1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chương 2 sứ mệnh của công ty Ý nghĩa của chương 2 giới thiệu vai trò của sứ mệnh trong việc Định hướng mục tiêu và chiến lược phát triển của doanh nghiệp

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sứ mệnh của công ty: Vai trò trong việc định hướng mục tiêu và chiến lược phát triển doanh nghiệp
Tác giả Nguyễn Thành Khải
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Hữu Nhuận
Trường học Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Kinh doanh, Khoa Quản trị
Chuyên ngành Quản trị Chiến lược
Thể loại Tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 550,51 KB

Nội dung

Robinson Chương 2: Sứ mệnh công ty Chương 3: Trách nhiệm xã hội của công ty và đạo đức kinh doanh Chương 7: Mục tiêu dài hạn và các chiến lược Chương 8: Chiến lược kinh doanh Bài làm

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN HỌC: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Hữu Nhuận

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

“Cảm ơn thầy vì những bài học mà thầy đã mang lại, em rất thích khi thầy giảng và đưa vào bài học những ví dụ thực tế như “bán hủ tiếu”, những câu hỏi thầy đặt ra giúp tụi em có cơ hội được tìm hiểu nhiều hơn và suy nghĩ sâu hơn về môn học Quản trị chiến lược này.” EM XIN CẢM ƠN THẦY <3 Mục lụcCHƯƠNG 2: SỨ MỆNH CỦA CÔNG TY (Strategic Management) 5

II Thiết lập sứ mệnh 5

II.1 Các dòng sản phẩm hay dịch vụ cơ bản, thị trường mục tiêu, và công nghệ cốt lõi 5

II.2 Các mục tiêu của công ty: Tồn tại, tăng trưởng và sinh lợi 6

II.3 Triết lý của công ty 6

II.4 Hình ảnh trước công chúng 6

II.5 Tự nhận thức công ty 6

II.6 Những xu hướng mới về các thành phần của sứ mệnh 6

III Hội đồng quản trị 6

IV Lý thuyết về người đại diện (agency theory) 6

* MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC MỤC (LỚN, NHỎ) 6

CHƯƠNG 3: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH (Strategic Management) 7

I Cách tiếp cận theo đối tượng hữu quan về trách nhiệm xã hội 7

II Các loại trách nhiệm xã hội 8

III Trách nhiệm xã hội và khả năng sinh lợi của công ty 8

IV Các vấn đề mới xuất hiện trong CSR ngày nay 8

IV.1 Sự bền vững và trào lưu bảo vệ môi trường 8

IV.2 Sự tăng quyền lực của người mua 8

IV.3 Toàn cầu hóa hoạt động kinh doanh 8

V Đạo luật Sarbanes – Oxley năm 2002 8

VI Đáp ứng trách nhiệm xã hội của công ty 8

VI.1 Vấn đề cốt lõi của các cuộc tranh luận về CSR 8

VI.2 Lợi thế hỗ tương của các sáng kiến xã hội có tính cộng tác 9

Trang 3

VI.3 5 nguyên tắc cho sự thành công của các sáng kiến xã hội cộng tác (CSIs) 9

VI.3.1: Nhận dạng một sứ mệnh dài hạn bền vững 9

VI.3.2: Đóng góp “những gì chúng ta làm” 9

VI.3.3: Cung cấp các dịch vụ chuyên môn hóa trên phạm vị lớn 9

VI.3.4: Cân nhắc ảnh hưởng của chính phủ 9

VI.3.5: Gắn kết và đánh giá gói lợi ích 9

VII Đạo đức quản trị 9

VII.1 Các cách tiếp cận về đạo đức 10

VII.2 Bộ quy tắc đạo đức 10

VII.3 Những xu hướng chủ yếu về bộ quy tắc đạo đức 10

* MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC MỤC (LỚN, NHỎ) 10

CHƯƠNG 7: MỤC TIÊU DÀI HẠN VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC (Strategic Management) 11

