BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI BÀI ĐIỀU KIỆN HỌC PHẦN: NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI CHỦ ĐỀ: SỰ VÊNH LỆCH GIỮA NGUYÊN BẢN VỚI NHỮNG BẢN DỊCH THƠ LIÊN QUA
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
BÀI ĐIỀU KIỆN HỌC PHẦN: NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
CHỦ ĐỀ: SỰ VÊNH LỆCH GIỮA NGUYÊN BẢN VỚI NHỮNG BẢN DỊCH THƠ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC HỆ THỐNG NGÔN NGỮ, VÙNG MIỀN KHÁC NHAU VÀ
KHOẢNG CÁCH THỜI GIAN
Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Thị Mai Chanh
HÀ NỘI, 2023
Trang 2MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 1
B NỘI DUNG 2
1 Khái niệm 2
1.1 Dịch thuật 2
1.2 Dịch văn học 2
1.3 Dịch thơ 3
1.4 Thực trạng về sự vênh lệch giữa nguyên bản và các bản dịch thơ 4
2 Phân tích sự vênh lệch giữa nguyên bản với những bản dịch thơ liên quan đến các hệ thống ngôn ngữ, vùng miền khác nhau và khoảng cách thời gian 6
2.1 Sự vênh lệch giữa nguyên bản với bản dịch thơ liên quan đến hệ thống ngôn ngữ khác nhau 6
2.1.1 Nguyên nhân và tác động 6
2.1.2 Ví dụ 7
2.2 Sự vênh lệch giữa nguyên bản với bản dịch thơ liên quan đến yếu tố vùng miền khác nhau 9
2.2.1 Nguyên nhân và tác động 9
2.2.2 Ví dụ 9
2.3 Sự vênh lệch giữa nguyên bản với bản dịch thơ liên quan đến yếu tố khoảng cách thời gian 13
2.3.1 Nguyên nhân và tác động 13
2.3.2 Ví dụ 15
3 Một số lưu ý, kiến nghị để hạn chế sự vênh lệch giữa nguyên bản và bản dịch và lựa chọn bản dịch thơ phù hợp trong giảng dạy 18
3.1 Một số lưu ý, kiến nghị để hạn chế sự vênh lệch giữa nguyên bản và bản dịch 18
3.1.1 Tuân thủ những nguyên tắc của dịch thuật 18
3.1.2 Tính cấp thiết trong việc xây dựng khoa/bộ môn dịch văn học nghệ thuật 19
3.1.3 Thay đổi quan niệm về dịch thuật, khẳng định vai trò của dịch giả 19
3.1.4 Chấp nhận một số sự vi phạm trong việc dịch thơ 20
3.2 Một số tiêu chí để lựa chọn các bản dịch phù hợp đưa vào giảng dạy 20
C TỔNG KẾT 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 3A MỞ ĐẦU
Dịch thuật đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiếp nhận và lan tỏa vănhọc trên toàn thế giới Với khả năng vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, dịch thuật khôngchỉ giúp độc giả tiếp cận được những tác phẩm từ các nền văn học khác nhau, mà còn gópphần thúc đẩy sự hiểu biết và giao lưu văn hóa toàn cầu
Trong quá trình dịch thuật, sự vênh lệch không chỉ là hiện tượng không thể tránh khỏi
mà còn là một phần thiết yếu giúp làm sáng tỏ sự phong phú và đa dạng của văn hóa và ngônngữ Thơ ca, với đặc trưng ngôn từ và hình ảnh độc đáo, luôn đặt ra thách thức lớn đối vớingười dịch Việc chuyển tải ý nghĩa, cảm xúc và âm điệu từ nguyên bản sang ngôn ngữ đíchđòi hỏi không chỉ sự thông thạo ngôn ngữ mà còn là sự hiểu biết sâu sắc về bối cảnh văn hóa
