Tóm tắt tình huốngBryan Montoya, giám sát sản xuất tại Tập đoàn Chemical X, chịu trách nhiệmgiám sát sản xuất dầu nhớt tại một nhà máy gần sông, nơi công ty được phép xả thải.Để thuyết p
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
…… ***……
BÁO CÁO PHẢN BIỆN BÀI TẬP
TÌNH HUỐNG TẠI CÔNG TY CHEMICAL X
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 03 Lớp: QTR305(HK2-2324)2.1
Giảng viên hướng dẫn: TS Dương Thị Hoài Nhung
Hà Nội, tháng 6 năm 2024
Trang 2BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 03
1 Lâm Phương Chi 2114210016 100%
2 Nguyễn Việt Chi 2114210012 100%
3 Trần Mai Chiều 2111210023 100%
4 Cao Thị Ngọc Hoài 2114210043 100%
5 Vương Đình Hợp 2111210046 100%
6 Vũ Thị Huyền Ly 2114210072 100%
7 Nguyễn Thùy Mai 2114210076 100%
8 Phan Dương Trà My 2114210080 100%
9 Dương Đình Nhật (Nhóm trưởng) 2114210087 100%
10 Mai Thị Thu Trà 2114210122 100%
Trang 3MỤC LỤC
1 Tóm tắt tình huống 3
2 Các lý thuyết liên quan 3
2.1 Thuyết vị kỷ 3
2.2 Thuyết vị lợi 3
2.3 Thuyết đạo đức của Kant 3
2.4 Thuyết công bằng của John Rawls 4
3 Xác định vấn đề xảy ra 4
4 Phản biện các giải pháp của tình huống 4
4.1 Phản biện giải pháp 1 4
4.1.1 Theo Thuyết vị lợi 4
4.1.2 Theo Quan điểm đạo lý của Kant 5
4.1.3 Theo Thuyết công bằng của John Rawls 7
4.2 Phản biện giải pháp 2 8
4.2.1 Theo Quan điểm đạo lý của Kant 8
4.2.2 Theo Thuyết công bằng của John Rawls 11
4.2.3 Theo Thuyết vị lợi 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 41 Tóm tắt tình huống
Bryan Montoya, giám sát sản xuất tại Tập đoàn Chemical X, chịu trách nhiệm giám sát sản xuất dầu nhớt tại một nhà máy gần sông, nơi công ty được phép xả thải
Để thuyết phục người dân đồng ý cho xây dựng nhà máy từ đó dễ dàng hơn trong việc xin giấy cấp phép của chính phủ, Chemical X đã cam kết bảo vệ môi trường và xây dựng quy trình xử lý xả thải và vận hành bước cuối cùng của quá trình sản xuất để giảm thiểu lượng chất thải thải ra, tuy nhiên họ đã không làm như vậy để tiết kiệm chi phí, dựa vào khả năng chịu đựng ô nhiễm của sông Sản phẩm của công ty chất lượng cao và chi phí thấp, mang lại lợi nhuận lớn, nhưng Bryan lo lắng về tác động lâu dài của việc xả thải Khi bày tỏ lo ngại với giám sát nhà máy Bill Garrison, anh nhận được phản hồi rằng công ty đang tuân thủ mức an toàn do nhà nước quy định và việc xây dựng giai đoạn xử lý cuối cùng có thể xem xét sau này nếu cần thiết Bryan cảm thấy thất vọng và bất an về hướng đi của công ty
2 Các lý thuyết liên quan
2.1 Thuyết vị kỷ
- Nội dung: Cho rằng hành động đúng đắn là hành động mang lại lợi ích (hạnh phúc, khoái lạc) cho bản thân cá nhân, bất kể ảnh hưởng đến người khác như thế nào
- Đánh giá: Thuyết đơn giản, dễ hiểu nhưng có thể dẫn đến hành vi ích kỷ, thiếu quan tâm đến người khác và vi phạm các chuẩn mực đạo đức xã hội
2.2 Thuyết vị lợi
- Nội dung: Đánh giá tính đúng đắn của hành động dựa trên lợi ích chung của cộng đồng Hành động nào mang lại lợi ích cho số đông người nhất là hành động đúng đắn nhất
- Đánh giá: Thuyết đề cao lợi ích chung, hướng đến sự phát triển chung của xã hội Tuy nhiên, việc xác định và so sánh lợi ích của các cá nhân khác nhau là một thách thức
2.3 Thuyết đạo đức của Kant
- Nội dung: Cho rằng giá trị đạo đức của hành động không phụ thuộc vào hậu quả mà dựa trên nguyên tắc, bổn phận đạo đức Hành động đúng đắn là hành động
Trang 5xuất phát từ ý thức tuân theo nguyên tắc đạo đức, bất kể kết quả ra sao.
