1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thu hoạch học tập cộng đồng thực trạng mổ lấy thai tại khoa sản bệnh viện đa khoa huyện vũ thư năm 2024

39 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

SỐ PHÁCH THI:

(Số phách thi do Phòng ĐBCLGD và Khảo thí ghi)

BÁO CÁO THU HOẠCH HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG THỰC TRẠNG MỔ LẤY THAI TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN VŨ THƯ NĂM 2024

THÁI BÌNH, 2024

Trang 2

1.1.2 Điều kiện tự nhiên 2

1.2 Đặc điểm chung của Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư 3

CHƯƠNG 3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

3.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 20

3.1.1 Địa điểm nghiên cứu 20

3.1.2 Đối tượng nghiên cứu 20

Trang 3

3.1.3 Thời gian nghiên cứu 20

3.2 Phương pháp nghiên cứu 20

3.2.1 Thiết kế nghiên cứu 20

3.2.2 Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu 21

3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 21

3.3 Quản lí và phân tích số liệu 21

3.4 Phương pháp kiểm soát sai số 21

3.5 Đạo đức trong nghiên cứu 21

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23

4.1 Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 23

4.2 Tỷ lệ MLT tại khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư năm 2024 24

4.3 Các yếu tố liên quan đến chỉ định MLT 24

CHƯƠNG 5 BÀN LUẬN 26

5.1 Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 26

5.2 Tỷ lệ MLT tại khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư 26

5.3 Các yếu tố liên quan đến chỉ định MLT 27

KẾT LUẬN 29

KHUYẾN NGHỊ 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân là mục tiêu hàng đầu của ngành Y tế Để đạt được mục tiêu đó, Trường Đại học Y Dược Thái Bình đã trang bị cho sinh viên không những kiến thức, học tập lý thyết tại giảng đường, thực hành lâm sàng tại bệnh viện, tại phòng thí nghiệm mà còn đưa sinh viên đến thực tập tại cộng đồng

Chúng em được phân công về học tập tại khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư và trạm Y tế xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình Trong thời gian 4 tuần học tập tại đây, chúng em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ để hoàn thành tốt nhiệm vụ và mục tiêu do Nhà trường và Ban Chỉ đạo Thực tập Cộng đồng đề ra

Đầu tiên, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu nhà trường, Phòng Quản lý Đào tạo Đại học, cùng các thầy cô trong bộ môn Phụ sản đã hướng dẫn chúng em trong quá trình thu thập và xử lý số liệu để hoàn thành bản báo cáo này

Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc bệnh viện cùng các cán bộ y tế khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư đã tận tình tạo điều kiện, nhiệt tình chỉ dạy để chúng em có thể hoàn thành tốt đợt học tập cộng đồng này

Đồng thời, chúng em xin được gửi lời cảm ơn tới các tác giả và các đề tài nghiên cứu trước đó đã tạo tiền đề để chúng em xây dựng và phát triển các vấn đề liên quan trong đề tài của mình

Với thời gian học tập là 2 tuần, mặc dù chúng em đã có nhiều cố gắng tổ chức học tập, nghiên cứu, thu thập và phân tích số liệu, nhưng vì thời gian không dài và kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót

Chúng em rất mong nhận được những góp ý quý báu từ Quý thầy cô, Ban Giám hiệu nhà trường và những người quan tâm đến chủ đề này để bản báo cáo được hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Các biến số nghiên cứu 21 Bảng 4.1 Phân bố nghề nghiệp sản phụ 23 Bảng 4.2 Nguyên nhân của chỉ định MLT 24

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 2.1 Tư thế gấp và ngả trước của tử cung 8

Hình 2.2 Thiết đồ đứng ngang tử cung và lỗ ngoài tử cung 9

Hình 2.3 Các lớp cơ tử cung 12

Hình 2.4 Các cơ quan sinh dục trong của nữ (nhìn sau) 13

Hình 2.5 Các dây chằng của tử cung 13

Hình 2.6 Sơ đồ dẫn lưu bạch huyết hệ sinh dục nữ 14

Biểu đồ 4.1 Phân bố nhóm tuổi sản phụ 23

Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ MLT trong tổng số sản phụ đến đẻ tại khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư 24

