1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Những Vấn Đề Nổi Bật Về Pháp Luật Và Đạo Đức Trong Thực Tiễn Hoạt Động Truyền Thông Trên Thế Giới Và Tại Việt Nam.pdf

177 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Vấn Đề Nổi Bật Về Pháp Luật Và Đạo Đức Trong Thực Tiễn Hoạt Động Truyền Thông Trên Thế Giới Và Tại Việt Nam
Tác giả Võ Ngọc Thiên Kim
Người hướng dẫn ThS. Võ Thị Như Hằng
Trường học TRUONG DAI HQC KHOA HQC XA HOI VA NHAN VAN TP.HCM
Chuyên ngành Pháp luật và Đạo đức nghề nghiệp
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Chí Minh
Định dạng
Số trang 177
Dung lượng 16,91 MB

Nội dung

Khi nắm quyên lực của xã hội, giai cấp thống trị đã sử dụng những quy tắc xã hội phù hợp với những lợi ích của họ và chuyên hóa chúng thành pháp luật của nhà nước, do đó pháp luật đã trở

Trang 1

DAI HQC QUOC GIA THANH PHO HO CHi MINH TRUONG DAI HQC KHOA HQC XA HOI VA NHAN VAN TP.HCM

KHOA BAO CHI VA TRUYEN THONG

Pei, PHỚ „

TIEU LUAN

NHUNG VAN DE NOI BAT VE PHAP LUAT VA DAO DUC

TRONG THUC TIEN HOAT DONG TRUYEN THONG

TREN THE GIOI VA TAI VIET NAM

MÔN HỌC: Pháp luật và Đạo đức nghề nghiệp GIẢNG VIÊN: ThS Võ Thị Như Hằng NGƯỜI THỰC HIỆN: Võ Ngọc Thiên Kim

LỚP: K22 Truyền thông đa phương tiện

MSSYV: 2256050030

Hà Chí Minh, ngày 17 tháng 10 năm 2023

Trang 2

PHAN I NHA NUOC VA PHAP LUẬT

1.1 Khai niém

1.1.1 Khái niệm nhà nước: Nhà nước là hình thức tô chức xã hội có giai cấp,

là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt có chức năng quản lý xã hội

để phục vụ lợi ích trước hết cho giai cấp thống trị và thực hiện những hoạt động chung nảy sinh từ bản chất của xã hội

1.1.2 Khái niệm pháp luật: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng ché, thể hiện ý chí của nhà nước đề điều

chỉnh các quan hệ xã hội nhằm duy trì trật tự xã hội

1.2, Nguồn gốc ra đời của nhà nước và pháp luật

1.2.1 Nguồn gốc ra đời của nhà nước:

Nhà nước xuất hiện trong quá trình phát triển của nền kinh tế sản xuất, nhà nước là kết quả phát triển của một giai đoạn lịch sử nhất định khi nền kinh tế sản

xuất thay thế nên kinh tế tự nhiên, hình thành chế độ tư hữu dẫn đến xuất hiện giai

cấp, lợi ích giai cấp mâu thuẫn phát sinh xung đột giai cấp Nói một cách khác, nhà nước xuất hiện bởi hai nguyên nhân:

1) Về kinh tế: chế độ tư hữu xuất hiện

2) Vê xã hội: sự phân chia xã hội thành các giai câp có lợi ích căn bản đôi kháng nhau đến mức không thé điều hòa được

1.2.2 Nguồn gốc ra đời của pháp luật:

Giai đoạn cuối của xã hội Công xã nguyên thủy, cùng với sự phát triển mạnh

mẽ của lực lượng sản xuất, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, chế độ tư hữu xuất hiện dần dân hình thành giai cấp giàu và nghèo, sự phân chia các giai cấp có lợi ích đối kháng ngày càng trầm trọng Các tập quán, quy tắc của Công xã nguyên thủy đã trở nên lỗi thời, không đủ khả năng điều chỉnh các quan hệ xã hội phức tạp giữa các giai cấp có lợi ích đối kháng nhau

Trang 3

Trước nhu cầu khách quan của xã hội, nhà nước ra đời với những quy tắc xử

sự mới để điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Khi nắm quyên lực của xã hội, giai cấp thống trị đã sử dụng những quy tắc xã hội phù hợp với những lợi ích của họ và chuyên hóa chúng thành pháp luật của nhà nước, do đó pháp luật đã trở thành công cụ thê hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị xã hội, góp phần đắc lực trong việc bảo vệ lợi ích của nhà nước Pháp luật không chỉ là công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị mà còn xuất phát từ nhu cầu điều chỉnh các quan hệ mới phát sinh trong xã hội

1.3 Bản chất của nhà nước và pháp luật

1.3.1 Bán chất của nhà nước:

Nha nước là sản phâm của xã hội có giai cấp, là công cụ đặc biệt của quyền lực chính trị nhằm mua mục đích duy trì trật tự xã hội theo những cách thức và biéu hiện khác nhau trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội ở những nơi khác nhau trên thế giới Trong mỗi thời kỳ lịch sử, bản chất của các nhà nước cũng có những thay đổi nhất định nhưng về cơ bản chúng luôn thể hiện những dấu hiệu mang tính đặc thù chung của nhà nước là tính giai cấp và tính xã hội

1 Tính giai cấp của nhà nước

Sự xuất hiện của nhà nước là do nhu cầu thiết lập ôn định, trật tự của xã hội nhưng ngay từ khi ra đời, nhà nước đã thê hiện là công cụ bảo vệ quyền lợi chủ yêu của giai cấp thống trị xã hội Tính giai cấp của nhà nước được thê hiện nhà nước đó

do ai tô chức, quyền lực nằm trong tay giai cấp nào và nhà nước bảo vệ lợi ích trước hết của ai? Đề trả lời câu hỏi này chúng ta cần biết: nhà nước trước hết là bộ máy cưỡng chế đặc biệt trong tay giai cấp thống trị xã hội, là công cụ sắc bén nhất để duy trì sự thông trị giai cấp và bảo vệ quyên lợi của giai cấp cam quyền, nhà nước thiết lập một trật tự xã hội nhằm phục vụ cho chính lợi ích của giai cấp thông tri Tuy là đại diện chính thức cho toàn xã hội, nhưng nhà nước trước hết phục vụ bảo

vệ quyền lợi của giai cấp thống trị Tính chất giai cấp của nhà nước là cơ sở để quy định nội dung các hoạt động của nhà nước

2.2 Tính xã hội của nhà nước

Trang 4

Bản chất của nhà nước không chỉ phản ánh tính giai cấp mà còn thê hiện tính

xã hội thông qua vai trò quản lý xã hội của nhà nước Tính xã hội của nhà nước thé hiện nhà nước là phương tiện để giai cấp thông trị quản lý xã hội Đề điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí của giai cấp thống trị thì bên cạnh việc bảo vệ lợi ích giai cấp cầm quyên, nhà nước phải đảm bảo những lợi ích ở mức độ nhất định cho các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội Với tư cách là đại diện chính thức cho toàn xã hội, nhà nước thực hiện các công việc chung của toàn xã hội mà các cá nhân, tô chức khác không thể làm được

1.3.2 Bản chất của pháp luật:

Bản chất của pháp luật được thể hiện qua hai thuộc tính cơ bản, đó là tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật, cụ thể như sau:

L Tính giai cấp của pháp luật

Đề thực hiện quyền lực chính trị của mình, nhà nước một mặt xây dựng bộ

máy quyền lực công cộng, mặt khác tìm cách hợp pháp hóa ý chí nhà nước của giai cấp thống trị vào hệ thống pháp luật

Thông qua hệ thống pháp luật và các hoạt động áp dụng pháp luật của nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng của nhà nước Nhà nước thừa nhận hoặc ban hành pháp luật dé điều chỉnh các quan hệ xã hội, định hướng cho các quan hệ xã hội phát triển theo những mục đích, đường lối phat trién phu hợp với ý chí của giai cấp thông trị và những điều kiện khách quan của xã hội Pháp luật không phải là cấp số cộng đơn giản tất cả các lợi ích, nhu cầu mọi cá nhân của giai cấp thống trị mà là những lợi ích tiêu biêu, cơ bản được chọn lọc và thông qua nhà nước “đề lên thành luật” Pháp luật của bất kỳ nhà nước nào cũng mang tính giai cấp, nhưng tùy theo mức độ, cách thức thể hiện và thực tiễn áp dụng, tính giai cấp trong mỗi nhà nước biểu hiện không hoàn toàn giống nhau Thậm chí ngay cả trong một nhà nước vào những thời điểm khác nhau pháp luật cũng có sự thay đôi khác nhau

2 Tính xã hội của pháp luật

Trang 5

Pháp luật là một trong những công cụ hữu hiệu nhất đề nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí của giai cấp thống trị Tuy nhiên đề thực hiện được

đầy đủ chức năng “điều chỉnh” của mình, pháp luật cần phải ghi nhận, bảo vệ lợi

ích của các giai cấp, các tầng lớp khác trong xã hội Tùy theo bản chất giai cấp của mỗi nhà nước cũng như nhu cầu khách quan của xã hội, trong mỗi ở giai đoạn lịch

sử khác nhau, pháp luật thê hiện tính xã hội ở mức độ khác nhau đề duy trì trật tự xã

hội theo đường lối của giai cấp thống trị Pháp luật của các nhà nước phong kiến trước đây chủ yếu là bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị xã hội là vua, chúa, địa chủ phong kiến Tuy nhiên, để duy trì sự thống trị giai cấp của nhà nước nên pháp luật phong kiến vẫn có những quy định, tuy không nhiều, liên quan đến quyền lợi của nông dân và các đối tượng yếu thế khác trong xã hội để đảm bảo trật tự xã hội, trong đó có nhiều lợi ích của giai cấp thông trị trùng hợp với lợi ích chung của toàn

xã hội Ví dụ: tội trộm cắp tài sản trong Bộ luật Hồng Đức của nhà Lê có khung hình phạt rất nặng, có thê bị chém đầu hoặc lưu đày, khô sai quy định này chủ yếu nham bảo vệ quyển tài sản của vua, chúa, quan lại, địa chủ những kẻ năm giữ nhiều tài sản của xã hội phong kiến nhưng bên cạnh đó cũng bảo vệ quyền sở hữu của những tang lớp lao động khác trong xã hội, cũng như bảo vệ được trật tự xã hội nói chung