- Đánh giá: Thuyết đề cao giá trị nội tại của hành động, hướng đến xây dựng con người có phẩm chất đạo đức tốt Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc đạo đức một cách cứng nhắc có thể dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết những tình huống
2.4 Thuyết công bằng của John Rawls
- Nội dung: Xây dựng xã hội dựa trên nguyên tắc công bằng, đảm bảo mọi người
có cơ hội bình đẳng để phát triển Xã hội công bằng là xã hội mà những người ít may mắn nhất cũng được hưởng lợi ích tốt nhất
- Đánh giá: Thuyết hướng đến xây dựng một xã hội công bằng, bác ái, nơi mọi người đều có cơ hội phát triển tiềm năng của bản thân Tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc công bằng trong thực tế có thể gặp nhiều khó khăn và thách thức
3 Xác định vấn đề xảy ra
Bryan là giám sát sản xuất mới được Chemical X thuê để giám sát sản xuất chuỗi sản phẩm dầu nhớt Bryan đang phải đối mặt với mâu thuẫn giữa lòng trung thành với công ty và trách nhiệm bảo vệ môi trường Anh tin rằng Chemical X đang vi phạm lời hứa với người dân và chính phủ về việc xây dựng giai đoạn cuối cùng trong quy trình sản xuất để giảm thiểu lượng chất thải thải ra môi trường, nhưng anh cũng lo ngại rằng việc lên tiếng phản đối có thể khiến anh mất việc làm
4 Phản biện các giải pháp của tình huống
4.1 Phản biện giải pháp 1
Giải pháp 1: Bryan thuyết phục Ban giám đốc để xây dựng giai đoạn cuối cùng
trong hệ thống xử lý rác thải ngay lúc này
4.1.1 Theo Thuyết vị lợi
Việc xây dựng giai đoạn cuối cùng trong hệ thống xử lý rác thải không mang lại lợi ích lớn nhất cho số đông:
- Đối với cổ đông: Việc xây dựng ngay giai đoạn cuối cùng hệ thống xử lý rác
thải là không cần thiết với toàn bộ cổ đông và có thể gây ảnh hưởng đến việc tăng chi phí dẫn đến lợi nhuận bị sụt giảm Đồng thời chi phí xây dựng và vận hành hệ thống
xử lý chất thải có thể được sử dụng cho các mục đích khác có lợi cho công ty, ví dụ
Trang 6như nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường tái đầu tư vào các dự án khác, tiếp tục tăng cường vị thế cạnh tranh của công ty
- Đối với chính quyền địa phương: Việc không xây dựng giai đoạn cuối cùng
trong hệ thống xử lý rác thải giúp công ty tiết kiệm chi phí, tăng cường khả năng cạnh tranh, và thúc đẩy kinh tế địa phương Công ty này phát triển thì có thể giúp địa phương cùng phát triển Nhờ việc kinh doanh tốt, công ty sẽ có thể mở rộng kinh doanh và đòi hỏi nguồn nhân lực, điều này có thể tạo ra cơ hội việc làm cho người dân địa phương, giúp tăng thu nhập mỗi cá nhân cũng như tăng mức sống chung cho địa phương Chính quyền địa phương sẽ không những không phải lo lắng về tình trạng thất nghiệp mà khi người dân có đầy đủ công việc sẽ còn có thể giảm thiểu được những tệ nạn xã hội, tăng cường an ninh khu vực
- Đối với các cư dân: Việc tăng chi phí sản xuất sẽ dẫn đến việc cắt giảm việc
làm của họ dẫn tới tình trạng thất nghiệp, không có nguồn thu Đồng thời, đây là dòng sông mà chính phủ cho phép xả thải theo quy định nên người dân không dùng nước này để sinh hoạt hàng ngày Nên việc có việc làm quan trọng hơn là xây dựng giai đoạn cuối Cũng như việc thi công hệ thống xử lý chất thải ngay lúc này có thể tác động tiêu cực như gây ra tiếng ồn, bụi bặm đến môi trường sống của người dân khu vực này
4.1.2 Theo Quan điểm đạo lý của Kant
Để đánh giá hành động của Bryan theo Quan điểm đạo lý của Kant , hành động
của Bryan được đánh giá thông qua 2 câu hỏi:
- Động cơ đằng sau hành động của Bryan là gì?
