Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một loại h
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- & -
Tiếp Cận Môn Ngữ Văn Từ Vấn Đề Lí Luận Văn
Học
Tiểu Luận Giữa Kì
Đề tài: BIỂU TƯỢNG VÀ HÌNH TƯỢNG TRONG THƠ
Giảng viên: ThS Trần Lê Duy
Mã lớp HP: LITR1817
SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Uyển MSSV: 4501601131
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH –NĂM 2024
Trang 2Lời cảm ơn
Em xin chân thành cảm ơn thầy đã đồng ý mở học phần tạo điều kiện để chúng
em được ra trường, tận tâm hướng dẫn chúng em trong học phần này Trong suốt quá trình thực hiện đề tài thầy đã tận tâm nhắc nhở và mở mang cho chúng em những kiến thức về thuật ngữ và cả phương pháp giảng dạy
Đề tài này tuy đã hoàn thành nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót và không tránh khỏi những lỗi sai, em mong thầy thông cảm và góp ý cho em để em cải thiện trong bài cuối kì sắp tới
Cuối cùng, em xin chúc thầy nhiều sức khỏe và luôn nhiệt huyết trong sự nghiệp trồng người
Trang 3BIỂU TƯỢNG VÀ HÌNH TƯỢNG TRONG THƠ
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1 Các khái niệm thuật ngữ cơ bản
1.1.Khái niệm biểu tượng
Về mặt khái niệm, biểu tượng nghệ thuật được định nghĩa như sau:
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Theo nghĩa rộng, biểu tượng là đặc
trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một loại hình tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lí sâu xa về con người và cuộc đời” (Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, tr.24)
Từ đây, chúng ta có thể thấy biểu tượng trong văn học là công cụ đặc biệt giúp phản ánh cuộc sống và khái quát bản chất của sự vật, vừa chứa đựng sức truyền cảm mạnh mẽ, vừa thể hiện sâu sắc tư tưởng và triết lý
về con người và cuộc đời Khái niệm biểu tượng trong Từ điển Thuật
ngữ Văn học được mô tả như một hình ảnh hay sự vật mang nhiều lớp
ý nghĩa tạo chiều sâu và mở rộng khả năng gợi ý, liên tưởng Cách định nghĩa này phù hợp để người đọc hiểu rõ biểu tượng không chỉ là sự thay thế đơn thuần mà là một công cụ giúp mở rộng tư tưởng, làm phong phú tác phẩm là nó nhấn mạnh đến tính đa nghĩa và khả năng gợi mở của biểu tượng, cho phép người đọc tự khám phá các tầng ý nghĩa Trong SGK Ngữ Văn 12, chương trình mới, biểu tuợng được định
nghĩa: “Biểu tượng là một loại hình ảnh đặc biệt, thông qua hình thức
cụ thể, trực quan để gợi lên những tư tưởng, triết lí có ý nghĩa sâu xa Chẳng hạn, hình ảnh cây tre trong đời sống và nhiều tác phẩm nghệ
Trang 4thuật đã trở thành biểu tượng cho những đức tính, phẩm chất cao đẹp,
12, tập 2, tr.6) Định nghĩa này chú trọng vào tính chất cụ thể và trực quan của biểu tượng, thông qua đó gợi lên tư tưởng và triết lý có ý nghĩa sâu xa Nó nhấn mạnh khả năng biểu tượng không chỉ là hình ảnh mà còn mang theo những giá trị tinh thần và phẩm chất cao đẹp, phản ánh
vẻ đẹp tâm hồn của con người và bản sắc dân tộc con người Việt Nam
Có thể thấy trong sách giáo khoa, khái niệm biểu tượng được diễn đạt