1.4 Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật

Sự thống nhất giữa nhà nước và pháp luật: Nhà nước và pháp luật được biết

đến là hai hiện tượng xã hội và chúng luôn gắn liền với nhau, cũng chính vì thế mà

nguyên nhân về sự ra đời của nhà nước cũng chính là nguyên nhân chính làm xuất

hiện pháp luật Như mỗi chúng ta đều đã biết, nhà nước và pháp luật đều là những hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, đây thực chất đều là sản phâm của xã hội khi

xã hội đó có giai cấp và đấu tranh giai cấp Nhà nước và pháp luật chỉ ra đời và tồn

tại khi trong xã hội khi xã hội đó có những điều kiện nhất định, điều kiện đó chính

là có sự tư hữu, xã hội phân chia thành giai cấp và dau tranh giai cấp Như vậy, ta thấy rằng, nhà nước và pháp luật có sự thống nhất với nhau

Trang 6

Sự khác biệt giữa nhà nước và pháp luật: Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyên lực công và cũng chính là phương thức hay chính hình thức tồn tại của xã hội

có giai cấp Còn pháp luật lại được hiểu là hệ thống các quy phạm được nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện nhằm mục đích để có thể thông qua đó điều chỉnh hành vi và các quan hệ xã hội của con người Nhà nước sẽ đại diện cho sức mạnh còn pháp luật thì được sử dụng để đại diện cho ý chí Khi chúng ta nhắc đến nhà nước tức là chúng ta đang nói đến yếu tố con người cùng cơ chế bộ máy, còn khi chúng ta nói pháp luật thì tức là chúng ta đang là nói đến các quy tắc hành vi của CON nĐười

Sự tác động qua lại của Nhà nước và pháp luật: Trước hết đó chính là ở việc nhà nước là cơ quan thực hiện ban hành, thay đôi, hủy bỏ, hoàn thiện đối với pháp luật, nhà nước sẽ có chức năng bảo vệ pháp luật khỏi sự vĩ phạm, bảo đảm pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống Pháp luật được hiểu là là sản phẩm trực tiếp của hoạt động nhà nước Pháp luật được ban hành cũng có vai trò quan trọng và được sử dụng nhằm mục đích để có thể điều chỉnh hoạt động nhà nước và các quan hệ xã hội Không những thế, hoạt động của nhà nước về cơ bản đều là mang tính pháp lý Pháp luật chính là mục đích tồn tại của nhà nước Pháp luật cũng được biết đến là loại phương tiện được dùng nhăm mục đích đề có thê kiểm soát hoạt động nhà nước Thông qua pháp luật mà nhà nước sẽ có thê thực hiện được các nhiệm vụ, chức năng, chính sách đối nội và đối ngoại của mình, không những thế mà nhà nước

còn có thể từ đó xác định chế đội chính trị, kính tế, xã hội, quy chế pháp lý đối với

các chủ thê là những cá nhân Toàn bộ hoạt động của nhà nước đều xuất phát tử chế

độ pháp luật của nhà nước đó

Ta thấy được răng, pháp luật có ý nghĩa cũng như những vai trò khá quan trọng để củng cô hoàn thiện nhà nước Và để nhà nước có thê thích ứng sự phát triển khách quan của xã hội Không có chế độ nhà nước nào tổn tại mà lại có thể thiếu pháp luật và ngược lại Đối với một nhà nước thì sự hoàn thiện tiễn bộ hay lạc hậu, trì trệ của pháp luật cũng từ đó mà nó sẽ kéo theo sự hoàn thiện hay trì trệ, lạc

Trang 7

hậu của nhà nước và cũng ngược lại thì việc đôi mới, hoàn thiện nhà nước và pháp luật cũng sẽ chỉ thực sự có ý nghĩa và đạt được hiệu quả khi được tiên hành song song trên cơ sở giảm sát của toản xã hội

1.5 Hệ thong chính trị ở nước ta

1.5.1 Cơ cấu hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị của nước ta gỗm có:

- _ Đảng Cộng sản Việt Nam (Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng):

+ Là đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân

tộc Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm

nên tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tô chức cơ bản, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cằm quyên, lãnh đạo nhà nước và xã hội

+ Dang gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân đề xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật

- _ Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nên tảng là liên minh giữa hai giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ban hành pháp luật, tổ chức quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

Tô chức bộ máy Nhà nước:

+ Quốc hội (cơ quan lập pháp) và Hội đồng nhân dân các cấp

+ Chủ tịch nước (là nguyên thủ quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng an ninh và thực thí các nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp)

Trang 8

+ Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp (cơ quan hành chính Nhà

nước, cơ quan hành pháp)

+ Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp (cơ quan tư pháp)

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội:

+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: tổ chức liên minh chí trị, liên hiệp tự

nguyện của tô chức chính trị, các tô chức chính trị-xã hội, tô chức xã hội và các cá nhân tiêu biêu trong các giai câp, tâng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài

+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: là bộ phận của hệ thông chính trị của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo; là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; nơi thê hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy

làm chủ nhân dân; nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động

của các thành viên

+ Cac doan thé chính trị xã hội gồm:

Công đoàn

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Hội Nông dân Việt Nam

Hội Cựu chiến binh Việt Nam

1.5.2 Ba nhánh quyền lực và mối quan hệ giữa ba nhánh quyền lực

- Ba nhánh quyền lực là một nguyên tắc cơ bản trong hệ thống chính trị của nhiều quốc gia dựa trên nguyên tắc phân chia và cân băng quyền lực Ba nhánh quyên lực bao gồm: Quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

- Ở nước ngoài, ví dụ như Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Úc áp dụng ba nhánh quyền lực dựa trên cơ chế tam quyền phân lập: phân công và độc lập để kiểm soát lẫn nhau Quốc hội nắm quyền lập pháp, Chính phủ nắm quyên hành pháp còn tòa án tôi cao và các tòa án cập dưới năm quyên tư pháp Tam quyên phân lập đề cao sự phân công, đối trọng lẫn nhau để tạo ra một thể công bằng trong hệ thông chính trị

Trang 9

- Khuyết điểm của tam quyền phân lập là sự chậm trễ và bất khả thi trong quyết định bởi các nhánh quyền lực phải làm việc lập và kiểm soát lẫn nhau, việc đưa ra quyết định có thể mắt thời gian kéo dài hay xung đột và đối dich, trốn tránh trách nhiệm và thiếu tính nhất quán

- Ở Việt Nam, ba nhánh quyên lực vẫn có chức năng tương tự nhưng thay vì dựa trên nền tảng tam quyền phân lập thì ở Việt Nam là tam quyền phân công (điều 2 Hiến pháp) có sự phân công rõ ràng nhưng nằm trong sự thống nhất năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

arn't

- Viét Nam hiện không “tam quyén phan lap" Khoan 2 Diéu 3 Hién phap nam

2013 quy định: "Quyên lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyên lập pháp, hành pháp, tư pháp”

1.5.3 Liệu báo chí có phải là quyền lực thứ tư hay không?

Ở Việt Nam không thừa nhận tam quyền phân lập nên báo chí không được xem là nhánh quyền lực thứ tư Lâu nay, một số nước phương Tây từng quan niệm báo chí là "quyền lực thứ tư” (sau quyên lập pháp, hành pháp và tư pháp) Nhiều người Việt Nam cũng tin vào lập luận này bởi họ cho rằng báo chí thực sự có quyền lực khi mà tiếng nói của báo chí có thể tác động đến một số cơ quan, nhà quản lý, các nhóm cộng đồng dân cư Trên thực tế, một bộ phận cán bộ, lãnh đạo, doanh

nghiệp rất ngại tiếp xúc với báo chí, nhất là khi ở cơ quan, đơn vị mình có những

van đề khuất tat, sai phạm hoặc có những biểu hiện khác chưa tích cực Trong trạng thái đó, nhiều người tìm cách thoái thác, né tránh hoặc che đậy, bưng bít, kể cả

"tranh thử" bằng nhiều cách để thông tin khỏi lên mặt báo Chỉnh điều đó vô hình

trung đã làm báo chí tự cho mình có thêm quyền lực và xã hội nhìn thấy báo chí cảng có quyên lực

Đã không có sự phân lập của 3 quyền thì cũng không có căn cứ để nói đến quyên thứ tư hay thứ năm Và cũng không có căn cứ nào dé xác định báo chỉ có quyên lực thứ mấy trong xã hội

1.6 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta:

Trang 10

Điều 4 Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13, Luật sửa đôi, bố sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 63/2020/QH14 quy định Hệ thông văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:

1 Hiến pháp

2 Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội

3 Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa

Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tô quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

4 Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

5 Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch

Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

6 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

7 Nghị quyết của Hội đồng Thâm phán Tòa án nhân dân tối cao

§ Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước

9, Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tông Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

10 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh)

11 Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

12 Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính -

kinh tế đặc biệt

13 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện)

Trang 11

14 Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện

15 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trần (sau đây gọi chung là cấp xã)

16 Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã

1.7 Liên hệ thực tiễn

Bạn có đông tình với ý kiến cho rằng mạng xã hội là quyên lực thứ năm hay không? Cho ví dụ chứng mình quan điễm của bạn

Em không đồng tình với ý kiến cho rằng mạng xã hội là quyền lực thứ năm

Vì đã không có sự phân lập của 3 quyên thì cũng không có căn cứ để nói đến báo chí là quyền thứ tư hay mạng xã hội là quyền lực thứ năm

Ví dụ: Ngày 11/1/2023, mạng xã hội lan truyền clip và thông tin vụ việc nữ sinh HUFLTT nghi bị xâm hại tình dục khi đang tham gia học kỳ quân sự tại Trung tâm giáo dục Quốc phòng - An ninh (thuộc Trường Quân sự Quân khu 7) Tuy nhiên, sau khi công an vào cuộc điều tra, thì đây là thông tín bia đặt, không đúng sự thật Tiếng la hét trong clip là do sự tranh chấp, mâu thuẫn giữa 2 nữ sinh cùng phòng Sau đó, các bên liên quan, nhà nước và giới báo chí đã tổ chức họp báo để đính chính sự thật, trấn an dư luận Vay ma sau do nhiều cư dân mạng vẫn không tin, cho rằng đây là hành động che giấu tội phạm giữ gìn danh tiếng cho bộ Quốc phòng Đồn thôi răng buổi họp báo mặc dù có đầy đủ nhân chứng, chứng cứ là sự sắp xếp Nhưng vi mạng xã

hội là nơi không hội tụ đủ quyền lực đề khiến cho vụ việc diễn ra theo những

gì được thể hiện trên đó Và dẫu có lớn mạnh đến đâu, những sự việc diễn ra trên mạng xã hội cũng chỉ là những ý kiến chủ quan của một bộ phận cư dân mạng, rồi những tin đồn, ý nghĩ, cảm nghĩ của họ trên mạng xã hội cũng sẽ nhanh chóng bị lãng quên, không để lại bất cứ tác động nào đến sự thật được pháp luật minh chứng, bảo vệ

