1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sơ Đồ hệ thống phức hợp như một cấp + hai cấp, nhiều chế Độ bay hơi sơ Đồ bắt buộc vẽ trên acad 2d, thể hiện màu sắc phân loại theo quy Định, nét Đứt, liền, mảnh của Đường Ống

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

- Các đường dây dẫn điện đến động cơ xem thử có bị mòn, đứt, hở hay mục không, đường dây tiếp đất hoặc nối không của động cơ, mạng điện 3 pha có còn đủ hay mất pha và điện chiếu sáng tro

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC



BÁO CÁO

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Giảng viên hướng dẫn : Trần Đình Anh Tuấn

Lớp : VHHTL15OTOQN

TPHCM, tháng 12/2021

Trang 2

Nhóm 2-VHHTL15OTOQN ii

Lời cảm ơn

Đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã đưa môn học vận hành và bảo trì các hệ thống nhiệt-lạnh vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, nhóm em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Thầy Trần Đình Anh Tuấn đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học của thầy, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang

để chúng em có thể vững bước sau này

Bộ môn vận hành và bảo trì các hệ thống nhiệt-lạnh là môn học vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực

tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính

mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của nhóm em được hoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Nhóm 2-VHHTL15OTOQN iii

Nhóm 2

Nguyễn Tấn Phát (Nhóm trưởng) 19472221

Nguyễn Hữu Phước 19517851

Phạm Nguyễn Trần Lê 19000525

Nguyễn Hoàng Anh 19440841

Huỳnh Trần Hữu Luân 18036911

Trang 4

Nhóm 2-VHHTL15OTOQN iv

Mục lục

1 Sơ đồ hệ thống phức hợp như: một cấp + hai cấp, nhiều chế độ bay hơi Sơ đồ bắt buộc vẽ trên

Acad 2D, thể hiện màu sắc phân loại theo quy định, nét đứt, liền, mảnh của đường ống. 1

2 Mô tả quy trình vận hành của đề tài (theo sơ đồ nhóm thiết kế) như: quy trình khởi động, quy trình dừng máy. 1

2.1 Chuẩn bị vận hành: 1

2.1.1 Kiểm tra máy nén. 2

2.1.2 Kiểm tra điện. 2

2.1.3 Kiểm tra các thiết bị chịu lực trong hệ thống 2

2.1.4 Các thiết bị bảo vệ hệ thống 2

2.1.5 Nước giải nhiệt cho hệ thống 3

2.2 Vận hành: 3

2.3 Dừng máy: 4

2.3.1 Dừng máy chủ động: 4

2.3.2 Dừng máy khẩn cấp: 4

2.3.3 Dừng máy do sự cố: 4

2.3.4 Lưu ý: 5

2.4 Vệ sinh: 5

2.5 Khi kho không được sử dụng trong thời gian dài 5

3 Các sự cố chung có thể xảy ra, nguyên nhân, biện pháp khắc phục 5

3.1 Máy lạnh bị hết gas, thừa gas và thiếu gas 6

3.2 Máy nén chạy ồn: 6

3.3 Thiếu nước ( gió) giải nhiệt thiết bị ngưng tụ 7

3.4 Máy lạnh chạy liên tục nhưng không lạnh: 7

3.5 Các lỗi liên quan đến áp suất 8

4 Sơ đồ hệ thống cần được mô tả lại dạng 3D trên các phần mềm hoặc sản phẩm mô hình hóa với các vật liệu rẻ tiền. 9

Trang 5

Nhóm 2-VHHTL15OTOQN v

Danh mục hình ảnh

Hình 1: Sơ đồ 2D hệ thống 1

Hình 2: Ảnh 3D toàn hệ thống 9

Hình 3: Tháp giải nhiệt và bơm 10

Hình 4: Ảnh bố trí hệ thống 10

Hình 5: Ảnh sơ đồ bố trí nhìn từ trên cao 11

Hình 6: Ảnh cắt ngang nhà xưởng 12

Hình 7: Ảnh cắt ngang phòng bố trí tủ đông 13

Trang 6

Nhóm 2-VHHTL15OTOQN 1

1 Sơ đồ hệ thống phức hợp như: một cấp + hai cấp, nhiều chế độ bay hơi Sơ đồ bắt buộc vẽ trên Acad 2D, thể hiện màu sắc phân loại theo quy định, nét đứt, liền, mảnh của đường ống

