Tầm quan trọng của trí tưởng tượng trong sự phát triển của trẻ...8 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRÒ CHƠI SÁNG TẠO ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG Ở TRẺ 5-6 TUỔI...10 2.1.. Đánh giá
Trang 1KHOA SƯ PHẠM MẦM NON
LỚP: 23CSM – ĐNV1 MSSV: 233110033
Đà Nẵng, ngày 28 tháng 8 năm 2024
Trang 2KHOA SƯ PHẠM MẦM NON
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG TRÒ CHƠI SÁNG TẠO ĐỂ PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI
MÔN HỌC: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: MAI THỊ CẨM NHUNG
SINH VIÊN: PHẠM THỊ PHƯƠNG THUÝ
LỚP: 23CSM – ĐNV1
MSSV: 233110033
Đà Nẵng, ngày 28 tháng 8 năm 2024
Trang 3đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em tận tình trong suốt thời gian em thực+nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp
ý kiến của quý thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài của em có thể tiếp tục hoàn thiệntrong quá trình học tập và giảng dạy sau này Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, Ngày 28 tháng 08 năm 2024
Sinh viên
Phạm Thị Phương Thuý
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
3 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Kết cấu của đề tài 2
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 3
1.1 Vài nét về trò chơi ở lứa tuổi mầm non 3
1.1.1 Các khái niệm về trò chơi 3
1.1.2 Phân loại trò chơi 4
1.2 Tầm quan trọng của trí tưởng tượng trong sự phát triển của trẻ 5-6 tuổi 6
1.2.1 Định nghĩa về tưởng tượng 6
1.2.2 Đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo 7
1.2.3 Tầm quan trọng của trí tưởng tượng trong sự phát triển của trẻ 8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRÒ CHƠI SÁNG TẠO ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG Ở TRẺ 5-6 TUỔI 10
2.1 Đánh giá chung thực trạng việc sử dụng trò chơi sáng tạo để phát triển trí tưởng tượng cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non 10
2.2 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên 10
CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC HIỆU QUẢ TRÒ CHƠI SÁNG TẠO ĐỀ PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI 12
3.1 Nguyên tắc lựa chọn và thiết kế trò chơi sáng tạo 12
3.2 Cách tổ chức một số trò chơi sáng tạo 12
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 15
1 Kết luận 15
2 Một số kiến nghị 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Một nhà giáo dục người Nga nói: “Trí tưởng tượng linh hoạt, phong phú chính làđặc tính quan trọng của trí tuệ” Nếu không có trí tưởng tượng tốt, trẻ sẽ gặp khó khăntrong việc hiểu các khái niệm, các hình minh hoạ trong mỗi bài giảng, khi làm văncũng sẽ không biết miêu tả một cách sinh động Hơn nữa, trí tưởng tượng còn ảnhhưởng trực tiếp đến sự phát triển về sức sáng tạo của trẻ, trong khi những phát minhnổi tiếng trên thế giới đều bắt đầu từ trí tưởng tượng mà thành
Einstein đã nói “Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức” Trí tưởng tượng làcánh cửa dẫn đến các kĩ năng Đó là nơi khởi đầu cho sự sáng tạo, sự khéo léo và tưduy bên ngoài của trẻ Sự sáng tạo giúp trẻ hiểu hơn về khả năng của bản thân, bồiđắp sự tự tin và phát triển tư duy bằng cách cho phép trẻ suy ngẫm về các quyết địnhkhác nhau ừ đó thúc đẩy sự tự tin của trẻ, tăng khả năng tương tác với người khác, mởrộng các mối quan hệ xã hội
