1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận CTHSS - So sánh chính trị khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Phân tích những vấn đề nổi bật của chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa hiện nay

13 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So Sánh Chính Trị Khu Vực Đông Bắc Á Và Đông Nam Á. Phân Tích Những Vấn Đề Nổi Bật Của Chế Độ Chính Trị Xã Hội Chủ Nghĩa Hiện Nay
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Chính Trị Học
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 33,09 KB

Nội dung

So sánh đặc điểm chính trị của khu vực Đông Bắc Á và khu vực Đông Nam Á 2.1 Văn hóa chính trị Giống nhau: - Các quốc gia ở hai khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á đều có truyền thống xây dự

Trang 1

Câu hỏi: So sánh chính trị khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á

Trả lời:

1 Đặc điểm tự nhiên - xã hội

1.1 Đông Bắc Á

Đông Bắc Á là khu vực rộng lớn bao gồm bốn quốc gia là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên Ở Đông Bắc Á còn có hai vùng lãnh thổ là Đài Loan (không thuộc sự quản lý của Trung Quốc) và vùng Viễn Đông Liên Bang Nga Khu vực Đông Bắc Á có tổng diện tích hơn 10.3 triệu km² Trong đó Trung Quốc là quốc gia có diện tích lớn nhất là hơn 9.6 triệu km² Về kết cấu địa hình, khu vực có hai bộ phận chính là phần lục địa và phần bán đảo, quần đảo Khu vực này nằm trong đới khí hậu ôn đới – cận nhiệt đới và nhiệt đới Tài nguyên khoáng sản khá phong phú và đa dạng với trữ lượng lớn như: than, sắt, dầu mỏ…

Khu vực Đông Bắc Á có hơn 1,5 tỷ người, trong đó Trung Quốc chiếm khoảng 1,3 tỷ người Phần lớn người dân Đông Bắc Á chịu ảnh hưởng của Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo Hồi giáo có tồn tại ở khu vực này nhưng số lượng tín đồ không nhiều

1.2 Đông Nam Á

Khu vực Đông Nam Á nằm ở đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là cầu nối giữa lục địa Á-Âu với Lục địa Úc Đông Nam Á gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapo, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Indonexia, Philippin, Brunay, Đông Timo Diện tích khu vực này bao gồm 4,5 triệu km² đất liền và 4 triệu km² biển Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp Đông Nam

Á có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng Gồm các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc –

Trang 2

Núi và sông ngòi là địa hình chủ yếu ở khu vực này Đông Nam Á có khí hậy gió mùa xích đạo Mạng lưới sông ngòi dày đặc, có trữ lượng nước dồi dào,

có giá trị về giao thông và thủy lợi Đông Nam Á là khu vực giàu tài nguyên khoáng sản đặc biệt là: than, sắt, dầu khí Khu vực này là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm, tài nguyên thiên nhiên cho hầu hết các quốc gia trên thế giới như: gạo, cao su thiên nhiên, dầu cọ, sợi gai, gỗ quý…

Tổng dân số khu vực Đông Nam Á trên 530 triệu người, tập trung ở bốn nước chính là: Việt Nam, Indonexia, Philipin, Thái Lan, Phân bố dân

cư không đều: tập trung ở đồng bằng, ven biển, vùng đất đỏ Đông Nam Á là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và tôn giáo lớn Một số tôn giáo chính là: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo Tôn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống chính trị - xã hội của nhiều quốc gia

2 So sánh đặc điểm chính trị của khu vực Đông Bắc Á và khu vực Đông Nam Á

2.1 Văn hóa chính trị

Giống nhau:

- Các quốc gia ở hai khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á đều có truyền thống xây dựng mô hình nhà nước trung ương tập quyền

- Tôn giáo có tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị của các quốc gia ở cả hai khu vực Có một số tôn giáo đã trở thành quốc giáo ở một số quốc gia trong những thời kỳ nhất định

