1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

thí nghiệm gia công cao su báo cáo thí nghiệm bài 4 ảnh hưởng của chất độn đến tính chất cơ lý của cao su lưu hóa

30 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của chất độn đến tính chất cơ lý của cao su lưu hóa
Tác giả Doãn Hoàng Ngọc Anh, Nguyễn Thái Bảo, Lê Ngọc Châu, Nguyễn Khánh Duy, Huỳnh Mình Hiếu
Người hướng dẫn ThS. Trần Tấn Đạt
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
Chuyên ngành Thí nghiệm Gia công Cao su
Thể loại Báo cáo Thí nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 1,53 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (5)
    • 1.1. Mục đích thí nghiệm (5)
    • 1.2. Cơ sở lý thuyết (5)
    • 1.3. Phương pháp phân tích (8)
    • 1.4. Tính chất sản phẩm (10)
  • PHẦN 2: THỰC NGHIỆM (11)
    • 2.1. Dụng cụ, thiết bị và hóa chất (11)
    • 2.2. Quy trình thí nghiệm (12)
    • 2.3. Kết quả thí nghiệm (18)
  • PHẦN 3: TRẢ LỜI CÂU HỎI (23)
  • PHẦN 4: BÀN LUẬN (25)
  • PHẦN 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO (30)

Nội dung

Định nghĩa- Chất độn tăng cường lực cao su là chất pha trộn vào cao su với một lượnglớn giúp cho hỗn hợp cao su lưu hóa tăng cường được các tính chất cơ học.- Chất độn trơ là chất pha tr

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Mục đích thí nghiệm

Khảo sát sự ảnh hưởng của hàm lượng chất độn CaCO3 đến tính chất cơ lý của cao su lưu hóa

Khảo sát độ kháng nứt do tác dụng uốn gấp và theo dõi sự phát triển vết nứt mẫu cao su.

Cơ sở lý thuyết

- Chất độn tăng cường lực cao su là chất pha trộn vào cao su (với một lượng lớn) giúp cho hỗn hợp cao su lưu hóa tăng cường được các tính chất cơ học.

- Chất độn trơ là chất pha trộn vào cao su (với lượng lớn) để hạ giá thành hỗn hợp cao su lưu hóa không làm tăng các tính chất cơ học.

- Chất độn pha loãng là chất có tính tương hợp với cao su, pha trộn vào (lượng lớn) để hạ giá thành, vừa có tác dụng lên một số tính chất đặc biệt.

- Về mặt hóa học cần phân biệt:

+ Chất độn vô cơ: sét kaolin (bột đất), CaCO3, khói carbon đen v.v

+ Chất độn hữu cơ: bột gỗ, bột mộc chất (lignine), bột cao su tái sinh, factice, bột cao su lưu hóa v.v

- Về mặt tác dụng cần phân biệt:

+ Chất độn tăng cường lực cao su: khói carbon đen, silica đặc biệt, bột lignin cực mịn, v.v

+ Chất độn trợ: CaCO, thô, bột đất thô v.v

+ Chất độn pha loãng: cao su tái sinh, factice, bột cao su lưu hóa.

- Trong hầu hết ứng dụng thực tế tính chất nguyên thủy của cao su không đáp ứng được yêu cầu sử dụng Các chất độn được đưa vào cao su nhằm:

+ Cải thiện tính chất sử dụng của cao su

+ Làm giảm giá thành của sản phẩm cao su

Chất độn thường được phân loại theo tác động trên tính chất của cao su lưu hóa. Theo cách này người ta chia ra:

+ Chất độn tăng cường là chất độn khi thêm vào trong đơn pha chế cao su sẽ làm thay đổi một số tính chất cơ lý cơ bản của cao su lưu hóa

+ Chất độn không tăng cường (chất độn trơ) thường là các loại chất khi thêm vào cao su nhằm giảm giá thành sản phẩm cao su lưu hóa

Sự ảnh hưởng của chất độn đến những tính chất cơ bản của cao su lưu hóa cho bởi các giản đồ sau:

