Giải Pháp Giá Trị - Chất lượng cao cấp: Sản phẩm được làm từ đất sét trắng và men tự nhiên chất lượng cao,đảm bảo độ bền và màu sắc đẹp.- Giá trị văn hóa và lịch sử: Gốm Chu Đậu có lịch
Trang 1NATIONAL ECONOMICS UNIVERSITY
NEU BUSINESS SCHOOL
-o&o -BÁO CÁO THU HOẠCH HỌC TẬP THỰC TẾ TẠI CÔNG TY GỐM CHU ĐẬU
Members : Nguyễn Hồng Nguyên Khanh – Nhóm trưởng
Vũ Trọng Khang Nguyễn Lê Khanh
Đỗ Thế Gia Khánh Nguyễn Trung Kiên
Trang 21 Thông tin chung 3
b) Sự phát triển 4
2 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh 4
3 Mô hình kinh doanh, khó khăn và giải pháp 4
a) Mô hình kinh doanh 4
b) Khó khăn 7
c) Giải pháp 7
4 Cơ hội việc làm và yêu cầu tuyển dụng 8
a) Cơ hội việc làm 8
b) Yêu cầu tuyển dụng 8
Trang 31 Thông tin chung
a) Lịch sử hình thành
Gốm Chu Đậu là sản phẩm gốm mỹ nghệ cao cấp từ thế kỷ XIII-XIV, và đã có giai đoạn phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ XV-XVI Tuy nhiên, đến thế kỷ XVII, gốm Chu Đậu đã dần mai một do những xung đột giành quyền lực giữa hai nhóm phong kiến Trịnh và Mạc tại khu vực châu Nam Sách Sau thời kỳ thất truyền, nghề gốm tại Chu Đậu không còn được biết đến nữa, thay vào đó là nghề dệt chiếu Trước kia ở miền Bắc, gia đình nào có con cái thành hôn thì người
có điều kiện sẽ mua một số chiếu đậu để dùng Người dân nơi đây giờ đây chỉ còn biết tới công việc làm ruộng và dệt chiếu, không còn ai biết đến việc làm gốm Các lò gốm cũ giờ đây đã bị chôn vùi dưới những cánh đồng và vườn tược Địa danh "Đống Lò" trong làng cũng không còn
ai biết đó là lò gì, dấu tích của gốm đã hoàn toàn biến mất trong kí ức của người dân
Sự hồi sinh của làng gốm cổ Chu Đậu bắt đầu từ một bức thư năm 1980 của ngài Makoto Anabuki, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản, gửi cho ông Ngô Duy Đông - Bí thư tỉnh ủy Hải Hưng (cũ) Trong thư, ngài Anabuki kể lại trải nghiệm của mình khi tham quan bảo tàng Topkapi Saray ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, nơi ông đã bị thu hút bởi một bình gốm hoa lam cổ Việt Nam cao 54cm, trị giá bảo hiểm lên đến 1 triệu USD, có ghi chú bằng chữ Hán là "Thái Hoà bát niên, Nam Sách châu, tượng nhân Bùi Thị Hý bút" Điều này đã thôi thúc ông Anabuki tìm hiểu xem vào thời kỳ vua Lê Nhân Tông, Nam Sách châu có tồn tại hay không, Bùi Thị Hý là ai, học vẽ
Trang 4gốm ở đâu và nơi sản xuất gốm đó ra sao Việc này không chỉ quan trọng với lịch sử Việt Nam
mà còn với lịch sử thủ công nghiệp và vai trò của phụ nữ Việt Nam
Lá thư đó trở thành chất xúc tác để tìm ra gốm Chu Đậu, cùng với những sưu tập gốm mỹ nghệ của Đặng Huyền Thông đã gợi mở cho các nhà khảo cổ học về một lò gốm mỹ nghệ ở Nam Sách xưa Từ năm 1983, các cuộc khai quật ở Chu Đậu được bắt đầu và nghiên cứu Từ năm
1986 đến nay , đã có những phát hiện hàng vạn hiện vật gốm, bao gồm bát đĩa, ấm, bình, con giống, Điển hình một bình tỳ bà được bán đấu giá tại Mỹ có giá tới 521 ngàn USD Hiện nay còn trên 100 lò gốm cổ ở hai xã trên chưa được khai quật Năm 1997, Nhà nước ta cũng trục vớt được một con tàu đắm tại Cù lao Chàm với khoảng 340 ngàn hiện vật, trong đó có 240 ngàn hiện vật còn lành lặn Các nhà khoa học đã xác định được những hiện vật bằng gốm được trục vớt tại
