1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo kết quả học tập thực tế cộng Đồng Địa Điểm trạm y tế phường phú la, hà Đông, hà nội

143 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo kết quả học tập thực tế cộng đồng tại Trạm Y tế phường Phú La, Hà Đông, Hà Nội
Tác giả Nguyễn Lan Anh, Vũ Đức Anh, Nguyễn Hồng Diệp, Hà Thị Thuý Hạnh, Lê Thị Lan Hương, Phạm Gia Khánh, Ngô Thanh Lâm, Vũ Thị Cẩm Ly, Nguyễn Đức Minh, Đặng Thị Lan Ngọc
Trường học Học viện Y Dược Học viện Cổ Truyền Việt Nam
Chuyên ngành Y tế cộng đồng
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 6,95 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: GIỚI THIỆU ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG (7)
  • PHẦN 2: MỤC TIÊU MÔN HỌC (10)
    • 2.1. Về kiến thức (10)
    • 2.2. Về kĩ năng (10)
    • 2.3. Về thái độ (10)
  • PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN TẠI CƠ SỞ (10)
  • PHẦN 4: KẾT QUẢ (0)
    • 4.1. Thông tin chung về dân số, địa lý, đời sống, văn hóa, xã hội của người dân trong phường (18)
    • 4.2. Kết quả khảo sát TYT (20)
      • 4.2.1 Thực trạng nguồn nhân lực của TYT phường (20)
      • 4.2.2 Thực trạng tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị của TYT phường (29)
      • 4.2.3 Thực trạng thực hiện chức năng nhiệm vụ của TYT xã theo Thông tư số 33/2015/TT – BYT, tiêu chí xác định xã tiên tiến về Y dược cổ truyền (35)
        • 4.2.3.1 Thực trạng thực hiện chức năng nhiệm vụ của TYT xã/phường (35)
        • 4.2.3.2. Tiêu chí xã tiên tiến về Y dược cổ truyền (39)
      • 4.2.4 Thực trạng vườn thuốc nam tại TYT (các loại cây theo danh mục thiết yếu quy định tại Thông tư số 40/2013/TT-BYT ngày 18/11/2013) (46)
      • 4.2.5. Thực trạng tình hình hoạt động Y học cổ truyền ở TYT phường và trên địa bàn phường. Đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng (71)
      • 4.2.6. Thực trạng tình hình thực hiện chương trình TCMR trên địa bàn phường (72)
        • 4.2.6.1. Tổ chức thực hiện (72)
        • 4.2.6.2. Kết quả (74)
      • 4.2.7. Thực trạng thực hiện chương trình SDD trên địa bàn phường Phú La (75)
      • 4.2.8. Thực trạng tình hình thực hiện chương trình DS - KHHGD trên địa bàn Phường Phú La (78)
      • 4.2.9. Thực trạng tình hình thực hiện chương trình vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm trên địa bàn phường Phú La. Tình hình bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm trên địa bàn Phường (theo số liệu sổ sách của Trạm y tế) (80)
      • 4.2.10. Thực trạng tình hình khám chữa bệnh tại TYT phường Phú La (83)
    • 4.3 Kết quả cuộc điều tra hộ gia đình trong cộng đồng (84)
      • 4.3.2 Đối tượng điều tra (84)
      • 4.3.3 Thời gian điều tra (84)
      • 4.3.4 Địa điểm điều tra (85)
      • 4.3.5 Số lượng hộ điều tra (85)
      • 4.3.6 Cách chọn hộ điều tra (85)
      • 4.3.7 Phương pháp phân tích số liệu (85)
      • 4.3.8 Kết quả (86)
      • 4.3.9 Bàn luận (103)
      • 4.3.10 Những khó khăn khi triển khai các hoạt động tại cộng đồng và giải pháp đã áp dụng để khắc phục (106)
      • 4.3.11 Khuyến nghị (108)
    • 4.4 Kế hoạch tổ chức và nội dung buổi truyền thông tại cộng đồng (109)
      • 4.4.1 Xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên tại xã Phú La (109)
      • 4.4.2. Kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe (113)
      • 4.4.3 Nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe (117)
    • 4.5. Bản kế hoạch tổ chức buổi tiêm chủng mở rộng và báo cáo kết quả buổi tiêm chủng (129)
  • PHẦN 5: KẾT LUẬN CỦA ĐỢT THỰC TẾ (141)

Nội dung

PHẦN 1: GIỚI THIỆU ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP CỘNG ĐỒNGTrạm y tế xã, phường là một cơ sở thuộc hệ thống y tế khám, chữa bệnh được xâydựng ở các xã, phường, trực thuộc hệ thống Y tế của Nhà nước v

GIỚI THIỆU ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG

Trạm y tế xã, phường là một cơ sở thuộc hệ thống y tế khám, chữa bệnh được xây dựng ở các xã, phường, trực thuộc hệ thống Y tế của Nhà nước và hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường Trạm y tế xã, phường là đơn vị y tế đầu tiên trong bậc thang điều trị để thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám chữa bệnh thông thường cho cộng đồng dân cư, trong phạm vi một xã, phường, thị trấn.

Ngày nay, cùng với sự phát triển mọi mặt về đời sống của nhân dân, nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại tuyến cơ sở nói chung và tại các trạm y tế xã, phường nói riêng ngày càng tăng cao Nắm bắt được tình hình đó, Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền đã có chủ trương chú trọng đến việc nâng cao kỹ năng, chuyên môn của nhân viên y tế tại cơ sở, đồng thời đảm bảo cung cấp đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các trạm y tế nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Nhằm giúp cho sinh viên có được cái nhìn tổng quan về nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, các vấn đề y tế đang tồn tại ở địa phương và cơ cấu hoạt động, các nhiệm vụ của trạm y tế xã, đồng thời tạo cơ hội cho sinh viên được áp dụng thực hành những kiến thức đã học ở trong trường vào thực tiễn tại các cơ sở y tế và cộng đồng, Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam, Bộ môn Y tế Công cộng, đã tổ chức cho nhóm 9 lớp YK5C được thực tập tại Trạm y tế phường Phú La, quận Hà Đông, Hà Nội

Phường Phú La là một trong 17 đơn vị hành chính thuộc quận Hà Đông, Thành phố

Hà Nội Nằm tại vị trí chính giữa quận, phường liền kề với khu trung tâm hành chính quận Hà Đông Phường Phú La phía Đông giáp các phường Hà Cầu và Kiến Hưng, phíaTây giáp phường Yên Nghĩa, phía Nam giáp các phường Phú Lương và Phú Lãm, phíaBắc giáp các phường La Khê và Quang Trung Mặc dù phường mới được thành lập từ năm 2008 với nhiều khó khăn song cán bộ và nhân dân đã đoàn kết xây dựng phường từng bước vững mạnh về mọi mặt Đời sống kinh tế của nhân dân ngày càng được nâng cao, không còn hộ nghèo, số hộ khá giả ngày càng tăng Đời sống văn hóa ngày càng phát triển, tình hình an ninh chính trị luôn ổn định.

Trạm Y tế phường Phú La được đặt tại số 5, ngõ 102, phố Văn La, phường Phú La, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội Trạm y tế phường Phú La cách Trung tâm y tế quận

Hà Đông khoảng 2,5km, trong vòng bán kính 1,5 km so với các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở của phường, trạm y tế phường Phú La có thuận lợi về giao thông, đảm bảo tiếp cận được dễ dàng với nhân dân ở trong phường Trạm Y tế phường Phú La được xây dựng mới từ năm 2015 khang trang theo tiêu chuẩn thiết kế trạm y tế cơ sở, sạch sẽ đầy đủ ánh sáng, được cấp điện, nước đầy đủ.

Trạm Y tế phường Phú La thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về công tác vệ sinh phòng bệnh, tiêm chủng, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch, các chương trình y tế Quốc Gia và công tác khám chữa bệnh, Ngoài ra Trạm còn liên kết, phối hợp với các Ban, Ngành, Đoàn thể trong phường tham gia vào công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Với đội ngũ nhân viên y tế có kinh nghiệm, sự nhiệt tình và tận tâm với người bệnh, cùng với cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị sẵn có tại trạm tương đối đầy đủ, sức khỏe của người dân nơi đây luôn được quan tâm, phát hiện và điều trị kịp thời Nhờ đó, công tác y tế của trạm y tế vẫn luôn nhận được sự tin tưởng, yêu quý của người dân trong phường Công tác chăm sóc sức khỏe luôn thu được kết quả cao và ngày một phát triển hơn.

Hình 1.1.Vị trí phường Phú La - quận Hà Đông

Hình 1.2 Trạm Y tế phường Phú La

MỤC TIÊU MÔN HỌC

Về kiến thức

- Trình bày được khái niệm về cộng đồng

- Phân biệt được sự khác nhau giữa chẩn đoán cộng đồng và chẩn đoán cơ sở

- Trình bày được các bước trong chẩn đoán cộng đồng

- Mô tả sử dụng và khả năng đáp ứng của dịch vụ y tế

- Mô tả thực trạng sức khỏe cộng đồng, các vấn đề sức khỏe ưu tiên và các yếu tố nguy cơ

- Đáng giá được hiệu quả của các chương trình can thiệp sức khỏe cộng đồng.

Về kĩ năng

- Đánh giá hoạt động của Trạm Y tế phường so sánh với quy định về chức năng nhiệm vụ và tiêu chí quốc gia

- Phát hiện các vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng đồng

- Thực hành được cách thu thập thông tin, xử lý số liệu, phân tích, đánh giá các số liệu thu thập được

- Thực hành lập kế hoạch can thiệp

- Thực hành truyền thông - giáo dục sức khỏe.

