể dẫn đến xảy ra rủi ro lựa chọn khi lựa

chọn những khách hàng không tốt, hoặc trong trường hợp thông tin bắt cân xứng sẽ

xảy ra sự lựa chọn đối nghịch khiến sự giám sát khoản vay giảm xuống, các quy trình

cho vay và an toàn tin dụng bị nới lỏng Mức độ cạnh tranh gay gắt khiến mục tiêu thu hút khách hàng giữa các ngân hàng được chú trọng có thể làm hạ thấp tiêu chuẩn tín

dụng Hoặc xuất phát từ yếu kém của nhân viên tín dụng đánh giá sai khoản vay, đặcđiểm và mục đích vay vốn Các ngân hàng nếu quá chú trọng đến số lượng khách hàng

Trang 13

cơ sở vật chất, năng lực công nghệ, năng lực nhân viên, quy trình thẩm định trongnghiệp vụ cho vay nếu không tốt cũng là nguyên nhân gia tăng rủi ro.

Nguyên nhân từ phía khách hàng đi vay

Năng lực quản lý tài chính của khách hàng trong việc đi vay và sử dụng khoảnvay có tác động rất lớn đến việc hoàn thành nghĩa vụ nợ khi đến hạn của hợp đồng cho

vay vốn Khách hàng có năng lực yếu kém có thể dẫn tới trường hợp vốn vay sử dụng

không hiệu quả, việc đầu tư không sinh lời kì vọng để trả nợ cho ngân hàng hoặc hoàntrả không đúng hạn Ngoài ra, khách hàng có thể gặp vấn đề trong sản xuất kinh doanh,

hoặc vấn đề sức khỏe làm tác động đến khả năng trả nợ Nhiều trường hợp khách hàng

đầu tư sinh lời nhưng cé tình không trả nợ cho các ngân hàng đúng hạn hoặc có ýkhông muốn trả nợ, chậm ché trả nợ với hy vọng chiếm dụng vốn hoặc sử dụng vốn lâuhơn.

Các nguyên nhân khác

Những nguyên nhân xuất phát từ tính khách quan như sự thay đổi bat lợi củamôi trường pháp lý, môi trường kinh tế suy thoái, khủng hoảng, các thiên tai xảy rahoặc môi trường chính trị xã hội có thể làm gia răng rủi ro của các khoản vay

1.1.2.4 Tác động của rủi ro trong cho vay

Đối với các ngân hàng

- Rui ro làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh: Rui ro cho vay xảy ra khiến cácngân hàng không thu hồi được lãi và gốc theo đúng thời hạn trong hợp đồng tín dụng,

thậm chí có nguy cơ xảy ra mat vốn Bên cạnh đó, rủi ro cao khiến các ngân hàng phải

tăng cường trích lập các khoản mục dự phòng rủi ro từ đó làm cho doanh thu và lợinhuận của ngân hàng thấp hơn, ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh

- Rui ro làm giảm uy tín: Chất lượng tín dụng của các ngân hàng không tốt théhiện ở một số chỉ tiêu như có tỷ lệ nợ quá hạn hoặc các khoản nợ xấu cao và dé xay ra

thất thoát vốn thì ngân hàng có nguy cơ mất uy tín với người gửi tiền Thông tin về

mức độ rủi ro hoặc hoạt động cho vay không hiệu quả thường được NHNN kiểm soátrất chặt chẽ và được báo chí quan tâm vì ngân hàng có vai trò quan trọng trong nền

Trang 14

kinh tế Khi mất uy tín trong dân chúng, ngân hàng khó khăn trong việc huy động vốn

và giảm khả năng cạnh tranh với những ngân hàng khác.

- Rui ro làm ảnh hưởng khả năng thanh toán: Các hoạt động chủ yếu của ngânhàng là nhận tiền gửi, cho vay và thanh toán Nếu các khoản vay gặp rủi ro thì việc thuhồi gốc và lãi của ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong khi đó vẫn phải trả lãi và thanhtoán các khoản tiền gửi đúng hạn Trong trường hợp vốn huy động khó khăn hơn domat uy tín, tâm lý lo sợ nên rút tiền của người dân ngày càng tăng lên khiến các ngânhàng gặp khó khăn trong khả năng thanh toán.

- Rui ro làm phá sản ngân hàng: Ngân hàng sẽ phải chịu tổn thất về tài chính và

thiệt hại về uy tín, lòng tin khi có rủi ro xảy ra Dé xảy ra rủi ro và không kiểm soátđược sẽ tạo nên phan ứng dây chuyên trong nền kinh tế, khiến người dân đồ xô đến rút

tiền Việc không xoay sở được khả năng thanh toán khi việc rút tiền đồng loạt khiến

các ngân hàng dẫn đến phá sản

Đối với người gửi tiền: Khi các ngân hàng mat vốn và không thu được lãi từcác khoản cho vay thì người gửi tiền là những người có thé bị mat tiền Nguồn vốn cho

vay của ngân hàng chủ yếu đến từ nguồn tiền gửi của dân chúng Vì vậy, khi xảy ra rủi

ro cho vay, các ngân hàng sẽ đối mặt với việc rút tiền 6 ạt từ phía người dân, có thé nơivào tình trạng mắt thanh khoản và dẫn tới phá sản Các khác hàng có khoản tiền gửi tại

ngân hàng sẽ đối mặt với nguy cơ không thu hồi được vốn.

Déi với người đi vay: Rui ro xảy ra sẽ ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

Điều đó đồng nghĩa với việc lượng tiền gửi thu hút sẽ ít đi và các ngân hàng phải tănglãi suất cao hơn nhằm thu hút khách hàng đề huy động vốn Các khoản cho vay ra từ đó

cũng bị áp dụng các ràng buộc chặt chẽ và mức lãi suất cao hơn dé bù đắp cho việc huy động vốn với lãi suất cao Người đi vay từ đó khó tiếp cận với nguồn vốn hoặc việc

huy động vốn phải chịu chi phí cao hơn Đối với người đi vay đề xảy ra rủi ro cho vay

thì khách hàng có thể sẽ bị áp dụng những mức phạt lãi suất cao hơn trong hợp đồng, việc tìm kiếm các khoản vay sau đó cũng khó khăn hơn rất nhiều vì lịch sử tín dụng

không tốt

Trang 15

Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = —— 1 quá HẠ" , soo

T Tổng dư nợ cho vay

Nợ quá hạn là nợ của những khách hàng được đánh giá là có dấu hiệu khó khăn

về khả năng trả nợ hoặc không trả nợ đúng hạn (nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5) Các khoản

nợ này có thể là nợ trong hạn, các khoản nợ được gia hạn và nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quáhạn càng cao thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng của ngân hàng càng lớn Theo thông lệquốc tế, tỷ lệ nợ quá hạn < 5% là ở mức chấp nhận được

Các ngân hàng chuẩn bị ứng phó với nguy cơ mat vốn bằng bằng việc trích lập

quỹ dự phòng như một khoản chỉ phí Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng dựa trên kết

quả phân loại toàn bộ danh mục tín dụng của ngân hàng thành các nhóm nợ khác nhau

và tỷ lệ trích tăng dần theo mức độ rủi ro Tỷ lệ này cao thể hiện mức độ rủi ro tín dụnglớn.