Hình 1.1: Sự ảnh hưởng của chất độn đến tính chất của cao su

Khái niệm chất độn tăng cường được hiểu như trên là chưa đầy đủ Một định nghĩa tốt nhất cho chất độn tăng cường, theo Blow là: “Chất độn tăng cường là chất độn làm tăng mô đun và đồng thời cải thiện được các tính chất yếu (tính kháng đứt, kháng xé, kháng mòn ) của sản phẩm lưu hóa"

Chất độn tăng cường còn có thể định nghĩa như là một chất độn làm gia tăng năng lượng phá huỷ của vật liệu cao su lưu hóa

Việc cải thiện tính chất cao su lưu hóa cũng như tính chất gia công của cao su bán thành phẩm của chất độn phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có thể kể đến: + Cấu trúc

Tính chất tăng cường của chất độn được giải thích bởi Mullins và Tobin, cũng như bởi Bueche Theo đó trong cao su có độn các mạch phân tử cao su sẽ bị hấp phụ trên bế mặt của hạt độn Trong quá trình kéo dãn các mạch phân tử sẽ trượt trên hạt độn Kết quả là ở giai đoạn đứt số lượng mạch phân tử cao su chịu lực sẽ nhiều hơn, do đó lực kéo đứt sẽ lớn hơn Giả thuyết này cũng giải thích hiện tượng mô đun của cao su giảm khi bị kéo lập lại, hay còn gọi là hiệu ứng Mullins như ở hình sau:

Hình 1.2: Sự giảm môđun của cao su khi bị kéo lặp lại

Theo Payne môđun của cao su lưu hóa có độn là một sự tổng hợp của nhiểu yếu tố, có thể biễu diễn như hình sau:

Hình 1.3: Yếu tố ảnh hưởng đến môđun của cao su lưu hóa

Một số chất độn thường sử dụng trong công nghiệp cao su bao gồm:

+ Than đen: IASF, HAF, FF, SRF, FT, MT

+ Silica tổng hợp và silicat: Khói silica, silica kết tủa, silicat kết tủa, silica gel + Silicat thiên nhiên: Kaolin, đất sét, talc, mica

+ Calcium carbonat: Đá nghiền, calcium carbonat kết tủa

Phương pháp phân tích

1.3.1 Xác định thời gian lưu hóa tối ưu

Máy đo lưu hóa Reometer là thiết bị để xác định đường cong lưu hoá Từ đường cong lưu hoá có thể xác định được đặc điểm quá trình lưu hoá, từ đó xác định thời gian tiền lưu hoá, thời gian lưu hoá tối ưu.

Hình 1.4 Máy lưu hóa cao su (Rheometer)

Hình 1.5: Máy ép nóng 1.3.2 Đo độ bền kéo

Phương pháp đo độ bền kéo dựa theo tiêu chuẩn ASTM D412, sử dụng máy Dynamometer để đo biến dạng và ứng suất của mẫu cao su hình quả tạ khi kéo cho đến khi đứt.

Tiết diện mẫu: S = e w (cm2 ) Ứng suất định dãn: M = F S (kgf/mm2 ) Độ biến dạng đứt: ( L¿¿ đứt− L L 0 ) 100

Hình 1.6: Máy đo cơ tính

Tính chất sản phẩm

Độ mịn của độn CaCO3 ảnh hưởng đáng kể đến tính chất của cao su Độ mịn cao góp phần tăng cường cơ tính của sản phẩm Ngược lại, độ mịn thấp dẫn đến giảm cơ tính, nhưng lại giúp tiết kiệm chi phí Tuy nhiên, khi sử dụng độn CaCO3 hạt to với lượng lớn, độ bền của sản phẩm có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.