một cách dễ hiểu và cụ thể hơn để phù hợp với học sinh
Như vậy, từ các quan điểm trên chúng tôi có thể rút ra kết luận sau: Biểu tượng là hình ảnh cụ thể và trực quan không chỉ mang tính khái quát mà còn gợi lên những tư tưởng, triết lý sâu xa về cuộc sống
và con người Biểu tượng vừa phản ánh bản chất của sự vật, vừa truyền tải những giá trị tinh thần và phẩm chất cao đẹp, đồng thời thể hiện đặc trưng văn hóa, tâm hồn của con người và dân tộc
1.2 Khái niệm hình tượng
Về mặt khái niệm, hình tượng nghệ thuật được định nghĩa như sau:
“Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống, nhưng không phải sao chép
y nguyên hiện tượng có thật, mà tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông qua trí tưởng tượng và tài năng của nghệ sĩ, sao cho các hình tượng truyền lại được ấn tượng sâu sắc, từng làm cho nghệ sĩ day dứt, trăn trở cho người khác” (Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, 2004,
tr.147)
Bổ sung thêm khái niệm về hình tượng nghệ thuật trong sách Từ điển Văn học:
Trang 5“Hình tượng nghệ thuật là kết quả hoạt động tưởng tượng, nhằm tạo
ra một thế giới ứng với những nhu cầu và định hướng tinh thần của con người, ứng với hoạt động có chủ đích, với lý tưởng của con người”
(Từ điển văn học, Đỗ Đức Hiếu, nnk, 2011,tr.645)
Bên cạnh đó trong SGK Ngữ Văn 12, chương trình mới, hình tuợng
được định nghĩa: “Hình tượng là những hình ảnh, nhân vật được xây
dựng một cách sống động, sáng tạo trong tác phẩm, vừa phản ánh đời sống vừa thể hiện quan niệm, tư tưởng và ý đồ, tài năng của một người nghệ sĩ” (SGK Ngữ Văn 12, tập 2, tr.6)
Qua những quan điểm của nhóm tác giả trên chúng tôi đưa ra kết luận như sau: Hình tượng nghệ thuật là hình ảnh sống động, mang tính biểu tượng và cảm xúc, được tác giả sáng tạo để phản ánh hiện thực và truyền tải tư tưởng, tình cảm, giúp người đọc thấu hiểu sâu sắc giá trị nhân văn và thông điệp của tác phẩm Như vậy qua các định nghĩa từ
các nguồn khác nhau, có thể thấy hình tượng nghệ thuật là một khái
niệm phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp giữa ý tưởng, cảm xúc và các phương tiện biểu đạt Hình tượng nghệ thuật không chỉ là hình ảnh đơn thuần
mà là sự kết tinh của cái đẹp, cái thật và cái cao cả Nó giúp người đọc không chỉ nhìn thấy vẻ đẹp bề ngoài mà còn hiểu sâu sắc hơn về những giá trị nhân sinh và tư tưởng mà tác giả muốn truyền tải
1.3 Mối quan hệ giữa biểu tượng và hình tượng trong thơ
Trong Từ điển thuật ngữ văn học có viết : “Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật Đặc điểm cơ bản của hình tượng nghệ thuật
là tái hiện lại thế giới, làm cho con người và cuộc sống hiện lên như thật Nhưng hình tượng cũng là hiện tượng đầy ước lệ Bằng hình tượng, nghệ thuật sáng tạo ra một thế giới hoàn toàn mang tính biểu tượng” (Lê Bá Hán, tr 24)
Trang 6Hình tượng và biểu tượng trong văn học có mối quan hệ bổ trợ chặt chẽ Hình tượng là sự tái hiện cụ thể và sinh động, giúp người đọc cảm nhận đời sống một cách chân thực Tuy nhiên, hình tượng không chỉ dừng lại