và lịch sử Hơn nữa, mỗi vùng miền lại có những đặc trưng văn hóa và ngôn ngữ riêng, làmtăng thêm sự phức tạp trong quá trình dịch Khoảng cách thời gian cũng đóng vai trò quantrọng trong sự vênh lệch giữa nguyên bản và bản dịch, khi mà ngôn ngữ và văn hóa khôngngừng thay đổi theo thời gian, khiến cho việc dịch các tác phẩm thơ cổ trở nên khó khăn hơn.Người dịch phải tìm cách tái tạo lại ngữ cảnh và ngôn ngữ của thời kỳ nguyên bản, đồng thờilàm cho tác phẩm có thể hiểu và cảm nhận được bởi độc giả đương đại Có thể nói, các yếu tốtrên làm người dịch dễ dàng đối mặt với nguy cơ làm mất đi tính nguyên bản của tác phẩm
Dựa trên những phân tích sơ lược trên, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu “Sự
vênh lệch giữa nguyên bản với những bản dịch thơ liên quan đến các hệ thống ngôn ngữ, vùng miền khác nhau và khoảng cách thời gian” Bài viết sẽ đi sâu vào phân tích sự vênh
lệch giữa nguyên bản và các bản dịch thơ, tìm hiểu các yếu tố ngôn ngữ, vùng miền và thờigian ảnh hưởng như thế nào đến quá trình dịch thuật Qua đó, chúng tôi sẽ đề ra một số lưu ý,kiến nghị để hạn chế sự vênh lệch giữa nguyên bản và bản dịch; lựa chọn bản dịch thơ phùhợp trong giảng dạy để việc dạy và học các tác phẩm văn học nước ngoài tại nhà trường trởnên hiệu quả hơn
Trang 4Tóm lại, có thể khái quát: Dịch thuật là quá trình chuyển đổi văn bản từ ngôn ngữ nàysang ngôn ngữ khác nhằm truyền tải chính xác ý nghĩa, thông điệp, và sắc thái của nội dunggốc Đây là một công việc phức tạp và tinh tế, đòi hỏi người dịch không chỉ có kiến thức vữngvàng về ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích, mà còn phải hiểu biết sâu sắc về văn hóa, lịch sử,
và ngữ cảnh của cả hai ngôn ngữ Người dịch cần có sự hiểu biết sâu rộng, sự tinh tế và sángtạo, cũng như khả năng nắm bắt và truyền tải tinh thần của văn bản gốc một cách trung thực
và hiệu quả
1 2 Dịch văn học
Có một số quan điểm về dịch văn học Theo dịch giả Lê Bá Thự: “Dịch văn học là táitạo một cách nhuần nhuyễn nguyên tác bằng ngôn ngữ khác" Theo Lefevere (1929): "Dịch làmột kiểu viết lại dễ nhận thấy nhất, và nó có nhiều ảnh hưởng nhất vì nó có khả năng phác rahình ảnh về một tác giả và/hoặc về các tác phẩm ngoài biên giới của nền văn hóa nguồn"
Sản phẩm của hoạt động “dịch văn học” là “văn học dịch”
Vai trò của dịch văn học:
● Làm giàu kho tàng văn học: dịch văn học giúp chúng ta tiếp cận các tác phẩm văn họccủa các nền văn hóa khác nhau, từ đó làm phong phú thêm kho tàng văn học của quốcgia mình, góp phần đa dạng hóa các thể loại văn học, phong cách sáng tác, cách nhìnnhận và diễn đạt thế giới của con người
● Thúc đẩy giao lưu văn hóa: dịch văn học, ở một khía cạnh nào đó, là cầu nối giữa cácnền văn hóa, góp phần xóa bỏ rào cản ngôn ngữ, giới thiệu những giá trị văn hóa củacác dân tộc trên thế giới
● Phát triển ngôn ngữ: dịch văn học góp phần làm phong phú thêm vốn từ vựng và ngữpháp của ngôn ngữ tiếp nhận
Trang 5Việc chuyển một tác phẩm văn học từ môi trường văn hóa này sang một môi trườngvăn hóa khác là một quá trình phức tạp, có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộcvào mục tiêu mà dịch giả đặt ra Dựa trên các nguyên tắc và mục tiêu này, có thể phân chia
dịch văn học thành ba kiểu chính: dịch nghĩa, dịch sát nguyên bản và dịch-tái tạo.