eo biển Philippin và Cù lao Chàm là đồ gốm mỹ nghệ từ Chu Đậu Đến nay, gốm Chu Đậu được các nhà học giả thừa nhận rằng là dòng gốm đẹp nhất vào thế kỉ XIV-XVI
b) Sự phát triển
Sau thời kì bị thất truyền (sau hơn 400 năm thất truyền) Năm 2001, Tổng công ty Thương mại Hà Nội - Công ty cổ phần (Hapro), thành viên của tập đoàn BRG quyết định thành lập Công
ty Gốm Chu Đậu với sứ mệnh phục hưng dòng gốm cổ Chu Đậu Tổng công ty Thương mại Hà Nội đã đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng, cơ sở vật chất khôi phục dòng gốm cổ đã thất truyền với tổng kinh phí đầu tư giai đoạn 1 là 24 tỷ đồng
Trang 5Với nỗ lực của chính mình, gốm Chu Đậu đã được Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tặng cho chín chữ vàng: “Gốm Chu Đậu tinh hoa văn hóa Việt Nam” Lô hàng xuất ngoại đầu tiên sang Tây Ban Nha vào năm 2003 Năm 2004 đơn vị khánh thành gian trưng bày 1000m2 để trưng bày giới thiệu các sản phẩm phục chế các mẫu mã cổ
2 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh
Công ty Cổ phần Gốm Chu Đậu được tổ chức và hoạt động nhằm thực hiệncác chức năng sau:
- Nhà sản xuất: Sản xuất các mặt hàng sản phẩm gốm sứ phục vụ các hoạt động xuất khẩu
và tiêu dùng của khách hàng trong nước và quốc tế Thực hiện tổ chức liên kết với các công ty dịch vụ, làm nơi thăm quan du lịch sinh thái
- Nhà phân phối: Phân phối các sản phẩm sản xuất đến các đơn vị, đại lý, các trung tâm thương mại…
Với tiềm lực nội tại chủ yếu doanh nghiệp chủ yếu đi sâu vào sản xuất các sản phẩm của Gốm và
ấp ủ nhiều dự định trong tương lai nhưng đến hiện tại công ty vẫn luôn chú trọng vào ngành nghề chính Công ty chỉ đăng ký một ngành nghề kinh doanh là sản xuất sản phẩm gốm sứ khác với
mã ngành 23930 Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là Gốm sứ, Gốm mỹ nghệ và Gốm sứ nghệ thuật
Trang 63 Mô hình kinh doanh, khó khăn và giải pháp
a) Mô hình kinh doanh
i Phân Khúc Khách Hàng
- Khách hàng cá nhân: Những người yêu thích nghệ thuật và văn hóa truyền thống, sưu tầm gốm sứ, hoặc mua để trang trí và sử dụng trong gia đình
- Doanh nghiệp và tổ chức: Các khách sạn, nhà hàng cao cấp sử dụng gốm Chu Đậu để trang trí và nâng cao giá trị thẩm mỹ cho không gian
- Khách hàng quốc tế: Những nhà sưu tầm và người yêu thích nghệ thuật gốm sứ từ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, và các nước châu u
- Các tổ chức văn hóa và bảo tàng: Các bảo tàng và tổ chức văn hóa sử dụng gốm Chu Đậu
để trưng bày và bảo tồn giá trị văn hóa nghệ thuật
ii Giải Pháp Giá Trị
- Chất lượng cao cấp: Sản phẩm được làm từ đất sét trắng và men tự nhiên chất lượng cao, đảm bảo độ bền và màu sắc đẹp
- Giá trị văn hóa và lịch sử: Gốm Chu Đậu có lịch sử phát triển lâu đời, mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam với các hoa văn, họa tiết đặc trưng
