Tất cả nước tiểu lấy được từ trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm trùng tiểu trong ba tháng cuối của thai kỳ, đều khi có vi khuẩn.[11] Nhiễm khuẩn tiết niệu tỷ lệ cao trên những trẻ có bất thường
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân ≤ 28 ngày tuổi được chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu tại Trung tâm sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung Ương
Tiêu chuẩn lựa chọn: bệnh nhân thỏa mãn 2 điều kiện là được chẩn đoán NKTN và nhỏ hơn hoặc bằng 28 ngày tuổi Trong đó:
Tiêu chuẩn chẩn đoán NKTN[26]: Xét nghiệm nước tiểu thỏa mãn ít nhất một trong hai tiêu chuẩn:
+ BC niệu > 10/ vi trường (≥ 2+, soi cặn sau ly tâm, độ phóng đại 400) hoặc >75 BC/ àl làm bằng mỏy tự động Urised 2
+ VK niệu ≥ 10 5 CFU/ ml (cấy nước tiểu giữa dòng bằng phương pháp đặt sonde dạ dày)
+ Người nhà bệnh nhân không đồng ý tham gia vào nghiên cứu (trong các bệnh nhân tiến cứu)
+ Nuôi cấy nước tiểu có trên 2 loại vi khuẩn.
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả cắt ngang, hồi cứu kết hợp với tiến cứu
2.2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Từ tháng 6 năm 2021đến tháng 6 năm 2022 tại Trung tâm sơ sinh bệnh viện Nhi Trung Ương
Thời gian hồi cứu: Tháng 6 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022
Thời gian tiến cứu: Tháng 4 năm 2022 đến tháng 6 năm 2022
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện với tiêu chuẩn chọn bệnh nhân vào trong nghiên cứu trong thời gian nghiên cứu và các tiêu chuẩn loại trừ
2.2.4 Các biến số nghiên cứu
- Tuổi thai: đủ tháng (≥37 tuần )/ Non tháng (< 37 tuần):
1 Sinh non muộn: từ 34 tuần đến 36 tuần 6 ngày
2 Sinh non vừa : 32 đến < 34 tuần
- Cân nặng lúc sinh: ≤ 2.5 kg và > 2.5kg
- Tiền sử mẹ nhiễm khuẩn âm đạo trong quá trình mang thai
- Tiền sử phát hiện dị dạng thận - tiết niệu trước sinh
- Ngày tuổi trẻ nhập viện
- Ngày được chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu so với thời gian nhập viện
- Tiền sử dùng kháng sinh trước khi chẩn đoán NKTN
- Sốt: (nhiệt độ nách cao nhất): không sốt ( 10/vi trường (≥ 2+) có giá trị chẩn đoán NKTN
Bảng 2.1:Quy đổi giá trị xét nghiệm tế bào niệu bằng máu tự động Urised 2
Chỉ số Giá trị bình thường Đơn vị
Hồng cầu 0-9 /àL 10-80 81-300 301-500 >500 Bạch cầu 0-11 /àL 12-75 76-300 301-600 >600
- Nitrite niệu: dương tính/âm tính: Kết quả được lấy từ tổng phân tích nước tiểu 10 thông số
- Cấy nước tiểu: tiêu chuẩn vàng chẩn đoán NKTN, từ đó định danh vi khuẩn:
E.coli, K.pneumonia, Nấm (chủ yếu là Candida albicans), Enterococcus spp., Enterobacter spp., S.aureus, P.aerigunosa, Proteus spp
- Kháng sinh đồ: nhạy cảm (S- susceptible), trung gian (I- Intermediate), kháng (R- Resistant)
- Đáp ứng với kháng sinh: đổi kháng sinh trong điều trị, không đổi
Chỉ số nghiên cứu
- Tỷ lệ trẻ đẻ đủ tháng/ trẻ thiếu tháng
- Tỷ lệ trẻ có mẹ nhiễm khuẩn âm đạo trước sinh
- Tỷ lệ sử dụng kháng sinh trước chẩn đoán
