PHẦN 1 SO SÁNH CHÍNH TRỊ KHU VỰC TÂY ÂU VÀ ĐÔNG ÂU Khái quát chung về khu vực Châu Âu:
1 Điều kiện tự nhiên:
Châu Âu (tiếng Latinh: Europa, tiếng Anh: Europe) về mặt địa
chất và địa lý là một bán đảo hay tiểu lục địa, hình thành nên phần cực tây của đại lục Á-Âu, hay thậm chí Âu-Phi-Á, tùy cách nhìn Theo quy ước, nó được coi là lục địa, trong trường hợp này chỉ là sự phân biệt thuần về văn hóa hơn là địa lý
Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Tây giáp Đại Tây Dương, phía
Nam giáp Địa Trung Hải và biển Đen, tuy nhiên về phía Đông thì hiện không
rõ ràng Tuy nhiên có thể coi dãy núi Ural được coi là vùng đất với địa lý và kiến tạo rõ rệt đánh dấu ranh giới giữa châu Á và châu Âu
Khi được coi là lục địa thì châu Âu thuộc loại nhỏ thứ 2 thế giới
về diện tích, vào khoảng 10.600.000 km², và chỉ lớn hơn Châu Đại Dương
2 Dân cư và xã hội:
Về dân số, đây là lục địa xếp thứ 4 sau châu Á, châu Mỹ và châu Phi Dân số châu Âu vào năm 2015 ước tính vào khoảng 740.814.000: chiếm khoảng 10,6% dân số thế giới
Có 3 nhóm ngôn ngữ chính: xlavơ, giecmanh, latinh
Trang 2Căn cứ vào đặc điểm địa chính trị và địa văn hóa có thể chia Châu Âu thành các khu vực lớn là Tây Âu và Đông Âu
So sánh 2 khu vực Tây Âu và Đông Âu:
Sự giống nhau:
1 Điều kiện tự nhiên – dân cư:
- Là khu vực có nhiều cảng biển lớn, có các eo biển có giá trị về kinh
tế và quân sự quan trọng
- Khí hậu ôn hòa, khoáng sản phong phú
- Mật độ dân số cao, trình độ dân trí cao nhất thế giới
2 Cơ sở kinh tế:
- Cả 2 khu vực đều có nền kinh tế phát triển nhanh, năng động
- Trình độ phát triển giữa các quốc gia khá đồng đều
- Là nơi khởi phát các cuộc cách mạng công nghiệp như cách mạng tư sản, cách mạng xã hội chủ nghĩa,
3 Đặc điểm chính trị:
- Văn hóa chính trị:
+ Cả 2 khu vực đều có truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời, là nơi gìn giữ các nền văn hóa tiến bộ, là nơi hình thành nhiều trào lưu tư tưởng tiến
Trang 3bộ (Ví dụ: Các tư tưởng chính trị đến nay còn có giá trị như thuyết Tam quyền phân lập, khế ước xã hội, học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học)
+ Đều chịu sự ảnh hưởng của tôn giáo như Thiên chúa giáo, Tin lành, Hồi giáo
+ Sở hữu tư nhân là nguyên tắc của chế độ dân chủ
- Thể chế chính trị:
+ Đều có thể chế chính trị cộng hòa đại nghị, cộng hòa tổng thống, cộng hòa hỗn hợp
+ Các nước hầu hết đều theo chế độ đa đảng
+ Đều chịu sự ảnh hưởng của hệ tư tưởng Tư bản chủ nghĩa
- Các nhân tố ảnh hưởng:
Cả 2 khu vực đều chịu sự chi phối và ảnh hưởng của các nước lớn như
Mỹ, Nga, Eu,
- Quan hệ chính trị:
+ Các quốc gia có xu hướng hợp tác với nhau hơn là đấu tranh
+ Liên minh Châu Âu (Eu) được coi là tổ chức có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến quan hệ chính trị của 2 khu vực
+ Các quốc gia của 2 khu vực hầu hết đều là thành viên của EU và NATO
Trang 4+ Sau năm 1991, cả 2 khu vực có xu hướng thân Mỹ và ly tâm Nga + 2 khu vực đều là đồng minh chiến lược của nhau, Đông Âu đang cố gắng đẩy mạnh quan hệ với các nước Tây Âu nhằm phát triển kinh tế - xã hội, còn Tây Âu cũng đang muốn mở rộng ảnh hưởng của mình đến Đông Âu
+ Có sự hiện diện của Mỹ và xu hướng ly tâm khỏi Nga
+ Khu vực có xu hướng đến sự nhất thể hóa
- Vị trí, vai trò của 2 khu vực:
Mang tầm quốc tế, cả 2 khu vực đều có các nước lớn và có sự ảnh hưởng nhất định của mình đến thế giới cả về kinh tế và chính trị Ở Tây Âu có Anh, Pháp, Đức; ở Đông Âu có Nga
- Hệ tư tưởng chính trị:
Hầu hết có chung hệ tư tưởng Tư bản chủ nghĩa
Sự khác nhau:
Đặc điểm so
sánh
Điều kiện tự
nhiên:
1 Địa hình
Khá thuận lợi, chủ yếu là đồng bằng, chiếm ½ diện tích Châu
Phức tạp hơn, có nhiều đảo, núi và cao nguyên hiểm trở
Trang 52 Diện tích
3 Khoáng sản
Rộng
Phong phú hơn (dầu mỏ, than đá, sắt, kim loại màu, )
Hẹp hơn
Khá phong phú (than, kim loại hiếm)
Dân cư và xã hội:
1 Dân số
2 Thành phần
dân tộc
3 Tôn giáo
Ít hơn khoảng
308 triệu người
Phong phú, đa dạng, gồm có Nga, Ucraina, Ba lan, Hunggari, Rumani,
Kito giáo Phật giáo, Hồi giáo là tôn giáo chính thống
khoảng 400 triệu người
Khá thuần khiết, chủ yếu là tộc người giecmanh
Thiên chúa giáo, Tin lành, Anh giáo, các tôn giáo có vai trò như nhau
Đặc điểm chính
Trang 61.Văn hóa chính
trị
-Ảnh hưởng của tôn giáo ít hơn
-Nền dân chủ diễn ra trên phạm vi toàn xã hội, không đề cao quá tự do cá nhân, phụ thuộc vào sự phát triển của mỗi quốc gia
-Truyền thống dân cư: cởi mở, tự do, nhanh nhạy với cái mới
-Trình độ học vấn, ý thức chính trị thấp hơn
-Đang trong quá trình chuyển đổi mô hình tổ chức chính trị (quá trình dân chủ hóa)
-Ảnh hưởng của
tôn giáo nhiều hơn
-Sở hữu tư nhân
là nguyên tắc của chế
độ dân chủ, đề cao tự
do cá nhân, tự do ngôn luận, nền dân chủ đại diện dựa trên hệ thống
đa đảng
-Truyền thống dân cư: đoàn kết trong lịch sử, kiên cường chống kẻ thù
-Trình độ học vấn và ý thức chính trị cao hơn
-Các nước Tây
Âu tiếp tục xây dựng nền dân chủ Tư bản chủ nghĩa
Trang 72 Quan hệ chính
trị
-Trong lịch sử có quan hệ tốt với Nga trong khối Vacsava, chống lại Mỹ, Tây Âu
-Ngày nay, quan
hệ tốt hơn với Trung Quốc về kinh tế, quan
hệ tốt với Nhật Bản,
Ấn Độ về xã hội
-Trong lịch sử cũng như hiện tại đều thân với Mỹ, trong lịch
sử thân Mỹ trong khối quân sự Nato chống lại Liên Xô, Đông Âu Ngày nay thân Mỹ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự và chống khủng bố
-Không có quan
hệ tốt đẹp với Trung Quốc
Trang 8PHẦN 2 PHÂN TÍCH CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÍNH TRỊ CHÂU ĐẠI
DƯƠNG Khái quát chung về Châu Đại Dương:
Châu Đại Dương nằm ở nam bán cầu, bao gồm những đảo và quần đảo trên Thái Bình Dương, diện tích khoảng 8 triệu km2, trong đó Ôxtraylia chiếm 7,692 km2, đứng thứ 6 trên thế giới về diện tích Châu Đại Dương bao gồm 14 nước và 25 vùng lãnh thổ Ba nước có vị trí đáng kể trên trường quốc
tế là Ôxtraylia, Niu Dilan và Papua Niu Ghinê Lãnh thổ Ôxtraylia bao gồm toàn bộ lục địa Ôxtraylia, phần lớn đảo Tasmania và một số đảo thuộc Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương Ngoài Ôxtraylia, châu Đại Dương gồm 3 nhóm quần đảo: Mêlanêdi, Pôlynêdi, Micrônêdi
Các quốc gia châu Đại Dương được bao bọc bởi biển Thái Bình Dương, bờ biển dài trên 4.000 km, ít khúc khuỷu, phía đông có nhiều vịnh thuận lợi cho việc xây dựng hải cảng
Số lượng đảo ở châu Đại Dương rất lớn, khoảng 10.000 đảo với diện tích khác nhau, ngoài đảo Niu Ghine (800.000 km2) và 2 đảo của Niu Dilan Bên cạnh đó, tài nguyên khoáng sản của châu Đại Dương vô cùng phong phú, tập trung ở phần lục địa Ôxtraylia: vàng, niken, chì, đồng, kẽm, nhôm,
