Giáo viên có thể sử dụng phiếu học tập trong các hoạt động của tiết học: hoạt động khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.. Ví dụ: Khi dạy Tiết 29 - bài “Luyện tập chun
Trang 1TÊN BIỆN PHÁP
Hướng dẫn học sinh sử dụng phiếu học tập trong quá trình học tập môn
Toán 7
1 LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP
1.1 Cơ sở lí luận.
Trong bối cảnh hiện nay, việc đổi mới toàn diện giáo dục đang đem lại nhiều tác động tích cực.Đối với chương trình mới, sách giáo khoa mới đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới, vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học sao cho phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng học sinh
Đối với chương trình mới, sách giáo khoa được thiết kế theo sát hướng dẫn của Bộ GD&ĐT Hệ thống tư liệu kết hợp hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình; không chỉ cung cấp thông tin mà còn đưa vào đó nhiều tranh ảnh, hình ảnh tư liệu Học sinh là người tự giác, chủ động, sáng tạo khai thác thông tin, qua đó hình thành được thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, tạo nên niềm vui và hứng thú trong học tập, chứ không chỉ tiếp thu một chiều kiến thức từ thầy cô
Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học học 2023-2024, tôi đã tích cực vận dụng
biện pháp “Hướng dẫn học sinh sử dụng phiếu học tập trong quá trình học tập môn Toán 7”.
1.2 Cơ sở thực tiễn:
1.2.1 Thuận lợi:
- Giáo viên luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp quản lí giáo dục, được tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về đổi mới phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh
- Các nhà trường đều trang bị tương đối đầy đủ về tài liệu tham khảo, thiết bị dạy học hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đổi mới PPDH theo định hướng PTNL
- Lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi thích khám phá, thu hút trước điều mới lạ, nhanh nhậy với cái mới, nếu được thầy cô dẫn dắt, hướng dẫn bằng những phương pháp phù hợp thì nhất định các em học tập môn Toán tốt hơn
1.2.2 Khó khăn
* Về phía giáo viên
Nhiều giáo viên mới chỉ chú ý đến kênh chữ trong sách giáo khoa và coi đây
là nguồn cung cấp kiến thức duy nhất trong dạy học
Dạy học vẫn còn nặng về truyền thụ kiến thức, đọc chép cho học sinh, chưa linh hoạt vận dụng các phương pháp dạy học
Nhiều giáo viên nhận thức được phải thay đổi cách ghi chép của học sinh nhưng lại chưa biết cách thay đổi như thế nào cho phù hợp để đảm bảo vừa phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh cũng vừa đảm bảo được học sinh sau mỗi tiết học
có tư liệu để học tập
* Về phía học sinh
Nhiều em có suy nghĩ không đúng về mục tiêu của môn Toán, không thích học Toán Khi nghiên cứu sách giáo khoa chuẩn bị bài ở nhà các em còn chưa tích cực chuẩn bị, có chuẩn bị cũng chỉ đọc qua loa
Một số học sinh còn chưa tích cực trong tiết học và còn hiện tượng học sinh
Trang 2vào vở Nguyên nhân chủ yếu là do các em vẫn còn thói quen chờ cô đọc và chép vào
vở một cách thụ động
Ý thức tự học của học sinh chưa cao, các em mải chơi hơn mải học, gia đình chưa quan tâm nhắc nhở học tập
2 MÔ TẢ BIỆN PHÁP
Thông tin chung
- Tên biện pháp:“Hướng dẫn học sinh sử dụng phiếu học tập trong quá trình học tập môn Toán 7”.