● Phương pháp dịch nghĩa: mục tiêu chính là tái dựng lại nội dung chính của tác phẩm
mà không động đến bản chất nghệ thuật của văn bản Phương pháp này tạo nên sự khókhăn trong tiếp nhận, khi mà những từ ngữ tuy đã được dịch về ngôn ngữ mẹ đẻnhưng lại khó hiểu do khoảng cách văn hóa và hệ thống các giá trị
● Phương pháp dịch sát nguyên bản: thường tập trung vào việc giữ lại toàn bộ yếu tố
ngôn ngữ và cấu trúc của nguyên bản một cách cẩn thận Dịch giả trong trường hợpnày hầu như không xử lý hay điều chỉnh tác phẩm để phù hợp với văn hóa của dân tộcmình, mà cố gắng tối đa giữ lại hiện thực trong bản gốc, đồng thời cung cấp nhiều chúthích, giải thích cho độc giả Phương pháp này lại rất phù hợp cho các độc giả làmquen với những đặc điểm trong đời sống, lịch sử, phong tục và truyền thống của mộtdân tộc
● Phương pháp dịch tái tạo: Mục tiêu là tạo ra một trải nghiệm văn hóa và nghệ thuật
mới cho độc giả của ngôn ngữ đích Điều quan trọng là tái tạo lại những phương diệnnghệ thuật của tác phẩm gốc, bao gồm cả cấu trúc, ý nghĩa sâu xa, và hiệu ứng thẩm
mỹ việc dịch-tái tạo tác phẩm văn học không chỉ là việc dịch từ ngữ mà còn là mộtquá trình sáng tạo, đòi hỏi sự nhạy cảm và tinh tế từ phía dịch giả để tái tạo lại tinhthần và ý nghĩa của tác phẩm gốc trong ngôn ngữ và văn hóa mới
Tuy mục đích cụ thể đối với từng kiểu dịch khác nhau nhưng mục tiêu chung của dịchthuật, trong đó có dịch văn học là tạo ra một văn bản bằng ngôn ngữ khác nhưng có giá trịtương đương về giao tiếp so với bản gốc, sao cho bản dịch đạt các tiêu chí “Tín – Đạt – Nhã”(theo Nghiêm Phục) Trong đó, tiêu chuẩn được đặt lên hàng đầu là tín – trung thành vớinguyên bản, bản dịch phải thể hiện được nguyên ý của tác giả; đạt là bản dịch phải “thôngđạt”, “minh đạt”, tức là phải chuyển tải được ý nghĩa, tinh thần, phong cách của nguyên tácmột cách hợp lí, rõ ràng; nhã là văn phong của bản dịch phải lưu loát, trôi chảy Ba nguyêntắc này thống nhất, hòa quyện với nhau, tạo nên một bản dịch lí tưởng
Văn bản dịch thơ, trước hết cũng là văn bản dịch, do vậy, nó đòi hỏi tính chính xác, sựlựa chọn từ ngữ thích hợp, mạch lạc, rõ ràng Bàn về những khó khăn trong công việc dịchthuật thơ ca, Y M Lotman cho rằng: “Khó khăn của dịch thơ thường gắn với hai vấn đề Thứ
Trang 6nhất, đó là việc truyền tải những đặc trưng tư tưởng dân tộc (và đặc trưng tâm lí) - chuyểndịch cấu trúc một ý thức này sang một ý thức khác; và thứ hai, đó là những đặc thù ngôn ngữbất khả dịch Đôi khi người ta còn nhắc tới cả đặc trưng vần luật của ngôn ngữ và của các cấutrúc nhịp điệu mang tính dân tộc” Có thể nói, mỗi dân tộc có một cách nhìn, cách cảm khácnhau, do đó, việc truyền tải những tư tưởng mới vào trong các bản dịch, làm giàu thêm vốnvăn hóa, tư tưởng của nước nhà vừa là đòi hỏi, vừa là khó khăn của công việc dịch thơ nóiriêng và dịch văn chương nói chung Bên cạnh đó, khi dịch một tác phẩm thuộc hệ ngôn ngữkhác với tiếng Việt, dịch giả cần phải chú ý đến lớp nghĩa được gợi lên từ cấu trúc ngữ pháp