- Các quốc gia hai khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á coi trọng quan hệ cộng đồng, láng giềng, các giá trị tinh thần

- Hai khu vực đều tồn tại hệ tư tưởng tư bản chủ nhĩa và hệ tu tưởng xã hội chủ nghĩa

Trang 3

Khác nhau:

Trong khu vực Đông Bắc Á điển

hình là Trung Quốc hình thành

nhiều học thuyết chính trị lớn như:

Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Pháp

gia… phản ánh sự phát triển rực rỡ

của nền văn minh nông nghiệp và sự

đa dạng về quan điểm chính trị Các

học thuyết này có ảnh hưởng sâu

rộng trong khu vực

Trong quá trình học tập và kế thừa

những thành quả của nền văn minh

tiên tiến từ nước ngoài, các nước và

vùng lãnh thổ Đông Bắc Á chú ý

phát huy tinh thần dân tộc và tinh

hoa văn hóa truyền thống

Nguyên tắc thỏa hiệp chi phối mạnh

mẽ đời sống chính trị các quốc gia

trong khu vực Trong lịch sử, các

quốc gia có bất đồng, mâu thuẫn

trong giới cầm quyền đều được giải

quyết bằng nguyên tắc thỏa hiệp

Sự thích nghi nhanh chóng với các

giá trị dân chủ, các mô hình chính trị

mới từ bên ngoài và sự vận dụng

sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể Các

giá trị mới như dân chủ tư sản, cơ

chế tam quyền phân lập, nhà nước

pháp quyền… được áp dụng nhanh

chóng ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài

Loan

Trong thời kỳ hiện đại, chính trị các

nước và vùng lãnh thổ Đông Bắc Á

hướng mạnh tới cải cách, dốc toàn

lực phát triển kinh tế, đồng thời giải

quyết hài hòa các vấn đề xã hội

Các nước khu vực Đông Nam Á có nền văn hóa nông nghiệp lâu đời gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước Qua quá trình phát triển đã tạo nên tính đa dạng của chỉnh thể văn hóa khu vực Do đó, kết quả của quá trình này là tính đa dạng của chỉnh thể văn hóa đã hun đúc tinh thần dân tộc quật cường của các dân tộc chống lại chủ nghĩa thực dân giành độc lập Lịch sử Đông Nam Á đã từng chứng tỏ mỗi khi giành được quyền tự quyết vận mệnh dân tộc mình, các quốc gia quay sang tập trung phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ với các nước láng giềng, coi đó là tiền đề cho sự hưng thịnh của quốc gia

Khu vực Đông Nam Á có nhiều hệ tư tưởng cùng tồn tại như:

- Hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa có Việt Nam và Lào, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của mình

- Hệ tư tưởng tư bản chủ nghĩa tương đối thuần nhất ở Singapor

- Hệ tư tưởng tư bản chủ nghĩa chịu ảnh hưởng và đan xen lẫn với hệ tư tưởng phong kiến ở các nước theo chế độ quân chủ như: Thái Lan, Campuchia…

- Hệ tư tưởng đan xen với tư tưởng tôn giáo, dân tộc như: Indonexia – quốc gia hồi giáo lớn nhất trên thế giới

Trang 4

2.2 Thể chế chính trị

Giống nhau:

Hai khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á tồn tại thể chế chính trị cộng hòa và thể chế quân chủ

Khác nhau:

Thể chế quân chủ: chỉ có quân

chủ đại nghị Nhật Bản thiết lập

thể chế quân chủ đại nghị Nhật

bản theo mô hình tam quyền

phân lập với 3 nhánh Lập pháp,

Hành pháp và Tư pháp độc lập

nhau Quyền Lập pháp thuộc về

Quốc hội, gồm 2 viện là Tham

nghị viện (Thượng viện) và

Chúng nghị viện (Hạ viện), được

coi là có quyền lực nhất trong 3

nhánh Quốc hội sẽ có quyền giới

thiệu cho Nhật hoàng để chỉ

định người đứng đầu chính phủ

là Thủ tướng (hành pháp) và

Thẩm phán tối cao (tư pháp).

