1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chủ Đề quyền lợi có thể bảo hiểm Đối với con người theo quy Định của pháp luật từ luật kdbh 2000 (sđbs 2010,2012) Đến luật kdbh 2022

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 49,52 KB

Nội dung

Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp nghiên cứu định tính;  Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: - Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu lý thuyết giáo trình, bài giảng môn học, v

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM KHOA TÀI CHÍNH

HỌC PHẦN: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

NHÓM: 24C1FIN50502301.02

STT

(theo danh

sách lớp –

học phần)

MSSV Họ và tên sinh viên Vai trò được phân công

Nhóm đánh giá

(%)

38 31231027756 Lâm Thị Quỳnh Trang Mục 2.2 + Tổng hợpbài 100%

Chủ đề

Mở đầu Tính cấp thiết

ĐTNC

MTNC

PVNC

PPNC

KCNC

MT2

MT3

MT4

Kết luận

Trang 2

K

Cộng

Chủ đề: Quyền lợi có thể bảo hiểm đối với con người theo quy

định của pháp luật: Từ luật KDBH 2000 (SĐBS 2010,2012)

đến Luật KDBH 2022.

I MỞ ĐẦU

1 Giới thiệu

Trong bối cảnh phát triển kinh tế và xã hội hiện nay, bảo hiểm đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc bảo vệ tài chính cá nhân và gia đình Một trong những khái niệm cốt lõi trong lĩnh vực bảo hiểm là "Quyền lợi có thể được bảo hiểm", đặc biệt khi áp dụng đối với đối tượng con người Quyền lợi có thể được bảo hiểm không chỉ định nghĩa mối quan hệ giữa người bảo hiểm và đối tượng được bảo hiểm, mà còn

là nền tảng pháp lý để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người tham gia bảo hiểm Mặc dù quyền lợi có thể được bảo hiểm được quy định rõ ràng trong pháp luật, nhưng thực tế vẫn tồn tại nhiều thách thức trong việc thực hiện và yêu cầu bồi thường Một

số người vẫn gặp khó khăn trong việc yêu cầu bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm Điều này có thể do thiếu hiểu biết về quyền lợi hoặc do quy trình bồi thường chưa minh bạch và nhanh chóng Việc tìm hiểu quyền lợi có thể được bảo hiểm sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách và các công ty bảo hiểm có cái nhìn tổng thể hơn

về nhu cầu của người dân, từ đó cải tiến sản phẩm, dịch vụ và giải quyết những vấn

đề còn tồn tại, góp phần phát triển thị trường bảo hiểm

Bài tiểu luận này sẽ tập trung phân tích về sửa đổi, bổ sung về “Quyền lợi

có thể được bảo hiểm” trong Luật KDBH 2022 so với quy định trước đây, đồng thời vừa làm rõ tầm quan trọng của nó đối với quyền lợi của cá nhân và vừa cho thấy những cơ hội và thách thức mà những thay đổi đó mang lại Qua đó, cho thấy được tính chặt chẽ trong cơ sở luật đề từ đó khuyến khích sự tham gia tích cực hơn của người dân vào các sản phẩm bảo hiểm

2 Đối tượng nghiên cứu

Quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với đối tượng con người

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu 1: Tổng hợp những quy định của Luật KDBH 2000 (SĐBS 2010, 2019) về Quyền lợi có thể được bảo hiểm (QLCTĐBH) đối với đối tượng con người

- Mục tiêu 2: Tổng hợp những quy định của Luật KDBH 2022 về QLCTĐBH đối với đối tượng con người

- Mục tiêu 3:

Trang 3

+ Mục tiêu 3.1: So sánh sự khác biệt giữa Luật KDBH 2022 với quy định trước đây trong quy định về QLCTĐBH đối với đối tượng con người

+ Mục tiêu 3.2: Dự báo về cơ hội và thách thức mang lại bởi những thay đổi đó

4 Phạm vi nghiên cứu

- Khung pháp lý về KDBH Việt Nam

- Thị trường bảo hiểm Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp nghiên cứu định tính;

 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu:

- Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu lý thuyết (giáo trình, bài giảng môn học), văn bản pháp lý về kinh doanh bảo hiểm, báo chí,…

- Tổng hợp và đối sánh quy định pháp luật về QLCTĐBH đối với đối tượng con người để nhận diện những thay đổi trong quy định;