PHAN II PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC

2.1 Khái niệm

Khái niệm đạo đức: là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhăm điêu chỉnh, đánh giá hành vị của con người đôi với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã hội

Từ "đạo đức" có gốc từ La-tinh Morality (luận lý) - bản thân mình cư xử và gốc từ Hy Lạp Ethigos (đạo lý) - người khác muốn ta hành xử và ngược lại ta muon ho

Trang 12

- “Ở Trung Quốc, "đạo" có nghĩa là đường đi, đường sống của con người,

“đức” có nghĩa là đức tính, nhân đức, các nguyên tắc luân lý

- - Từ giác độ khoa học, "Đạo đức là một bộ môn khoa học nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái đúng - cái sai, triết lý về cái đúng - cái sai, quy tắc hay chuân mực chi phôi hành vị của các thành viên cùng một nghệ nghiệp 2.2 Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức

Đặc điểm của đạo đức

Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có đặc điểm:

- Đạo đức có tính giai cấp, tỉnh khu vực, tính địa phương

- Nội dung các chuẩn mực đạo đức thay đổi theo điều kiện lịch sử cụ thẻ

2.3 Vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ Hành vị vị phạm pháp luật phải được quy định trong các văn bản pháp luật, có thể là luật, nghị định, thông tư,

VỊ phạm đạo đức là hành vi trải với các chuẩn mực đạo đức xã hội, xâm phạm đến các giá trị đạo đức được xã hội thừa nhận Hành vi vi phạm đạo đức không nhất thiết phải được quy định trong các văn bản pháp luật, nhưng nó vẫn bị

xã hội lên án và phê phán

2.4 Đạo đức nghề nghiệp

- _ Khái niệm: Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức trong một lĩnh vực cụ thê trong đạo đức chung xã hội Đạo đức nghề

Trang 13

nghiệp bao gồm những yêu cầu đạo đức đặc biệt, các quy tắc và chuân mực trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, nhằm điều chỉnh hành vi của các thành viên trong nghề nghiệp đó sao cho phù hợp với lợi ích và sự tiễn bộ của xã hội

các lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp đặc thù: nghề giáo, nghề y, nghề báo, nghề luật sư, công chức tư pháp Tất cả những nghề này đều có đối tượng phục vụ là con người

2.5 Đạo đức nghề báo

-_ Khái niệm: Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp và xã hội Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là “những quy định đạo đức không được ghi trong đạo luật, nhưng được chấp nhận trong giới báo chí và được duy trì bởi sức mạnh của dư luận xã hội, bởi các tổ chức sáng tạo nghề nghiệp, đó là những nguyên tắc, những quy định và những quy tắc

về hành vi đạo đức của nhà báo

- _ Tâm quan trọng của đạo đức nghề báo:

+ Nghề báo được ví là nghề “mắt sáng, lòng trong, bút sắc” bởi những người viết báo phải là những người trực tiếp đi, trực tiếp nghe, trực tiếp nhìn những sự việc, sự kiện diễn ra, vì vậy báo chí trở thành một bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người Tác động đến nhiều người, nhiều tầng lớp, nhiều lĩnh vực trong cuộc sống

+_ Để thực hiện tốt những sứ mệnh cao quý của nghề báo, các nhà báo trước tiên cần phải rèn luyện cho mình phẩm chất đạo đức vững vàng, không thê

sa đọa vào bất kỳ các yếu tổ sai trái, yêu tô lợi ích nào, không đề quyên lực hay đồng tiền phù phiém chi phối mà bẻ cong ngòi bút Đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp người làm báo nhìn nhận rõ được hướng đi nghề nghiệp của bản thân, nhìn nhận được vấn đề đúng sai, vi phạm pháp luật đạo đức để rồi sáng tạo nên một tác phâm báo chí sao cho đúng với luân thường đạo lý, đúng với pháp luật Điều này cũng đòi hỏi người viết báo có cái nhìn phản biện, dám phê phán cái sai, cái xấu, sẵn sảng đấu tranh ủng hộ cái đúng và hướng người đọc đến với những điều tốt đẹp

Trang 14

- _ tuân thu trong đạo đức nghề báo lại Việt Nam:

+ Nghề báo là một nghề cao quý, việc tuân thủ đạo đức khi hành nghề sẽ giúp nhà báo luôn trong tâm thé tự tin, có được sự tôn trọng của mọi người, + Cơ quan báo chí tuân thủ là điều kiện sống còn để phát triển bền vững Bên vững đơn giản là bạn có thể tiếp tục công việc đó trong tương lai Nếu không tuân thủ, sẽ dẫn đến các hậu quả như: Bị xử lý theo quy định của pháp luật; Tôn thất danh dự và tài chính; Mất uy tín của các nhân và cơ quan báo chí; Mất cơ hội phát triển cá nhân

2.6 Đạo đức kinh doanh

- Khái niệm: Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực

có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thê kinh doanh Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dung vao trong hoạt động kinh doanh

- _ Đạo đực kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp:

Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh - do kinh

doanh là hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong

ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giống các hoạt động khác:

+ Tinh thực dụng, sự coi trọng hiệu quả kinh tế là những đức tính tốt của giới kinh doanh nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế hoặc sang các quan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha mẹ, con cái thì đó lại

là những thói xấu bị xã hội phê phán

+ Song cân lưu ý rằng đạo đức, kinh đoanh vẫn luôn phải chịu sự chỉ phối bởi mot hé gia tri va chuẩn mực đạo đức xã hội chung

- _ Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh:

+ Tính trung thực: Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm, trung thực trong chấp hành luật pháp của Nhà nước, không làm

ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán

những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phục mỹ tục, trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, ký kết) và người tiêu dùng, không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhân hiệu nổi

Trang 15

tiếng, vi phạm bản quyên, phá giá theo lối ăn cướp, trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt két, “chiếm công vi tư” Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tôn trọng phẩm giá, quyên lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác Đối với khách hàng, tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng Đối với đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ

Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gần với trách nhiệm xã hội

+ Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt

-_ Đối trong diéu chinh ctia dao đức kinh doanh:

+ Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh là chủ thể hoạt động kinh doanh Theo nghĩa rộng, chủ thể hoạt động kinh doanh gồm tất

cả những ai là chủ thê của các quan hệ và hành vi kinh doanh Tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh: Đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành vi đạo đức của tất cả các thành viên trong các tổ chức kinh doanh (hộ gia đình, công ty, doanh nghiệp, tập đoàn) như ban giám đốc, các thành viên hội đồng quản trị, công nhân viên chức Sự điều chỉnh này chủ yếu thông qua công tác lãnh đạo, quản lý trong mỗi tô chức đó Đạo đức kinh doanh được gọi là đạo đức nghề nghiệp của

họ

Khách hàng của doanh nhân: Khi là người mua hàng thì hành động của họ đều xuất phát từ lợi ích kinh tế của bản thân, đều có tâm lý muốn mua rẻ và được phục vụ chu đáo Tâm lý này không khác tâm

lý thích "mua rẻ, bán đắt của giới doanh nhân, do vậy cũng cần phải

có sự định hướng của đạo đức kinh doanh, tránh tinh trạng khách hàng lợi dụng vị thế "Thượng đế" để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của doanh nhân, làm xói mòn các chuân mực đạo đức Khẩu hiệu "bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái mình có" chưa hắn đúng! Nhận diện các vấn đề đạo đức kinh doanh:

Trang 16

Đề việc nhận diện các vẫn đề đạo đức được thuận lợi, có thê tiễn hành theo trình tự các bước sau đây:

+ Thứ nhất là xác minh những người hữu quan Đối tượng hữu quan có thê là bên trong hoặc bên ngoài, tham gia trực tiếp hay gián tiếp, lộ diện trong các tình tiết liên quan hay tiềm ân

+ Thứ ba là xác định bản chất vấn đề đạo đức Việc xác định bản chất

van dé dao đức có thể thực hiện thông qua việc chỉ ra bản chất mâu thuẫn Do mâu thuẫn có thể thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau như quan điểm, triết lý, mục tiêu, lợi ích, việc chỉ ra bản chất mâu thuẫn chỉ có thê thực hiện được sau khi xác minh mối quan hệ giữa những biểu hiện này

Chuẩn mực của đạo đức kinh doanh trong kinh tế - xã hội:

Nghĩa vụ về đạo đức:

+ Nghĩa vụ về đạo đức trong trách nhiệm xã hội liên quan đến những hành vi hay hành động được các thành viên tô chức, cộng đồng và xã hội mong đợi hay không mong đợi nhưng không được thể chất hòa thành luật

+ _ Nghĩa vụ đạo đức trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thê hiện thông qua các tiêu chuẩn, chuân mực, hay kỳ vọng phản ánh mối quan tâm của các đối tượng hữu quan chủ yếu như người tiêu dùng, người lao động, đối tác, chủ sở hữu, cộng đồng Nói cách khác, những chuẩn mực này phản ánh quan niệm của các đối tượng hữu quan về đúng - sai, công bằng, quyền lợi cần được bảo vệ của họ

+ Nghĩa vụ đạo đức của một doanh nghiệp được thê hiện rõ qua thông qua những nguyên tắc và giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh vả chiến lược của một doanh nghiệp, việc tạo lập một bầu không khí đọa đức đúng đắn trong tổ chức có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi đạo đức của các thành viên Nghĩa vụ về nhân văn:

+ Nghĩa vụ về nhân văn trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp liên quan đến những đóng góp cho cộng đồng và xã hội

Trang 17

+ Những đóng góp của doanh nghiệp có thê trên bỗn phương diện nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ bởi gánh nặng cho Chính phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên và phát triển nhân cách đạo đức cho người lao động

+ Giúp đỡ những người bất hạnh hay yếu thế cũng là một lĩnh vực nhân đạo được các doanh nghiệp quan tâm

+ Đóng góp cho việc nâng cao chất lượng giáo dục không chỉ là nghĩa

vụ nhân đạo đối với doanh nghiệp mà còn được coi là các “khoản đầu

tư khôn ngoan cho tương lai" của các doanh nghiệp

+ Nhân đạo chiến lược đã trở thành một khái niệm được các doanh nghiệp vận dụng củng cô và phát triển lợi ích lâu dài đa phương của những đối tượng hữu quan chính, trong đó có bản thân doanh nghiệp Mặc dù vậy, nhân đạo chiến lược cũng bị phê phán là một công cụ chiến lược đưới vỏ bọc của các hoạt động nhân đạo