THỰC NGHIỆM

Dụng cụ, thiết bị và hóa chất

2.1.1 Bảng kê dụng cụ, hóa chất (lý thuyết)

Bảng 2.1 Dụng cụ và thiết bị

STT Thiết bị, dụng cụ STT Thiết bị, dụng cụ

1 Máy cán cao su 5 Máy đo lực

2 Máy Rheometer 6 Cân phân tích

3 Máy ép lưu hóa 7 Thước đo độ dày

4 Khuôn quả tạ 8 Thước đo độ dài

Bảng 2.2 Hóa chất theo lý thuyết

2.1.2 Tính toán nguyên liệu thực tế

Bảng 2.3 Lượng nguyên liệu sử dụng cho đơn pha chế

STT Nguyên liệu Khối lượng (g)

10/20/40/60/100 (Chọn 2 hàm lượng khác nhau)

Bảng 2.4 Lượng chất độn sử dụng cho từng đơn pha chế

Quy trình thí nghiệm

Sơ đồ khối quy trình:

Dựa vào đơn pha chế, cân khối lượng nguyên liệu vừa đủ Sau đó cho cao su thiên nhiên vào cán để làm cao su co dãn Mẫu được cán trên máy cán hai trục với khoảng cách lớn.

Tiếp đến, mẫu cao su sẽ được cán sơ luyện Đây là bước đầu tiên của quá trình cán luyện Mẫu được cán với khoảng cách hai trục giảm dần cho đến khi có thể ôm được trục.

Sau đó, mẫu cao su sẽ được đem đi cán hỗn luyện Đây là giai đoạn thêm các phụ gia cần thiết vào cao su, bao gồm chất xúc tiến, chất trợ xúc tiến, chất độn, chất lưu hóa.

Thứ tự cho vào đầu tiên là acid stearic cùng ZnO, kế đến là chất độn (CaCO3) rồi cho tiếp các chất xúc tiến CBS cùng TMTD, và cuối cùng là chất lưu hoá lưu huỳnh Thứ tự bổ sung phụ gia tuân theo nguyên tắc chất khó phân tán vào trước, phòng lão vào trước, lượng ít vào trước (xúc tiến, tạo xốp,…), chất làm mềm, chất lưu hóa sau cùng.

Trong quỏ trỡnh cỏn cao su, thực hiện thao cắt ắ chuyển mặt ngoài vào trong để hóa chất được đưa vào nhanh chóng.

Sau khi các hoá chất đã trộn đều với cao su, thực hiện thao tác cuộn đảo đầu để hoá chất phân tán tốt hơn cũng như loại bỏ bớt bọt khí.

Cuối cùng mẫu được xuất tấm theo chiều phản ứng để giữ cơ tính của sản phẩm được tốt.

Sau khi ổn định mẫu một thời gian, cắt một mẫu vừa đủ, sử dụng máy Rheometer để xác định thời gian lưu hoá.

Dựa vào kết quả đo đường cong lưu hoá, cắt mẫu cho vào khuôn ép lưu hoá hình quả tạ Mẫu được lưu hoá ở nhiệt độ 150 o C ở áp suất 40MPa theo thời gian lưu hoá tối ưu đã xác định.

Hình 2.2: Mẫu cao su sau lưu hóa

2.2.3 Công đoạn chuẩn bị mẫu

Mẫu được ép trong thời gian xác định, sau đó được tháo khuôn và làm nguội. Để mẫu ổn định một thời gian, sau đó tiến hành đo cơ tính của mẫu bằng máy đo cường lực vạn năng Dùng tiêu chuẩn ASTM D421 để đo độ bền kéo của mẫu Ta lấy trung điểm là phần nằm ở cổ của mẫu, gạch 2 vạch cách nhau 20mm, đo bề dày ở giữa 2 vạch 3 lần để tính bề dày trung bình, bề rộng quả tạ lấy trị số chuẩn là w = 6,0mm Với mẫu hình quả tạ cần đo 3 mẫu có độn 10g và

3 mẫu có độn 20g CaCO3 Mắc mẫu cần đo vào ngàm Cho ngàm di chuyển lên. Khi xác định lực định dãn cần phải báo hiệu và ghi lại kết quả đúng lúc Chọn thang đo thích hợp Ghi nhận các kết quả đo:

Khoảng cách hai vạch ngay khi đứt mẫu: Lđứt

Lực kéo khi đứt mẫu: Fđứt

Hình 2.3: Mẫu cao su hình quả tạ

Hình 2.4: Đo cơ tính của mẫu

Kết quả thí nghiệm

2.3.1 Kết quả đo đường công lưu hóa

Hình 2.5: Kết quả đường cong lưu hóa mẫu 10g độn CaCO 3

Hình 2.6: Kết quả đường cong lưu hóa mẫu 20g độn CaCO 3

Từ đường cong lưu hóa, ta có thể xác định nhiệt độ lưu hóa là 150ºC và thời gian lưu hóa

- Mẫu cao su chứa 10g độn CaCO3 có thời gian lưu hóa khoảng 9 phút 45 giây

- Mẫu cao su chứa 20g độn CaCO3 có thời gian lưu hóa khoảng 9 phút 50 giây

Thời gian lưu hóa của 2 mẫu cao su có hàm lượng CaCO3 khác nhau có sự khác nhau nhưng thời gian cách nhau không nhiều Cụ thể hàm lượng độn CaCO3 càng lớn thì thời gian lưu hóa càng lâu Có thể do lượng chất độn làm cản trở khả năng khâu mạng của lưu huỳnh nên thời gian lưu hóa của mẫu có độn 20g cao hơn mẫu có độn 10g CaCO3 nhưng không quá nhiều

2.3.2 Kết quả đo độ bền kéo

- Chiều dài ban đầu L0 = 115,00 mm

- Tốc độ kéo: 500 mm/min

- Ứng suất kháng đứt: M đứ t = F đứ t s (N/mm 2 )

- Độ biến dạng đứt: ∆ L đứ t = L đứ t − L 0

- Độ biến dạng dư (sau 3 phút): ∆ L dư = L dư − L 0

Hình 2.7: Đồ thị đo cơ tính mẫu quả tạ với độn 10g CaCO 3

Bảng 2.5 kết quả các tính chất cơ lý với độn 10g CaCO 3

Hình 2.8: Đồ thị đo cơ tính mẫu quả tạ với độn 20g CaCO 3

Bảng 2.6 kết quả các tính chất cơ lý với độn 20g CaCO 3

Theo lý thuyết chất độn CaCO3 sử dụng trong bài là chất độn trơ nhằm giảm giá thành sản phẩm và dựa theo hàm lượng độn càng lớn trong cao su mà thời gian lưu hóa càng dài và cơ tính càng giảm, khi tăng hàm lượng độn CaCO3 lên theo lý thuyết thì thời gian lưu hóa càng lâu mẫu cao su có thể bị cứng hơn, giảm độ đàn hồi, độ dẻo dai, giảm khả năng chịu va đập, mài mòn và tính linh hoạt của cao su. Theo kết quả thí nghiệm thì khi tăng hàm lượng độn từ 10g lên 20g thì ta thấy cơ tính trung bình cho ra của sản phẩm tương tự nhau bao gồm ứng suất định dãn, ứng suất đứt, khả năng chịu lực và độ cứng Nhưng cơ tính của mẫu số 2 hàm lượng độn 20g lại cao hơn nhiều so với cơ tính của các mẫu có hàm lượng 10g Mẫu 2 hàm lượng độn 10g và mẫu1,3 hàm lượng độn 20g có cơ tính thấp hơn hẳn so với các mẫu còn lại có thể được giải thích do thao tác cán luyện cao su chưa chuẩn làm cho chất độn, phụ gia, chất xúc tiến và chất khâu mạng phân bố không đều làm cho cơ tính của mẫu không được đồng nhất Ngoài ra còn do sinh viên có kĩ năng chưa tốt làm hao hụt nguyên liệu hay cán luyện hay ép lưu hóa lâu khiến cho mẫu bị giảm cấp dẫn đến cơ tính chung của sản phẩm không đều.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Có nhận xét gì về hàm lượng chất độn đến thời gian lưu hóa tối ưu và các tính chất cơ lí thông dụng (Ứng suất kháng đứt, độ cứng shore A, )

- Có thể khẳng định rằng CaCO3 ảnh hưởng đến thời gian lưu hóa cao su Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào hàm lượng sử dụng và kích thước hạt của CaCO3, cụ thể:

+ Thấp (10-20 phr): Tăng tốc độ lưu hóa do tác dụng pha loãng và phân tán lưu huỳnh

+ Cao (>30 phr): Làm chậm tốc độ lưu hóa do tác dụng hấp thụ lưu huỳnh và tăng độ nhớt

+ Nhỏ: Tăng tốc độ lưu hóa do diện tích bề mặt lớn

+ Lớn: Giảm tốc độ lưu hóa do diện tích bề mặt nhỏ

Ngoài ra, hàm lượng CaCO3 còn ảnh hưởng đến tính chất cơ lí của mẫu cao su lưu hóa như độ cứng, độ kháng đứt, kháng xé, cụ thể:

+ Kích thước hạt độn: Tăng cường lực mẫu cao su lưu hóa khi sử dụng kích thước cực mịn, và là độn trơ khi sử dụng kích thước to

Để hạt cực mịn phát huy tác dụng tăng cường lực cho cao su, điều kiện tiên quyết là độn phải phân tán tốt trong cao su Tác động này sẽ giúp cải thiện lực kéo đứt, lực xé rách, độ bền va đập, độ chịu ma sát của cao su Đồng thời, hạn chế biến đổi độ cứng, độ dãn dài, độ đàn hồi và lực định dãn của cao su lưu hóa.

+ Độn có kích thước to không những không cải thiện được cơ tính mẫu cao su như lực kéo đứt, xé rách hay định dãn mà còn hạ thấp mọi cơ tính khi tăng tỉ lệ độn lên dần, vì vậy độn có kích thước to được dùng làm độn trơ, hạ giá thành sản phẩm không đòi hỏi cơ tính cao

Vì vậy hàm lượng độn có ảnh hưởng đến tính chất cơ lí thông dụng của mẫu cao su lưu hóa, hàm lượng độn mịn cao và có khả năng phân tán tốt sẽ cho mẫu cao su có cơ tính tốt

Câu 2: So sánh và nhận xét tốc độ phát triển vết nứt của mẫu

- Trong bài thí nghiệm không khảo sát tốc độ phát triển vết nứt của mẫu do không có máy uốn gấp Flexion, nhưng theo lí thuyết có thể dự đoán khi tăng hàm lượng chất độn trơ trong mẫu cao su, tốc độ phát triển vết nứt mẫu cao su lưu hóa khi chịu lực có sự thay đổi.

- Khi tăng hàm lượng chất độn trơ trong mẫu cao su, tốc độ phát triển vết nứt cũng tăng

- Điều này có thể do chất độn trơ không có tính chất liên kết tương tự như chất lưu hóa, dẫn đến sự không đồng nhất trong cấu trúc và tính chất cơ lý của mẫu cao su, vì vậy khi có lực tác dụng vào mẫu, mẫu chịu lực không đồng nhất, những điểm không đồng nhất này chính là những điểm tập trung ứng suất và gây ra tăng tốc độ phát triển vết nứt.

BÀN LUẬN

Nội dung 1: Chất độn trơ và chất độn tăng cường là gì? Cho ví dụ.

Tính năng tăng cường của chất độn phụ thuộc vào các yếu tố nào? Khi nào nên dùng độn trơ? Khi nào nên dùng chất độn tăng cường?

Tăng cường độn cao su là phụ gia thêm vào cao su (với một tỷ lệ lớn), giúp cải thiện các tính chất cơ học của hỗn hợp cao su lưu hóa Chất độn tăng cường độ cứng cho vật liệu thô và cải thiện các đặc tính của cao su lưu hóa, bao gồm độ bền kéo, khả năng chống mài mòn và khả năng chống rách Tuy nhiên, hàm lượng độn càng cao thì độ nhớt và đặc tính của cao su lưu hóa càng thay đổi mạnh Ngược lại, chất độn không hoạt tính như canxi cacbonat nghiền (GCC) và kaolin không có những đặc tính này, thậm chí còn làm giảm các tính chất cơ lý của cao su lưu hóa Một số ví dụ về chất độn tăng cường là khói đen than, silica đặc biệt và bột ligin siêu mịn.