Về thái độ

- Nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) đáp ứng chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho cộng đồng, góp phần đạt mục tiêu sức khỏe cho mọi người

- CSSKBĐ là một trong các trọng tâm trong công tác của ngành Y tế tại tuyến y tế cơ sở

- Chủ động phối hợp Y học cổ truyền (YHCT) với Y học hiện đại (YHHĐ) trong điều trị và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong cộng đồng

- Hoạt động liên ngành, thu hút sự tham gia của cộng đồng là chìa khóa đảm bảo thành công của CSSKBĐ.

NỘI DUNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN TẠI CƠ SỞ

Ngay buổi đầu tiên đến trạm, bác sỹ Vũ Xuân Tình – Trạm trưởng TYT phường Phú La và các CBYT tại trạm đã tiếp đón đoàn sinh viên thực tập rất nhiệt tình

Trong buổi sáng 21/10/2024, các cán bộ tại trạm cùng với giáo viên hướng dẫn đã hướng dẫn, phổ biến và giao nhiệm vụ cụ thể cho nhóm sinh viên trong đợt thực tế.

Bảng 3.1 Kế hoạch hoạt động tại trạm

21/10/2024 Xây dựng bộ câu hỏi điều tra cộng đồng

22/10/2024 Tìm hiểu về tổ chức Trạm y tế

Tiếp nhận công việc phân công tại trạm

Thu thập thông tin cộng đồng và lập kế hoạch hoạt động của Trạm y tế

Thực hiện chương trình khám bệnh cho các trẻ em trường Mầm non Phú La

24/10/2024 Tổ chức và kiến tập một buổi tiêm chủng

25/10/2024 Viết kế hoạch một buổi nói chuyện sức khỏe với cộng đồng

26/10/2024 Thăm hộ gia đình, giáo dục sức khỏe cho hộ gia đình

Hướng dẫn xây dựng và bảo quản sử dụng công trình vệ sinh ở hộ dân cư.

Tiến hành phỏng vấn người dân về kiến thức, thực hành bệnh VGB.

28/10/2024 Điều tra, viết báo cáo về tình hình bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội, vệ sinh môi trường ở cộng đồng29/10/2024 Điều tra, viết báo cáo về nhu cầu sử dụng YHCT trong chăm sóc sức khỏe và điều trị cộng đồng 30/10/2024 Điều tra, đánh giá về tình hình dân số và KHHGĐ

Chăm sóc vườn thuốc nam tại Trạm y tế Tổng hợp số liệu các cuộc điều tra.

Tổ chức giao lưu giữa nhóm sinh viên và CBYT tại TYT.

Phân tích số liệu và báo cáo đánh giá

Tổng kết đợt thực tập.

Cảm ơn và chia tay TYT.

 Một số hoạt động tại trạm:

Hình 3.1 Nhóm sinh viên sắp xếp tủ sách tuyên truyền tại Trạm

Hình 3.2 Hình ảnh nhóm sinh viên hỗ trợ nhân viên Trạm y tế khám sức khoẻ tại

Trường Mầm non Phú La

Hình 3.3 Hình ảnh nhóm sinh viên hướng dẫn các bước rửa tay cho các cháu tại

Trường Mầm non Phú La

Hình 3.4 Hình ảnh nhóm sinh viên hỗ trợ các công việc hành chính tại Trạm

Hình 3.5 Hình ảnh nhóm sinh viên đến thăm và khảo sát các hộ gia đình tại phường Phú La

Hình 3.6 Hình ảnh nhóm sinh viên đến thăm các hộ gia đình tuyền truyền phòng chống dịch sốt xuất huyết

Hình 3.7 Hình ảnh nhóm sinh viên dọn vệ sinh hằng ngày tại Trạm

KẾT QUẢ

Thông tin chung về dân số, địa lý, đời sống, văn hóa, xã hội của người dân trong phường

Phường Phú La thuộc quận Hà Đông, Hà Nội được thành lập vào ngày 19/05/2008, nằm ở phía Tây Nam liền kề với khu trung tâm hành chính quận Hà Đông và giáp với các phường:

- Phía Đông giáp các phường Hà Cầu và Kiến Hưng;

- Phía Tây giáp phường Yên Nghĩa;

- Phía Nam giáp các phường Phú Lương và Phú Lãm;

- Phía Bắc giáp các phường La Khê và Quang Trung.

Phường Phú La có diện tích 1,77 km 2 , dân số năm 2023 là 27.087 người, mật độ trung bình là 15.303 người/km 2

Tổng diện tích tự nhiên của phường Phú La là 177,63 ha; trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 1,57 ha; đất chuyên dùng là 82,49 ha; đất ở là 90,54 ha.

Trên địa bàn phường có tổng số 7325 hộ dân sinh sống tại 12 Tổ dân phố với tổng số nhân khẩu là 27.087 người Số phụ nữ từ 15- 49 tuổi là 7.634 người, trong đó số có chồng là 4.894 người Số trẻ em từ 0- 4 tuổi là 1.148 trẻ, số trẻ dưới 5 tuổi là 2.205 trẻ, số trẻ từ 10- 14 tuổi là 3.011 trẻ, số trẻ từ 15- 19 tuổi là 2.183 trẻ Dân tộc Kinh chiếm đa số tại phường.

Về kinh tế: Cơ cấu kinh tế đa dạng, chủ yếu là kinh doanh- dịch vụ Phường có các chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh mở rộng sản xuất kinh doanh - dịch vụ theo quy định của pháp luật nhằm thu hút lao động, giải quyết việc làm, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân Toàn phường hiện nay có khoảng 2.000 doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất kinh doanh dịch vụ Nhiều gia đình có thu nhập cao, số hộ khá và giàu chiếm trên 80% Công tác xóa đói, giảm nghèo được đẩy mạnh và đạt hiệu quả, khi mới thành lập phường có 13 hộ nghèo, đến nay toàn phường không có hộ nghèo Chỉ đạo 02 hợp tác xã chuyển đổi mô hình hoạt động từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh dịch vụ tổng hợp.

Về giao thông: phía Nam địa bàn Phú La có tuyến đường sắt từ Văn Điển chạy qua khu vực Ba La cũng là ranh giới giữa phường Phú La với các phường Yên Nghĩa, Phú Lương, Phú Lãm Đặc biệt, con đường Lê Trọng Tấn từ phía La Khê chạy qua phần đất của phường, là tuyến đường vành đai của thành phố Hà Nội Khi tuyến đường vành đai chạy qua nơi giáp ranh giữa phường La Khê và phường Phú La gặp tuyến quốc lộ 6 đã tạo thành một ngã tư, một trọng điểm quan trọng ở phía Bắc địa bàn phường Ngoài ra, sự hình thành khu đô thị Văn Phú đã tạo nên diện mạo của một phường ở thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà bên trong vẫn tồn tại hai làng cổ đang biến đổi theo sự phát triển kinh tế, xã hội.

Về giáo dục: Tỷ lệ dân cư tại phường có trên 99% dân số đều biết chữ; 100% trẻ trong độ tuổi đi học được phổ cập giáo dục đầy đủ; trình độ văn hoá của nhân dân phần lớn đều đạt phổ cập giáo dục THCS trở lên Trên địa bàn phường có: 17 Trường Mầm non công lập và tư thục, 01 Trường Tiểu học công lập, 01 Trường Trung học cơ sở công lập, 02 Trường phổ thông liên cấp Các trường học trên địa bàn đều đạt chuẩn về cơ sở vật chật; đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, có năng lực, nhiệt tình và năng động trong công tác, vững tay nghề, có kinh nghiệm trong quản lý giảng dạy Chất lượng giáo dục của các trường ngày càng được nâng cao.

Về văn hóa - xã hội: Phường Phú La có 4 tổ dân phố có đình, chùa Hằng năm, phường Phú La đều tổ chức lễ hội, mỗi lễ hội có một nét riêng khác nhau:

- Lễ hội Văn La diễn ra từ ngày mùng 10 đến 12 tháng Giêng âm lịch Trong lễ hội diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và các trò vui chơi giải trí như: kéo co, cờ tướng, đi cầu khỉ, bịt mắt bắt vịt, quay vòng cổ chai, chọi gà, múa sư tử và các trò chơi dân gian khác.

- Lễ hội Văn Phú diễn ra trong 2 ngày, mùng 10 và 11 tháng Giêng âm lịch Phần hội gồm có các hoạt động văn nghệ quần chúng, các chương trình hát cửa Đình, các hoạt động thể thao, văn hóa, trò chơi dân gian.

Các di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn Phú La gồm:

+ Đình Văn La, Đình Văn Phú, Chùa Văn Phú: Di tích xếp hạng cấp Quốc gia năm 1988.

+ Chùa Văn La: Di tích xếp hạng cấp Thành phố năm 2005.

Kết quả khảo sát TYT

4.2.1 Thực trạng nguồn nhân lực của TYT phường

Với nhiệm vụ CSSKBĐ cho 27087 người dân, nhân lực TYT phường gồm có 09 cán bộ, trong đó:

Bảng 4.1 Danh sách cán bộ nhân viên y tế phường Phú La

STT Trình độ chuyên môn Số lượng

7 Cán bộ Dân số - KHHGĐ 01

Nhận xét: Cán bộ trạm được đào tạo lại và liên tục, tập huấn chuyên môn theo quy định hiện hành tại thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 09/08/2013 của Bộ trưởng Bộ y tế (được tập huấn tối thiểu 24 giờ học/năm; ít nhất 2 lần/năm).

