Giá trị của tư bản khả biến sẽ được chuyển cho công nhân làm thuê và trở thành tư liệu sinh hoạt, chúng mất đi trong quá trình người lao động tái sản xuất sứclao động của họ, Trong quá t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
~~~~~~*~~~~~~
TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI
VẬN DỤNG SÁNG TẠO LÝ THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG
DƯ VÀO VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO KINH DOANH CÓ TRÁCH NHIỆM CHO SINH VIÊN BẬC ĐẠI HỌC
HÀ NỘI – 04/2023
Nhóm sinh viên thực
hiện
: Libertees
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Võ Thị Hồng Hạnh
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 11
PHẦN MỞ ĐẦU 12
1 Đặt vấn đề: 12
2 Mục tiêu và nhiệm vụ: 12
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: 13
4 Phương pháp nghiên cứu: 13
5 Nguồn tài liệu tham khảo: 14
6 Kết cấu của đề tài: 14
PHẦN NỘI DUNG 15
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀ VẤN ĐỀ KINH DOANH CÓ TRÁCH NHIỆM 15
1.1 Nguồn gốc của giá trị thặng dư 15
1.1.1 Công thức chung của tư bản 15
1.1.2 Hàng hóa sức lao động 16
1.1.2.1 Định nghĩa hàng hóa sức lao động 16
1.1.2.2 Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa 16
1.1.2.3 Thuộc tính của hàng hóa sức lao động 17
1.1.2.4 Ý nghĩa hàng hóa sức lao động 18
1.1.3 Sự sản xuất giá trị thặng dư 18
1.1.4 Tư bản bất biến và tư bản khả biến 19
1.1.5 Tiền công 20
1.1.6 Tuần hoàn và chu chuyển tư bản 21
1.2 Bản chất của giá trị thặng dư 22
1.2.1 Bản chất giá trị thặng dư 22
1.2.2 Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư 22
1.3 Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư 23
Trang 31.3.1 Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối 23
1.3.2 Sản xuất giá trị thặng dư tương đối 23
1.4 Những lý thuyết có liên quan 24
1.4.1 Tư bản 24
1.4.2 Tích lũy tư bản 25
1.4.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy 25
1.4.4 Một số hệ quả của tích lũy tư bản 28
1.5 Kinh tế thị trường 30
1.5.1 Khái niệm 30
1.5.2 Sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường 30
1.5.3 Đặc trưng của nền kinh tế thị trường 32
1.5.4 Chủ thể tham gia 32
1.5.5 Các loại hình kinh tế thị trường 33
1.5.6 Ưu, nhược điểm của nền kinh tế thị trường 33
1.6 Tha hóa con người 34
1.7 Khái niệm Kinh doanh có trách nhiệm 36
1.7.1 Khái niệm 36
1.7.2 Lợi ích 37
1.8 Các khái niệm liên quan đến Kinh doanh có trách nhiệm 38
1.8.1.1 Khái niệm 38
1.8.1.2 Vai trò của đạo đức kinh doanh 39
1.8.2.1 Các cấp độ trách nhiệm xã hội 41
1.8.2.2 Các vấn đề của trách nhiệm xã hội 44
1.9 Mối liên hệ giữa các khái niệm của giá trị thặng dư và kinh doanh có trách nghiệm 49
1.9.1 Lý luận về mối liên hệ giá trị thặng dư - kinh doanh có trách nhiệm49 1.9.2 Áp dụng thực tiễn mối liên hệ giá trị thặng dư - kinh doanh có trách nhiệm 55 1.9.3 Minh họa mối liên hệ giá trị thặng dư - kinh doanh có trách nhiệm58
Trang 41.9.3.1 Tập đoàn Vingroup 58
1.9.3.2 Tập đoàn VNPT 59
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG: KINH DOANH CÓ TRÁCH NHIỆM VÀ VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO KINH DOANH CÓ TRÁCH NHIỆM 60
2.1 Thực trạng Kinh doanh có trách nhiệm nhìn chung trên thế giới 60
2.1.1 Vấn đề kinh doanh có trách nhiệm tại các nước đã phát triển 61
2.1.1.1 Khái quát về các nước phát triển 61
2.1.1.2 Hiện trạng kinh doanh có trách nhiệm tại các quốc gia phát triển61 2.1.1.3 Dẫn chứng 62
2.1.2 Vấn đề kinh doanh có trách nhiệm tại các nước đang phát triển 64
2.1.2.1 Khái quát về các nước đang phát triển 64
2.1.2.2 Hiện trạng kinh doanh có trách nhiệm tại các quốc gia đang phát triển 65
2.1.2.3 Dẫn chứng 66
2.1.3 So sánh giữa việc áp dụng kinh doanh có trách nhiệm tại các quốc gia phát triển và đang phát triển 68
2.1.4 Vấn đề kinh doanh có trách nhiệm ở các tập đoàn đa quốc gia 68
2.1.4.1 Khái quát về các công ty đa quốc gia 68
2.1.4.2 Hiện trạng 69
2.1.4.3 Dẫn chứng 69
2.2 Thực trạng Kinh doanh có trách nhiệm ở Việt Nam: 70
2.2.1 Kinh doanh có trách nhiệm và sự cần thiết của kinh doanh có trách nhiệm 70
2.2.2 Thực trạng về việc kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam 70
2.2.3 Kinh doanh thiếu trách nhiệm 72
2.3 Thực trạng đào tạo nói chung ở bậc Đại học tại Việt Nam 74
2.4 Thực trạng đào tạo Kinh doanh có trách nhiệm nói riêng ở bậc Đại học và tác động của nó 80
2.4.1 Tầm quan trọng và tính cần thiết của kinh doanh có trách nhiệm 80
Trang 52.4.2 Thực trạng đào tạo kinh doanh có trách nhiệm tại bậc Đại học 81
2.4.3 Tác động của kinh doanh có trách nhiệm đối với sinh viên 83
2.4.4 Tác động của kinh doanh có trách nhiệm đối với xã hội 84
2.4.5 Những thách thức đối với việc đào tạo kinh doanh có trách nhiệm bậc Đại học tại Việt Nam 85
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 86
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP: THAY ĐỔI NHẬN THỨC VÀ ĐÀO TẠO KỸ NĂNG VỀ KINH DOANH CÓ TRÁCH NHIỆM LIÊN HỆ HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ Ở BẬC ĐẠI HỌC 86
3.1 Một vấn đề cấp bách 86
3.2 Uốn cây từ thưở còn non 88
3.2.1 Tri thức ban đầu 88
3.2.2 Lĩnh vực và phạm vi giảng dạy: 91
3.2.3 Xây dựng niềm tin: 91
3.3 Học phải đi đôi với hành 93
3.4 Giải pháp cho vấn đề đào tạo kinh doanh có trách nhiệm ở góc độ cá nhân 95
3.4.1 Đặt vấn đề 95
3.4.2 Đứng trên góc độ của doanh nghiệp 95
3.4.3 Đứng trên góc độ người tiêu dùng 98
3.4.4 Giải pháp trong môi trường Cao đẳng và Đại học 99
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 101
KẾT LUẬN 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM LIBERTEES 109
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 BE Business Ethics – Đạo đức kinh doanh
2 CSV Creating Shared Value – Tạo Giá trị
chung
3 CSR Corporate Social Responsibility – Trách nhiệm cộng đồng của Doanh nghiệp
4 RB Responsible Business – Kinh doanh có trách nhiệm
7 GDP Gross domestic product - Tổng sản phẩm
trong nước
8 FDI Foreign direct investment - Đầu tư nước ngoài
9 HDI Human Development Index - Chỉ số phát
triển con người
10 IMF International Monetary Fund - Quỹ Tiền tệ Quốc tế
11 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
12 EPA Environmental Protection Agency - Cơ
quan bảo vệ Môi trường quốc gia Hoa Kỳ
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề:
Kinh tế chính trị Mác – Lênin là hệ thống lý luận kinh tế chính trị được Các Mác trìnhbày và Lênin kế thừa bổ sung, trình bày các học thuyết lớn nói về các quy luật kinh tế cơbản cũng như các quan hệ xã hội giữa các giai cấp trong nền kinh tế thị trường dưới bốicảnh nền sản xuất tư bản chủ nghĩa Trong những học thuyết ấy, học thuyết Giá trị thặng dư
đã xây dựng cơ sở khoa học, cách mạng cho chủ nghĩa Mác hình thành và là cơ sở khoa họcluận chứng về vai trò lịch sử của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa [ CITATIONGiá23 \l 1033 ] Tìm hiểu về môn học này sẽ giúp ta sẽ đề ra các nguyên tắc tương ứng, địnhhướng hoạt động kinh tế theo con đường đúng đắn, phù hợp với trình độ phát triển của nềnsản xuất xã hội
Bắt đầu từ nửa sau của thế kỉ XVIII, cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất đã nổ ravới sự xuất hiện của đầu máy hơi nước và chiếc máy kéo sợi Jenny, kể từ đó, nền văn minhnhân loại đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực sản xuất, mà đi kèm với nó lànhững thành tựu trong kinh doanh và kinh tế toàn cầu Tuy nhiên, những bánh xe côngnghiệp vận hành bởi tư bản thăng dư đã nghiền nát những gì khi chúng lăn bánh? Đó chính
là sự bần cùng hoá người lao động, sự suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên và héo mònlòng tin con người Những vấn đề nhức nhối ấy liên quan trực tiếp đến sự thiếu trách nhiệmtrong kinh doanh, bất chấp tất cả để kiếm thêm lợi nhuận, mà về bản chất chính là giá trịthặng dư
Khi xét đến phương diện đào tạo, tri thức về lý luận chính trị mà cụ thể ở đây là Họcthuyết giá trị thặng dư trong Kinh tế chính trị Mác – Lênin luôn là tiền đề tốt cho việc tiếpthu và thực hành kiến thức liên quan đến Kinh doanh có trách nhiệm Sự giao thoa và liênkết chặt chẽ giữa nội dung hai phạm trù này sẽ mang lại cái nhìn tổng quan và đầy đủ nhấtcho người học
Từ ba khía cạnh trên, ta thấy được tầm quan trọng của việc nhận thức đúng đắn các kháiniệm và mối quan hệ giữa học thuyết Giá trị thặng dư và đào tạo Kinh doanh có tráchnhiệm Bằng việc đào tạo một cách bài bản, đồng bộ ở bậc Đại học tri thức về Kinh doanh
có trách nhiệm, ta có thể bồi dưỡng thế hệ tương lai trẻ trở thành nguồn nhân lực chất lượngcao cho sự phát triển bền vững của quốc gia sau này Vì vậy, trong tiểu luận này nhóm tácgiả sẽ bàn về đề tài: “Vận dụng sáng tạo lý thuyết Giá trị thặng dư vào vấn đề đào tạo Kinhdoanh có trách nhiệm cho sinh viên ở bậc Đại học.”
2 Mục tiêu và nhiệm vụ:
Trang 8Lựa chọn đề tài này cho bài tiểu luận, nhóm tác giả mong muốn làm rõ nội dung cùngcác khía cạnh liên quan của học thuyết giá trị thặng dư để từ đó vận dụng sáng tạo vào việcgiải quyết vấn đề đào tạo về Kinh doanh có trách nhiệm ở bậc Đại học Đồng thời địnhhướng đúng cho sinh viên trong việc lĩnh hội tri thức trên cả phương diện lý luận và thựchành, từ đó áp dụng để cải tạo thực tiễn Muốn làm được điều đó, yêu cầu đặt ra khi nghiêncứu đề tài bao gồm:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tế khi triển khai đào tạo về Kinhdoanh có trách nhiệm có kết hợp lý thuyết về Giá trị thặng dư
Trình bày và phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động dạy và học ở bậc Đại học ởViệt Nam về Kinh doanh có trách nhiệm và học thuyết Giá trị thặng dư thông quagóc nhìn đa chiều và số liệu cụ thể có tính chính xác cao
Đưa ra các giải pháp hiệu quả và khả thi dựa trên cơ sở lý luận về học thuyết Giá trịthặng dư và Kinh doanh có trách nhiệm nhằm nâng cao hoạt động dạy và học vềKinh doanh có trách nhiệm tại bậc Đại học ở Việt Nam
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Việc vận dụng sáng tạo học thuyết Giá trị thặng dư vàovấn đề đào tạo Kinh doanh có trách nhiệm cho sinh viên ở bậc Đại học
4 Phương pháp nghiên cứu:
Nhằm thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu và đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả
đã sử dụng các phương pháp sau đây:
Phương pháp luận: sử dụng cơ sở lý luận từ học thuyết Giá trị thặng dư để ứng dụngvào quá trình đào tạo sinh viên bậc Đại học Từ đó làm rõ định hướng cho sinh viên,phương thức để nắm bắt và ứng dụng kiến thức
Trang 9 Phương pháp hệ thống hóa tài liệu: tổng hợp thông tin từ các nguồn tài liệu đảm bảochính xác và chất lượng, đáng tin cậy; nhằm làm rõ vấn đề và mang đến cái nhìn toàndiện, bao quát hơn.