- Phân tích những mặt thay đổi về Quyền lợi có thế được bảo hiểm đối với đối tượng con người ở luật KDBH 2022 so với quy định trước đó để từ đó đưa ra dự báo

về cơ hội và thách thức mang lại

6 Kết cấu của nghiên cứu

Bài nghiên cứu ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục tài liệu tham khảo ra thì tập trung vào giải quyết các vấn đề được đưa ra trong mục tiêu nghiên cứu

B Giải quyết vấn đề

2.1 Khái niệm và tầm quan trọng của “Quyền lợi có thể được bảo hiểm”

2.1.1 Định nghĩa

Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với

đối tượng được bảo hiểm.*

*Trích Điều 3: Giải thích từ ngữ khoản 9 của Luật KDBH 2000 ( SĐBS 2010,2012)

2.1.2 Áp dụng nguyên tắc quyền lợi có thế được bảo hiểm

Theo Điều 16 khoản 2 về Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo

hiểm của Luật KDBH 2022 thì nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm được hiểu như sau : bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm phù hợp với từng loại hợp đồng bảo hiểm theo quy định của Luật này

a Đối với bảo hiểm nhận thọ

Quyền lợi có thể được bảo hiểm là mối quan hệ giữa bên mua bảo hiểm và

người được bảo hiểm Theo Điều 34 Luật KDBH 2022, bên mua bảo hiểm có quyền

lợi có thể được bảo hiểm đối với những người sau đây:

 Bản thân người mua bảo hiểm

 Vợ, chồng, cha, mẹ, con của người mua bảo hiểm

Trang 4

 Anh ruột, chị ruột, em ruột hoặc người khác có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với người mua bảo hiểm

 Người có quyền lợi về tài chính hoặc quan hệ lao động với người mua bảo hiểm

 Người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm sức khỏe cho mình

b Đối với bảo hiểm phi nhân thọ

Theo Điều 34 Luật KDBH 2022, bên mua bảo hiểm có quyền lợi được bảo

hiểm khi:

Bảo hiểm tài sản: Bên mua bảo hiểm có quyền sở hữu, quyền khác đối với tài

sản Hoặc bên mua bảo hiểm có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Quyền lợi có thể được bảo hiểm lúc này sẽ phải

căn cứ vào quy định của pháp luật về ràng buộc trách nhiệm dân sự

2.1.2 Tầm quan trọng của “Quyền lợi có thể được bảo hiểm”

- Ngăn ngừa các hành vi gian lận và rủi ro đạo đức (Moral Hazard) trong kinh doanh bảo hiểm

Giảm nguy cơ trục lợi bảo hiểm: Khi tham gia hợp đồng bảo hiểm, nếu

không có quy định về “Quyền lợi có thể được bảo hiểm”, người mua bảo hiểm

sẽ có thể cố ý gây ra tổn thất nhằm thu lợi từ khoản bồi thường dựa vào những

lỗ hồng trong hợp đồng kinh doanh Ví dụ, một cá nhân không có mối quan hệ thực sự với đối tượng được bảo hiểm (như mua bảo hiểm nhân thọ cho một người xa lạ) có thể dẫn đến hành vi trục lợi

Bảo vệ tính liêm chính của thị trường bảo hiểm: Quy định về quyền lợi bảo

hiểm giúp loại bỏ các hợp đồng bảo hiểm không hợp pháp, từ đó bảo vệ cả khách hàng chân chính và các doanh nghiệp bảo hiểm khỏi các tổn thất không cần thiết

- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tham gia bảo hiểm

Đảm bảo quyền lợi chính đáng của bên mua bảo hiểm: Người tham gia bảo

hiểm phải chứng minh rằng họ có quyền lợi liên quan đến đối tượng được bảo hiểm vào thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm Điều này đảm bảo rằng chỉ những người thực sự có liên quan mới được quyền yêu cầu bồi thường, giúp quá trình xử lý bồi thường diễn ra minh bạch và hợp lý hơn

Tạo sự tin cậy giữa khách hàng và doanh nghiệp bảo hiểm: Việc tuân thủ

quy định về quyền lợi có thể được bảo hiểm trong Luật KDBH hiện nay giúp xây dựng niềm tin của khách hàng bằng tính minh bạch và công bằng của hợp đồng bảo hiểm, từ đó khuyến khích họ tham gia bảo hiểm nhiều hơn