Chất độn trơ là các hợp chất được thêm vào cao su với mục đích giảm giá thành của hỗn hợp cao su lưu hóa nhưng không làm thay đổi đáng kể các tính chất cơ học của vật liệu Các chất độn này bao gồm bột đá, bột nhẹ, kaolanh, đất sét, talc, mica, điatomit, felspat, nephelin xienit, thạch cao, pyrophylit và zeolit.

- Tính năng tăng cường của chất độn phụ thuộc vào các yếu tố:

+ Độ mịn cao (đường kính phân tử và cỡ hạt chất độn).

Lưu ý: dùng xúc giác không thể kết luận về độ mịn yêu cầu, mà cần phải kiểm tra qua các loại rây.

+ Phân tán thật tốt trong cao su: tránh sự kết tụ mà mắt thường khó thấy được. Ngược lại, các chất không đạt hai yêu cầu kể trên sẽ là nhóm chất độn trơ.

Trong quá trình sản xuất cao su, các tính chất của chất độn đóng vai trò quan trọng pH của chất độn ảnh hưởng đến tốc độ lưu hóa và hiệu quả của chất xúc tiến Độ hấp thụ hóa chất khác của chất độn sẽ tác động đến lượng sử dụng và thành phần công thức Hàm lượng tạp chất trong chất độn cũng cần được lưu ý để đảm bảo chất lượng của sản phẩm cao su.

 Chì, cadmium, Fe ảnh hưởng đến màu sắc của sản phẩm lưu hóa.

 Đồng, mangan: ảnh hưởng đến độ lão hóa. d Ẩm độ: ảnh hưởng đến khả năng phân tán trong cao su và tốc độ lưu hóa. e Lượng dùng chất độn: ảnh hưởng đến các tính chất của hỗn hợp cao su sống và sản phẩm lưu hóa.

- Dùng độn tăng cường khi ta muốn tăng cường cơ tính của sản phẩm, dùng độn trơ khi ta muốn giảm giá thành của sản phẩm

Nội dung 2: Đối với sản phẩm cao su - cụ thể là vỏ xe gắn máy - người ta quan tâm đến các tính chất cơ lý nào? Nói rõ ý nghĩa, phương pháp đo, đơn vị tính của các tính chất cơ lý này?

- Cao su được sử dụng làm vỏ xe máy dựa vào tính chất: có khả năng chịu mài mòn và biến dạng khi chịu tác dụng nén hoặc kéo giãn và trở lại dạng ban đầu khi thôi không tác dụng Ngoài ra, cao su còn phải cách điện và không thấm nước.

- Phương pháp đo độ chịu mài mòn của vỏ xe máy TCVN 5363:2020 (ISO

+ Mẫu thử cao su hình trụ được trượt trên một tấm mài mòn có độ nhám quy định dưới một áp lực quy định trên một khoảng cách cho trước Trong quá trình thử nghiệm mẫu thử có thể quay hoặc không quay Tấm mài mòn được dán lên bề mặt của trống quay hình trụ, mẫu thử được giữ tỳ vào và đi ngang qua trống quay. + Hao hụt khối lượng của mẫu thử được xác định và sử dụng cùng với khối lượng riêng của vật liệu mẫu thử để tính hao hụt thể tích Hao hụt thể tích của mẫu thử được so sánh với hao hụt thể tích của hỗn hợp đối chứng thử nghiệm ở cùng các điều kiện.

+ Hao hụt thể tích tương ứng, ΔVV trong đó ΔVmt là hao hụt khối lượng của mẫu thử cao su thử, tính bằng miligam (mg); ΔVmconst là giá trị xác định của hao hụt khối lượng của mẫu thử hỗn hợp đối chứng được thử với phương pháp tương tự (xem 10.1), tính bằng miligam (mg); ρt là khối lượng riêng của cao su thử, tính bằng miligam trên milimét khối

(mg/mm3); ΔVmr là hao hụt khối lượng của mẫu thử hỗn hợp đối chứng được thử với phương pháp tương tự, tính bằng miligam (mg).