Về điều kiện xã hội:
Trang 9- Dân số châu Đại Dương trên 30 triệu người, trong đó Ôxtraylia có hơn 20 triệu người, Niu Dilan khoảng 3 triệu người
- Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, việc sử dụng 2 ngôn ngữ cũng khá phổ biến Song song với tiếng Anh là các ngôn ngữ: Italia, Hy Lạp, Arap, Đức, Tây Ban Nha,
- Về tôn giáo, từ thế kỷ XVIII, để chinh phục châu Đại Dương, người Châu Âu bắt đầu gửi các hội truyền giáo đến các đảo khu vực này Hiện nay,
số người theo Thiên Chúa giáo chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó đến Anh giáo, Tin lành, Do Thái giáo, Ấn Độ giáo và Hồi giáo
Các đặc điểm chính trị châu Đại Dương:
1 Đặc điểm văn hóa chính trị:
Cũng giống như châu Mỹ, phần lớn cư dân châu Đại Dương là dân nhập cư từ khắp nơi trên thế giới Vì vậy, nơi đây hội tụ nhiều giá trị văn hóa chính trị của phương Tây, phương Đông Từ cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ
XX, các hội truyền giáo châu Âu bắt đầu xâm nhập vào châu Đại Dương Đầu tiên là Hội truyền giáo Anh, sau đó là đạo Kito, đạo Tin lành Từ đó, tôn giáo gắn liền với đời sống chính trị - xã hội châu Đại Dương
Ở Ôxtraylia và Niu Dilan, người gốc Châu Âu (phần lớn là người Anh) chiếm đa số nên văn hóa chính trị của họ mang đậm chất phương Tây Những giá trị dân chủ tư sản, tự do cá nhân được đề cao Các trào lưu tư tưởng như chủ nghĩa bảo thủ, chủ nghĩa tự do, tư tưởng cải cách từ châu Âu đều nhanh
Trang 10chóng được tiếp nhận trong các tầng lớp nhân dân Các đảng phái, các nhóm
xã hội cũng được hình thành dựa theo những khuynh hướng chính trị đó
Các nước châu Đại Dương rất trân trọng văn hóa truyền thống của các cộng đồng dân cư, tạo điều kiện cho các dân tộc giữ gìn bản sắc văn hóa chính trị và hội nhập, tiếp thu những giá trị văn hóa chính trị mới Cộng đồng người Hoa, Indonexia, Philippin, Thái Lan, Malaixia, Việt Nam , các dân tộc bản địa bên cạnh việc duy trì lối sống, tập quán dân tộc mình đã nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống hiện đại, năng động của xã hội mới
2 Đặc điểm thể chế chính trị:
Các quốc gia châu Đại Dương đều mới thành lập trong mấy thế kỷ gần đây, có quan hệ mật thiết với “chính quốc” và chịu ảnh hưởng của Anh trong thiết lập thể chế chính trị Các nước có cư dân chủ yếu là người Anh vẫn duy trì thể chế quân chủ đại nghị trực thuộc Nữ hoàng Anh Đó là Ôxtraylia, Niu Dilan, Papua Niu Ghinê Vì ở xa nên Nữ hoàng Anh cử một viên toàn quyền thay mặt mình thực hiện chức năng nguyên thủ quốc gia Nghị viện là cơ quan quyền lực cao nhất, bầu ra thủ tướng, người của đảng chiếm đa số và trực tiếp kiểm tra, giám sát hoạt động của chính phủ Trên thực tế, do yếu tố đảng phái và xu thế phát triển chung, thủ tướng là người nắm thực quyền, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi vấn đề của đất nước
Hệ thống đa đảng đối lập hoạt động mạnh, cạnh tranh nhau để giành
Trang 11do, Đảng Quốc gia, Đảng Dân Chủ, Đảng Xanh, Đảng Độc Lập; các đảng lớn
ở Niu Dilan là Công đảng, Đảng Dân tộc, Đảng Tiến bộ, Đảng Niu Dilan trên hết, Đảng Tương lai đoàn kết, Đảng Xanh Giống như nước Anh, Niu Dilan không có hiến pháp thành văn