Phương pháp quan sát: quan sát từ chính các sự kiện thực tế, các doanh nghiệp điểnhình và cách đào tạo về Kinh doanh có trách nhiệm ở các nước tiên tiến trên thế giớinhằm mang lại cái nhìn khách quan, sát thực tế, không xa rời thực tiễn
5 Nguồn tài liệu tham khảo:
Sách, giáo trình
Thông tin từ các website chính thống
Bài viết trên các tạp chí chuyên ngành
6 Kết cấu của đề tài:
Bài tiểu luận được kết cấu bao gồm 3 chương: Chương 1 Cơ sở lý thuyết, trong chươngnày, nhóm tác giả tập trung phân tích học thuyết Giá trị thặng dư và vấn đề Kinh doanh cótrách nhiệm; tiếp nối với Chương 2 Thực trạng trong việc đào tạo nói chung và vấn đề đạotạo Kinh doanh có trách nhiệm nói riêng ở bậc Đại học sẽ được chỉ rõ; bài tiểu luận kết thúcvới Chương 3 Giải pháp: trên cơ sở lý thuyết và thực trạng, chương này sẽ chỉ rõ lý do và
mở ra con đường cho việc áp dụng học thuyết Giá trị thặng dư vào vấn đề đào tạo Kinhdoanh có trách nhiệm tại bậc Đại học ở Việt Nam
Trang 10PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀ VẤN ĐỀ KINH DOANH CÓ TRÁCH NHIỆM
1.1 Nguồn gốc của giá trị thặng dư
1.1.1 Công thức chung của tư bản
Khi tìm hiểu về công thức chung của tư bản, ta cần xem xét vai trò của tiền trong haikhía cạnh: trong lưu thông hàng hóa giản đơn và trong nền sản xuất tư bản chủnghĩa
Với nền sản xuất hàng hóa giản đơn, tiền vận động trong mối quan hệ hàng hóa tiền hàng hóa (H - T - H), nghĩa là hàng hóa được chuyển hóa thành tiền rồi tiền lại được chuyểnhóa thành hàng hóa Trong trường hợp tiền được coi là tư bản (trong nền sản xuất tư bảnchủ nghĩa), tiền vận động trong quan hệ T - H - T, nghĩa là tiền được chuyển hóa thành hàng
-và hàng lại được chuyển hóa thành tiền
Trong cả hai sự vận động, đều có hai đối tượng tham gia là người mua và người bán doquan hệ mua - bán tạo thành và đều có hai yếu tố là tiền và hàng Với nền sản xuất hàng hóagiản đơn, hàng hóa vừa là điểm xuất phát vừa là điểm kết thúc của quá trình, tiền ở đâyđóng vai trò là vật trung gian Ngược lại, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu từ việc mua
và kết thúc với việc bán, do vậy tiền là điểm xuất phát và kết thúc của quá trình này trongkhi hàng hóa đóng vai trò trung gian
Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản nhất của hai quá trình này nằm ở mục đích của quá trìnhlưu thông Mục đích của lưu thông hàng hóa giản đơn là giá trị sử dụng Hàng hóa cần cónhiều giá trị sử dụng khác nhau và trao đổi sẽ diễn ra khi người mua chấp nhận mua loạihàng hóa với giá trị sử dụng bất kì mà người mua cần Mục đích trong lưu thông tư bản làthu được giá trị lớn hơn, nếu không có được giá trị lớn hơn thì sự lưu thông được coi làkhông có ý nghĩa và vì thế công thức chung của tư bản ra đời C.Mác gọi T - H - T’ (trong
đó T’= T + t với t > 0) là công thức chung của tư bản, nghĩa là trong lưu thông sự vận độngcủa tất cả hình thức tư bản đều được biểu hiện dưới công thức khái quát mà C Mác đã nêu
ra
Với công thức trên, số tiền trội ra lớn hơn được gọi là giá trị thặng dư và số tiền được
nhà tư bản bỏ ra ban đầu với mục đích thu được giá trị thặng dư được gọi là tư bản Vì tưbản là giá trị đem lại giá trị thặng dư nên tiền biến thành tư bản khi được dùng để đem lạigiá trị thặng dư
Trang 11Một vấn đề cần quan tâm khi tìm hiểu nguồn gốc của giá trị thặng dư là trong lưu thônghàng hóa, trao đổi ngang giá hay trao đổi không ngang giá cũng không tạo ra giá trị mới, do
đó không đem lại giá trị thặng dư
Trong trường hợp trao đổi ngang giá, hình thái của giá trị sẽ thay đổi, từ tiền thành hànghóa (với người mua) và từ hàng hóa thành tiền (với người bán) còn tổng giá trị thì không đổivới cả hai bên Tuy vậy trong trường hợp này cả người mua và người bán đều có lợi
Với trao đổi không ngang giá thì chỉ một bên được lợi, bên còn lại sẽ chịu thiệt Vì trongnền kinh tế thị trường, một người vừa đóng vai trò là người mua vừa có vai trò là người bán,
do vậy nếu được lợi khi mua thì sẽ bị thiệt khi bán và ngược lại Giả sử một người bán mộtloại hàng hóa với mức giá cao hơn giá trị thì tiền lãi người đó nhận được cũng là số tiềnngười đó mất đi khi là người mua Vì thế, lưu thông thông thường không tạo ra giá trị thặng
dư Điều nảy sinh mâu thuẫn bởi nếu nhà tư bản đứng ngoài lưu thông thì họ cũng thể làm
cho tiền của mình lớn hơn, không tạo ra giá trị thặng dư C.Mác đã khẳng định: “Tư bản
không thể xuất hiện từ lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông’’ Vậy làm thế nào để nhà tư
bản không đứng ngoài lưu thông mà vẫn tạo được giá trị thặng dư?
Bí mật ở đây là nhà tư bản đã mua được một loại hàng hóa mà trong quá trình sử dụngloại hàng hóa này, giá trị của nó không những được bảo tồn mà còn tạo ra được giá trị mớilớn hơn giá trị bản thân nó C.Mác gọi loại hàng hóa đặc biệt này là ‘hàng hóa sức laođộng’
1.1.2 Hàng hóa sức lao động
1.1.2.1 Định nghĩa hàng hóa sức lao động
C.Mác định nghĩa: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thểchất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem
ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó’’
Ví dụ về hàng hóa được làm từ sức lao động rất đa dạng, có thể kể đến như linh kiệnđiện tử, máy móc, đồ gia dụng,
1.1.2.2 Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
Để sức lao động của người lao động trở thành hàng hóa cần có hai điều kiện:
- Trước hết, người lao động phải được tự do về thân thể, vì chỉ vậy thì người laođộng mới có khả năng chi phối sức lao động của mình
- Thứ hai, người lao động phải bán sức lao động của mình Lí do là bởi họ không có
đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp với sức lao động của mình tạo ra hàng hóa để
Trang 12bán, do vậy người lao động bán sức lao động của mình cho nhà tư bản nhằm mục đích tồntại trong cuộc sống.
Từ hai điều kiện trên ta có thể thấy trong xã hội chiếm hữu nô lệ, sức lao động củangười nô lệ không phải hàng hóa bởi người lao động trong trường hợp này không được tự
do về thân thể và vì họ thuộc sở hữu của chủ nô nên họ cũng không có quyền tự do quyếtđịnh việc bán sức lao động của mình
1.1.2.3 Thuộc tính của hàng hóa sức lao động
Hàng hóa sức lao động có hai thuộc tính: giá trị hàng hóa sức lao động và giá trị sử dụngcủa hàng hóa sức lao động
Sức lao động chỉ tồn tại như năng lực con người sống, muốn tái sản xuất ra năng lực đóngười lao động phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định Do vậy, giá trị củahàng hóa sức lao động được đo lường gián tiếp thông qua lượng giá trị của các tư liệu sinhhoạt để tái sản xuất sức lao động
Các bộ phận hợp thành giá trị của hàng hóa sức lao động bao gồm:
Một là, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật chất và tinh thần) để tái sản xuất sức
lao động
Hai là, phí tổn đào tạo người lao động.
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần) để nuôi con của
Ví dụ 1 chiếc ô tô được mua về để phục vụ quá trình di chuyển, công tác và nghỉ dưỡngcủa gia đình Đây chính là giá trị sử dụng của chiếc ô tô
1.1.2.4 Ý nghĩa hàng hóa sức lao động
Trang 13Hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt, mang yếu tố tinh thần (ngoài nhucầu về vật chất thì người lao động cũng đòi hỏi những yêu cầu nhất định về tinh thần, tưtưởng, văn hóa ) và lịch sử (ứng với mỗi thời đại khác nhau con người lao động cũng cónhững yêu cầu khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như địa lí, khí hậu, tự nhiên, môitrường ) Sự đặc biệt của giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động mà các loại hàng hóathông thường không có là trong quá trình sử dụng, giá trị của nó không những được bảo tồn
mà tạo ra được giá trị mới Càng sử dụng thì người lao động càng tích lũy được nhiều kinhnghiệm, nâng cao năng suất và trình độ Điều này chỉ ra rằng nguồn gốc của giá trị thặng dư
do hao phí sức lao động hình thành
1.1.3 Sự sản xuất giá trị thặng dư
Quá trình sản xuất giá trị thặng dư cần có những điều kiện nhất định để xảy ra Trướchết, nền sản xuất phải đạt đến trình độ nhất định Trình độ đó thể hiện ở chỗ người lao độngchỉ cần phải hao phí một phần thời gian lao động (trong thời gian lao động đã được thỏathuận mua bán theo nguyên tắc ngang giá trong hợp đồng lao động) là có thể bù đắp đượcgiá trị hàng hóa sức lao động, bộ phận này được gọi là thời gian lao động tất yếu
Ngoài thời gian lao động tất yếu, trong nguyên tắc ngang giá đã được thỏa thuận,người lao động phải làm việc dưới sự quản lý của người mua hàng hóa sức lao động và sảnphẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản, thời gian này được gọi là thời gian lao động thặngdư
Giả sử nhà tư bản bỏ ra tổng chi phí là $100,000 để sản xuất nội thất gỗ Số nội thất
gỗ bán được có giá trị $300,000 Lượng chênh lệch dôi ra ở đây là $300,000 - $100,000 =
$200,000 Lượng chênh lệch này chính là giá trị thặng dư do người lao động tạo ra ngoàihao phí lao động tất yếu Giá trị thặng dư này sẽ do nhà tư bản nắm giữ bởi họ là chủ sở hữu
và giá trị thặng dư thuộc về họ
Một ví dụ khác đầy đủ hơn về giá trị thặng dư: Anh A là chủ một doanh nghiệp sảnxuất đồ gỗ dân dụng Trong một ngày lao động, số tiền anh A ứng ra là $65, trong đó baogồm $40 tiền mua gỗ, hao mòn máy móc là $5 và tiền lương trả cho người lao động trongngày là $20 Trong ngày hôm đó, các công nhân của xưởng sản xuất đồ gỗ và đồ gỗ bánđược với giá $100 Ta coi giá trị mua gỗ là $40 được chuyển hết vào đồ gỗ dân dụng vàkhấu hao máy móc $5 cũng được chuyển vào đồ gỗ Như vậy, ta kết luận trong ngày hôm
đó công nhân xưởng của anh A đã tạo ra giá trị mới là $145, mà chi phí ban đầu anh A bỏ
ra là $65 thì phần giá trị dôi ra ở đây là $145 - $65 = $80 $80 này chính là giá trị thặng dưđược tạo ra trong ngày làm việc của công nhân xưởng gỗ
Trang 14Từ các phần nêu trên, ta có thể rút ra được khái niệm giá trị thặng dư: Giá trị thặng
dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra, là kết quả của lao động không công của công nhân cho nhà tư bản Giá trị thặng dư có kí hiệu là m.
Cần lưu ý là trong trường hợp người mua hàng hóa sức lao động tham gia vào quản
lý lao động (tức người mua hàng hóa sức lao động cũng phải hao phí sức lao động) thì giátrị mới này cũng bao gồm công sức của lao động quản lý hay lao động phức tạp Đến đây, takết luận được rằng tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư
1.1.4 Tư bản bất biến và tư bản khả biến
Để phục vụ quá trình sản xuất, nhà tư bản cần đầu tư vào tư liệu sản xuất và hàng hóasức lao động Do vậy, muốn có cái nhìn sâu sắc, cụ thể hơn về nguồn gốc của giá trị thặng
dư, ta cần xem xét mối quan hệ giữa tư liệu sản xuất và người lao động Tư bản chính là vốnhay nói cách khác là sự đầu tư của nhà tư bản vào lĩnh vự hay quá trình nào đó để thu được
giá trị thặng dư Trước hết, ta tìm hiểu thuật ngữ tư bản bất biến.
