1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận chủ Đề nghiên cứu và cải thiện kỹ năng thuyết trình của sinh viên Đại học

25 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 2,3 MB

Nội dung

Về phần nội dung, chúng ta cần phải trình bày một cách ngắn gọn xúc tích, không quá dài cũng đừng quá ngắn, nếu phần nội dung của chúng ta quá dài thì sẽ gây chán nản dẫn đến sự mất tập

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ-TIN HỌC TP HỒ CHÍ MINHKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN

Giảng viên hướng dẫn :THS Nguyễn Thị Huyền Trân

CHỦ ĐỀ:NGHIÊN CỨU VÀ CẢI THIỆN KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC

MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC

THÀNH VIÊN:

1.Đỗ Nguyễn Hoàng Phúc Mã số sinh viên: 22DH1236802.Hồ Minh Hiển Mã số sinh viên: 22DH1207833.Trương Đình Anh Mã số sinh viên: 22DH120178

TP HỒ CHÍ MINH 1/2023

Trang 2

ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC CỦA THÀNH VIÊN

Lời mở đầu

Trang 3

huyết trình là một cách truyền đạt thông tin, ý tưởng bằng lời nói Để giải thích vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục đến người nghe.

TKỹ năng thuyết trình là một kỹ năng mềm quan trọng trongcuộc sống sinh viên cũng như xã hội hiện nay, một bài thuyết trình hoàn hảo có thể mang đến những lợi ích cũng như thànhcông hơn mong đợi

Thuyết trình xuất hiện trong những hoàn cảnh khác nhau với những mục đích khác nhau Khi bạn là một nhân viên bánhàng thì kỹ năng thuyết trình sẽ giúp bạn thuyết phục khách hàng một cách tốt hơn, nhờ vậy có thể gia tăng doanh số bán hàng cho công ty và gặt hái được thành quả trong công việc.Còn ở môi trường đại học, các bạn sinh viên chắc chắn đã từng xem và nghe những bài thuyết trình của các nhóm sinh viên khác mà họ chỉ đọc hay là đọc một “cho qua” với chất giọng run hay thậm chí là vấp Trong vai trò của người nghe thì sẽ cảm giác như bị tra tấn và nhàm chán, người nghe dần rơi vào hoàn cảnh không quan tâm vào bài thuyết trình nữa vàchắc chắn không thu nhận được gì Vì vậy, nên rèn luyện kỹ năng thuyết trình tốt từ bây giờ, điều này có thể giúp bạn vươn lên và tạo ra sự khác biệt với các sinh viên khác trong việc thể hiện và trình bày các bài dự án của mình

3

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Mục đích nghiên cứu về kỹ năng thuyết trình của sinh viên đại học 5

Phần II: NỘI DUNG 6

1 Khái niệm của thuyết trình 6

1.2 Kỹ năng thuyết trình là gì 6

2 Cấu trúc bài thuyết trình 7

2.1 Phần mở đầu 7

2.2 Phần thân bài 7

2.3 Phần kết bài 8

3 Các bước để chuẩn bị một bài thuyết trình 9

4 Các kỹ năng thuyết trình 13

5 Những sai lầm trong kỹ năng thuyết trình 14

5.1 Mở đầu không hấp dẫn 15

5.2 Nói quá nhanh hoặc quá chậm 15

5.3 Thiếu sự tương tác với khán giả 15

5.4 Đọc slide 15

5.5 Quá ít hoặc quá nhiều động tác khi thuyết trình 17

5.6 Cách khắc phục sai lầm: 17

6 Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình 18

7 Lợi ích của việc học kỹ năng thuyết trình 18

7.1 Hiểu quả khi truyền đạt thông tin 18

7.2 Rèn luyện sự tự tin trước đám đông 18

7.3 Nâng cao kỹ năng giao tiếp 19

7.4 Thể hiện năng lực, kỹ năng, kiến thức của bản thân 19

7.5 Tích luỹ kinh nghiệm 19

8 Kế hoạch, bí quyết rèn luyện và phát triển kỹ năng thuyết trình 20

8.1 Kết nối, tương tác với khán giả trước khi tuyết trình 20

8.2 Cẩn thận, kỹ càng, cố gắng, đầu tư chu đáo, hoàn thiện nội dung trước khi thuyết trình 21

8.3 Lắng nghe, tiếp thu kiến thức, phản hồi của khán giả: 21

Trang 5

Phần 3: Kết Luận: 22

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Mỗi sinh viên khi bước vào cánh cổng đại học thì chắc