- Đặc điểm về tuổi và phân bố giới tính
- Tỷ lệ các triệu chứng lâm sàng tại cơ quan tiết niệu
- Tỷ lệ các triệu chứng lâm sàng các cơ quan khác kèm theo
- Phân bố triệu chứng sốt theo lứa tuổi
- Tỷ lệ trẻ có dị dạng thận- tiết niệu
- Tỷ lệ cấy nước tiểu dương tính
- Tỷ lệ các loai vi khuẩn trong mẫu xét nghiệm dương tính
- Tình trạng kháng kháng sinh của E.Coli
- So sánh tình trạng kháng kháng sinh của E.coli và K.pneumonia
Xét nghiệm nước tiểu và cách lấy bệnh phẩm
Xét nghiệm cặn nước tiểu:
Sử dụng soi cặn tế bào nước tiểu bằng phương pháp thủ công, soi bằng kính hiển vi quang học, độ phóng đại 400 (không ly tâm)
Khi bạch cầu niệu > 10 /vi trường (tương ứng với ≥2+) thì có giá trị chẩn đoán NKTN Hiện nay các phòng xét nghiệm thường được trang bị máy đếm cặn nước tiểu bằng máy tự động của nhiều hãng như iQ200, Urised 2, kết quả cho số lượng tết bào/àl, cú bảng quy đổi giỏ trị kốm theo để quy chuẩn về cỏc mức 1+ đến 4+
Khảo sát trực tiếp qua phết nhuộm Gram:
Phương pháp là nhuộm Gram trực tiếp một giọt nước tiểu không qua ly tâm, quan sát dưới vật kính dầu Vi khuẩn bắt màu hỗn hợp crystal violet-iodin sẽ có màu tím nâu khi quan sát dưới kinh hiển vi (KHV) quang học và được xếp vào nhóm VK Gram dương Những dòng VK khác không giữ được màu crystal violet và bắt màu fuchsin (đỏ) được xếp vào nhóm VK gram âm Dựa vào tính chất bắt màu và hình thái có thể xác định sơ bộ loại VK gây bệnh
Phát hiện nitrate reductase, leukocyte esterase, catalase:
Dựa trên nguyên tắc là các vi khuẩn gây NKTN thường có enzyme nitrate reductase, catalase và khi NKTN thì sẽ có bạch cầu trong nước tiểu nên sẽ có hiện diện enzyme leckocyte esterase Hiện nay đã có kết hợp phát hiện nitrate reductase (thử nghiệm Nitrite) và leukocyte esterase trong giấy nhúng phân tích nước tiểu Còn phát hiện Catalase thì có thể thực hiện bằng phương pháp thủ công sử dụng dung dịch H2O2 nhỏ vào ống đựng nước tiểu để xem có sủi bọt không Kết quả phân tích tổng hợp của M.H.Gerolik và
K.N Shaw[28] đưa ra độ nhạy và độ đặc hiệu của một số xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán NKTN trong bảng sau:
Bảng 2.2: Độ nhạy và độ đặc hiệu của một số xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm Độ nhạy (%) Độ đặc hiệu (%)
LE và Nitrite 88 (71 - 100) 93 (76 - 98) Soi BC (số BC/vi trường) 67 (55 - 88) 79 (77 - 84) Đếm BC (BC ≥ số BC/mm3) 77 (57 - 92) 89 (37 - 95)
Nhuộm Gram 93 (80 - 98) 95 (87 - 100) Đếm BC và nhuộm Gram 85 (75 - 88) 99 Đếm BC hoặc nhuộm Gram 95 (94 - 96) 89 (84 - 93)
Một số nghiên cứu cũng đưa ra kết luận rằng nếu các xét nghiệm đều âm tính với cả Nitrite và Leukocyte esterase hoặc soi nước tiểu âm tính với bạch cầu niệu và vi khuẩn niệu (nhuộm Gram) thì có thể loại trừ NKTN mà không cần cấy nước tiểu Ngược lại nếu tất cả các xét nghiệm trên đều dương tính thì khẳng định NKTN[29]