Hình 1: Sơ đồ 2D hệ thống

+) 1: Bình tách khí không ngưng

+) 2: Tháp giải nhiệt

+) 3: Bình tách dầu

+) 4: Máy nén 1 cấp

+) 5: Máy nén 2 cấp

+) 6: Bình chứa cao áp

+) 7: Bình hồi lưu

+) 8: Bình tách lỏng

+) 9: Điều hòa

+) 10: Bình trung gian

+) 11: Tủ cấp đông

+) 12: Bình tập trung dầu

2 Mô tả quy trình vận hành của đề tài (theo sơ đồ nhóm thiết kế) như: quy trình khởi động, quy trình dừng máy

Trang 7

Nhóm 2-VHHTL15OTOQN 2

2.1.1 Kiểm tra máy nén

- Đối với máy nén cần phải kiểm tra sự đồng tâm của trục, các ổ trục thanh truyền, trục máy nén khi quay tay phải nhẹ, các bề mặt chèn kín phải được làm sạch sẽ, châm dầu bôi rơn vào các bộ phận chèn và các chi tiết chuyển động của máy nén, lượng dầu bôi trơn trong cacte, dây đai chuyền chuyển động từ động cơ đến máy nén, rò rỉ dầu

- Mở tất cả các van chặn trên đường cấp môi chất, đường hồi môi chất từ dàn lạnh

về, đưởng cấp gas nóng, đường nước xả tuyết

2.1.2 Kiểm tra điện

- Các đường dây dẫn điện đến động cơ xem thử có bị mòn, đứt, hở hay mục không, đường dây tiếp đất hoặc nối không của động cơ, mạng điện 3 pha có còn đủ hay mất pha và điện chiếu sáng trong buồng máy, bôi trơn cho động cơ điện

- Mở các cầu dao cấp điện của:

+ Quạt dàn lạnh

+ Nguồn cấp cho kho lạnh

+ Nguồn điều khiển kho lạnh

2.1.3 Kiểm tra các thiết bị chịu lực trong hệ thống

- Bình chứa cao áp (kiểm tra áp suất )

- Bình chứa thấp áp (kiểm tra áp suất )

- Bình tách dầu (kiểm tra lọc tách dầu và hồi dầu )

- Bình tách lỏng (kiểm tra các đường dây ga )

- Kiểm tra khe hở và mực chất lỏng tháp giải nhiệt hay bình ngưng dạng ống chùm

- Các đường ống dẫn gas và vị trí các van (mỗi cái van làm mỗi nhiệm vụ khác nhau )

- Kiểm tra vết nứt của các thiết bị trong hệ thống

2.1.4 Các thiết bị bảo vệ hệ thống

- Áp kế bên cao áp, bên thấp áp, trên bình chứa cao áp (kiểm tra áp suất ban đầu, mặt kính có bị nứt, rò rỉ áp suất)

- Van an toàn trên bình chứa cao áp, trên máy nén (kiểm tra áp suất đặt, thử chức năng)

- Kiểm tra rơle

- Rơle cao áp, rơle thấp áp, dầu bôi trơn trong máy

Trang 8

Nhóm 2-VHHTL15OTOQN 3

- Mặt nạ phòng độc trong phòng máy khi xảy ra sự cố

- Các thiết bị máy móc chữa cháy

- Đồng đồ đo áp suất

2.1.5 Nước giải nhiệt cho hệ thống

- Bơm giải nhiệt cho dàn ngưng

- Bơm nước giải nhiệt cho máy nén

- Lượng nước giải nhiệt trong bể chứa

*Lưu ý: Đảm bảo công tắc xả tuyết và công tắc cấp môi chất cho các dàn lạnh đang ở vị trí Tắt

- Kiểm tra các máy nén 1 và 2 đã hoạt động Đảm bảo bơm môi chất đã hoạt động

- Kiểm tra bơm nước giải nhiệt cho bình ngưng (kiểm tra nước đã được bơm tuần hoàn hay chưa)