Bryan muốn thuyết phục Ban giám đốc xây dựng giai đoạn cuối cùng trong hệ thống xử lý rác thải để bảo vệ môi trường Tuy nhiên, động cơ của hành động này vẫn còn đang là một dấu chấm hỏi Đó có thể vì lý do trách nhiệm hay nó xuất hiện về một mục đích nào khác, chẳng hạn như Bryan sợ ảnh hưởng đến việc thăng tiến trong công
ty nếu sau này có vấn đề về lượng chất thải kia, hay Bryan cảm thấy tội lỗi, lo lắng việc này bị phát hiện có thể gây ảnh hưởng xấu đến công ty và bản thân,… Nhưng cho
dù lý do là gì (ngoài động cơ xuất phát từ trách nhiệm) thì nó cũng không được cho là
Trang 7có đạo đức theo Thuyết đạo đức của Kant Vậy nghĩa là giải pháp này chưa thực sự
“có đạo đức”
- Giả sử như giải pháp này xuất phát từ động cơ trách nhiệm, vậy trách nhiệm của Bryan và công ty có được xem là đầy đủ không khi giải pháp vẫn bỏ ngỏ vấn đề
xử lý lượng chất thải đã bị xả ra môi trường trước khi quá trình xây dựng công đoạn cuối hoàn thành?
Để một hành động là một điều tốt về mặt đạo lý, thì “việc hành động đó tuân thủ nguyên tắc đạo lý vẫn không đủ - nó phải được thực hiện vì nguyên tắc đạo lý.” Và động cơ mang lại giá trị đạo lý cho một hành động là động cơ trách nhiệm Khi ta đánh giá giá trị đạo lý của một hành động, ta đánh giá động cơ mà từ đó hành động được thực hiện, chứ không phải hệ quả hành động đó tạo ra
Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là, Bryan có hành động theo động cơ trách nhiệm
một cách đầy đủ hay chỉ nửa vời Bởi vì Bryan chưa có giải quyết về trách nhiệm trong việc xử lý những vấn đề về chất thải trong những lần xả trước (kể cả trước khi xây và trong khi xây quy trình xử lý) không chỉ là trách nhiệm với môi trường xung quanh mà còn là vấn đề trách nhiệm với niềm tin và sự an tâm của cư dân xung quanh đó Cụ thể
tình huống nêu rõ: “Khi nhà máy được đề xuất xây dựng, Ban giám đốc đã gặp rất
nhiều sự phản đối từ người dân, những người sợ rằng việc này sẽ gây ảnh hưởng và làm ô nhiễm dòng sông nơi họ sinh sống Chemical X đã tìm cách thuyết phục những người dân đó để họ đồng ý cho xây dựng nhà máy bằng cách hứa sẽ xây dựng quá trình sản xuất sạch, hợp tiêu chuẩn vệ sinh Việc nhận được sự đồng tình của người dân khiến cho quá trình xin cấp phép từ chính phủ được dễ dàng hơn” Điều này có
nghĩa là, việc chịu trách nhiệm cho lượng chất thải đã xả ra trước đề xuất và trong khi
xây dựng giai đoạn cuối cùng không chỉ là chịu trách nhiệm về sự trong sạch của môi trường xung quanh mà còn là chịu trách nhiệm cho chính lời hứa của họ với người dân cũng như niềm tin, sự an tâm của dân cư tại địa phương đó và những vùng lân cận Công ty Chemistry X đã vì lợi ích trước mắt của mình mà bỏ qua và chà
đạp lên sự tín nhiệm và tin tưởng của người dân dành cho họ, có nghĩa là nếu không có biện pháp xử lý triệt để lượng chất thải trước khi hoàn thành hệ thống xử nước thải thì
họ (Bryan và công ty X) đã tự “dẫm đạp” lên uy tín của công ty mình Như vậy, không chỉ quan trọng kết quả là liệu bước cuối cùng có được xây dựng hay không mà
Trang 8là có hay không sự tồn tại của động cơ trách nhiệm của hành động liên quan đến sự
trong sạch của môi trường và niềm tin của người dân Nếu chỉ xây dựng bước cuối cùng, còn những hành động đã xảy ra với môi trường và niềm tin của người dân mà
không giải quyết cũng như không chịu trách nhiệm thì đây chỉ là sự giải quyết mang
tính bề mặt và rất nửa vời, hoặc nói một cách khó nghe hơn là không có cái gọi là
“mang tính trách nhiệm” trong giải pháp này Do đó, khi đã đi sâu vào vấn đề để phân
tích, ta có thể kết luận rằng Bryan có thể chỉ hành động là vì lo sợ nó sẽ gây ảnh hưởng đến công ty sau này và ảnh hướng đến bản thân nếu không xử lý vấn đề này chứ chưa
hẳn là muốn “chịu trách nhiệm thật sự” Nghĩa là giải pháp này có quá nhiều lỗ hổng
và tất nhiên là không thể đáp ứng được các yêu cầu, qui chuẩn trong Thuyết đạo đức
của Kant.
