1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo kết quả học tập thực tế cộng đồng tại xã cương chính huyện tiên lữ tỉnh hưng yên

110 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Mục đích của đợt thực tế là tạo cơ hội cho sinh viên thực hành các kĩ năng được học trong điều kiện thực tế của trạm y tế xã, nắm vững kiến thức cơ bản về cộng đồng, chẩn đoán cộng đồng,

Trang 1

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ

Trang 2

BÁO CÁO KẾT QUẢ

DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC TẾ CỘNG ĐỒNG: Nhóm 2 (13 người)

1 185115C240 NGUYỄN THỊ HỒNG DUYÊN 16/12/2000 9 2 185115C241 PHẠM NGUYỄN THUỲ DUYÊN 24/10/2000 9 3 185115C242 LÊ ĐỨC DŨNG 02/07/2000 9

4 185115C243 MAI QUANG DỤ 26/03/2000 9 Nhóm trưởng 5 185115C244 NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG 14/10/2000 9

7 185115C246 VŨ NGỌC ĐẠT 01/09/2000 9 8 185115C247 PHÙNG ĐẮC ĐƯỢC 15/07/2000 9 9 185115C248 NGUYỄN ANH ĐỨC 26/11/2000 9 10 185115C249 PHẠM ANH ĐỨC 19/07/2000 9 11 185115C251 LỤC MINH GIANG 06/07/2000 9 12 185115C252 NGUYỄN HƯƠNG GIANG 22/02/2000 9 13 185115C253 NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ 31/12/2000 9

Trang 3

CHƯƠNG III: NỘI DUNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN 15

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ 16

4.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ DÂN SỐ, ĐỊA LÍ, ĐỜI SỐNG, VĂN HÓA, XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÃ 16

4.2.KẾT QUẢ KHẢO SÁT TẠI TRẠM Y TẾ XÃ CƯƠNG CHÍNH 16

4.2.1 Thực trạng nguồn nhân lực của TYT xã Cương Chính 16

4.2.2 Thực trạng tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị của TYT Xã Cương Chính 20

4.2.3 Thực trạng vườn thuốc nam tại Trạm y tế (các loại cây theo danh mục thiết yếu quy định tại Thông tư số 40/2013/TT-BYT ngày 18/11/2013) 35

4.2.4 Thực trạng tình hình hoạt động YHCT tại Trạm Y tế xã và trên địa bàn - Nhân lực: 46

4.2.5 Thực trạng tình hình tiêm chủng mở rộng trên địa bàn xã 47

4.2.6 Thực trạng tình hình suy dinh dưỡng trên địa bàn 48

4.2.7 Thực trạng tình hình thực hiện chương trình DS-KHHGĐ trên toàn xã 50 4.2.8 Tình hình thực hiện chương trình vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm trên địa bàn xã Tình hình bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm trên địa bàn xã (theo số liệu sổ sách của Trạm y tế) 51

4.3 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH TRONG CỘNG ĐỒNG 55

4.3.1 Mục tiêu cuộc điều tra 55

Trang 4

4.3.2 Đối tượng điều tra 55

4.3.3 Thời gian điều tra: 55

4.3.4 Địa điểm điều tra 55

4.3.5 Số lượng hộ điều tra 55

4.4 KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE 76

4.4.1 Xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên 76

4.4.2 Kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe 79

4.4.3 Thư mời tham dự buổi truyền thông GDSK 84

4.4.4 Giấy giới thiệu của trạm y tế xã 85

4.4.5 Nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe 86

4.5.KẾ HOẠCH TỔ CHỨC BUỔI TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ KIẾN TẬP BUỔI TIÊM CHỦNG 93

CHƯƠNG 5 :KẾT LUẬN CỦA ĐỢT THỰC TẾ 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.2.1 Thực trạng nguồn nhân lực của TYT xã Cương Chính 17

Bảng 4.2.2.1 Bảng so sánh thực trạng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế so với tiêu chuẩn quốc gia theo Quyết định số 4667/ QĐ-BYT 21

Bảng 4.2.2.2: Bảng điều tra tình hình thực hiện tiêu chí xã tiên tiến về y dược cổ truyền dựa theo bảng chấm điểm của Bộ Y tế 28

Bảng 4.2.3 Danh mục cây thuốc nam tại Trạm y tế 36

Bảng 4.2.8 Tỷ lệ mắc các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm 52

Bảng 4.3.8.1 Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân ở các điểm điều tra 57

Bảng 4.3.8.2 Tình hình vệ sinh môi trường ở các điểm điều tra 58

Bảng 4.3.8.3 Tình hình bệnh tật trong 1 tháng qua 58

Bảng 4.3.8.4 Tình hình sử dụng các dịch vụ y tế của người dân ở điểm điều tra……….59

Bảng 4.3.8.5 Thông tin về độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp 60

Bảng 4.3.8.6 Nguồn thông tin về chăm sóc sức khỏe 62

Bảng 4.3.8.7 Kiến thức về bệnh Đái tháo đường 62

Bảng 4.3.8.8 Thực hành cá nhân về phòng chống đái tháo đường 64

Bảng 4.3.8.9 Thực trạng các yếu tố nguy cơ bệnh đái tháo đường 65

Bảng 4.3.8.10 Yếu tố nguy cơ bệnh đái tháo đường liên quan đến vòng bụng.66 Bảng 4.3.8.11 Mức độ quan tâm của cộng đồng đến bệnh đái tháo đường 66