“Ở mọi thời đại và mọi dân tộc, trẻ mẫu giáo đều chơi Do tính chất thườngxuyên của hiện tượng này nên ta có thể gọi lứa tuổi mẫu giáo là lứa tuổi vui chơi”(A.I.Xorokina)[1,tr.3].Lứa tuổi mẫu giáo là một quãng đời có tầm quan trọng đặc biệttrong quá trình phát triển chung của trẻ Đây là giai đoạn tâm sinh lí của trẻ đang hìnhthành và phát triển hết sức mạnh mẽ, vào giai đoạn này ở trẻ xuất hiện rất nhiều hìnhthức hoạt động khác nhau như vui chơi, lao động, học tập nhưng trong đó vui chơi làhoạt động chủ đạo của trẻ, thông qua chơi trẻ được phát triển chức năng tâm lí, hìnhthành nhân cách và khám phá môi trường xung quanh Qua đó kích thích tính tò mò,khả năng quan sát, năng lực phán đoán trí tưởng tượng của trẻ Trò chơi nuôi dưỡngtâm hồn trẻ mà không có gì thay thế được, bất cứ trò chơi nào trẻ cũng thích chơi vàkhi chơi bất kì trò gì trẻ cũng có thể sáng tạo
“Tại sao trò chơi giàu trí tưởng tượng có thể là động lực đằng sau sự phát triển vàhoàn thiện của sự đồng cảm, lòng trắc ẩn và các đặc điểm xã hội khác? Lý thuyết trungtâm là khi một đứa trẻ tham gia vào trò chơi giàu trí tưởng tượng, chúng sẽ xỏ chânvào giày của người khác và nhìn thế giới qua con mắt của người khác Đứa trẻ tưởngtượng cảm thấy niềm vui và nỗi buồn của một người khác Và điều đó khiến đứa trẻphải tính đến quan điểm của người khác trong các tương tác xã hội ”
Tuy nhiên, hiện nay tại các cơ sở mầm non thì việc tổ chức các trò chơi mang tính sáng tạo còn nhiều hạn chế như việc tổ chức chưa thường xuyên; chưa chú ý đến khâu chuẩn bị đồ dùng- đồ chơi, thiết kế góc cho trẻ hoạt động; sử dụng các phương pháp, hình thức chưa phù hợp với độ tuổi; tổ chức mang tính hình thức áp đặt của giáo viên không phát huy tính hoạt động sáng tạo của trẻ
Trang 6Trí tưởng tượng và óc sáng tạo là cánh cửa tiềm năng giúp trẻ kết nối với thếgiới Trong quá trình thỏa sức tưởng tượng, trẻ thể hiện bản thân bằng hành động, lờinói, tương tác, phản ứng và thử nghiệm những vai trò phong phú khác nhau Vậy làmthế nào để trẻ sáng tạo, linh hoạt hơn? Trí tưởng tượng là một đặc điểm tâm lý dễ thấy
ở trẻ, trong trò chơi thì yếu tố tưởng tượng là rất cần thiết Nhận thấy vấn đề này có vaitrò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, do đó tôi đã lựa chọn đề tài: “Sử dụngtrò chơi sáng tạo để phát triển trí tưởng tượng cho trẻ 5-6 tuổi” làm đề tài nghiên cứucủa mình
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu tầm quan trọng của việc phát triển trí tưởng tượng cho trẻ 5-6tuổi Trên cơ sở đó để xuất một số biện pháp tổ chức các trò chơi sáng tạo để pháttriển trí tượng cho trẻ 5-6 tuổi
3 Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng trò chơi sáng tạo để phát triển trí tưởng tượng của trẻ 5-6 tuổi
4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đặc điểm trí tưởng tượng của trẻ 5-6 tuổi và các hình thức sửdụng trò chơi sáng tạo
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá các lý luận về trí tưởng tượng và những khái niệm liên quan nhằm xây dựng
cơ sở lý luận cho đề tài và định hướng cho việc nghiên cứu thực tiễn
6 Kết cấu của đề tài
Mở đầu
Nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Thực trạng sử dụng trò chơi sáng tạo đối với sự phát triển trí tưởng tượng cho trẻ 5-6 tuổi
Chương 3: Tổ chức hiệu quả trò chơi sáng tạo để phát triển trí tưởng tượng cho trẻ 5-6 tuổi
Kết luận kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Trang 7NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Vài nét về trò chơi ở lứa tuổi mầm non
1.1.1 Các khái niệm về trò chơi
Nếu hoạt động lao động và hoạt động xã hội là đặc trưng của người lớn, hoạtđộng học tập là hoạt đặc trưng của học sinh phổ thông thì vui chơi là hoạt động đặctrưng của trẻ ở lứa tuổi mầm non