- Đạo đực kinh doanh và trách nhiệm xã hội:

+ Khái niệm “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội" thường hay

bị sử dụng lẫn lộn Trên thực tế, khái niệm trách nhiệm xã hội được

nhiều người sử dụng như là một biểu hiện của đạo đức kinh doanh Tuy nhiên, hai khái niệm này có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau +_ Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội về tính liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của các tốt chức phải vượt xa cả sự tuân thủ các luật lệ va quy dinh Trach nhiệm xã hội bao gồm đạo đức kinh doanh liên quan tới việc tăng lợi nhuận Đạo đức của doanh nghiệp cũng được coi là lý do quan trọng giải thích tại sao khách hàng tránh không mua sản phâm của doanh nghiệp đó

+ Khi vận dụng đạo đức vào kinh doanh, cần có những quy tắc riêng, phương pháp riêng, các trách nhiệm ở phạm v1 và mức độ rộng tãi lớn hơn trách nhiệm xã hội

Trang 18

2.7 Đạo đức PR

Trong hoạt động thực tiễn của PR, hành vi đạo đức vừa liên quan đến cá nhân các nhà hoạt động PR, vừa liên quan đến các tô chức nơi họ làm việc Vì vậy, các nhà hoạt động PR phải quan tâm đến đạo đức nghề nghiệp và đạo đức của chính bản thân mình, cũng như đạo đức của tô chức nơi họ làm việc

Seib va Fitzpatrick (1995) chi ra 5 nhiém vụ của các chuyén gia PR liên quan đến: cá nhân, khách hàng, nhà quản lý, những người trong nghề và xã hội

Nhân viên PR có thể xem bảng liệt kê những nhiệm vụ đó như một chỉ dẫn

khi phải đối mặt với một tình thế khó xử về đạo đức:

- Điều đầu tiên là phải nhìn nhận lại mình ở các giá trị đạo đức Các giá trị này sẽ

giúp đưa ra các quyết định dựa trên những øì bạn thực sự tin là đúng hay sai

- Sau yếu tố cá nhân là khách hàng, hoặc tổ chức Là một chuyên gia PR, bạn cần phải hỗ trợ các đồng nghiệp và có trách nhiệm với những người trong nghề Cuối cùng, xã hội là bộ phận cầu thành quan trọng cho các quyết định về đạo đức Các nhà hoạt động PR phải phục vụ lợi ích của công chúng Đề làm được điều

đó, nhà hoạt động PR phải tự hỏi mình: “Liệu quyết định của mình có đem lại lợi ích cho xã hội hay không, ngay cả khi làm hại đến bản thân, khách hàng, ông chủ hoặc đồng nghiệp của mình?”

Nhiều tình huỗng liên quan đến đạo đức không dễ xử trí Có những tỉnh

huống rất phức tạp liên quan đến những quyết định xem điều gì là đúng hay sai, hoặc những tình huống đòi hỏi phải đưa ra một lựa chọn những giải pháp không mong muon

Trong xã hội hiện nay, vai trò của PR là phải xây dựng cầu nỗi với công chúng, xây dựng các mối quan hệ thân thiết với các nhóm công chúng khác nhau để tạo nên một môi trường kết nối cho các doanh nghiệp, các tổ chức Chính phủ, và các cơ quan, tô chức khác hoạt động Đề đạt được mục đích, những tổ chức này cần phát triển các mối quan hệ hiệu quả với các nhóm công chúng như các nhân viên, các thành viên, các khách hàng, các cộng đồng địa phương, các cô đông và công chúng nói chung

Trang 19

Hoạt động PR tốt nhất đó là phục vụ các quyên lợi của công chúng băng việc thúc đây mạnh mẽ hiểu biết lẫn nhau giữa tô chức với các nhóm công chúng của nó, góp phần cung cấp thông tin, chuẩn bị tài liệu cho các cuộc tranh luận về các vấn đề

xã hội và làm cho cuộc đối thoại trực tiếp giữa tô chức và các nhóm công chúng dễ dàng và thuận lợi Việc này có tác dụng giúp những xã hội có tính phức tạp va da nguyên đạt được những quyết định và chức năng hiệu quả hơn, băng việc mang lại

sw hoa hợp giữa các chính sách tư nhân và các chính sách công cộng

Đạo đức đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra sự ưu việt của tô chức Các nhà hoạt động PR phải đứng ở tuyến đầu của phong trào thực hiện các hoạt động đạo đức của các tô chức, bởi vì các chiến dịch PR thường la về các vấn đề quan trọng của cộng đồng

Các nhà hoạt động PR có thể liên quan đến các hoạt động có ảnh hưởng đến cuộc sông của rất nhiều người - ví dụ, khuyến khích các lái xe giảm tốc độ, không phóng nhanh vượt âu, đội mũ bảo hiểm, hoặc quảng bá rộng rãi tiết kiệm điện Những hành động và thông điệp của PR có ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội xung quanh Những tổ chức được đánh giá và danh tiếng của họ được ưa chuộng khi các hành vi và thông điệp của họ phù hợp với mong muốn, nguyện vọng chính đáng của các cô đông

Kinh nghiệm cho thấy, các nhà hoạt động PR - những người dựa vào các nguyên tắc đạo đức để đưa ra quyết định và những lời khuyên cho công tác quan ly, điều hành thì ngày càng có khả năng đóng vai trò quan trọng hơn trong các quyết

định và hoạt động quản lý, điều hành (Grunig, 1992: 309)

2.8 Liên hệ thực tiễn

Là sinh viên bạn có đặt ra yêu câu với bản thân mình là phải chấp hành nghiêm pháp luật và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, quy tắc ứng xử trong xã hội không?

Vi sao?

- V6i cuong vi là sinh viên khoa Báo chí và Truyền thông em luôn đặt ra yêu

cầu với bản thân mình là phải chấp hành nghiêm pháp luật và tuân thủ các

nguyên tắc đạo đức, quy tắc ứng xử trong xã hội

- Vi:

Trang 20

+ Thứ nhất, đối với việc chấp hành nghiêm pháp luật thì dẫu cho là sinh viên,

hay bất kì ai, đã là một công dân của một quốc gia thì tuyệt đối phải có nghĩa

vụ tuân thủ luật pháp của quốc gia đó đã ban hành Đây là một việc làm cơ bản, tôi thiểu của một công dân Việc không chấp hành pháp luật sẽ dẫn tới việc không thể nào trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, đất nước

Và theo em, trách nhiệm cơ bản của một công dân mà còn không tuân thủ được thì đừng nói đến việc tuân thủ các quy tắc ở các tô chức có quy mô nhỏ hơn như công ty, cơ quan, trường học

+ Thứ hai, đối với việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, quy tắc ứng xử trong

xã hội điều này không những giúp cho bản thân mình trở thành người có thái

độ sống tích cực, mà còn giúp bản thân rèn giũa được rất nhiều đức tính, cử chỉ theo một chuân mực đúng đắn, một cung cách tốt đẹp Ngoài ra, khi bản thân mình là người có nguyên tắc đạo đức, quy tắc ứng xử thì sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng, tin tưởng, tín nhiệm Từ đó, có thể tạo ra được nhiều mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống, có cơ hội được học hỏi, trau dồi phát triển bản thân Hơn nữa, đối với một số doanh nghiệp và bản thân em luôn đề cao “thái độ” hơn “trình độ” Vì “trình độ” có thê đào tạo qua thời gian, nhưng còn “thái độ” phụ thuộc rất nhiều vào bản thân của người đó, nên rất khó để thay đổi Do vậy, người có “thái độ” đúng đắn, hòa nhã với đồng nghiệp, nhiệt tình với tổ chức sẽ dé dàng phát triển và cống hiến được nhiều cho một tập thể hơn Nên một nhân viên có thái độ tốt sẽ được các doanh nghiệp, công ty, nhà tuyên dụng ưu ái hơn

+ Thứ ba, có thể sâu xa hơn là việc mình chấp hành, tuân thủ những điều đó không chỉ thể hiện phẩm chất đạo đức, tính cách, nếp sống của bản thân, mà

nó còn đại điện cho sự giáo dục của gia đình, nhà trường Nên nhất định, em phải luôn chấp hành nghiêm pháp luật và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, quy tắc ứng xử xã hội Vì nếu bản thân em có những hành động không đúng dan, c6 thé sé anh hưởng đến danh tiếng của nhà trường, danh dự của gia đình Đây không phải là một việc quá khó, nhưng cũng không mấy dễ dàng Nhưng em tin rằng khi em thực hiện tốt những điều này, em sẽ tiến được thêm vài bước trên con đường trở thành một công dân tốt, một công dân có ích cho xã hội, một công dân toàn câu Và cuối củng, cũng phân nao đóng

Trang 21

góp một phần giá trị đạo đức, nếp sống tốt đẹp cho gia đình, nhà trường, xã

hội, dân tộc

- Hay lay vi du:

+ 1 hanh vi vi phạm đạo đức xã hội nhưng chưa đến mức vì phạm pháp luật:

Ví dụ: Một sinh viên nói xấu, chê bai giảng viên với một đám bạn trong øroup chat, dùng những từ ngữ tục tu, hỗn xược đối với giảng viên đó

=> Trong trường hợp này, sinh viên đã vi phạm đạo đức xã hội khi không có thái độ tôn trọng đối với giảng viên Điều này không phù hợp với truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của người Việt ta Nhưng hành vi này chưa đến mức vi phạm pháp luật +] hành vị vừa vì phạm pháp luật vừa vì phạm đạo đức xã hội:

Vị dụ: Một sinh viên đăng bài trên trang Facebook cá nhân hay Fanpage Confession của trường, đề bịa chuyện không có thật nói xấu một giảng viên vì bực tức giảng viên này đã cho mình điểm thấp

=> Trong trường hợp này, sinh viên vừa vi phạm đạo đức khi không có thái độ tôn trọng đối với giảng viên mà còn vi phạm pháp luật về tội vu khống, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của người giảng viên đó căn cứ theo điểm d khoan | Điều 8

Luật An ninh mạng 2018

PHAN III: DAO DUC PR

3.1 Nghề truyền thông

3.1.1 Giới thiệu chung:

Phân biệt báo chí-truyền thông:

cơ bản thuộc về xã hội dân sự, và được sử dụng chung là truyền thông, giới truyền thông

- — Trong khi đó, ở Việt Nam, báo chí là cơ quan ngôn luận của các tổ chức trong

hệ thống chính trị; còn truyền thông có thể được hiểu rộng hơn - là truyền thông xã hội, mạng xã hội

giản là như vậy thôi Nhưng tại sao phải có truyền thông?