Chức danh của từng cán bộ, nhân viên tại trạm

● Vũ Xuân Tình: Bác sĩ đa khoa - Trạm trưởng

● Nguyễn Thị Thu Phương: Y sĩ đa khoa

● Đinh Thuý Hoàn: Y sĩ đa khoa

● Phạm Văn Vịnh: Y sĩ YHCT

● Nguyễn Thị Len: Nữ hộ sinh

● Trần Thị Quyến: Điều dưỡng

● Nguyễn Thị Tuyết: Điều dưỡng

● Đỗ Ngọc Quỳnh: Dược sĩ trung cấp

● Hoàng Thị Phương Dung: Cán bộ Dân số - KHHGĐ

Bảng 4.2 Chức danh của từng cán bộ tại TYT phường Phú La

Chức danh Nhiệm vụ Hoạt động cụ thể

+ Lao + Tâm thần + HIV/AIDS.

- Đối ngoại với các ban ngành đoàn thể khác.

- Giám sát và đôn đốc các nhân viên trong trạm.

- Lãnh đạo và quản lý cơ sở vật chất và công tác CSSKBĐ

- Xây dựng kế hoạch chung của trạm (năm, quý, tháng).

- Điều hành phân công nhiệm vụ, giám sát chuyên môn, giám sát và kiểm tra y tế tư nhân hoạt động trên địa bàn xã.

- Tiếp nhận và quản lý công văn tài liệu

- Xây dựng lề lối làm việc, triển khai công việc hàng ngày, các chương trình y tế, các công việc đột xuất,xuống tổ dân phố, thăm hộ gia đình, KHHGĐ.

- Thường xuyên tham mưu với UBND phường.

- Phụ trách khám chữa bệnh, khám sàng lọc, kê đơn, điều trị cho các bệnh nhân Lao, Tâm thần, HIV/AIDS

- Luân phiên trực tại trạm.

- Quản lý các bệnh truyền nhiễm không lây và bệnh da liễu

- Phụ trách y tế học đường

- Phụ trách khám chữa bệnh, khám sàng lọc, kê đơn, điều trị.

- Phụ trách quản lý các bệnh truyền nhiễm không lây và bệnh da liễu.

- Phối hợp với y tế học đường của các trường đóng trên địa bàn xã.

- Giám sát tình hình bệnh tật học sinh.

- Luân phiên trực tại trạm.

- Quản lý các bệnh nhiễm

- Phụ trách khám chữa bệnh, khám sàng lọc, kê đơn, điều trị.

- Phụ trách quản lý các khuẩn hô hấp cấp tính và các bệnh về mắt

- Quản lý an toàn thực phẩm bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và các bệnh về mắt

- Theo dõi tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm ở các sở ăn uống và bếp ăn cộng đồng tại địa phương.

- Tuyên truyền về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân.

- Luân phiên trực tại trạm.

- Phụ trách Y học cổ tryền, Phục hồi chức năng

- Phòng, chống các bệnh dịch; vệ sinh môi trường

- Phụ trách khám chữa bệnh, khám sàng lọc, kê đơn, điều trị.

- Quản lí vườn thuốc nam.

- Tuyên truyền hướng dẫn nhân dân dùng thuốc an toàn và hợp lý, vận động trồng và sử dụng thuốc nam trong nhân dân.

- Khám chữa bệnh bằng YHCT, hướng dẫn nhân dân trồng thuốc nam tại nhà, luyện tập dưỡng sinh.

- Thăm hộ gia đình, tuyên truyền các phương pháp phòng chống các bệnh truyền nhiễm và vệ sinh môi trường.

- Theo dõi tình hình các bệnh truyền nhiễm tại địa phương.

- Luân phiên trực tại trạm.

- Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em

- Phụ trách chiến dịch bổ sung Vitamin A cho trẻ

- Phụ trách khám chữa bệnh, khám sàng lọc, trực các ca cấp cứu theo sự phân công của trạm trưởng.

- Khám thai, thực hiện đỡ đẻ cho những ca sinh thường và theo dõi các sản phụ đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật chuyên môn được giao.

- Tuyên truyền vận động sinh đẻ có kế hoạch, nắm vững số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai(BPTT), dự kiến sinh trong năm

- Nắm vững trẻ từ 0 – 5 tuổi, phối hợp với liên ngành tuyên truyền giáo dục chăm sóc bà mẹ có thai và trẻ em.

- CSSK bảo vệ bà mẹ trẻ em.

- Tuyên truyền vận động sinh đẻ có kế hoạch, nắm vững số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các BPTT, dự kiến sinh trong năm.

- Thăm hộ gia đình tư vấn giới tính.

- Triển khai chiến dịch bổ sung Vitamin A cho trẻ

- Phụ trách các vấn đề về dinh dưỡng trong cộng đồng.

- Luân phiên trực tại trạm.

- Thực hiện y lệnh bác sĩ.

- Phụ trách chương trình TCMR:

+ Tuyên truyền vận động tiêm chủng cho trẻ em.+ Lập kế hoạch thực hiện mở rộng

+ Tai nạn thương tích + Bướu cổ + Hen phế quản tiêm chủng, theo dõi và đánh giá tỉ lệ tiêm chủng.

+ Tổ chức lồng ghép hoạt động tiêm chủng với các hoạt động tuyên truyền dinh dưỡng, cân trẻ…

+ Đảm bảo chất lượng tiêm chủng.

+ Theo dõi và báo cáo đầy đủ các phản ứng sau tiêm chủng.

+ Tuyên truyền vận động tiêm phòng tự nguyện.

- Phụ trách CTTNTT – ATCĐ, theo dõi đối tượng chết trong năm tại xã.

- Quản lý, theo dõi các vấn đề liên quan đến Bướu cổ và Hen phế quản.

- Thực hiện y lệnh bác sĩ.

- Phụ trách các vấn đề:

- Quản lý sổ khám chữa bệnh hàng ngày.

- Quản lý sổ sách, lưu trữ bệnh án của trạm.

- Quản lý tài chính thu, chi

+ Dinh dưỡng + Điều dưỡng + Tài chính của trạm theo quy định

- Phụ trách các vấn đề về dinh dưỡng tại địa phương

- Phụ trách các vấn đề về Dược

- Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế

- Quản lý dược, y dụng cụ tại trạm:

+ Lập kế hoạch dự trù mua thuốc.

+ Thường xuyên bảo đảm thuốc tối cần và thuốc thiết yếu để cấp cứu, phòng chữa bệnh thông thường, hướng dẫn nhân dân sử dụng thuốc an toàn hợp lý.

+ Quản lý thuốc, kiểm tra đảm bảo số lượng, chất lượng thuốc.

+ Vào sổ theo dõi xuất nhập, hao thuốc.

+ Quản lý kiểm kê định kỳ thuốc và dụng cụ y tế.

- Quản lý cơ sở vật chất,tài sản, y dụng cụ,…củaTYT

- Luân phiên trực tại trạm.

Cán bộ Dân số - KHHGĐ

Phụ trách các vấn đề:

- Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ

- Nắm vững các yếu tố dân số, kinh tế xã hội, văn hóa có liên quan đến sức khỏe.

- Thống kê tỷ lệ sinh, tử trên địa bàn trong năm.

- Chủ trì tổ chức các hoạt đông tư vấn và truyền thông vận động về dân số - kế hoạch hoá gia đình trong phạm vi chuyên môn.

- Tổ chức các buổi Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ cho người dân.

- Cán bộ y tế của Trạm y tế phường Phú La có thái độ nhiệt tình, nghiêm túc Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, khám chữa bệnh, cấp thuốc, thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng đều được Trạm y tế thực hiên một cách nghiêm túc, nhanh chóng, hiệu quả, sinh viên được tạo điều kiện học tập, làm việc trong điều kiện tốt nhất.

- Từ kết quả điều tra cho thấy nguồn nhân lực của Trạm theo tiêu cuẩn của nhà nước là đủ về số lượng ; chất lượng của lục lượng cán bộ y tế của Trạm y tế phường Phú

La về cơ bản đáp ứng được chuẩn cũng như nhu cầu khám chữa bệnh tại cấp xã của người dân phường Phú La

➢ Nguồn nhân lực tại TYT đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh và công tác chăm sóc sức khoẻ, tiêm chủng, công tác phòng chống dịch, VSMT và các chương trình y tế quốc gia cho người dân tại địa phương Có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên y tế Nhân viên y tế từng bộ phận làm tốt nhiệm vụ được giao.