ở mức độ miêu tả mà còn mang tính ước lệ, mở ra những tầng nghĩa sâu hơn và trở thành biểu tượng Biểu tượng nâng cao ý nghĩa của hình tượng, biến thế giới nghệ thuật thành một không gian giàu tính triết lý
và khái quát, qua đó truyền tải tư tưởng và cảm xúc một cách sâu sắc
và phong phú
Như vậy nhờ mối quan hệ này, thơ trữ tình hiện đại không chỉ là sự mô
tả về đời sống mà còn mang đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về triết lý, giá trị nhân sinh Biểu tượng trong hình tượng giúp người đọc có cái nhìn cụ thể để cảm nhận những tầng nghĩa ẩn sâu, từ đó tạo nên ấn tượng sâu sắc và sự rung động trước tác phẩm
2 Yêu cầu cần đạt và những vấn đề cần quan tâm trong dạy học 2.1 Yêu cầu cần đạt
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của thơ trữ tình hiện đại: ngôn ngữ, hình tượng, biểu tượng trong thơ
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của tác phẩm thơ, phân tích sự phù hợp chủ đề, tư tưởng và cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm thơ
Nhận xét:
- YCCĐ về biểu tượng và hình tượng chỉ nằm trong lớp 12
- YCCĐ về biểu tượng và hình tượng trong thơ: giúp HS hiểu rõ lý thuyết, phát triển kỹ năng nhận diện đến phân tích Từ đó giúp HS có
Trang 7cái nhìn sâu sắc, toàn diện về giá trị nghệ thuật và tư tưởng trong thơ
ca
2.2 Những vấn đề cần quan tâm trong dạy học biểu tượng và hình
tượng
Để HS có cái nhìn khái quát và hiểu sâu về biểu tượng và hình tượng trong thơ hiện đại, GV cần hướng dẫn HS xác định rõ:
- Phân biệt rõ khái niệm biểu tượng và hình tượng
- Giúp HS hình thành kĩ năng nhận diện và phân tích ý nghĩa biểu tượng
và hình tượng
- GV cung cấp thông tin nền về các biểu tượng văn hóa để học sinh hiểu rõ hơn ý nghĩa của chúng, từ đó có thể phân tích sâu hơn những tầng nghĩa ẩn sau các hình ảnh trong tác phẩm
- Biểu tượng và hình tượng có tính đa nghĩa và có thể mở ra nhiều cách diễn giải GV cần khuyến khích học sinh liên tưởng sáng tạo trong suy nghĩ
3 Ví dụ minh hoạ
Ngữ Văn 12, tập 2 Bài 6: Trong Thế Giới Của Giấc Mơ (Thơ)
Văn bản 2: Đàn Guitar Của Lor-Ca (Lorca)
Bài giảng mẫu: Phân tích các biểu tượng và hình tượng trong thơ hiện đại trong bài thơ “Đàn Guitar của Lor-ca” của Thanh Thảo
Yêu cầu cần đạt (YCCĐ)
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của thơ trữ tình hiện đại: ngôn ngữ, hình tượng và biểu tượng trong thơ
Trang 8- Phân tích và đánh giá được chủ đề, thông điệp, tư tưởng mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của tác phẩm thơ
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS đọc bao quát bài thơ và nhận diện hình tượng và biểu tượng trong thơ
- Ở hoạt động này GV sẽ hướng dẫn HS đọc thơ và chia bố cục bài thơ, khai thác mạch cảm xúc của bài thơ
Phần 1: (6 câu đầu)
Hình ảnh người nghệ sĩ tự do, cô độc trong bối cảnh không gian rộng lớn
Phần 2: (16 dòng tiếp theo) hình ảnh Lor-ca bị hạ sát và niềm xót xa, tiêsc thương của tác giả
Phần 3: (phần còn lại) Hình ảnh bất tử của Lor-ca