I Các mục tiêu dài hạn 11

I.1 Mục tiêu dài hạn 11

I.2 Đặc trưng của các mục tiêu dài hạn 12

I.3 Bảng điểm cân bằng 12

II Các chiến lược kinh doanh tổng quát 12

II.1 Dẫn đầu về chi phí thấp 13

II.2 Khác biệt hóa 13

II.3 Tập trung 13

III Các quy tắc tạo nên giá trị 13

III.1 Sự tuyệt hảo trong vận hành 13

III.2 Mối quan hệ mật thiết với khách hàng 14

III.3 Dẫn đầu về sản phẩm 14

IV Các chiến lược chính 14

IV.1 Tăng trưởng tập trung (Chiến lược xâm nhập thị trường) 14

IV.2 Phát triển thị trường 14

IV.3 Phát triển sản phẩm 14

IV.4 Đổi mới 14

IV.5 Hợp nhất theo chiều ngang 14

IV.6 Hợp nhất theo chiều dọc 15

IV.7 Đa dạng hóa đồng tâm 15

IV.8 Đa dạng hóa theo hình thức tổ hợp (conglomerate) 15

Trang 4

IV.9 Chuyển hướng 16

IV.10 Từ bỏ (Divestiture) 16

IV.11 Thanh lý tài sản 16

IV.12 Phá sản 16

IV.13 Liên doanh 16

IV.14 Các liên minh chiến lược 16

IV.15 Tập đoàn (Consortia), Keiretus, và Chaebol 16

V Lựa chọn mục tiêu dài hạn và chiến lược chính .16

VI Thiết kế một mô hình kinh doanh sinh lợi .16

* MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC MỤC (LỚN, NHỎ) 16

CHƯƠNG 8: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH (Strategic Management) 18

I Đánh giá và chọn các chiến lược kinh doanh: Tìm lợi thế cạnh tranh bền vững 18

I.1 Đánh giá cơ hội tạo sự dẫn dắt về chi phí 18

I.2 Đánh giá cơ hội tạo nên sự khác biệt 19

I.3 Xem xét tốc độ như là lợi thế cạnh tranh 19

I.4 Tập trung vào một phân khúc thị trường là một cách tạo nên lợi thế cạnh tranh 19

I.5 Các giai đoạn tiến hóa trong ngành và lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn 19

I.5.1 Lợi thế cạnh tranh và các lựa chọn chiến lược trong những ngành vừa xuất hiện 19

I.5.2 Lợi thế cạnh tranh và các lựa chọn chiến lược trong những ngành đang tăng trưởng 19

I.5.3 Lợi thế cạnh tranh và các lựa chọn chiến lược trong những ngành đang ở giai đoạn bão hòa 19 I.5.4 Lợi thế cạnh tranh và các lựa chọn chiến lược trong những ngành đang ở giai đoạn suy thoái 20

I.6 Lợi thế trong những ngành có thị trường phân mảnh 20

I.7 Lợi thế cạnh tranh trong những ngành toàn cầu 20

II Các đơn vị kinh doanh đơn ngành: Đánh giá và lựa chọn cách thức đa dạng hóa để xây dựng giá trị 20

II.1 Ma trận lựa chọn chiến lược chính 20

II.2 Mô hình các cụm chiến lược chính 20

II.3 Cơ hội hình thành giá trị là nền tảng cho việc lựa chọn chiến lược đa dạng hóa hay hợp nhất 20 *MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC MỤC (LỚN, NHỎ) 21

Trang 5

Đề bài: Các em hãy giải thích ý nghĩa từng mục và giải thích mối quan hệ giữa các mục

(mục lớn và mục nhỏ) của các chương sau đây: (Theo tài liệu Strategic Management –

Quản trị chiến lược của tác giả Jonh A Pearce II/ Richard B Robinson)

Chương 2: Sứ mệnh công ty

Chương 3: Trách nhiệm xã hội của công ty và đạo đức kinh doanh

Chương 7: Mục tiêu dài hạn và các chiến lược

Chương 8: Chiến lược kinh doanh

Bài làm CHƯƠNG 2: SỨ MỆNH CỦA CÔNG TY

Ý nghĩa của chương 2: Giới thiệu vai trò của sứ mệnh trong việc định hướng mục tiêu

và chiến lược phát triển của doanh nghiệp

I Sứ mệnh của công ty là gì?