C.Mác định nghĩa tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản
xuất mà giá trị được lao động cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi trong quá trình sản xuất 2 Tư bản bất
biến tiếng Anh là constant capital Tư bản khả biến còn có tên gọi khác là tư bản sản xuất
Kí hiệu của tư bản bất biến là c
Các ví dụ điển hình của tư bản bất biến là nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên,nhiên, vật liệu, quá trình tổ chức vận hành kinh doanh, công nghệ tiên tiến, Tư bản bấtbiến chuyển giá trị của mình một cách đa dạng vào hàng hóa mới vừa được sản xuất ra Tưbản bất biến không tạo ra giá trị thặng dư nhưng lại là điều kiện cần để quá trình làm tănggiá trị được diễn ra
Kế đến là tư bản khả biến C.Mác gọi tư bản khả biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới
hình thái sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về số lượng trong quá trình sản xuất Tư bản khả
biến trong tiếng Anh là variable capital và có ký hiệu là v Bộ phận tư bản này dùng để muahàng hóa sức lao động Giá trị của tư bản khả biến sẽ được chuyển cho công nhân làm thuê
và trở thành tư liệu sinh hoạt, chúng mất đi trong quá trình người lao động tái sản xuất sứclao động của họ, Trong quá trình này, giá trị mới với lượng lớn hơn giá trị sức lao độngđược tạo ra
Ta có công thức giá trị hàng hóa tổng quát:
G = c + (v+m) Trong đó
G là giá trị hàng hóa
Trang 15(v+m) là bộ phận giá trị mới của hàng hóa được tạo thành từ hao phí lao động;
c là giá trị của những tư liệu sản xuất đã được tiêu dùng Đây là bộ phận lao động quákhứ được tạo ra từ kết tinh của máy móc, nguyên, nhiên, vật liệu và c được chuyển vào giátrị mới của sản phẩm
Tư bản khả biến và tư bản bất biến đều là bộ phận của tư bản, giữ vai trò và đặc tínhkhác nhau nhưng đều thiết yếu cho quá trình sản xuất hàng hóa mới và tạo ra giá trị thặng
dư cho nhà tư bản[CITATION htt1 \l 1033 ]
Một điểm cần lưu ý nữa là để thu được giá trị thặng dư dưới hình thái tiền, gọi là giátrị thặng dư thì hàng hóa sản xuất ra phải được thị trường chấp nhận Trường hợp khôngđược thị trường tiêu dùng chấp nhận sản phẩm của mình thì nhà tư bản sẽ phá sản
Có hai loại tiền công là tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
Tiền công danh nghĩa là tiền công mà nhà tư bản trả cho người lao động thông quaquá trình lao động của họ
Tiền công thực tế là khoản tiền được thể hiện thông qua số lượng hàng hóa, dịch vụtiêu dùng, mà người lao động sử dụng tiền công danh nghĩa của mình để mua và sử dụng
Giả sử sau một tháng lao động, anh B được trả lương là 15 triệu VNĐ Anh B dùng
số tiền này để mua lương thực, thực phẩm và đồ gia dụng cần thiết cho mình Ở đây 15 triệuVNĐ ban đầu là tiền công danh nghĩa của anh B còn số lượng lương thực, thực phẩm và đồgia dụng anh B mua chính là tiền công thực tế
1.1.6 Tuần hoàn và chu chuyển tư bản
a) Tuần hoàn tư bản
Trang 16Tuần hoàn tư bản là sự vận động của tư bản lần lượt trải qua ba giai đoạn dưới bahình thái kế tiếp nhau: tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất, tư bản hàng hóa gắn với thực hiệnnhững chức năng tương ứng.
Mô hình của tư bản tuần hoàn:
+ SLĐ
T - H ….SX….H’ - T’
+ TLSX
b) Chu chuyển tư bản
Chu chuyển tư bản là tuần hoàn của tư bản được xét với tư cách là quá trình định kì,thường xuyên lặp đi lặp lại và đổi mới theo thời gian
Thời gian chu chuyển (khoảng thời gian một tư bản từ hình thái nhất định đến khiquay về hình thái đó) hoặc tốc độ chu chuyển (số lần một tư bản được ứng ra) sẽ đo lườngchu chuyển tư bản
Ta có công thức n = CH/ch
với n là số vòng chu chuyển
CH là thời gian của một năm;
và ch là thời gian một vòng chu chuyển
Ví dụ nếu một tư bản có một vòng chu chuyển kéo dài trong 3 tháng thì theo côngthức ở trên số vòng chu chuyển sẽ là n = CH/ch = 12/3 = 4 (vòng)
Có hai kiểu tư bản dựa theo phương thức chu chuyển: tư bản cố định và tư bản lưuđộng
Tư bản cố định là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động tham gia toàn
bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó chỉ chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn.
Hao mòn của tư bản cố định bao gồm hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình
Tư bản lưu động là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái sức lao động, nguyên, nhiên, vật liệu … giá trị của nó được chuyển một lần và toàn phần vào giá trị sản phẩm khi kết thúc từng quá trình sản xuất
1.2 Bản chất của giá trị thặng dư
Trang 171.2.1 Bản chất giá trị thặng dư
Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, giá trị thặng dư mang bản chất kinh tế
- xã hội là quan hệ giai cấp, trong đó giai cấp tư bản làm giàu dựa trên cơ sở thuê mướn lao
động của giai cấp công nhân
1.2.2 Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư
a) Tỉ suất: là tỉ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến để sản xuất ragiá trị thặng dư đó, phản ánh trình độ quản lí nhân sự
Công thức thứ hai để tính tỷ suất GTTD là
m’ = (t’/t) * 100%
trong đó:
t’ là thời gian lao động thặng dư
t là thời gian lao động tất yếu
b) Khối lượng giá trị thặng dư: là lượng giá trị thặng dư bằng tiền mà nhà tư bản thuđược, phản ánh quy mô GTTD
Trang 181.3.1 Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian laođộng tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếukhông thay đổi 3
Phương pháp này liên quan mật thiết với khấu hao và hay được sử dụng trong cácnhà máy lao động nơi công nhân lao động chân tay là chủ yếu
Để thu được nhiều GTTD, nhà tư bản sẽ tìm cách kéo dài ngày lao động và tăngcường độ lao động Công nhân sẽ phải chịu ảnh hưởng về mặt sức khỏe
Giả sử ngày lao động trong phân xưởng là 8 giờ Thời gian lao động tất yếu là 4 giờ
và thời gian lao động thặng dư là 4 giờ Nhà sản xuất dự định tăng giờ làm việc thêm 2 giờnữa thì lúc này tỷ suất giá trị thặng dư sẽ tăng từ 100% lên 150%
1.3.2 Sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Sử dụng phương pháp này đồng nghĩa với việc tăng năng suất lao động xã hội theothời gian
Đây là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cáchnâng cao năng suất lao động trong ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sứclao động, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày laođộng, cường độ lao động vẫn như cũ
Để hạ thấp giá trị sức lao động cần giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cầnthiết để tái sản xuất sức lao động, do vậy phải tăng năng suất lao động trong các ngành sảnxuất ra tư liệu sinh hoạt và các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để chế tạo ra tư liệu sinhhoạt đó
Việc cải tiến kỹ thuật hay nâng cao năng suất lao động ở một số doanh nghiệp sẽ làmtăng giá trị thặng dư trội hơn so với các xí nghiệp khác và giá trị thặng dư này được gọi làgiá trị thặng dư siêu ngạch (tiếng anh là Extra Surplus Value) 4 Bí quyết ở đây là tăng năngsuất lao động cá biệt (năng suất lao động của riêng nhà máy, xí nghiệp nào đó so với cácnhà máy, xí nghiệp khác)
Vẫn lấy ví dụ về giờ lao động trong phân xưởng như ở trên Nếu ngày lao động giảmxuống còn 6 giờ nhưng vì giá trị sức lao động giảm nên thời gian lao động tất yếu rút xuốngcòn 1 giờ thì thời gian lao động thặng dư sẽ thay đổi là 5 giờ Vì vậy tỉ suất giá trị thặng dưmới sẽ là m’ = (5/1) * 100% = 500%
Ý nghĩa:
Trang 19Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹthuật, áp dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến và tăng năng suất lao động Kết quả của việctăng năng suất lao động của mỗi nhà máy, xí nghiệp chính là năng suất lao động xã hội tănglên, hình thành giá trị thặng dư tương đối, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Vì vậy, ta coi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá trị thặng dưtương đối [CITATION htt2 \l 1033 ]
Có thể nói, sự hình thành và phát triển của nền đại công nghiệp thông qua cuộc cáchmạng công nghiệp đã đem đến những điều kiện mới cho phát triển, mở rộng trong các lĩnhvực khoa học, kỹ thuật và công nghệ, thúc đẩy sản xuất nói chung và sự sản xuất giá trịthặng dư nói riêng phát triển nhanh, hiệu quả
Ngày nay, sản xuất giá trị thặng dư còn được đẩy mạnh hơn nữa với sự xuất hiện củacác yếu tố công nghệ mới, các sáng kiến và phát minh khoa học, đặc biệt là sự ra đời của
AI Xu hướng toàn cầu hóa cũng góp vai trò không nhỏ giúp quá trình sản xuất giá trị thặng
dư trên thế giới được thực hiện với tốc độ nhanh chóng và quy mô lớn
[ CITATION Giá23 \l 1033 ] [CITATION htt \l 1033 ]
1.4 Những lý thuyết có liên quan
1.4.1 Tư bản
Theo C Mác, tư bản không phải là tiền, máy móc, công cụ hay hàng hóa Đó là quan hệ sảnxuất để tạo ra giá trị thặng dư bằng cách bóc lột người làm thuê thông qua việc sử dụngnhững quan hệ phụ thuộc gắn với tư liệu sản xuất Thông thường, bản chất của tư liệu sảnxuất không phải là tư bản Tư liệu sản xuất trở thành tư bản khi và chỉ khi nó thuộc quyền sởhữu của các nhà tư bản và được các nhà tư bản sử dụng để bóc lột người làm thuê Ngườicông nhân bán sức lao động mang đến thu nhập qua tiền lương Nói cách khác, tư bản là giátrị có tính chất tự tăng lên mà người chủ không cần trực tiếp tham gia lao động
Tóm lại, tư bản là đem lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê Nó thểhiện quan hệ sản xuất giữa giai caaso tư sản và vô sản Trong đó, thông qua việu sở hữu tưliệu sản xuất, các nhà tư bản bóc lột công nhân-người tạo ra các giá trị thặng dư cho họ
Trang 201.4.2 Tích lũy tư bản
Để hiểu rõ về bản chất của tích lũy tư bản, thì chúng ta cần tìm hiểu về tái sản xuất Táisản xuất là quá trình sản xuất lặp đi, lặp lại không ngừng, với hai hình thức chủ yếu là táisản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng Tái sản xuất giản đơn là quá trình tái sản xuấtđược lặp lại với quy mô cũ với toàn bộ giá trị thặng dư được dùng vào mục đích cá nhân(lương thực thực phẩm, du lịch, làm đẹp,…), thường gắn liền và là đặc trưng của nền sảnxuất nhỏ
Thực tế, các nhà tư bản sẽ chọn không ngừng mở rộng sản xuất cũng như quy mô giá trị
thặng dư (tái sản xuất mở rộng) thay vì dùng toàn bộ giá trị thặng dư cho cá nhân (tái sản
xuất giản đơn) Với lựa chọn đó, họ sẽ dành ra một phần giá trị thặng dư để tăng quy mô
đầu tư (tư bản phụ thêm) Cụ thể:
Ví dụ: Năm 2021, công ty X có giá trị hàng hóa được tạo trong năm là 50c+10v+10m.Trong đó, 10m không dùng hết cho mục đích cá nhân mà được chia thành 5m1+5m2; 5m2
dùng để tích lũy (giá trị thặng dư), chia thành 3c2 và 2v1 đầu tư thêm máy móc và thuê thêmnhân công Do đó, giá trị hàng hóa được tạo ra vào năm 2022 là 53c+12v+12m Có thể thấyvào năm 2022, cả quy mô tư bản bất biến và khả biến đều tăng lên cũng như giá trị thặngdư
Có thể thấy, nguồn gốc của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư Bản chất của tích lũy tưbản là quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa thông qua việc chuyển hóa giá trịthặng dư thành tư bản phụ thêm để tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua muathêm hàng hóa sức lao động, mở rộng nhà xưởng, mua thêm nguyên vật liệu, cập nhật máymóc….Từ đó, không những tăng năng suất lao động mà còn thu được thêm giá trị thặng dư.Nói theo một cách khác thì đây là quá trình giữ lại lợi nhuận để sử dụng cùng với số vốnban đầu, sau khi bán hàng đã thu về được để làm vốn cho việc tái sản xuất mở rộng vào lầnsau
1.4.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quy mô của tích lũy tư bản Có thể thấy rằng, quy môcủa tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư và tỷ lệ phân chia giá trị thặng
dư thành tư bản phụ thêm và tiêu dùng Từ đó, ta có thể chia làm hai trường hợp:
Đầu tiên, trường hợp khối lượng giá trị thặng dư nhất định, quy mô tích lũy tư bản phụ
thuộc vào tỷ lệ phân chia giữa tích lũy và tiêu dùng Khi đó, tổng hai quỹ nào bằng giá trịthặng dư mà giá trị thặng dư là không đổi thì hai quỹ này tỉ lệ nghịch với nhau Nếu nhà tưbản sử dụng khối lượng thặng dư vào việc tiêu dùng cho bản thân nhiều thì quỹ tích lũy sẽgiảm đi và ngược lại
Trang 21Thứ hai, trường hợp khối lượng giá trị thặng dư thay đổi, sự phân chia giữa tích lũy và
tiêu dùng được xác định thì khối lượng giá trị thặng dư sẽ quyết định quy mô tích lũy tưbản Vì vậy, những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư sẽ ảnh hưởng đến quy mô tích lũy
Ví dụ, một ngày lao động của anh A kéo dài trong 8 giờ ở một xưởng sản xuất bông, với
4 giờ đầu là thời gian lao động cần thiết để anh A tạo ra một giá trị bằng với giá trị tạo ranhững tư liệu sinh hoạt cho mình, và 4 giờ sau là thời gian lao động thặng dư Do những tưliệu sinh hoạt giảm xuống một nửa nên anh A chỉ cần dùng 2 giờ để sản xuất ra giá trị bằnggiá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết đó Từ đó, giờ lao động tất yếu của anh A là 2 giờ và
6 giờ sau là thời gian lao động thặng dư (phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối).