4.2.2 Thực trạng tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị của TYT phường

Cơ sở vật chất trang thiết bị là điều kiện cần thiết để hỗ trợ cho công việc nâng cao sức khỏe cho người dân Nếu TYT có sơ sở vật chất, trang thiết bị tốt sẽ thu hút được người dân đến sử dụng các dịch vụ KCB do TYT cung cấp Vậy nên vấn đề trang thiết bị tại trạm rất được quan tâm và chú trọng, bên cạnh các thiết bị sử dụng trực tiếp cho việc khám chữa bệnh thì trạm cũng có những phương tiện hỗ trợ cho việc TT - GDSK như sách báo, tạp chí, vô tuyến…

TYT phường Phú La ngay sát trục đường giao thông, diện tích đất của Trạm là 790m 2 ; diện tích đất sử dụng là 430,6 m2/2 tầng Tổng thể công trình có khối nhà chính được xây dựng đảm bảo cho thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, ốp lát cao 1,8m trở lên, có hàng rào bảo vệ, có biển trạm, khối nhà chính gồm 1 dãy nhà 2 tầng, vườn thuốc nam diện tích m 2 Trạm có nguồn nước sạch để sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh, thu gom và xử lí rác thải theo quy định

TYT được xây dựng theo tiêu chuẩn thiết kế TYT cơ sở và tiêu chuẩn của ngành: đảm bảo về số lượng và diện tích của các phòng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ Bao gồm 10 phòng:

 01 Phòng khám phụ khoa – siêu âm; tư vấn quản lý thai

 01 Phòng khám bệnh và cấp cứu

 01 Phòng lưu bệnh nhân, theo dõi sau tiêm chủng

 01 Phòng truyền thông – KHHGĐ + Hội trường

Trạm có 04 giường bệnh, cơ sở trang thiết bị y tế đầy đủ phục vụ cho việc tiếp đón và chăm sóc người bệnh Trạm có đầy đủ nhà vệ sinh, khu vực sân, bãi để xe, vườn thuốc nam, các phòng được bố trí hợp lí, thoáng mát, đầy đủ ánh sáng Trạm được trang bị, bố trí hợp lý, đầy đủ các tranh ảnh, pano áp phích phục vụ cho công tác tuyên truyền, TT – GDSK.

Về hệ thống kĩ thuật hạ tầng: được nối với lưới điện quốc gia, có máy phát điện, có thuê bao điện thoại trực tiếp, cơ sở hạ tầng được duy trì, bảo dưỡng định kì mỗi năm 1 lần vào quý I mỗi năm

Về máy móc trang thiết bị hiện có:

 Trạm hiện tại có những trang thiết bị cơ bản cho CBYT để thực hiện khám, điều trị bệnh nhân ở tuyến đầu tiên: ống nghe, huyết áp, nhiệt kế, bơm kim tiêm và các trang thiết bị cấp cứu thông thường ban đầu

 Có đầy đủ các máy xét nghiệm cơ bản, máy siêu âm, máy điện tim và bộ dụng cụ khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, răng,…

 Có đầy đủ các trang thiết bị điều trị phụ khoa, dụng cụ khám các chuyên khoa cơ bản, trang thiết bị thực hiện công tác truyền thông sức khỏe cộng đồng, thiết bị và dụng cụ tiệt khuẩn, thiết bị nội thất và thông dụng như: bàn ghế, giường bệnh, tủ đầu giường, đèn dầu, đèn pin, máy bơm nước

Kết quả cuộc điều tra hộ gia đình trong cộng đồng

4.3.1 Mục tiêu cuộc điều tra

- Đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của người dân tại phường Phú La và lợi ích của sử dụng dịch vụ y tế đối với sức khỏe của người dân tại phường Phú La

- Xác định một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ y tế của người dân tại phường Phú La

- Đánh giá hiểu biết chung về việc sử dụng dịch vụ y tế trong đời sống xã hội tại phường Phú La

- Đánh giá tình hình đời sống kinh tế, xã hội, môi trường và các yếu tố ảnh hưởng tới đời sống của người dân tại phường Phú La

- Thực trạng hiểu biết của người dân phường Phú La về sử dụng các dịch vụ y tế nói chung và về sử dụng YHCT nói riêng trong đời sống sức khỏe

Các hộ gia đình, chủ hộ gia đình, các thành viên trong gia đình ≥ 18 tuổi trên địa bàn xã phường Phú La

Một số hộ gia đình ở 10 tổ dân phố thuộc phường Phú La là: Tổ dân phố 1, 2, 3, 4,

4.3.5 Số lượng hộ điều tra

4.3.6 Cách chọn hộ điều tra

Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn:

- 10 tổ dân phố nhóm lựa chọn điều tra là tổ dân phố 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 Số hộ của 10 tổ dân phố là 7634

- Số phiếu điều tra cần hoàn thành là 200 phiếu.

- Do các tổ dân phố tại phường Phú La có điều kiện về kinh tế - văn hóa - xã hội tương đương nhau nên để thuận tiện cho quá trình khảo sát và điều tra sẽ chọn ngẫu nhiên

200 hộ gia đình chia đều ở 10 xóm (Người được phỏng vấn ≥ 18 tuổi, các hộ đều định cư

- Đủ số lượng mẫu và đảm bảo có tính đại diện cho tổng thể Số lượng mẫu là 20 hộ/sinh viên.

- Tham vấn các cán bộ chuyên môn của xã như Trạm trưởng, nhân viên y tế trong trạm, trưởng xóm.

4.3.7 Phương pháp phân tích số liệu

- Khảo sát 1 nhóm đối tượng trong xã nhằm tìm hiểu về tình hình, nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế, đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi về vấn đề sử dụng dịch vụ y tế của người dân tại địa phương, tình hình VSMT trong gia đình, tình hình sức khỏe gia đình, chất lượng cuộc sống, tình hình hiểu biết và phòng chống bệnh VGB trong cộng đồng.

+ Bước 1: Xác định kế hoạch điều tra gồm: mục đích, đối tượng, địa bàn, nhân lực, kinh phí

+ Bước 2: Xác định mẫu phiếu điều tra: theo mẫu 6

+ Bước 3: Chọn mẫu điều tra: mẫu ngẫu nhiên đơn

+ Bước 4: Thu thập thông tin và số liệu từ người cung cấp và tính toán % theo các mục trong mẫu 7

+ Bước 5: Xử lí số liệu: các số liệu thu thập được bằng điều tra được xử lí bằng phương pháp phân tích số liệu thống kê thủ công từ đó đưa ra các mối liên quan giữa các tiêu chí cần khảo sát.

Bảng 4.8 Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân ở các địa điểm điều tra

Các chỉ số kinh tế, văn hóa, xã hội N n %

Tổng số hộ điều tra 200 200 100

Tổng số người phỏng vấn 200 200 100

Trình độ học vấn của phụ nữ 15-49 có chồng

Số hộ có nhà tầng 200 200 100

Số hộ có nhà cấp 4 200 0 0

Nhận xét: thông qua điều tra tình hình 200 hộ tại phường Phú La có thể thấy

- Kinh tế của các hộ gia đình ở mức trung bình khá, tất cả đều đáp ứng đủ nhu cầu cuộc sống tối thiểu

- Nhìn chung các cư dân tại địa phương đều có trình độ học vấn cơ bản, hiểu biết, tất cả các hộ đều đủ ăn và có nhà tầng, không có hộ nào thuộc diện hộ đói nghèo, hộ có nhà cấp 4

- Tỷ lệ nam nữ chưa đồng đều ( Nam/Nữ = 1.15/1)

- Tất cả các hộ đều là dân tộc kinh

Bảng 4.9 Tình hình vệ sinh môi trường ở các điểm điều tra

Các chỉ số vệ sinh N n %

Số hộ gia đình sử dụng nguồn nước giếng 200 0 0

Số hộ gia đình sử dụng nguồn nước khác 200 0 0

Số hộ gia đình có nguồn nước sạch 200 200 100

Số hộ có nhà tiêu 200 200 100

Số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh 200 200 100

Số hộ có nhà tiêu không hợp vệ sinh 200 0 0

Số hộ gia đình có chuồng gia súc ở xa nhà ở 200 0 0

Số hộ gia đình có chuồng gia súc ở gần nhà ở 200 0 0

Nhận xét: Tình hình vệ sinh của người dân nhìn chung được kiểm soát khá tốt:

- Có 100% các hộ sử dụng nguồn nước sạch, không có hộ nào sử dụng nguồn nước khác, nước giếng nên có thể kiểm soát được vấn đề lây nhiễm dịch bệnh qua nguồn nước này

- Cả 200 hộ đều có nhà tiêu, trong số đó không hộ gia đình nào có nhà vệ sinh không đảm bảo, từ đó có thể kiểm soát các loại bệnh dịch lây truyền qua đường tiêu hóa cũng như đường chất thải.

- Cả 200 hộ đều không nuôi gia súc từ đó có thể kiểm soát các nguy cơ phát triển mầm bệnh như ruồi muỗi, ký sinh trùng

Bảng 4.10 Tình hình bệnh tật trong 1 tháng qua và việc sử dụng các dịch vụ y tế của người dân ở điểm điều tra?

Tổng số hộ có người ốm trong 1 tháng qua 200 21 10,5

Người bị sốt, ho và khó thở 37 0 0

Người bị sốt, phát ban 37 0 0

Người bị sốt, nổi bọng nước mông, gối, tay, chân…

Người bị đau xương khớp 37 5 13,51

- Có 21/200 hộ có người ốm trong tháng qua, chiếm tỷ lệ 10,5%.