+ Vì trong cuộc sông bình thường, tất cả mọi người đều có những thông điệp cần truyền thông Nhu cầu này cao đến mức phát triển thành một ngành

Trang 22

(Industry) và thậm chí có nhiều doanh nghiệp chuyên về tổ chức các hoạt động truyén théng (Agency)

- Người làm truyền thông là một storyteller (tạm dịch: người kế chuyện), tức người xây dựng, sáng tạo và kế câu chuyện đó Như vậy, làm truyền thông là làm người

kế chuyện, tham gia sáng tạo và đưa câu chuyện đấy đến các đối tượng mục tiêu của thương hiệu, cá nhân, tô chức

- David Ogilvy, nguoi duoc xem 1a “cha đẻ” của marketine hiện đại và người sáng lap agency quang cao Ogilvy & Mather, phat biểu: “Thương hiệu là một lời hứa

Danh tiếng là tồn tại xứng đáng với lời hứa đã cam kết”

- _ Truyền thông không gắn liền hoàn toàn với bán hàng Truyền thông không thể nào ép người khác mua sản phẩm mà chỉ tạo ra sự quan tâm vả từ sự quan tâm yêu thích đó, khán thính giả sẽ nghĩ đến chuyện mua hàng Lưu ý là lồng ghép quá nhiều yếu tổ mua hàng vào truyền thông hay quảng cáo dễ dẫn tạo tác động nguoc

- Tóm lại, làm truyên thông là làm người kê chuyén, tham gia sang tạo và đưa câu chuyện đây đên các đôi tượng mục tiêu của thương hiệu, cá nhân, tô chức => Người làm truyền thông chính là một Storyteller

3.1.2 Chức năng của truyền thông

Truyền thông tồn tại để giúp cho doanh nghiệp kể lại câu chuyện của thương hiệu và bảo vệ danh tiếng của thương hiệu Có 4 chức năng chính của truyền thông:

- Tang su nhan biét

- _ Xây dựng tầm ảnh hưởng cho cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ

- _ Xây dựng và kết nỗi cộng đồng

Trước hết, nói đến chức năng của truyền thông thì phải nói đến sự tạo độ nhận biết Truyền thông là quá trình kể chuyện để tạo sự nhận biết trong khách hàng Qua câu chuyện và thông điệp, người làm truyền thông sẽ cho khách hàng biết được thương hiệu của doanh nghiệp, và thương hiệu này chào bán sản phẩm gi, đưa ra thông điệp gì

Trang 23

Thứ hai, truyền thông giúp doanh nghiệp xây dựng tầm ảnh hưởng Doanh nghiệp kê câu chuyện đề tăng niềm tin, làm cho khách hang tin cậy

Thứ ba, truyền thông có khả năng định hướng và thay đôi dư luận Hiện nay, truyền thông thường xuyên được sử dụng với mục đích định hướng và thay đôi dư

luận, giúp doanh nghiệp ngăn ngừa và giải quyết khủng hoảng

Thứ tư, truyền thông giúp các thương hiệu xây dựng và kết nhóm cộng đồng Đối với những thương hiệu hoàn toàn mới và chưa có ai sử dụng, cũng như chưa có nhóm người hay cộng đồng nhất định sử dụng và lan truyền thương hiệu đó, truyền thông và quảng cáo sẽ phát huy tính xây đựng và kết nhóm cộng đồng cho thương hiệu

3.1.3 Sự tiến hóa của ngành truyền thông:

a) Những ngày đâu:

Nhìn lại lịch sử phát triển của truyền thông ở Việt Nam, do đi tắt đón đầu nên

không trải qua quá nhiều giai đoạn phát triển như thế giới Khi vào Việt Nam, ngành truyền thông có 3 phân mảng là Quảng cáo > Sự kiện > Quan hệ công chúng: xếp theo doanh thu, độ yêu thích và mức độ mọi người nghĩ nó quan trọng

- Quảng cáo: luôn được mọi người nghĩ đến đầu tiên và hay bị nhằm lẫn với truyền thông Tuy nhiên, người Việt thường chỉ được tuyển dụng vào vị tri “account” (chăm sóc khách hàng) hay “designer” (thiết kế đồ họa) Quảng cáo trong giai đoạn này thường là quảng cáo trên báo, hoặc bằng các phương tiện truyền thông đại chúng như tờ rơi, áp phích, biển quảng cáo

- Tổ chức sự kiện: Phát triển rất nhanh, thậm chí là xu hướng Nhưng hoạt động tại thị trường VN nên luôn cần nhân sự VN thực hiện Cách đây hơn mười năm, td chức sự kiện được xem là một xu hướng nganh nghé rat “ngau” Phan nganh nay thu hút giới trẻ bởi sự hấp dẫn và yêu cầu về sự sáng tạo và năng động trong công việc Đặc thù của tổ chức sự kiện gắn với pháp luật, văn hóa và các yêu tô bản địa nên hau hết nguồn nhân lực trong ngành đều là người Việt Tô chức sự kiện giúp quảng bá thương hiệu, lan tỏa câu chuyện đến công chúng, giúp thúc đây về mặt

kinh tế.

Trang 24

- PR: Đây là phân ngành chiếm thị phần rất nhỏ trong ngành truyền thông thời bấy

giờ tại Việt Nam Một mặt là vì PR còn mới mẻ và khó; mặt khác là do Việt Nam chưa có một chương trình đào tạo chuẩn về PR Thêm vào đó, người nước ngoài chưa thê nắm bắt tình hình thị trường, quan hệ báo chí ở Việt Nam

Một số ngạch đáng chú ý trong ngành truyền thông Việt Nam gồm:

- Digital/Social: kết hợp các nguyên tắc truyền thông, quảng cáo vả công cụ marketing kỹ thuật số nhằm truyền tải thông điệp trên mạng xã hội

- CRM (Customer Relationship Management): quản lý các hoạt động tương tác chăm sóc khách hàng dựa trên các dữ liệu có sẵn, đồng thời sao lưu lại các đữ liệu mới

- Commerce: làm truyền thông nhưng tập trung vào thúc đây hành vi mua hàng cho một doanh nghiệp hay thương hiệu nào đó

- Experience: Experience ra đời đề giúp thương hiệu tạo ra những trải nghiệm riêng biệt, mới mẻ, sáng tạo cho từng đối tượng khách hàng, giúp doanh nghiệp đào tạo nhân viên về cách phục vụ khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm mới Các

DN dựa vao Internet dé dé dang hiểu được sở thích, nhu cầu của một cá nhân, điều

mà trước đây không làm được

- E-commerce: xây dựng và triển khai các chiến lược để lôi kéo khách hàng thực hiện hành vi mua và tương tác với các hàng hóa tai trang E-comm của mỉnh.“Tech players” là những người dựa vào technoloey và innovation, sử dụng kênh truyền thông để thay đổi hành vi xử lý và tiếp nhận thông tin của người tiêu dùng

Trang 25

“Commerce players” là những người hoạt động trong phân mảnh E-commerce - các sản thương mại điện tử

- Influencer Marketing: la mot trong những phân mảnh đặc trưng ở Việt Nam bởi thị trường mang tính định hướng, với lượng người tiêu dùng đa số là dân số trẻ, cởi mở

và thường chạy theo hiệu ứng đám đông

3.1.4 Phân mảng chuyên môn

Chị Nguyễn Trà Linh - giám đốc điều hành T&A Ogilvy đã phân truyền

thông thành bốn mảng chính mà chị gọi là “tứ tấu chuyên môn”, bao gồm: Quản trị kinh doanh, tư vân chiên lược, sáng tao va quan tri dy an

® Tư vấn chiếm lược

Hiện nay, Việt Nam đang thiếu nhân sự một cách trầm trọng về phân mảng nảy Phân mảng tư vấn chiến lược đòi hỏi sự đầu tư về trí óc, nguoi tu van chiến lược phải có tư duy phân tích logic, luôn luôn cập nhật về xu hướng và những sự đổi mới trong lĩnh vực truyền thông Khi khách hàng đưa ra yêu cầu, các chuyên gia tư vẫn chiến lược phải tìm hiểu, thu thập thông tin nhanh nhất có thê và đưa ra định hướng toàn bộ kế hoạch cho khách hàng

- Quan tri kinh doanh

Trước đây, mỗi khi nhắc đến truyền thông, chúng ta sẽ nhắc đến sự sáng tạo Chính

vì vậy mà những sản phẩm truyền thông cũng trở thành sản phẩm nghệ thuật, những người tiêu dùng không có quyên đòi hỏi, từ chối hay trả giá Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhu cầu của con người ngày càng nhiều, họ cũng có nhiều sự lựa chọn hơn khi muốn sở hữu một sản phẩm truyền thông nào đó Hiện nay, có hai yêu cầu

tiên quyết đối với một sản phẩm truyền thông, chính là tính khả thi va chi phi thấp,

tức là tổ chức được những chiến dịch truyền thông ấn tượng mà vẫn không tốn nhiều tiền Chính vì vậy, những người làm truyền thông phải đưa ra những giải pháp

mang đến một hiệu quả nhất định Đó chính là nhiệm vụ của mang Quản trị kinh

doanh Những người làm ở phân mảng này đòi hỏi phải có một tư duy thực tế, là những người tham gia vào câu chuyện của doanh nghiệp, có nghiên cứu và hiểu biết

về sản phẩm, về kinh doanh, sáng tạo ra được những chiến dịch không xa rời thực

tế Không những vậy, người làm việc ở phân mảng này còn quản trị phần vận hành

Trang 26

của đội nhóm, quản trị dự án đề có được năng suật làm việc phù hợp và những chiến dịch truyền thông chất lượng

- Sang tao

Sáng tạo đường như là yếu tố hoàn toàn không thé thiếu trong ngành truyền thông,

nó quyết định hướng đi cũng như là sự hấp dẫn và độc đáo của mỗi sản phẩm hay chiến dịch Trước đây, về cơ bản sáng tạo chỉ có hai ngạch chính là copywriting và

hình ảnh

- Copywriting là ngạch chủ trọng mặt nội dung Một người ở vị trí như “semior copywriter” hoặc giám đốc sáng tạo cần có khả năng sáng tạo ý tưởng vả tự định hướng nội dung Còn một “copywriter” quản lý nội dung dựa trên ý tưởng và yêu cầu của khách hàng như viết kịch bản, lời bài hát thì bị cạnh tranh với các phóng viên, nhạc sĩ, những người có chuyên môn mà khách hàng yêu câu