để từ đó cân nhắc lựa chọn từ ngữ, các kiểu câu cho phù hợp Khi đó, rất khó để đòi hỏi mộtbản dịch chính xác, dịch giả chỉ có thể sáng tạo ra những bản dịch tương đương, sát nghĩanhất với tác phẩm ở ngôn ngữ nguồn Do đó, dịch thơ đòi hỏi dịch giả phải nắm bắt được nộidung tư tưởng của tác phẩm và có khả năng chuyển đổi từ ngữ một cách sáng tạo
1 4 Thực trạng về sự vênh lệch giữa nguyên bản và các bản dịch thơ
Theo Thúy Toàn (2012) và Nguyễn Văn Dân (trong Văn nghệ Trẻ, 12/08/2012), trongkhoảng 20 năm trở lại đây, văn học dịch ở Việt Nam đã phát triển sôi động và thu được nhiềuthành tựu lớn Dịch thuật, trong những năm vừa qua đã có những đóng góp đáng kể cho nềnvăn học dân tộc, giúp cho người đọc tiếp cận được với những tác phẩm văn học xuất sắc củacác nước trên thế giới, bao gồm cả các tác phẩm được trao giải thưởng Nobel và các tác phẩmmới xuất bản, theo Nguyễn Văn Dân Thông qua các dịch phẩm, bức tranh toàn cảnh và đamàu sắc của văn học thế giới có điều kiện "vượt các rào cản" về ý thức hệ và ngôn ngữ để đếnvới độc giả Việt Nam
Tuy vậy, việc chuyển dịch tác phẩm văn học từ ngôn ngữ gốc sang một ngôn ngữ khác
sẽ không tránh khỏi sự vênh lệch giữa nguyên bản và những bản dịch thơ trong quá trình dịch.Đồng thời cũng gây ra ảnh hưởng đáng kể đến việc truyền đạt nội dung của bài thơ, không chỉ
là về từ ngữ mà còn liên quan đến âm thanh, nhịp điệu, thể loại, cấu trúc… của nguyên bản
Trước tiên, xét về mặt hình thức, dịch giả thường thay đổi thể loại của nguyên bản dẫntới cách diễn đạt nội dung, từ đó ảnh hưởng tới việc tiếp nhận các bản dịch thơ của ngườiđọc
Bài thơ Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt:
“Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiênGiang phong ngư phủ đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”
thì dịch giả Tản Đà dịch thành thể lục bát Trong nguyên tác, hình ảnh con người hiện lên hòalẫn vào cảnh vật, người đánh cá “ngư phủ” là chủ thể chính của câu thơ thì ở bản dịch,
“thuyền ai” lại là chủ thể, hình ảnh con người đã bị “mờ hóa” khiến bài thơ trở nên thi vị, hấpdẫn hơn
“Trăng tà, chiếc quạ kêu sươngLửa chài, cây bến, sầu vương giấc hồ
Trang 7Thuyền ai đậu bến Cô TôNửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.”
Một điều dễ nhận thấy khi bản dịch thơ không giữa đúng thể loại của nguyên tác là saukhi chuyển thể, nhất là sang thể lục bát thì không giữ được nguyên vần luật đối trượng như ởnguyên tác Khi dịch các tác phẩm văn học Việt Nam từ chữ Hán cũng gặp phải những trườnghợp tương tự, chẳng hạn như mở đầu bài thơ Côn Sơn ca, Nguyễn Trãi viết:
“Côn Sơn hữu tuyền,
Kì thanh linh linh nhiênNgô dĩ vi cầm huyền.”
thì Tản Đà dịch thành:
“Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”
Từ láy tượng thanh “linh linh” trong trẻo của tiếng đàn giờ đây bị thay thế bởi một âmtrầm là “rầm” đặt ở cuối câu, chất bay bổng trong câu thơ trong bản dịch từ ấy mà bị giảm đi
so với nguyên tác
Hay bài thơ Tuyệt cú của Đỗ Phủ có những cặp câu đối nhau rất chỉnh:
“Lưỡng cá/ hoàng ly/ minh thúy liễuNhất hàng/ bạch lộ/ thướng thanh thiên.”
“Song hàm/ Tây Lĩnh/ thiên thu tuyếtMôn bạc/ Đông Ngô/ vạn lí thuyền.”
Bản dịch của Tương Như ở thể lục bát đã làm mất đi kết cấu cân bằng ấy:
“Liễu xanh hót cặp oanh vàngTrời lam trắng điểm một hàng cò baySong lồng mái tuyết non TâyThuyền Ngô muôn dặm đỗ ngay cửa ngoài.”