Cấy nước tiểu [30, 31] là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định NKTN Lưu ý là kĩ thuật cấy nước tiểu phải là cấy định lượng và mẫu nước tiểu được gửi cấy phải lấy, bảo quản, vận chuyển đúng cách để tránh nhiễm bẩn và tránh vi khuẩn bị tăng sinh hay bị giảm số lượng trước khi được tiến hành nuôi cấy Một kết quả cấy nước tiểu phải luôn được trả lời với con số định lượng là CFU/ml (CFU: colony - forming unit: đơn vị khuẩn lạc)
2.4.2 Cách lấy bệnh phẩm nước tiểu
Bệnh nhân phải được rửa sạch bộ phận sinh dục ngoài và tầng sinh môn bằng xà phòng và nước sạch Dung dịch sát khuẩn không nên dùng, thậm chí chỉ một lượng sát khuẩn nhỏ có thể gây vô khuẩn nước tiểu bị nhiễm Sau khi rửa sạch cần được lau khô bằng khăn sạch trước khi lấy nước tiểu
Lấy nước tiểu giữa dòng:
Trẻ đi tiểu bỏ đoạn đầu, đoạn giữa hứng vào ống nghiệm vô trùng đã hấp, nút lại bằng bông hấp cẩn thận Thời gian lấy bệnh phẩm tốt nhất là lần đi tiểu đầu tiên vào buổi sáng vì số lượng VK lúc này cao nhất Tuy vậy, phương pháp này không được áp dụng ở trẻ sơ sinh
Lấy từ túi lấy nước tiểu:
Trẻ sơ sinh không hợp tác lấy nước tiểu được Phải giữ túi nước tiểu ở một vị trí nhất định, tránh không để túi nước tiểu tiếp xúc với vùng da và bộ phận sinh dục Phương pháp này chỉ dùng để thu thập nước tiểu làm tổng phân tích hoặc tế bào cặn nước tiểu, không lấy đê làm xét nghiệm cấy vi khuẩn Phương pháp này có nguy cơ ô nhiễm cao Để giảm nguy cơ ô nhiễm thì túi đựng nước tiểu không để quá 30 phút
Lấy nước tiểu qua sonde bàng quang:
Là phương pháp lấy nước tiểu hạn chế đến mức thấp nhất ô nhiễm Đặc biệt được áp dụng ở những trẻ bệnh nặng cần lấy nước tiểu ngay khi chọc trên xương mu không được Phương pháp này bị hạn chế vì có nguy cơ nhiễm khuẩn cao
Các mẫu nước tiểu sau khi đã lấy cần được đưa ngay đến phòng xét nghiệm vi sinh, nếu không phải để vào tủ mát nhiệt độ 4°C nhưng không quá
Quy trình cấy nước tiểu tại Bệnh viện Nhi Trung Ương :
Nhuộm Gram: tiến hành trước khi nuôi cấy Nhỏ 1 giọt nước tiểu trên lam kính và nhuộm Gram Nếu có hiện diện của nhiều tế bào biểu mô + nhiều loại VK khác nhau => gợi ý bệnh phẩm nhiễm bẩn Nếu > 10 BC/vi trường (400x) chứng tỏ có NKTN Nếu nhìn thấy hình ảnh VK, nấm/vi trường sẽ tương ứng với 10 5 vi sinh vật/ml nước tiểu
Nuôi cấy: lắc đều, nhẹ mẫu bệnh phẩm trước khi nuôi cấy Cấy nước tiểu trong môi trường UTI (môi trường Chromogenic UTI Agar) Ủ đĩa nuôi cấy ở nhiệt đô 35 0 ± 2 0 C qua đêm
Kết quả nuôi cấy nước tiểu:
+ Âm tính: sau 2 ngày nuôi cấy không có khuẩn lạc mọc
+ Tên VK + số CFU/ml + kháng sinh đồ: nếu có 1 loại khuẩn lạc ≥ 10 4 CFU/ml hoặc có 2 loại khuẩn lạc, mỗi loại ≥ 10 5 CFU/ml (hoặc 1 loại ≥ 10 5 CFU/ml)
+ Tên VK + Số CFU/ml và phản hồi “mẫu có khả năng ngoại nhiễm”: ≥ 3 loại khuẩn lạc, ít nhất có 1 loại ≥ 10 4 CFU/ml hoặc có 1 loại VK thường trú trên da, số lượng ≥ 10 4 CFU/ml
+ Tên VK + Số CFU/ml và phản hồi “vi sinh vật bình thường ở đường tiết niệu sinh dục” : loại khuẩn lạc có số lượng < 10 4 CFU/ml hoặc 2 loại khuẩn lạc đều có số lượng < 10 5 CFU/ml