- Chiếm tỷ lệ mắc cao nhất là các bệnh về đường hô hấp (75,67%) vì tháng vừa qua là thời điểm giao mùa nên các bệnh về đường hô hấp diễn biến phức tạp

-Các bệnh về xương khớp cũng chiếm 13,51% vì những người khảo sát là người lớn tuổi và thời điểm vừa qua là giao mùa

- Số người bị tiêu chảy cũng chiếm 10,81%

Bảng 4.11 Tình hình bệnh tật trong 1 năm qua và việc sử dụng các dịch vụ y tế của người dân ở điểm điều tra

Số người bị bệnh không lây nhiễm trong cộng đồng

Tăng HA 54 33 61,11 Đái tháo đường 54 15 27,78

Bệnh viêm loét dạ dày 54 2 3,7

Số hộ dùng biện pháp Y học cổ truyền để điều trị

Nhận xét: Điều tra trên 200 hộ thấy:

- Số người mắc bệnh về tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất với 78,57%, tiếp đến là các bệnh đái tháo đường với tỷ lệ 35,71%, số người mắc bệnh cơ xương khớp 21,42%

- Các bệnh ung thư, gout, viêm loét dạ dày chiếm tỷ lệ thấp hơn

-Không có số hộ nào sử dụng YHCT để điều trị

Bảng 4.12 Tình hình sử dụng các dịch vụ y tế của người dân ở điểm điều tra

Tổng số hộ có người ốm trong 1 tháng qua 200 21 10,5 Cách giải quyết bệnh tật trên

Số người ốm tự mua thuốc về điều trị 37 5 13,5

Số người ốm điều trị bằng thuốc nam và YHCT khác

Số người ốm đến khám và điều trị tại trạm 37 7 18,91

Số đến các cơ sở y tế khác( bệnh viện) 37 23 62,16

Số đến thầy thuốc tư, ông lang 37 2 5,41

Những lý do sử dụng YHCT để điều trị

Không có tác dụng phụ 0 0 0

Số hộ gia đình trồng cây thuốc nam tại nhà 0 0 0

- Đa số người dân chọn tới các cơ sở y tế khác (bệnh viện) để khám và điều trị bệnh

- Có 18,91% người dân lựa chọn tới khám và điều trị tại TYT, đây là một con số đáng khích lệ, thể hiện chất lượng khám chữa bệnh của Trạm đang dần được cải thiện và được người dân tin tưởng.

- Vẫn còn 13,5% người dân tự mua thuốc về điều trị, khiến tình trạng bệnh tật khó được kiểm soát hơn.

- Tỷ lệ điều trị bằng YHCT là không có, nhưng có 5,41% người dân tìm đến các thầy thuốc tư.

Nhìn chung, đa số người dân đã có trách nhiệm với sức khỏe của mình khi lựa chọn những cơ sở uy tín để khám và điều trị bệnh, nhưng bên cạnh đó, việc cần thiết là phải nâng cao hơn nữa hiểu biết của người dân về YHCT để người dân tin tưởng và tích cực sử dụng các phương pháp YHCT để điều trị bệnh.

PHẦN 2: Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh viêm gan B trong cộng đồng

Bảng 4.15 Thông tin về độ tuổi, 0, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập

Biến số Phân loại Tần số Tỷ lệ (%)

Thu nhập bình quân đầu người trong gia đình/tháng

- Độ tuổi của người >59 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn các độ tuổi khác (23,50%), độ tuổi 18-29 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (18,50%).

- 99,50% người dân có trình độ học vấn trên cấp I, có 36,50% người dân có trình độ trung cấp và cao đẳng hoặc đại học, thể hiện trình độ văn hóa học vấn của người dân địa phương là tốt

- Nghề nghiệp phổ biến nhất là buôn bán/ dịch vụ (30,00%), kế đến là các công việc khác (26,00%) và nội trợ (15,50%).

- Thu nhập của người dân đa số đều đạt mức đủ để đáp ứng các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.

Bảng 4.16 Nguồn thông tin và nhu cầu nhận thông tin về Viêm gan B

Nguồn thông tin về bệnh viêm gan B Được nhận Mong muốn được nhận Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%)

Ti vi 153 76,50 166 83,00 Đài phát thanh, truyền thanh 97 48,50 105 52,50

Cán bộ y tế cơ sở 181 90,50 177 88,50

Các cuộc họp cộng đồng 72 36 143 71,50

- Đa số người dân đều được tiếp cận với các thông tin về bệnh VGB qua cán bộ y tế cơ sở (90,50%); gián tiếp qua ti vi (76,50%); loa đài, truyền thanh (48,50%) và sách, báo(32,00%) hoặc trực tiếp qua các cuộc họp cộng đồng (36%).

- Nhu cầu được cung cấp thông tin về VGB của người dân ở mức cao cho thấy nhận thức của người dân về sức khỏe rất tốt, công tác truyền thông về chăm sóc sức khỏe của địa phương và chính quyền được đẩy mạnh, thực hiện thường xuyên và nghiêm túc.

Bảng 4.17 Kiến thức về nguyên nhân của bệnh Viêm gan B

Kiến thức Nguyên nhân gây bệnh

Tần số Tỷ lệ (%) Đúng Vi rút 108 54,00

Kế hoạch tổ chức và nội dung buổi truyền thông tại cộng đồng

4.4.1 Xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên tại xã Phú La a Thu thập số liệu

* Thu thập số liệu thứ cấp

- Qua sổ sách, báo cáo của Trạm Y tế về công tác khám chữa bệnh năm 2024 (đã được cung cấp).

- Qua sổ khám bệnh của Trạm Y tế năm 2024 (đã được cung cấp).

* Thu thập số liệu sơ cấp

- Nhóm sinh viên chia thành các nhóm phỏng vấn thông qua biểu mẫu các hộ gia đình trên địa bàn tìm ra các vấn đề sức khỏe đang tồn tại.

- Thảo luận nhóm với cán bộ y tế: Một số bệnh lý thường gặp tại Trạm Y tế và được người dân quan tâm là: tăng huyết áp (THA), Đái tháo đường, Sốt xuất huyết, Viêm đường hô hấp trên, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). b Xác định vấn đề sức khỏe

- Qua các số liệu thứ cấp: theo Báo cáo Công tác y tế của trạm trong năm 2024 được cung cấp thấy: THA, Đái tháo đường, VSATTP mắc tỉ lệ cao.

- Qua các số liệu sơ cấp: có 4 vấn đề tồn tại là THA, ĐTĐ, viêm đường hô hấp trên,VSATTP.

Bảng 4.24 Bảng tiêu chuẩn xác định vấn đề sức khỏe

Tiêu chuẩn xác định vấn đề sức khỏe Điểm

THA Sốt xuất huyết VSATTP ĐTĐ

1 Các chỉ số biểu hiện vấn đề đó đã vượt quá mức bình thường

2 Cộng đồng đã biết tên của vấn đề đó và đã có phản ứng rõ ràng

3 Đã có dự kiến và hành động của nhiều ban ngành, đoàn thể

4 Ngoài số cán bộ y tế, trong cộng đồng có một nhóm người khá thông thạo về vấn đề đó

Có thể không rõ ràng: 1 điểm.

Không rõ/ không có: 0 điểm.

Nhận định kết quả như sau: Từ kết quả của bảng điều tra, xác định được 3 vấn đề sức khỏe đó là: THA (9 điểm), ĐTĐ (9 điểm), Sốt xuất huyết (8 điểm), VSATTP (7 điểm). c Lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên

Bảng 4.25 Bảng tiêu chuẩn lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên

Tiêu chuẩn để xét ưu tiên Điểm

THA ĐTĐ Sốt xuất huyết

1 Mức độ phổ biến của vấn đề

(nhiều người mắc hoặc liên quan) 2 2 3

2 Gây tác hại lớn (tử vong, tàn phế, tổn hại đến kinh tế, xã hội) 3 3 2

3 Ảnh hưởng tới lớp người có khó khăn (nghèo khổ, mù chữ, vùng hẻo lánh)

4 Đã có kĩ thuật và phương tiện giải quyết 2 2 2

5 Kinh phí chấp nhận được 3 3 2

6 Cộng đồng sẵn sàng tham gia giải quyết 3 3 2

Có thể không rõ ràng: 1 điểm.

Không rõ/ không có: 0 điểm.

Nhận định kết quả như sau: THA và ĐTĐ là 2 vấn đề có điểm cao nhất nên được chọn là vấn đề sức khỏe ưu tiên để giải quyết trước Do đó sẽ được chọn để tiến hành giải pháp can thiệp cần thiết.

4.4.2 Kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe

Phòng, chống bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường và chế độ ăn cho người bệnh trên địa bàn phường Phú La năm 2024

- Phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp, tiền tăng huyết áp và đái tháo đường ở người có yếu tố nguy cơ;

- Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân về phòng ngừa và kiểm soát bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường.

- Chế độ ăn cho người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường.

- Giảm thiểu tỷ lệ mắc mới bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường trong cộng đồng.

- Khuyến khích người dân kiểm tra sức khỏe định kỳ, tự theo dõi huyết áp và đường huyết tại nhà.

- Cung cấp kiến thức về chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh giúp phòng ngừa và kiểm soát hai bệnh này.

II NỘI DUNG TRIỂN KHAI:

2 Địa điểm: Tại Trạm y tế Phường Phú La

Bảng 4.26 Thành phần lãnh đạo

STT Họ tên Chức vụ Nhiệm vụ chính của chương trình

1 BS Vũ Xuân Tình Trạm trưởng Trạm Y tế

Phường Phú La Trưởng ban

2 Nguyễn Thị Thu Phương Y sĩ đa khoa Phó ban

Nhóm trưởng nhóm sinh viên Học viện Y - Dược học Cổ truyền Việt Nam Ủy viên

Bảng 4.27 Cố vấn chuyên môn

STT Họ và tên Chuyên môn

1 BS Vũ Xuân Tình Trạm trưởng Trạm Y tế phường Phú

2 Nguyễn Thị Thu Phương Y sĩ đa khoa

- Nhân dân phường Phú La, Hà Đông, Hà Nội.

- Cán bộ, nhân viên Y tế Trạm Y tế phường Phú La.

- Nhóm sinh viên thực tập thực tế cộng đồng tại phường Phú La (10 sinh viên)

- Người dân trên địa bàn phường Phú La đại diện cho các hộ gia đình trên địa bàn.