Mặt khác, bài Mao ốc vị thu phong sở phá ca do N.T dịch “chênh” về số câu so vớinguyên tác thay vì chênh về thể loại Dịch giả giữ nguyên được thể loại của bản gốc song lạidịch thiếu đi một câu thơ, do hai câu:
“Cao giả quải quyến trường lâm sao
Hạ giả phiêu chuyển trầm đường ao”
chỉ được dịch giả dịch thành “Cái mắc cành cao, cái giữa dòng” Cách gieo vần rất đáng chú ý
ở nguyên tác cũng chưa được tái hiện lại ở bản dịch Ta có thể thấy bản dịch của Khương HữuDụng thể hiện cách gieo vần chuẩn hơn Trong bản gốc, năm câu đầu kết thúc bằng “hào,mạo, giao, sao, no” tạo ra âm hưởng mạnh mẽ khi gió thổi ào ào, bản dịch của Khương HữuDụng không chỉ giữa nguyên được những từ này mà còn chuyển hóa thành “gia, ta, bờ, xa,
Trang 8sa” để tận dụng âm hưởng mạnh mẽ của gió và còn hơn thế nữa khi dịch giả giữ nguyên nhiều
từ của bản gốc và thêm thắt các vần để bảo toàn ý nghĩa Đọc bản dịch của Khương HữuDụng, người đọc hẳn thấy được sự tâm huyết khi hoạt động nghệ thuật của dịch giả
Sự vênh lệch trong bản dịch và nguyên tác qua yếu tố nội dung còn được thể hiện quaviệc tác phẩm vốn vô đề được dịch giả đặt tiêu đề, như bài thơ của Tagore trong sách giáokhoa lấy số thứ tự số (28) trong tập thơ Người làm vườn, trở thành “Bài thơ số 28” để làm tên,hay tiêu biểu nhất là bài thơ “Tôi yêu em” của Pushkin, vốn không có tiêu đề nhưng đượcdịch giả Thúy Toàn đặt tên bằng cách lấy mấy chữ đầu trong bài thơ ấy
Nhìn chung, khi bản dịch không giữ đúng thể loại và các yếu tố hình thức như vầnđiệu, âm hưởng… của nguyên tác thì sẽ có phần nào xa rời nguyên tác, người đọc khó tiếpcận với dụng ý của tác giả Do sự giới hạn bởi hình thức nên bản dịch thơ không thể thoải máitrong cách diễn đạt như văn xuôi, làm sao để bản dịch thơ chuyển tải được hết ý của nguyêntác là rất khó Vì vậy, độ vênh lệch về nội dung giữa bản dịch và nguyên tác cũng là điều dễhiểu Có những bài thơ nội dung tương đối dễ hiểu, ít ý ngoài lời nên được chuyển dịch kháthành công, song có những bài thơ hàm súc, đa nghĩa mà bản dịch khó chuyển tải hết được, cónhững tầng nghĩa sâu xa mà bản dịch bằng Tiếng Việt không nói lên được hết, thậm chí cảbản dịch thơ cũng thể hiện chưa thật thành công
2 Phân tích sự vênh lệch giữa nguyên bản với những bản dịch thơ liên quan đến các hệ thống ngôn ngữ, vùng miền khác nhau và khoảng cách thời gian
2 1 Sự vênh lệch giữa nguyên bản với bản dịch thơ liên quan đến hệ thống ngôn ngữ khác nhau.
2.1.1 Nguyên nhân và tác động
Dịch văn học, nhất là dịch thơ luôn phải chịu sự tác động của hệ thống ngôn ngữ, cụthể là ngôn ngữ được sử dụng trong bản nguyên tác của tác giả và ngôn ngữ được sử dụngtrong bản dịch của dịch giả Chúng tôi xin đưa ra một số phương diện của hệ thống ngôn ngữ
có thể tác động đến hoạt động dịch văn học, và cũng là nguyên nhân cho sự vênh lệch giữanguyên bản với bản dịch thơ
a) Ngữ pháp
“Ngữ pháp là toàn bộ các quy tắc về cấu tạo, biến đổi kết hợp từ để tạo nên các đơn vịlớn hơn là cụm từ và câu, quy tắc cấu tạo đoạn văn và văn bản” [1] Mỗi ngôn ngữ có hệthống ngữ pháp riêng và ngữ pháp ảnh hưởng đến cách thức diễn đạt ý tưởng trong văn bản
Ví dụ, tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, trong khi tiếng Anh là ngôn ngữ hòa kết Điềunày có nghĩa là trong tiếng Việt, các từ thường đứng riêng biệt và không biến đổi, trong khitrong tiếng Anh, các từ có thể được kết hợp với nhau và thay đổi hình thức để thể hiện chứcnăng ngữ pháp Sự khác biệt này có thể ảnh hưởng đến cách dịch các cấu trúc câu từ tiếngViệt sang tiếng Anh và ngược lại
b) Ngữ âm
Trang 9Ngữ âm là những yếu tố âm thanh của ngôn ngữ (như phụ âm đầu, vần, thanh điệu).Vần điệu và nhịp điệu trong thơ rất quan trọng, góp phần tạo nên nhạc tính trong thơ Tuynhiên, do ngữ âm của các ngôn ngữ khác nhau, việc giữ nguyên vần điệu và nhịp điệu từ bảngốc sang bản dịch có thể rất khó khăn.
