Trình bày trách nhiệm nhà nước nói chung, các cơ quan chính quyền địaphương nói riêng nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, các điều kiện cần thiết để các cá nhân, tổ chức thực hiện pháp luật
Trang 2ĐỀ BÀI (CHỦ ĐỀ 2)Câu 1.
1.1 Trình bày trách nhiệm nhà nước nói chung, các cơ quan chính quyền địaphương nói riêng nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, các điều kiện cần thiết để các
cá nhân, tổ chức thực hiện pháp luật, liên hệ thực tiễn nước ta hiện nay
1.2 Trách nhiệm người đứng đầu, trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giải trìnhtrong hoạt động của các cơ quan nhà nước, liên hệ vào lĩnh vực phòng chống dịchCOVID – 19 và thực hiện các mục tiêu kép phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội hiệnnay ở Việt Nam
Câu 2
Trình bày vấn đề nguồn pháp luật:
2.1 Khái niệm, các loại nguồn pháp luật
2.2 Tại sao cần áp dụng đa dạng các loại nguồn pháp luật, ưu điểm, hạn chế củamỗi loại nguồn pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp nói riêng và trongviệc giải quyết các vụ việc, vấn đề xã hội – pháp lý, bảo vệ, bảo đảm các quyền,lợi ích của con người nói chung
MỤC LỤC
1.1 Trách nhiệm nhà nước, cơ quan chính quyền địa phương nhằm đảm bảohiệu lực, hiệu quả các điều kiện cần thiết để các cá nhân, tổ chức thực hiệnpháp luật - liên hệ thực tiễn nước ta hiện nay 1
1.1.2 Trách nhiệm Nhà nước và cơ quan chính quyền địa phương 11.1.2.1 Trách nhiệm trong xây dựng pháp luật 21.1.2.2 Trách nhiệm trong tổ chức thực hiện pháp luật 2
1.2 Trách nhiệm người đứng đầu, cá nhân và trách nhiệm giải trình tronghoạt động của cơ quan Nhà nước - liên hệ lĩnh vực phòng chống dịch
Trang 3Covid-19 và thực hiện mục tiêu kép phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội hiện
1.2.1 Trách nhiệm người đứng đầu và trách nhiệm giải trình trong hoạt động
1.2.2 Liên hệ Việt Nam trong phòng chống dịch Covid-19 và thực hiện mục
2.1 Khái niệm, các loại nguồn pháp luật 102.1.1 Khái niệm nguồn pháp luật 102.1.1.1 Quan điểm trên thế giới 102.1.1.2 Quan điểm tại Việt Nam 11
Trang 4Câu 1.
1.1 Trách nhiệm nhà nước, cơ quan chính quyền địa phương nhằm đảm bảohiệu lực, hiệu quả các điều kiện cần thiết để các cá nhân, tổ chức thực hiệnpháp luật - liên hệ thực tiễn nước ta hiện nay
1.1.1 Thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật hành vi của chủ thể được tiến hành phù hợp với quyđịnh, với yêu cầu của pháp luật Đó có thể là một hành vi mang tính chủ động hoặcthụ động
Thực hiện pháp luật là nghĩa vụ pháp lý và đạo đức của mỗi công dân trongnhà nước pháp quyền dân chủ
1.1.2 Trách nhiệm Nhà nước và cơ quan chính quyền địa phương
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sử chung do Nhà nước đặt ra, ban hành,thừa nhận và mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện Quyđịnh pháp luật không thể tự động thực hiện hay hay đơn thuần dựa vào sự áp chế
từ các chế tài pháp luật Chính vì vậy, là tổ chức thực hiện quyền lực công, Nhànước và các cơ quan chính quyền địa phương hay các cơ quan, cá nhân công quyềnđều có trách nhiệm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện pháp luật thôngqua các điều kiện cần thiết của công dân
Việc thực hiện pháp luật của mỗi các nhân, tổ chức là trách nhiệm, nhưngđồng thời nó phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó
có một phần lớn đến từ hoạt động của Nhà nước và chính quyền địa phương Đốivới một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, việc đảm bảo phápluật được thực hiện là một trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm chính trị và pháp lýđối với toàn bộ bộ máy Nhà nước và các cơ quan chính quyền địa phương Điềunày là vấn đề mang tính nguyên tắc và là một trong những đặc điểm và tiêu chínhận diện nhà nước pháp quyền, nhận diện tính hiện thực của các quyền và lợi íchcon người
Trang 5Trách nhiệm của Nhà nước và cơ quan chính quyền địa phương trong việcđảm bảo thực hiện pháp luật của các cá nhân, tổ chức được thể hiện qua các lĩnhvực hoạt động: (1) xây dựng chính sách, pháp luật; (2) tổ chức thực hiện pháp luậtthông qua các hoạt động áp dụng pháp luật, kiểm tra, giám sát, quản lý quá trình vàphát triển hệ thống pháp luật quốc gia.