Trang 16

Tỷ lệ nợ có Tài sản bảo dam trên tong dự nợ

vua , ¬ Nợ có đảm bảo

Tỷ lệ Nợ có TSBD trên tổng dư nợ = ———————— * 100%

Tổng dư nợ

Ty lệ này cho biết tỷ trọng những món nợ có đảm bao ban tài sản trong tổng dư

nợ Tài sản đảm bảo không chỉ là động cơ khuyến khích khách hàng trả nợ đúng hạn để

không bị thanh lý tài sản, mà còn là nguồn bù đắp giá trị các khoản vay khi xảy ra tổn

thất cho ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng trách nhiệm của mình theohợp đồng tín dụng Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro tín dụng của ngân hàng càng thấp

1.2 Quản trị rủi ro trong cho vay đối với ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm

Theo Phan Thị Thu Ha (2016), “quản tri rủi ro là quá trình nhận diện đo lường,kiểm soát và xử lý rủi ro nhằm hạn chế tổn thất về thu nhập hoặc vốn của định chế tài

chính khi rủi ro xảy ra”.

Rủi ro cho vay là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng khôngthực hiện được nghĩa vụ nợ Hoạt động quản trị rủi ro cho vay nhằm mục đích đảm bảocho các hoạt động cho vay của ngân hàng không phải gánh chịu những rủi ro hoặc hạnchế những tổn thất mà lẽ ra ngân hàng phải gánh chịu

Theo Phan Thị Thu Hà (2016), “quản tri rủi ro tín dụng là quá trình xây dung

và thực thi các chiến lược, chính sách quản lý, kinh doanh tin dụng, tăng cường các

biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu nhằm đạt được các

mục tiêu an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng và phát triển bên vững đối với hoạtđộng tín dụng của tổ chức tín dụng ”

Quản trị rủi ro của ngân hàng được xem xét trên cả hai khía cạnh đó là quản trịdanh mục tổng thé và quan trị các khoản cho vay riêng lẻ.

Quản trị rủi ro đối với các khoản cho vay riêng lẻ: “là hệ thống các hoạt động

mà từ đó ngân hàng đánh giá khả năng rủi ro cũng như lợi nhận khi ngân hàng cho vayđối với một khách hàng - bao gồm quá trình từ khi tiếp xúc khách hàng, đánh giá khách

hàng, cấp vốn, thu hồi vốn, báo cáo kết qua và xử lý rủi ro (nếu có)” (Phan Thị Thu

Trang 17

Hà, 2013) Đối với các khoản cho vay riêng lẻ, ngân hàng phải có những tiêu chí đánhgiá, xếp loại từ đó quyết định cho vay hay không cho vay, với mức lãi suất và thời hạn

thế nào Quản trị các khoản cho vay riêng lẻ là một bộ phận của quản trị rủi ro tíndụng.

Quản trị rủi ro danh mục tổng thé: “là hệ thông các hoạt động giúp cho ngânhàng nhận biết và đo lường được mức độ rủi ro cho cả một danh mục cho vay tổng thể

- từ đó cho phép ngân hàng dat được tương quan giữa rủi ro mà ngân hàng có thé chấp nhận được và lợi nhuận có thê thu được, đồng thời giúp ngân hàng kiểm soát, giảm

thiểu được những rủi ro đó” (Phan Thị Thu Hà, 2013)

1.2.2 Nội dung quản trị rủi ro trong cho vay

Nội dung quan trị rủi ro trong cho vay bao gồm 4 bước như sau:

Hình 1.1: Nội dung quản trị rủi ro trong cho vay

(Nguôn: Phan Thị Thu Hà, 2016)1.2.2.1 Nhận diện rủi ro

Nhận diện rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống trong hoạt động

theokinh doanh của ngân hàng Nhận diện rủi ro trong cho vay bao gồm các công việ

Trang 18

dõi, xem xét, nghiên cứu hoạt động nhằm thống kê các rủi ro đã gặp phải và dự báonhững rủi ro có thé xuất hiện.

Đối với những khoản vay đơn lẻ, các phương pháp mà ngân hàng có thể sử dụngnhư: phân tích thông tin khách hàng, phương án vay vốn, theo dõi tình hình sử dụngvốn của khách hàng, thu thập thông tin qua các trung tâm tín dụng, tổ chức xếp hang

tín dung,

Từ việc thu thập và thống kê các thông tin, các dấu hiệu của rủi ro trong cho vay

được xếp thành 4 nhóm chính:

- Những dấu hiệu báo động sớm phát sinh trong mối quan hệ đến hoạt động của

ngân hàng: số dư tài khoản liên tục giảm, các nghĩa vụ không thực hiện đúng hạn

- Nhóm dấu hiệu báo động sớm liên quan đến hoạt động kinh doanh: kết quả

kinh doanh sụt giảm, mắt khách hàng hoặc bị cạnh tranh, sự thay đôi đột ngột trong

đơn đặt hàng

- Những dấu hiệu báo động sớm liên quan đến vấn đề tài chính: không cung cấp

báo cáo tài chính đúng hạn theo yêu cầu của ngân hàng, mắt cân đối tài chính, hàng tồn

kho lớn, tỷ lệ tự tài trợ thấp

- Nhóm dấu hiệu liên quan tới pháp lý: mức độ vi phạm pháp luật của kháchhàng, sự biến động của các chính sách, quy định pháp luật thay đổi theo hướng bắt lợi

cho khách hàng.

Tuy nhiên, đối với mức độ rủi ro của toàn bộ hệ thống ngân hàng cần xem xét

trên danh mục cho vay tổng thể Các dấu hiệu có thé nhận biết rủi ro danh mục tổng thể

của ngân hàng đang ở mức cao:

- Nhóm 1: Mức độ đáp ứng của các yếu tố nội tại của ngân hàng như nguồn vốn,

công nghệ, chất lượng nhân sự chưa đầy đủ nhưng ngân hàng có chính sách mở rộngquy mô tín dụng, tăng trưởng tín dụng cao hoặc bất thường

- Nhóm 2: Việc ngân hàng tập trung cho vay vào một nhóm khách hàng, nhómsản phẩm hoặc một vài lĩnh vực kinh tế có thể khiến rủi ro tín dụng của ngân hàng ở

Trang 19

mức cao Ngân hàng cần có cơ cấu phân bổ tín dụng hợp ly và đa dạng hóa theo ngànhnghề, lĩnh vực kinh doanh để hạn chế việc bỏ trứng vào một giỏ, dễ dẫn đến nguy cơ

Xảy ra rủi ro tín dụng.

1.2.2.2 Do lường rủi ro trong cho vay

Do lường rủi ro là quá trình lượng hóa những tổng thất do các rủi ro từ những

thông tin đã được nhận diện gây ra đối với ngân hàng.