Biểu đồ 4.3 Thời điểm chỉ định MLT 25

Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ MLT theo tuổi thai 25

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT

CDC Centers for Disease Control and Prevention

Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Mổ lấy thai (MLT) là một kỹ thuật can thiệp ngoại khoa được thực hiện khi có bất thường trong cuộc đẻ hoặc trong các trường hợp mà người thầy thuốc nhận định cuộc đẻ có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi Trong khoảng 20 năm gần đây, tỷ lệ MLT có xu hướng tăng dần qua từng năm Theo Visser G.H.A và cộng sự, tỷ lệ MLT trên toàn thế giới năm 1990 là 6%, tăng lên 19% vào năm 2014 [1] Kết quả thống kê của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) chỉ ra tỷ lệ MLT tại Mỹ năm 1996 là 20,8 %, đạt ngưỡng cao nhất 32,9% vào năm 2009, sau đó giảm dần và đạt 32,1% vào năm 2022 [2], [3] Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của tác giả Ninh Văn Minh (2012) tại Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình cho thấy tỷ lệ MLT là 23,1% [4] Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hà Phương và cộng sự (2023), tỷ lệ MLT tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An là 40,6% [5]

Việc mở rộng quá mức các chỉ định phẫu thuật lấy thai cũng có những bất lợi nhất định, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh như chảy máu, nhiễm khuẩn vết mổ hay các nguy cơ có thể gặp về sau như rau cài răng lược, chửa sẹo vết mổ hay các tai biến cho sơ sinh như suy hô hấp sau mổ [6] Tuy nhiên, nhờ sự tiến bộ không ngừng của kỹ thuật MLT với trang bị các trang thiết bị tiên tiến, thuốc tốt cùng các kỹ thuật giảm đau và gây mê hồi sức, tỷ lệ tai biến do MLT đã có sự giảm bớt

Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư được trang bị các trang thiết bị hiện đại đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện MLT Trong quá trình đi thực tập tại đây, tôi nhận thấy khoa đã thực hiện MLT trên một tỷ lệ khá lớn sản phụ đến đẻ tại khoa Với mong muốn nhìn nhận lại các chỉ định MLT giúp duy trì các chỉ định MLT một

cách hợp lý, tôi thực hiện đề tài “Thực trạng mổ lấy thai tại khoa Sản Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư năm 2024” với mục tiêu:

1 Xác định tỷ lệ MLT tại khoa Sản Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư năm 2024

2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến chỉ định MLT

Trang 9

CHƯƠNG 1

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA HUYỆN

VÀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN VŨ THƯ TỈNH THÁI BÌNH 1.1 Đặc điểm chung của huyện Vũ Thư

1.1.1 Vị trí địa lí

Huyện Vũ Thư nằm ở phía Tây của tỉnh Thái Bình, nằm cách thành phố Thái Bình khoảng 7km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 117 km, có vị trí địa lý:

- Phía Đông giáp thành phố Thái Bình và huyện Kiến Xương

- Phía Tây giáp huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam và huyện Nam Trực, huyện Mỹ Lộc và thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định

- Phía Nam giáp huyện Xuân Trường và huyện Trực Ninh thuộc tỉnh Nam Định

- Phía Bắc giáp huyện Hưng Hà và huyện Đông Hưng - Hành chính: 1 thị trấn và 29 xã

- Diện tích: 195,1618 km²

- Dân số : 229.609 người (năm 2021)

1.1.2 Điều kiện tự nhiên 1.1.2.1 Địa hình

Là huyện đồng bằng thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng với địa hình khá bằng phẳng Cao độ trung bình từ 1 – 1,5 m so với mực nước biển Tuy nhiên, do quá trình bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng, cùng với sự tác động của con người nên địa hình huyện có đặc điểm cao thấp khác nhau

Nhìn chung là địa hình có dạng sóng lượn, dải đất thấp chạy ven sông Hồng và sông Trà Lý, dải đất cao nằm ở giữa chạy dọc sông Kiến Giang

1.1.2.2 Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa chủ yếu trong năm Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình từ 23 – 24⁰C lượng mưa lớn chiếm tỷ lệ 80% - 85% lượng mưa cả năm Mùa lạnh và mùa khô từ tháng 11 năm

Trang 10

trước đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình là 20⁰C, nhiệt độ thấp nhất 4,1⁰C, lượng mưa nhỏ chiếm 15 – 20% lượng mưa cả năm

1.2 Đặc điểm chung của Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư 1.2.1 Vị trí, chức năng

- Tên đơn vị: Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư - Hạng bệnh viện: Hạng II

Nằm trên trục đường Minh Tân của tỉnh có địa chỉ tại: Thị trấn Vũ Thư, Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân của huyện Vũ Thư và các huyện lân cận Bệnh viện có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, cơ sở hạ tầng phù hợp, được trang bị các trang thiết bị hiện đại