1.1.2.1 Trách nhiệm trong xây dựng pháp luật
Việc xây dựng vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để thực hiện pháp luật Nó cóảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả thực hiện pháp luật của các cánhân, tổ chức Trong vấn đề này, trách nhiệm của Nhà nước là đảm bảo tính minhbạch, công khai, tính dân chủ, tính thống nhất, hài hòa, nhất quán và cân bằng cáclợi ích Cùng với việc các chế tài cần đủ sức răn đe, tính chất hợp lý và khả thicũng cần được đảm bảo Theo đó, văn bản pháp luật vần thể hiện rõ đối tượng cótrách nhiệm thực hiện; cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện, cơ quan áp dụngchế tài, cơ quan giải quyết tranh chấp, cơ quan giám sát và đánh giá, cơ quan banhành văn bản dưới luật, cơ quan duy trì trật tự văn bản Ngoài ra, yếu tố cân bằng
và hài hòa lợi ích là một yếu tố cơ bản Nó tác động đến ý thức và hành động củachủ thể thực hiện pháp luật, dẫn dắt họ thực hiện pháp luật một cách tối ưu nhất.Trách nhiệm khác của Nhà nước trong việc xây dựng pháp luật là phải khiếncho hệ thống pháp luật trở nên đơn giản, gọn nhẹ và khắc phục được những sựrườm rà, phức tạp, khó hiểu, khó tiếp cận, khó áp dụng và kiểm soát của hệ thốngpháp luật
1.1.2.2 Trách nhiệm trong tổ chức thực hiện pháp luật
Thứ nhất, Nhà nước và chính quyền địa phương có nghĩa vụ tổ chức phổbiến và giáo dục pháp luật phù hợp với nhóm đối tượng xã hội trong các lĩnh vựcquan hệ xã hội Việc phổ cập các quy phạm pháp luật tạo nên sự hiểu biết và tôntrọng pháp luật của mỗi cá nhân, tổ chức, là cơ sở hình thành nên ý thức và lốisống, hoạt động tuân theo pháp luật Luật pháp muốn hiệu quả thì ngoài sức mạnh
2
Trang 6cưỡng chế, cần có cả sức mạnh tinh thần, tư tưởng, được mọi công dân nhận thức,đồng thời phải tạo dựng niềm tin và tôn trọng pháp luật.
Thứ hai, Nhà nước và chính quyền địa phương đảm bảo tôn trọng các quyềncủa con người, công dân, công bằng và bình đẳng, nhất quán và nghiêm minh.Điều này phụ thuộc lớn vào ý thức đạo đức, kỉ luật và văn hóa pháp luật của cáccán bộ, công chức
Thứ ba, trách nhiệm tạo dựng môi trường xã hội, môi trường pháp lý nhằmkhuyến khích những hành vi hợp pháp, đấu tranh chống tiêu cực, coi thường và bấtchấp pháp luật Tính ổn định, phù hợp, công khai, minh bạch của pháp luật là mộttrong những yếu tố cơ bản đảm bảo trách nhiệm này Đồng thời việc tạo dư luận xãhội cũng là một yếu tố tích cực tạo điều kiện cho những hành vi hợp đạo đức, hợppháp và lên án những hành vi vi phạm, trái với đạo đức, pháp luật
1.1.3 Liên hệ Việt Nam
Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, có tráchnhiệm quản lý xã hội bằng pháp luật, trên tinh thần thượng tôn pháp luật Cùng vớitrách nhiệm tổ chức thực hiện, đảm bảo thực hiện có hiệu quả, hiệu lực pháp luật,Nhà nước và bản thân các cơ quan chính quyền địa phương cũng phải tuyệt đốituân thủ quy định pháp luật Để có thể thực hiện tốt trách nhiệm này, Nhà nước và
cơ quan chính quyền địa phương nước ta cần đảm bảo các điều kiện:
(1) Đảm bảo tính công khai, minh bạch Thực tế cho thấy nhiều trường hợpthiếu thông tin và hiểu biết về pháp luật đã tạo ra những cản trở nhất định đối vớiviệc thực hiện pháp luật của các cá nhân, tổ chức Theo kết quả của Viện nghiêncứu quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) năm 2007, việc thiếu hiểu biết về LuậtDoanh nghiệp khiến cho việc thực hiện luật gặp nhiều hạn chế Sau 8 năm áp dụngLuật Doanh nghiệp, vẫn có hơn 73% cơ quan quản lý Nhà nước, các chuyên giakinh tế cho rằng cần tiếp tục tuyên truyền về luật do vẫn có nhiều doanh nghiệpchưa hiểu rõ và làm đúng quy định của luật