Nói cách khác chơi chính là cuộc sống của trẻ Đặc biệt, ở lứa tuổi mẫu giáo,chơi là hoạt động chủ đạo Điều này được thể hiện rất rõ trong cuộc sống của trẻ ởtrường mầm non Đối với trẻ, điều tốt nhất với chúng trong cuộc sống là vui chơi.Không vui chơi, trẻ chỉ có thể tồn tại chứ không phát triển được Chính vì vậy, vuichơi là một hoạt động cơ bản và có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển toàndiện nói chung và trí tưởng tượng nói riêng của trẻ
Trò chơi là hoạt động lí thú nhưng rất phức tạp; nguồn gốc và bản chất trò chơicủa trẻ có nhiều ý kiến giải thích khác nhau như: - Theo trường phái sinh học, đại diện
là K.Groos, S.hall, V.Stern, Ph.Siller, G.Spencer đã đưa ra học thuyết về trò chơidưới góc nhìn sinh học đó là học thuyết “sức dư thừa” Họ cho rằng, trò chơi của trẻmang tính bản năng, chơi là sự giải tỏa năng lượng dư thừa và trò chơi của trẻ emgiống như trò chơi của động vật; - Theo trường phái phân tâm học, một số nhà tâm líhọc như: S.Freud, A.Atler lại cho rằng, mọi niềm đam mê, mong ước, những biểuhiện bí ẩn của trẻ đều liên quan tới bản năng sinh dục và chúng không thể hiện trựctiếp ở trong cuộc sống của mình, nó chỉ biểu hiện được ở trong trò chơi Chơi là cách
để trẻ bộc lộ những mong muốn luôn bị “kìm nén” của bản thân vì ở đó, trẻ được tự dokhẳng định và thỏa mãn những đam mê của mình
Các quan điểm nêu trên đều có những hạn chế nhất định, hoặc chỉ hiểu trò chơi làbản năng tự nhiên, hoặc cho rằng trò chơi là điều thần bí Chính vì thế, các quan điểm
đó chưa giải thích một cách khoa học về sự hình thành và phát triển của trò chơi trongđời sống xã hội Khắc phục những hạn chế trên về nguồn gốc và bản chất của trò chơi,các nhà khoa học Xô viết đã đưa ra những khẳng định đầy đủ và đúng đắn về nguồngốc trò chơi của trẻ Theo họ, trò chơi có nguồn gốc từ lao động và mang bản chất xãhội, trò chơi được truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác chủ yếu bằng con đườnggiáo dục
Theo G.V.Plêkhanôv – nhà tâm lí học Nga: “trò chơi là một nghệ thuật xuất hiệnsau lao động và trên cơ sở của lao động Trong trò chơi phản ánh lao động của conngười” Ông cũng chỉ rõ: “trò chơi là một sợi dây nối liền nhiều thế hệ với nhau, nóphục vụ cho việc truyền đạt những thành quả văn hóa”
Trang 8Tư tưởng của G.V.Plêkhanôv về nguồn gốc trò chơi tiếp tục phát triển trong một
số công trình nghiên cứu về trò chơi của các nhà tâm lí học Xô viết, người đầu tiên kếtục đó là Đ.B Encônhin Họ đã chứng minh rằng, trò chơi của trẻ khác về căn bản sovới những trò chơi của động vật con về nội dung cũng như về cấu trúc Trò chơi củatrẻ không có nguồn gốc sinh học, mà có nguồn gốc xã hội Trò chơi đã được xã hộibày ra và vun trồng nhằm giáo dục và chuẩn bị cho trẻ với hoạt động lao động trongtương lai
Theo Đ.B Encônhin: “ Lịch sử phát triển trò chơi gắn liền với sự phát triển của xã hộiloài người và sự thay đổi vị trí của đứa trẻ trong hệ thống các mối quan hệ xã hội”.Khi chơi, trẻ vừa được giải trí, đồng thời cũng hiểu biết thêm về thế giới xung quanh,hoàn thiện những khả năng, năng lực của mình, nắm vững những phương thức hoạtđộng của loài người Tuy nhiên, trò chơi còn có vai trò truyền đạt những kinh nghiệm
xã hội của thế hệ này cho thế hệ khác
Các nhà tâm lí, giáo dục phương Tây như A.Vallon, N.Khrixtencen cũng chỉ
ra rằng, trò chơi của trẻ là sự phản ánh cuộc sống, hoạt động của chúng được quy địnhbởi những điều kiện xã hội Trẻ nhắc lại những ấn tượng đã được trải nghiệm vào tròchơi và sự bắt chước này có chọn lọc Trẻ bắt chước những người có uy tín với chúng,những người chúng gắn bó và yêu quý