Ngoài ra, ngữ âm cũng là yếu tố quan trọng tạo nên tính nhạc của thơ Nhà thơ SóngHồng (Trường Chinh) đã từng viết “Thơ là thơ, đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theomột cách riêng” Nhạc tính trong thơ được thể hiện ở” sự cân đối, sự trầm bổng và sự trùngđiệp” [6] Sự cân đối chủ yếu thông qua việc phân dòng và phép đối, sự trầm bổng được tạonên do sự phối hợp các thanh bằng trắc và sự ngắt nhịp, sự trùng điệp sử dụng yếu tố vần vànghệ thuật láy Ví dụ, đoạn trích trong bài “Mẹ Tơm” của Tố Hữu rất giàu nhạc tính:
“Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa, nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát…”
Nhạc tính rất khó để có thể dịch sang một ngôn ngữ khác, vì đó là sự kết hợp củanhiều yếu tố ngôn ngữ: từ, thanh điệu, vần nhịp, phép đối, phép láy
c) Từ vựng
Mỗi ngôn ngữ có hệ thống từ vựng riêng Ví dụ với tiếng Hán (Trung Quốc) và tiếngViệt, tiếng Hán có nhiều từ đồng nghĩa để diễn tả cùng một khái niệm, trong khi tiếng Việt cóthể chỉ có một từ duy nhất để diễn tả khái niệm đó Tiếng Hán có rất nhiều chữ để chỉ màuxanh với các cấp độ khác nhau: thanh (xanh da trời), lục (xanh lá cây), lam (xanh dương),nguyệt (xanh nhạt), bích (xanh ngọc lam), hồ thủy (xanh lơ), mà tiếng Việt chỉ có chữ
“xanh” Điều này có thể khiến việc dịch các văn bản thơ chữ Hán sang tiếng Việt trở nên khókhăn hơn vì người dịch cần phải lựa chọn từ ngữ phù hợp để truyền tải chính xác ý nghĩa củavăn bản gốc
Ngoài ra, yếu tố từ vựng còn liên quan đến việc tạo dựng các hình ảnh trong thơ ca.Một số điển cố, điển tích và hình ảnh trong thơ có thể không được hiểu rõ ở một nền văn hóakhác Do đó, khi dịch thơ, dịch giả phải giải thích hoặc thay thế bằng những điển cố và hìnhảnh phù hợp với văn hóa của ngôn ngữ đích (ngôn ngữ của bản dịch)
Chính vì những lí do trên, bản dịch thơ dù có cố gắng thế nào cũng rất khó khăn trongviệc trung thành với cả nội dung lẫn hình thức của một tác phẩm đến từ một ngôn ngữ khác,gây ra sự vênh lệch giữa nguyên bản với bản dịch thơ
2.1.2 Ví dụ
Ví dụ 1: Bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin và bản dịch thơ của Thúy Toàn
Dịch giả Thúy Toàn là một trong 100 người được Bác Hồ gửi đi đào tạo tiếng Nga ởLiên xô năm 1954, ông đã dịch rất nhiều tác phẩm từ tiếng Nga sang tiếng Việt và từ tiếngViệt sang tiếng Nga Ông từng nói trong một buổi phỏng vấn: “Hiểu được nghĩa, cái thần, cáihồn nhưng tìm được từ thích hợp để chuyển thể, thật khó” Ta có thể phát hiện ra một số yếu
tố vênh lệch giữa nguyên bản với bản dịch thơ giữa nguyên bản bài thơ “Tôi yêu em” của
Trang 10Puskin và bản dịch thơ Thúy Toàn Chúng tôi xin được trình bày yếu tố vênh lệch mà chúngtôi cho rằng rằng rõ nét nhất, liên quan đến hệ thống ngôn ngữ Đó chính là câu thơ được lặplại xuyên suốt tác phẩm “Я вас любил”.