Ngoài các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối và phương pháp sản xuấtgiá trị thặng dư tuyệt đối, thực tế, nhà tư bản có thể sẽ chọn cách bóc lột sức lao động bằngmột số hình thức như: ăn bớt tiền công, tăng thời gian OT, tăng cường độ lao động,…Không những vậy, mặc dù trong quá trình sản xuất, máy móc, thiết bị có thể bị hao mòn vàchi phí để bảo dưỡng, nhà tư bản vẫn sẽ tận dụng một cách triệt để công suất của máy móc,bằng cách chỉ mua thêm nguyên liệu để tiếp tục tăng khối lượng sản xuất
Năng suất lao động xã hội
Khi nâng cao năng suất lao động sẽ làm giảm giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng
vì khi đó khối lượng sản phẩm làm ra nhiều, những hao phí giá trị hàng hóa sẽ giảm xuống
Từ đó, đem đến hai hệ quả của tích lũy:
Thứ nhất, giá trị sức lao động giảm xuống sẽ tạo điều kiện cho các nhà tư bản nâng cao
trình độ bóc lột giá trị thặng dư
Thứ hai, với phần giá trị thặng dư dành cho tích lũy có thể dùng để mua được lượng tư
liệu sản xuất và sức lao động phụ thêm nhiều hơn Vì, tại thời điểm này, chi phí của tư liệusản xuất và sức lao động giảm đi, nên quy mô tích lũy tư bản có thể tăng
Năng suất lao động cao thì lao động sống sử dụng được nhiều lao động quá khứ hơn (cóthể là phế thải trong tiêu dùng sản xuất và cá nhân) nhưng dưới hình thái có ích mới, làm
Trang 22tính chất tư bản để sản xuất tư bản càng nhiều, vì vậy nên quy mô của tư bản tích lũy cànglớn Đây là nhân tố quan trọng quyết định đến quy mô của tích lũy.
Sử dụng hiệu quả máy móc
C.Mác gọi việc này là chênh lệch giữa tư bản sử dụng (TBSD) và tư bản tiêu dùng(TBTD) TBSD là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất mà quy mô hiện vật của nó tham gia vàoquá trình sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa TBTD là bộ phận giá trị của những tư liệu laođộng đã hao mòn dần trong quá trình sản xuất và được chuyển từng phần vào sản phẩmmới
Thực tế, trong quá trình sản xuất, tất cả các bộ phận cấu thành của máy móc, thiết bị đềuhoạt động, hay các thiết bị máy móc (tư liệu lao động) tham gia vào toàn bộ quá trình sảnxuất, nhưng mức độ hao mòn của chúng không nhiều, dần dần chứ không như nguyên vậtliệu Do đó, giá trị của chúng được chuyển dần vào từng sản phẩm Từ đó, hình thành nên
sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng
Kỹ thuật càng hiện đại, sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn,thì sự phục vụ không công của tư liệu lao động cũng tăng lên Việc lớn lên không ngừng của
quỹ khấu hao trong khi chưa cần thiết phải đổi mới tư bản cố định trở thành nguồn tài chính
có thể sử dụng cho việc mở rộng sản xuất để mang thêm giá trị thặng dư Hay, nhà tư bảnbóc lột nhiều giá trị thặng dư làm tăng quy mô khối lượng giá trị thặng dư, tăng tích lũy cơbản Có thể minh họa điều đó bằng số liệu sau:
Đại lượng tư bản ứng trước
Tư bản ứng trước là chi phí mà nhà tư bản ứng trước để mua tư liệu sản xuất và sức lao
động để sản xuất ra hàng hóa (tổng thể của tư bản bất biến và tư bản khả biến) Đại lượng
tư bản ứng trước càng lớn thì giá trị thặng dư bóc lột được và quy mô tích lũy được mở
Trang 23rộng Nếu bộ phận khả biến càng lớn, thì giá trị thặng dư càng lớn, do vậy nhà tư bản cóthêm điều kiện để trả cho nhiều nguyên liệu sản xuất hơn,… để mở rộng quy mô sản xuất.C.Mác đã chỉ ra rằng: “Tư bản ứng trước chỉ là một giọt nước trong dòng sông của sự tíchlũy mà thôi.”
Tóm lại, khi nhà tư bản muốn mở rộng quy mô tích lũy, cần biết tận dụng tối đa nguồnnhân công, cách khai thác lực lượng lao động xã hội, sử dụng triệt để năng lực sản xuất củamáy móc, thiết bị và tăng vốn đầu tư ban đầu
1.4.4 Một số hệ quả của tích lũy tư bản
Theo C Mác, các hệ quả kinh tế của tích lũy tư bản mang quy luật như sau:
Thứ nhất, tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản.
Cấu tạo hữu cơ của tư bản (ký hiệu c/v) là cấu tạo giá trị được quyết định bởi cấu tạo kỹthuật và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản
Trong đó: Cấu tạo kỹ thuật tư bản là tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và sức lao độngcần thiết được sử dụng trong quá trình sản xuất; được biểu hiện dưới các hình thức của sốlượng máy móc, nguyên liệu, năng lượng do một người làm sử dụng trong một thời gian nào
đó Nó phản ánh đặc điểm và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công cụ lao động ngày càng hiện đại,nên cấu tạo kỹ thuật tư bản ngày càng tăng kéo theo sự tăng của cấu tạo hữu cơ tư bản
Thứ hai, tích lũy tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản
Đối với quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa, quy mô của tư bản cá biệt tăng lên thôngqua quá trình tích tụ và tập trung tư bản
Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thặng
dư Tích tụ tư bản là kết quả trực tiếp của tích lũy tư bản Tích tụ tư bản làm tăng quy mô tưbản xã hội, qua mối quan hệ trực tiếp giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản
Ví dụ: Năm đầu tiên, công ty X ứng trước 900.000$ để đầu tư Sau khi thu được thặng
dư ở năm thứ hai, công ty X tiếp tục dùng 99.999$ để tiếp tục tái sản xuất Lúc này tư bảnđầu tư tăng lên 999.999$ Tương tự như vậy, hình thành nên tích tụ tư bản vì tư bản cá biệtđang dần lên
Tập trung tư bản là sự tăng lên của quy mô tư bản cá biệt mà không làm tăng quy mô tưbản xã hội do hợp nhất các tư bản cá biệt vào một chỉnh thể tạo thành một tư bản cá biệt lớnhơn Tập trung tư bản không làm tăng quy mô tư bản xã hội mà chỉ phân phối lại và tổ chứclại tư bản xã hội, phản ánh quan hệ trực tiếp giữa các nhà tư bản Điều này có thể thực hiệnthông qua sáp nhập các tư bản cá biệt với nhau và bằng hai phương pháp là cưỡng bức (các
Trang 24nhà tư bản bị thôn tính do phá sản) và tự nguyện (các nhà tư bản liên hiệp, tổ chức thànhcông tư cổ phần)
Ví dụ: Cuối năm 2011, ngân hàng nhà nước chính thức chấp thuận sự hợp nhất tựnguyện của ba ngân hàng thương mại cổ phần: FicomBank, TinNghiaBank và SCB hợpnhất thành ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)
Tích tụ và tập trung tư bản đều góp phần tạo tiền đề để có thể thu được nhiều giá trịthặng dư hơn cho người mua hàng hóa sức lao động (các nhà tư bản)
Thứ ba, quá trình tích lũy tư bản làm không ngừng tăng chênh lệch giữa thu nhập của
nhà tư bản với thu nhập của người lao động, làm thuê cả tuyệt đối lẫn tương đối
Sự phân cực là một điều tất yếu khi một bên phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâuthông qua sự tích tụ và tập trung của tư bản, việc nâng cấp cấu tạo hữu cơ của tư bản, làmcho giai cấp tư sản ngày càng có thêm tài sản; một bên là giai cấp người lao động khôngtránh nổi thất nghiệp Đây là quy luật chung của tích lũy tư bản Thu nhập của các nhà tưbản có được luôn lớn hơn gấp nhiều lần so với thu nhập dưới dạng tiền của người lao độnglàm thuê Của cải xã hội sẽ tập trung vào tay các nhà tư bản, người làm thuê sẽ càng ngàycàng bị bóc lột sức lao động nặng nề để có được của cải Do đó, quá trình tích lũy tư bản cótính hai mặt, một mặt thể hiện sự giàu sang về phí giai cấp tư sản, mặt khác tích lũy sự bầncùng về phía giai cấp công nhân làm thuê Hiện tượng này được C Mác gọi là bần cùng hóangười lao động[ CITATION Giá23 \l 1033 ]
Bần cùng hóa người lao động (giai cấp vô sản) là xu hướng biến đổi theo chiều hướngxấu đi những điều kiện của giai cấp vô sản và những người lao động trong các nước tư sản Bần cùng hóa tương đối biểu hiện ở tốc độ thu nhập của giai cấp tư sản ngày càng lớnhơn so với giai cấp vô sản trong khi tổng thu nhập quốc dân ngày càng tăng lên
Ví dụ: Sau chu kì sản xuất, thu nhập tư bản tăng 8% nhưng thu nhập công nhân chỉ tăng4% Dù thu nhập công nhân có thể tăng đến mức tuyệt đối nhưng sẽ tăng với tốc độ rấtchậm
Bần cùng hóa tuyệt đối biểu hiện ở mức sống giai cấp vô sản ngày càng giảm so vớimức nhu cầu phát triển cũng như mức sống chung của xã hội Thể hiện rõ ở những ngườiđang thất nghiệp, hoặc toàn bộ giai cấp công nhân trong tình hình kinh tế khó khăn nhưkhủng hoảng, lạm phát và suy thoái, công nhân các nước nghèo[ CITATION Giá23 \l
1033 ]
Ví dụ: Khi lạm phát xảy ra và tiền mất giá, kinh tế suy thoái Mặc dù thu nhập của ngườicông nhân không tăng, nhưng trước đây với số tiền 10 triệu/tháng, anh có thể nuôi một gia
Trang 25đình bốn người và có tiền tích lũy, thì giờ đây số tiền tiền đó khó có thể chi trả cho nhữngyêu cầu cơ bản.
1.5 Kinh tế thị trường
1.5.1 Khái niệm
Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác độnglẫn nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ
trên thị trường [CITATION htt3 \l 1033 ].