Các nước mới tuyên bố độc lập trong những thập kỷ gần đây chịu ảnh hưởng của Mỹ thiết lập thể chế cộng hòa tổng thống Đó là Nhà nước độc lập Xamoa, Cộng hòa quần đảo Macsan, Cộng hòa Fiji Ở các nước này, tổng thống có quyền lực rất lớn Riêng Vanuatu thiết lập thể chế cộng hòa đại nghị
Một số nước còn duy trì thể chế quân chủ lập hiến như Vương quốc Tonga, Tây Xamoa Đứng đầu nhà nước Tonga là quốc vương, thủ tướng do quốc vương chỉ định Cơ quan lập pháp là quốc hội có 30 ghế (trong đó 12 ghế dành cho các bộ trưởng nội các, 9 ghế cho giới quý tộc và 9 ghế bầu theo chế độ phổ thông đầu phiếu), nhiệm kỳ 3 năm Đảng Nhân dân là đảng nắm quyền, nhân dân đi bầu cử theo hình thức phổ thông đầu phiếu
3 Đặc điểm quan hệ chính trị:
Quan hệ chính trị trong khu vực:
Có thể chia châu Đại Dương thành 4 nhóm nước:
Nhóm thứ nhất gồm các quốc gia lớn (Ôxtraylia, Niu Dilan) chiếm vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và nằm trong khối Liên hiệp Anh;
Trang 12Nhóm thứ hai gồm các quốc gia trung bình (Kiribati, Fiji, Papua Niu Ghine ), giành được độc lập tương đối muộn (hầu hết vào những năm 70 của thế kỷ XX), đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, là thành viên khối Cộng đồng Anh;
Nhóm thứ ba gồm các quốc gia Tây Xamoa, Tonga, sau khi giành độc lập, các nước này chủ trương thiết lập chế độ quân chủ lập hiến;
Nhóm thứ tư gồm những lãnh thổ còn lại, là thuộc địa của các nước đế quốc như Đông Xamoa (của Mỹ), Polinedi (của Pháp)
Đặc điểm trên quy định xu hướng chung của các quốc gia, lãnh thổ châu Đại Dương là mong muốn có hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, hội nhập với thế giới Các quốc gia và vùng lãnh thổ còn bị đế quốc chiếm đóng vẫn tiếp tục đấu tranh đòi quyền độc lập thực sự
Từ lâu, các quốc gia châu Đại Dương đã có nhu cầu liên minh khu vực Trong đó có Diễn đàn Nam Thái Bình Dương (SPF) được thành lập năm
1971, gồm 15 thành viên; Hội đồng Châu Á và Thái Bình Dương (ASPAC) là
tổ chức giúp các nước phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục; theo đuổi những vấn đề liên quan đến việc tăng cường quan hệ hữu nghị để thủ tiêu vũ khí hạt nhân, giải trừ quân bị; phối hợp giải quyết vấn đề người tị nạn, tự do thương mại,
Năm 2003, Ôxtraylia đứng đầu lực lượng can thiệp quy tụ các đảo
Trang 132004, trong khuôn khổ tăng cường hợp tác với Papua Niu Ghine, Ôxtraylia đã gửi các lực lượng vũ trang để giúp giải quyết những khó khăn về kinh tế và chính trị tại đảo quốc này Niu Dilan tích cực hoạt động để khẳng định mình như một quốc gia châu Á – Thái Bình Dương, coi Ôxtraylia là đối tác quan trọng hàng đầu về chính trị, kinh tế, quốc phòng Niu Dilan và Oxtraylia thiết lập quan hệ đối tác Quan hệ kinh tế gần gũi (CER), theo đó hai nước thực hiện tự do thương mại trong các lĩnh vực hàng hóa và phần lớn các lĩnh vực dịch vụ
Fiji duy trì quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước, một mặt tiếp tục duy trì quan hệ truyền thống với Anh, mặt khác coi trọng quan hệ với các nước nam Thái Bình Dương Nước này là nơi đặt trụ sở của nhiều tổ chức khu vực, trong đó có Ban thư ký của Diễn đàn Nam Thái Bình Dương Fiji có quan hệ lịch sử lâu đời với Ôxtraylia và Niu Dilan, giữ lập trường chống lại các vụ thử hạt nhân cũng như chứa chất thải hạt nhân tại khu vực Thái Bình Dương Bên cạnh đó, Fiji đang từng bước cố gắng đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của mình, chú trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị với khu vực Đông Nam