- Tính thẩm mỹ cao: Thiết kế tinh xảo và đa dạng, từ các sản phẩm sử dụng hàng ngày đến các tác phẩm nghệ thuật trang trí
Trang 7- Sản phẩm thân thiện với môi trường: Sử dụng nguyên liệu tự nhiên và quy trình sản xuất sạch, không gây hại đến môi trường
iii Kênh Phân Phối
- Cửa hàng trực tiếp: Các cửa hàng tại địa phương và các điểm du lịch
- Trang web và thương mại điện tử: Bán hàng trực tuyến thông qua trang web chính thức
và các nền tảng thương mại điện tử
- Đối tác phân phối quốc tế: Hợp tác với các nhà phân phối và bán lẻ quốc tế để xuất khẩu sản phẩm
- Triển lãm và hội chợ: Tham gia các triển lãm và hội chợ nghệ thuật để giới thiệu và bán sản phẩm
iv.Quan Hệ Khách Hàng
- Chăm sóc khách hàng tận tình: Hỗ trợ và tư vấn khách hàng về sản phẩm và cách sử dụng
- Chính sách bảo hành và đổi trả: Đảm bảo chất lượng sản phẩm và quyền lợi của khách hàng với các chính sách bảo hành và đổi trả hợp lý
- Cá nhân hóa sản phẩm: Cung cấp dịch vụ tùy chỉnh sản phẩm theo yêu cầu riêng của khách hàng
- Tạo dựng cộng đồng: Tổ chức các sự kiện, workshop và buổi triển lãm để kết nối và tương tác với khách hàng
Trang 8v Nguồn Doanh Thu (Revenue Streams)
- Bán hàng trực tiếp: Doanh thu từ việc bán các sản phẩm gốm sứ tại cửa hàng và online
- Dịch vụ tùy chỉnh: Thu nhập từ dịch vụ cá nhân hóa sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng
- Xuất khẩu: Doanh thu từ việc xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế
- Dịch vụ du lịch làng nghề: Thu nhập từ các hoạt động du lịch và trải nghiệm làng nghề gốm Chu Đậu
vi Nguồn Nhân Lực
- Nghệ nhân lành nghề: Những người thợ gốm có kỹ thuật cao và kinh nghiệm lâu năm
- Nguyên liệu chất lượng: Đất sét trắng và men tự nhiên
- Cơ sở hạ tầng sản xuất: Nhà xưởng và trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quy trình sản xuất gốm sứ
vii Các Hoạt Động Chủ Yếu
- Sản xuất gốm sứ: Quy trình chế tạo, từ việc chọn nguyên liệu đến nung và hoàn thiện sản phẩm
- Nghiên cứu và phát triển: Cải tiến kỹ thuật sản xuất và phát triển mẫu mã sản phẩm mới
- Tiếp thị và quảng bá: Quảng bá sản phẩm thông qua các kênh truyền thông và sự kiện
- Quản lý chất lượng: Đảm bảo mỗi sản phẩm đều đạt chất lượng cao nhất trước khi đến tay khách hàng
Trang 9viii Đối Tác
- Nhà cung cấp nguyên liệu: Các đơn vị cung cấp đất sét và men tự nhiên chất lượng cao
- Đối tác phân phối: Các nhà phân phối và bán lẻ trong và ngoài nước
- Các tổ chức văn hóa, đơn vị du lịch: Hợp tác với các bảo tàng và tổ chức văn hóa để trưng bày và giới thiệu sản phẩm, hợp tác với các công ty du lịch để phát triển du lịch làng nghề
ix.Cơ Cấu Chi Phí
- Chi phí sản xuất: Nguyên liệu, nhân công, và chi phí vận hành nhà xưởng
- Chi phí tiếp thị: Quảng cáo, tham gia triển lãm, và các hoạt động tiếp thị khác
- Chi phí nghiên cứu và phát triển: Đầu tư vào R&D để cải tiến sản phẩm và quy trình sản xuất
- Chi phí vận chuyển: Vận chuyển sản phẩm đến các cửa hàng và khách hàng quốc tế b) Khó khăn