- Sứ mệnh của công ty dùng để giải thích ngắn gọn các mục đích tồn tại của nó Sứ mệnh

có thể được diễn đạt bằng một câu hoặc một đoạn văn ngắn về văn hóa, giá trị và đạo đức của công ty Sứ mệnh là biểu hiện triết lý kinh doanh của người ra quyết định Sứ mệnh còn là nền tảng để thiết lập các mục tiêu chiến lược và ra quyết định, nó giúp xác định hướng đi của công ty

* Sự nhầm lẫn thường gặp giữa phân biệt “Tầm nhìn” và “Sứ mệnh”

- Đạt được gì trong tương lai

- Trả lời cho câu hỏi: ĐI ĐẾN ĐÂU? - Mô tả hành động cần thực hiện để đạt được tầm nhìn

- Trả lời cho câu hỏi: LÀM THẾ NÀO?

II Thiết lập sứ mệnh

- Những nội dung sẽ được trình bày trong bản tuyên bố sứ mệnh Nó giúp chúng ta xác

định những thông tin trả lời cho 6 câu hỏi về nội dung của sứ mệnh Các nội dung chính được trình bày đáp ứng nhu cầu của các đối tác liên quan, tạo sự hấp dẫn đối với các đối tác hữu quan để đạt được các mục tiêu và hoàn thành sứ mệnh khi viết bảng tuyên bố sứ mệnh

II.1 Các dòng sản phẩm hay dịch vụ cơ bản, thị trường mục tiêu, và công nghệ cốt lõi

- Xác định 3 yếu tố cơ quan trọng nhất: sản phẩm - dịch vụ công ty cung cấp, thị trường

mục tiêu của công ty và công nghệ cốt lõi 3 yếu tố này tạo nên lợi thế cạnh tranh của

Trang 6

công ty trong ngành và định hướng chiến lược, hấp dẫn các đối tác hữu quan trong – ngoài (tương tác theo hướng thích nghi hay kiểm soát)

II.2 Các mục tiêu của công ty: Tồn tại, tăng trưởng và sinh lợi

- Xác định những mục tiêu quan trọng của công ty về tồn tại, tăng trưởng và sinh lời Đây

là nền tảng để xác định chiến lược kinh doanh hiệu quả, xác định mục tiêu và chiến lược cho các cấp

II.3 Triết lý của công ty

- Mục này nói đến triết lý của công ty (tín ngưỡng của công ty) thể hiện niềm tin, giá trị,

khát vọng mà người ra quyết định chiến lược cam kết thực hiện trong hoạt động quản trị của công ty

II.4 Hình ảnh trước công chúng

- Thể hiện khả năng của công ty trong việc đáp ứng yêu cầu, mong đợi và kỳ vọng của

công chúng Điều này giúp công ty thu hút và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng và đối tác kinh doanh

II.5 Tự nhận thức công ty

- Giúp công ty nhận ra sự khác biệt của họ so với đối thủ cạnh tranh và xác định điểm

yếu, điểm mạnh của họ

II.6 Những xu hướng mới về các thành phần của sứ mệnh

- Những vấn đề mà công ty cần lưu ý khi xây dựng bản tuyên bố sứ mệnh chẳng hạn như:

nhạy bén với mong muốn của khách hàng, chất lượng sản phẩm và tuyên bố tầm nhìn

III Hội đồng quản trị

- Mục này cho ta biết ai là người đưa ra bản tuyên bố sứ mệnh và có trách nhiệm phải

thực hiện nó, đảm bảo công ty hoạt động đúng định hướng Bên cạnh đó, nêu lên các vai trò và trách nhiệm của hội đồng quản trị trong việc định hướng chiến lược công ty, đảm bảo tuân thủ các yêu cầu pháp lý, đạo đức kinh doanh

IV Lý thuyết về người đại diện (agency theory)

- Phần này là để hiểu cách mối quan hệ giữa hội đồng quản trị và tổng giám đốc ảnh hưởng đến hiệu suất tổ chức và việc thực hiện sứ mệnh của công ty Nó cung cấp thông tin về cách các vấn đề liên quan đến đại diện có thể ảnh hưởng đến công ty và đề xuất phương án để xử lý chúng

* MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC MỤC (LỚN, NHỎ)

I Sứ mệnh của công ty là gì? (What)