- Đối tượng áp dụng biện pháp: học sinh lớp 7 trường THCS
- Thời gian áp dụng biện pháp: năm học 2023– 2024
3 CÁCH THỨC, QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG:
3.1 Thế nào là phiếu học tập?
Phiếu học tập là tờ giấy rời, trên đó ghi các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ học tập kèm theo các gợi ý, hướng dẫn của giáo viên, dựa vào nhiệm vụ đó học sinh thực hiện, hoặc ghi các thông tin cần thiết để mở rộng kiến thức, bổ sung kiến thức, tìm hiểu nội dung hoặc củng cố bài học
Nội dung ghi trong phiếu có thể là tìm ý hoàn thành bảng hoặc trả lời câu hỏi hoặc đánh dấu vào hàng, cột Nguồn thông tin là sách giáo khoa, hình vẽ, tranh ảnh, video, …
3.2 Phân loại phiếu học tập:
- Dựa vào mục đích sử dụng phiếu học tập: Phiếu học bài, phiếu ôn tập, phiếu
kiểm tra
- Dựa vào nội dung:
+ Phiếu thông tin: Nội dung gồm các thông tin bổ sung, mở rộng, minh họa cho các kiến thức cơ bản của bài
+ Phiếu bài tập: Nội dung là các bài tập nhận thức hoặc bài tập củng cố
+ Phiếu yêu cầu: Nội dung là các vấn đề và tình huống cần phải giải quyết + Phiếu thực hành: Nội dung liên quan đến những nhiệm vụ thực hành, rèn luyện kĩ năng
3.3 Sử dụng phiếu học tập trong hoạt động nào?
Giáo viên có thể sử dụng phiếu học tập trong các hoạt động của tiết học: hoạt động khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng Để đạt hiệu quả cao giáo viên cần sử dụng phiếu học tập vào những thời điểm thích hợp của tiết học
- Dùng phiếu học tập trong hoạt động khởi động: Qua quan sát tranh ảnh,
video, kiến thức thực tế,… hoàn thiện phiếu học tập từ đó gây hứng thú, kích thích tính tò mò, lôi cuốn học sinh tìm hiểu vào bài mới
Ví dụ: Khi dạy Tiết 29 - bài “Luyện tập chung” sau bài Tập hợp các số thực, giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh sau đó vận dụng kiến thức đã học và quan sát được từ hình ảnh, học sinh hoàn thiện phiếu học tập Trên cơ sở trình bày của học sinh, giáo viên dẫn dắt vào bài mới
Trang 3PHIẾU HỌC TẬP Nhóm: ……… Thời gian: 5 phút
- Cân đang ở trạng thái như thế nào?
- Cân ở trạng thái cân bằng vậy đĩa bên trái nặng bao nhiêu kg?
- Tính khối lượng quả bưởi?
- Dùng phiếu học tập trong hoạt động hình thành kiến thức mới: Giáo viên
đưa ra khi thực hiện nhiệm vụ học tập trong bài, học sinh có thể hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm để hoàn thiện phiếu học tập Qua phiếu học tập đó, học sinh sẽ nắm được kiến thức bài học một cách dễ dàng và lưu phiếu làm tư liệu học tập
Ví dụ: Khi dạy bài “ Biểu đồ đoạn thẳng”
PHIẾU HỌC TẬP Nhóm: ……… Thời gian: 5 phút
a) Xác định tên biểu đồ các trục, đơn vị trên các trục
- Tên biểu đồ: ……….………
- Trục ngang: ………
Trang 4- Trục đứng: ………
b) Em hãy cho biết mỗi điểm trên biểu đồ biểu diễn thông tin gì?
………
………
- Dùng phiếu học tập trong hoạt động luyện tập, vận dụng: Sau mỗi bài
học, giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học cũng như phát huy năng lực vận dụng kiến thức đã học của học sinh bằng cách hoàn thiện phiếu học tập
Ví dụ: Khi dạy bài “ Hai đường thẳng song song và dấu hiệu nhận biết”
PHIẾU HỌC TẬP Nhóm: ……… Thời gian: 5phút
? Cho hình vẽ Hãy điền vào chỗ trống:
a Góc ^A2và ……… là hai góc đồng vị
b Góc ^B1và ……… là hai góc đối đỉnh
c Góc ^B3và ……… là hai góc so le
trong
d Góc ^A1và ……… là hai góc trong
cùng phía
- Bên cạnh đó giáo viên còn sử dụng phiếu học tập trong nhiều hoạt động khác, như hỗ trợ việc học ở nhà: Các em có thể củng cố, ôn tập kiến thức cũ, tìm hiểu trước kiến thức mới bằng cách sử dụng phiếu học tập Qua đó học sinh phát triển năng lực