● Bài thơ vốn không có tiêu đề mà được dịch giả lấy điệp ngữ được lặp lại ba lần trongbài thơ làm nhan đề: “Tôi yêu em” Nhưng nếu dịch chính xác thì điệp ngữ ấy phải là
“Tôi đã yêu cô” Trong nguyên bản, đây là hành động trong quá khứ, hành động đãxảy ra và kết thúc rồi Bản dịch “Tôi yêu em” thể hiện hành động ở thì hiện tại, đangxảy ra
● Việc chọn ngôi xưng hô: Trong tiếng Nga có hai đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ítmang hai sắc thái khác nhau: một là sắc thái “âu yếm, thân mật, gần gũi” (dịch quatiếng Việt thường là “em”), hai là sắc thái “trang trọng, xa cách” (dịch sang tiếng Việtthành “bà - cô - ông - ngài”) Ở đây Puskin lựa chọn vế sau, đại từ ngôi thứ hai mangsắc thái xa cách
Qua đó, “Я вас любил” - tôi đã yêu cô không chỉ là lời khẳng định tình yêu của tácgiả mà còn thể hiện suy nghĩ đau đớn nhưng đầy lý trí: muốn đẩy tình yêu đó về quá khứ vàbiến người mình yêu trở nên xa cách Đó là tâm trạng của tác giả đối với lời cầu hôn bị cựtuyệt và tình yêu chỉ xuất phát từ một phía Còn bản dịch “Tôi yêu em” thể hiện mối quan hệthân mật, tình yêu chân thành, đằm thắm, hạnh phúc của lứa đôi Do đó bản dịch đã khôngtruyền tải trọn vẹn ý nghĩa mà nhà thơ muốn gửi gắm trong nguyên bản thơ
Ví dụ 2: Bài thơ “Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu và bản dịch thơ của Tản Đà
Chúng tôi cũng đưa ra một số yếu tố vênh lệch liên quan đến hệ thống ngôn ngữ khácnhau qua bài thơ “Hoàng Hạc lâu”:
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa,Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.Hán Dương sông tạnh cây bày,Bãi xưa Anh Vũ xanh dày cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?
Trước hết, nguyên tác sử dụng thể thất ngôn bát cú Đường luật Thơ Đường luật với
hệ thống niêm, luật, vần, đối rất chặt chẽ Trong bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật thôngthường, luật sẽ do chữ thứ hai của câu 1 quyết định và theo quy tắc “nhất tam ngũ bất luận,
Trang 11nhị tứ lục phân minh; vần sẽ gieo ở chữ cuối câu 1,2,3,6,8; cặp câu 3-4 và 5-6 bắt buộc đối.Bài thơ “Hoàng hạc lâu” là bài thơ với vần bằng, tuy nhiên các chữ “thừa”, “hạc”, “phạm”,
“khứ” đã phạm vào luật bằng trắc và chữ cuối câu 1 lại không hợp vần “âu” Việc phạm luậtchỉ diễn ra ở bốn câu thơ đầu, bốn câu thơ sau tác giả đã trở lại đúng luật thơ Đây là chủ ýcủa nhà thơ, giúp cho nhạc điệu của bài thơ mang cảm giác ngắc ngứ, không xuôi, gợi tâmtrạng bâng khuâng, nuối tiếc, ngậm ngùi của tác giả Bản dịch của Tản Đà sử dụng thể lục bát
đã làm thay đổi hình thức của bài thơ, phá vỡ các quy luật hình thức của bài thơ cũng như chủ
ý của tác giả nguyên tác Hơn nữa, do sự gò bó về hình thức, thể Đường luật thường thể hiệncảm xúc một cách kín đáo, tế nhị, thích hợp thể hiện những cảm xúc phức tạp, sâu lắng, nộitâm Nguyên tác khắc họa khung cảnh nơi lầu Hoàng hạc mang nỗi bơ vơ, hiu quạnh của thânphận con người, nỗi hoài vọng về thời xa xưa cùng nỗi nhớ quê hương da diết của tác giảtrong một buổi chiều muộn Không gian ấy, qua bản dịch của Tản Đà, trở nên mềm mại, nhẹnhàng, trôi chảy trong dòng ca dao, thể hiện qua thể lục bát thanh thoát và êm tai Đó là sựvênh lệch giữa nguyên tác và bản dịch