Cơ chế của nền kinh tế thị trường là cạnh tranh, bình đẳng và ổn định
1.5.2 Sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường
Theo chiều dài lịch sử, nền kinh tế thị trường đã trải qua ba bước chuyển biến:
Bước chuyển biến thứ nhất: Chuyển đổi từ mô hình kinh tế tự cung cấp lên mô hìnhkinh tế hàng hóa giản đơn - giai đoạn đầu tiên của kinh tế hàng hóa
Bước chuyển biến thứ hai: Từ mô hình kinh tế hàng hóa giản đơn lên mô hình kinh tếthị trường tự do Đây là nền kinh tế mà thị trường tự do phát triển, tự điều tiết kinh tế, mọivấn đề của nền kinh tế đặt ra đều do thị trường tự điều chỉnh và quyết định
Bước chuyển biến thứ ba: Từ mô hình kinh tế thị trường tự do lên mô hình kinh tế thịtrường hỗn hợp Đây là nền kinh tế được điều tiết bởi cả nhà nước và thị trường
Ba bước chuyển nói trên chịu sự chi phối bởi tiến trình kinh tế khách quan nhất định,
cụ thể như sau: [CITATION htt4 \l 1033 ]
Thứ nhất, phát triển mạnh mẽ quan hệ hàng hóa, tiền tệ Sản xuất và trao đổi hànghóa là tiền đề quan trọng cho sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường Trong quá trìnhsản xuất và trao đổi, các yếu tố thị trường như cung, cầu, giá cả điều tiết quá trình sản xuấthàng hóa, phân bổ các nguồn lực kinh tế và tài nguyên phục vụ cho sản xuất và lưu thông.Khi quan hệ hàng hoá - tiền tệ, thị trường được mở rộng và trở nên phổ biến, các nguồn lựckinh tế được phân bổ bằng nguyên tắc thị trường sẽ đưa nền kinh tế phát triển lên giai đoạnmới cao hơn, đó là nền kinh tế thị trường Lịch sử phát triển kinh tế của nước Anh vào thế
kỷ XV-XVI cho thấy, do có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nghề chăn nuôi cừu sang kinh tếhàng hoá đã tạo điều kiện để nghề dệt len, dạ phát triển mạnh mẽ và mở rộng Trên cơ sở đó
sự trao đổi hàng hoá không ngừng tăng lên ở cả thị trường trong nước và nước ngoài làm
cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển Như vậy, sự phát triển của quan hệ hàng hóa - tiền tệmột mắt đã từng bước phá vỡ kết cấu kinh tế tự nhiên, khép kín, sản xuất lạc hậu, thúc đẩythương nghiệp và phân công lao động phát triển Mặt khác, sự phát triển này đã biến nền sảnxuất nông nghiệp phong kiến, độc canh, tự cấp thành nền nông nghiệp hàng hóa đa canh;
Trang 26phân hóa mạnh người sản xuất hình thành những chủ thể kinh doanh trong nông nghiệp vàgiải phóng sức lao động, biến sức lao động thành hàng hóa Đây là nhân tố quyết định hìnhthành và phát triển kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa[CITATION htt5 \l 1033 ]
Thứ hai, tiến hành công nghiệp hoá nền kinh tế Sự chuyển biến từ một nền kinh tếhàng hoá giản đơn sang nền kinh tế thị trường được quyết định bởi trình độ phát triển củalực lượng sản xuất Tiến hành công nghiệp hóa nhằm đưa lực lượng sản xuất phát triển từtrình độ thủ công, lạc hậu đến nền công nghiệp kỹ thuật cao là bước phát triển tất yếu củacác quốc gia muốn có nền kinh tế thị trường phát triển Trên thực tế, lịch sử thế giới đãchứng kiến sự vượt lên của nước Anh so với Hà Lan vào thế kỉ XVIII nhờ sự phát triểncông nghiệp để trở thành nước có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất lúc đó Sựphát triển của kinh tế thị trường ở các nước tư bản chủ nghĩa sau này như Pháp, Đức, Mĩcũng đều do sự phát triển của công nghiệp đưa đến [ CITATION hat \l 1033 ] Ngày nay, sựphát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ đã tạo cơ hội thuận lợi cho cácnước và vùng lãnh thổ công nghiệp hóa mới đón đầu, đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa nềnkinh tế, tạo nền tảng vật chất cho kinh tế thị trường các nước này phát triển nhanh hoa nhậpvào thị trường toàn cầu Tuy nhiên, không phải bất cứ quá trình công nghiệp hóa nào cũngđều có thể phát triển được kinh tế thị trường
Thứ ba, mở cửa nền kinh tế với thế giới Mở cửa nền kinh tế với thế giới là thuộc tínhcủa kinh tế thị trường, là kết quả tất yếu của quá trình phát triển lực lượng sản xuất và phâncông lao động xã hội Thị trường được mở rộng sẽ càng thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển lựclượng sản xuất và phân công lao động xã hội Tuy nhiên, độ mở của thị trường tùy thuộcvào trình độ kinh tế và chính sách của các nước trong mỗi giai đoạn Lịch sử thế giới đãchứng minh rằng, những nước có nền kinh tế thị trường phát triển nhanh đều là những nước
mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế thế giới [ CITATION htt3 \l 1033 ] Trái lại, những nướcđóng cửa khép kín, thì sẽ tụt hậu so với sự phát triển chung của thế giới Kinh nghiệm pháttriển của Nhật Bản từ khi có cuộc cách mạng Duy tân của vua Minh Trị và của Trung Quốc
đã khẳng định vai trò rất quan trọng của việc mở cửa với thế giới bên ngoài Ngày nay, sựphát triển của kinh tế thị trường thế giới ngày càng gắn kết nền kinh tế các nước lại vớinhau, khiến chúng không thể tách rời, luôn phụ thuộc nhau như một xu hướng tất yếu vềkinh tế - xu hướng toàn cầu hóa kinh tế
1.5.3 Đặc trưng của nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường có 6 đặc trưng cơ bản:
Trang 27Đầu tiên, các thành phần kinh tế, các loại hình sở hữu tham gia vào kinh tế thị trườngrất đa dạng Đây là yếu tố tất yếu đối với kinh tế thị trường, góp phần quan trọng tạo môitrường cạnh tranh, thúc đẩy nền kinh tế vận động và phát triển
Thứ hai, bản chất của kinh tế thị trường là nền kinh tế mở
Thứ ba, giá cả của sản phẩm, dịch vụ được hình thành theo quan hệ cung - cầu và sựcạnh tranh của thị trường
Thứ tư, hệ thống đồng bộ các thị trường và hệ thống thể chế tương ứng, trên cơ sởvận hành tuân thủ các nguyên tắc của thị trường có sự bảo hộ của pháp luật
Thứ năm, các chủ thể tham gia vào nền kinh tế thị trường tự quyết định hoạt độngcủa mình dựa trên những tín hiệu của thị trường
Cuối cùng, thị trường cạnh tranh tự do, công bằng và trật tự, độc quyền kinh doanhđược kiểm soát có hiệu quả
1.5.4 Chủ thể tham gia
Có 3 chủ thể tham gia vào nền kinh tế thị trường:
Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển nền kinh tế Nhànước thực hiện các chức năng cơ bản như kiểm soát độc quyền, xây dựng các thể chế, chínhsách, phân phối lại của cải xã hội, quan tâm tới những yếu tố ngoại ứng và một số chứcnăng khác
Doanh nghiệp là chủ thể trực tiếp sản xuất ra các loại sản phẩm và dịch vụ được traođổi ở trên thị trường, là nền tảng của thị trường, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
Người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng vì nhu cầu của họ là tiền đề cho sự pháttriển hoạt động sản xuất Người tiêu dùng có thể là tập thể hoặc cá nhân
1.5.5 Các loại hình kinh tế thị trường
Hiện nay, có 4 loại kinh tế thị trường phổ biến:
Kinh tế thị trường tự do (Free market economy): Là nền kinh tế mà các lực lượng thịtrường sẽ chi phối các quá trình kinh tế chứ không phải là nhà nước
Kinh tế thị trường xã hội (Social Market Economy): Là nền kinh tế mà nhà nước sẽbảo đảm tự do hoạt động kinh tế dựa trên sự cân bằng xã hội
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Là nền kinh tế được vận hành đầy
đủ và đồng bộ dựa trên những quy luật của kinh tế thị trường, bảo đảm định hướng xã hộiphải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước Đây là mô hình kinh tế của ViệtNam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [ CITATION BộK \l 1033 ]
Trang 28Kinh tế thị trường tư bản nhà nước: Là nền kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp
về vốn giữa kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước hoặc tư bản nước ngoài
1.5.6 Ưu, nhược điểm của nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường có một số ưu điểm nổi bật như sau:
Là động lực để cho doanh nghiệp phát triển Trong kinh tế thị trường, khi cầu lớnhơn cung thì giá cả hàng hóa sẽ tăng lên, theo đó lợi nhuận cũng tăng theo Đây là động lựcrất lớn để doanh nghiệp phát triển, không ngừng đổi mới, mở rộng thị trường
Tạo ra lực lượng sản xuất lớn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
Tạo công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết thất nghiệp
Kinh tế thị trường tạo xu thế liên doanh, liên kết đẩy mạnh giao lưu kinh tế, các nướcđang phát triển có cơ hội được tiếp xúc được chuyển giao công nghệ sản xuất, công nghệquản lý từ các nước phát triển để thúc đẩy công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế ở nướcmình Trong thương mại quốc tế, mức độ thị trường hóa nền kinh tế có thể được sử dụnglàm tiêu chí trong xác định điều kiện thương mại giữa hai bên [ CITATION htt3 \l 1033 ]
Thúc đẩy các cá nhân sử dụng lao động tạo động lực cho những người lao động đồngthời sáng tạo ra các công nghệ, phương thức mới nhằm thay đổi thể chế quản lý sang hướng
có lợi nhiều hơn cho người lao động[ CITATION htt3 \l 1033 ]
Bên cạnh ưu điểm thì nền kinh tế thị trường cũng có một số nhược điểm như:
Gia tăng khoảng cách giàu nghèo, dẫn đến bất bình đẳng trong xã hội [ CITATIONTop \l 1033 ]: Cạnh tranh đã trở thành điều tất yếu trong sản xuất, kinh doanh hiện nay.Điều này dẫn tới tình trạng phân chia giai cấp, gây bất bình đẳng xã hội Tình trạng độcquyền chi phối sẽ xuất hiện
Gây mất cân bằng cung cầu khiến nền kinh tế rơi vào khủng hoảng: Không phải lúcnào cơ chế hoạt động của kinh tế thị trường cũng tạo ra sự cân đối về giá cả và hànghóa[ CITATION Top \l 1033 ] Thị trường có rất nhiều biến động như chiến tranh, dịchbệnh, thiện tai, cấm vận và những vấn đề khác Những điều này có thể là nguyên nhân dẫntới khủng hoảng kinh tế Ngoài ra, vì mục tiêu lợi nhuận, các doanh nghiệp sẽ mở rộng môhình sản xuất, kinh doanh Khi tình trạng cung lớn hơn cầu kéo dài dẫn đến khủng hoảngthừa, thất nghiệp và lạm phát Cuộc Đại khủng hoảng ở Mỹ năm 1929 là kết quả của hiệntượng cung lớn hơn cầu một lượng lớn mà không có sự điều tiết hợp lý của chínhphủ[ CITATION htt3 \l 1033 ]
1.6 Tha hóa con người
Trang 29Theo C Mác, thực chất của lao động bị tha hóa là quá trình lao động và sản phẩmcủa lao động từ chỗ để phục vụ con người, để phát triển con người đã bị biến thành lựclượng đối lập, nô dịch và thống trị con người Người lao động chỉ hành động với tư cách làcon người khi thực hiện các chức năng sinh học như ăn, ngủ, sinh con, còn khi lao động, tức
là khi thực hiện chức năng cao quý của con người thì họ lại chỉ như là con vật[ CITATIONGiá231 \l 1033 ]