Á, Đông Bắc Á
Vanuatu và Papua Niu Ghine xác định chính sách đối ngoại là hữu nghị với tất cả các nước, ưu tiên phát triển quan hệ gần gũi với Ôxtraylia, Niu Dilan và các nước có lợi ích chung ở Nam Thái Bình Dương, đặc biệt là
Trang 14Indonexia và các nước ASEAN khác, chủ trương phát triển hòa bình và hợp tác khu vực
Quan hệ giữa châu Đại Dương với các khu vực và nước khác:
Trong xu thế phát triển của thế giới và khu vực sau Chiến tranh lạnh và
sự phát triển năng động của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, các nước châu Đại Dương, đại diện tiêu biểu là Ôxtraylia thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, chủ trương giải quyết bất đồng trong quan hệ quốc
tế bằng biện pháp hòa bình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển khu vực
Do vấn đề lịch sử nên quan hệ của các nước châu Đại Dương với Anh,
Mỹ và Tây Âu vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chính sách ngoại giao của mình Trước đây, chính sách đối ngoại của Ôxtraylia thường phải tuần tự
“theo đuôi” Anh và Mỹ Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các chính phủ của Ôxtraylia đã nối tiếp nhau chuyển trọng tâm sang các nước láng giềng đang vươn dậy tại khu vực Đông Nam Á, với hy vọng củng cố các quan hệ kinh tế, chính trị với những nước này, đồng thời giảm bớt vai trò của các mối quan hệ thuộc địa truyền thống Hiện nay, Ôxtraylia triển khai nhiều hoạt động để thi hành chính sách đối ngoại mới với 3 trụ cột chính là: tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ, nêu cao tư cách thành viên Liên hợp quốc và tăng cường quan hệ với khu vực châu Á – Thái Bình Dương Sau sự kiện khủng bố
Trang 15Ôxtraylia đưa quân đội ra ngoài lãnh thổ, đến Apganixtan và Irac với tư cách
là “lực lượng giữ gìn hòa bình”; ủng hộ học thuyết “tấn công phủ đầu” của
Mỹ nhằm chống lại kẻ thù tiềm tàng, ủng hộ mạnh chính sách đối ngoại của Mỹ
Ôxtraylia cũng tăng cường quan hệ với các nước chủ chốt tại châu Á – Thái Bình Dương như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN Gần đây, Ôxtraylia đề xuất ý tưởng thành lập Cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm toàn bộ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, kể cả Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia và các nước khác của khu vực, trong đó
có ASEAN với mục đích thúc đẩy hợp tác về an ninh, chính trị, kinh tế tại khu vực
Do gần về địa lý, Đông Nam Á là khu vực có “những lợi ích an ninh chiến lược trực tiếp và căn bản” đối với các nước châu Đại Dương, đặc biệt là Ôxtraylia Các nước này luôn quan tâm đặc biệt đến vấn đề an ninh và ổn định của khu vực Điều đó được giải thích bằng nhiều lý do:
- Thứ nhất, lý do an ninh Là một quốc gia nằm chơ vơ trên biển, các nước châu Đại Dương luôn có cảm giác “thiếu khả năng phòng vệ”, do đó luôn muốn kiến tạo một môi trường an ninh ổn định tại khu vực
- Thứ hai, lý do kinh tế Sự phát triển kinh tế năng động của các quốc gia thành viên ASEAN từ giữa thập kỷ 1970 đến nay cùng với những chuyển biến chính trị tích cực đã làm thay đổi căn bản diện mạo khu vực Đông Nam