+ Không lấy nước tiểu từ túi đựng nước tiểu
+ Tác nhân lưu trú trên da do lấy không đúng kĩ thuật: Staphylococcus spp (trừ S aureus và S saprophyticus), Diphtheroids
+ Trường hợp VK thường là tác nhân gây NKTN mà cả 2 loại khuẩn lạc có số lượng khoảng 50, BC (++): tiến hành định danh và làm kháng sinh đồ + Bệnh nhân đã được điều trị kháng sinh liều cao, kéo dài có thể cho kết quả âm tính giả
+ Thời gian từ khi lấy mẫu đến khi nuôi cấy > 2h và ở nhiệt độ phòng thì có thể cho kết quả dương tính giả
+ Giới hạn phỏt hiện tỏc nhõn VK là 10 3 , nấm là 10 4 với 1 àl bệnh phẩm
Khi bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng thì thường được áp dụng tiêu chuẩn sau để chẩn đoán NKTN[26]:
+ BC niệu >10/vi trường (soi cặn sau ly tâm, độ phóng đại 400) hoặc trờn 75 BC/ àl (làm bằng mỏy tự động Urised 2)
+ Và/hoặc VK niệu ≥ 10 5 CFU/ml (cấy nước tiểu giữa dòng), ≥ 10 4 CFU/ml sonde tiểu mẫu thứ 2 (mẫu 1: 10 4 - 5.10 4 CFU/ml).
Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được phân tích trên phần mềm SPSS 20.0
+ Mô tả dưới dạng tỉ lệ phần trăm với các biến định tính, dạng trung bình, trung vị, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất với các biến định lượng
+ Sử dụng test Khi bình phương (hoặc Fisher’s exact test nếu giá trị trong các ô 1,5 lần giá trị nền (giá trị bình thường trước hoặc sau đợt NKTN trong vòng 7 ngày), cho thấy tăng biến chứng suy thận cấp, suy thận mạn, đợt cấp suy thận mạn trên đối tượng NKTN Creatinine là marker để chẩn đoán tổn thương thận cấp nhưng nồng độ creatinine nền của bệnh nhân phần lớn không được biết và nồng độ creatinine bình thường thay đổi theo tuổi, giới, khối lượng cơ, tình trạng dinh dưỡng và chuyển hóa ở trẻ em
Tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn gây NKTN ở trẻ sơ sinh
Cấy nước tiểu là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán NKTN và đặc biệt tìm ra căn nguyên và định hướng điều trị Trong 104 bệnh nhân nghiên cứu, có 58/104 mẫu nước tiểu cấy, trong đó có 16/58 tương đương 28% ca mọc vi mọc căn nguyên gây bệnh còn lại 72% mẫu cho kết quả âm tính Không có sự khác biệt về nuôi cấy nước tiểu dương tính giữa nhóm có và không điều trị kháng sinh trước đó (p: 0,42 > 0,05) Vi khuẩn gây NKTN ở trẻ có dị dạng đường tiểu hay gặp nhất là E.Coli chiếm 31.25% K.pneumonia và nấm Candida (chủ yếu là Candida albicans) cũng dần trội lên chiếm tỉ lệ lần lượt là : 25% và 31.25% Bên cạnh đó có còn gặp các vi khuẩn khác hiếm gặp trên trẻ NKTN thông thường: P.aeruginosa, Acinetobacter spp… Căn nguyên gây NKTN ở trẻ có dị dạng đường tiểu cũng gần giống với NKTN chung ở trẻ em Tuy nhiên, ngày càng xuất hiện thêm nhiều căn nguyên vi khuẩn Gram âm và nấm, tình trạng sinh men ESBL cũng tăng lên đáng kể Theo A Kanellopoulos và cộng sự nghiên cứu trên 296 bệnh nhân nhi trong đó có 62 trẻ sơ sinh, vi khuẩn hay gặp nhất là Ecoli Theo Kevin A.Burbige, các sinh vật phổ biến nhất gặp phải là nhóm vi khuẩn gram dương, Escherichia coli chiếm 21% các ca nhiễm trùng[44].