Trang 11

- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu

1.2.2.3 Nghiên cứu khoa học về y học

- Tổ chức tổng kết, đánh giá các đề tài và chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu

- Tham gia các công trình nghiên cứu về y tế cộng đồng và dịch tễ học trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cấp Bộ và cấp Cơ sở

- Nghiên cứu áp dụng y học cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc

1.2.2.4 Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật

- Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (phòng khám đa khoa, y tế cơ sở) thực hiện các phác đồ chẩn đoán và điều trị

- Tổ chức chỉ đạo tuyến các trạm Y tế xã, Thị trấn thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện các chương trình y tế ở địa phương

1.2.2.5 Phòng bệnh

- Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng, Trung tâm y tế huyện Vũ Thư thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch

- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho cộng đồng

1.2.2.6 Hợp tác quốc tế và liên doanh liên kết

Tham gia các chương trình hợp tác với các tổ chức và cá nhân ngoài nước theo quy định của Nhà nước

Trang 12

1.2.2.8 Quản lý viên chức và người lao động

Viên chức và người lao đô ̣ng được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại bê ̣nh viê ̣n theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị theo quy định của Pháp luật

* Các phòng chức năng: 06 phòng

- Phòng Công nghệ thông tin - Phòng Điều dưỡng

- Phòng Kế hoạch tổng hợp - Phòng Quản lý chất lượng - Phòng Tài chính – Kế toán - Phòng Tổ chức hành chính

* Các khoa lâm sàng và cận lâm sàng: 17 khoa

- Khoa Cấp cứu - Khoa Dinh dưỡng - Khoa Dược

- Khoa Hồi sức cấp cứu – Chống độc - Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn - Khoa Khám bệnh

- Khoa Mắt

Trang 13

- Khoa Nội

- Khoa Ngoại Tổng hợp - Khoa Nhi

- Khoa Phục hồi chức năng - Khoa Răng Hàm Mặt - Khoa Sản

- Khoa Tai – Mũi – Họng - Khoa Truyền nhiễm - Khoa Xét nghiệm - Khoa Y học cổ truyền

Trang 14

2.2 Giải phẫu tử cung

Tử cung là một khối cơ rỗng, thành dày, nơi làm tổ và phát triển của thai [8] Khi thai đủ tháng, tử cung sẽ co bóp gây chuyển dạ để đẩy thai ra ngoài Nó cũng là nơi xảy ra hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng

Tử cung nằm trong chậu hông, trên đường giữa, sau bàng quang và khớp mu; trước trực tràng; trên âm đạo và dưới các quai ruột non và đại tràng sigma Vị trí của nó thay đổi tùy theo mức độ căng của bàng quang và trực tràng

2.2.1 Kích thước, tư thế, hình thể ngoài và liên quan

Ở người trưởng thành và chưa sinh đẻ, tử cung dài khoảng 6,5 – 7 cm, chỗ rộng nhất khoảng 4,5 cm, và dày khoảng 3 – 3,5 cm Tử cung bao gồm 3 phần: hai phần ba trên là thân tử cung, một phần ba dưới là cổ tử cung, chỗ thắt giữa hai phần là eo tử cung

Cổ tử cung nghiêng ra trước tương đối so với trục âm đạo (gọi là ngả ra trước – anteveson) và thân tử cung nghiêng ra trước so với cổ (gọi là gấp ra trước –

anteflexion) Góc ngả trước khoảng 90⁰ và góc gấp trước khoảng 120⁰ làm cho trọng lực tử cung không hướng thẳng xuống âm đạo và tụt xuống âm đạo Ở 10 – 15% phụ

nữ, toàn bộ tử cung ngả ra sau một góc so với âm đạo, gọi là tử cung ngả sau Nếu thân tử cung gấp góc ra sau so với âm đạo thì gọi là tử cung gấp sau [8]

Trang 15

Hình 2.1 Tư thế gấp và ngả trước của tử cung [8]

Thân tử cung (body of uterus)

Thân tử cung có hình quả lê dẹt ở chiều trước sau, kéo dài và thu hẹp dần từ đáy tử cung ở trên tới eo ở dưới Thân có hai mặt, mặt bàng quang và mặt ruột; hai bờ bên; và ở chỗ gặp nhau của đáy với mỗi bờ bên có một sừng hay góc bên