IV NỘI DUNG THỰC HIỆN

Nhóm sinh viên Học viện Y - Dược học Cổ truyền Việt Nam chia sẻ kiến thức về bệnh Tăng huyết áp (THA), Đái tháo đường (ĐTĐ) và tuyên truyền cho tất cả người dân trong địa phương có nguy cơ mắc tăng huyết áp, ĐTĐ để được tư vấn, hướng dẫn tuyên tuyền phòng chống THA, ĐTĐ.

Bảng 4.28 Kế hoạch cụ thể

STT THỜI GIAN NỘI DUNG NGƯỜI PHỤ TRÁCH

1 14h00 Ổn định tổ chức Vũ Đức Anh

2 14h05-14h10 Giới thiệu về buổi truyền thông, đại biểu Nguyễn Hồng Diệp

3 14h10-14h25 Khảo sát qua về mức độ hiểu biết về bệnh THA, ĐTĐ

Nguyễn Lan Anh Đặng Thị Lan Ngọc

4 14h25-15h15 Chia sẻ kiến thức về bệnh THA, ĐTĐ

5 15h15-15h45 Đưa ra phương pháp phòng chống bệnh THA, ĐTĐ

Ngô Thanh Lâm Nguyễn Đức Minh

6 15h45-16h15 Chế độ ăn cho người bệnh THA, ĐTĐ Hà Thị Thuý Hạnh

7 16h15-16h30 Cảm ơn, kết thúc buổi truyền thông Lê Thị Lan Hương

Huấn luyện người làm tư vấn giáo dục sức khoẻ: 100.000đ/người

VI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

Dựa trên các tiêu chí sau:

- Thái độ người dân khi tham gia chương trình.

- Mức độ sôi nổi tham gia trả lời, chia sẻ, trao đổi kiến thức.

- Kết quả đánh giá kiến thức qua các câu hỏi tổng kết liên quan đến chủ đề.

Xác nhận của Trạm Y tế Người lập kế hoạch

Nhóm sinh viên HV Y - Dược học cổ truyền

4.4.3 Nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe

BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÀI TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE Hướng dẫn phòng, chống bệnh Tăng huyết áp, Đái tháo đường và chế độ ăn cho người bệnh

Kính thưa: Trạm trưởng trạm Y tế phường Phú La

Kính thưa các cô các bác cùng toàn thể anh chị em có măt tại trạm Y tế Đầu tiên cháu xin gửi lời cảm ơn tới các bác, các cô chú đã dành thời gian tham dự buổi truyền thông chăm sóc sức khỏe ngày hôm nay

Hôm nay cháu rất vinh dự đại diện cho nhóm sinh viên thực tế cộng đồng Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam truyền thông về sức khỏe cá nhân và cộng đồng

Dưới sự cho phép của các cấp ủy đảng chính quyền đặc biệt là bác trưởng trạm và các cô chú anh chị Trạm y tế xã phường Phú La, chúng cháu tổ chức buổi truyền thông về

Phòng, chống bệnh Tăng huyết áp, Đái tháo đường và chế độ ăn cho người bệnh

Như chúng ta đã biết, kinh tế đất nước phát triển đã giúp nâng cao sức khỏe cũng như nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe người dân Trong thời gian gần đây, bệnh THA, ĐTĐ tỉ lệ mắc ngày càng cao, gây ra hậu quả không nhỏ đến sức khỏe người dân địa phương phường Phú La Vì vậy chúng ta cần chung tay để bảo vệ sức khỏe bản thân và sức khoẻ cộng đồng.

Nói về bệnh THA, ĐTĐ cần lưu ý các nội dung quan trọng sau đây gồm:

 Yếu tố nguy cơ và dấu hiệu nhận biết của bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường.

 Tầm quan trọng của việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh

 Chế độ ăn cho người bệnh

Tăng huyết áp (THA) và đái tháo đường (ĐTĐ) là hai bệnh lý phổ biến, không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà còn xuất hiện ngày càng nhiều ở người trẻ và được xem như là một trong những đại dịch của thế kỉ XXI Tại Việt Nam, tỉ lệ bệnh nhân ĐTĐ đồng thời mắc THA khoảng 50-70%, nhất là khi có tiểu đạm đi kèm Nhiều nghiên cứu cho thấy THA và ĐTĐ thường song hành với nhau vì có cùng các yếu tố nguy cơ như: thừa cân, béo phì, chế độ ăn giàu năng lượng và ít vận động.

Yếu tố nguy cơ THA

Người ta thường gọi tăng huyết áp là "kẻ giết người thầm lặng" do căn bệnh này thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng điển hình, không có dấu hiệu báo trước rõ ràng Người bệnh phát hiện bị huyết áp tăng một cách tình cờ qua đo huyết áp tại nhà hay khám sức khỏe tổng quát định kỳ Do vậy, việc nhận biết các yếu tố nguy cơ là vô cùng quan trọng để phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả căn bệnh này.

- Yếu tố nguy cơ gây bệnh tăng huyết áp được chia thành 2 nhóm là yếu tố không thay đổi được và yếu tố thay đổi được.

Yếu tố nguy cơ không thay đổi được

Tuổi: Tuổi càng cao càng dễ mắc tăng huyết áp.

Giới: Nam giới có tỷ lệ mắc cao huyết áp cao hơn so với nữ giới.

Di truyền: Gia đình có người mắc tăng huyết áp thì khả năng mắc tăng huyết áp cao hơn.

Yếu tố nguy cơ thay đổi được

- Hút thuốc lá hoặc thuốc lào.

- Ít vận động: Vận động thể lực < 30 phút/ngày, dưới 05 ngày/tuần (bao gồm thể dục, thể thao, đi bộ và lao động chân tay).

- Thói quen ăn mặn: Ăn > 5g muối (tương đương 01 thìa cà phê/người/ngày).

- Ăn ít rau, trái cây: < 400g/ngày (tương đương 5 đơn vị chuẩn, mỗi đơn vị chuẩn là

80g, tương đương với ẵ chộn rau đó nấu hoặc 01 quả cam nhỏ hoặc 01 quả chuối cỡ vừa).

- Uống nhiều rượu bia: Nam uống > 02 chai/lon bia 330ml (5%) hoặc > 02 cốc bia hơi 330ml hoặc > 02 ly rượu vang 100ml (13,5%) hoặc > 02 chén rượu mạnh 30ml (40%); Nữ uống > ắ chai/lon bia (5%) hoặc >0 1 cốc bia hơi 330ml hoặc > 01 ly rượu vang 100ml (13,5%) hoặc > 01 chén rượu mạnh 30ml (40%).

- Hay bị stress và căng thẳng tâm lý.

- Mắc các bệnh lý đi kèm như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu.

Dấu hiệu cảnh báo tăng huyết áp

Tăng huyết áp không có dấu hiệu đặc trưng, các triệu chứng nặng nhẹ khác nhau, biểu hiện tùy thuộc theo tình trạng từng người Những dấu hiệu hay gặp của Tăng huyết áp là: nhức đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, khó thở, hồi hộp, đỏ mặt, buồn nôn.

Tuy nhiên có một số người tăng huyết áp không có triệu chứng gì, hoặc các triệu chứng kể trên chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nặng.

Cách duy nhất để biết có bị huyết áp cao hay không là đo huyết áp, có thể đến bệnh viện đo hoặc mua máy đo tự động tại nhà Người trưởng thành có huyết áp bình thường nên kiểm tra huyết áp mỗi năm một lần Những người có yếu tố nguy cơ như: bệnh nhân đái tháo đường, người thừa cân, béo phì cần đo huyết áp thường xuyên hơn, khoảng 6 tháng/lần Người từ 40 tuổi trở lên, nên đo huyết áp 2 - 3 tháng/lần Người có biểu hiện của tăng huyết áp cần phải kiểm tra huyết áp thường xuyên, khoảng 1 - 2 lần/tháng. Ngoài ra, cần kiểm tra định kỳ hàng năm các yếu tố nguy cơ: xét nghiệm kiểm tra đường máu, cholesterol máu, chức năng thận, điện tâm đồ.

2 Đái tháo đường Đái tháo đường là tình trạng tăng đường máu mạn tính do rối loạn chuyển hóa đường, mỡ, đạm (carbonhydrat, lipid, protein) Tăng đường máu có thể gây ra nhiều biến chứng ở nhiều bộ phận của cơ thể Tại Việt Nam, qua điều tra tại một số thành phố lớn thấy tỉ lệ ĐTĐ cũng khá cao và có chiều hướng tăng lên.

Yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường:

Yếu tố di truyền: Người có cha mẹ hoặc anh chị em ruột mắc đái tháo đường có nguy cơ cao hơn.

Thừa cân và béo phì: Lượng mỡ thừa, đặc biệt quanh vùng bụng, làm gia tăng tình trạng kháng insulin.

Ít vận động: ít vận động khiến cơ thể tiêu thụ năng lượng thấp, gây tích tụ mỡ thừa và tăng nguy cơ mắc bệnh.

Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn nhiều thực phẩm giàu đường, chất béo bão hòa và ít chất xơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tuổi tác: Nguy cơ mắc đái tháo đường tăng dần theo tuổi, đặc biệt là sau 45 tuổi.

Tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu: Người mắc các bệnh này có nguy cơ cao bị đái tháo đường do hệ chuyển hóa bị rối loạn.

Tiền sử đái tháo đường thai kỳ: Phụ nữ đã từng bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ cao mắc đái tháo đường sau sinh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường:

Khát nước nhiều và khô miệng: Người bệnh thường xuyên cảm thấy khát, uống nước nhiều nhưng vẫn khát.

Tiểu nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm: Cơ thể cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa qua đường nước tiểu.

Mệt mỏi: Thiếu năng lượng do cơ thể không sử dụng được đường glucose hiệu quả.