tự học cũng như các phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
3.4 Tác dụng của việc dạy học bằng phiếu học tập.
- Với một nhiệm vụ học tập phức tạp, nếu dùng câu hỏi sẽ rất dài dòng, nhưng dùng phiếu có kẻ bảng với những tiêu chí cụ thể, kiến thức thu được sẽ được định hướng rõ ràng, cô đọng và ngắn gọn
-Bằng việc sử dụng phiếu học tập, hoạt động của giáo viên từ trình bày, giảng giải, thuyết minh sang hoạt động hướng dẫn, chỉ đạo học sinh Mọi học sinh được tham gia hoạt động tích cực, không còn hiện tượng nói chuyện hoặc thụ động nghe giảng nữa
- Qua việc thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập, trình bày phiếu học tập theo yêu cầu của giáo viên, từ đó học sinh phát huy được năng lực: giao tiếp và hợp tác, phẩm chất: chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm
- Bằng việc sử dụng phiếu học tập, học sinh có thể tự nghiên cứu bài trước khi tới lớp theo nội dung hướng dẫn trong phiếu học tập từ đó phát huy năng lực tự học của học sinh
- Bằng việc hoàn thành phiếu học tập, học sinh tự đánh giá mình, tạo được hứng thú trong giờ học và tự biết cách chắt lọc tư liệu học tập Qua đó giáo viên cũng kiểm soát được trình độ của học sinh, kịp thời điều chỉnh phương pháp để tăng hiệu quả dạy học
Trang 53.5 Các bước tiến hành
Để giúp học sinh sử dụng phiếu học tập có hiệu quả, giáo viên phải tổ chức tốt các hoạt động dạy học bằng phiếu học tập như sau:
Xác định mục tiêu khi sử dụng phiếu học tập; định hướng về phương pháp dạy học và phương tiện dạy học; cách trình bày phiếu học tập; chuẩn bị những biện pháp
để chỉ đạo và điều khiển quá trình học tập
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định mục tiêu sử dụng phiếu học
tập
Bước 2: Học sinh tập hợp thông tin, dữ liệu cần thiết để hoàn thành phiếu học
tập
Bước 3: Học sinh hoặc đại diện các nhóm học sinh lên trình bày phiếu học tập
đã thiết lập
Bước 4: Hoàn thiện phiếu học tập.
- Có thể cho học sinh đánh giá chéo nhau dựa trên đáp án giáo viên đưa ra, hoặc giáo viên cũng có thể thu về để đánh giá sau
- Nếu không thu phiếu lại, giáo viên có thể đánh giá ngẫu nhiên một vài học sinh Giáo viên tuyên dương những em làm tốt và có thể nhắc nhở hoặc hỗ trợ những học sinh làm chưa tốt
- Sau khi giáo viên nhận xét, đưa đáp án, cần yêu cầu học sinh chỉnh sửa trong phiếu học tập để đi đến kết luận thống nhất kiến thức bài học Học sinh có thể giữ phiếu học tập đó hoặc viết nội dung trong phiếu vào vở ghi để làm tư liệu học tập sau này
3.6 Ví dụ
Trong tiết 27 bài “ Tập hợp các số thực” , tôi đã tổ chức hoạt động Luyện
tập, vân dụng bằng phiếu học tập như sau:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định mục tiêu sử dụng phiếu học
tập Bởi đây là phần luyện tập, vận dụng sau khi học sinh đã được học và tìm hiểu về tập hợp số thực nên học sinh có thể hoàn thiện ngay trên lớp Trước khi các nhóm thuyết trình, giáo viên phát phiếu học tập và thông báo cụ thể nhiệm vụ các nhóm phải thực hiện
Trang 6Bước 2: Học sinh tập hợp thông tin, dữ liệu cần thiết để hoàn thành phiếu học
tập Học sinh lắng nghe phần thuyết trình của nhóm bạn để tìm hiểu và đánh giá, nhận xét cùng với đó là kết hợp thu thập thông tin, dữ liệu để hoàn thiện phiếu học tập theo mẫu
Qua phần quan sát thuyết minh và hoàn thành phiếu học tập, giáo viên vừa cho các em thể hiện được sự sáng tạo của mình; vừa rèn cho các em có sự chăm chỉ, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ; vừa tránh việc học sinh ngồi thụ động không chú ý khi nhóm bạn thuyết trình; vừa tạo cho học sinh sự chủ động để lĩnh hội kiến thức