Theo quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, hiện tượng tha hóa của conngười là một hiện tượng lịch sử đặc thù, chỉ diễn ra trong xã hội có phân chia giai cấp.Nguyên nhân gây nên hiện tượng tha hóa con người là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.Nhưng tha hóa con người được đẩy lên cao nhất trong xã hội tư bản chủ nghĩa Chế độ đó
đã tạo ra sự phân hóa xã hội về việc chiếm hữu tư nhân tư liệu sản xuất khiến đại đa sốngười lao động trở thành vô sản, một số ít trở thành tư sản, chiếm hữu toàn bộ các tư liệusản xuất của xã hội Vì vậy, những người vô sản buộc phải làm thuê cho các nhà tư sản, phải
để các nhà tư sản bóc lột mình và sự tha hóa lao động bắt đầu từ đó Lao động bị tha hóa lànội dung chính yếu, là nguyên nhân, là thực chất của sự tha hóa của con người
Con người có 2 biểu hiện của sự tha hóa:
Đầu tiên là tính chất trái ngược trong chức năng của con người Con người bị tha hóa
là con người bị đánh mất mình trong lao động, tức là trong hoạt động đặc trưng, bản chấtcủa con người Lao động là hoạt động sáng tạo của con người, là đặc trưng chỉ có ở conngười chứ không có ở con vật Lao động bị cưỡng bức, bị ép buộc bởi điều kiện xã hội Conngười lao động không phải để sáng tạo, không phải để phát triển các phẩm chất người màchỉ là để đảm bảo sự tồn tại của thể xác họ Điều đó có nghĩa rằng họ đang thực hiện chứcnăng của con vật Khi họ ăn uống, sinh con thì họ lại là con người vì họ được tự do
Biểu hiện thứ hai Trong hoạt động lao động, con người là chủ thể trong quan hệ với
tư liệu sản xuất Nhưng vì trong chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa thì người lao động phải phụthuộc vào các tư liệu sản xuất Tư liệu sản xuất là do con người tạo ra Như vậy, con người
bị lệ thuộc vào sản phẩm do chính mình tạo ra Mặt khác, để có tư liệu sinh hoạt, người laođộng buộc phải lao động cho các chủ tư bản, sản phẩm của họ làm ra trở nên xa lạ với chínhmình và được chủ sở hữu dùng để trói buộc họ, bắt họ lệ thuộc nhiều hơn vào chủ sở hữu vàvào các vật phẩm lao động Lao động bị tha hóa đã làm đảo lộn quan hệ xã hội của ngườilao động Quan hệ giữa người lao động với chủ sở hữu tư liệu sản xuất cũng bị đảo lộn.Đúng ra đó phải là quan hệ giữa người với người, nhưng trong thực tế nó lại được thực hiệnthông qua số vật phẩm do người lao động tạo ra và số tiền công mà người lao động được trả.Quan hệ giữa người và người đã bị thay thế bằng quan hệ giữa người và vật Đó là biểu hiệnthứ hai của sự tha hóa
Trang 30Sự tha hóa làm con người phát triển không toàn diện, không đầy đủ, và không thểphát huy được sức mạnh bản chất người Người lao động ngày càng bị bần cùng hóa, sựphân hóa xã hội ngày càng lớn Sản xuất, công nghiệp, khoa học và công nghệ càng pháttriển, lợi nhuận của các chủ sở hữu tư liệu sản xuất càng lớn, người lao động ngày càng bịmáy móc thay thế Quá trình lao động ngày càng trở thành quá trình thực hiện các thao tácgiản đơn do dây chuyền công nghệ, kỹ thuật quy định, người lao động càng bị đẩy ra khỏiquá trình sản xuất trực tiếp thì lao động càng bị tha hóa, người công nhân trở thành một bộphận của máy móc và ngày càng phụ thuộc vào nó, lao động càng trở nên “dã man” Trongbối cảnh của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, và toàn cầu hóa hiện nay, khía cạnhnày của sự tha hóa lao động ngày càng thể hiện tập trung và rõ nét khiến cho sự phân cựcgiàu - nghèo trong xã hội hiện đại ngày càng doãng rộng theo chiều tỷ lệ thuận với sự pháttriển của cách mạng khoa học và công nghệ và toàn cầu hóa
Tha hóa con người là thuộc tính vốn có của các nền sản xuất dựa trên chế độ tư hữu
tư liệu sản xuất, nhưng nó được đẩy lên ở mức cao nhất trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.Trong nền sản xuất đó, sự tha hóa của lao động còn được tạo nên bởi sự tha hóa trên cácphương diện khác của đời sống xã hội: Sự tha hóa của nền chính trị vì thiểu số ích kỷ, sự thahóa các tư tưởng của tầng lớp thống trị, sự tha hóa của các thiết chế xã hội khác Chính vìvậy, việc khắc phục sự tha hóa không chỉ gắn liền với việc xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủnghĩa mà còn gắn liền với việc khắc phục sự tha hóa trên các phương diện khác của đờisống xã hội Đó là một quá trình lâu dài, phức tạp để giải phóng con người, giải phóng laođộng
1.7 Khái niệm Kinh doanh có trách nhiệm
1.7.1 Khái niệm
Kinh doanh có trách nhiệm là hoạt động tạo ra giá trị cho khách hàng và tạo ra lợinhuận cho doanh nghiệp nhưng vẫn tuân thủ các quy định của pháp luật, đảm bảo quyền conngười, sự công bằng và quan tâm tới các tác động đến môi trường Trong trường hợp phápluật của các quốc gia chưa đảm bảo đủ cho các điều kiện này thì lúc đó các doanh nghiệpcần phải chủ động điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với các tiêu chuẩn của quốc
Trang 31Yếu tố con người: Doanh nghiệp tập trung vào nhân viên, nhà cung cấp và kháchhàng của mình Nhân viên cần nhận được mức lương xứng đáng, cần được cung cấp những
cơ hội đào tạo, bảo hiểm y tế và môi trường làm việc tốt Khi họ hài lòng, hạnh phúc, họ sẽlàm việc hiệu quả và đó là chìa khóa của một doanh nghiệp thành công Các nhà cung cấpđóng vai trò quan trọng vì họ là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, giúp đưa sảnphẩm tới nhiều người mua hơn và giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả về mục tiêu, tiếtkiệm chi phí hơn Khách hàng tạo ra nhu cầu cho các sản phẩm và xứng đáng được hưởngcác sản phẩm và dịch vụ an toàn, chất lượng và giá trị
Yếu tố hành tinh: Đề cập đến trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc hoạt độngtheo cách giảm thiểu tác hại đối với môi trường và hành tinh thông qua các hành động củamình Môi trường tự nhiên là một nguồn tài nguyên hữu hạn, phải được duy trì và sử dụng
có trách nhiệm Những hành động có tác động xấu tới môi trường dẫn đến tình trạng doanhnghiệp hoạt động kinh doanh kém hiệu quả
Yếu tố đạo đức: Là quy tắc mà một doanh nghiệp tuân thủ, bao gồm các điều luậtpháp lý và hành vi đạo đức Doanh nghiệp hoạt động minh bạch; nghĩa là làm đúng vàkhông có gì phải che giấu “Làm đúng để làm tốt” là kim chỉ nam của kinh doanh có tráchnhiệm
Yếu tố công bằng: Sự công bằng đòi hỏi một doanh nghiệp có trách nhiệm phải hànhđộng theo cách mang lại sức khỏe cho cộng đồng dân cư nơi doanh nghiệp hoạt động, cungcấp việc làm tại địa phương cho công dân, cung cấp các chương trình trợ giúp người nghèo,người có hoàn cảnh khó khăn, và xây dựng một cộng đồng bình đẳng Những hành độngnày phản ánh sự đóng góp vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống trong cộng đồng nơidoanh nghiệp hoạt động và hành động theo cách đảm bảo sự công bằng cho mọi người
Cần tránh nhầm lẫn giữa kinh doanh có trách nhiệm (Responsible business) và tráchnhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate social responsibility) Trách nhiệm xã hội củadoanh nghiệp là một dạng hoạt động có quy tắc được các doanh nghiệp tự đưa ra nhằm giúpdoanh nghiệp đóng góp cho các mục tiêu xã hội dưới vai trò là một doanh nghiệp nhân đạo,hoạt động vì cộng đồng bằng cách tham gia, hỗ trợ các hoạt động tình nguyện hoặc thựchiện những hoạt động mang tính đạo đức Ngoài ra, cần hiểu về đạo đức kinh doanh(Business ethics) và giá trị chia sẻ (Shared value)
1.7.2 Lợi ích
Đối với doanh nghiệp:
Kinh doanh có trách nhiệm sẽ giúp đảm bảo sự phát triển bền vững của doanhnghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và uy tíncủa doanh nghiệp
Trang 32Tạo nên niềm tin của nhà đầu tư – yếu tố quyết định góp phần tạo nên lợi nhuận cổphiếu
Ngoài ra, những doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm sẽ thu hút những nhân viên
có trình độ học vấn cao, giúp doanh nghiệp có nguồn lao động tốt
Đối với xã hội:
Đầu tiên, lợi ích của quốc gia hay ngân sách nhà nước sẽ được đảm bảo và góp phầntăng trưởng kinh tế[ CITATION Tiề \l 1033 ]
Tiếp theo, khi doanh nghiệp tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật trong nước
và quốc tế sẽ giúp đảm bảo trật tự an ninh xã hội Khi một xã hội ổn định, ta sẽ có điều kiệntốt để phát triển kinh tế[ CITATION Tiề \l 1033 ]
Cuối cùng, các doanh nghiệp có trách nhiệm có sức mạnh để xây dựng một xã hộigắn kết hơn, có thể đóng góp cho xã hội một hệ thống kinh tế bền vững
1.8 Các khái niệm liên quan đến Kinh doanh có trách nhiệm
Bước vào nền kinh tế ngày càng cạnh tranh phức tạp và gay gắt, sự phát triển bền vữngcủa doanh nghiệp đòi hỏi tính liên kết chặt chẽ giữa những giá trị cốt lõi, hay chính là tráchnhiệm của mỗi doanh nghiệp Chỉ có “cái tâm” mới tạo nên “cái tầm”, chính trách nhiệm sẽ
là kim chỉ nam để doanh nghiệp gặt hái được mục tiêu kinh doanh bền vững từ đó tác độngtích cực tới sự phát triển kinh tế chung của mỗi quốc gia Tuy nhiên, vấn đề kinh doanh cótrách nhiệm không chỉ đơn thuần dừng chân ở việc có trách nhiệm với xã hội như chúng tathường nhầm lẫn mà nó bao quát nhiều khía cạnh khác nhau đáng được chú ý Dưới đây làmột số khái niệm liên quan nổi bật
1.8.1 Đạo đức kinh doanh
1.8.1.1 Khái niệm
Mục đích xuyên suốt của kinh doanh là thu được nhiều lợi nhuận nhất có thể Hiểu đượcđiều đó, các nhà tư bản luôn trăn trở tìm hướng đi tạo ra nhiều giá trị thặng dư cho hànhtrình kinh doanh của mình.Nhưng dù dưới hình thức nào, bản chất của giá trị thặng dư vẫn
là kết quả của sự hao phí lao động trong sự thống nhất của quá trình tạo ra và làm tăng giátrị Vì thế,nhiều doanh nghiệp đã bất chấp những chuẩn mực đạo đức vốn có để bóc lột, gianlận, gây ra những vụ bê bối từ rõ ràng cho đến tinh vi để chuộc lợi Chính vì thế, cần phải cómột yếu tố làm nền tảng tạo nên sự tin cậy của đối tác, khách hàng và người tiêu dùng đốivới doanh nghiệp, đó chính là đạo đức doanh nghiệp
Đạo đức là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc,chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh,
đánh giá hành vi của con người đối với bản thân trong quan hệ với mọi người và xã hội.
Trang 33Không có quy định cụ thể nào được sử dụng để xác định các vấn đề liên quan đến đạođức Đây vốn dĩ là những chuẩn mực bất thành văn, nghĩa là, tùy thuộc vào nhu cầu, lợi íchcủa xã hội và thời điểm, giai đoạn lịch sử cụ thể, các chuẩn mực đạo đức được định hướngsao cho phù hợp với thực tế Các chuẩn mực đạo đức không mang tính chất bất biến màthường ở trong trạng thái động Chúng thường xuyên vận động, biến đổi và phát triển cùngvới sự phát triển của lịch sử xã hội loài người.