Bản chất của đo lường rủi ro trong cho vay là việc tính toán, xác định khả năng,

xảy ra tôn thất do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng hoàn thànhnghĩa vụ nợ theo cam kết Tùy vào loại hình khách hàng mà các công cụ đo lường rủi

ro sẽ được lựa chọn và áp dụng Các ngân hàng sử dụng phương pháp đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay thông qua các mô hình định tính và định lượng.

Các mô hình định tính

Mô hình 6Cs: Sáu khía cạnh thông tin của người vay được ngân hàng đánh giá

để đo lường mức độ rủi ro tín dụng:

- Tư cách người vay (Character): Khi vay vốn, ngân hàng yêu cầu người vay

trình bày được mục đích sử dụng vốn của mình và xác định khách hàng có thiện chí vàkhả năng trả nợ khi đến hạn hay không

- Năng lực của người vay (Capacity): Người vay phải có năng lực hành vi dân

sự và năng lực pháp lý trong quá trình ký kết hợp đồng với ngân hàng Ngoài ra, có thể

xác định thêm năng lực quản lý tài chính hoặc năng lực kinh doanh của người vaytrước khi ký kết hợp đồng.

- Thu nhập của người vay (Cashflow): Khách hàng phải trình bày được nguồn

trả nợ cho ngân hàng và khả năng trả nợ trong tương lai khi đến hạn.

- Bảo đảm tiền vay (Collateral): Các hình thức đảm bảo tiền vay giúp khác hàng

có thêm động lực trả nợ và là nguồn thu thứ hai sau mà ngân hàng có thé sử dụng để bùđắp các khoản nợ của khách hàng

Trang 20

- Các điều kiện (Conditions): Hợp đồng tín dụng có các điều kiện ràng buộc

giữa người vay và người đi vay tùy theo chính sách và định hướng tín dụng từng thời kỳ.

~ Kiểm soát (Control): Ngân hàng sẽ đánh giá sự biến động môi trường, sự thay

đổi của luật pháp-chính trị, cách thức hoạt động và khả năng trả nợ của khách hàngtheo các tiêu chuẩn đặt ra

Phương pháp chuyên gia: Các chuyên gia của ngân hàng, dựa trên kinh nghiệmcủa mình, sẽ xác định các nhân tố dự báo rủi ro, các khoảng giá trị chuẩn tương ứng

cho các nhân tố, các thang điểm nhân tố cho từng khoảng giá trị và trọng số của các

nhân tố Kết quả của mô hình này và điểm tín dụng tương ứng với các hạng tín dụngcủa khách hàng được ngân hàng tính toán làm cơ sở từ đó ngân hàng có thể đánh giáđúng khả năng xảy ra vỡ nợ của khách hàng.

Các mô hình định lượng

Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ: Được xây dựng dựa trên cơ sở các bảng

cham điểm theo các chỉ tiêu đề ra nhằm lượng hóa các rủi ro mà ngân hàng có thé phảiđối mặt Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sử dụng phương pháp chấm điểm và xếp

hạng riêng đối với từng nhóm khách hàng Thường được chia thành 2 nhóm: kháchhàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.

Mục đích của việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nhằm: lượng

hóa khả năng xảy ra vỡ nợ của khách hàng, xác định các giới hạn tín dụng, ước lượnggiá trị khoản vay có nguy cơ không thu hồi được và đánh giá giám sát toàn bộ danhmục cho vay.

Mô hình điển số Z: Ứng dụng mô hình điểm số Z giúp cảnh báo sớm khả năng

mắt vốn trong tương lai của ngân hàng do sự phá sản công ty Điểm số Z đo lường dựatrên tổng hợp các tiêu chí tài chính, phi tài chính và trọng số của chúng Mỗi ngành

nghề, lĩnh vực sẽ có những mức điểm riêng biệt và thang đánh giá riêng Chỉ số Z có

thể xác định xác suất vỡ nợ trong từ những dữ liệu quá khứ của khách hàng Điểm số Z.càng cao thì khả năng phá sản của doanh nghiệp càng thấp

Trang 21

Mô hình Logistic: Lớp mô hình với biến giải thích nhị phân hoặc số đếm thườngđược gọi chung là mô hình Logistic Trong trường hợp đo lường rủi ro tín dụng, biến

nhị phân 0 và 1 được sử dụng dé xem xét mức xác suất vỡ nợ của các khách hàng khi

vay vốn Trên thực tế, có hai dạng mô hình Logistic thường được sử dụng trong đo

lường rủi ro tín dụng là mô hình Logit và mô hình Probit Việc sử dụng toán học trongphân tích, quan trị rủi ro đang ngày càng phô biến trong các hoạt động tài chính, ngân

hàng Các mô hình đang chứng tỏ được ưu điểm không chỉ trong việc định lượng rủi ro

mà còn giúp ngân hàng phân tích rủi ro sâu hơn, rõ ràng hơn Ngày càng có nhiều ngânhàng ứng dụng các phương pháp định lượng với các mô hình toán học trong các khâu quản trị của mình.

Đo lường rủi ro tín dung theo Basel: Hiệp ước vốn Basel là hiệp ước về giám

sát ngân hàng được ban hành bởi Ủy ban Basel Các hiệp ước vốn này là những khuyến

nghị hướng tới việc tạo ra hệ thống chuẩn mực quốc tế cho các nhà điều hành ngân hàng kiểm soát mức vốn cần dự trữ để bảo vệ ngân hàng khỏi các rủi ro mà ngân hàng

đó và cả nền kinh tế phải đối mặt Theo Basel rủi ro tín dụng: được tính toán theo 3phương pháp là: (1) Phương pháp chuẩn hóa (SA - Standardized Approach): sử dụngkết quả xếp hạng của các tổ chức đánh giá tín dụng độc lập bên ngoài để xác định hệ sốrủi ro cho các nhóm tài sản khác nhau; (2) Phương pháp xếp hạng nội bộ - cơ bản

(FIRB: Internal Rating based - Foundation): sử dụng dit liệu nội bộ để xây dựng mô

hình xác suất vỡ nợ (PD model) và các tham số LGD (tỷ lệ tổn that), EAD (giá trị chịurủi ro tại thời điểm vỡ nợ) do Ngân hàng Nhà nước cung cấp dé tính toán vốn; (3)

Phương pháp xếp hạng nội bộ — nâng cao (FIRB: Internal Rating based - Advanced):

ngân hàng tự xây dựng các mô hình PD, LGD, EAD để tính vốn cho rủi ro tín dụng (Lê

Công, 2017).