hẳn rằng ai cũng một lần lên bục giảng và đứng trước thầy cô,

bạn bè để trình bày về đề tài mà thầy cô giao cho Mỗi sinh

viên đến trường không chỉ để nghe thầy cô giảng bài và ghi

chép lại những kiến thức ấy mà còn phải chuẩn bị trước và

trình bày trước lớp Kỹ năng trình bày cụ thể là thuyết trình

trước đám đông ngày một quan trọng hơn và không thể thiếu

của mỗi sinh viên Thuyết trình là một công việc không dễ

dàng bởi người đứng lên thuyết trình phải trang bị cho mình

đầy đủ kiến thức để có thể trình bày tốt về chủ đề mà mình đã

chọn

Quan sát các bạn trong trường và tình hình chung của

giảng đường hiện tại nhóm đang học tại trường rằng hầu hết

các sinh viên đều ngại và thấy lo lắng, hồi hộp khi đứng trước

đám đông trình bày một bài thuyết trình và đa số sinh viên

chưa thuyết trình tốt các vấn đề của mình Với tình hình đó

nên nhóm em đã chọn đề tài “Nghiên cứu và cải thiện kỹ

năng thuyết trình của sinh viên đại học” để giúp các bạn có

cái nhìn trực quan hơn về các kỹ năng thuyết trình và đưa ra

các giải pháp để cải thiện nhằm nâng cao kỹ năng thuyết

trình

5

Trang 6

2 Mục đích nghiên cứu về kỹ năng thuyết trình của sinh viên đại học.

 Tìm hiểu khái niệm về thuyết trình và cấu trúc để

có một bài thuyết trình tốt Một cái nhìn tổng quan hơn về kỹ năng thuyết trình

 Chỉ ra những vấn đề, hạn chế, lợi ích và tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình

 Đề xuất một số giải pháp các bước thực hiện một bài thuyết trình và những kỹ năng cần thiết thông qua những nghiên cứu nhằm giải quyết những thắc mắc của các bạn sinh viên có thể học tập và trình bày vấn đề một cách tốt hơn

Phần II: NỘI DUNG

1 Khái niệm của thuyết trình.

Thuyết trình là trình bày một vấn đề hay một sự việc một cách bài bản, hệ thống , trước một nhóm người hay một nhiều người nhằm truyền đạt thông tin , ý nghĩa của sự vật sự việc một cách chỉnh chu dễ

hiểu để cung cấp thông tin

tri thức cần thiết cho người

Trang 7

bên ngoài và đoán biết được diễn biến tâm lí bêntrong của người nghe Hơn thế nữa chúng ta cần phải biết sử dụng những ngôn ngữ sao cho phù hợp với người mà chúng ta muốn truyền đạt, biếtcách định hướng và điều khiển quá trình giao tiếp để đạt được mục đích mà chúng ta mong muốn

2 Cấu trúc bài thuyết trình

Cấu trúc của một bài thuyết trình cũng giống như một bài văn cần có 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài Mỗi phần đều có một nhiệm

vụ, chức năng riêng nhưng nhìn chung thì mục tiêu của cả 3 phần là xây dựng một bài thuyết trình một cách ấn tượng, lôi cuốn hấp dẫn người nghe

2.1 Phần mở đầu

Phần quan trọng nhất của bài thuyết trình chính là phần mở đầu tạo ấn tượng và thu hút người nghe, phải nêu rõ được mục tiêu và nội dung Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng, nó giốngnhư một cây kim phải nhọn và sắc bén mới đâm qua được lớp phòng bị và chiếm được sự tập trung của khán giả Có rất nhiều cách để gây ấn tượng ban đầu như:

Ví dụ: Kể một câu chuyện hài hước, đặt mộtcâu hỏi hoặc vấn đề, trích dẫn những nghiên cứu hay lời nói của những người nổi tiếng…