- Đảm bảo tính pháp lý và tuân thủ quy định luật pháp

Cơ sở pháp lý cho các hợp đồng bảo hiểm: Luật Kinh doanh bảo hiểm

(KDBH) yêu cầu các hợp đồng bảo hiểm phải có quyền lợi hợp pháp Điều này có nghĩa là nếu hợp đồng bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm, hợp đồng đó sẽ vô hiệu và không có giá trị pháp lý

Trang 5

Bảo vệ doanh nghiệp bảo hiểm khỏi các rủi ro pháp lý: Khi tuân thủ đúng

các quy định về quyền lợi có thể được bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm

có thể tránh được các tranh chấp pháp lý không đáng có với khách hàng, từ đó giảm thiểu tổn thất về tài chính và uy tín

- Thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường bảo hiểm

Khuyến khích sự tham gia của người dân: Khi người dân nhận thấy rằng

các quyền lợi bảo hiểm của họ được bảo vệ một cách hợp pháp và minh bạch, họ sẽ có động lực để tham gia các sản phẩm bảo hiểm nhiều hơn Điều này không chỉ tăng cường tính bền vững của thị trường mà còn đóng góp vào sự

ổn định kinh tế - xã hội

Nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm: Việc tuân thủ chặt chẽ quy định về

quyền lợi bảo hiểm buộc các công ty bảo hiểm phải cải thiện quy trình xét duyệt, giám sát và xử lý bồi thường, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo

ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường

- Đảm bảo trách nhiệm xã hội và công bằng trong bảo hiểm

Bảo vệ các cá nhân yếu thế: Quy định về quyền lợi bảo hiểm đảm bảo rằng

các cá nhân không bị lợi dụng hoặc lạm dụng bởi các hợp đồng bảo hiểm thiếu minh bạch Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người không có hiểu biết sâu về các điều khoản bảo hiểm

Đóng góp vào sự công bằng xã hội: Việc yêu cầu quyền lợi bảo hiểm giúp

phân bổ đúng các nguồn lực tài chính, đảm bảo rằng các nguồn lực này được

sử dụng đúng đối tượng cần được bảo vệ, góp phần vào sự công bằng và bình đẳng trong xã hội

2.2 Tổng hợp những quy định của Luật KDBH 2000 (SĐBS 2010, 2019) về

QLCTĐBH đối với đối tượng con người

Luật KDBH 2000 (SĐBS 2010, 2019)

QLCTĐH

Điều 3: Giải thích từ ngữ Khoản 9: Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu,

quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ

nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm.

Đối tượng của

HĐBH

Điều 31: Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người Khoản 2: Bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho những người sau đây:

a) Bản thân bên mua bảo hiểm;

Trang 6

b) Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm;

c) Anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng; d) Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm

Hợp đồng bảo

hiểm vô hiệu

Điều 22: Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu Khoản 1 mục a: Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong các trường

hợp sau đây:

a) Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm

Chấm dứt hợp

đồng bảo hiểm

& hậu quả pháp

Điều 23: Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm Khoản 1: Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được

bảo hiểm

Điều 24: Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm

Khoản 1: Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo

quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mu a bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, sau khi đã trừ các chi phí hợp lý

có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm

*Trích: Luật KDBH 2000 (SĐBS 2010,2012)

2.3 Tổng hợp những quy định của Luật KDBH 2022 về QLCTĐBH đối với đối tượng con người

Luật KDBH 2022

Nguyên tắc giao kết

và thực hiện hợp

đồng bảo hiểm

Điều 16: Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm

Khoản 2: Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: bên

mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm phù hợp với từng loại hợp đồng bảo hiểm theo quy định của Luật này

QLCTĐH đối với

HĐBH sức khỏe và

nhân thọ

Điều 34: Quyền lợi có thể được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe

1 Bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với những người sau đây: ừ

a) Bản thân bên mua bảo hiểm;

Trang 7

b) Vợ, chồng, cha, mẹ, con của bên mua bảo hiểm;

c) Anh ruột, chị ruột, em ruột hoặc người khác có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với bên mua bảo hiểm;

d) Người có quyền lợi về tài chính hoặc quan hệ lao động với bên mua bảo hiểm;

đ) Người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm sức khỏe cho mình

2 Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm

vô hiệu

Điều 25: Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu

- Khoản 1 mục a: Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm

- Khoản 2: Khi hợp đồng bảo hiểm vô hiệu thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm hoàn trả cho nhau những gì đã nhận Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường

Chuyển giao hợp

đồng bảo hiểm Điều 28: Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm Khoản 2: Bên nhận chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải có

quyền lợi có thể được bảo hiểm, được kế thừa quyền và nghĩa

vụ của bên chuyển giao

*Trích: Luật KDBH 2022

2.4 So với Luật KDBH 2000 ( sửa đổi bổ sung 2010, 2019), Luật KDBH 2022 có khác biệt gì trong quy định về QLCTĐBH đối với đối tượng con người? Dự báo

về cơ hội và thách thức mang lại bởi những thay đổi đó.