Đạo đức kinh doanh(BUSINESS ETHICS) bao gồm các nguyên tắc, giá trị và chuẩn
mực của tổ chức có thể bắt nguồn từ các cá nhân, tuyên bố của tổ chức hoặc từ hệ thống pháp luật, chủ yếu hướng dẫn hành vi của cá nhân và nhóm trong kinh doanh, nhằm điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh
Khác với vấn đề đạo đức thông thường, đạo đức kinh doanh hướng tới đối tượng cụthể,bao gồm các doanh nhân, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh Kháiniệm này cũng xoay quanh các vấn đề của doanh nghiệp như đóng thuế, kê khai tài chính,bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, v.v…
1.8.1.2 Vai trò của đạo đức kinh doanh
Lĩnh vực đạo đức kinh doanh tiếp tục thay đổi nhanh chóng khi nhiều công ty nhận ralợi ích của việc cải thiện hành vi đạo đức và mối liên hệ giữa đạo đức kinh doanh và hiệuquả tài chính
Thứ nhất, đạo đức góp phần vào sự tận tâm của nhân viên Dẫu biết, mặt tối của tư bản
trong việc tạo ra lợi nhuận là bóc lột sức lao động, song, sự bóc lột đó gắn liền với tương laidoanh nghiệp Nếu chỉ nghĩ đến việc tạo ra thật nhiều giá trị thặng dư thông qua bóc lột, đó
có thể trở thành con dao hai lưỡi khiến doanh nghiệp không thể tồn tại lâu dài và sụp đổ.Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều nhà tư bản chọn việc vắt kiệt sức lao động để làm giàu cho bảnthân mình Ngay cả một thành phố sầm uất và hoa lệ như Los Angeles của Mỹ vẫn tồn tạinhững mảng tối là các “sweatshop”(xưởng bóc lột lao động) hoạt động ngày đêm trong điềukiện tồi tàn và ngột ngạt, nơi công nhân gần như không được coi trọng và hưởng đầy đủquyền lợi Công ty càng có những chính sách chăm sóc tốt cho nhân viên thì hiệu suất làmviệc càng cao và không thể phủ nhận lòng trung thành và sự cống hiến của nhân viên cho tổchức sẽ ngày một đi lên Việc thúc đẩy văn hóa đạo đức nơi công sở bao gồm việc không cóhành vi lạm dụng, môi trường làm việc an toàn, mức lương thỏa đáng với trình độ và sựtuân thủ thực hiện tất cả các nghĩa vụ được đề ra trong hợp đồng với nhân viên Một cuộckhảo sát cho thấy khi nhân viên nhận thấy các giá trị như trung thực, tôn trọng, tin tưởngđược áp dụng thường xuyên tại nơi làm việc, họ sẽ thấy bớt áp lực hơn trong việc thỏa hiệpcác tiêu chuẩn đạo đức, ít hành vi sai trái hơn, hài lòng hơn với công việc và làm việc mộtcách tích cực, đồng thời muốn gắn bó lâu hơn gấp sáu lần
Trang 34Thứ hai, kinh doanh có đạo đức tạo nên niềm tin cho nhà đầu tư.Ứng xử có đạo đức dẫn
đến lòng trung thành của cổ đông và góp phần mở rộng mạng lưới liên kết cho doanhnghiệp Các nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến đạo đức-yếu tố tạo nên danh tiếng của cáccông ty mà họ đầu tư Họ cũng sẽ coi đạo đức là nền tảng để đánh giá hiệu quả, năng suất vàlợi nhuận của đối tác Không ai muốn hợp tác với một công ty dính bê bối dư luận tiêu cực,gian lận , vướng vào các vụ kiện và tiền phạt, điều đó có thể làm suy giảm giá cổ phiếu, mấtlòng tin của khách hàng và làm sụt giảm doanh thu, từ đó khiến các nhà đầu tư thoái vốn.Warren Buffett cùng công ty Berkshire Hathaway của ông nhận được sự tôn trọng đáng kể
từ các nhà đầu tư nhờ hồ sơ theo dõi lợi nhuận tài chính đầy trung thực của họ Khi nhữngngười tham gia đầu tư TIAA-CREF được hỏi liệu họ sẽ chọn một công ty dịch vụ tài chính
có đạo đức tốt hay lợi nhuận cao,thật ngạc nhiên, 92% số người được hỏi cho biết họ sẽchọn đạo đức trong khi chỉ có 5% chọn lợi nhuận cao hơn Các nhà đầu tư nhìn vào điểmmấu chốt để tìm kiếm lợi nhuận hoặc tiềm năng tăng giá cổ phiếu hay cổ tức, nhưng họcũng tìm kiếm bất kì sai sót nào tiềm ẩn trong hoạt động,hành vi báo cáo tài chính của công
ty Do đó, việc dành được sư tin tưởng và tín nhiệm của các nhà đầu tư là rất quan trọng đểduy trì sự ổn định tài chính của công ty
Thứ ba, đạo đức góp phần vào sự hài lòng của khách hàng Sự tin tưởng của khách
hàng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của một chiến lược kinh doanh thành công.Với khối lượng nhu cầu lớn và ngày càng đa dạng ngày nay, nhà kinh doanh cần nắm bắtkịp thời để đáp ứng khách hàng, song song với đó là tạo sự hài lòng và duy trì mối quan hệlâu dài với họ Một số doanh nghiệp bất chấp thủ đoạn để thu về nhiều lợi nhuận, sẵn sànglừa đảo, đưa sản phẩm kém chất lượng đến người dùng để giảm thiểu nguồn vốn phải bỏ ra
và trục lợi từ khách hàng Điều này có thể nhận thấy rõ qua hàng loạt các vụ án tham nhũngliên quan đến đấu thầu mua sắm vật tư, thiết bị y ngành y tế như vụ "thổi giá" kit test củaCông ty Việt Á, vụ CDC Hà Nội, vụ thiết bị y tế Bệnh viện Bạch mai.Làm kinh doanh,đương nhiên phải kiếm tiền Đó là trách nhiệm xã hội của những người làm kinh doanh,nhưng chỉ tập trung vào tiền thì không ổn Vẫn còn nhiều điều nên làm ngoài việc kiếmtiền.Nếu chỉ tập trung vào tiền, bộ máy quản lí của công ty sẽ mục rỗng, gây thiệt hại chongười khác, cho xã hội lâu dài Một doanh nghiệp thông minh sẽ tạo cơ hội cho phản hồicủa khách hàng để tìm cách cải thiện và phát triển Khi một tổ chức có môi trường đạo đứcvững mạnh, nó thường tập trung vào giá trị cốt lõi và đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu.Như thường thấy, một khách hàng khi hài lòng sẽ quay lại, nhưng khi không hài lòng sẽ nóivới người khác về sự không hài lòng của họ và không khuyến khích bạn bè, người quen của
họ giao dịch với thương hiệu đó
Trang 35Thứ tư, đạo đức kinh doanh đóng góp vào lợi nhuận Một công ty không thể nuôi dưỡng
và phát triển văn hóa đạo đức trừ khi đạt được hiệu quả tài chính phù hợp về mặt lợi nhuận.Các doanh nghiệp với nhiều nguồn lực- bất kể quy mô nhân viên -có phương tiện để thựchiện trách nhiệm xã hội trong khi phục vụ khách hàng, đánh giá cao nhân viên và tạo dựngniềm tin với công chúng Ứng xử có đạo đức đối với khách hàng sẽ xây dựng vị thế cạnhtranh mạnh mẽ, được chứng minh là có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh và đổimới sản phẩm Ví dụ điển hình về Zappos-công ty đề cao phúc lợi của nhân viên và chophép họ tự do cung cấp dịch vụ phục vụ chất lượng cao dành cho khách hàng như việc tự dodành nhiều thời gian nhất có thể để trả lời các mối quan tâm của khách hàng Điều đó cũnggóp phần đưa doanh nghiệp trên đến thành công rộng rãi, dẫn đến việc mua lại Amazon.comvới một thỏa thuận trị giá 1.2 tỷ đô la Nhiều bằng chứng cho thấy đạo đức được đền đápbằng hiệu suất tốt hơn Như đã chỉ ra trước đó, các công ty được đánh giá có mức độ trungthực và liêm chính cao có tổng lợi nhuận trung bình cho các cổ đông cao hơn nhiều so vớicác công ty được đánh giá có mức độ trung thực và liêm chính thấp Những kết quả nàycung cấp bằng chứng mạnh mẽ cho thấy mối quan tâm của các công ty đối với đạo đức đangtrở thành một phần của chiến lược nhằm đạt được kết quả lợi nhuận cao hơn
1.8.2 Trách nhiệm xã hội (CSR)
Các thuật ngữ đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội thường bị nhầm lẫn với nhau,
nhưng mỗi khái niệm lại mang ý nghĩa riêng biệt Ta đã định nghĩa trách nhiệm xã hội(
CORPORATE SOCIAL RESPONSIBILITY-CSR) là nghĩa vụ của một tổ chức nhằm
tối đa hóa tác động tích cực của mình đối với các bên liên quan trên tinh thần tự nguyện, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của nó Ví dụ Google thực hiện sứ mệnh trở thành
công ty không carbon bằng cách đầu tư vào năng lượng thay thế, mua bù đắp carbon và xâydựng các trung tâm dữ liệu tiết kiệm năng lượng hơn Trách nhiệm xã hội có thể được xemnhư một hợp đồng với xã hội, trong khi đạo đức kinh doanh liên quan đến các quy tắc đượcsuy nghĩ cẩn thận hoặc kinh nghiệm ứng xử trong kinh doanh hướng dẫn việc ra quyết định
1.8.2.1 Các cấp độ trách nhiệm xã hội
Việc áp dụng các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cho phép một công
ty nhận được sự tôn trọng từ khách hàng, nổi bật so với đối thủ cạnh tranh và cải thiện mốiquan hệ với các bên liên quan Có bốn cấp độ trách nhiệm xã hội khác nhau, gồm: kinh tế,pháp lý, đạo đức và nhân đạo Có thể sắp xếp các cấp bậc trên theo thứ tự kim tự thápCarroll dưới đây
Trang 36Ở cấp độ cơ bản nhất, các công ty có trách nhiệm phải sinh lời ở mức có thể chấp nhậnđược để đáp ứng các mục tiêu của cổ đông và tạo ra giá trị, tức là phải tạo ra giá trị thặng dưnhất định Có vẻ điều này không mấy được nhắc đến khi nói về trách nhiệm xã hội của mộtdoanh nghiệp, bởi chúng ta hay coi đó là vấn đề về tài chính của mỗi công ty Tuy nhiên, nóchính là điểm mấu chốt để các công ty có thể thực hiện CSR của mình Trước hết, việc kinhdoanh cần đáp ứng nhu cầu của xã hội và tạo ra nguồn cung phù hợp ở mức giá hợp lí Khi
ấy, hoạt động kinh doanh mới sinh lời và đem lại lợi nhuận Chỉ khi có lợi nhuận, các doanhnghiệp mới có thể duy trì hoạt động, trả lương cho nhân viên và tiến tới việc đem tới lợi íchcho xã hội.Tất nhiên, các doanh nghiệp cũng phải tuân thủ tất cả các luật và quy định có liênquan Ví dụ: Unam Châu Âu đã thiết lập luật về quyền riêng tư trực tuyến vượt xa những gìcác quốc gia khác yêu cầu Theo luật, các cá nhân sẽ có thể xóa dữ liệu cá nhân đã tải lênnếu không có cơ sở hợp pháp để giữ lại dữ liệu đó Luật cũng giải quyết các cookie, các tệpInternet phổ biến mà các trang web sử dụng để ghi nhớ dữ liệu về người dùng mà các công
ty khác thu thập để theo dõi hành vi trực tuyến của người dùng Điều này có nghĩa là nếumột công ty Hoa Kỳ như Google muốn kinh doanh ở EU thì họ phải tuân thủ luật pháp hoặcphải trả tới 1,4 triệu đô la cho mỗi lần vi phạm"
Cấp độ thứ hai của kim tự tháp là nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp Đây là tráchnhiệm quan trọng nhất trong bốn cấp độ vì nó sẽ cho thấy cách các công ty tiến hành kinhdoanh trên thị trường, cho thấy liệu họ có thực sự tuân thủ pháp luật hay không Đây là khíacạnh bắt buộc thực hiện đầy đủ vì có liên quan đến luật pháp, việc không chịu trách nhiệmpháp lí sẽ khiến doanh nghiệp gánh chịu hậu quả nặng nề, thậm chí phải chịu trách nhiệm
Trang 37dân sự hay hình sự Những điều luật này góp phần điều tiết cạnh tranh giữa các chủ thểtham gia kinh doanh, bảo vệ quyền lợi của nhân viên, khách hàng, giảm thiểu tác động tiêucực tới môi trường Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh: (1) Điều tiết cạnhtranh; (2) Bảo vệ người tiêu ung; (3) Bảo vệ môi trường;(4) An toàn và bình đẳng;(5)Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái[ CITATION Mộc \l 1033 ] Nhữngđiều luật cũng được bổ sung theo thời gian, đòi hỏi các doanh nghiệp phải kịp thời nắm bắt.Cấp độ thứ ba là những chuẩn mực xã hội mà doanh nghiệp nên làm Khác với cấp độtrên, vấn đề đạo đức không mang tính bắt buộc, khía cạnh này liên quan tới những gì cáccông ty quyết định là đúng, công bằng vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nóchỉ những hành vi và hoạt động mà các thành viên của tổ chức, cộng đồng và xã hội mongđợi từ phía các doanh nghiệp Điều này luôn được đề cập thông qua nguyên tắc hoạt động
và sứ mệnh riêng của mỗi công ty, trở thành ngọn hải đăng soi đường chỉ lối cho địnhhướng của từng doanh nghiệp
Trên đỉnh kim tự tháp là hoạt động từ thiện Mặc dù đây là mức CSR cao nhất, không
hề bắt buộc nhưng lại đóng góp cho xã hội và đem lại phản hồi tích cực về hoạt động kinhdoanh Hoạt động này mang tính tự nguyện, được thực hiện bởi mong muốn của doanhnghiệp Các hoạt động đó có thể bao gồm việc tặng quà của công ty, đóng góp sản phẩm,dịch vụ, tình nguyện của nhân viên, phát triển cộng đồng và bất kỳ hình thức sử dụng tựnguyện nào khác của tổ chức với cộng đồng hoặc các bên liên quan Đây là một cách thiếtthực để công ty chứng tỏ rằng mình là một doanh nghiệp tốt Cho đi cũng là một cách đểnhận lại
Thuật ngữ tư cách công dân doanh nghiệp thường được sử dụng để diễn đạt mức độ màcác doanh nghiệp đáp ứng một cách chiến lược các trách nhiệm kinh tế ở các cấp độ pháp
lý, đạo đức và từ thiện mà các bên liên quan khác nhau đặt ra cho họ Tư cách công tydoanh nghiệp có bốn khía cạnh liên quan đến nhau: hiệu quả kinh tế bền vững mạnh mẽ,tuân thủ nghiêm ngặt, hành động có đạo đức ngoài những gì luật pháp yêu cầu, và nhữngđóng góp tự nguyện nhằm nâng cao danh tiếng và cam kết của các bên liên quan của tổchức Danh tiếng là một trong những tài sản vô hình lớn nhất với giá trị hữu hình của một tổchức Giá trị của một danh tiếng tích cực rất khó định lượng, nhưng nó rất quan trọng Một
sự cố tiêu cực đơn lẻ có thể ảnh hưởng đến nhận thức về hình ảnh và danh tiếng của mộtcông ty ngay lập tức và trong nhiều năm sau đó Uy tín, hình ảnh, thương hiệu của doanhnghiệp quan trọng hơn bao giờ hết và là một trong những khía cạnh quan trọng nhất củaviệc duy trì mối quan hệ với các đối tượng bao gồm nhà đầu tư, khách hàng, nhân viên, giớitruyền thông và cơ quan quản lý Mặc dù một tổ chức không kiểm soát danh tiếng của mìnhtheo nghĩa trực tiếp, nhưng hành động, lựa chọn, hành vi và hậu quả của tổ chức ảnh hưởngđến nhận thức của các bên liên quan về tổ chức Chẳng hạn, nhân viên có khả năng nhận
Trang 38thấy các sáng kiến về trách nhiệm xã hội của công ty họ là xác thực nếu chương trình phùhợp với danh tính thực sự của công ty và nếu họ đóng vai trò lãnh đạo trong các sáng kiến này Những nhân viên cảm thấy các chương trình trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của công
ty họ là xác thực có nhiều khả năng xác định và kết nối với tổ chức hơn."