- Bật công tắc cấp môi chất cho dàn lạnh để cấp lạnh cho kho

- Thường xuyên kiểm tra độ bám của tuyết trên dàn lạnh để tiến hành xả kịp thời

- Tháp giải nhiệt đang ở trạng thái hoạt động

- Tất cả các van điện từ đều được mở

- Các van chặn luôn được mở trừ van xả lỏng bình trung gian

- Kiểm tra lại lượng dầu bôi trơn trong máy nén

- Theo dõi áp suất và nhiệt độ đầu hút và đầu đẩy khi máy nén vào trạng thái hoạt động

- Kiểm tra hoạt động của bình ngưng và vị trí đóng mở của van đầu đẩy (van đi ra)

- Áp suất ngưng tụ không vượt quá áp suất làm việc tương ứng với nhiệt độ nước giải nhiệt

- Đưa hệ thống lạnh vào trạng thái hoạt động sau khi áp suất trong dàn lạnh đã giảm tới áp suất cần thiết

- Khi máy nén thực hiện quá trình nén thì sẽ bắt đầu mở van tiết lưu và điều chỉnh lượng môi chất lạnh đi vào dàn lạnh

- Trong quá trình hoạt động của hệ thống theo dõi tiếng ồn và sự rung động của 2 máy nén

- Luôn theo dõi áp suất hút, thường xuyên quan sát các đồng hồ áp suất

Trang 9

Nhóm 2-VHHTL15OTOQN 4

- Theo dõi dàn ngưng, tháp giải nhiệt, dầu trong cacte máy nén

- Theo dõi nhiệt độ, tình trạng của kho lạnh và tủ đông

- Kiểm tra mực chất lỏng bình trung gian

- Kiểm tra áp suất trong bình tách khí không ngưng

- Sau 30 phút kiểm tra lại quy trình

2.3.1 Dừng máy chủ động:

- Tắt tất cả các công tắc cấp dịch cho dàn lạnh, chạy pump-down một thời gian trước khi dừng máy

- Khi áp suất hút thấp hơn áp suất bay hơi thì nhấn nút stop để dừng máy hoặc đợi cho rơ le áp suất thấp LP tác động dừng máy

- Đóng van hút, ngừng máy nén

- Duy trì giải nhiệt 15 – 20 phút hoặc cho đến khi dàn ngưng nguội hẳn

- Nếu dừng hệ thống trong một thời gian dài, phải rút gas (po<= 0) đóng van cô lập các bình chứa, thiết bị, mở cửa buồng lạnh, …

- Trong hệ thống có dàn lạnh bằng nước muối, có thể cho quạt khuấy chạy thêm một thời gian để tận dụng lạnh còn trong nước muối

- Đóng cửa tủ điện

- Ghi chép lại thời gian kết thúc và và những lưu ý cho ca hoạt động tiếp theo

2.3.2 Dừng máy khẩn cấp:

- Sự cố này xảy ra do mất điện hoặc do động cơ máy nổ hư, do đó ta không có thời gian chuẩn bị, cần phải có thao tác nhanh như sau:

- Nhấn nút stop để dừng máy

- Tắt aptomat tổng của tủ điện

- Đóng van đầu hút máy nén

- Đóng van chặn trước hay sau van tiết lưu lại

- Đóng van đầu đẫy của máy nén

* Cần chú ý: Các sự cố áp xuất xảy ra, sau khi xử lý muốn phục hồi để chạy lại cần nhấn nút reset trên tủ điện

2.3.3 Dừng máy do sự cố:

Trang 10

Nhóm 2-VHHTL15OTOQN 5

Dừng máy do sự cố là trường hợp bất ngờ do thiết bị nào đó trong hệ thống gặp

sự cố nên ta sẽ không có thời gian chuẩn bị, phải phản ứng nhanh chống để tránh gây hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống:

- Đầu tiên, ta phải mang mặt nạ phòng độc để phòng trường hợp các khí độc hại từ hệ thống bị rò rỉ, gây hại cho con người

- Dừng 2 máy nén, tiến hành đóng van hút trên 2 máy nén

- Kiểm tra, tìm kiếm bộ phận, chi tiết nào trên hệ thống đã gặp sự cố

- Đóng van chặn của thiết bị gặp sự cố

- Kiểm tra, sửa chữa thiết bị đó

2.3.4 Lưu ý:

- Khởi động từng máy một

- Khi khởi động hệ thống thì ta sẽ tiến hành khởi động máy nén có công suất lớn hơn trước sau đó mới khởi động máy nén có công suất nhỏ hơn sau