Ví dụ 3: Bài thơ “Tĩnh dạ tứ” của Thôi Hiệu và bản dịch thơ của Nam Trân, Lê Tiến Thức
Tiếp theo, có những từ ngữ trong nguyên tác chữ Hán rất khó để dịch trọn vẹn sangmột ngôn ngữ khác Trong bài thơ "Tĩnh dạ tứ" của Lý Bạch:
“Sàng tiền minh nguyệt quang,Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương”
Chữ “vọng” ở câu 3 mang nghĩa là trông ngóng, nhìn ra xa, nhìn lên cao Từ “vọng”trong câu thơ của Lý bạch gửi gắm nỗi niềm nhớ quê hương tha thiết Bản dịch của Nam Trândịch là “Ngẩng đầu nhìn trăng sáng” còn Bản dịch của Lê Tiến Thức dịch là “Ngẩng đầungắm trăng sáng” Từ “ngắm” hay từ “nhìn” đều chưa thể khớp trọn vẹn với từ “vọng” về mặt
ý nghĩa và tâm trạng của nhân vật trữ tình Cả hai bản dịch của hai dịch giả đều rất cố gắngtrong việc dịch nghĩa nhưng vẫn vô cùng khó khăn trong việc diễn tả đúng ý của nguyên tác
Trang 12quá trình sáng tạo và chuyển dịch nghệ thuật của các dịch giả, mang lại những cách dịch mới
mẻ, thú vị từ đó tạo cho người đọc sự hấp dẫn, lôi cuốn khi tiếp nhận tác phẩm
歲 如 今 歸 未 歸 。Thương giang bạch phát sầu khan nhữ,Lai tuế như kim quy vị quy?
tức:
Kẻ bạc đầu ở sông Thương buồn xem mày,Năm tới vào lúc này, có trở về không?
Hải Đà đã dịch thành:
“Tóc bạc phơ phơ sầu cố lý
Cảnh nầy năm đến đã về thôn?”
Và bản dịch của Trần Trọng Kim:
“Thấy mày đầu bạc buồn ghê
Sang năm như rứa đã về hay chưa.”
Các dịch giả đã khéo léo lồng ghép các yếu tố ngôn ngữ ở địa phương của mình vàobản dịch mà không làm thay đổi ý nghĩa mà nguyên tác muốn chuyển tải, vẫn thể hiện đượcbước đi của thời gian thể hiện trong nguyên tác
Ví dụ 2: Bài thơ “Buổi tối mùa đông” của Puskin và bản dịch thơ của Bằng Việt
Nhắc đến những dịch giả tiêu biểu chuyên dịch thơ phương Tây, không thể khôngnhắc đến nhà thơ, dịch giả Bằng Việt Bằng Việt làm thơ từ năm 13 tuổi nhưng tên tuổi củaông được khẳng định khi đang học ở Liên Xô Bằng Việt thường tìm tòi, khám phá những bàithơ ít người biết đến, tránh những bài đã có nhiều người dịch nhằm đem đến những món ăntinh thần độc đáo và mới mẻ cho độc giả Chẳng hạn như khi nhắc đến nhà thơ Pushkin, trongkhi phần lớn bạn đọc Việt Nam quen thuộc với bài thơ “Tôi yêu em” thì ông chọn dịch bài
“Buổi tối mùa đông” Buổi tối mùa đông được tác giả viết năm 1825, cho ta thấy một tâm hồnNga với tình yêu thương sâu sắc của tác giả đối với người nhũ mẫu của mình Bài thơ tả cảnhsống của Pushkin ở Mikhailovskoe trong thời gian ông bị đày ải Người “u già” trong bảndịch thơ là nhũ mẫu của tác giả, bà Ariona Rodiovna, người đã theo Pushkin tới sống tại ngôilàng nơi ông bị đày ấy và là người duy nhất bầu bạn với ông trong khoảng thời gian này
Bài thơ tuy mang giá trị nhân văn mang tính nhân loại nhưng lại rất gần gũi với tâmhồn người Việt Nam