4.1.3 Theo Thuyết công bằng của John Rawls
- Giải pháp 1 được đề xuất đang còn thiếu tính toàn diện Việc chỉ xây dựng
ngay lập tức quy trình xả thải mà không đề cập đến việc bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng bởi nguồn nước ô nhiễm là không công bằng Giải pháp này vi phạm nguyên tắc công bằng của J Rawls về công bằng xã hội Nguyên tắc công bằng quy định rằng các lợi ích và gánh nặng xã hội phải được phân phối sao cho những người ít may mắn nhất được hưởng lợi nhiều nhất có thể Người dân sống gần nhà máy Chemical X là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi hoạt động xả thải ô nhiễm của công ty Họ có nguy cơ cao mắc các bệnh về sức khỏe và chất lượng cuộc sống của họ bị ảnh hưởng.Việc công ty Chemical X xả thải ô nhiễm mà không bồi thường cho người dân là vi phạm nguyên tắc công bằng thứ hai của Rawls vì nó đặt gánh nặng lên những người ít may mắn nhất trong xã hội Giải pháp đề xuất của nhóm chỉ tập trung vào việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường mà không quan tâm đến tác động
và hậu quả của nó đối với người dân, không chỉ về mặt sức khỏe mà còn là về mặt tinh thần Do đó, giải pháp này không công bằng và không đầy đủ Ngoài ra, giải pháp này cũng vi phạm nguyên tắc công bằng của Rawls về "tự do cơ bản" Nguyên tắc này quy định rằng mọi người đều có quyền tự do bình đẳng về những quyền tự do cơ bản nhất, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội Việc công ty Chemical X
xả thải ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến những quyền tự do cơ bản này của người dân,
Trang 9chẳng hạn như quyền được sống trong môi trường trong lành Như vậy ngoài việc xây dựng ngay quy trình xả thải thì nên bổ sung thêm việc bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng bởi hoạt động xả thải ô nhiễm của công ty Chemical X Còn nếu không có giải pháp để bồi thường về mặt sức khỏe và tinh thần cho người dân thì có nghĩa la
“Quyền con người đã không được đảm bảo Do đó tất nhiên giải pháp này không thể đáp ứng được yêu cầu về mặt đạo đức theo quan điểm công bằng xã hội của John Rawls
4.2 Phản biện giải pháp 2
Giải pháp 2: Bryan trình bày ý kiến với công ty:
- Trong ngắn hạn, Bryan ủng hộ công ty tiếp tục kinh doanh
- Trong dài hạn, Bryan thuyết phục công ty nên tiếp tục kiểm soát lượng chất thải
và xây dựng giai đoạn cuối cùng trong hệ thống xử lý rác thải
4.2.1 Theo Quan điểm đạo lý của Kant
Giải pháp trên hoàn toàn bất hợp lý và không phù hợp bởi những lý do dưới đây:
- Mâu thuẫn giữa ý chí tốt và kết quả:
+ Bryan ủng hộ việc tiếp tục kinh doanh vì lợi nhuận ngắn hạn, bất chấp hậu quả