Thị trường quốc tế chưa mở rộng: Mặc dù Gốm Chu Đậu có một di sản văn hóa sâu sắc, việc tiếp cận thị trường quốc tế vẫn gặp nhiều khó khăn Rào cản về ngôn ngữ, văn hóa và địa lý làm cho sản phẩm của công ty chưa được biết đến rộng rãi bởi cộng đồng quốc tế Điều này khiến cho tiềm năng của công ty trong việc mở rộng doanh số bán hàng và tạo ra sự nhận thức về thương hiệu trên thị trường toàn cầu bị hạn chế
Trang 10Sản phẩm không có lợi thế: Mặc dù sản xuất hàng loạt, sản phẩm của Gốm Chu Đậu vẫn gặp phải vấn đề về chất lượng và mẫu mã Sự thiếu hụt trong việc áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại dẫn đến sự đồng nhất và thiếu sự đổi mới trong các sản phẩm Điều này làm giảm sự hấp dẫn của sản phẩm và dẫn đến sự giảm dần trong lượng khách hàng
Giảm cầu: Thị trường tiêu thụ đang giảm dần do sự thiếu hứng thú của người tiêu dùng đối với sản phẩm truyền thống Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đã làm suy giảm nhu cầu tiêu thụ và tạo
ra một môi trường kinh doanh không ổn định, gây ra áp lực lớn đối với doanh nghiệp
Giá nguyên vật liệu và lao động tăng: Sự biến động không ổn định trong giá nguyên vật liệu cùng với chi phí lao động ngày càng tăng cao làm tăng giá thành sản phẩm Điều này làm cho sản phẩm của công ty trở nên kém cạnh tranh về cả mặt giá thành và chất lượng
c) Giải pháp
Nâng cao chất lượng sản phẩm: Đầu tư vào công nghệ sản xuất hiện đại và quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ để cải thiện chất lượng sản phẩm Sự đổi mới trong quy trình sản xuất
và sử dụng công nghệ tiên tiến sẽ giúp tăng cường năng suất và giảm chi phí sản xuất
Mở rộng thị trường tiêu thụ: Tìm kiếm thêm các thị trường mới trong và ngoài nước bằng cách tạo ra các chiến lược tiếp thị và quảng bá hiệu quả Điều này có thể bao gồm việc tham gia các triển lãm thương mại quốc tế, tạo ra mối quan hệ đối tác với các nhà phân phối địa phương
và sử dụng các kênh truyền thông xã hội để tiếp cận khách hàng tiềm năng
Trang 11Đa dạng hóa sản phẩm: Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới phù hợp với xu hướng và nhu cầu của thị trường hiện nay Việc đổi mới trong thiết kế và mẫu mã sản phẩm sẽ tạo ra sự hấp dẫn mới cho khách hàng và tăng cường sự đa dạng trong danh mục sản phẩm của công ty Tăng cường tiếp thị và quảng cáo: Đẩy mạnh chiến dịch tiếp thị và quảng cáo để tăng cường nhận thức về thương hiệu và sản phẩm của công ty Sử dụng các kênh truyền thông trực tuyến như website, mạng xã hội và email marketing để tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả
Duy trì lao động lành nghề và chủ động nguồn cung ứng: Duy trì và phát triển một lực lượng lao động lành nghề sẽ giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm và năng suất lao động Đồng thời, việc chủ động tìm kiếm nguồn cung ứng với thị trường tiêu thụ sẽ giúp đảm bảo nguồn nguyên liệu
ổn định và giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng
4 Cơ hội việc làm và yêu cầu tuyển dụng
a) Cơ hội việc làm