- Hoạt động cùng lúc càng ít máy càng tốt

- Ngưng hoạt động dàn lạnh

- Phun nước

- Sử dụng chất tẩy rửa phù hợp

- Phun và vệ sinh sạch sau khi sử dụng chất tẩy

- Khử trùng dàn lạnh

- Phun sạch bằng nước sau khi khử trùng

- Làm khô bề mặt panel ( bằng điều khiển của kho lạnh)

- Tiền hành ngắt nguồn điện cung cấp cho kho

- Vệ sinh sạch sẽ kho lạnh

- Mở cửa để kho thông thoáng

- Trong thời gian này tiến hành kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng

3 Các sự cố chung có thể xảy ra, nguyên nhân, biện pháp khắc phục

Trang 11

Nhóm 2-VHHTL15OTOQN 6

- Dấu hiệu nhận biết:

• Van ống nhỏ của dàn nóng bị bám tuyết

• Dòng điện hoạt động thấp hơn dòng điện định mức ghi trên máy

• Áp suất gas hút về máy nén thấp hơn áp bình thường (trị số bình thường từ

65 - 75 psi)

• Áp suất phía cao áp cũng thấp hơn bình thường

• Ở một số máy lạnh, board điều khiển sẽ tự động tắt sau 5 - 10 phút hoạt

động và báo lỗi trên dàn lạnh

- Dấu hiệu nhận biết thiếu gas:

• Chạy quá tải chạy nhiều hơn để đảm bảo áp suất

• Nhiệt độ không đạt

• Làm lạnh lâu

- Thừa gas

• Phụ tải nhiệt lớn

• Máy nén nóng hơn bth

• Máy nén hoạt động tiếng kêu to

• Áp suất cao

• Xuất hiện sương khi van tiết lưu mở quá lớn thừa lỏng

- Nguyên nhân: Máy bị thiếu gas, hết gas

• Gas bên trong máy lạnh là hoá chất không bị phân huỷ nên thông thường

sẽ không bị hao hụt trong quá trình hoạt động của máy Trường hợp máy

bị thiếu gas, hết gas chỉ xảy ra do sự cố rò rỉ đường ống dẫn, xì van, hoặc trong lúc lắp đặt mới, nhân viên kĩ thuật không kiểm tra và nạp đủ gas cần thiết

- Cách khắc phục: cần phải kiểm tra lại đường ống dẫn và sạc lại gas đầy đủ nếu thiếu hoặc hết gas

- Dấu hiệu nhận biểt: Khi hoạt động máy nén phát ra tiếng ồn lớn

- Nguyên nhân: Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do các bu lông hay đinh vít bị lỏng, hoặc có chi tiết bên trong máy nén bị hư khiến cho máy không hoạt động ổn định Ngoài ra, thừa gas hay ma sát mạnh giữa các đường ống với nhau hoặc với vỏ máy cũng có thể gây ra tiếng ồn trong lúc hoạt động

- Cách khắc phục:

• Cố định lại đường ống tránh cho chúng va chạm với nhau

Trang 12

Nhóm 2-VHHTL15OTOQN 7

• Kiểm tra nơi đặt dàn nóng đã bằng phẳng hay chưa, vỏ máy nén có bị móp mép gây va chạm với các chi tiết bên trong hay không Đồng thời, kiểm tra lại những bu lông ở dưới đáy máy xem có bị lỏng hay không Sau đó, tiến hành kê lại máy cho ổn định và xiết chặt lại những bu lông bị lỏng

• Xả lượng gas thừa ra bên ngoài bằng van lục giác Vị trí xả ra ngay tại đầu côn phía cuối của dàn nóng

• Thay máy nén mới Trước khi thay, bạn cần kiểm tra mã số, thương hiệu

và công suất để chọn mua cho phù hợp

- Thiếu nước/ gió

• Nhiệt độ giàn lạnh không ổn định

• Thời gian làm lạnh lâu

• Giàn bay hơi không lạnh

• Máy nén hay bị ngắt do rơ le nhiệt

- Thiếu nước, gió giải nhiệt đến thiết bị ngưng tụ:

• Làm mát lâu, nhiệt độ không ổn định: Thông thường, điều hoà chỉ cần mất một khoảng thời gian ngắn để làm mát cả căn phòng Tuy nhiên, nếu thiếu nước, gió giải nhiệt đến thiết bị ngưng tụ thì sẽ không đủ để giải nhiệt cho dàn ngưng làm thiết bị ngưng tụ quá nóng sẽ làm quá trình ngưng tụ môi chất mất thời gian dài hơn bình thường Khi đó, nhiệt độ lúc lên lúc xuống hoặc dàn lạnh chỉ phả ra hơi nhưng không mát mà chỉ có gió

• Dàn nóng đóng ngắt liên tục, cục nóng điều hòa chạy một lúc rồi tắt: Lốc điều hòa quá nóng làm cho bộ phận rơ le nhiệt tự ngắt mạch điện để bảo vệ điều hòa Sau khi lốc điều hòa bớt nóng, rơ le nhiệt lại tự động bật lên Điều này dẫn đến hiện tượng dàn nóng đóng ngắt liên tục, chạy một lúc lại tắt

- Cách khắc phục: Kiểm tra lại thiết bị ngưng tụ

- Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này như:

• Thiếu gas do rò rỉ hoặc đường ống dẫn gas bị nghẹt

• Lọc gió và dàn lạnh bị dơ khiến hơi lạnh không được phả ra ngoài

• Dàn ngưng tụ bị dơ

• Không đủ không khí đi qua dàn lạnh

• Không khí giải nhiệt không tuần hoàn

• Máy nén hoạt động không hiệu quả

• Tải quá nặng làm không đủ điện năng cho máy hoạt động

- Cách khắc phục:

Trang 13

Nhóm 2-VHHTL15OTOQN 8

• Kiểm tra lại hệ thống dẫn gas Rút gas, hút chân không và sạc lại gas nếu cần thiết

• Vệ sinh hệ thống lọc gió và dàn lạnh

• Bảo trì dàn nóng và hệ thống tản nhiệt

• Kiểm tra và tháo dỡ những vật gây cản trở dòng không khí tản nhiệt

• Kiểm tra lại tải và điện thế dòng điện Nếu tải không đủ thì bạn nên tắt bớt những thiết bị điện không sử dụng, hoặc sử dụng ổn áp để đảm bảo dòng điện được ổn định

Áp suất hút

thấp

• Thiếu gas

• Đường ống gas lỏng bị cản trở hoặc nghẹt

• Lọc gió bị dơ và dàn lạnh bị dơ

• Không đủ không khí đi qua dàn lạnh

• Van tiết lưu hay ống mao bị nghẹt

• Bầu cảm biến của van tiết lưu bị

• Thử xì

• Thay thế chi tiết cản trở

• Kiểm tra quạt

• Thay van hoặc ống mao

Áp suất hút

cao

• Dư gas

• Máy nén hoạt động không hiệu quả

• Vị trí lắp cảm biến không đúng

• Tải quá nặng

• Rút bớt lượng gas đã sạc

• Kiểm tra hiệu suất máy nén

• Đổi vị trí lắp cảm biến

• Kiểm tra tải

Áp suất

nén thấp

• Thiếu gas

• Máy nén hoạt động không hiệu quả

• Thử xì

• Kiểm tra hiệu suất máy nén

Áp suất

nén cao

• Dư gas

• Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần

• Có không khí hay khí không ngưng trong máy lạnh

• Rút bớt lượng gas đã sạc

• Bảo trì dàn nóng

• Rút gas hút chân không và sạc gas mới

Trang 14

Nhóm 2-VHHTL15OTOQN 9

• Không khí giải nhiệt không tuần hoàn

• Nhiệt độ của không khí hoặc nước giải nhiệt cao

• Thiếu không khí hoặc nước giải nhiệt

• Tháo dỡ các vật cản dòng không khí giải nhiệt

4 Sơ đồ hệ thống cần được mô tả lại dạng 3D trên các phần mềm hoặc sản phẩm

mô hình hóa với các vật liệu rẻ tiền

Hình 2: Ảnh 3D toàn hệ thống

Ngày đăng: 15/11/2024, 12:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w