Trang 7(2) Đảm bảo tính độc lập của cơ quan tư pháp Sự độc lập này là điều kiệncho các cá nhân, tổ chức tiếp cận với công lý Các hành vi lạm quyền, vi phạmquyền có thể bị khởi kiện theo thủ tục độc lập, rõ ràng Ở phía Tòa án, ta có thểhọc tập những quốc gia khác trên thế giới trong việc đề cao thẩm quyền tài phán,hoạt động độc lập của Tòa án, Tòa án có quyền từ chối không áp dụng những vănbản dưới luật mà có mâu thuẫn với văn bản pháp luật Chằng hạn, một đạo luậtđược Quốc hội ban hành ghi nhận cho công dân quyền đầu tư vào một lĩnh vực nào
đó nhất định, cơ quan tổ chức thực hiện từ chối thực hiện do chưa có đầy đủ cácvăn bản hướng dẫn thực hiện của cơ quan hành pháp, có thể bị khởi kiện lên Tòaán
(3) Hệ thống hóa, rõ ràng các văn bản quy phạm pháp luật Hiện nay, tìnhtrạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định, văn bản pháp luật, quá nhiềuhướng dẫn thi hành văn bản pháp luật bất cập, việc chậm trễ trong ban hành hướngdẫn thi hành hoặc thói quen chờ đợi văn bản hướng dẫn của cơ quan thực hiện…gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện pháp luật của các cá nhân, tổchức Điều này dẫn đến sự coi thường và mất niềm tin vào quy định pháp luậttrong người dân, là nguyên nhân của những vi phạm pháp luật ngoài vòng xử lý.Nhằm giải quyết vấn đề này, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008
đã được ban hành với mục tiêu đánh giá tác động của dự thảo văn bản Tuy nhiên,việc thực hiện Luật này vẫn chưa đem lại những kết quả, hiệu quả như mong muốnkhi đề ra
(4) Đảm bảo hiệu quả hoạt động của cơ quan tổ chức thực hiện Điều nàythể hiện trong hành vi của các công chức, viên chức trực tiếp chịu trách nhiệmthực hiện nhiệm vụ trong cơ quan tổ chức thực hiện Trong luật của nước ta hiệnnay quy định “Bộ Tài chính quy định việc thực hiện…” và coi Bộ Tài chính nhưmột chủ thể riêng biệt Trong nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc coi một tổ chức
là chủ thể riêng lẻ không đem lại hiệu quả phù hợp bởi hành vi chung của tổ chứcđược thể hiện qua hành vi của các thành viên Hành vi của các thành viên là côngchức, viên chức được xác định qua các yếu tố gồm: quy trình làm việc, năng lực
4
Trang 8làm việc và lợi ích Nhà nước và chính quyền địa phương cần quan tâm và cónhững quy định rõ ràng hơn trong việc điều chỉnh hành vi của các thành viên các
cơ quan tổ chức thực thi pháp luật
1.2 Trách nhiệm người đứng đầu, cá nhân và trách nhiệm giải trình tronghoạt động của cơ quan Nhà nước - liên hệ lĩnh vực phòng chống dịchCovid-19 và thực hiện mục tiêu kép phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội hiệnnay tại Việt Nam
1.2.1 Trách nhiệm người đứng đầu và trách nhiệm giải trình trong hoạtđộng của cơ quan Nhà nước
Khái niệm về cá nhân người đứng đầu hiện chưa được định nghĩa cụ thể, tuynhiên thông qua các văn kiện của Đảng và Nhà nước, có thể hiểu người đứng đầu
cơ quan, đơn vị là người có địa vị pháp lý cao nhất trong mỗi cơ quan, tổ chức của
hệ thống chính trị Họ thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành hoạt động của
cơ quan, tổ chức này, đồng thời có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cao nhấtđối các hoạt động do mình quản lý và lãnh đạo Về trách nhiệm của người đứngđầu, từ góc độ quản lý nhà nước, đó là những việc mà người đứng đầu cơ quanNhà nước nên làm, phải làm, được làm với kết quả tốt, nếu kết quả không tốtngười đứng đầu sẽ phải gánh chịu phần hậu quả tương xứng với tính chất, mức độ
sự việc trước pháp luật hoặc cơ quan, cá nhân có thẩm quyền cao hơn Theo đó,trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan Nhà nước là chỉ đạo tổ chức thực hiệnnhiệm vụ của cơ quan, tổ chức theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thờigian và chất được giao; thực hiện đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn thi hành công vụ;thực hiện tổ chức thực hiện phòng chống quan liêu, tham nhũng; quyết kiến nghị,khiếu nại, tố cáo theo quy định