Bước 3: Học sinh lên trình bày phiếu học tập đã thiết lập
Sau khi hoạt động thuyết trình của các nhóm kết thúc, giáo viên gọi một số học sinh lên trình bày phiếu học tập và gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung
Qua phần trình bày phiếu học tập của học sinh giáo viên vừa nắm được việc hiểu kiến thức của học sinh, vừa là một cách giáo viên rèn cho các em khả năng thuyết trình trước đông người, giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn
Bước 4: Hoàn thiện phiếu học tập.
- Có thể có các cách hoàn thiện khác nhau, trong phần này giáo viên cho học sinh đánh giá chéo nhau dựa trên đáp án đưa ra Giáo viên sẽ là “cố vấn” giúp học sinh chấm điểm một cách chính xác, từ đó dẫn dắt đến chốt kiến thức trọng tâm của bài học Việc chấm chéo phiếu học tập có tiêu chí rõ ràng: Nội dung phiếu học tập, hình thức trình bày
- Sau khi học sinh chấm chéo phiếu học tập Giáo viên thu bất kì ba cặp phiếu học tập mà học sinh đã chấm chữa và yêu cầu học sinh nhận xét chéo phiếu học tập
về nội dung, hình thức trình bày Qua đó, học sinh không chỉ chốt được kiến thức trọng tâm mà còn rèn được tính chăm chỉ, trách nhiệm, cẩn thận khi làm bài
Khi dạy xong bài học, giáo viên chốt lại kiến thức cả bài theo nội dung phiếu học tập Học sinh có thể giữ lại phiếu học tập làm tư liệu học tập hoặc ghi lại vào vở
Sau đây là phiếu học tập hoàn chỉnh đã được sử dụng:
Trang 73.7 Những lưu ý khi sử dụng phiếu học tập.
Giáo viên cần bao quát và theo dõi hoạt động của học sinh Trong phiếu học tập có thể có những sự kiện, nội dung khó trả lời, quá trình học tập có thể rơi vào tình trạng bế tắc hoặc chệch hướng
Giáo viên phải xử lí linh hoạt tất cả các tình huống có thể xảy ra trong quá trình học sinh làm việc với phiếu học tập Điều đó không chỉ là giải đáp đúng mọi vướng mắc của học sinh mà giáo viên có thể đưa ra hệ thống câu hỏi gợi ý
Ý nghĩa chủ yếu của việc xử lí là hỗ trợ, thúc đẩy quá trình học tập tiến triển theo hướng tích cực, khuyến khích học sinh hoạt động tích cực hơn
Về phía học sinh khi hoàn thiện phiếu học tập phải đọc kĩ nội dung của phiếu
và nắm rõ mục tiêu mà giáo viên phát trước khi hoàn thiện, trong quá trình hoàn thiện phải chú ý đọc kĩ nội dung của phiếu học tập để xử lý thông tin, hình thức trình bày cho phù hợp
4 TÍNH MỚI VÀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
4.1 Tính mới:
Cá nhân tôi nhận thức rằng: Việc sử dụng phiếu học tập không phải đem lại hiệu quả cho việc hình thành năng lực cho học sinh ở tất cả các tiết học Tính mới của phương pháp mà bản thân tôi áp dụng nằm trong việc lựa chọn và thiết kế phiếu học tập phù hợp cho học sinh tham gia Vì vậy, giáo viên phải tích cực tìm hiểu các phiếu học tập phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi
4.2 Hiệu quả áp dụng
Sau một thời gian dài áp dụng biện pháp “Hướng dẫn học sinh sử dụng phiếu học tập trong quá trình học tập môn Toán 7”, tôi thấy tự tin trong những tiết giảng
của mình Đặc biệt tôi hứng thú khi dạy các tiết có nhiều hoạt động cho học sinh
Đối với học sinh, tôi nhận thấy các em khối 7 có tiến bộ trong học tập môn Toán cũng như các em có hứng thú và hăng hái học tập hơn trước Những em lười và ngại học Toán đã giảm so với đầu năm học Tiến hành khảo sát, điều tra lại, tôi đã thu
Trang 8Hình ảnh học sinh hứng thú trong tiết học.