Trên cơ sở xác suất của rủi ro đã tính toán, ngân hàng có thé xây dựng cơ cấu lãi

suất cho phù hợp đảm bảo kinh doanh có lãi Bởi vì, lợi nhuận ngân hàng thu được trên

cơ sở lãi cho vay, lãi suất này phải đảm bảo chỉ trả phan tiền lãi đi vay, chi phí quản lýngân hàng, bù đắp được rủi ro và có lãi Nếu rủi ro của khoản cho vay của ngân hàng

cao thì lãi suất của chúng phải cao Ngoài ra, khi cho vay những khách hàng có rủi ro

Trang 22

cao, ngân hàng sẽ phải đồng thời tăng cường nhân sự trong quản lý tín dụng, xây dựnghiệu quả hơn quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, xếp hạng lại khách hàng sau khi cho vay.

1.2.2.3 Kiểm soát rủi ro

Kiểm tra và giám sát nhằm xây dựng hệ thống định mức để xác định và hạn chếrủi ro tín dụng, làm cơ sở cho việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lýrủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng, làm cơ sở cho cán bộ nghiệp vụ tại các đơn

vị kinh doanh nhận biết kịp thời những khoản vay có vấn dé, từ đó có biện pháp kịpthời nhằm phòng ngừa hạn chế rủi ro ngay khi chưa phát sinh Ngoài ra, kiểm soát và

lập báo cáo là cơ sở dé lãnh dao ngân hang nhận biết được các khu vực, đối tượng có

mức độ rủi ro cao, từ đó đề ra các chính sách phát triển tín dụng và dự phòng rủi ro phùhợp, đưa ra các biện pháp cần thiết để khắc phục giảm thiểu những rủi ro tín dụng,tránh sự đỗ vỡ cho ngân hàng

Quá trình đo lường rủi ro tín dụng đã cho phép ngân hàng lựa chọn được nhữngkhoản vay có độ an toàn và rủi ro tín dụng ở mức chấp nhận được Tuy nhiên, do môitrường hoạt động luôn luôn biến động nên rủi ro tín dụng mà ngân hàng đã dự kiến

hoàn toàn có thể khác so với thực tế xảy ra Ngân hàng cần thường xuyên kiểm tra,

giám sát các khoản vay để có các giải pháp xử lí, ứng phó kịp thời Kiểm soát rủi robao gồm việc giám sát từng khoản vay và giám sát tổng thể danh mục cho vay

Giám sát từng khoản vay

Đối với giám sát từng khoản vay, ngân hàng thường có phương pháp kiểm tra,

đánh giá tình hình kinh doanh của khách hàng ngẫu nhiên hoặc định kì, thực hiện giám

sát mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng Ngoài ra, các thông tin liên quan đến

tình hình kinh doanh, các yếu tố tác động cũng được ngân hàng yêu cầu khách hangcung cấp day đủ kịp thời dé có thể đánh giá, nhận diện và cảnh báo sớm liên quan đến

những rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể gặp phải từ đó đề ra những biệp pháp xử líphù hợp.

Giám sát tong thé

Trang 23

Ngân hàng giám sát danh mục cho vay tổng thể nhờ việc phân loại nợ theo cácquy định Ngoài ra, việc giám sát tổng thé cũng được thực hiện qua các báo cáo rủi rotín dụng Đối với các khoản nợ quá hạn, nợ có vấn đề ngân hàng phải đặc biệt lưu ý và

có những biện pháp xử lý để nhanh chóng thu hồi nợ tránh đề xảy ra những biến độngbắt lợi, các khoản nợ chuyên thành nợ xấu ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân

hàng Việc báo cáo rủi ro tín dụng cung cấp cái nhìn tổng quát giúp lãnh đạo ngân hàng

có thể hình dung được tổng thể của danh mục cho vay của ngân hàng Từ đó có thể

phát hiện ra những lĩnh vực hoặc nhóm khách hàng vay có mức độ rủi ro cao, nhữngsản phẩm tập trung rủi ro, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế xảy ra những biến

có bắt lợi trong hoạt động của ngân hàng

Việc giám sát tong thé các khoản vay có thé thực hiện thông qua phân tán rủi ro.Các ngân hàng không tập trung cấp tín dụng cho một ngành, một lĩnh vực hay một khuvực; không nên dồn vốn đầu tư vào một hoặc một số khách hàng Ngoài ra, các biện

pháp khác có thể sử dụng là đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, cho vay đồng tài trợ

và sử dụng các hợp đồng phái sinh

1.2.2.4 Xử lý rủi ro

Khi rủi ro trong cho vay có nguy cơ xảy ra, khách hàng thông báo không thểhoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng cho vay, ngân hàng việc đầu tiên là phải đánh giá

lại khả năng trả nợ của khách hàng Khi khách hàng không thể trả các khoản nợ khi

đúng hạn, ngân hàng phải liên hệ với khách hang dé tìm hiểu nguyên nhân Từ đó xemxét việc khách hàng có thể hoàn trả nợ hay không và hiện khách hàng có sẵn sàng trả

nợ hay không Sau khi nắm được các nguyên nhân khách quan và chủ quan mà khách

hàng để xảy ra rủi ro tín dụng, trên cơ sở đề xuất của nhân viên thâm định khách hàng,ngân hàng có thể lựa chọn các hình thức xử lý phù hợp

Cấp thêm vốn, giãn nợ, gia hạn nợ

Đối với các khách hàng có mối quan hệ tốt với ngân hàng, những kế hoạch kinh

doanh của khách hàng được đánh giá là triển vọng nhưng do các yếu tố khách quan, bất

lợi mà tạm thời chưa có khả năng trả nợ theo đúng thời hạn thì ngân hàng sẽ xem xétviệc cấp thêm vốn cho khách hàng Việc cấp thêm vốn thể hiện sự sẻ chia của ngân

Trang 24

hàng trong thời kỳ kinh doanh khó khăn của khách hàng từ đó giúp giữ mối quan hệ tốt

với khách hàng.

Đối với những khách hàng mà ngân hàng nghỉ ngờ về khả năng thu hồi nợ thì

biện pháp giãn nợ, gia hạn nợ sẽ được áp dụng Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhằm

giảm bớt áp lực trả nợ của khách hàng Trường hợp các nguyên nhân là khách hàng,ngân hàng có thể xem xét một mức lãi suất phù hợp đề cùng san sẻ rủi ro trong điềukiện bat lợi của khách hàng

Phát mại tài sản bảo đảm

Phát mại tài sản đảm bảo được coi là nguồn thu thứ hai bù đắp giá trị tổn thấtcác khoản vay cho ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ Việc khách hàng kinh

doanh không hiệu quả, ngân hàng đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ và chia sẻ rủi ro

nhưng tình hình không cải thiện, các biện pháp liên quan đến phát mại tài sản đảm bảo

sẽ được ngân hàng áp dụng.