Tóm lại, trò chơi có nguồn gốc từ lao động và chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vàolao động Trò chơi mang bản chất xã hội, nội dung chơi của trẻ phản ánh hiện thựcxung quanh Trò chơi không nảy sinh một cách tự phát mà do ảnh hưởng có ý thứchoặc không có ý thức từ phía người lớn hay bạn bè; giao tiếp xã hội có vai trò quantrọng trong việc hình thành và phát triển trò chơi
1.1.2 Phân loại trò chơi
Có nhiều quan niệm về cách phân loại trò chơi trẻ em: theo lứa tuổi ( Giăng Piagê
- Thuỵ Sĩ ), theo các mối quan hệ của trẻ ( S.Sten - Mỹ ), theo tính chất trò chơi ( cácnhà giáo dục Nga ) Hiện nay, trong chương trình giáo dục mẫu giáo Việt Nam , tròchơi được chia làm 3 nhóm:
Trang 9Tuy nhiên các trò chơi dân gian cũng có thể xếp vào nhóm trò chơi có qui tắc.Còn trò chơi đóng kịch là nhóm trung gian giữa trò chơi sáng tạo và trò chơi có quitắc
Trong khuôn khổ bải tiểu luận này, tìm hiểu một số khái niệm về trò chơi sángtạo:
1 Trò chơi đóng vai theo chủ đề
Là loại trò chơi sáng tạo tiêu biểu nhất, có tính tượng trưng độc đáo, mô tả lạinhững sự việc diễn ra trong cuộc sống sinh hoạt của trẻ Đây là một hoạt động chủ đạovui chơi của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, giúp trẻ hình thành kỹ năng và phát triển nhâncách Trẻ lứa tuổi 5-6 có thể tự lập kế hoạch và tự điều khiển trò chơi trong nhóm(thảo luận về chủ đề chơi, nội dung chơi và phân các vai chơi, chọn người chủ trò…);biết thể hiện mối quan hệ qua lại, phối hợp giữa các nhóm chơi trong chủ đề chơichung, giúp đỡ nhau khi chơi và nhận xét, đánh giá lẫn nhau
* Ý nghĩa: Trò chơi đóng vai theo chủ đề còn quyết định đến sự phát triển trítưởng tượng cho trẻ Khi trẻ tham gia đóng vai, trẻ sẽ hành động với vật thay thế,đóng các vai khác nhau và tạo ra các hoàn cảnh chơi,… năng lực này là cơ sở để trẻphát triển trí tưởng tượng Từ đó, trẻ biết cách tạo tình huống mới trong tưởng tượng
Hình 1.1 Trò chơi trẻ em
Trang 10của mình để tạo ra các trò chơi phong phú hơn như: chơi nấu ăn, trò gia đình, bác sĩ,
…
2 Trò chơi đóng kịch
Là dạng trò chơi phân vai theo các tác phẩm văn học – kịch bản mô phỏng theotruyện và các vai là những nhân vật theo truyện Trò chơi đóng kịch được tổ chức nhưmột hoạt động sáng tạo, tự lập của trẻ Trò chơi đóng kịch hướng đến hoạt động biểudiễn nghệ thuật
* Ý nghĩa: Qua chơi trẻ nắm được tư tưởng của tác phẩm văn học Khi chơi đóngkịch trẻ nói bằng ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm, trẻ nắm được các phương tiệnthể hiện ngôn ngữ Qua trò chơi giúp trẻ hiểu được chân, thiện, mỹ, từ đó bồi dưỡngcho trẻ có tâm hồn thanh cao, lòng nhân ái
3 Trò chơi xây dựng, lắp ghép
Nội dung chơi xây dựng, sản phẩm của trò chơi lắp ghép thường gắn với chủ đềchơi của trò chơi đóng vai và gắn với chủ đề giáo dục đang triển khai Trẻ có thể sửdụng sáng tạo, đa dạng các loại nguyên vật liệu: các hình khối với các kích thước, màusắc khác nhau, các viên gạch đồ chơi, các khuôn gỗ, các khối nhựa ghép hình, bộ lắpráp với các màu khác nhau, đồ chơi với cát, nước…
* Ý nghĩa: Chơi xây dựng, lắp ghép là phương tiện củng cố những biểu tượng vềkhông gian, về các vật thể hình học, là phương tiện phát triển tư duy, trí tưởng tượngsáng tạo của trẻ góp phần hình thành và phát triển năng lực tạo hình của trẻ mẫu giáo ,tạo cho trẻ kỹ năng biết làm việc theo kế hoạch và trình tự thục hiện công việc củamình Một số trò chơi xây dựng, lắp ghép: “Xếp em bé”, “Xây ngôi nhà của bé”, “Bétập thể dục” - Chủ đề bản than