Ở tại Việt Nam, theo nghiên cứu của L.T.Phượng và cộng sự nghiên cứu về nhiễm trùng tiết niệu tại khoa Thận lọc máu bệnh viện Nhi Trung ương, các căn nguyên gây NKTN thường gặp là Escherichia coli (43,3%), Klebsiella pneumoniae (17,8%), nấm (11,1%) 78,9% Escherichia coli và 62,5% Klebsiella pneumoniae sinh men ESBL[45] Trên thế giới, nghiên cứu mới nhất (2021) của R.Isac[46] và cs về mô hình kháng thuốc của vi sinh vật gây NKTN ở trẻ em bị dị tật bẩm sinh thận và đường tiết niệu trên 252 trẻ ở miền tây Romania trong vòng 5 năm cho kết quả: E.coli (38,84%), Klebsiella spp (21,15%), Enterococcus spp (15,76%), Proteus spp (8,07%), Pseudomonas spp (8,07%), Enterobacter spp (2,3%), vi khuẩn Gram âm khác (2,3%) và vi khuẩn Gram dương khác (3,45%) Tình trạng kháng kháng sinh cao với Ampicillin, Amoxicillin và Cephalosporin thế hệ 2 E.coli kháng cao với Cefepime và Ceftriaxone Cho nên, đối với trẻ em có sốt, cần thiết phải tìm được ổ nhiễm khuẩn, đặc biệt là NKTN trước khi điều trị kháng sinh (thường là nhóm kháng sinh nhóm β- lactam) để giảm bớt nguy cơ kháng kháng sinh sau này.57 trẻ sơ sinh mắc 60 nhiễm khuẩn tiết niệu trong thời gian nghiên cứu Candida spp được tìm thấy cho 25 trong số
60 (42%) NKTN Tuổi thai trung bình của trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng đường tiết niệu do nấm là 26 tuần (khoảng từ 23 đến 37) thấp hơn đáng kể so với trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn, 28 tuần (khoảng từ 23 đến
40) ( P = 0,04) Candidemia xuất hiện ở 13 trong số 25 (52%) NKTN do nấm, tỉ lệ này thường xuyên hơn đáng kể so với nhiễm khuẩn huyết với NKTN do vi khuẩn, 3 trên 35 (8%) (tỷ lệ chênh lệch, 11,6; khoảng tin cậy 95%, 2,8 đến 47,8) Tuổi trung bình của nhiễm trùng đường tiết niệu do nấm là 34 ngày (từ
9 đến 228), sớm hơn đáng kể so với nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn,
79 ngày (từ 7 đến 247) ( P= 0,003) Bóng nấm bể thận có mặt ở 7 trong số 20 (35%) trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng đường tiết niệu do nấm đã siêu âm thận
Candida spp là mầm bệnh được xác định trong 42% trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu mắc phải tại bệnh viện ở đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh Candidemia có liên quan đến 52% nhiễm trùng tiết niệu do nấm và nhiễm khuẩn huyết với 8% nhiễm trùng tiết niệu do vi khuẩn nhiễm trùng tiết niệu do nấm Candida xảy ra sớm hơn đáng kể so với nhiễm trùng tiết niệu do vi khuẩn Bóng nấm thận có ở 35% trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng đường tiết niệu do nấm.[47]