Trách nhiệm giải trình cũng là một trong những trách nhiệm của cá nhânngười đứng đầu cơ quan Nhà nước Trách nhiệm giải trình được hiểu trên hai bìnhdiện gồm: (1) trách nhiệm giải trình của Nhà nước nói chung; (2) trách nhiệm giảitrình của cán bộ công, công chức có thẩm quyền thực thi công vụ Theo GS TSKHĐào Trí Úc, “trách nhiệm giải trình được hiểu là nghĩa vụ báo cáo và chịu trách
Trang 9nhiệm về công việc, hoạt động của chủ thể quyền lực cho ai đó, cơ quan nào đó”.Tại đây, chúng ta chủ yếu nói đến trách nhiệm giải trình của cá nhân người đứngđầu cơ quan Nhà nước.
Trong thời kỳ hội nhập kỷ nguyên số và thế giới phẳng, mọi hành vi của các
cá nhân cán bộ đứng đầu đều được kiểm tra, giám sát, kiểm tra bởi Đảng, Nhànước và toàn thể nhân dân cũng như các chủ thể phi nhà nước khác Điều này đòihỏi người đứng đầu không chỉ nhận thức rõ ràng, đầy đủ vai trò, quyền hạn, tráchnhiệm của bản thân mà còn phải thực hiện nghĩa vụ giải trình minh bạch mọi hoạtđộng thuộc thẩm quyền Theo đó, trách nhiệm giải trình được thực hiện theo bahướng cơ bản gồm:
(1) Giải trình với cấp trên
Thực hiện trách nhiệm giải trình với cấp trên, những cá nhân, tổ chức cóthẩm quyền cao hơn, là cách giúp người đứng đầu thể hiện năng lực, khả năng vàbản lĩnh trong điều hành, quản lý đơn vị, tổ chức, cơ quan Cá nhân người đứngđầu cơ quan Nhà nước phải dựa vào các quy định pháp luật, tuân thủ các văn bảnhướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên để làm rõ nguyên nhân sự thành hoặc bại củanhiệm vụ, công việc được giao phó phụ trách Việc giải trình này gắn trách nhiệm
cá nhân đối với kết quả công tác của cơ quan, đơn vị, tổ chức và được tiến hànhtheo quy định
(2) Giải trình với cấp dưới
Để có thể hoàn thành được nhiệm vụ được giao, người đứng đầu cơ quanphải cần có khả năng giải trình với cấp dưới Trách nhiệm này được diễn ra trongsuốt quá trình làm việc từ khi chuẩn bị đến khi thực hiện và hoàn thành công việcnhằm mục tiêu giúp cấp dưới nắm được mục tiêu, yêu cầu đề ra, nắm rõ nhiệm vụcủa từng từng các nhân, nhận thức những thuận lợi, khó khăn, rủi ro có thể gặpphải Đồng thời, việc giải trình cũng là nguồn động lực, động viên to lớn khuyếnkhích sự chủ động, sáng tạo của các cá nhân trong quá trình thực hiện công vụ Khi
6
Trang 10kết thúc hoàn thành, giải trình nhằm giúp cơ quan, tổ chức tự phân tích và đánh giáquá trình, kết quả, những ưu điểm, hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm.(3) Giải trình với nhân dân
Trên tinh thần “cán bộ là đầy tớ của nhân dân”, Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, đây là công việc cực kỳ khó khăn bởi tâm lýchung là người đầy tớ luôn cảm thấy áp lực trước việc phải giải trình hoạt động vớichủ nhân Cùng với đó, nhân dân là một nhóm nhiều giai tầng xã hội với nhữngnhận thức, trình độ, cách nhìn… khác nhau trước một hay nhiều vấn đề, đặc biệt lànhững vấn đề đó liên quan trực tiếp đến đời sống của họ Trong đó, có nhiều vấn
đề rất khó để có thể giải trình rõ ràng, cụ thể trước toàn dân như những quy địnhnội bộ, vấn đề an ninh - quốc phòng, chính trị… khiến việc giải trình với nhân dâncủa người đứng đầu cơ quan nhà nước gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên, trách nhiệmgiải trình vẫn là một trách nhiệm cần được thực hiện, phải làm cho dân thấu hiểu,bởi suy cho cùng mọi hoạt động của Nhà nước đều hướng đến một mục đích chung
là “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.”