2.4.1 Nhận diện điểm khác biệt, thay đổi về QLCTĐBH đối với đối tượng con người

Luật KDBH 2000

SĐBS 2010, 2019

( Ghi rõ điều, khoản )

Luật KDBH 2022 ( Ghi rõ điều, khoản )

Nhận diện điểm khác biệt, thay đổi

Điều 22: Hợp đồng bảo

hiểm vô hiệu

1 Hợp đồng bảo hiểm vô

hiệu trong các trường hợp sau

đây:

a) Bên mua bảo hiểm không

có quyền lợi có thể được bảo

hiểm;

b) Tại thời điểm giao kết hợp

đồng bảo hiểm, đối tượng bảo

Điều 25: Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu

1 Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong trường hợp sau đây:

e) Bên mua bảo hiểm

là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự;

người có khó khăn trong nhận thức, làm

Luật KDBH 2022 đã bổ sung các điều kiện vô hiệu hợp đồng liên quan đến năng lực hành vi của bên mua bảo hiểm so với quy định trước đó Điều này không chỉ tăng cường bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng,

mà còn giúp ngăn ngừa các hành vi lợi dụng hợp đồng bảo hiểm đối với những người dễ

bị tổn thương

Trang 8

hiểm không tồn tại;

c) Tại thời điểm giao kết hợp

đồng bảo hiểm, bên mua bảo

hiểm biết sự kiện bảo hiểm

đã xảy ra;

d) Bên mua bảo hiểm hoặc

doanh nghiệp bảo hiểm có

hành vi lừa dối khi giao kết

hợp đồng bảo hiểm;

đ) Các trường hợp khác theo

quy định của pháp luật

chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

k) Bên mua bảo hiểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;

Điều 23: Chấm dứt hợp

đồng bảo hiểm

1 Bên mua bảo hiểm không

còn quyền lợi có thể được

bảo hiểm;

Điều 24: Hậu quả pháp lý

của việc chấm dứt hợp đồng

bảo hiểm

1 Trong trường hợp chấm

dứt hợp đồng bảo hiểm theo

quy định tại khoản 1 Điều 23

của Luật này, doanh nghiệp

bảo hiểm phải hoàn lại phí

bảo hiểm cho bên mua bảo

hiểm tương ứng với thời gian

còn lại của hợp đồng bảo

hiểm mà bên mua bảo hiểm

đã đóng phí bảo hiểm, sau khi

đã trừ các chi phí hợp lý có

liên quan đến hợp đồng bảo

hiểm

Điều 28: Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm

2 Bên nhận chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm, được kế thừa quyền và nghĩa vụ của bên chuyển giao

- Làm rõ điều kiện chấm dứt hợp đồng khi không còn quyền lợi có thể bảo hiểm

- Đảm bảo quyền lợi tài chính của bên mua bảo hiểm khi hợp đồng bị chấm dứt

- Đặt ra yêu cầu quyền lợi có thể bảo hiểm đối với bên nhận chuyển giao hợp đồng

=> Những thay đổi này trong Luật KDBH 2022 cho phép linh hoạt hơn, không chỉ giúp duy trì quyền lợi bảo hiểm mà còn cho phép bên mua bảo hiểm có thể chuyển giao quyền lợi bảo hiểm của mình cho người khác có quyền lợi bảo hiểm hợp pháp, thay vì bị giới hạn bởi việc phải chấm dứt hợp đồng như trước đây

Điều 31: Đối tượng của hợp

đồng bảo hiểm con người

2 Bên mua bảo hiểm chỉ có

thể mua bảo hiểm cho những

người sau đây:

a) Bản thân bên mua bảo

hiểm;

b) Vợ, chồng, con, cha, mẹ

Điều 34: Quyền lợi

có thể được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe

1 Bên mua bảo hiểm

có quyền lợi có thể

- Mở rộng phạm vi đối tượng được bảo hiểm, bao gồm các mối quan hệ tài chính và lao động