II Thiết lập sứ mệnh (What)

Trang 7

Mục này hỗ trợ mục I vì nó giúp trả lời 6 câu hỏi về nội dung của sứ mệnh công

ty Là “What” của chương nhưng là “How” của mục I

II.1 Các dòng sản phẩm hay dịch vụ cơ bản, thị trường mục tiêu và công nghệ cốt lõi (What)

II.2 Các mục tiêu của công ty: Tồn tại, tăng trưởng và sinh lợi (What)

II.3 Triết lý công ty (What)

II.4 Hình ảnh trước công chúng (What)

II.5 Tự nhận thức công ty (What)

II.6 Những xu hướng về các thành phần của sứ mệnh (How)

Mục II.1 tới II.5 là năm nội dung cần có trong bản tuyên bố sứ mệnh và mục II.6 cần lưu ý khi trình bày năm mục trên

III Hội đồng quản trị (How)

Mục III làm rõ cho mục II, vì trong một công ty thì người thành lập nên tuyên bố

sứ mệnh là hội đồng quảntrị

IV Lý thuyết người đại diện (How)

Mục IV là những vấn đề có liên quan ở mục số I, II, III

* Mục tiêu học tập và kết quả học tập mong đợi (Why)

Tại sao cần phải học chương này và chương này giúp ta đạt được điều gì

* Vận dụng tốt I, II (What) sẽ hỗ trợ cho mục III, IV (How)

CHƯƠNG 3: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY VÀ ĐẠO ĐỨC

KINH DOANH

Ý nghĩa của chương 3: Đề cập đến trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh nhằm đảm

bảo sự phát triển bền vững và sinh lợi

I Cách tiếp cận theo đối tượng hữu quan về trách nhiệm xã hội

- Đề cập đến các đối tượng hữu quan bên trong và bên ngoài và tầm quan trọng của công

ty Bên cạnh đó, nói đến 4 bước cần thực hiện để viết vào bản tuyên bố sứ mệnh khi hợp nhất lợi ích của các đối tác hữu quan

Trang 8

II Các loại trách nhiệm xã hội

- Đề cập đến các loại trách nhiệm xã hội: trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm kinh tế, đạo

đức, tùy chọn (discretionary) để thấu hiểu bản chất và sự đa dạng của nó

III Trách nhiệm xã hội và khả năng sinh lợi của công ty

- Đề cập đến mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội (CSR) và sự thành công (đo lường

bằng lợi nhuận) Làm rõ các khái niệm về chi phí lợi ích trên phương diện kinh tế và xã hội

IV Các vấn đề mới xuất hiện trong CSR ngày nay

- Mục này bàn về 3 vấn đề mới xuất hiện trong CSR gần đây và là điều thúc đẩy các công

ty thực hiện CRS

IV.1 Sự bền vững và trào lưu bảo vệ môi trường

- Nhấn mạnh sự bền vững của công ty trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội Đưa ra

những khuyến cáo hướng đến hoạt động kinh doanh bền vững (theo 10 thông điệp của WBCSD – Hội đồng doanh nghiệp toàn thế giới và phát triển bền vững)

IV.2 Sự tăng quyền lực của người mua

- Phần này tập trung vào vai trò ngày càng tăng của người mua (khách hàng và nhà đầu tư

xã hội) trong quá trình quyết định mua sắm và tác động của họ đến doanh nghiệp và sự quan tâm về trách nhiệm xã hội của người tiêu dùng ngày càng cao

IV.3 Toàn cầu hóa hoạt động kinh doanh

- Mục này diễn tả lại sự phức tạp trong việc toàn cầu hóa đến hoạt động CRS của công

ty

V Đạo luật Sarbanes – Oxley năm 2002

- Chương này đề cập đến Đạo luật Sarbanes-Oxley năm 2002 do chủ tịch Hiệp hội ngân

hàng Paul Sarbanes được đề xuất và thông qua và tầm quan trọng của nó trong việc quản

lý và giám sát hoạt động kinh doanh của các công ty nhằm tránh việc gian dối trong hoạt động quản trị và các báo cáo tài chính không trung thực