1.2.2 Liên hệ Việt Nam trong phòng chống dịch Covid-19 và thực hiện mụctiêu kép
Trong cuộc chiến cam go chống lại dịch Covid-19 vài năm vừa qua, nhànước đã chứng minh với người dân Việt Nam và thế giới về tính ưu việt của chế độ
xã hội chủ nghĩa, về sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng, về khả năng quản trịcủa nhà nước Việt Nam Vấn đề dịch bệnh và phát triển quốc gia không chỉ là vấn
đề cấp bách, là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm lớn lao đối với Nhà nước Điều 7Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định các cơ quan, tổ chứctrong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thựchiện kế hoạch phòng chống truyền nhiễm dịch bệnh và phối hợp, hỗ trợ lẫn nhaukhi dịch xảy ra, đồng thời tuân thủ và chấp hành nghiêm sự chỉ đạo, điều hành củaban chỉ đạo
Trang 11Theo đó, để chiến đấu với đại dịch Covid-19, Nhà nước đã huy động mọinguồn lực và hệ thống chính trị, thông qua hàng các văn bản chỉ đạo, phương án,biện pháp từ nhắc nhở về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, đến việc tuyên truyềnnâng cao nhận thức và ý thức của mọi người dân, kêu gọi sự đồng thuận, ủng hộ từchính quyền và nhân dân Các Ban chỉ đạo được thành lập từ cấp quốc gia đến cáccấp, các ngành Trung ương và địa phương đã kịp thời điều hành có hiệu quả hoạtđộng phòng chống dịch bệnh Cùng với ngành y tế, nhiều ngành khác như quânđội, ngoại giao, tư pháp, cơ quan thông tấn, báo chí… cùng thực hiện tốt nhiệm vụđược giao từ Đảng và Chính phủ, đưa “mỗi gia đình thành một pháo đài, mỗingười dân thành một chiến sĩ” trực tiếp tham gia chống dịch, đồng thời chủ độnghưởng ứng mạnh mẽ các hoạt động phục hồi kinh tế, ổn định an ninh xã hội vàđảm bảo đời sống.
Việt Nam đã có những khung pháp lý (Luật phòng chống bệnh truyền nhiễmnăm 1008, các văn bản hướng dẫn thi hành…) và thể chế (phương châm 4 tại chỗ,dân biết - dân hiểu - dân tin - dân theo - dân làm, yêu cầu 5K…) rõ ràng, minhbạch và hiệu quả Cùng với đó, những khuôn khổ và chế tài xử lý vi phạm đượcđưa ra sau Quyết định 447/QĐ-TTg ngày 1/4/2020 công bố dịch trên cả nước đãtạo nên những thói quen tốt cho người dân trong nước về đối phó với dịch bệnh.Nhiều chỉ thị, quy định kịp thời, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương đã đemlại hiệu quả cao như yêu cầu thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, quyết định tạmdừng cấp thị thực cho người nhập cảnh vào Việt Nam, Chỉ thị 16/CT-TTg về thựchiện các biện pháp cấp bách cách ly toàn xã hội trong 15 ngày…
Nhà nước cũng đã bố trí nhiều chuyến bay đưa người Việt từ nước ngoài trở
về quê hương, đồng thời cũng đã đưa ra nhiều gói hỗ trợ người dân, công nhândoanh nghiệp trong việc phòng chống dịch và đảm bảo, ổn định sản xuất, ổn địnhcuộc sống như giảm thuế VAT; miễn giảm thuế, phí, lệ phí; trợ cấp, phụ cấp; hỗ trợchi phí cách ly, xét nghiệm; trích 30.000 tỷ đồng từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để
hỗ trợ người lao động; gói hỗ trợ viễn thông 10.000 tỷ đồng của Bộ Thông tin vàTruyền thông… Nhiều biện pháp hỗ trợ cũng được ban hành và đưa vào thực tiễn
8