Tính giá trị trung bình của hao hụt thể tích tương ứng.

+ Chỉ số chịu mài mòn

Chỉ số chịu mài mòn, lAR, tính bằng phần trăm (%) theo công thức: trong đó: ΔVmr là hao hụt,khối lượng của mẫu thử hỗn hợp đối chứng, tính bằng miligam (mg); ρr là khối lượng riêng của hỗn hợp đối chứng, tính bằng gam trên centimet khối (g/ cm3); ΔVmt là hao hụt khối lượng của mẫu thử cao su thử, tính bằng miligam (mg); ρt là khối lượng riêng của cao su thử, tính bằng gam trên centimet khối (g/cm3). Tính giá trị trung bình của chỉ số chịu mài mòn.

Nội dung 3: Nêu phương pháp đo tỉ trọng của sản phẩm cao su đặc Giải thích công thức tính tỉ trọng của cao su Hàm lượng chất độn có ảnh hưởng như thế nào đến tỉ trọng của sản phẩm cao su?

- Phương pháp đo tỉ trọng của sản phẩm cao su đặc có hai phương pháp A và B.

+ Trong phương pháp A, khối lượng của mẫu thử và khối lượng của nước có cùng thể tích với thể tích của mẫu thử được xác định bằng cân phân tích có đĩa cân. Khối lượng biểu kiến của mẫu thử khi nhúng vào nước nhỏ hơn khi ở trong không khí do khối lượng của nước thay thế, thể tích của nước thay thế bằng với thể tích của mẫu thử.

Phương pháp đo mật độ B áp dụng trong trường hợp cần chia nhỏ mẫu thử để loại bỏ khoảng không khí, chẳng hạn như với ống lỗ hẹp hoặc dây cáp cách điện Quá trình đo sử dụng cân và bình tỷ trọng để xác định mật độ vật liệu.

- Công thức tính tỉ trọng của cao su:

Khối lượng riêng ρ biểu thị bằng megagam trên mét khối (Mg/m3), tính theo công thức: m m 1

Trong đó: m1 là khối lượng tịnh của cao su; m2 là khối lượng của cao su trừ đi khối lượng của cùng một thể tích nước, được xác định bằng cách cân trong nước, ở cùng nhiệt độ tiêu chuẩn.

Phương pháp này chính xác đến số thứ hai của số thập phân.

Khối lượng riêng của nước ở nhiệt độ tiêu chuẩn phòng thí nghiệm được lấy là 1,00 Mg/m 3

1 Khi sử dụng một vật làm chìm, cách tính được thay đổi như sau: ρ = m m 1

Trong đó: m1 là khối lượng tịnh của cao su; m2 là khối lượng của vật làm chìm trừ đi khối lượng của cùng một thể tích nước, được xác định bằng cách cân trong nước; m3 là khối lượng của vật làm chìm và cao su trừ đi khối lượng của cùng một thể tích nước của chúng gộp lại, được xác định bằng cách cân trong nước.

2 Để tính toán được chính xác cần phải sử dụng một hệ số để tính khối lượng riêng của nước ở nhiệt độ thử.

Khối lượng riêng ρ biểu thị bằng megagam trên mét khối (Mg/m3), tính theo công thức: m m 2 −m 1