Đối với những khoản vay có tài sản đảm bảo, ngân hàng sẽ tư vấn cho kháchhang bán bớt những tài sản không cần thiết dé trả nợ dần Ngoài việc giám sát chặt chẽkhoản vay, ngân hàng cũng sẽ hoàn thiện các hồ sơ pháp lý liên quan tới tài sản đảm

bảo Sau đó sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng đề tiến thành thanh lý tài sản bảo

đảm tiền vay và tiến hành thu nợ theo quy định của ngân hàng

Sử dụng quỹ dự phòng

Khi ngân hàng bắt đầu một khoản cho vay sẽ tiến hành giám sát và phân loại

khoản vay Định kỳ, ngân hàng sẽ thực hiện trích lập dự phòng chung và dự phòngriêng đối với từng nhóm nợ Khi xảy ra rủi ro tín dụng, ngân hàng có thể sử dụng quỹ

dự phòng rủi ro dé bù đắp phần vốn bị thất thoát mà không làm ảnh hưởng đến nguồn

vốn của ngân hàng Tuy nhiên, việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng sẽ làm giảm kếtquả kinh doanh của ngân hàng Nếu như khoản vay bị thất thoát quá lớn, ngân hàng

phải sử dụng đến các quỹ khác dé bù đắp tổn thất.

Trang 25

Các khoản nợ sau khi được xử lí bằng quỹ dự phòng sẽ được đưa ra ngoại bảngtiếp tục theo dõi và có các biện pháp để thu hồi triệt để Việc sử dụng quỹ dự phòng

không được thông báo cho khách hàng biết dưới mọi hình thức.

Chuyển nợ thành cỗ phần

Với các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển, ngân hàng có thể chuyển nợ

thành cổ phan tại doanh nghiệp Biệp pháp này giúp ngân hàng xử lý triệt để các khoản

nợ xấu, nợ đã xử lí và giúp các doanh nghiệp không phải đối mặt với nguy cơ phá sản.Tuy nhiên, việc góp vốn bằng chuyền nợ thành cổ phan của các ngân hang buộc các

doanh nghiệp phải tái cơ cầu đề hoạt động hiệu quả hơn.

Bán nợ

Với các khoản nợ ngân hàng nhận thấy khó khăn trong việc thu hồi thì bán nợ là

một phương án giải quyết nhanh chóng giúp ngân hàng thu hồi vốn vay và hạn chế

những vấn đề pháp lý với khách hàng Ngân hàng có thể bán nợ cho các doanh nghiệp,nhà đầu tư khác dé có thể té cấu trúc và tìm kiếm lợi nhuận kinh doanh Ngoài ra, việc

bán nợ có thể thực hiện với các công ty chuyên mua bán nợ hoặc ngân hàng có thể bàngiao lại cho công ty xử lí nợ của mình Hạn chế của việc bán nợ cho các công ty

chuyên mua bán nợ là sau một thời gian không xử lý được thì khoản nợ lại quay về với

ngân hàng và ngân hàng lại phải cơ cấu lại Đối với việc bàn giao nợ cho công ty quản

lý nợ trực thuộc ngân hàng thì ngân hàng vẫn phải tốn chỉ phí quản lý, giảm sát và thực

hiện các biện pháp thu hồi nợ.

1.3 Các nhân tố ánh hướng tới công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vaycủa Ngân hàng thương mại

1.3.1 Nhân tố chủ quan

1.3.1.1 Cơ cấu tổ chức và quy trình cho vay

Cơ cấu tổ chức tốt sẽ tạo ra hiệu quả hoạt động Trong quản trị rủi ro có hai mô

hình được áp dụng chủ yếu là mô hình quản trị tập trung và mô hình quản trị phân tán

Mỗi mô hình sẽ có ưu nhược điểm riêng Các ngân hàng thường sẽ chọn cho mình mô

Trang 26

hình phù hợp và kết hợp với nhiều giải pháp khác đề hạn chế rủi ro xảy ra trong quátrình điều hành.

Quy trình cho vay phù hợp và rõ ràng, giúp các đơn vị kinh doanh dễ dàng áp

dụng và lấy căn cứ để nhận diện khách hàng tiềm năng, khách hàng rủi ro Một quy

trình cho vay hợp lý giúp ngân hàng giảm thiểu được các rủi ro tín dụng phải đối mặt

1.3.1.2 Chính sách của Ngân hàng

Chính sách trong cho vay có tác động rất lớn đến các tỷ lệ an toàn tín dụng của

ngân hàng Các yếu tố được phép vay, mức lãi suất, giới hạn tín dụng đều liên quanđến chính sách của ngân hàng Khẩu vị rủi ro có tác động chính sách của các ngân hàng

ở các tiêu chí dé chấp nhận và ràng buộc khoản vay Ngoài ra, khẩu vị rủi ro của ngân

hàng cũng phản ánh mức độ chấp nhận đối với mức độ rủi ro mà ngân hàng có thé chịuđựng Các chính sách giám sát khoản vay sau khi giải ngân liên quan đến theo dõi nợ là

một trong những công việc quan trọng Giám sát tình hình kinh doanh và hoạt động sử

dụng vốn của khách hàng nhằm đảm bảo vốn của ngân hàng không bị sử dụng sai mụcđích và chắc chắc khách hàng tuân thủ theo hợp đồng đã ký với ngân hàng

1.3.1.3 Chất lượng nhân sự

Yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng Đối

với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, trình độ và đạo đức của nhân viên lại càng giữvai trò then chốt trong hạn chế và kiểm soát rủi ro Nhân viên là người đầu tiên tiếp xúc

và làm việc với khách hàng, nếu trình độ kém thì không thể giám định chính xác cácthông tin do khách hàng cung cấp Lợi dụng những hạn chế do trình độ nhân viên,

khách hàng có thể trục lợi để chiếm dụng vốn ngân hàng Đạo đức cán bộ trong ngân

hàng cũng liên quan tới chất lượng nhân sự Nhân viên có thé cấu kết với khách hàng

đề nhận được mức vay cao hơn, chất lượng thông tin và các quy trình cho vay ít đượctuân thủ hơn cũng là nguyên nhân xảy ra rủi ro cho ngân hàng.

1.3.1.4 Mức độ áp dụng công nghệ

Với xu hướng toàn cầu hóa, khoa học công nghệ là rất quan trọng trong khả

năng cạnh tranh của các ngân hàng Để có thể phục vụ nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu

Trang 27

đa dạng của khách hàng, ngân hàng cần có nhiều dịch vụ hiện đại, tiện lợi, nhanh

chóng, bảo mật với khách hàng cũ và thu hút các khách hàng mới Ngoài ra, việc áp

dụng các công nghệ hiện đại trong thu thập, lưu trữ và quản lý giúp ngân hàng giảm đicác thao tác thủ công, nâng cao chất lượng quản lý

1.3.1.5 Thông tin

Thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng và thông tin mà ngân hàng

thu thập được là căn cứ dé ra các quyết định tín dụng Việc thông tin bat cân xứng, chấtlượng thông tin thấp hoặc thiếu thông tin về khách hàng có thẻ khiến ngân hàng lựa

chọn phải những khách hàng có mức độ rủi ro cao mà bỏ qua các khách hàng tốt, các

giới hạn tín dụng bị đưa ra sai lệch với thực tế và các dấu hiệu cảnh báo rủi ro khôngđược nhận diện kịp thời.