VI Đáp ứng trách nhiệm xã hội của công ty

- Mục này đề cập CRS như một yếu tố cấu thành trong vai trò của các nhà quản trị cấp

cao, nhưng đồng thời cũng nảy lên các tranh luận về các trách nhiệm xã hội có sự mâu thuẫn với việc tối đa hóa lợi nhuận của họ, dẫn đến việc các CSI được tạo ra như một cách thức để kết hợp tốt nhất giữa tác động chiến lược và xã hội

VI.1 Vấn đề cốt lõi của các cuộc tranh luận về CSR

- Phần này tập trung vào vấn đề quản lý trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) và các

cuộc tranh luận liên quan Nó giúp người đọc hiểu về những thách thức và cơ hội liên quan đến việc thực hiện CSR của doanh nghiệp

Trang 9

VI.2 Lợi thế hỗ tương của các sáng kiến xã hội có tính cộng tác

- Phần này đề cập đến lợi ích của việc hợp tác trong các sáng kiến xã hội có tính cộng tác

(CSIs) Nó giúp doanh nghiệp hiểu cách mà việc hợp tác với các tổ chức xã hội và các đối tác có thể tạo ra giá trị cho họ và cộng đồng

VI.3 5 nguyên tắc cho sự thành công của các sáng kiến xã hội cộng tác (CSIs)

- Phần này giới thiệu 5 nguyên tắc quan trọng hỗ trợ cho sự thành công của các sáng kiến

xã hội cộng tác (CSIs)

→ Nó cung cấp hướng dẫn cho các doanh nghiệp về cách thực hiện CSIs một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu xã hội và các mục tiêu chiến lược của họ Giải quyết cho câu hỏi “Làm sao để tối đa hóa lợi ích xã hội từ một nguồn lực hữu hạn dành cho các dự án

xã hội”

VI.3.1: Nhận dạng một sứ mệnh dài hạn bền vững

- Mục này đề cập đến việc xác định và thiết lập một sứ mệnh dài hạn cho các sáng kiến

xã hội cộng tác (CSIs) Nó giúp doanh nghiệp hiểu rõ mục tiêu và sứ mệnh của CSIs để

có hướng dẫn và tập trung vào việc thực hiện các hoạt động xã hội có ý nghĩa và bền vững

VI.3.2: Đóng góp “những gì chúng ta làm”

- Mục này nhấn mạnh việc tạo ra giá trị và đóng góp xã hội thông qua các hoạt động của

CSIs Nó đề cập đến việc đảm bảo rằng các CSIs thực sự có ý nghĩa và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội cụ thể

VI.3.3: Cung cấp các dịch vụ chuyên môn hóa trên phạm vị lớn

- Mục này bàn về việc cung cấp các dịch vụ chuyên môn hóa với phạm vi rộng lớn để

giúp đáp ứng nhu cầu xã hội Điều này đòi hỏi sự chuyên môn và hiệu quả trong việc cung cấp các dịch vụ và giải pháp xã hội

VI.3.4: Cân nhắc ảnh hưởng của chính phủ

- Mục này đề cập đến việc xem xét và đánh giá cách mà chính phủ có thể ảnh hưởng đến

CSIs và các hoạt động xã hội Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của hiểu và cân nhắc các chính sách và quy định chính phủ đối với việc thực hiện CSIs

VI.3.5: Gắn kết và đánh giá gói lợi ích

- Mục này nói về việc kết nối và đánh giá lợi ích của CSIs đối với cả doanh nghiệp và

cộng đồng Nó giúp đo lường và đánh giá hiệu suất và tác động xã hội của các CSIs để đảm bảo rằng chúng đạt được mục tiêu và tạo ra giá trị xã hội mong muốn

VII Đạo đức quản trị

- Nhấn mạnh ảnh hưởng của đạo đức trong hoạt động quản trị đến người tiêu dùng, người

lao động như thế nào

Trang 10

VII.1 Các cách tiếp cận về đạo đức

- Mục này chỉ rõ 3 cách tiếp cận cơ bản có tính nhất quán mà các nhà quản trị cấp cao có

thể lựa chọn: vị lợi, các quyền đạo đức và công bằng xã hội

VII.2 Bộ quy tắc đạo đức

- Bộ quy tắc đạo đức bao gồm các tiêu chuẩn cơ bản do doanh nghiệp quy định Bộ quy

tắc đạo đức được thiết lập để đảm bảo sự nhất quán khi áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức,