Ngày đăng: 22/07/2024, 12:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Sự ảnh hưởng của chất độn đến tính chất của cao su - thí nghiệm gia công cao su báo cáo thí nghiệm bài 4 ảnh hưởng của chất độn đến tính chất cơ lý của cao su lưu hóa
Hình 1.1 Sự ảnh hưởng của chất độn đến tính chất của cao su (Trang 6)
Hình 1.3: Yếu tố ảnh hưởng đến môđun của cao su lưu hóa - thí nghiệm gia công cao su báo cáo thí nghiệm bài 4 ảnh hưởng của chất độn đến tính chất cơ lý của cao su lưu hóa
Hình 1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến môđun của cao su lưu hóa (Trang 7)
Hình 1.2: Sự giảm môđun của cao su khi bị kéo lặp lại - thí nghiệm gia công cao su báo cáo thí nghiệm bài 4 ảnh hưởng của chất độn đến tính chất cơ lý của cao su lưu hóa
Hình 1.2 Sự giảm môđun của cao su khi bị kéo lặp lại (Trang 7)
Hình 1.4. Máy lưu hóa cao su (Rheometer) - thí nghiệm gia công cao su báo cáo thí nghiệm bài 4 ảnh hưởng của chất độn đến tính chất cơ lý của cao su lưu hóa
Hình 1.4. Máy lưu hóa cao su (Rheometer) (Trang 8)
Hình 1.5: Máy ép nóng 1.3.2. Đo độ bền kéo - thí nghiệm gia công cao su báo cáo thí nghiệm bài 4 ảnh hưởng của chất độn đến tính chất cơ lý của cao su lưu hóa
Hình 1.5 Máy ép nóng 1.3.2. Đo độ bền kéo (Trang 9)
Hình 1.6: Máy đo cơ tính - thí nghiệm gia công cao su báo cáo thí nghiệm bài 4 ảnh hưởng của chất độn đến tính chất cơ lý của cao su lưu hóa
Hình 1.6 Máy đo cơ tính (Trang 10)
2.1.1. Bảng kê dụng cụ, hóa chất (lý thuyết) - thí nghiệm gia công cao su báo cáo thí nghiệm bài 4 ảnh hưởng của chất độn đến tính chất cơ lý của cao su lưu hóa
2.1.1. Bảng kê dụng cụ, hóa chất (lý thuyết) (Trang 11)
Bảng 2.4. Lượng chất độn sử dụng cho từng đơn pha chế - thí nghiệm gia công cao su báo cáo thí nghiệm bài 4 ảnh hưởng của chất độn đến tính chất cơ lý của cao su lưu hóa
Bảng 2.4. Lượng chất độn sử dụng cho từng đơn pha chế (Trang 12)
Bảng 2.3. Lượng nguyên liệu sử dụng cho đơn pha chế - thí nghiệm gia công cao su báo cáo thí nghiệm bài 4 ảnh hưởng của chất độn đến tính chất cơ lý của cao su lưu hóa
Bảng 2.3. Lượng nguyên liệu sử dụng cho đơn pha chế (Trang 12)
Sơ đồ khối quy trình: - thí nghiệm gia công cao su báo cáo thí nghiệm bài 4 ảnh hưởng của chất độn đến tính chất cơ lý của cao su lưu hóa
Sơ đồ kh ối quy trình: (Trang 12)
Hình 2.1: Cán cao su - thí nghiệm gia công cao su báo cáo thí nghiệm bài 4 ảnh hưởng của chất độn đến tính chất cơ lý của cao su lưu hóa
Hình 2.1 Cán cao su (Trang 15)
Hình 2.3: Mẫu cao su hình quả tạ - thí nghiệm gia công cao su báo cáo thí nghiệm bài 4 ảnh hưởng của chất độn đến tính chất cơ lý của cao su lưu hóa
Hình 2.3 Mẫu cao su hình quả tạ (Trang 17)
Hình 2.4: Đo cơ tính của mẫu - thí nghiệm gia công cao su báo cáo thí nghiệm bài 4 ảnh hưởng của chất độn đến tính chất cơ lý của cao su lưu hóa
Hình 2.4 Đo cơ tính của mẫu (Trang 17)
Hình 2.6: Kết quả đường cong lưu hóa mẫu 20g độn CaCO 3 - thí nghiệm gia công cao su báo cáo thí nghiệm bài 4 ảnh hưởng của chất độn đến tính chất cơ lý của cao su lưu hóa
Hình 2.6 Kết quả đường cong lưu hóa mẫu 20g độn CaCO 3 (Trang 18)
Hình 2.5: Kết quả đường cong lưu hóa mẫu 10g độn CaCO 3 - thí nghiệm gia công cao su báo cáo thí nghiệm bài 4 ảnh hưởng của chất độn đến tính chất cơ lý của cao su lưu hóa
Hình 2.5 Kết quả đường cong lưu hóa mẫu 10g độn CaCO 3 (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w