ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÀI TẬP GIỮA KÌ HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN ĐỀ TÀI: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA HOÀNG THÀNH TH
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÀI TẬP GIỮA KÌ HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN
ĐỀ TÀI: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA
HOÀNG THÀNH THĂNG LONG
Nhóm thực hiện: Bright Giảng viên: Nguyễn Thị Kim Lân
Hà Nội, tháng 10 năm 2024
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
ST
T
Trang 3MỤC LỤC
I Lý do chọn đề tài 4
II Mục tiêu nghiên cứu: 4
III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4
1 Đối tượng nghiên cứu: 4
2 Phạm vi nghiên cứu: 5
IV Câu hỏi nghiên cứu: 5
1 Câu hỏi nghiên cứu chính: 5
2 Câu hỏi nghiên cứu chi tiết: 5
V Giả thuyết: 5
1 Ai? 5
2 Ở đâu? 5
3 Nghiên cứu về cái gì? 6
4 Làm thế nào? 7
VI Kết luận: 10
Trang 4I Lý do chọn đề tài
- Ý nghĩa lịch sử và văn hóa sâu sắc:
- Tầm quan trọng trong bảo tồn di sản:
- Tính thời sự:
- Cơ hội nghiên cứu và sáng tạo:
II Mục tiêu nghiên cứu:
Bài nghiên cứu đánh giá hiệu quả và tác động của các phương thức bảo tồn Hoàng thành Thăng Long hiện tại, từ đó đề xuất giải pháp bảo tồn phù hợp để duy trì và phát huy các giá trị cốt lõi của di sản
Trang 5III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1 Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của Hoàng thành Thăng Long
2 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Hoàng thành Thăng Long
- Phạm vi nghiên cứu về khách thể: Giá trị lịch sử của Hoàng Thành Thăng Long
IV Câu hỏi nghiên cứu:
1 Câu hỏi nghiên cứu chính:
- Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của Hoàng thành Thăng Long có ý nghĩa như thế nào đối với người dân Hà Nội?
2 Câu hỏi nghiên cứu chi tiết:
- Ý nghĩa và giá trị lịch sử của Hoàng thành Thăng Long đối với người dân Hà Nội ?
- Tại sao cần bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của Hoàng thành Thăng Long?
- Việc bảo tồn diễn ra như thế nào?
- Giải pháp để nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ di tích Hoàng thành Thăng Long ?
V Giả thuyết:
1 Ai?
- Hoàng thành Thăng Long là một di sản mang dấu ấn đặc trưng, lưu giữ những giá trị văn hóa độc đáo của Hà Nội xưa và là niềm tự hào của người Hà Nội cũng như Việt Nam Việc bảo
Trang 6tồn và phát huy giá trị lịch sử của Hoàng thành là trách nhiệm của mỗi cá nhân, cộng đồng và các cơ quan chức năng
2 Ở đâu?
- Quá trình hình thành Hoàn thành Thăng Long bắt đầu từ thế kỷ thứ 10, khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) vào năm 1010 Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm bên sông Hồng và xung quanh là những ngọn núi, Thăng Long nhanh chóng trở thành trung tâm chính trị, văn hóa
và kinh tế của Đại Việt
- Trong suốt thời kỳ Lý, Trần, và Lê, thành phố đã được mở rộng
và xây dựng nhiều công trình kiến trúc nổi bật, như các đền chùa, cung điện, và thành lũy Các hoạt động giao thương và văn hóa phát triển mạnh mẽ, góp phần định hình bản sắc văn hóa đặc trưng của Thăng Long
- Trong thời Pháp thuộc, Hoàng thành Thăng Long bị chiếm làm trụ sở quân sự, nhiều công trình bị phá hủy Thời Mỹ, nơi đây tiếp tục là trung tâm quân sự, đặc biệt với hầm D67 được dùng làm chỉ huy kháng chiến chống Mỹ
- Năm 2010, di tích này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, nhờ vào giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc đặc biệt
3 Nghiên cứu về cái gì?
- Về kinh tế: Hoàng thành Thăng Long là một nơi thu hút khách
tham quan, du lịch trong và ngoài nước Giá vé vào cửa từ 15.000d-30.000d, từ đó góp phần phát triển vào kinh tế Tuy nhiên, nguồn thu chủ yếu đủ để duy trì và tu sửa di tích, chưa phát huy hết giá trị kinh tế Do đó, cần có giải pháp hiệu quả hơn để di sản không chỉ bảo tồn giá trị lịch sử mà còn trở thành nguồn lực kinh
tế quan trọng
Trang 7- Về văn hóa: Hoàng thành Thăng Long là biểu tượng văn hóa và
quyền lực chính trị qua nhiều triều đại Việt Nam, thể hiện sự phong phú và tiếp nối của nền văn hóa dân tộc Các công trình kiến trúc và di tích tại đây, như cột cờ Hà Nội và khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, không chỉ phản ánh nghệ thuật kiến trúc mà còn ghi dấu các nghi lễ triều đình và đời sống văn hóa Nhờ vai trò trung tâm chính trị và văn hóa, Hoàng thành góp phần bảo tồn bản sắc dân tộc và tạo niềm tự hào cho người dân
- Về lịch sử: Hoàng thành Thăng Long có ảnh hưởng lớn đến lịch sử
Việt Nam vì đây là trung tâm chính trị, quân sự và quyền lực của nhiều triều đại từ thời Lý, Trần, Lê đến Nguyễn Là nơi đặt kinh
đô, Hoàng thành là chứng nhân của nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, bao gồm các cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước, quyết định chiến lược quốc gia, và các hoạt động ngoại giao quan trọng Nơi đây cũng thể hiện sự phát triển và chuyển giao quyền lực giữa các triều đại, góp phần tạo nên lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc
4 Làm thế nào?
a) Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của Hoàng thành Thăng Long hiện nay tại Hà Nội:
Ngay sau khi được UNESCO ghi danh, cùng với sự phối hợp của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan, thành phố Hà Nội đã nhanh chóng triển khai 8 cam kết của Thủ tướng Chính phủ với UNESCO để công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản tại đây tiếp tục được triển khai một cách đầy đủ và hiệu quả Điều đó đã được thể hiện qua các biện pháp quan trọng sau:
- Khảo cổ học: Các công trình khảo cổ được thực hiện để khám phá
và bảo tồn các di tích, di vật có giá trị lịch sử, như khu khảo cổ 18
Trang 8Hoàng Diệu(2002) Các phát hiện này không chỉ làm phong phú thêm kiến thức về lịch sử mà còn thu hút sự chú ý của cộng đồng
- Trùng tu và phục hồi: Chính phủ và các cơ quan chức năng đang
thực hiện các dự án trùng tu các công trình kiến trúc quan trọng trong Hoàng thành để bảo tồn nguyên trạng và giá trị nghệ thuật của di tích
- Giáo dục và truyền thông: Tổ chức các chương trình giáo dục và
hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng
về giá trị lịch sử và văn hóa của Hoàng thành Các tour du lịch, hội thảo và triển lãm thường xuyên được tổ chức để thu hút du khách
và người dân tham gia Nổi bật là chương trình giáo dục di sản
“Em làm nhà khảo cổ”, “Em tìm hiểu di sản”, “Hội sách Hà Nội”, đến các trường học để giáo dục di sản Hay là đẩy mạnh truyền thông qua hoạt động hướng dẫn tham quan tự động trên điện thoại thông minh (1/2018), triển khai hệ thống đặt vé điện tử (2023)
- Phát triển du lịch: Hoàng thành Thăng Long được quảng bá như
một điểm đến du lịch văn hóa, với các dịch vụ hướng dẫn tham quan, hoạt động trải nghiệm văn hóa truyền thống giúp tăng cường
sự hấp dẫn đối với du khách Hoạt động nổi bật là: trình chiếu phim 3D "Lễ Chính đán thời Lê" (2024), tour đêm : “ Giải mã Hoàng thành Thăng Long” (từ 2020 đến nay)
- Hợp tác quốc tế: Việt Nam đã hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế
như hợp tác với UNESCO, hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Quỹ Di sản Quốc tế để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
Từ đó thu hút nguồn lực và kinh nghiệm trong công tác bảo tồn
b) Đánh giá tác động:
Tích cực
- Các di tích văn hóa đã được trùng tu kịp thời, bảo tồn kiến trúc gốc
và bổ sung tiện ích công cộng, giúp thu hút du khách và nâng cao
Trang 9trải nghiệm Điều này không chỉ giúp duy trì giá trị lịch sử mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút du khách, nâng cao trải nghiệm và góp phần phát triển kinh tế địa phương
- Di tích này đã trở thành địa điểm du lịch đặc trưng của Hà Nội,
thúc đẩy kinh tế và phát triển du lịch đất nước Nó giúp người dân
và du khách hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc, đồng thời mang lại trải nghiệm độc đáo Các di tích và di vật quý giá trưng bày tại đây càng làm nổi bật giá trị của khu di sản, thu hút ngày càng nhiều người đến tham quan và tìm hiểu
Tiêu cực:
- Mặc dù đã có những cải thiện, di sản vẫn chưa được bảo tồn và
khai thác đúng tầm vóc Nhiều người dân và du khách chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của di tích, dẫn đến hành vi không phù hợp như sờ tay lên đầu rùa và vứt rác bừa bãi Những hành động này làm giảm giá trị di sản và ảnh hưởng đến vẻ đẹp cũng như sự nguyên vẹn của các di vật quý giá, cần có biện pháp giáo dục và bảo vệ nghiêm ngặt hơn
- Việc trùng tu di tích, mặc dù nhằm bảo tồn, đôi khi làm mất đi nét
vốn có và nguyên thủy của công trình Nếu quá trình phục dựng không cẩn thận, các chi tiết lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật ban đầu
có thể bị thay đổi, làm giảm giá trị độc đáo của di sản Điều này ảnh hưởng đến tính chân thực và khả năng truyền tải các giá trị văn hóa, lịch sử quý báu mà di sản mang lại
- Sự thiếu hụt đầu tư và quản lý đang là vấn đề nghiêm trọng trong