- Quy định rõ ràng về thời điểm cần có quyền lợi bảo hiểm (tại thời điểm giao kết hợp đồng)

- Bổ sung yêu cầu sự đồng ý

Trang 9

của bên mua bảo hiểm;

c) Anh, chị, em ruột; người

có quan hệ nuôi dưỡng và cấp

dưỡng;

d) Người khác, nếu bên mua

bảo hiểm có quyền lợi có thể

được bảo hiểm

được bảo hiểm đối với những người sau đây:

a) Bản thân bên mua bảo hiểm;

b) Vợ, chồng, cha,

mẹ, con của bên mua bảo hiểm;

c) Anh ruột, chị ruột,

em ruột hoặc người khác có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với bên mua bảo hiểm;

d) Người có quyền lợi

về tài chính hoặc quan hệ lao động với bên mua bảo hiểm;

đ) Người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm sức khỏe cho mình

2 Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm

bằng văn bản của người được bảo hiểm trong trường hợp bảo hiểm sức khỏe

=> Những điểm thay đổi này trong Luật KDBH 2022 góp phần mở rộng, cụ thể hóa hơn đối tượng và quyền lợi bảo hiểm, bảo vệ quyền lợi và đảm bảo tính hợp lý, công bằng khi giao kết hợp đồng bảo hiểm cho con người

Không có Điều 44: Quyền lợi

có thể được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại

1 Đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản, bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm khi có quyền sở hữu; quyền khác đối với tài sản;

quyền chiếm hữu, quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu

2 Đối với hợp đồng

- Đặt ra các điều khoản cụ thể, khác biệt cho từng loại bảo hiểm như nhân thọ, sức khỏe, tài sản và thiệt hại

- Làm rõ thời điểm bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi bảo hiểm đối với cả hợp đồng bảo hiểm con người và tài sản

=> Các quy định trong Luật KDBH 2022 có sự cập nhật rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm của các bên, đặc biệt là

mở rộng định nghĩa quyền lợi

có thể được bảo hiểm, và yêu cầu cụ thể tại thời điểm tổn thất, điều này giúp bảo vệ lợi ích của bên mua bảo hiểm và

Trang 10

bảo hiểm thiệt hại, bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm khi có quyền lợi về tài chính; nghĩa vụ, trách nhiệm về tài chính;

thiệt hại kinh tế đối với đối tượng bảo hiểm

3 Tại thời điểm xảy

ra tổn thất, bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm phải

có quyền lợi có thể được bảo hiểm

người được bảo hiểm

2.4.2 Dự báo cơ hội, thách thức mang lại bởi những thay đổi đó:

1.Quy định mới ở luật KDBH

2022 đã bổ sung và làm rõ hơn về

các trường hợp bên mua bảo hiểm

không có năng lực hành vi dân sự

hoặc không có khả năng nhận thức

đầy đủ tại thời điểm giao kết hợp

đồng

- Bảo vệ quyền lợi người yếu thế

- Tăng tính minh bạch

và công bằng

- Cải thiện uy tín và niềm tin thị trường

- Được hưởng lợi ích đồng bảo hiểm

- Khó khăn trong việc xác định năng lực hành động của bên mua bảo hiểm

- Quy trình kết hợp phức tạp hơn

- Rủi ro pháp lý trong tranh chấp hợp đồng

- Đào tạo và nâng cao nhận thức cho nhân viên

2.Mở rộng phạm vi quyền lợi bảo

hiểm đối với bên mua bảo hiểm,

cho phép chuyển giao quyền lợi

bảo hiểm của mình cho người có

quyền lợi bảo hiểm hợp pháp

- Mở rộng hơn đối tượng được tiếp cận với bảo hiểm, từ đó mở rộng được thị phần

- Củng cố lòng tin đối với khách hàng tham gia bảo hiểm

- Khuyến khích việc bảo vệ tài chính cho nhiều thế hệ trong gia đình

- Tăng cảm giác an toàn

và khuyến khích khách hàng tham gia bảo

- Rủi ro trục lợi từ việc chuyển giao quyền lợi bảo hiểm để trục lợi trái phép

- Yêu cầu cao hơn về

hệ thống quản lý dữ liệu

Ngày đăng: 16/11/2024, 15:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w