- Nình ảnh đòi hỏi sự đào tạo bài bản, chuyên nghiệp về tư duy thâm mỹ và thiết

kế Truyền thông phát triển khiến cho ngạch hình ảnh cũng đa dạng hơn với 3D, video, animation

Hiện nay, công nghệ phát triển dẫn đến sự xuất hiện của ngạch mới trong mảng sáng tao, do chinh la Creative Technologist Phan manh nay doi hoi ca khả năng sáng tạo

y tuong va nén tang céng nghé nham cung cap cho khach hang cac giai phap dam bảo về mặt nội dung cũng như kỹ thuật

ra các phản hồi, bồ trí nhân sự và sắp xếp dòng tài chính phủ hợp

Trang 27

3.1.5 Yêu cầu đối với người làm truyền thông:

Truyền thông liên quan mật thiết đến sự phát triển của xã hội, giúp con người

có thể tương tác với nhau một cách tốt hơn Do đó, người làm truyền thông phải có những kỹ năng thiết yếu, kiến thức chuyên môn vững và thái độ phù hợp

- _ Yên cầu về kỹ năng

Về kỹ năng, Marjorie North, giáo sư Đại học Harvard cho rằng: “Để trở thành một người làm truyền thông tốt, bạn phải lắng nghe, quan sát, tô chức và kết nối”

Thứ nhất, yêu cầu kỹ năng đầu tiên đối với người làm truyền thông là lắng nghe Cần có kỹ năng lắng nghe bởi họ là những người chịu trách nhiệm tư vấn, nêu không lắng nghe sẽ không thể thu thập và chọn lọc thông tin, không thể sắp xếp thông tin đề đặt câu hỏi cần thiết

Thứ hai là kỹ năng quan sát Người làm truyền thông không thể vừa bắt tay vào việc là ngay lập tức đưa ra những nhận định, bởi vì những nhận định đưa ra

ngay tại thời điểm đó không phải là những nhận định tối ưu nhất có thể Chính vi

vậy mà người làm truyền thông cần phải có kỹ năng quan sát để nhìn thấy những mỗi tương quan nhất định trong vấn đề, đồng thời, quan sát để có thể đặt câu hỏi vì sao Đây cũng là kỹ năng cần thiết trong quá trình làm tư vẫn Kiến thức từ Tâm lý học và Xã hội học sẽ rất cần thiết để phân tích tỉnh huống

Thứ ba là kỹ năng tô chức Đây là một công việc cần thiết trong quá trình hoạt động trong lĩnh vực truyền thông tủy vào khả năng mỗi người Tuy nhiên, tổ chức ở đây không phải là sắp xếp công việc đơn thuần ma la your thinking preference Thinking preference nghĩa là xác định bản thân mình có khả năng riêng, đặc biệt là gì Sau đó, sắp xếp bản thân vào đúng vị trí để phát triển khả năng đó Thứ tư là kỹ năng kết nối Những người làm trong lĩnh vực truyền thông không nhất thiết phải sôi nôi, hướng ngoại, tuy nhiên, họ nên tham gia vào một câu lạc bộ hay một cộng đồng, một nhóm người nhất định Điều đó giúp những người làm truyền thông có thê tăng khả năng giao tiếp, kết nối với mọi người

Trang 28

- _ Yên cầu về chuyên môn

- Tiếng Việt: Hiện nay, tiếng Việt của giới trẻ rất yếu, kém phong phú Hầu hết đều

bị cuốn vào thứ ngôn ngữ internet và những xu hướng ngôn ngữ trendy Trong khi các doanh nghiệp rất cần tuyên dụng những người có khả năng tiếng Việt tốt và đặc biệt khi làm tư vấn truyền thông thì phải có vốn từ phong phú, được hình thành qua luyện tập, trau dồi, phải viết ra được những gì bản thân thích một cách sâu sắc, có tâm, dùng từ ngữ thuần Việt (nếu viết chưa sâu sắc nghĩa là kiến thức xã hội còn yếu) Người làm truyền thông cần có nguồn tiếng Việt phong phú để truyền tải câu chuyện mình muốn kể một cách ngắn gọn và nhanh chóng nhưng van đảm bảo được

độ sâu do người xem dân thiếu kiên nhẫn

- Cập nhật về ngành: Đề trở thành một người làm truyền thông tốt, cần có sự cập nhật nhất định về ngành, tìm hiểu về những chuyên môn mà mình yêu thích đề đào sâu thêm, kiến thức sâu rộng ở một lĩnh vực nhất định nào đó sẽ giúp chúng ta có được những ý tưởng tốt và sự hiểu biết nhất định trong quá trình vận hành dự án

- Ngoại ngữ: Những người làm việc trong lĩnh vực truyền thông cũng cần có khả năng ngoại ngữ tốt, họ không chỉ dùng khả năng này để giao tiếp mà còn để cập nhật kiến thức về ngành nghề Thông thường, những kiến thức mới về truyền thông

sẽ xuất hiện sớm và đầu tiên ở nước ngoải, còn kiến thức trong vòng phạm vi nước

ta vẫn còn rất hạn chế, do đó sở hữu khả năng ngoại ngữ tốt sẽ có cơ hội tiếp cận với những kiến thức mới sớm hơn, giúp cho công việc hiệu quả hơn và bắt kịp xu hướng làm truyền thông trên toàn cầu

- Yêu cầu về tâm thể

Người làm truyền thông cần đáp ứng đủ ba tâm thế đó là: khiêm tốn, thật thà

và dùng cảm

- “Khiêm tốn” là yếu tố đạo đức tiên quyết không chỉ trong ngành truyền thông mà bất kì ngành nghề nào cũng đòi hỏi điều đó Tính khiêm tốn sẽ giúp con người có tâm lý lắng nghe, quan sát và phân tích trong quá trình tư vấn, tính khiêm tốn còn giúp chúng ta có tính thần học hỏi và tôn trọng những người khác

- Nhiều người lầm tưởng truyền thông là ngành nghề bất chấp cả sự thật đề “đôi trắng thay đen” nhằm bảo vệ danh tiếng của một cá nhân hay tô chức Tuy nhiên,

Trang 29

ngành nghề này cũng đòi hỏi người làm nghề có một tâm thế “thành thật”, thành

thật với chính bản thân mình và thành thật với các khách hàng của doanh nghiệp Nếu chúng ta “đổi trăng thay đen” thì có thể gây ra những khủng hoảng truyền

thông vô cùng khủng khiếp

- Ngoài ra, lĩnh vực truyền thông cũng là một lĩnh vực đây tính khắc nghiệt, chính

vì vậy mà nó đòi hỏi người làm nghề cũng phải có một tâm thế “đũng cảm” Bởi lẽ, nghề truyền thông là một nghề vất vả, vừa lao động chân tay vừa lao động trí óc Chúng ta không có một giờ giấc làm việc cô định nào mà tiến độ công việc sẽ tùy thuộc vào tiến độ dự án Ngoài ra, người làm truyền thông cũng đóng vai trò như một người trấn an tâm lý của tất cả các bên đang tham gia vào dự án “Dũng cảm” còn là yếu tô giúp người làm truyền thông vững vàng với lựa chọn nghề nghiệp ban đầu

3.1.6 Liên hệ thực tiễn

- Lựa chọn nghệ nghiệp tương lai của bạn là gì? Hãy nêu 3 vị trí công việc mà bạn

dự kiến sẽ làm sau khi ra trường phù hợp với sở thích và sở trường của bạn Đôi nét về bản thân mình, em thấy mình là người khá hòa đồng, vui vẻ, có khả năng giao tiếp khéo léo và có thê thích ứng với bất cứ môi trường nào một cách nhanh chóng, linh hoạt Tuy nhiên, do em có năng khiếu, thích thú mỗi thứ một ít nên em chưa thật sự tìm ra thứ mình yêu thích nhất Em vẫn đang có gắng thử thách

bản thân ở nhiều vị trí công việc khác nhau mỗi khi làm nhóm hay làm thêm, để tìm

ra cái mình đam mê Sau đây là 3 vị trí công việc mà em nghĩ mình có khả năng làm được trong tương lai:

+ Chuyên viên tư vấn chiến lược truyền thông doanh nghiệp: trong các ngách của ngành truyền thông em đang theo học, thì em thấy mỉnh phù hợp nhất với lĩnh vực “truyền thông doanh nghiệp” Bản thân em là người có cái nhìn khá khách quan, toàn điện, nên em nghĩ mình có thể đưa ra những chiến lược truyền thông đường dài, đúng đắn, có thể giúp doanh nghiệp phát triển bền vững Ngoài ra, em có sở thích theo dõi các doanh nghiệp, doanh nhân thành công trong sạch mà học hỏi cách tư duy, làm việc của họ Điều này cũng giúp cho em nuôi dưỡng tư duy, rèn luyện khả năng suy luận, tính toán

Trang 30

+ Cố vấn pháp lý và truyền thông: bản thân em là người có khả năng ứng biến linh hoạt và cũng khá khéo léo trong giao tiếp Với vai trò này, cần người có

tư duy nhạy bén, hiểu biết rõ về pháp luật, đề có thể xử lý khôn khéo những khủng hoảng truyền thông của doanh nghiệp thật sáng suốt, đúng đắn, đạo đức Khi nghe cô nói đến vị trí công việc nảy, em vô cùng hảo hứng và nếu không được cô đạy thì chắc em cũng sẽ không biết đến nó Đề đáp ứng yêu cầu công việc, thì đòi hỏi bản thân em trước hết có được tắm bằng đại học ngành Truyền thông và phải có thêm tắm bằng ngành Luật Nên nếu thật sự đam mê, em sẽ chính phục thêm bằng đại học thứ hai là ngành Luật để có thể

trở thành nhà cô vấn pháp lý và truyền thông chuyên nghiệp

+ Copywriter: mét céng việc khá mới và có thể chưa phô biến ở Việt Nam Copywriter là người làm công việc copywriting-quá trình tạo nên các nội dung tiếp thị, quảng cáo thuyết phục bằng con chữ giúp thúc đây khách hàng thực hiện mong muốn như mua hàng, truy cập, quyên góp Tóm lại, là người dùng con chữ đề khiến cho đối tượng khách hàng mục tiêu thực hiện I hành động nào đó Như em tìm hiểu, thi lam freelancer cho linh vuc nay cho các công ty nước ngoài được trả lương khá cao Không đòi hỏi bằng cấp, nhưng để trở thành copywriter giỏi thì người đó phải biết sử dụng thạo tiếng Việt và biết cách dùng tiếng Anh một cách tự nhiên như người bản xứ Hơn nữa, họ phải là những người rất tính ý, nắm bắt được tâm lý khách hàng, sử dụng ngôn từ điêu luyện, chau chuốt Trong tương lai gần, thì em sẽ cố găng học hỏi, trau dồi để thử sức ở vị trí công việc này