1.8.2.2 Các vấn đề của trách nhiệm xã hội
Trách nhiệm xã hội dựa trên định hướng của các bên liên quan Thực tế về sự nóng lêntoàn cầu, béo phì, bảo vệ người tiêu dùng và các vấn đề khác đang khiến các công ty phảixem xét định hướng rộng hơn, toàn diện hơn cho các bên liên quan Nói cách khác, một cáinhìn rộng hơn về trách nhiệm xã hội nhìn xa hơn những lợi ích thực dụng và tập trung vàocông ty và xem xét lợi ích lâu dài của xã hội Mỗi bên liên quan đều được xem xét thíchđáng, tránh xa việc tập trung hạn hẹp vào tối đa hóa lợi nhuận.Các vấn đề thường liên quanđến trách nhiệm xã hội có thể được tách thành bốn loại chung: các vấn đề xã hội, bảo vệngười tiêu dùng, tính bền vững và quản trị doanh nghiệp
Các vấn đề xã hội gắn liền với lợi ích chung Nói cách khác, giải quyết vấn đề xã hộigiải quyết các mối quan tâm ảnh hưởng đến các bộ phận lớn trong xã hội và phúc lợi củatoàn xã hội Về mặt trách nhiệm xã hội, các nhà quản lý giải quyết các vấn đề xã hội bằngcách kiểm tra các nhóm khác nhau mà họ có nghĩa vụ Các vấn đề xã hội có thể bao gồmcác sự kiện như mất việc làm do thiếu nguyên liệu, phá thai, quyền sử dụng súng và nghèođói Mặc dù những vấn đề này có thể liên quan gián tiếp đến kinh doanh, nhưng cần phảisuy nghĩ về chúng trong việc phát triển các chiến lược trong một số trường hợp Các vấn đềliên quan trực tiếp đến kinh doanh bao gồm béo phì , hút thuốc và bóc lột các nhóm dân số
dễ bị tổn thương hoặc nghèo khó, cũng như một số vấn đề khác Ví dụ, các nhà tiếp thị đangngày càng nhắm mục tiêu quảng cáo thực phẩm tới trẻ em thông qua các trang web trênInternet Một nghiên cứu cho thấy khoảng 85% thương hiệu thực phẩm có trang web có nộidung nhắm mục tiêu đến trẻ em." Với tốc độ béo phì tăng vọt ở trẻ em như hiện nay, nhữngngười tiếp thị phải cẩn trọng và quan tâm nhiều hơn về vấn đề này Ngoài ra còn một số vấn
đề kinh tế có ảnh hưởng đến xã hội như chống độc quyền, phúc lợi của nhân viên, giao dịchnội gián và các vấn đề khác làm giảm sự cạnh tranh và lựa chọn của người tiêu dùng
Một vấn đề xã hội lớn khác đang nổi lên liên quan đến việc theo dõi Internet và quyềnriêng tư cho các mục đích tiếp thị Nhiều người tiêu dùng bị sốc khi nhận ra các nhà tiếp thịđang sử dụng cookie và các cơ chế khác để theo dõi hoạt động trực tuyến của họ Quyềnriêng tư trên Internet có thể sớm trở thành một vấn đề bảo vệ người tiêu dùng vì chính phủđang xem xét thông qua luật hạn chế các loại công ty theo dõi có thể thực hiện qua Internet
mà không cần sự cho phép của người dùng Mặt khác, các công ty phát triển tín hiệu trên
Trang 39trang web của họ để đảm bảo với người tiêu dùng rằng thông tin của họ sẽ được giữ kín cónhiều khả năng tạo được lòng tin với người tiêu dùng, điều này có thể giúp xây dựng cácmối quan hệ trực tuyến cùng có lợi.
Vấn đề chính thứ hai là bảo vệ người tiêu dùng, khỏi các hành vi kinh doanh khôngcông bằng và lừa đảo Các vấn đề liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng thường có tác độngngay lập tức đến người tiêu dùng sau khi mua hàng Các lĩnh vực quan tâm chính bao gồmquảng cáo, tiết lộ thông tin, thực tiễn tài chính và an toàn sản phẩm Bởi vì người tiêu dùng
ít hiểu biết về một số sản phẩm hoặc thực tiễn kinh doanh, các công ty có trách nhiệm thựchiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn người tiêu dùng bị tổn hại bởi các sản phẩmcủa họ Ví dụ, các doanh nghiệp tiếp thị sản phẩm có khả năng gây hại có trách nhiệm dánnhãn cảnh báo lên sản phẩm của mình Quảng cáo lừa đảo đã là một chủ đề nóng trong lĩnhvực bảo vệ người tiêu dùng Chẳng hạn, tiếp thị bí mật xảy ra khi các công ty sử dụng cáccông cụ quảng cáo để khiến người tiêu dùng tin rằng quảng cáo đến từ một bên thứ ba độclập chứ không phải từ công ty, chẳng hạn như việc thuê người nổi tiếng PR cho sản phẩmcủa họ Tuy nhiên, cũng như nhiều vấn đề về đạo đức kinh doanh, một số hoạt động quảngcáo vượt qua ranh giới giữa hành vi đạo đức và hành vi đáng ngờ
Vấn đề lớn thứ ba là tính bền vững Chúng tôi định nghĩa tính bền vững là tiềm năngmang lại sự thịnh vượng lâu dài cho môi trường tự nhiên, bao gồm tất cả các thực thể sinhhọc, cũng như sự tương tác cùng có lợi giữa thiên nhiên và các cá nhân, tổ chức và chiếnlược kinh doanh Với những thách thức lớn về môi trường như sự nóng lên toàn cầu và việcthông qua luật môi trường mới, các doanh nghiệp không thể bỏ qua giải pháp này, chẳnghạn như ngành dầu khí, đang đầu tư vào các hoạt động bền vững như năng lượng thay thế
Quản trị công ty là vấn đề lớn thứ tư của trách nhiệm xã hội của công ty Quản trị doanhnghiệp liên quan đến việc phát triển các hệ thống chính thức về trách nhiệm giải trình, giámsát và kiểm soát Cơ chế quản trị doanh nghiệp mạnh mẽ loại bỏ cơ hội cho nhân viên đưa racác quyết định phi đạo đức Nghiên cứu đã chỉ ra rằng quản trị doanh nghiệp có mối quan hệtích cực với trách nhiệm xã hội Chẳng hạn, một nghiên cứu cho thấy mối tương quan tíchcực với quản trị doanh nghiệp và cam kết trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Ngoài ra,các công ty có cơ chế quản trị công ty mạnh giúp họ công khai các sáng kiến về trách nhiệm
xã hội của mình có thể thiết lập tính hợp pháp và lòng tin giữa các bên liên quan
1.8.3 Tạo ra giá trị chung (Creating shared value-CSV)
Giá trị chung trong tiếng Anh là Shared Values là các giá trị của tổ chức, thường do
lãnh đạo đặt ra và phát triển, sau đó được các thành viên khác trong tổ chức chấp nhận.
Trang 40Các giá trị này được chia sẻ và chấp hành bởi tất cả các thành viên khi hành động thay mặt cho tổ chức[ CITATION vie \l 1033 ]
Để hiểu rõ hơn khái niệm này, ta có thể xem xét ví dụ sau Giả sử một công ty mỹ phẩmđặt ra sứ mệnh cho công ty là ủng hộ một số giá trị nhất định, bao gồm dịch vụ khách hàngtốt, đối xử công bằng với nhân viên, trung thực với khách hàng và thống nhất không thửnghiệm trên động vật Tất cả phải có sự đồng ý của mọi thành viên trong công ty và tuântheo nghiêm ngặt đối với các hoạt động liên quan đến công việc Các giá trị được sử dụngxuyên suốt hoạt động kinh doanh Việc này được thể hiện thông qua việc công ty phải cóchế độ lương xứng đáng với công sức nhân viên bỏ ra Đồng thời để cho nhãn hàng có chỗđứng vững chắc trên thương trường thì chủ nhãn hàng phải thực hiện các hoạt động để tạodựng mối quan hệ tích cực với khách hàng Bên cạnh đó, công ty cần kí các cam kết rõ ràng
về việc không thí nghiệm trên động vật để khách hàng có thể tin tưởng vào chất lượng vàtính nhân đạo trong quá trình tạo ra sản phẩm Khi làm được điều trên chính là lúc doanhnghiệp tạo được giá trị chung
Các cấp độ của việc tạo ra giá trị chung
Một là,đáp ứng nhu cầu xã hội thông qua các sản phẩm, tiếp cận những khách hàng
chưa được phục vụ hoặc chưa được phục vụ tốt;
Hai là,tái định nghĩa “hiệu suất” trong chuỗi giá trị bằng cách sử dụng các nguồn lực,
nhà cung cấp, logistics và nhân viên một cách hiệu quả hơn;
Ba là, cải thiện môi trường kinh doanh địa phương bằng cách cải thiện kỹ năng, nền
tảng cung ứng, môi trường pháp lý và hỗ trợ các tổ chức trong cộng đồng mà doanh nghiệphoạt động[ CITATION vie \l 1033 ]
Ví dụ một doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp tư vấn cho nông dân về phươngthức trồng trọt, giúp họ có được giống, phân bón, thuốc trừ sâu, và trả giá cao hơn giá nếusản phẩm tốt hơn Năng suất và chất lượng cải thiện giúp thu nhập nông dân tăng, ảnhhưởng xấu tới môi trường giảm, nguồn hàng cho doanh nghiệp ổn định và chất lượng sảnphẩm cải thiện Như vậy, “giá trị chung” được tạo ra
Giá trị được chia sẻ có thể được tạo ra trong nhiều vai trò và hoạt động kinh doanh khácnhau, từ quản lý chuỗi cung ứng và nghiên cứu và phát triển đến tham gia thị trường và bánhàng Do đó, đây là một chiến lược tổng thể, nằm trong tất cả hoạt động quản lý và cần phảiđánh giá lại vai trò và vị trí của nhân viên Việc đo lường giá trị được chia sẻ được tiến hànhtheo các tiêu chuẩn kinh doanh và xã hội có liên quan đến doanh nghiệp và các bên thamgia