1.3.2 Nhân tố khách quan

1.3.2.1 Môi trường kinh tế

Các yếu tố như chu kì kinh tế, tỷ giá hối đoái, thất nghiệp, lạm phát ảnh hưởng

đến hoạt động của ngân hàng Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, rủi ro tín dụng xảy ranhiều hơn Thông thường khi nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp kinh doanh hiệu

quả và có khả năng trả nợ cho ngân hàng Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái dễ dẫn

đến trì hoãn sản xuất, doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, ảnh hưởng tới khả năngtrả nợ đúng hạn của doanh nghiệp theo cam kết

1.3.2.2 Môi trường chính trị

Các yếu té liên quan tới chính trị là yếu tố đầu tiên để doanh nghiệp lựa chọnnên dau tư hay nhận thấy nguy cơ từ sự bat ồn Môi trường chính trị tốt giúp các doanh

nghiệp yên tâm trong đầu tư, sản xuất Ngược lại, môi trường chính trị bất ồn, xảy ra

tranh chấp nhiều thì tâm lý e ngại đầu tư sẽ tăng lên Môi trường chính trị có liên quan

đến sự an toàn trong hoạt động của các doanh nghiệp và ngân hàng.

1.3.2.3 Môi trường văn hóa - xã hội

Các yếu tô văn hóa xã hội là một van dé mà các doanh nghiệp và ngân hàng cầnchú ý Trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh thì các ngân hàng không hiểu được thói

Trang 28

quen tiêu dùng và những sự biến động trong xã hội thì sẽ gặp khó khăn trong việc kinhdoanh Ngoài ra, các yếu tố liên quan đến cơ sở hạ tang phục vụ xã hội nếu được chú

trọng đầu tư cũng sẽ địa điểm tốt đề các ngân hàng hướng sự quan tâm mở rộng mạng

lưới kinh doanh vì yếu té thuận lợi

1.3.2.4 Môi trường công nghệ

Sự phát triển của công nghệ đặt các dịch vụ ngân hàng truyền thống phải cạnhtranh với các dịch vụ sử dụng công nghệ cao Tuy nhiên, làn sóng công nghệ cũng tạo.

điều kiện để các ngân hàng đổi mới, áp dụng công nghệ vào các hoạt động của ngân

hàng Sự ra đời của các công nghệ mới giúp ngân hàng phát triển được thêm nhiều dịch

vụ tiện ích, cung cấp dịch vụ với chỉ phí thấp hơn mà hiệu quả cao hơn Tuy nhiên,

công nghệ cũng đặt ngân hàng vào sự cạnh tranh không chỉ với các ngân hàng khác màcòn các công ty cung cấp các dịch vụ trên nền tảng công nghệ.

1.3.2.5 Các đối thủ cạnh tranh

Việc cạnh tranh gay gắt trong ngành hoặc địa bàn hoạt động sẽ khiến các ngânhàng cố gắng hoàn thành các chỉ tiêu, cạnh tranh trong huy động vốn, cho vay trongđiều kiện thiếu thông tin về khách hàng sẽ làm tăng nguy không thu hồi được cáckhoản vay và xảy ra rủi ro tín dụng Ngược lại, khi trong ngành có ít ngân hàng thì mức

độ cạnh tranh thấp, nhưng động lực đổi mới sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng giảm

đi do không chịu áp lực cạnh tranh.

Trang 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRANG QUAN TRI RỦI RO TRONG CHO VAY

TẠI NGÂN HANG TMCP TIÊN PHONG CHI NHÁNH THÀNH ĐÔ

2.1 Giới thiệu Ngân hàng TMCP Tiên Phong và Ngân hàng TMCP Tiên Phong chỉ nhánh Thành Đô

2.1.1 Hệ thống Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) được thành lập từ ngày 5/5/2008 vớinhiều cổ đông chiến lược có kinh nghiệm và tiềm lực tài chính Từ số vốn ban đầu chỉ

hơn 2000 tỷ đồng, TPBank đã phát triển mạnh mẽ với những thành tích kinh doanh

xuất sắc và được nhiều lần ghi nhận là một tổ chức tài chính uy tín với danh hiệu Ngânhàng tốt nhất Việt Nam Đến nay sau gần 10 năm hoạt động, tổng tài sản của TPBank

đã đạt trên 124 nghìn tỷ đồng; TPBank đã vươn lên đứng trong hàng ngũ ngân hàng

tầm trung với lợi nhuận năm 2017 đạt trên 1,2 nghìn tỷ đồng

Với mục tiêu trở thành ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực công nghệ số

ngân hàng, TPBank cung cấp các sản phẩm hướng tới các khách hàng sự hiện đại,nhanh chóng, tiện lợi và bảo mật Với nền tảng công nghệ sẵn có, TPBank có nhiều lợi

thế trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tư động các dịch vụ ngân hàng,

phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao

Không gian giao dịch công nghệ số cùng các dịch vụ: TPBank eBank, eBank Biz, TPBank QuickPay đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện

lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt chođông đảo khách hàng TPBank cũng là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đưa vào hoạtđộng thành công mô hình Ngân hàng tự động 24/7 TPBank LiveBank, cho phép kháchhàng có thé thực hiện gần như đầy đủ các giao dịch cơ bản tại một chỉ nhánh và đặc

biệt, có thể tương tác với tư vấn viên từ xa thông qua video call và đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người sử dụng Năm 2017, TPBank cũng ra mắt ứng dụng TPBank

QuickPay - ứng dụng chuyền tiền bằng điện thoại thông qua mã QR, mang lại nhiều

tiện ích cho mọi lứa tuổi khách hàng.

Với những phấn đầu không ngừng nghỉ, TPBank đã vinh dự nhận rất nhiều danh

hiệu và giải thưởng: Bằng khen của UBND Thành phó Hà Nội, nhận giải thưởng Ngân

hàng có Sản phẩm cho vay mua ô tô tốt nhất Việt Nam, giải Thương hiệu mạnh Việt

Trang 30

Nam, giải Ngân hàng số tốt nhất và Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam Năm 2017,TPBank được The Asian Banker đánh giá là | trong 10 ngân hàng mạnh nhất Việt Nam

và Vietnam Report đánh giá thuộc top 50 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất ViệtNam.

TPBank với tuyên ngôn “Vi chúng tôi hiểu bạn” muốn lấy nên tang là “sự thấuhiểu” khách hàng để xây dựng phong cách và chất lượng dịch vụ Hiểu về khách hànggiúp TPBank cung cấp thêm những dịch vụ tốt nhất, mang lại hiểu quả cao nhất vànhững trải nghiệp ngày càng thú vị cho khách hàng Đây cũng là phương châm pháttriển bền vững mà TPBank hướng tới

2.1.2 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Tiên Phong chỉ nhánh Thành Đô

2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của TPBank Chỉ nhánh Thành Đô

TPBank Thành Đô là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Tiên Phong

được thành lập vào ngày ngày 14/01/2014 với địa bàn hoạt động chính là quận Hà Đông - Hà Nội.