- Kết quả khảo sát về kết quả học tập
Lớp
Sĩ
s
ố
Tình trạng
Điểm
7A 25 Đã áp
7B 29 Chưa áp
dụng 1 3,5 4
13,
6, 9
Như vậy, sau một thời gian dài thực hiện biện pháp: “Hướng dẫn học sinh sử dụng phiếu học tập trong quá trình học tập môn Toán 7”, tôi thấy kết quả đạt được
rất khả quan Trong biện pháp này, việc ứng dụng phiếu học tập vào bài giảng đã giúp học sinh phát triển được các năng lưc, phẩm chất, cũng như lĩnh hội kiến thức một cách chủ động Dạy học bằng phiếu học tập không chỉ tạo hứng thú cho học tập của học sinh, số học sinh bị điểm kém giảm, điểm khá giỏi tăng rõ rệt so với đầu năm, mà còn góp phần đổi mới và làm phong phú các phương pháp dạy học
Chương trình thay sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học đã được nhiều người quan tâm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Bộ môn Toán cung cấp cho học sinh những kiến thức về Toán học, nên học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống
Trang 95 KHẢ NĂNG ÁP DỤNG RỘNG RÃI VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong mỗi giờ học là một nhiệm vụ hết sức cần thiết, đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ và đồng thuận từ các cấp lãnh đạo đến đội ngũ giáo viên Giáo viên bộ môn phải truyền cảm hứng giúp các em có hứng thú trong môn học để sử dụng sơ đồ tư duy một cách hiệu quả nhất
- Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học có thể áp dụng trong nhiều môn học khác
- Tuy nhiên, nội dung biện pháp của tôi vẫn gặp nhiều thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và thực hiện Tôi mong rằng qua hội thi này, tôi sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp để tôi tiếp tục hoàn thiện và nâng cao nội dung nghiên cứu biện pháp của mình, để giúp mỗi giờ học Toán thực sự là một giờ học nhẹ nhàng, gần gũi, sôi nổi nhưng luôn hiệu quả
* Khuyến nghị:
- Việc dạy học trong trường phổ thông nói chung và các chủ đề của môn Toán
nói chung là rất quan trọng, giúp các em biết cách tư duy logic, biết phân tích tổng hợp các vẫn đề trong cuộc sống Vì vậy giáo viên giảng dạy môn Toán cần không ngừng học hỏi, sáng tạo để tìm ra những phương pháp giảng dạy phù hợp nhất với từng đối tượng học sinh Đối với bản thân tôi kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều nên
trong biện pháp này có khiếm khuyết gì mong các đồng chí đồng nghiệp tiếp tục
nghiên cứu, bổ sung để biện pháp có thể đạt được kết quả cao hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 10MỤC LỤC
3.3 Sử dụng phiếu học tập trong hoạt động nào? 3,4,5 3.4 Tác dụng của việc dạy học bằng phiếu học tập 5
3.7 Những lưu ý khi sử dụng phiếu học tập 6,7,8
5 Khả năng áp dụng rộng rãi và đề xuất, kiến nghị 10