Ampicilin kháng 97,4%, nhóm Cephalosporin thế hệ 3 có tỉ lệ kháng khá cao: Ceftazidime, Cefotaxime, Cefuroxime Axetil… khoảng từ 40%-80%, xu hướng kháng tăng lên nhóm Aminoglycoside và Quinilone: Gentamycine là 79,2%, Ciprofloxacin là 81% Chủng E.coli ở những trẻ này còn khá nhạy với: Ertapenaem: 20%, Nitrofurantoin chưa ghi nhận kháng, Fosfomycin 24% Trimethoprim-sulfamethoxazol là kháng sinh điều trị dự phòng trong NKTN nhưng hiện nay ghi nhận kháng tăng: 61,5% Nghiên cứu về NKTN trẻ em của L.T Phượng[45] cho thấy tỉ lệ E.coli kháng kháng sinh thông thường khá cao: Escherichia coli kháng hầu hết nhóm kháng sinh β-lactam như Ampicillin (97,1%), Cefotaxim (79,5%), Quinolon (56,4%), Gentamycin (53,8%) Escherichia coli nhạy với Amikacin (92,3%), Fosfomycin (79,5%), Carbapenem (71,8%) Klebsiella pneumoniae có tỷ lệ kháng cao với
Cephalosporin thế hệ 3 (70,6%), nhạy với Amikacin 82,6%, Carbapenem 75,6%, Fosfomycin 52,9% Kháng thuốc ít nhất được ghi nhận với nhóm Cacbapenem, Nitrofurantoin
Trong 104 bệnh nhân nghiên cứu thì K.pneumonia đứng hàng thứ 2 chiếm 25% Tỉ lệ kháng cao với nhóm β-lactam: Ampicilin kháng ở tất cả các KSĐ được làm, Cephalosporin thế hệ 3: Cefotaxime 75%và Ceftazidime 67,5%, Cefepime 100% K.pneumonia còn khá nhạy vớiNitrofuratoin, Fosfomycin, nhóm Carbapenem:Ertapenem 0% tuy nhiên đã có chủng kháng với Meropenem: 50% Trong nghiên cứu của Tulara[48] và cs: có 80/464 (17,24%) bệnh nhân cấy nước tiểu có K.pneumonia sản xuất ESBL, thấp hơn so với E.coli sản xuất ESBL (82,75%) Fernado[49] và cs nghiên cứu về vi khuẩn sinh men ESBL gây nhiễm trùng tiết niệu ở Sri Lanka, cho thấy tỉ lệ K.pneumonia sinh ESBL là 13,1% và thường có liên quan đến điều trị kháng sinh trước đó hoặc nhập viện hơn là E.coli sinh ESBL (có thể gặp tại cộng đồng) tương ứng: 75% và 45,9% Chúng còn nhạy nhiều với với các kháng sinh: Meropenem (95%), Imipenem (73,7%), Amikacin (60,6%) và Nitrofurantoin (45,9%) Nhìn chung, đối với nhóm Aminoglycoside, các vi khuẩn sinh men ESBL kháng nhiều với Gentamycin (52,5%) và còn khá nhạy với Amikacin (92,5%) Sở dĩ có điều này trong nhóm Aminoglycoside là do hầu hết các cơ chế kháng Aminoglycoside đều thông qua cơ chế vi khuẩn sinh men sửa đổi Aminoglycoside (Aminoglycoside modifying enzyme – AME)
Do sự khác biệt về cấu trúc (acyl hóa với chuỗi bên L - (-) - γ-amino-α- hydroxybutyryl ở nhóm amin C-1 của gốc deoxystreptamine của kanamycin A), amikacin không bị bất hoạt bởi các enzyme thông thường làm bất hoặc Gentamycin và Tobramycin
So sánh tình trạng kháng kháng sinh giữa E.coli và K.pneumonia trong nghiên cứu của chúng tôi thì nhìn chung K.pneumonia có tỉ lệ kháng kháng sinh tương đương cao hơn E.Coli Với Gentamicin, vi khuẩn E.coli kháng
80%, K.pneumonia kháng 100% Với Ampicillin + Sulbactam, E.coli kháng
40 % trong khi đó K.pneumonia kháng 100 % Các kháng sinh như Meronem, Levoflpxacin, Cefotaxime, tỷ lệ kháng kháng sinh của hai loại vi khuẩn là tương đương nhau Kết quả này gần tương đương với nghiên cứu của Isac và cs[46],tỉ lệ kháng thuốc của Klebsiella spp cao hơn (p: 0,005), chủ yếu là
Gentamicin (E.coli kháng 27%, Klebsiella spp kháng 64,8%)