3.2 Các bộ quy tắc đạo đức truyền thông trên thế giới

3.2.1 Bộ quy tắc của Viện Quan hệ công chúng (PRIA)

- _ Khái niệm PRIA (Public Relations Institute of Australia) dịch là Quy tắc Đạo đức của Học viện Quan hệ Công chúng Úc PRIA là một cơ quan ngành nghề phục

vụ lợi ích của các thành viên Bộ quy tắc nảy lưu tâm đến trách nhiệm của những người làm trong ngành quan hệ công chúng phải chịu đối với cộng đồng cũng như đối với khách hàng và người sử dụng lao động của họ

- _ Nội dung: PRIA yêu cầu các thành viên tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về đạo đức hành nghê va năng lực chuyên môn Tât cả các thành viên có nghĩa vụ phải

Trang 31

hành động có trách nhiệm và chịu trách nhiệm về hành động của mình Quy tắc đạo đức sau đây ràng buộc tất cả các thành viên của PRIA:

1 Mọi thành viên đều phải đối xử công bằng và thành thật với ông chủ (người

sử dụng lao động), khách hàng và các khách hàng tiềm năng, với các đồng nghiệp bao gồm cấp trên và cấp dưới, với các chính khách, với các phương tiện truyền thông, với công chúng và với các thành viên khác của PRIA Mọi thành viên đều phải tránh thực hiện các hành động có khả năng gây tổn hại đến uy tín của bản thân, của Viện, của công ty/tô chức và khách hàng Mọi thành viên đều không được cố ý lan truyền tin giả hoặc thông tin gây

hiểu lầm và luôn đề tâm đề tránh vô ý thực hiện hành động đó

Ngoại trừ các yêu cầu ở Khoản 9, mọi thành viên đều phải đảm bảo việc bảo mật thông tin cho các công ty/tô chức và khách hàng ở hiện tại và cả trước đây, bao gồm các thông tin tuyệt mật về công việc kinh doanh, các phương pháp hoặc quy trình kỹ thuật trừ khi có lệnh của toà án có thâm quyên Không thành viên nào được đại diện cho các lợi ích xung đột cũng như, khi không có sự đồng thuận của các bên liên quan, đại diện cho các lợi ích cạnh tranh

Mọi thành viên đều không được đề xuất hoặc đồng ý rằng phí tư vấn hoặc thủ lao khác của họ hoàn toàn phụ thuộc vào việc đạt được các kết quả cụ

Trang 32

10 Mọi thành viên đều phải tránh các khẳng định sai, gây hiểu lầm hoặc phóng đại trong quảng cáo và tiếp thị cũng như dịch vụ và trong các yêu cầu chuyên môn và phải tránh bình luận hoặc thực hiện các hành vì gây tôn hại đến danh tiếng chuyên môn, việc hành nghề hoặc dịch vụ của các thành viên khác L1 Mọi thành viên đều phải thông tin cho Hội đồng quản trị của Viện và/hoặc Hội đồng Bang/Lãnh thô của Viện những bằng chứng nhằm thê hiện một thành viên có tội, hoặc có thể bị kết tội cấu thành hành vi ví phạm các quy tắc này

12.Không thành viên nào được phép làm tôn hại một cách có chủ đích đến danh tiếng chuyên môn hoặc việc hành nghề của các thành viên khác

13 Mọi thành viên đều phải giúp sức để cải thiện kiến thức chung về chuyên ngành bằng cách trao đôi thông tin và kinh nghiệm với các thành viên khác

14 Mọi thành viên điều phải hành động dựa trên mục tiêu, quy định và chính sách của Viện

15 Mọi thành viên đều không được xuyên tạc theo tư cách cá nhân thông qua việc sử dụng sai tiêu đề, phân loại hay chỉ định của FPRIA, MPRIA hoặc APRIA (Fellow, Member, Associate member)

3.2.2 Bộ quy tắc của Hiệp hội Quốc tế Truyền thông Kinh doanh

(ABC)

Khải niệm IABC (The International Association of Business Communicators) dịch là Bộ Quy tắc đạo đức dành cho người làm truyền thông của Hiệp hội quốc

tế những người làm truyền thông doanh nghiệp (LABC)

Nội dung: Là người làm truyền thông, bạn là người có thể ảnh hưởng đến các nền kinh tế và cuộc sống của mọi người Quyên lực này cũng kèm theo những trách

nhiệm lớn IABC yêu cầu các thành viên của mình đồng ý với Bộ quy tắc đạo

đức của LABC

Bộ Quy tắc này đóng vai trò như một câm nang hướng dẫn để đưa ra các lựa chọn nhất quán, có trách nhiệm, đạo đức và pháp lý trong tất cả các giao tiếp của chúng ta:

Trang 33

Tôi thành thật Hành động của tôi mang lại sự tôn trọng và tin tưởng trong nghề truyền thông

Tôi truyền đạt thông tin chính xác và kịp thời sửa chữa mọi sai sót

Tôi tuân thủ luật pháp và chính sách công; nếu tôi vi phạm bất kỳ luật hoặc chính sách công nảo, tôi sẽ hành động ngay lập tức đề khắc phục tình hình Tôi bảo vệ thông tin bí mật trong khi hành động theo luật

Tôi ủng hộ các ý kiến về tự do ngôn luận, tự do hội họp và tiếp cận các ý

kiến khác nhau

Tôi nhạy cảm với những giá trị văn hóa và niềm tin của người khác Tôi ghi nhận công sức của những người khác vì công việc của họ và trích dẫn nguồn thông tin từ tôi đưa ra

Tôi không sử dụng thông tin bí mật cho lợi ích cá nhân

Tôi không đại diện cho các lợi ích xung đột hoặc cạnh tranh mà không có sự tiết lộ đầy đủ và sự đồng ý bằng văn bản của những người có liên quan

10 Tôi không chấp nhận những món quà hoặc khoản thanh toán không được tiết

— —

lộ cho các dịch vụ chính thức trong ngành từ bất kỳ ai khác ngoài khách hàng hoặc công ty/tổ chức

Tôi không đảm bảo kết quả vượt quá khả năng của tôi

Bộ Quy tắc đạo đức của IABC trong thực tế

IABC yêu cầu các thành viên của mỉnh tuân thủ các nguyên tắc đạo đức này trong công việc của họ và ký vào tuyên bố sau đây như một phần của quy trình đăng ký và gia hạn: Tôi đã xem xét và hiểu Bộ Quy tắc đạo đức của IABC

Hiệp hội có quyền chấm dứt tư cách thành viên đối với bất kỳ thành viên nào

bị kết tội vi phạm quy tắc, luật pháp và chính sách công

Bộ Quy tắc Đạo đức của [ABC được cung cấp miễn phí cho tất cả mọi người

mà bạn có thể sao chép nó và kết hợp tất cả hoặc một phần của quy tắc vào các chính sách cá nhân hoặc công ty của riêng bạn, với tín dụng thích hợp được cấp cho IABC

Ngoài ra, còn có vai trò của Ủy ban Đạo đức IABC:

Trang 34

+ Ủy ban Đạo đức đưa ra lời khuyên và trợ giúp cho các nhà truyền thông về các tình huống đạo đức cụ thê và hỗ trợ các hoạt động phát triển nghề nghiệp liên quan đến đạo đức Mỗi thành viên đồng ý với các nguyên tắc nghiêm ngặt về xung đột lợi ích và bảo mật

+_ Các thành viên của Ủy ban Đạo đức được đề cử theo một quy trình mở vả được lựa chọn bởi Ủy ban Điều hành IABC Tất cả các thành viên ủy ban đều là thành viên IABC có băng cấp và kinh nghiệm lâu năm trong nghề Mỗi thành viên phục vụ một nhiệm kỳ hai năm so với nhau

3.2.3 Bộ quy tắc của Hiệp hội Quan hệ công chúng Hoa Kỳ (PRSA)

Khái mệệm PRSA (Public Relations Society of America) dịch là Hội Quan hệ Công chúng Hoa Kỳ Bộ Quy tắc này áp dụng cho các thành viên PRSA Bộ Quy tắc này là bộ hướng dẫn hữu ích cho các thành viên PRSA khi thực thi các trách nhiệm đạo đức Tài liệu này được làm ra để dự báo và giải quyết những vẫn đề đạo đức có thê xảy ra Các kịch bản được nêu trong Bộ Quy định này là những ví

dụ thực tế liên quan đến những hành vi sai trải Những ví dụ thực tế khác sẽ được cập nhật vào Bộ Quy tắc khi xảy ra

Nội dung: Hội Quan hệ Công chúng Hoa Kỳ (PRSA) cam kết hành động đạo đức Các thành viên PRSA luôn tìm kiếm độ tin cậy từ cộng đồng, vì chúng ta phục vụ lợi ích công cộng, có nghĩa là chúng ta đã thực hiện một nghĩa vụ đặc biệt đề hoạt động có đạo đức Hoạt động có đạo đức là nghĩa vụ quan trọng nhất của thành viên PRSA Chúng ta xem Bộ Quy tắc đạo đức thành viên như một hình mẫu cho các ngành nghề, tổ chức và chuyên gia khác

Bản Tuyên bố này đưa ra các giá trị cốt lõi của các thành viên PRSA và rộng hơn là nghề Quan hệ Công chúng Những giá trị này đưa ra nền tảng cho Bộ Quy tắc đạo đức thành viên và thiết lập tiêu chuẩn ngành cho hoạt động quan hệ công chúng Những giá trị này là niềm tin cơ bản hướng dẫn hành vi và quá trình đưa ra quyết định của chúng ta Chúng ta tin rằng các giá trị nghề nghiệp của chúng ta là rất quan trọng đối với tính toàn vẹn của nghề nghiệp nói chung Cụ thê:

+ Sự ủng hộ: Chúng ta phục vụ lợi ích công cộng bằng cách đóng vai trò là người ủng hộ có trách nhiệm cho những người chúng ta đại diện Chúng ta