Quốc hội còn có thể bỏ phiếu

bất tín nhiệm đối với chính phủ

và trong một số trường hợp xấu

nhất có thể đứng ra để thành lập

chính phủ mới Nhật Hoàng đứng

đầu nhà nước nhưng chỉ mang

tính chất biểu tượng Nhật Bản

duy trì chế độ đa đảng.

Thể chế cộng hòa: cộng hòa hỗn

hợp và cộng hòa dân chủ nhân

dân, không có cộng hòa tổng

thống.

- Cộng hòa hỗn hợp: Hàn quốc và

Đài Loan thiết lập thể chế cộng

hòa hỗn hợp Ở Hàn Quốc tổng

Thể chế quân chủ: quân chủ nhị nguyên và quân chủ đại nghị

- Quân chủ nhị nguyên: Brunay là một trong số ít nước trên thế giới duy trì thể chế quân chủ nhị nguyên Vua là nguyên thủ quốc gia và đứng đầu bộ máy hành pháp

- Quân chủ đại nghị: Malaixia, Thái Lan, Campuchia Nhà vua chỉ có vai trò tượng trưng “trị vì mà không cai trị” Quyền lực tối cao thuộc về hai viện (Quốc hội) Đảng nào chiếm đa

số ghế trong quốc hội sẽ nắm quyền lãnh đạo đất nước Riêng Malayxia, Vua không phải do một dòng họ trị

vì mà được bầu luân phiên theo nhiệm kì 5 năm Ở các nước này đều theo thể chế đa đảng

Thể chế cộng hòa: cộng hòa Tổng thống, cộng hòa đại nghị, cộng hòa

Xô Viết

- Cộng hòa Tổng thống:

+ Indonexia: thể chế chính trị nước này có những nét đặt thù Các cơ quan quyền lực nhà nước khá nhiều, bao gồm: Hội đồng tư vấn nhân dân (MPR), Tổng thống, Hạ viện, Hội đồng cố vấn tối cao, Hội đồng kiểm toán Nhà nước, tòa án tối cao trong

đó MPR là cơ quan có quyền lực

Trang 5

thống do nhân dân trực tiếp bầu

ra, là nguyên thủ quốc gia đồng

thời đứng đầu chính phủ Ở Đài

Loan, thủ tướng là người do tổng

thống bầu ra và là người đứng

đầu chính phủ Hàn Quốc và Đài

Loan duy trì chế độ đa đảng.

- Cộng hòa dân chủ nhân dân (xã

hội chủ nghĩa): gồm Trung Quốc

và Triều Tiên.

+ Ở Trung Quốc, chủ tịch nước là

nguyên thủ quốc gia do Quốc hội

(đại hội đại biểu nhân dân toàn

quốc) bầu Quốc hội do đại biểu

hội đồng nhân dân các cấp bầu ra.

Đứng đầu chính phủ là thủ tướng.

Bên dưới là các quốc vụ viện và

các bộ trưởng Tòa án nhân dân

tối cao và Viện kiểm sát nhân dân

tối cao là cơ quan tư pháp Tổng

bí thư kiêm nghiệm chủ tịch nước

và chủ tịch hội đồng quân sự

trung ương Trong chế độ đa đảng

hợp tác, Đảng cộng sản là đảng

lãnh đạo nhà nước và xã hội Tám

đảng dân chủ tự nguyện chấp

thuận sự lãnh đạo của đảng cộng

sản.