ô nhiễm môi trường lâu dài Hành động này mâu thuẫn với nguyên tắc ý chí tốt của Kant, vì nó đặt lợi ích kinh tế trước đạo đức Kant cho rằng hành động đạo đức là hành động xuất phát từ ý chí tốt, bất kể hậu quả ra sao Việc Bryan biện minh cho hành động của mình bằng lý do "lượng chất thải đang xả ra dòng sông không gây bất cứ ảnh hưởng nguy hại nào tới môi trường" là một lập luận sai lầm Ô nhiễm môi trường là một vấn đề phức tạp với nhiều tác động lâu dài, và việc xả thải ngay cả khi "an toàn" trong thời điểm hiện tại có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng trong tương lai + Giả sử Bryan biết rằng việc xả thải của Chemical X sẽ gây ô nhiễm nguồn nước uống cho cộng đồng lân cận Tiếp tục kinh doanh trong trường hợp này sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty, nhưng nó cũng sẽ gây hại cho sức khỏe và cuộc sống của người dân Theo Kant, hành động đạo đức của Bryan trong trường hợp này là từ chối tiếp tục kinh doanh để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, bất chấp lợi nhuận
Trang 10+ Việc xả thải hóa chất độc hại xuống sông có thể không gây ảnh hưởng ngay lập tức, nhưng nó có thể tích tụ trong môi trường và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái và sức khỏe con người sau nhiều năm Minh chứng là thảm họa Bhopal năm 1984, nơi chất độc công nghiệp rò rỉ từ nhà máy hóa chất đã gây ra cái chết của hàng nghìn người và ảnh hưởng sức khỏe của hàng trăm nghìn người khác trong nhiều thập kỷ sau đó Bên cạnh đó, Vedan “giết” sông Thị Vải cũng là 1 minh chứng điển hình Vedan đã lắp đặt hệ thống xử lý nước thải bí mật để xả thải trực tiếp
ra sông Thị Vải, hệ thống xử lý nước thải thì không đảm bảo hiệu quả, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và hậu quả là gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến
hệ sinh thái sông Thị Vải, gây thiệt hại nặng nề cho người dân sản xuất nông nghiệp, thủy sản chết hàng loạt và dẫn đến phong trào "tẩy chay" sản phẩm của Vedan
- Vi phạm quy luật phổ quát:
+ Giải pháp của Bryan chỉ tập trung vào lợi ích của Chemical X, mà không quan tâm đến lợi ích của các bên liên quan khác Kant tin rằng hành động đạo đức phải là hành động có thể được áp dụng cho tất cả mọi người Nếu tất cả các công ty đều xả thải vì nó "an toàn" trong thời điểm của họ, thì môi trường sẽ bị tàn phá Để dự đoán chính xác tác động của ô nhiễm môi trường là rất khó khăn do có nhiều yếu tố ảnh hưởng, bao gồm điều kiện môi trường, biến đổi khí hậu và sự phát triển của khoa học
kỹ thuật Như vậy tiếp tục xả thải dựa trên giả định "an toàn" trong thời điểm hiện tại
là rất rủi ro, vì nó có thể dẫn đến những hậu quả không thể lường trước được Việc Bryan ủng hộ Chemical X tiếp tục xả thải trong ngắn hạn là hành động thiếu tính phổ quát và có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực cho xã hội Hậu quả là, con sông cũng
sẽ ô nhiễm nặng, nên trong dài hạn, có xây dựng hệ thống xử lý cũng chỉ như muối bỏ
bể, không có tác dụng gì cả
→ Dẫn chứng: Con sông Tô Lịch ở Hà Nội từng là một con sông đẹp, nhưng do
ô nhiễm nặng nề, nó đã trở thành con sông chết Việc cải tạo con sông này đang tốn kém rất nhiều chi phí và thời gian
+ Nếu như lời hứa của công ty với người dân dễ dàng bị phá bỏ thì sẽ không còn khái niệm lời hứa và không có người dân nào có thể tin công ty này nữa Công ty đã hứa sẽ xây dựng giai đoạn cuối cùng trong hệ thống xả thải nhưng đã ko giữ lời hứa, nghĩa là nó là 1 lời hứa hão bởi công ty đã lừa dối và lợi dụng lòng tin của mọi người