Trang 35

góp tiếng nói về ý tưởng, sự kiện và quan điểm đề hỗ trợ cho những cuộc tranh luận công khai

Trung thực: Chúng ta tuân thủ các tiêu chuân cao nhất về tính chính xác và

sự thật trong việc ủng hộ lợi ích của những người chúng ta đại diện cũng như việc giao tiếp với công chúng

Kinh nghiệm: Chúng ta buộc phải có trách nhiệm trong việc sử dụng kiến thức và kinh nghiệm chuyên ngành Chúng ta nâng cao nghề nghiệp thông qua tiếp tục phát triển chuyên môn, nghiên cứu và đảo tạo Chúng ta thiết lập sự hiểu biết lẫn nhau, uy tín và mỗi quan hệ giữa một loạt các tô chức

ngôn luận

3.2.4 Bộ quy tắc của Học viện Quan hệ công chúng Chartered — Anh (CIPR) Khdi niém CIPR (Chartered Institute of Pubic Relations) dịch là Viện Quan

hệ Công chúng Anh quốc Tất cả thành viên của CIPR đều bị ràng buộc bởi

Bộ Quy tắc ứng xử Họ phải cam kết tham gia và cập nhật Bộ Quy tắc hàng năm khi tái gia nhập

Nội dưng: Theo các nguyên tắc của Bộ Quy tắc, các thành viên của CIPR đồng ý:

+ Duy trì các tiêu chuẩn chuyên nghiệp cao nhất về sự nỗ lực, liêm chính, bảo mật, minh bạch tải chính và hành vị cá nhân;

+ Đối xử trung thực và công bằng trong kinh doanh với người sử dụng lao động, người lao động, khách hàng, đồng nghiệp, các ngành nghề khác và công chúng:

+ Tôn trọng, trong giao tiếp của họ với người khác, các quy dinh nghé;

Trang 36

+ Duy tri danh tiếng và không làm điều gì có thê gây tiếng xấu cho nghề quan hệ công chúng hoặc Viện quan hệ công chúng:

+ Tôn trọng và tuân thủ Bộ Quy tắc này và các Ghi chú Hướng dẫn liên quan do CIPR ban hành và đảm bảo rằng những người khác mà họ quản lý (ví dụ: cấp dưới và nhà thầu phụ) cũng phải làm như vậy: + Khuyến khích đảo tạo và phát triển nghề nghiệp giữa các thành viên cùng ngành nhằm nâng cao và duy trì các tiêu chuẩn nghề nghiệp nói chung

Các nguyên tắc trên được áp dụng cho tất cả các thành viên không phân biệt tính chất công việc mà họ đang đảm nhận Các thành viên với năng lực cụ thê cũng phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghề nghiệp bồ sung liên quan từ CIPR CIPR đã xuất bản bộ tiêu chuẩn chuyên nghiệp dành cho vận động hành lang, giải thích Bộ Quy tắc Ứng xử của CIPR trong bối cảnh cụ thê của các vấn đề liên quan đến công chúng (xem bên dưới)

Khi có khiêu nại chông lại bât cứ một thành viên, hội dong tiêu chuân nghệ nghiệp sẽ xem xét hành vi sai trái bị cáo buộc theo tiêu chuẩn nghề nghiệp cụ thê của ngành liên quan khi xác định liệu quy tắc ứng xử có bị vi phạm hay không Tiêu chuẩn nghề nghiệp theo ngành cụ thé — van động hành lang => L0 hành

vi chuyên nghiệp cần có của nhà vận động hành lang:

1 Các nhà vận động hành lang chuyên nghiệp phải cho bạn biết họ là ai và họ đại diện cho ai - kê cả lợi ích của khách hàng hoặc lợi ích của ông chủ (đơn

Trang 37

dụng trong quá trình vận động hành lang nếu làm như vậy có khả năng tạo ra

ấn tượng sai lệch

Các nhà vận động hành lang chuyên nghiệp không đưa hối lộ hoặc xúi giục - bao gồm quả tặng hoặc chiêu đãi quá mức, cho dù mục đích là để nhận sự ưu

ái hay ưu tiên

Các nhà vận động hành lang chuyên nghiệp quản lý và tránh xung đột lợi ích

Họ không được đại diện cho hai khách hàng cạnh tranh trong cùng một thị trường hoặc có xung đột lợi ích Xung đột lợi ích cũng có thê nảy sinh giữa lợi ích chính trị nghề nghiệp và cá nhân của những người vận động hành lang Khi điều này phát sinh, nhà vận động hành lang chuyên nghiệp phải ngừng vận động hành lang liên quan cho đến khi mọi xung đột có thê được

giải quyết Điều này có thể phát sinh khi vận động hành lang trong khi giữ

chức vụ dân cử hoặc công chúng, theo đuổi vai trò tự nguyện trong chính trị hoặc làm cô vân chính tri

Các nhà vận động hành lang chuyên nghiệp tôn trọng tính bảo mật - điều này không chỉ đơn giản là giữ bí mật thông tin thương mại của khách hàng Các nhà vận động hành lang chuyên nghiệp, những người có thể quen biết với các chính trị gia và công chức trong xã hội, không lạm dụng thông tin đặc quyền đề đạt được lợi ích thương mại

Các nhà vận động hành lang chuyên nghiệp tôn trọng các quy tắc và quy định của các tổ chức chính phủ và cơ quan đại diện ở bất cứ nơi nào họ làm việc và các quy tắc ứng xử ràng buộc các chuyên gia khác

Các nhà vận động hành lang chuyên nghiệp tôn trọng quyền của công chúng được biết về hoạt động vận động hành lang Điều này có nghĩa là các nhà vận động hành lang chuyên nghiệp nên sẵn sàng công khai danh tính và tiết lộ lợi ích mà họ vận động hành lang thay mặt cho họ, cũng như tiết lộ khách hàng của họ

Các nhà vận động hành lang chuyên nghiệp tuân thủ các quy tắc, nghị quyết, quy tắc ứng xử và quy chế liên quan đến việc tuyên dụng hoặc ký hợp đồng

Trang 38

với các đại diện được bâu, thành viên của Nghị viện hoặc thành viên của Hạ viện, người giữ chức vụ công và công chức — điêu này bao gõm bât kỳ quy tac nào áp dụng cho các khoảng thời gian sau đó họ đã rời bỏ những vai trò

đó

10.Những người vận động hành lang chuyên nghiệp không sử dụng các đặc quyên tiếp cận đề vận động hành lang —- những người vận động hành lang chuyên nghiệp có thẻ hoặc có đặc quyên tiếp cận các khu vực của bất kỳ Nghị viện, Hội đồng, Hội đồng hoặc cơ quan dân cử nào khác, hoặc bắt kỳ

Tổ chức Chính phủ nào, nơi mà thẻ đó không được cấp trực tiếp cho người vận động hành lang, không được sử dụng nó trong quá trình vận động hành lang hoặc lạm dụng đặc quyền này

cá nhân hoặc doanh nghiệp tích cực và chuyên nghiệp trong mắt cộng đồng và

khách hàng Điều em khá tâm đắc ở bộ quy tắc PRSA nữa đó chính là “kinh

Trang 39

nghiệm” Đây như là một lời nhắc nhở đến người làm nghề phải luôn trau dồi,

học hỏi, làm giàu kiên thức, phát triển chuyên môn đề bản thân có được kinh nghiệm ngày một dày dặn hơn, đóng góp và xây dựng cộng đồng tích cực Tóm lại, việc chọn bộ quy tắc của PRSA không chỉ giúp duy trì chuẩn mực đạo đức

ma con tạo ra một môi trường tích cực và chuyên nghiệp cho ngành quan hệ công chúng nói riêng, ngành truyền thông nói chung

PHAN IV: DAO ĐỨC BAO CHÍ

4.1 Giới thiệu về ngành công nghiệp báo chí Việt Nam

4.1.1 Chức năng của báo chí

Điều 3, Luật Báo chí năm 2016 quy định về chức năng của báo chí như sau: Tuyên truyền, phố biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Đây là chức năng quan trọng nhất của báo chí, thể hiện vai trò của báo chí là một phương tiện tuyên truyền, giáo dục, định hướng dư luận xã hội Báo chí góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, giúp nhân dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình

Phản ánh trung thực, kịp thời, khách quan các sự kiện, vấn đề của đời sông

xã hội Đây là chức năng quan trọng thứ hai của báo chí, thê hiện vai trò của báo chí là một phương tiện thông tin đại chúng Báo chí cung cấp thông tin

đa chiều, toàn diện về các sự kiện, vẫn đề của đời sống xã hội, góp phần định hướng dư luận xã hội, thúc đây sự phát triển của đất nước

Giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp

của nhân dân Đây là chức năng thể hiện vai trò của báo chí là một dién dan của nhân dân Báo chí góp phần phát hiện, đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân

Góp phần xây dựng và phát huy nền văn hóa, con người Việt Nam Đây là chức năng góp phần xây dựng và phát huy nền văn hóa, con người Việt Nam Báo chí góp phần nâng cao dân trí, xây dựng lỗi sống lành mạnh, văn minh, góp phần xây dựng đất nước ngày cảng giàu đẹp, văn minh

Trang 40

- Ngoài những chức năng chính trên, báo chí còn có các chức năng khác như: Giáo dục, nâng cao dân trí; Tạo ra đời sống tính thần phong phú cho nhân dân; Kết nối cộng đồng

4.1.2, Thông tin hoạt động báo chí năm 2022

a) Số lượng cơ quan báo chí:

Năm 2022, cả nước có l27 cơ quan báo; 670 cơ quan tạp chí (327 tạp chí lý luận chính trị và khoa học, 72 tạp chí văn học nghệ thuật); 72 cơ quan đài phát

thanh, truyền hình

Cụ thể, có 6 cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực (Báo Nhân Dân,

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo

Quân đội nhân dân, Báo Công an nhân dân) và l5 cơ quan báo chí nằm trong cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện (11 báo, 03 tạp chí và Đài Truyền hình

Kỹ thuật số VTC)

Về 72 cơ quan đài phát thanh, truyền hình:

+ Kênh trong nước: 77 kênh phát thanh, 194 kênh truyền hình (gồm 7 kênh truyền hình thiết yếu quốc gia, 63 kênh truyền hình thiết yếu địa

theo yêu cầu (VOD) (dịch vụ OTT TV va IPTV)

Ngày đăng: 22/08/2024, 15:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w