+ Ở Triều Tiên, chủ tịch nước là

người đứng đầu nhà nước, đứng

đầu ủy ban nhân dân trung ương

– cơ quan lãnh đạo tối cao của nhà

nước, quốc hội do nhân dân bầu

ra có quyền bầu chủ tịch nước ủy

ban thường trực quốc hội, ủy ban

nhân dân trung ương Chính phủ

do ủy ban nhân dân trung ương

bầu và đứng đầu chính phủ là thủ

tướng Đảng lao động Triều Tiên

là đảng duy nhất cầm quyền.

nhất

+ Philipin: thể chế chính trị Philipin được xây dựng theo mô hình Mỹ -cộng hòa tổng thống điển hình Tổng thống do nhân dân bầu ra và có vai trò nổi trội, đứng đầu cơ quan hành pháp Ở cả hai quốc gia Indonexia và Philipin đều theo chế độ đa đảng

- Cộng hòa đại nghị: Singapor theo thể chế cộng hòa hỗn hợp nhưng trên thực tế quyền lực tối cao thuộc về Quốc hội, chế độ đa đảng

- Cộng hòa Xô Viết: Việt Nam và Lào có bộ máy nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất nhưng có sự phân định chức năng rõ ràng giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp Tuy nhiên Lào có sự khác biệt với Việt Nam là không có Hội đồng nhân dân các cấp Ở các địa phương có các tổ chức đại diện của Quốc hội Ở Việt Nam và Lào theo chế độ đơn đảng chỉ có một đảng cầm quyền

Một điểm đặc biệt ở khu vực này chính quyền của hai quốc gia Thái Lan và Mianma là chính quyền quân sự

Trang 6

2.3 Quan hệ chính trị

Giống nhau: hai khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á đều có mối quan hệ gắn bó, hợp tác với các nước trong khu vực và mở rộng hợp tác quốc

tế với nhiều quốc gia và khu vực khác trên thế giới

Khác nhau:

Ở khu vực này, quan hệ song

phương là nổi trội: Trung Quốc –

Nhật Bản, Nam – Bắc Triều Tiên,

Trung Quốc – Mỹ, Nhật Bản – Mỹ

Trong khu vực Đông Bắc Á cũng

xảy ra vấn đề tranh chấp lãnh thổ

giữa Hàn Quốc và Triều Tiên

Hàn Quốc và Nhật Bản đều là đồng

minh của Mỹ, mong muốn phi hạt

nhân hóa bán đảo Triều Tiên, ủng hộ

tự do thương mại và thực sự lo lắng

sự trỗi dậy của Trung Quốc

Ở khu vực này quan hệ đa phương là nổi trội, điển hình là ASEAN, ASEAN +3, ASEAN +1, ASEAN +G20

Trong khu vực còn tồn tại nhiều vấn

đề bất ổn, chủ yếu xoay quanh vấn

đề Biển Đông Hiện nay, biển Đông ngày càng có vị trí quan trọng và đang thu hút được sự quan tâm, chú

ý của nhiều khu vực và nước trên thế giới, điển hình là Trung Quốc, Mỹ Vấn đề xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai dân tộc còn phổ biến Do khu vực Đông Nam Á đa dạng về tôn giáo nên giữa các tôn giáo còn nhiều mâu thuẫn, điển hình là ở quốc gia Đông Timo Bên cạnh đó còn có nguy cơ xảy ra khủng bố, trong đó Philipin là quốc gia có nhiều nhóm khủng bố hoạt động nhất, ngoài ra còn có Indonexia

Câu hỏi: Phân tích những điều chỉnh lớn của chế độ chính trị tư bản chủ nghĩa

Trả lời:

1 Cơ sở kinh tế - xã hội của chế độ chính trị tư bản chủ nghĩa

Chính trị tư bản chủ nghĩa được xác lập trên cơ sở quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa với nền đại công nghiệp cơ khí phát triển mạnh mẽ Quan hệ