Chung quy lại chúng ta có rất nhiều cách

để làm cho phần mở đầu của chúng ta trở nên

7

Trang 8

một cách ấn tượng và thu hút được sự lắng nghe

từ các thính giả

2.2 Phần thân bài

Phần thân bài là phần giữa của phần thuyếttrình và là phần nội dung mà chúng ta muốn truyền đạt đến thính giả, chúng ta nên lựa chọn những nội dung quan trọng để trình bày Hơn nữachúng ta nên chia nội dung thành nhiều phần nhỏ để giúp người nghe dễ tiếp thu và nắm bắt được những nội dung và toàn bộ những ý trong bài thuyết trình

Về phần nội dung, chúng ta cần phải trình bày một cách ngắn gọn xúc tích, không quá dài cũng đừng quá ngắn, nếu phần nội dung của chúng ta quá dài thì sẽ gây chán nản dẫn đến sự mất tập trung và tiếp thu không hết những thôngtin, kiến thức mà chúng ta muốn trình bày Ngượclại nếu phần nội dung của chúng ta quá ngắn thì mọi nội dung hướng đến người nghe sẽ như một cơn gió thoáng qua không thể nhớ được

Một vài lưu ý quan trọng trong cấu trúc bài thuyết trình bạn cần lưu ý:

 Nội dung không nên có quá 3 ý chính, vì nếu nhiều hơn, não bộ của khán giả sẽ khó nhớ những gì chia sẻ

 Trong từng ý chính nên có phần diễn giải và đặc biệt cần có “Dẫn chứng/Ví dụ” để giúp khán giả hiểu rõ hơn về thông điệp mà bạn muốn truyền tải

Trang 9

 Xen kẽ trong nội dung chia sẻ nên có một số phần tương tác với khán giả thay vì chỉ nói một chiều từ đầu đến cuối.

2.3 Phần kết bài

Kết bài là một phần cuối cùng của bài thuyết trình, vì vậy chúng ta cần phải làm cho nội dung của phần thân bài được in sâu trong tâm trí của những thính giả một thời gian dài, nếu không thì sau khi chúng ta thuyết trình xong những vấn đề mà chúng ta muốn truyền đạt đến người nghe sẽ không còn trong tâm trí họ nữa, nên bước cuối cùng của chúng ta là cần phải in thật sâu trong tâm trí họ để giúp họ nhớ lâu hơn những nội dung mà chúng ta muốn truyền đạt Sai lầm phổ biến mà người thuyết trình thường hay mắc phải đó chính là kết thúc một cách “cho qua” Cảm ơn các bạn đã lắng nghe’’ Khi chúng ta có phần kết thúc như thế này thì dùcho bài thuyết trình của chúng ta có nội dung nhiều hay hấp dẫn bao nhiêu thì dường như người nghe cũng sẽ không còn nhớ nữa

Vì vậy trong phần cuối cùng chúng ta cần phải để lại nhiều ấn tượng cho những người nghelàm cho họ nhớ được nội dung một cách lâu dài Các việc mà chúng ta phải làm đó là:

 Tóm gọn các ý chính của bài thuyết trình

 Đưa ra một trò chơi liên quan đến nội dung có thể là hỏi và đáp với khán giả

 Tạo sự thu hút với các thính giả bằng một thông điệp mạnh mẽ

9

Trang 10

3 Các bước để chuẩn bị một bài thuyết trình

Khi thuyết trình, không ai làm tốt ngay lần đầu tiên nên vì thế chúng ta cần phải chuẩn bị bài thuyết trình một cách kỹ lưỡng, chuẩn bị tốt

là chìa khóa cho một bài thuyết trình thành công,càng chuẩn bị kỹ lưỡng thì khả năng thành công của chúng ta sẽ càng cao

Việc chuẩn bị một bài thuyết trình bao gồmrất nhiều bước: xác lập được mục tiêu, chủ đề, thu nhập thông tin và phân tích người nghe và tập luyện trước, tất cả mọi thứ đều phải được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng để không gây ảnh hưởng xấu đến kết quả của bài thuyết trình Mọi thứ còn phải dựa vào mức độ, quy mô của buổi thuyết trình, chúng ta có thể phải chuẩn bị và tập luyện trước một tuần hoặc có khi là một tháng