Giảm cân không rõ nguyên nhân: Đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1, do cơ thể mất khả năng chuyển hóa đường thành năng lượng.

Vết thương khó lành: Đường huyết cao gây tổn thương các mạch máu, làm vết thương chậm lành.

Nhiễm trùng da, nấm: Đặc biệt là nhiễm trùng da, nấm men ở phụ nữ do môi trường có đường thích hợp cho vi khuẩn, nấm phát triển.

2 Tầm quan trọng của việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh

Tại sao cần phòng ngừa và kiểm soát bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường?

Bản kế hoạch tổ chức buổi tiêm chủng mở rộng và báo cáo kết quả buổi tiêm chủng

BẢN KẾ HOẠCH Hoạt động công tác tiêm chủng mở rộng tháng 10 - năm 2024

Trong đợt tiêm chủng thường xuyên hàng tháng vừa rồi Đơn vị đã thực hiện tiêm chủng cho trẻ trong độ tuổi tiêm tuổi đạt kết quả:

- Tỷ lệ trẻ được tiêm đúng lịch 92,1%

- Trẻ từ 1 – 3 tuổi được tiêm VNNB 97%

- Tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 92,1%

- Tỷ lệ trẻ được tiêm Sởi mũi 1: 100% , Sởi mũi 2: 82,3%

Nhằm thực hiện tốt công tác Tiêm chủng mở rộng (TCMR) trong quý, Trạm Y tế phường Phú La xây dựng kế hoạch hoạt động với các nội dung sau đây

- Không để bại liệt quay trở lại

- Loại trừ uốn ván sơ sinh ở qui mô toàn xã/phường

- Duy trì tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi

- Giảm tỉ lệ mắc Sởi, Sởi- Rubella, Bạch hầu, Ho gà, uốn ván

- Giảm tỉ lệ mắc, chết do Viêm Não Nhật Bản B

- Nhằm bảo đảm trẻ trong lứa tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại Vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm, đồng thời thực hiện hoàn thành tốt các chỉ tiêu được giao do Chương trình TCMR đề ra trong năm 2024

- 95% trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin

- 95% trẻ trong độ tuổi tiêm chủng tiêm đầy đủ vắc xin Sởi, không còn trẻ bỏ mũi

- Tiếp tục nâng cao an toàn và chất lượng trong tiêm chủng theo Thông tư số12/2014/TT- BYT ban hành ngày 20/3/2014 của Bộ Y tế

II Tổ chức thực hiện

- Tích cực tham mưu cho cấp Ủy, UBND của địa phương về công tác Tiêm chủng, nhằm tranh thủ sự chỉ đạo và sự hỗ trợ nguồn lực để thực hiện hoàn thành tốt công tác

- Chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ Chuyên trách, cán bộ trong đơn vị và Y tề thôn bản của địa phương để phối hợp hoàn thành tốt công tác tiêm chủng trong quý

- Trạm Y tế phối hợp với Ban Văn hoá thông tin xã tuyên truyền trên loa phát thanh không dây từ ngày 20 đến ngày 23 hàng tháng (Nội dung do TYT cung cấp)

 Chuyên trách Chương trình TCMR:

- Xây dựng kế hoạch tiêm chủng, rà soát và lập danh sách đầy đủ từng đối tượng được tiêm chủng trong quý và các trẻ bỏ mũi Căn cứ theo đối tượng để dự trù và nhận đầy đủ các loại Vắc xin, vật tư tiêm chủng để thực hiện tốt công tác

- Chuẩn bị và vệ sinh sạch sẽ phòng tiêm chủng, phòng chờ, cho các đối tượng sau tiêm nghỉ lại 30 phút để theo dõi đúng quy định; chuẩn bị đầy đủ hộp chống sốc tại các bàn tiêm chủng và kiểm tra hạn sử dụng thuốc thường xuyên

- Thứ 4 tuần đầu hàng tháng chuyên trách chịu trách nhiệm nhận Vắc xin từ Trung tâm Y tế huyện cung cấp Dùng không hết giao trả trong ngày

- Bảo quản Vắc xin an toàn, liên tục từ 2- 8ºC từ khi nhận đến khi kết thúc buổi tiêm và giao trả Vắc xin

- Thực hiện tốt công tác thống kê, báo cáo cho tuyến trên trước ngày 30 hàng tháng

Thực hiện công tác tuyên truyền, gọi điện vận động và đưa giấy mời cho các đối tượng trong độ tuổi tiêm chủng mở rộng, đối tượng bỏ mũi trên toàn địa bàn.

KẾ HOẠCH KIẾN TẬP BUỔI TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG TẠI

TRẠM Y TẾ PHƯỜNG PHÚ LA

Tìm hiểu cách tổ chức triển khai chương trình tiêm chủng thường xuyên tại trạm y tế phường Phú La tháng 10/2024

II.Tổ chức thực hiện

1.Tổ chức ngày tiêm chủng

Lắng nghe các bộ phụ trách chương trình tiêm chủng tại trạm trình bày cách tổ chức và triển khai chương trình

Quan sát những nội dung về tổ chức thực hiện buổi tiêm chủng

- Địa Điểm Trạm y tế phường Phú La: Là địa điểm gần khu dân cư hay không? Có ùn tắc giao thông không?

- Số trẻ được tiêm chủng?

- Khám phân loại có đúng không? Có hướng dẫn cho bà mẹ về chỉ định tiêm chủng đúng hay không? Thời gian đợi tiêm? Có phòng theo dõi sau tiêm chủng không

- Phương tiện tiêm chủng: Có hộp chốc sốc, có phích lạnh giữ nhiệt tốt, có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ, có đầy đủ dụng cụ (bơm tiêm,bông cồn,bông khô,…) phục vụ cho tiêm chủng hay không

- Không vô trùng: cán bộ y tế có đầy đủ mũ áo khẩu trang,rửa tay sạch bằng xà phòng, nước sạch trước khi tiêm không? Cán bộ y tế thực hiện đúng thao tác, gọn gàng, sạch khi tiêm không?

+ Tiêm vắc xin Sởi: Có đúng kỹ thuật không?

- Quan sát cách thu gom bảo quản vỏ, lọ vacxin, xử lí rác thải

- Quan sát cách vệ sinh phích đựng vacxin

4 Theo dõi sau tiêm chủng

- Có trường hợp nào có biến chứng không?

HV YDHCT VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày … tháng 10 năm 2024

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI KIẾN TẬP BUỔI TIÊM CHỦNG

MỞ RỘNG TẠI TRẠM Y TẾ PHƯỜNG PHÚ LA

I Căn cứ lập kế hoạch

Căn cứ Nghị định số 104/NĐ – CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng mở rộng

- Thực hiện quyết định số 23/2008/QĐ-BYT ngày 07 tháng 07 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ y tế quy định về việc sử dụng vácxin và sinh phẩm y tế trong dự phòng và điều trị.

- Căn cứ vào thông tư 12/2014/TT-BYT ngày 20 tháng 3 năm 2014 về hướng dẫn quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng

- Thực hiện Thông tư số 51/2017 TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn phòng chẩn đoán và xử trí sốc phản vệ và Quy định số 1730/ QĐ – BYT ngày 12 tháng 05 năm 2015 của Bộ Y tế hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em

- Căn cứ kết quả hoạt động năm 2023, phương hướng nhiệm vụ năm 2024, Trạm Y tế phường Phú La xây dựng kế hoạch tiêm chủng thường xuyên hàng tháng năm 2024.

- Duy trì và nâng cao chất lượng, an toàn tiêm theo đúng quy định Bộ Y Tế

- Phấn đấu đạt trên 95% đối tượng được mời trong diện tiêm chủng thường xuyên tháng 10/2024

- Đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong tiêm chủng, hạn chế thấp nhất mức tai biến trong và sau tiêm chủng, nếu có phải được xử trí cấp cứu kịp thời

- Khống chế hiệu quả các bệnh truyền nhiễm các vaccine bảo vệ trẻ em

- Bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt, duy trì loại trừ bệnh uốn ván

- Đảm bảo cung ứng đầy đủ vật tư và vaccine trong chương trình TCMR 2024 theo đúng quy định

- Trạm y tế thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe đến 100% hộ gia đình trong xã nhằm nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về lợi ích của việc tiêm chủng phòng bệnh, nguy co của việc không được tiêm chủng đầy đủ

- Trẻ trong lứa tuổi được tiêm chủng đầy đủ vacxin Sởi mũi 1 và 2, không còn trẻ bỏ mũi

- Đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đạt trên 95%

- Hạn chế thấp nhất tai biến xảy ra sau tiêm chủng, hạn chế tối đa đối tượng bị bỏ sót