Trang 7

sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên nền tảng của sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư Mâu thuẫn chủ yếu trong tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn giữa xã hội hóa sản xuất với sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa Tuy nhiên chủ nghĩa tư bản không ngừng được điều chỉnh để phù hợp với sản xuất phát triển Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản cũng biến đổi theo hướng dịu đi

do giới cầm quyền áp dụng nhiều biện pháp mới tinh vi hơn Mâu thuẫn giữa các tổ chức độc quyền với nhau, giữa các nhà nước tư sản với nhau vẫm diễn

ra quyết liệt

2 Bản chất của chế độ chính trị tư bản chủ nghĩa

Chính trị tư bản chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp tư sản – giai cấp nắm quyền kiểm soát kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Giai cấp tư sản là chủ sở hữu lợi ích kinh tế đồng thời là chủ sở hữu quyền lực trong xã hội Thể chế nhà nước phục vụ cho giai cấp tư sản cầm quyền, bảo vệ trật tự tư sản, tạo ra sự ổn định và an toàn cho sự tồn tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Cơ sở tư tưởng của chính trị tư bản chủ nghĩa là chủ nghĩa cá nhân và

tự do tư sản Hệ tư tưởng chính trị tư sản có những biến đổi nhằm thuyết minh chủ nghĩa tư bản độc quyền, chủ nghĩa đế quốc và xâm lược thuộc địa

3 Đặc điểm của chế độ chính trị tư bản chủ nghĩa

Chính trị tư bản chủ nghĩa hiện đại được đặc trưng bởi nền dân chủ tư sản và nhà nước pháp quyền tư sản Nhà nước có vai trò điều tiết vĩ mô, như người tổ chức đời sống kinh tế - xã hội Với mục tiêu bảo vệ lợi ích của mình,

hệ thống chính trị tư bản chủ nghĩa dù ở thời kỳ nào cũng hoạt động theo những nguyên tắc cơ bản sau:

- Bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất

- Bảo đảm quyền tự do cá nhân, quyền công dân và quyền con người

Trang 8

- Thể hiện chủ quyền nhân dân bằng quyền phổ thông đầu phiếu, giao quyền có thời hạn và thiết lập các thiết chế dân chủ

- Tổ chức nhà nước theo tam quyền phân lập

- Pháp chế hóa đời sống xã hội và nhà nước

- Thực hiện đa đảng, đa nguyên chính trị

- Chống chủ nghĩa xã hội

Mỗi tổ chức, cơ quan trong hệ thống chính trị thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng:

- Nguyên thủ quốc gia: là vua ở các nước quân chủ và là tổng thống ở những nước cộng hòa Quân chủ nhị nguyên: vua có quyền lực tối cao bao trùm lên mọi cơ quan nhà nước Quân chủ đại nghị: vua chỉ đóng vai trò tượng trưng Ở các nước cộng hòa tổng thống: tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa đứng đầu cơ quan hành pháp Cộng hòa lưỡng tính: tổng thống

là nguyên thủ quốc gia và đứng đầu cơ quan hành pháp nhưng phải chia sẻ quyền lực với thủ tướng

- Nghị viện: là cơ quan lập pháp hoạt động thường xuyên, có tính chuyên môn hóa cao, thực hiện ba chức năng đại diện, quyết định và kiểm soát

- Chính phủ: là cơ quan hành pháp do tổng thống, thủ tướng đứng đầu

Bộ máy hành pháp ngày càng mở rộng về quy mô và chức năng, quản lý mọi mặt của đời sống xã hội

- Tòa án: là cơ quan tư pháp, có vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước Tòa án là thành trì cuối cùng chống lại mọi sự đe dọa đối với các nguyên tắc, các giá trị nền tảng của nhà nước xã hội tư sản

- Các đảng phái và nhóm lợi ích hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp

và pháp luật

Trang 9

4 Những điều chỉnh lớn của chế độ chính trị tư bản chủ nghĩa

4.1 Điều chỉnh về cơ cấu giai cấp:

Giai cấp tư sản: tầng lớp tư bản chức năng, các nhà kỹ trị nắm quyền quản lý, kinh doanh ngày càng tăng trong xã hội Họ luôn mong muốn làm giàu bằng sự biến đổi, chống lại những hình thức bóc lột cũ Tầng lớp tư sản

sở hữu tư bản thực lợi ngày càng phổ biến hơn số lợi tức ngày càng tăng, đại

tư bản mở rộng ra thế giới

Giai cấp công nhân là tầng lớp tri thức có tay nghề cao và cũng là lực lượng lao động chủ yếu trong các công ty được trả lương cao, thưởng lớn, được ưu tiên mua cổ phiếu

Giai cấp nông dân chỉ còn chiếm 1 đến 10% dân số, tiếp tục phân hóa vào giai cấp tư sản

Tầng lớp tiểu tư sản chiếm 60 đến 70% dân số, họ có lợi ích gắn liền với lợi ích của chủ nghĩa tư bản

4.2 Điều chỉnh để duy trì sự ổn định chính trị - xã hội (trọng tâm phát triển kinh tế - pháp luật)

Công cụ chủ yếu để đạt được mục tiêu này là nhà nước và pháp luật tư sản, nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tam quyền phân lập Các cơ quan nhà nước kiểm tra, giám sát lẫn nhau, nhân nhượng nhau để đảm bảo sự ổn định Pháp luật là tối cao, là cơ sở cho mọi hoạt động của xã hội Quyền của con người, quyền công dân, quyền phụ nữ và quyền trẻ em được quan tâm hơn

Trong kinh tế tri thức, vai trò của tri thức (và kỹ thuật) đã cao hơn các yếu tố như nguồn tài nguyên tự nhiên và vốn, trở thành yếu tố sản xuất quan trọng nhất Vận hành của kinh tế tri thức chủ yếu không còn do người lao động cơ bắp thao tác máy móc mà chủ yếu do những người lao động trí óc

Trang 10

trong các ngành thiết kế, nghiên cứu phát triển cũng như truyền bá tri thức thúc đẩy

Cùng với sự chuyển đổi loại hình kinh tế, kết cấu ngành nghề của chủ nghĩa tư bản cùng được điều chỉnh và nâng cấp hơn, chuyển sang dịch vụ hóa

và công nghệ cao hóa Điều này thể hiện ở chỗ: trong ba ngành nghề lớn, vị trí của nông nghiệp hạ thấp vị trí của dịch vụ, đặc biệt là ngành dịch vụ có liên quan đến công nghệ mới được tăng lên

4.3 Điều chỉnh về chế độ đa nguyên tư sản

Chế độ đa nguyên tư sản chấp nhận sự tồn tại và sự cạnh tranh của các lực lượng xã hội, chấp nhận sự luân phiên cai trị của các thế lực chính trị và đặt quyền cai trị dưới quyền bỏ phiếu của nhân dân Đây là điều chỉnh nổi bật nhằm tạo điều kiện cho các phe đối lập có khả năng cầm quyền bằng con đường hòa bình

4.4 Đảm bảo đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ

Thúc đẩy tự do phát triển, tự do phát minh sáng chế, đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển, đầu tư mạnh cho giáo dục, khoa học – công nghệ được áp dụng nhanh chóng vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Do áp dụng được thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ, chủ nghĩa tư bản đã phát triển vượt bậc về lực lượng sản xuất

Cách mạng công nghệ thông tin và công nghệ cao phát triển mạnh mẽ Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành lớn nhất và ngành tăng trưởng nhanh, nhất là vào nửa cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX Cùng với

sự lan rộng trên toàn cầu của cách mạng công nghệ thông tin, các ngành công nghệ cao mới khác như sinh học, vật liệu mới, nguồn năng lượng mới, hàng không vũ trụ cùng đang phát triển mạnh mẽ Sự tiến bộ và những bước đột

Ngày đăng: 15/11/2024, 13:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w