+ Xác định mục tiêu và nội dung của bài thuyết trình

Trước khi thuyết trình chúng ta cần phải xácđịnh rõ ràng mục tiêu ban đầu của chủ đề cần thuyết trình, việc này giúp chúng ta hình dung được cách tiếp cận và truyền đạt nội dung đến với người nghe, điều này còn liên quan đến các yếu tố như người nghe là ai, môi trường xung quanh của buổi thuyết trình

Thông thường một bài thuyết trình sẽ phải đạt được 3 mục tiêu cơ bản:

Trang 11

- Mục tiêu 1: Truyền tải được nội dung cơ bản

và hữu ích đến với người nghe

- Mục tiêu 2: Bài thuyết trình phải thu hút các thính giả, người nghe không những nghe mà còn tận hưởng được bài thuyết trình

- Mục tiêu 3: Nội dung cần phải được trình bày một cách rõ ràng, lưu loát

Để đạt được 3 yêu cầu trên thì chúng ta cần phải xác định được cách diễn đạt sao cho phù hợp, nội dung phải theo một cấu trúc logic, thêm vào đó chúng ta có thể thêm những câu nóiđùa hài hước để người nghe không cảm thấy nhàm chán, chúng ta có thể dùng giọng điệu hàohứng để kích thích khán giả chú tâm hơn vào bài thuyết trình

+ Soạn bài thuyết trình

Để bài thuyết trình được thành công, chúng ta cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng về phần nội dung, cần phải đưa ra những thông điệp ý nghĩa đối vớingười nghe Nếu chúng ta không chuẩn bị kỹ lưỡng chúng ta sẽ truyền đạt thông tin một cách không tốt, lúng túng dễ mất tự tin khi thuyết trình và dẫn đến một kết quả thất bại

+ Nội dung cần soạn

Để có một bài thuyết trình hoàn hảo thườngthì nội dung chúng ta phải bao gồm 4 phần:Phần 1: Soạn phần mở đầu

Phần này chúng ta cần phải đặt vấn đề, xácđịnh mục đích, đây là phần gây ấn tượng đối với

11

Trang 12

người nghe nên chúng ta cần phải chuẩn bị một cách thật kỹ lưỡng.

Phần 2: Giới thiệu nội dung

Giới thiệu số lượng và thứ tự trình bày, những nội dung nào quan trọng thì chúng ta nên sắp xếp trước Nội dung không nên quá nhiều hoặc quá ít có thể dẫn đến sự nhàm chán cho những người nghe

Phần 3: Soạn những nội dung chính của bài thuyết trình

Phần này chiếm gần như hầu hết thời gian của bài thuyết trình, đây là phần nội dung chính của chủ đề cần thuyết trình, vì thế nên chúng ta cần phải đảm bảo được những yếu tố sau:

 Cung cấp cho thính giả những thông tin cần thiết

 Gây sự chú ý cho khán giả bằng cách: đặt câu hỏi, trao đổi các vấn đề liên quan đến nội dung

 Kiểm tra người nghe đã nắm được các vấn đề hay chưa

 Nên sử dụng những hình ảnh minh họa, những

số liệu thay vì viết quá nhiều chữ sẽ dẫn đến sự chán nản đối với người nghe

Trang 13

 Đặt những câu hỏi hoặc những trò chơi nhỏ để làm người nghe có ấn tượng lâu hơn về nội dung của bài thuyết trình

 Thiết kế PowerPoint

 Tìm hiểu không gian của buổi thuyết trình

 Tìm hiểu các phương tiện hỗ trợ cho buổi thuyết trình

 Thuyết trình thử trước gương để nắm rõ nhữnglỗi sai và khắc phục nó

13

Trang 14

4 Các kỹ năng thuyết trình.

 Sự tự tin

Một trong những cách để thuyết trình thànhcông là rèn luyện sự tự tin với một phong thái tự tin thì bài thuyết trình sẽ gây ấn tượng một cách rất tốt, chúng ta cần phải thể hiện sự tự tin và tintưởng vào nội dung mà chúng ta nói từ đó mới thu hút được sự tin tưởng của người nghe Vì vậy hãy tập cho chúng ta một phong thái chửng chạckèm với đó là một nụ cười tự tin như vậy mới thu hút được sự chú ý của những thính giả

 Mở đầu bài một cách ấn tượng.