- Trạm y tế tổ chức thực hiện đúng quy trình tiêm chủng an toàn

III Thời Gian, Địa điểm, Phạm vi triển khai

- Tổ chức tiêm vào buổi sáng: ngày 24/10/2024

+ Buổi sáng: Tiêm vacxin Sởi

- Trạm Y tế Phường Phú La, Quận Hà Đông, Tp Hà Nội

- Trẻ trong độ tuổi tiêm chủng chưa tiêm Sởi

- Trẻ trong độ tuổi tiêm chủng đã tiêm Sởi mũi 1

IV Tổ chức thực hiện

Ngày đăng: 13/11/2024, 20:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2. Trạm Y tế phường Phú La - Báo cáo kết quả học tập thực tế cộng Đồng Địa Điểm trạm y tế phường phú la, hà Đông, hà nội
Hình 1.2. Trạm Y tế phường Phú La (Trang 9)
Bảng 3.1. Kế hoạch hoạt động tại trạm - Báo cáo kết quả học tập thực tế cộng Đồng Địa Điểm trạm y tế phường phú la, hà Đông, hà nội
Bảng 3.1. Kế hoạch hoạt động tại trạm (Trang 11)
Hình 3.1. Nhóm sinh viên sắp xếp tủ sách tuyên truyền tại Trạm - Báo cáo kết quả học tập thực tế cộng Đồng Địa Điểm trạm y tế phường phú la, hà Đông, hà nội
Hình 3.1. Nhóm sinh viên sắp xếp tủ sách tuyên truyền tại Trạm (Trang 12)
Hình 3.2. Hình ảnh nhóm sinh viên hỗ trợ nhân viên Trạm y tế khám sức khoẻ tại - Báo cáo kết quả học tập thực tế cộng Đồng Địa Điểm trạm y tế phường phú la, hà Đông, hà nội
Hình 3.2. Hình ảnh nhóm sinh viên hỗ trợ nhân viên Trạm y tế khám sức khoẻ tại (Trang 13)
Hình 3.3. Hình ảnh nhóm sinh viên hướng dẫn các bước rửa tay cho các cháu tại - Báo cáo kết quả học tập thực tế cộng Đồng Địa Điểm trạm y tế phường phú la, hà Đông, hà nội
Hình 3.3. Hình ảnh nhóm sinh viên hướng dẫn các bước rửa tay cho các cháu tại (Trang 14)
Hình 3.4. Hình ảnh nhóm sinh viên hỗ trợ các công việc hành chính tại Trạm - Báo cáo kết quả học tập thực tế cộng Đồng Địa Điểm trạm y tế phường phú la, hà Đông, hà nội
Hình 3.4. Hình ảnh nhóm sinh viên hỗ trợ các công việc hành chính tại Trạm (Trang 14)
Hình 3.5. Hình ảnh nhóm sinh viên đến thăm và khảo sát các hộ gia đình tại - Báo cáo kết quả học tập thực tế cộng Đồng Địa Điểm trạm y tế phường phú la, hà Đông, hà nội
Hình 3.5. Hình ảnh nhóm sinh viên đến thăm và khảo sát các hộ gia đình tại (Trang 15)
Hình 3.6. Hình ảnh nhóm sinh viên đến thăm các hộ gia đình tuyền truyền phòng - Báo cáo kết quả học tập thực tế cộng Đồng Địa Điểm trạm y tế phường phú la, hà Đông, hà nội
Hình 3.6. Hình ảnh nhóm sinh viên đến thăm các hộ gia đình tuyền truyền phòng (Trang 16)
Hình 3.7. Hình ảnh nhóm sinh viên dọn vệ sinh hằng ngày tại Trạm - Báo cáo kết quả học tập thực tế cộng Đồng Địa Điểm trạm y tế phường phú la, hà Đông, hà nội
Hình 3.7. Hình ảnh nhóm sinh viên dọn vệ sinh hằng ngày tại Trạm (Trang 17)
Bảng 4.1. Danh sách cán bộ nhân viên y tế phường Phú La - Báo cáo kết quả học tập thực tế cộng Đồng Địa Điểm trạm y tế phường phú la, hà Đông, hà nội
Bảng 4.1. Danh sách cán bộ nhân viên y tế phường Phú La (Trang 20)
Bảng 4.2. Chức danh của từng cán bộ tại TYT phường Phú La - Báo cáo kết quả học tập thực tế cộng Đồng Địa Điểm trạm y tế phường phú la, hà Đông, hà nội
Bảng 4.2. Chức danh của từng cán bộ tại TYT phường Phú La (Trang 21)
Hình 4.1. Một số hình ảnh khuôn viên Trạm y tế Phú La - Báo cáo kết quả học tập thực tế cộng Đồng Địa Điểm trạm y tế phường phú la, hà Đông, hà nội
Hình 4.1. Một số hình ảnh khuôn viên Trạm y tế Phú La (Trang 35)
Bảng 4.6 Tình hình vệ sinh môi trường trên địa bàn xã - Báo cáo kết quả học tập thực tế cộng Đồng Địa Điểm trạm y tế phường phú la, hà Đông, hà nội
Bảng 4.6 Tình hình vệ sinh môi trường trên địa bàn xã (Trang 80)
Bảng 4.8 Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân ở các địa điểm điều tra - Báo cáo kết quả học tập thực tế cộng Đồng Địa Điểm trạm y tế phường phú la, hà Đông, hà nội
Bảng 4.8 Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân ở các địa điểm điều tra (Trang 86)
Bảng 4.9. Tình hình vệ sinh môi trường ở các điểm điều tra - Báo cáo kết quả học tập thực tế cộng Đồng Địa Điểm trạm y tế phường phú la, hà Đông, hà nội
Bảng 4.9. Tình hình vệ sinh môi trường ở các điểm điều tra (Trang 87)
Bảng 4.10. Tình hình bệnh tật trong 1 tháng qua và việc sử dụng các dịch vụ y tế - Báo cáo kết quả học tập thực tế cộng Đồng Địa Điểm trạm y tế phường phú la, hà Đông, hà nội
Bảng 4.10. Tình hình bệnh tật trong 1 tháng qua và việc sử dụng các dịch vụ y tế (Trang 88)
Bảng 4.12 Tình hình sử dụng các dịch vụ y tế của người dân ở điểm điều tra - Báo cáo kết quả học tập thực tế cộng Đồng Địa Điểm trạm y tế phường phú la, hà Đông, hà nội
Bảng 4.12 Tình hình sử dụng các dịch vụ y tế của người dân ở điểm điều tra (Trang 90)
Bảng 4.15. Thông tin về độ tuổi, 0, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập - Báo cáo kết quả học tập thực tế cộng Đồng Địa Điểm trạm y tế phường phú la, hà Đông, hà nội
Bảng 4.15. Thông tin về độ tuổi, 0, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập (Trang 91)
Bảng 4.16. Nguồn thông tin và nhu cầu nhận thông tin về Viêm gan B - Báo cáo kết quả học tập thực tế cộng Đồng Địa Điểm trạm y tế phường phú la, hà Đông, hà nội
Bảng 4.16. Nguồn thông tin và nhu cầu nhận thông tin về Viêm gan B (Trang 93)
Bảng 4.18. Kiến thức về triệu chứng của bệnh Viêm gan B - Báo cáo kết quả học tập thực tế cộng Đồng Địa Điểm trạm y tế phường phú la, hà Đông, hà nội
Bảng 4.18. Kiến thức về triệu chứng của bệnh Viêm gan B (Trang 95)
Bảng 4.19. Kiến thức về đường lây truyền của bệnh Viêm gan B - Báo cáo kết quả học tập thực tế cộng Đồng Địa Điểm trạm y tế phường phú la, hà Đông, hà nội
Bảng 4.19. Kiến thức về đường lây truyền của bệnh Viêm gan B (Trang 96)
Bảng 4.20. Kiến thức về hậu quả của bệnh Viêm gan B - Báo cáo kết quả học tập thực tế cộng Đồng Địa Điểm trạm y tế phường phú la, hà Đông, hà nội
Bảng 4.20. Kiến thức về hậu quả của bệnh Viêm gan B (Trang 97)
Bảng 4.21. Kiến thức về các biện pháp phòng chống bệnh Viêm gan B - Báo cáo kết quả học tập thực tế cộng Đồng Địa Điểm trạm y tế phường phú la, hà Đông, hà nội
Bảng 4.21. Kiến thức về các biện pháp phòng chống bệnh Viêm gan B (Trang 98)
Bảng 4.22. Thực hành cá nhân về phòng chống Viêm gan B - Báo cáo kết quả học tập thực tế cộng Đồng Địa Điểm trạm y tế phường phú la, hà Đông, hà nội
Bảng 4.22. Thực hành cá nhân về phòng chống Viêm gan B (Trang 100)
Bảng 4.24. Bảng tiêu chuẩn xác định vấn đề sức khỏe - Báo cáo kết quả học tập thực tế cộng Đồng Địa Điểm trạm y tế phường phú la, hà Đông, hà nội
Bảng 4.24. Bảng tiêu chuẩn xác định vấn đề sức khỏe (Trang 111)
Bảng 4.25. Bảng tiêu chuẩn lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên - Báo cáo kết quả học tập thực tế cộng Đồng Địa Điểm trạm y tế phường phú la, hà Đông, hà nội
Bảng 4.25. Bảng tiêu chuẩn lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên (Trang 112)
Bảng 4.27. Cố vấn chuyên môn - Báo cáo kết quả học tập thực tế cộng Đồng Địa Điểm trạm y tế phường phú la, hà Đông, hà nội
Bảng 4.27. Cố vấn chuyên môn (Trang 114)
Bảng 4.28. Kế hoạch cụ thể - Báo cáo kết quả học tập thực tế cộng Đồng Địa Điểm trạm y tế phường phú la, hà Đông, hà nội
Bảng 4.28. Kế hoạch cụ thể (Trang 115)
Hình 1. Dinh dưỡng cho người bệnh THA - Báo cáo kết quả học tập thực tế cộng Đồng Địa Điểm trạm y tế phường phú la, hà Đông, hà nội
Hình 1. Dinh dưỡng cho người bệnh THA (Trang 123)
Hình : Nhóm sinh viên chuẩn bị cho buổi truyền thông - Báo cáo kết quả học tập thực tế cộng Đồng Địa Điểm trạm y tế phường phú la, hà Đông, hà nội
nh Nhóm sinh viên chuẩn bị cho buổi truyền thông (Trang 126)
w