Mặt bàng quang (vesical surface), hay mặt trước dưới, úp lên mặt trên bàng

quang và được phúc mạc phủ Phúc mạc phủ mặt bàng quang tới eo tử cung thì lật

lên phủ mặt trên bàng quang, tạo thành túi cùng bàng quang – tử cung (vesico-uterine pouch) Túi này có thể bị ruột non lách vào khi bàng quang rỗng Qua túi cùng này

tử cung liên quan với mặt trên bàng quang [8]

Mặt ruột (intestinal surface), hay mặt sau trên, hướng về phía ruột Phúc mạc

phủ mặt ruột tiếp tục mở rộng xuống phủ cổ tử cung và phần trên của âm đạo rồi mới

lật lên phủ mặt trước của trực tràng, tạo thành túi cùng trực tràng – tử cung uterine pouch) Túi cùng là nơi thấp nhất của ổ phúc mạc Đại tràng sigma và đôi khi

(recto-đoạn cuối của hồi tràng nằm trong túi cùng Có thể thăm khám tử cung qua trực tràng [8]

Trang 16

Bờ bên của tử cung lồi Từ bờ này phúc mạc lật sang bên vào dây chằng ruột, một tấm phúc mạc nối bờ bên tử cung với thành bên chậu hông Động mạch tử cung đi lên giữa hai lá của dây chằng, dọc bờ bên [8]

Đáy tử cung (fundus of uterus) như một vòm nằm ở trên chỗ cắm vào của các

vòi tử cung và được phủ bằng phúc liên tiếp với phúc mạc của các mặt tử cung Đáy liên quan với các quai ruột non và đại tràng sigma [8]

Sừng tử cung (uterine horn) là chỗ vòi tử cung cắm vào tử cung Ở phía trước

dưới của sừng tử cung là chỗ bám của dây chằng tròn, ở phía sau dưới có nơi bám của dây chằng riêng buồng trứng [8]

Cổ tử (uterine cervix)

Hình 2.2 Thiết đồ đứng ngang tử cung và lỗ ngoài tử cung [8]

Ở người trưởng thành, khi không mang thai, cổ tử cung hình trụ và hẹp hơn thân tử cung; thường dài khoảng 2,5cm Đầu trên âm đạo bám vào xung quanh cổ tử cung theo một đường bám chếch ra trước và xuống dưới (ở phía sau bám vào giữa cổ, phía trước vào phần ba dưới cổ) Đường bám này chia cổ tử cung thành 2 phần: phần trên âm đạo và phần âm đạo

Phần trên âm đạo (supravaginal part) được ngăn cách với bàng quang ở phía trước bởi một lớp mô liên kết gọi là mô cận tử cung; lớp mô này liên tiếp với mô giữa

2 là của dây chằng rộng, nơi có niệu quản và động mạch tử cung đi qua và bắt chéo nhau ở cách bờ bên cổ tử cung khoảng 1,5 cm Ở phía sau, phần trên âm đạo của cổ

Trang 17

tử cung cũng được phúc mạc che phủ, qua đó liên quan với trực tràng và các quai ruột [8]

Phần âm đạo (vaginal part) như một đáy chén nhô vào trong lòng âm đạo, ở giữa có lỗ ngoài tử cung Ở người chưa sinh đẻ, lỗ có hình tròn, người đã đẻ thì lỗ là

1 khe ngang và có nhiều vết rách Lỗ ngoài này chia đầu dưới của cổ tử cung thành 2

môi: môi trước (anterior lip) và môi sau (posterior lip) Khoang nằm giữa cổ tử cung và thành âm đạo vây xung quanh là vòm âm đạo (vaginal fornix) Vòm gồm các phần

trước (anterior part), hai phần bên (lateral part) và phần sau (posterior part) Phần sau sâu nhất và liên quan với túi cùng trực tràng – tử cung, vì vậy có thể thăm khám túi cùng này qua đây [8]

Eo tử cung (uterine isthmus)

Eo tử cung vẫn hay được mô tả như là chỗ thắt ở mặt ngoài giữa thân và cổ tử cung và ngang mức ở bên trong với lỗ trong tử cung Theo bản danh pháp tiếng Anh, eo là phần trên cổ tử cung (khoảng một phần ba) và thuộc phần trên âm đạo của cổ tự cung Vào tháng thứ hai của thời kỳ mang thai, eo dần sát nhập với thân tử cung và trở thành “đoạn dưới tử cung” Ở phụ nữ không mang thai, eo tử cung cũng biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng không rõ ràng như xảy ra ở thân tử cung [8]