việc bảo tồn di tích Nguồn lực đầu tư cho việc duy trì và phục dựng di sản còn hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu bảo tồn toàn diện Công tác quản lý cũng chưa hiệu quả, dẫn đến nhiều dự
án trùng tu chậm tiến độ hoặc chưa triển khai được, ảnh hưởng đến chất lượng bảo tồn và khiến giá trị di tích dần bị mai một theo thời gian
Trang 10c) Giải pháp nâng cao biện pháp và phát huy giá trị
- Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bảo tồn di sản
Hoàng thành Thăng Long, cần triển khai các chương trình đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật trùng tu, bảo tồn, thuyết minh và khảo cổ Việc truyền thông và quảng bá hình ảnh di sản hiện còn hạn chế,
do đó cần bổ sung nguồn nhân lực để thu hút sự quan tâm của công chúng
- Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bảo tồn di sản
Hoàng thành Thăng Long, cần triển khai các chương trình đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật trùng tu, bảo tồn, thuyết minh và khảo cổ Việc truyền thông và quảng bá hình ảnh di sản hiện còn hạn chế,
do đó cần bổ sung nguồn nhân lực để thu hút sự quan tâm của công chúng
- Mở rộng các hoạt động ngoại khóa phong phú cho học sinh từ cấp
1 đến cấp 2, như chương trình “Em làm nhà khảo cổ”, sẽ nâng cao nhận thức và giáo dục về di sản cho thế hệ trẻ Đồng thời, việc điều chỉnh các hoạt động dựa vào đánh giá của khách nội địa và quốc tế
là quan trọng để đáp ứng nhu cầu và mong đợi của du khách
- Huy động vốn từ nguồn ngoài nhà nước sẽ tăng cường khả năng
đầu tư cho bảo tồn và phát triển di sản, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động bảo tồn bền vững trong tương lai
VI Kết luận:
đời và có một vai trò vô cùng quan trọng đối với nước ta Cho nên, việc bảo tồn, trùng tu Hoàng thành là một việc không hề đơn giản
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả bảo tồn Hoàng thành Thăng Long cần có những giải pháp cụ thể về từng mặt để giúp khu di tích Hoàng thành ngày càng hoàn thiện và phát triển
Trang 11- Ngoài ra khi bảo tồn các di tích, các di sản văn hóa trong hoạt động khai thác tiềm năng du lịch cần phải cân bằng giữa lợi ích bảo tồn với phát triển kinh tế Không ngừng tăng cường nhận thức về bảo tồn cho tất cả mọi người bằng các chương trình giáo dục, nhận thức về Hoàng thành một cách cụ thể Hy vọng Hoàng thành Thăng Long sẽ được Nhà nước, lãnh đạo thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm, tạo mọi điều kiện để bảo tồn và phát huy giá trị
tế
Văn hóa
Lịch
sử
Tại sao cần bảo tồn và phát
huy giá trị lịch sử của Hoàng
Hoàng thành Thăng Long đối với người dân Hà Nội ?
Vấn đề chung
Bảo tồn và phát huy giá trị lịch
sử của Hoàng thành Thăng Long có ý nghĩa như thế nào đối với người dân Hà Nội?
Trang 12Tài liệu tham khảo
1 Khu di tích Hoàng thành Thăng Long và vấn đề bảo tồn chống nguy
cơ xâm hại của tự nhiên - Nguyễn Thị Anh Đào
2 Tổ chức các hoạt động du lịch tại trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Ma Quỳnh Hương
3 Di tích Hoàng thành Thăng Long: Giá trị nổi bật toàn cầu – PGS.TS Tống Trung Tín
4 Quản lý di sản thế giới khu trung tân Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gắn với phát triển du lịch - Nguyễn Đức Trọng
5 Nhận diện La thành Thăng Long qua tư liệu thư tịch và khảo cổ học
Việc bảo tồn diễn
ra như thế nào?
Giải pháp để nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ
di tích
Khảo cổ học Phát triển du lịch
Hợp tác quốc tế Giáo dục và truyền thông
Trang 136 Nhận diện giá trị khu di tích Hoàng thành Thăng Long sau 5 năm nghiên cứu so sánh (2004-2008) - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
7 Lại bàn về vị thế Hoàng thành Thăng Long - Trần Quốc Vượng (https://elib.hcmussh.edu.vn/handle/HCMUSSH/107768)
8 Di sản văn hóa Hoàng Thành Thăng Long - Nguyễn Trường Sơn; Phạm Đình Thăng; Văn Vĩnh; Văn Ninh; Thanh Phương; Phạm Thăng; Nguyễn Đức
9 Ý nghĩa của việc phát lộ khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) - Trần Văn Giàu
10 Thông tin về kết quả nghiên cứu khảo cổ học về Hoàng thành
Thăng Long - Lại Văn Tới