- Cơ hội việc làm cho sinh viên nói chung
Sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học đều có nhiều cơ hội làm việc tại Công ty Gốm Chu Đậu Với 5 phòng ban chuyên môn, công ty cung cấp một môi trường làm việc đa dạng với nhiều
vị trí khác nhau và chế độ đãi ngộ hấp dẫn Công ty đánh giá cao nguồn nhân lực, xem đó là tài sản quý giá nhất và là nền tảng của mọi thành công và sự phát triển bền vững
Trang 12- Cơ hội việc làm cho sinh viên Viện Quản trị Kinh doanh
Sinh viên Viện Quản trị Kinh doanh (BSNEU) có lợi thế đặc biệt khi ứng tuyển vào Công ty Gốm Chu Đậu Với nền tảng kiến thức vững chắc và kỹ năng chuyên môn sâu rộng được đào tạo bài bản, sinh viên từ BSNEU sẽ là những ứng viên sáng giá cho các vị trí quản lý và chuyên môn cao trong công ty Công ty luôn tìm kiếm những nhân tài có khả năng đóng góp vào sự phát triển
và thành công lâu dài
b) Yêu cầu tuyển dụng
Công ty Gốm Chu Đậu đặt ra những yêu cầu chi tiết và khắt khe để đảm bảo chọn được những ứng viên phù hợp nhất Các yêu cầu tuyển dụng bao gồm:
- Yêu cầu về lý lịch và phẩm chất cá nhân:
o Lý lịch rõ ràng, minh bạch
o Sức khỏe tốt, đủ khả năng để thực hiện công việc
o Ngoại hình ưa nhìn, tác phong lịch sự
o Đạo đức cá nhân tốt, có trách nhiệm và cam kết lâu dài với công ty
o Yêu cầu về trình độ học vấn và chuyên môn:
o Có bằng cấp phù hợp với vị trí ứng tuyển (từ trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên tùy theo vị trí)
Trang 13o Trình độ chuyên môn vững vàng, nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu liên quan đến công việc
- Kỹ năng ngoại ngữ và tin học:
o Thành thạo ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) để đáp ứng yêu cầu giao tiếp và làm việc quốc tế
o Kỹ năng tin học tốt, biết sử dụng các phần mềm văn phòng và phần mềm chuyên ngành liên quan
- Kiến thức và nhận thức chung:
o Hiểu biết sâu rộng về kinh tế, văn hóa, chính trị - xã hội
o Nhạy bén với các thay đổi và xu hướng trong ngành công nghiệp
- Yêu cầu về độ tuổi và kinh nghiệm
o Ứng viên dưới 40 tuổi, trừ những trường hợp đặc biệt do Hội đồng Quản trị hoặc Giám đốc phê duyệt
o Ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong ngành liên quan
o Có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề và quản lý thời gian hiệu quả
- Kỹ năng mềm:
o Kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng thuyết phục và đàm phán
Trang 14o Kỹ năng lãnh đạo và quản lý (đối với các vị trí quản lý).
o Tinh thần làm việc chăm chỉ, chịu khó học hỏi và cầu tiến
Với những yêu cầu tuyển dụng chi tiết và cụ thể này, Công ty Gốm Chu Đậu mong muốn tuyển dụng được những nhân tài không chỉ có năng lực chuyên môn mà còn có phẩm chất đạo đức tốt, cam kết gắn bó lâu dài và có khả năng đóng góp vào sự phát triển bền vững của công ty
Tài liệu tham khảo
1 Lịch sử hình thành và phát triển: gomsuchudau.vn
2 Góc tư vấn – kiến thức gốm; Làng gốm Chu Đậu Hải Dương: chudauceramic.vn
3 “Chu Đậu” – Thương hiệu gốm sứ Việt Nam đầu tiên xuất khẩu ra nước ngoài: Báo Nhân Dân