- Địa chỉ: Số 197 Trần Phú - Phường Văn Quán - Quận Hà Đông - Hà Nội

Chi nhánh TPBank Thanh Đô trải qua 5 năm hoạt động, đã thu hút và phát triển

được một đội ngũ nhân sự năng động, sáng tạo trong đó có nhiều nhân sự cấp cao,

những chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp được dao tạo bài bản,

có tư cách đạo đức tốt, không ngừng phấn đấu để cung cấp dịch vụ ngân hàng cho

khách hàng tốt nhất với sự cần trọng, chuyên nghiệp và trách nhiệm cao nhất

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức TPBank Thành Đô

Trang 31

Phòng KHDN| [Phòng KHCN| [Phòng Dich vụ| | Phòng Ho trợ

(Nguôn: Báo cáo tong kết TPBank Thành Đô, 2017)

Theo Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2017, TPBank Thành Đô có cơ cấu tổ

chức gồm Giám đốc và 5 phòng ban: phòng KHDN, phòng KHCN, phòng dịch vụ

khách hàng, phòng hỗ trợ tín dụng với số lượng nhân sự và chức năng cụ thé như sau:

Phòng Giám đốc

Chức năng, nhiệm vụ: Chỉ nhánh có 1 giám đốc Giám đốc phụ trách chung

đồng thời phụ trách tổ chức nhân viên và trực tiếp chỉ đạo các Phòng trong chỉ nhánh

thực hiện hoạt động kinh doanh.

Phòng Khách hàng Doanh nghiệp

Phòng Khách hàng Doanh nghiệp có 10 nhân viên bao gồm: 1 giám đốc, 1

trưởng nhóm kinh doanh, 4 chuyên viên và 4 nhân viên.

Chức năng: Thực hiện chức năng quan hệ khách hàng doanh nghiệp Thực hiệncác nghiệp vụ tín dụng, huy động và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tiện ích đến kháchhàng là các doanh nghiệp.

Nhiệm vụ:

- Huy động vốn nội tệ và ngoại tệ từ các khách hàng doanh nghiệp.

- Thực hiện tiếp thi, tư van, giải đáp thắc mắc, chăm sóc khách hàng về các sản

phẩm và dịch vụ mà TPBank đang cung cấp Bán các sản phẩm cho khách hàng là

doanh nghiệp và thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, xử lý giao dịch liên quan.

Trang 32

- Giám sát các khoản vay, quản lý tài san đảm bao theo quy định của TPBank.Cung cấp tài liệu, hồ sơ, thông tin cho Phòng Hỗ trợ tín dụng theo yêu cầu Thực hiện

rà soát thông tin và chấm điểm tín dụng định kì.

Phòng Khách hàng cá nhân

Phòng Khách hàng cá nhân có 8 nhân viên, bao gồm: 1 giám đốc, 5 chuyên viên

và 3 nhân viên kinh doanh.

Chức năng: Thực hiện chức năng quan hệ khách hàng cá nhân Thực hiện cácnghiệp vụ tín dụng, huy động và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tiện ích đến khách

hàng là các cá nhân.

Nhiệm vụ:

- Huy động nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ từ các cá nhân

- Thực hiện tiếp thi, tư van, giải đáp thắc mắc, chăm sóc khách hàng về các sản

phẩm và dịch vụ mà TPBank đang cung cấp Bán các sản phẩm cho khách hàng là cá

nhân và thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, xử lý giao dịch liên quan.

- Giám sát các khoản vay, quản lý tài sản đảm bảo theo quy định của TPBank.

Cung cấp tài liệu, hồ sơ, thông tin cho Phòng Hỗ trợ tín dụng theo yêu cầu Thực hiện

rà soát thông tin và chấm điểm tín dụng định kì

- Tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng khi gặp sự có trong quá trình sử dụng

sản phẩm, kiểm tra trên các phần mềm quản lý hệ thống, phân tích đánh giá theo quy

trình nghiệp vụ và xử lý trực tiếp cho khách hàng

Trang 33

- Tiếp nhận các khiếu nại của khách hàng, đánh giá và phân loại mức độ phứctạp đề trực tiếp xử lý và phối hợp với các Phòng ban xử lí.

- Thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất về sản phẩm dịch vụ ngân hàng

nhằm đảm bảo cung cắp thông tin về sản phẩm, dich vụ chính xác nhất Thực hiện các

chương trình tiếp thị, chăm sóc khách hàng, giới thiệu các sản phẩm nghiệm vụ ngânhàng, bán chéo sản phẩm, quảng bá uy tín, hình ảnh của ngân hàng trong quá trình giao

tiếp với khách hàng.

Phòng Hỗ trợ tín dụng

Phòng Hỗ trợ tín dụng có 4 nhân viên, bao gồm: 1 kiểm soát viên và 3 nhân

viên.

Chức năng: Thâm định hoặc tái thâm định khách hàng, dự án, phương án dé

nghị cấp tín dụng Đảm bảo các điều khoản trong hợp đồng thực hiện theo quy địnhcủa TPBank.

Nhiệm vu:

- Đề xuất danh sách khách hàng cần hạn chế tín dụng hoặc ngừng quan hệ tíndụng.

- Tham định hoặc tái thắm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín

dụng hoặc theo yêu cầu của Giám đốc.

- Kiểm tra hoàn tat thủ tục hồ sơ tín dụng, đảm bảo tuân thủ theo đúng điều kiện

của khoản tín dụng đã được duyệt Nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính đảm bảo sự

chính xác, phù hợp hồ sơ tín dụng trên máy tính và trên giấy

2.1.3 Khái quát các hoạt động kinh doanh của TPBank Chỉ nhánh Thành Đô

TPBank Thành Đô với nền tảng công nghệ trong các sản phẩm mang thương

hiệu TPBank đã triển khai nhiều chương trình, sản phẩm dịch vụ đa dạng, phục vụ chocác phân khúc khách hàng khác nhau:

Khách hàng cá nhân: Phân tích tệp khách hàng hiện hữu dé nhận diện các phânkhúc khách hàng tiềm năng cho công tác khai thác bán chéo Phát triển bộ sản phẩm

Trang 34

đáp ứng nhu cầu khách hàng bao gồm: Tài khoản - Giao dịch; Tiền gửi; Vay vốn; Thẻtín dụng: Bảo hiểm và Đầu tư Triển khai các sản phẩm mới phong phú và đáp ứng đa

dạng các nhu cầu ngày một phát triển của khách hàng (Huy động, Cho vay - đặc biệt là

cho vay tín chấp, Thẻ Cash Free, Thẻ prepaid, )

- Day mạnh sản phẩm dịch vụ Bancass, triển khai sản phẩm mới nhằm tăng thunhập từ dịch vụ, đáp ứng toàn diện hơn nhu cầu của khách hàng bằng việc triển khailiên tục các chương trình phát triển khách hàng, liên kết đối tác, khuyến mại và thúcđây bán.