để giải quyết các thách thức mà công ty toàn cầu phải đối diện với đa dạng văn hóa, xã hội và kinh tế của các quốc gia

VII.3 Những xu hướng chủ yếu về bộ quy tắc đạo đức

- Đề cập đến 3 xu hướng hiện nay trong việc biên soạn bộ quy tắc đạo đức kinh doanh:

1 Đưa lên website, báo cáo hằng năm của công ty, trong các bản tin của hội đồng quản trị

2 Thiết kế các chính sách để hướng dẫn người lao động hiểu rõ hơn về nghĩa vụ của họ

3 Gia tăng sự chú ý của công ty để nhân viên hiểu rõ hơn nghĩa vụ của họ

* MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC MỤC (LỚN, NHỎ)

I Cách tiếp cận theo đối tượng hữu quan về trách nhiệm xã hội (What)

II Các loại trách nhiệm xã hội (What)

Mục II hỗ trợ cho mục I để nhận diện rõ hơn các loại trách nhiệm xã hội mà doanh nghiệp tiếp cận

III Trách nhiệm xã hội và khả năng sinh lợi của công ty (How)

Mục III bổ sung cho mục I, II

IV Các vấn đề mới xuất hiện trong CSR ngày nay (What)

IV.1 Sự bền vững và trào lưu bảo vệ môi trường

IV.2 Sự tăng quyền lực của người mua

IV.3 Toàn cầu hóa hoạt động kinh doanh

V Đạo luật Sarbanes – Oxley năm 2002 (What)

Mục V hỗ trợ cho mục VI (ở góc độ nào đó đạo đức quản trị cũng bao gồm cả Đạo luật này để đòi hỏi tổng giám đốc và giám đốc tài chính cần trung thực trong báo cáo tài chính của mình)

VI Đáp ứng trách nhiệm xã hội của công ty (How)

Trang 11

VI.1 Vấn đề cốt lõi của các cuộc tranh luận về CSR (What)

VI.2 Lợi thế hỗ tương của các sáng kiến xã hội có tính cộng tác (What)

VI.3 5 nguyên tắc cho sự thành công của các sáng kiến xã hội cộng tác (CSIs) (How)

Mục này hỗ trợ cho 2 mục trên nêu ra những nguyên tắc để bảo đảm cho sự thành công của CSIs

VI.3.1: Nhận dạng một sứ mệnh dài hạn bền vững

VI.3.2: Đóng góp “những gì chúng ta làm”

VI.3.3: Cung cấp các dịch vụ chuyên môn hóa trên phạm vị lớn

VI.3.4: Cân nhắc ảnh hưởng của chính phủ

VI.3.5: Gắn kết và đánh giá gói lợi ích

VII Đạo đức quản trị (What)

VII.1 Các cách tiếp cận về đạo đức

VII.2 Bộ quy tắc đạo đức

VII.3 Những xu hướng chủ yếu về bộ quy tắc đạo đức

*Mục tiêu học tập và kết quả học tập mong đợi (Why)

CHƯƠNG 7: MỤC TIÊU DÀI HẠN VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC

Ý nghĩa của chương 7: Giới thiệu một số cơ bản về mục tiêu dài hạn và các chiến lược

để thực hiện mục tiêu dài hạn

I Các mục tiêu dài hạn

I.1 Mục tiêu dài hạn

- Mục này bàn về các mục tiêu dài hạn (theo Peter Drucker, mục tiêu dài hạn của các

công ty thường là 3-5 năm) được thiết lập trong 7 lĩnh vực (đi từ ngắn hạn đến dài hạn) sau để đạt được thành công trong dài hạn:

1 Lợi nhuận (Các chỉ tiêu đo lường – EBIT, ROA, ROE)

2 Năng suất (Số lượng sản phẩm hay dịch vụ được tạo ra bởi một đơn vi nhập lượng)

3 Vị thế cạnh tranh (Các chỉ tiêu như tổng doanh số hay thị phần)

Ngày đăng: 15/11/2024, 12:02

w