Từ đó có thể thấy, mạch cảm xúc triển khai từ sự cảm thương với người nghệ sĩ đơn độc đến sự xót xa, tiếc thương của tác giả đối với cái chết của Lorca và niềm tin sự bất tử của ông
Kết hợp với 2 câu hỏi của SGK:
- Nhận diện ngôn từ: Bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca sử dụng ngôn ngữ
cô đọng, vừa mang tính tượng trưng vừa thể hiện tính nhạc điệu Các
cụm từ như “những tiếng đàn bọt nước,” “tiếng ghi-ta nâu,” “tiếng
ghi-ta xanh” là ngôn từ độc đáo diễn tả âm thanh mà còn mang sắc
thái cảm xúc và tượng trưng cho tâm trạng của người nghệ sĩ
- Nhận diện hình tượng:
“Những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt lang thang về miền đơn độc trên yên ngựa mỏi mòn”
Trang 9Vừa gợi tả hình ảnh dũng mãnh của Lor-ca trong chiếc áo choàng đỏ của các dũng sĩ đấu bò, vừa gợi tả hình ảnh nghệ sĩ tự do, cô độc
“hát nghêu ngao
áo choàng bê bết đỏ chàng đi như người mộng du”
Nỗi xót xa, tiếc thương của tác giả đối với cái chết của Lor-ca, gợi lên hình ảnh bi tráng của người nghệ sĩ
- Nhận diện biểu tượng:
Áo choàng đỏ gắt, Tiếng ghita xanh lá, tiếng ghi ta tròn bọt nước, chiếc ghi ta bạc, tiếng guitar của lorca
Hoạt động 2: Phân tích ý nghĩa biểu tượng và hình tượng trong thơ Câu hỏi gợi mở:
Câu hỏi 1:Tiếng đàn của Lorca có ý nghĩa biểu tượng gì trong bài thơ?
Tiếng đàn của Lorca biểu trưng cho tinh thần nghệ sĩ tự do, vẻ đẹp nghệ thuật và niềm khao khát sáng tạo không ngừng Trong văn hóa Tây Ban Nha, đàn ghi-ta là một phần của tâm hồn, và Lorca - một nghệ sĩ tiên phong, đại diện cho khát vọng tự do và chống lại những áp bức trong
xã hội Bằng cách đưa hình ảnh tiếng đàn vào bài thơ, Thanh Thảo không chỉ tưởng nhớ Lorca mà còn khắc họa sự kiên cường và bản lĩnh nghệ sĩ của ông
Câu hỏi 2: Những hình ảnh và từ ngữ nào trong bài thơ cho thấy
sự chuyển biến từ biểu tượng tiếng đàn sang hình tượng Lorca?
Trong bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca, biểu tượng chuyển hóa thành hình
tượng qua các hình ảnh và cách diễn đạt cụ thể của Thanh Thảo, giúp
HS cảm nhận được chiều sâu ý nghĩa và cảm xúc của tác phẩm Dưới đây là cách biểu tượng dần chuyển thành hình tượng trong bài thơ:
Trang 10Biểu tượng đàn ghi-ta:
Ban đầu, đàn ghi-ta xuất hiện như một biểu tượng cho nghệ thuật, tinh
thần tự do và khát vọng sáng tạo của Lorca Đàn ghi-ta đại diện cho cuộc đời và lý tưởng của ông, vượt lên trên ý nghĩa cụ thể của một nhạc
cụ, trở thành biểu trưng cho nghệ sĩ Lorca – một con người đấu tranh
và sáng tạo không ngừng
Chuyển thành hình tượng cụ thể qua các mô tả về “tiếng đàn” Biểu
tượng đàn ghi-ta chuyển hóa thành hình tượng khi được mô tả cụ thể qua “tiếng ghi-ta nâu”, “tiếng ghi-ta bạc” Những chi tiết này không chỉ
là âm thanh, mà còn mang theo sắc thái cảm xúc, diễn tả nỗi buồn sâu lắng và tinh thần bi thương của Lorca Tiếng đàn ghi-ta trở nên sống động, cụ thể, khiến người đọc cảm nhận rõ rệt được sự hiện diện của
Lorca trong từng nốt nhạc và từng cung bậc cảm xúc Hình tượng “giọt
nước mắt đàn ghi-ta” Biểu tượng của cây đàn tiếp tục chuyển thành