2.2.2 Hình thể trong tử cung

Khoang rỗng bên trong tử cung bao gồm buồng tử cung và ống cổ tử cung; 2

phần thông với nhau qua lỗ trong tử cung Buồng tử cung (uterine cavity) là khoang

dẹt theo chiều trước sau, có hình tam giác trên mặt cắt đứng ngang với góc dưới là lỗ trong tử cung và hai góc bên là các lỗ tử cung của các vòi tử cung

Ống cổ tử cung (cervical canal) là một ống hình thoi với đầu trên là lỗ trong tử cung (internal os of uterus) và đầu dưới thông với âm đạo qua lỗ ngoài tử cung

Trên các thành trước và sau, niêm mạc có 2 nếp dọc giữa mà từ đó có các nếp, gọi là

nếp lá cọ (palmate fold), chạy chếch lên trên và sang bên như những cành cây Các

nếp trên các thành đối diện nhau lồng cài vào nhau để đóng kín cổ tử cung [8]

2.2.3 Cấu tạo tử cung

Tử cung được cấu tạo bởi 3 lớp áo, từ ngoài vào trong gồm:

Trang 18

Thanh mạc (serosa; perimetrium) là lớp phúc mạc phủ tử cung Hầu hết tử

cung có phúc mạc bọc, trừ phần âm đạo của cổ và phần bờ trên tử cung ở giữa hai đường lật phúc mạc vào dây chằng rộng [8]

Cơ tử cung (myometrium) hay áo cơ Nó bao gồm cơ trơn và mô liên kết lỏng

lẻo, chứa các mạch máu, mạch bạch huyết và thần kinh Lớp này dày ở mức giữa của thân và đáy tử cung nhưng mỏng tại các lỗ tử cung của vòi Thân tử cung có 4 lớp cơ: (1) lớp dưới niêm mạc (trong cùng) được tạo nên bởi các sợi cơ dọc và một số sợi cơ chéo Lớp dưới này tạo nên áo cơ vòng bao quanh đoạn nội thành của vòi tử cung và liên tiếp với lớp cơ vòng của vòi tử cung; (2) lớp mạch (vascular layer) chứa các sợi cơ dọc và giàu mạch máu; (3) lớp trên mạch chứa chủ yếu là các sợi cơ vòng, nằm ngay ngoài lớp mạch; (4) lớp dưới thanh mạc là lớp cơ dọc mỏng ở ngoài cùng, dưới thanh mạc [8]

Các sợi cơ dọc của lớp (3) và lớp (4) hội tụ về hai sừng tử cung và tiếp tục đi vào vòi tử cung Một số sợi đi vào dây chằng rộng như là dây chằng tròn và dây chằng treo buồng trứng, số khác quặt ra sau như là dây chằng tử cng cùng

Tại cổ tử cung, các sợi cơ từ thân tử cung đi xuống hòa lẫn vào với mô liên kết dày đặc của cổ chứa cả sợi collagen và sợi chun Cổ tử cung có ít cơ trơn hơn thân, nhất là các sợi cơ chéo Trong khi đó, cổ có khả năng chun giãn cao nhờ có nhiều sợi chun [8]

Trang 19

Hình 2.3 Các lớp cơ tử cung [8]

Nội mạc tử cung (endometrium) hay áo niêm mạc Nội mạc tử cung gồm một

lớp biểu mô trụ đơn và một lớp mô đệm bằng mô liên kết Lớp mô đệm giàu mạch máu và bao quanh các tuyến tử cung (uterine glands) Nội mạc tử cung chịu sự biến đổi theo các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt và bị bong ra thành máu kinh nguyệt (ngoại trừ tầng đáy của nội mạc)

Niêm mạc của cổ tử cung không tham gia vào những thay đổi theo chu kỳ kinh Niêm mạc cổ tử cung bên trong ống cổ tử cung là phần nội cổ tử cung (endocervix) được lót bằng biểu mô trụ tiết niêm dịch sánh kiềm tính Niêm mạc phần cổ nhô vào âm đạo (phần ngoại cổ tử cung – ectocervix) được phủ bằng biểu mô vảy tầng không sừng hóa Giữa hai phần niêm mạc có một vùng chuyển tiếp từ biểu mô trụ sang biểu mô vảy tầng Vùng này hay có tân sản nội biểu mô mà có thể tiến triển tới ác tính [8]

2.2.4 Phương tiện giữ tử cung tại chỗ

Ngày đăng: 26/06/2024, 15:46

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w