Để bài thuyết trình được thành công từ những giây phút đầu tiên thì không thể thiếu mộtcâu mở đầu thật ấn tượng, thông thường khi bắt đầu một bài thuyết trình thì người nghe sẽ khôngmấy tập trung vào bài thuyết trình Một mở đầu gây ấn tượng và khuấy dộng không khí có thể thu hút sự chú ý của người nghe ngay từ đầu và

có khả năng làm cho người nghe chú ý cho đến khi kết thúc bài thuyết trình

Một số cách mở đầu ấn tượng:

 Đặt một số câu hỏi bất ngờ

 Mở mà bằng một câu chuyện hài hước

 Tạo ấn tượng thông qua giọng nói và tác phong

 Giọng nói và ngôn ngữ cơ thể trong thuyết

trình

Trang 15

Để có được một bài thuyết trình thành côngthì ngoài nội dung ra thì chúng ta cần phải có một giọng nói dễ nghe rõ ràng Ngoài ra chúng tanên dùng những ngôn ngữ cơ thể để có thể thu hút sự chú ý từ những người nghe, không nên quá chú tâm vào bản tài liệu, máy tính màn hình chiếu sẽ không ai thích nghe và nhìn một bức tượng chỉ biết nói một cách cứng nhắc mà không

có ngữ điệu trên bục giảng

Khi thuyết trình chúng ta cần phải chú tâm vào việc nhấn nhá giọng nói, những nội dung quan trọng chúng ta có thể nói một cách hào hứng, cao trào, đừng đọc đều đều từ đầu đến cuối việc này sẽ đưa khán giả vào giấc ngủ một cách dễ dàng Vì vậy chúng ta phải biết tình huống phù hợp để có được giọng nói truyền đạt một cách đầy cảm xúc

 Kết thúc một cách ấn tượng.

Chúng ta nên kết thúc bài thuyết trình một cách

ấn tượng và chốt lại những nội dung của bài thuyết trình Hãy đưa ra kết luận và nhấn mạnh 15

Trang 16

những nội dung quan trọng nhằm để lại một ấn tượng trong trí nhớ của người nghe.

5 Những sai lầm trong kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là một kỹ năng cần thiết, thú vị

và không thể thiếu khi làm việc trong công ty hay khi muốntrình bày, truyền đạt một thông điệp hay thảo luận về mộtvấn đề nhưng thuyết trình cũng có những sai lầm cơ bản, từnhỏ đến lớn mà người thuyết trình thường mắc phải khikhông chú ý Những lỗi này sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn,đánh giá kém của người nghe về người thuyết trình hoặc chủ

đề, thông tin muốn truyền đạt

5.1 Mở đầu không hấp dẫn

Khi mở đầu bài thuyết trình không lưu loát, lan man, không gây sự chú ý cần có sẽ tạo cảm giác mất hứng cho người nghe dẫn đến người thuyết trình mất sự tự tin khi thuyết trình và ảnh hưởng phần tiếp theo

5.2 Nói quá nhanh hoặc quá chậm

Nói quá nhanh hoặc quá chậm là sai lầm mà người ít thuyết trình gặp do quá khẩn trương, quá tập trung vào lời nói.–

– Nói quá nhanh, không quãng dừng: Dẫn đến người nghe

không bắt kịp những nội dung, từ ngữ mấu chốt của phầnthuyết trình Quãng dừng là khoảng thời gian người nghetiếp nhận những thông tin bạn muốn truyền đạt

– Nói quá chậm, lan man: Dẫn đến cảm giác chán nản, ảnh

hưởng đến sự tập trung của người nghe về phần thuyết trình.Khi nói quá mất nhiều thời gian dễ dàng lặp lại ý cũ khi nói

về cùng một chủ đề gây khó hiểu, chán nản khi nghe  Sự chú ý, tập trung của khán giả.

Ngày đăng: 14/11/2024, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w