hình tượng giàu cảm xúc với hình ảnh “giọt nước mắt đàn ghi-ta” Ở đây, hình ảnh đàn ghi-ta không chỉ là biểu tượng cho nghệ thuật và tự
do mà còn trở thành hiện thân của nỗi đau, sự tiếc nuối và mất mát khi Lorca bị giết hại Hình tượng “giọt nước mắt” làm cho nỗi đau của Lorca trở nên cụ thể và gần gũi hơn, khiến người đọc dễ dàng đồng
cảm Hình tượng “bọt nước” Hình ảnh “bọt nước” tiếp tục là bước
chuyển từ biểu tượng sang hình tượng, làm rõ hơn sự ngắn ngủi, phù
du của cuộc đời Lorca Biểu tượng bọt nước ở đây thể hiện sự mong manh của số phận con người, đặc biệt là số phận của người nghệ sĩ trong một thế giới đầy biến động Hình tượng bọt nước khiến người đọc cảm nhận rõ hơn sự bi kịch và tính vô thường của cuộc đời
Ngoài ra kết hợp thêm 3 câu hỏi của SGK:
Trang 11Tạo nhịp điệu và cảm xúc việc lặp lại âm thanh và nhạc điệu trong bài thơ mang cảm giác như đang nghe một bản nhạc buồn đầy tiếc thương, làm tăng thêm tính nhạc và tính ám ảnh của bài thơ, giúp HS dễ dàng cảm nhận được sự cô đơn và bi kịch trong cuộc đời của Lorca Nhấn mạnh cảm xúc tiếc thương, Nhịp điệu lặp lại của tiếng đàn không chỉ gợi lên âm thanh mà còn như một tiếng lòng không dứt của Lorca Điều này giúp làm sâu sắc thêm cảm xúc tiếc thương và đau xót của tác giả dành cho Lorca
Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá tư tưởng, thông điệp được thể hiện qua bài thơ
Câu hỏi : 7,8 trong SGK
Chủ đề: Niềm tiếc thương, xót xa của nhà thơ Thanh Thảo đối với cái chết của Lor-ca, niềm tin vào sự bất diệt của Lor-ca nói riêng, nghệ thuật nói chung
Tư tưởng : Sự nhận thức của Thanh thảo về số phận bi kịch của người nghệ sĩ, về sự dâng hiến của nghệ sĩ cho cuộc đời
Thông điệp: Sự bất tử của nghệ thuật
Qua hoạt động này sẽ giúp học sinh có cơ hội hiểu rõ hơn về cuộc đời
và sự nghiệp của một nghệ sĩ tài năng nhưng bạc mệnh Việc cảm nhận hình tượng Lorca giúp các em trân trọng những giá trị mà ông đã đóng góp cho nghệ thuật và hiểu được ý nghĩa của sự dấn thân, hy sinh cho cái đẹp và tự do
Câu hỏi về “Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ” hướng học sinh vào việc
phân tích tâm trạng tiếc thương, xót xa của Thanh Thảo dành cho Lorca, cùng niềm tin của tác giả vào sự trường tồn của nghệ thuật Điều này giúp học sinh nhận thức được sức mạnh của nghệ thuật trong việc lưu
Trang 12giữ những giá trị tinh thần và cảm xúc, cũng như hiểu rõ hơn về mối liên kết giữa nghệ sĩ và tác phẩm
Câu hỏi “Xác định chủ đề, tư tưởng, thông điệp thông qua biện pháp tu
từ” khuyến khích học sinh tìm hiểu cách mà Thanh Thảo đã sử dụng
ngôn ngữ và hình ảnh trong thơ để truyền tải những ý nghĩa sâu sắc Các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, tượng trưng giúp học sinh không chỉ thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ mà còn hiểu rõ hơn tư tưởng về sự bất tử của nghệ thuật Qua đó, các em có thể rút ra thông điệp về giá trị vĩnh hằng của nghệ thuật và lòng kính trọng đối với những nghệ sĩ cống hiến cả đời cho cái đẹp