1.2 Tầm quan trọng của trí tưởng tượng trong sự phát triển của trẻ 5-6 tuổi
1.2.1 Định nghĩa về tưởng tượng
1 Tưởng tượng là gì?
Khái niệm tưởng tượng Các nhà tâm lí học có quan điểm không giống nhau vềtưởng tượng Theo P.A.Riđich (nhà tâm lí học Nga) đã khẳng định: “Tưởng tượng làhoạt động nhận thức mà trong quá trình nhận thức ấy con người sáng tạo ra những biểutượng, những tình huống trong tư tưởng, ý nghĩ; đồng thời dựa vào những hình tượngcòn giữ lại trong ký ức, từng cảm giác trước kia và có đổi mới, biến đổi các thứ ấy” Đứng trên quan điểm của mình, A.V.Giaporozet nhìn nhận: “Tưởng tượng làsáng tạo ra những hình ảnh của các sự vật và hiện tượng mới bằng cách làm sống lạitrong óc người những đường liên hệ thần kinh tạm thời đã thành lập trước đây thànhcác tổ hợp mới”
Tác giả A.A.Liublinxkaia xem xét: “Tưởng tượng là sự phản ánh hiện thực conngười bằng cách phối hợp những hình ảnh của các sự vật đã tri giác trước đây” Tác
Trang 11giả Minh Đức cho rằng: “Tưởng tượng là sự sáng tạo ra biểu tượng mới dựa trên cơ sởcủa những biểu tượng đã có trước kia”
Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn: “Tưởng tượng là một quá trình tâm lí phản ánhnhững cái chưa có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnhmới trên cơ sở biểu tượng đã có” Những biểu tượng này lại do cảm giác, tri giác đemlại, được lưu giữ lại trong trí nhớ, là biểu tượng của trí nhớ
Như vậy, tưởng tượng có quan hệ mật thiết với trí nhớ Sản phẩm của tưởngtượng là biểu tượng, còn gọi là biểu tượng cấp 2 Vì thế người ta gọi biểu tượng củatưởng tượng là biểu tượng của biểu tượng”
2 Bản chất của tưởng tượng
Về nội dung phản ánh: tưởng tượng phản ánh cái mới, những cái chưa được cótrong kinh nghiệm của cá nhân hoặc của xã hội Cái mới ấy được tưởng tượng tạo radưới hình thức biểu tượng mới bằng cách sáng tạo ra nó, xây dựng nó trên cơ sở biểutượng đã có
Về phương thức phản ánh: Khác với tư duy là quá trình vạch ra những thuộc tính,bản chất của sự vật, hiện tượng, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật thông qua
sự vận hành của thao tác tư duy, tưởng tượng tạo ra những hình ảnh mới trên cơ sởbiểu tượng đã biết nhờ các phương thức hành động: Chắp ghép liên hợp, nhấn mạnhđiển hình hoá
Về phương diện kết quả phản ánh: Sản phẩm của tưởng tượng là các biểu tượngcủa tưởng tượng Đó là một hình ảnh mới do con người tạo ra trên cơ sở những biểutượng của trí nhớ
1.2.2 Đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo
Đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo bé: Trí tưởng tượng bắt đầu nảy sinh từkhi trẻ lên 3 (2 đến 3 tuổi) Biết dùng những vật thay thế trong trò chơi để phản ánhsinh hoạt, dạng sơ khai của trò chơi đong vai theo chủ đề gọi chung là trò chơi môphỏng một loại hoạt động mang tính chấy kỳ diệu tượng trưng Trí tưởng tượng của trẻđược hình thành và bắt đầu từ khi trẻ tham gia và trò chơi tượng trưng bằng việc dùngvật thay thế Việc sử dụng vật thay thế trong khi chơi đã giúp trẻ có thể làm được việc
mà trong cuộc sống thực không thể đạt được
Bên cạnh trò chơi là chuyện cổ tích, hai thứ đó đều kích thích cho trí tưởng tượngcủa trẻ phát triển Quan sát thực tế, người ta đã nhận ra rằng: Không trẻ em nào khôngthích chuyện cổ tích cũng như không thích trò chơi Có thể nói rằng: Trò chơi vàchuyện cổ tích là hai yếu tố, là phương tiện hữu hiệu nhất để nảy sinh, nuôi dưỡng vàphát triển trí tưởng tượng của trẻ, giúp trẻ có một tuổi thơ trong sáng và đẹp đẽ đặcbiệt là với trẻ mẫu giáo bé
Sang đến tuổi mẫu giáo nhỡ thì trí tưởng tượng của trẻ phong phú hơn, đã vượtqua tri giác đối tượng Trẻ biết tưởng tượng kết hợp với biểu tượng vốn có để tạo ra cáimới Tuy nhiên, vẫn xuất hiện tưởng tượng có chủ đích nhằm mục đích ra trước