- Về sản phẩm thẻ bổ sung nhiều tính năng mới cho thé bao gồm: 3D Secure;

Tra góp; Digital PIN; Loyalty Ra mắt và cung cấp các sản phẩm mới: Thẻ Visa Debit

Cash Free & Thẻ ảo trả trước.

- Phát triển và đưa ra các sản phẩm Ngân hàng số, ứng dụng công nghệ thông tin

theo định hướng Ngân hàng số hàng đầu Việt Nam của TPBank (Qpay, Savy, ).

Khách hàng doanh nghiệp: Bám sát nhu cầu của khách hàng, Chỉ nhánh đã

triển khai hàng loạt các sản phâm cơ bản, cốt lõi, mang tính cạnh tranh cao Đặc biệthoạt động cét lõi là tín dụng dựa vào phân tích kỹ lưỡng dữ liệu khách hàng, đưa ra các

mức lãi suất và thời gian vay hợp lý Các chương trình thúc day bán cũng như chiến

dịch marketing phát triển khách hàng, chăm sóc khách hàng cũng đã được triển khai

mạnh mẽ.

- TPBank Thanh Đô triển khai phiên bản Ebank Biz 3.0 golive trong năm 2017với nhiều tính năng mới vượt trội trên thị trường như Chuyển tiền Quốc tế Online;

Giao dịch tín dụng; Bảo lãnh; LC qua eBank; Ứng dụng chữ ký số vào eBank để xác

nhận giao dịch và ký hồ sơ, tiếp tục mở rộng các kết nối đối tác, cung ứng các dịch vụthanh toán online thuận tiện cho khách hàng như: Thanh toán thuế hải quan 24/7; Dịch

vụ thanh toán cước cảng biên; Dịch vụ eBank phát triển riêng cho một số khách hàng

lớn; Nâng cấp chuyền tiền lô (trả lương trên eBank); Nâng cấp SMS OTP cho eBankBIZ; Triển khai thé OTP Token Card cho eBank BIZ

Trang 35

2.2 Tình hình kinh doanh của TPBank Chi nhánh Thành Đô giai đoạn 2015

đặc thù

Trang 36

Khác - - - : - |

(Nguôn: Báo cáo tổng kết TPBank Thành Đô, 2015 - 2017)

Theo số liệu từ Bang 2.1, tổng nguồn vốn huy động của TPBank Thành Đô đều

tăng qua các năm Năm 2016 đạt 629.382 triệu đồng, tăng 13,54% so với năm 2015 Cuối năm 2017, chứng kiến sự nhảy vọt về tổng nguồn vốn huy động với 820.559 triệu

đồng, đạt mức tăng trưởng 30,38% so với cuối năm 2016

Về cơ cấu huy động vốn: Cơ câu huy động vốn tại TPBank Thanh Đô chủ yếu

là tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền ký quỹ và tiết kiệm eSavings của

khách hàng Nhìn chung, nguồn vốn huy động trong giai đoạn 2015 - 2017 có xuhướng chuyền dịch từ từ nguồn tiền gửi cho kỳ hạn sang nguồn tiền gửi không kỳ hạn

(Ty trọng x4p xi 85/15 sang 80/20) Qua sé liệu Bảng 2.1, ta thay:

- Tiền gửi có kỳ hạn tại TPBank Thành Đô luôm chiếm tỷ trọng lớn nhất, là

nguồn vốn huy động chủ yếu của Chi nhánh Tiền gửi có kỳ hạn huy động đều tăng qua

các năm, nhưng về tỷ trọng có xu hướng giảm dần (năm 2017 chiếm 79,61% trong cơcấu tổng vốn huy động, 80,94% trong năm 2016 và 83,93% trong năm 2015 Tiền gửi

không ky hạn của Chi nhánh đến năm 2017 đạt 143.839 triệu đồng, tăng 17,53% so với

năm 2016 Tiền gửi không kỳ hạn tăng qua các năm và tỷ trọng có xu hướng tăng dần

- Ngoài các hình thứ huy động thông thường (có kỳ hạn và không kỳ hạn), Chinhánh còn huy động từ các hình thức như tiền ký quỹ và tiết kiệm eSavings và chiếm

tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cầu vốn huy động của Ngân hàng Tuy nhiên cũng có sự tăng

trưởng cả về giá trị và tỷ trọng trong cơ câu vốn

Trang 37

RB | 202.377 | 41,90% | 233.398 43,22% 15,33% | 275.517 40,62% 18,05%

CB | 118.843 | 28,13% | 200.000 | 37.044 | 68,29% | 260.056 | 38,34% | 30,03%

WB | 101.302 23,98% | 106.613 19,74% 5,24% | 142.642 21,03% 33,79%

(Nguôn: Báo cáo tổng kết TPBank Thành Đô, 2015 - 2017)

Hoạt động tín dụng của TPBank Thành Đô hướng tới 3 phân khúc chính: phânkhúc bán lẻ (RB), phân khúc khách hàng doanh nghiệp (CB) chủ yếu là các doanh

nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), va phân khúc bán buôn (WB) Theo số liệu từ Bảng 2.2,tổng du nợ của Chi nhánh tang qua các năm Cụ thể: năm 2015, tổng dư nợ là 422.522

triệu đồng thì đến 2016 tổng dư nợ tăng 27,81% đạt 540.011 triệu đồng Năm 2017 giữ

tốc độ tăng trưởng 25,59% và đạt 678.215 triệu đồng

Trong đó:

- Dư nợ phân khúc bán lẻ (RB) chiếm ty trọng cao nhất qua các năm Năm 2015

có tỷ trọng là 47,90%, đến năm 2016 giảm xuống 43,22% và năm 2017 là 40,62%

- Dự nợ phân khúc khách hàng doanh nghiệp (CB) có xu hướng tăng qua các

năm Từ tỷ trọng 28,13% năm 2015 đã tăng lên 38,34% trong năm 2017 Dư nợ tíndụng với phân khúc CB cũng có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 3 phân khúc chính

mà Chi nhánh hướng tới Năm 2016 tăng trưởng 68,29% so với năm 2015, và năm

2017 tăng trưởng 30,03% so với năm 2016.

- Dư nợ phân khúc bán (WB) buôn chiếm tỷ trọng thấp hơn và tốc độ tăng

trưởng không cao bằng hai phân khúc bán lẻ (RB) và phân khúc khách hàng doanh

nghiệp (CB) trong năm 2015 và 2016 Tuy nhiên đến năm 2017 đã cho thấy sự tăngtrưởng vượt bậc với tốc độ 33,79% so với 2016

Bảng 2.3: Dư nợ phân theo thời hạn cho vay giai đoạn 2015 - 2017

2015 2016 2017

Triệu Tỷ Triệu Tỷ +/-(%) | Triệu Tỷ +í- (%)

đồng | trọng đồng | trọng | 2015 đồng | trọng | 2016

Ngăn hạn 245.612 | 58,13% | 332.323 | 61,54% | 35,30% | 405.708 | 59,82% | 22,08%

Ngày đăng: 18/11/2024, 00:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w