Bảng 4.3.10 Những khó khăn và giải pháp đã áp dụng để khắc phục khi triển khai các hoạt động tại cộng đồng 73

Bảng 4.4.1.1 Vấn đề sức khỏe tại xã Cương Chính 76

Bảng 4.4.1.2 Bảng tiêu chuẩn xác định vấn đề sức khỏe 77

Bảng 4.4.1.3 Bảng tiêu chuẩn lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên 78

Bảng 4.4.2 Kế hoạch cụ thể truyền thông giáo dục sức khỏe 81

Bảng 4.5 Bảng dự trù vaccine cho buổi tiêm chủng 95

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CSSK: Chăm sóc sức khỏe ĐTĐ: Đái tháo đường

QĐ-BYT: Quyết định bộ y tế TCMR: Tiêm chủng mở rộng TH: Trung học

TT-BYT: Thông tư bộ y tế TTYT: Trung tâm y tế TYT: Trạm y tế

VSATLĐ: Vệ sinh an toàn lao động VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm YHCT: Y học cổ truyền

YHHĐ: Y học hiện đại

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học và kĩ thuật thì y tế cũng đã không ngừng phát triển và vươn lên đạt được nhiều thành tựu rực rỡ Cùng với đó con người càng chú ý tới sức khỏe tuổi thọ trung bình cũng tăng cao đáng kể Hệ thống y tế được chia ra nhiều phân tuyến khác nhau trong đó trạm y tế xã đóng vai trò quan trọng là nơi thực hiện các công việc như sơ cứu, khám chữa bệnh ban đầu, là cơ sở y tế gần nhất khi có tai nạn xảy ra nhất là đối với các vùng sâu, vùng xa Đây cũng là nơi thường xuyên thực hiện, cung cấp các thông tin liên quan đến dịch, bệnh, tiêm chủng, tuyên truyền cho cộng đồng về các biện pháp phòng tránh dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe, dân số kế hoạch hóa gia đình Nắm bắt được điều đó bộ môn Y tế công cộng – Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam đã tổ chức cho sinh viên đi thực tế cộng đồng 2 tuần tại một số trạm y tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Đối với sinh viên ngành y, việc học lý thuyết song hành cùng với thực hành lâm sàng là vô cùng quan trọng Những chuyến đi thực tập dài ngày không chỉ là những buổi thực hành bổ ích mà còn là cơ hội quý báu cho mỗi sinh viên tiếp xúc với bệnh nhân, cách làm việc , tổ chức tại trạm y tế Thực tế cộng đồng sẽ là thời gian thực hành, đánh giá những kiến thức và kĩ năng của sinh viên y trong 5 năm qua

Mục đích của đợt thực tế là tạo cơ hội cho sinh viên thực hành các kĩ năng được học trong điều kiện thực tế của trạm y tế xã, nắm vững kiến thức cơ bản về cộng đồng, chẩn đoán cộng đồng, phát hiện được các vấn đề ưu tiên trong sức khỏe, dịch vụ y tế, mô tả tình hình sức khỏe cộng đồng và các yếu tố nguy cơ, đánh giá được hiểu quả của các chương trình can thiệp cộng đồng, lập kế hoạch cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng

Dưới sự phân công của Bộ môn Y tế công cộng sinh viên nhóm 2 lớp Y5C khóa 14 gồm 13 sinh viên được phân công đến thực tập tại Xã Cương Chính, Huyện Tiên Lữ, Tỉnh Hưng Yên Đợt thực tế này là cơ hội giúp mỗi sinh viên đánh giá được trạm y tế theo quy định về chức năng, nhiệm vụ và tiêu chí quốc gia; thực hành cách thu tập thông tin, xử lý số liệu, phân tích, đánh giá số liệu thu thập được; từ đó biết cách phát hiện được các vấn đề ưu tiên trong cộng đồng; lập kế hoạch can thiệp; truyền thông giáo dục sức khỏe; rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm; kĩ năng viết báo cáo nhóm

Để hoàn thành đợt thực tế thành công tốt đẹp nhóm sinh viên rất may mắn khi được sự hướng dẫn tận tình từ giáo viên hướng dẫn, thầy cô bộ môn và sự

Trang 8

giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ y tế xã đã tạo điều kiện sinh hoạt, học tập trong suốt quá trình trong suốt quá trình thực tế Qua đây nhóm sinh viên xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam nói chung, Bộ môn Y tế công cộng nói riêng, các cán bộ Y tế tại trạm, Ủy ban Nhân dân xã Trong khuôn khổ hạn hẹp về thời gian và còn ít kinh nghiệm thực tế bản báo cáo của nhóm không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót Nhóm rất mong quý thầy cô, các bạn bỏ qua những thiếu sót đó đồng thời hi vọng sẽ nhận được nhiều góp ý của thầy cô giáo, các bạn để nhóm có thể hoàn thành bản báo cáo tốt hơn

Nhóm xin chân thành cảm ơn!

Trang 9

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG 1.1: TỈNH HƯNG YÊN

Vị trí địa lý: Hưng Yên là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, thuộc tam giác

kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, Hưng Yên năm trong toạ độ 20036 và 210 vĩ độ Bắc, 105053' và 106015' kinh độ Đông

- Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh

- Phía đông giáp tỉnh Hải Dương

- Phía tây giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Tây, Hà Nam

- Phía nam giáp tỉnh Thái Bình

Địa chất: Hưng Yên nằm gọn trong 6 trùng thuộc đồng bằng sông Hồng được cấu

tạo bằng các trầm tích thuộc kỳ Đệ Tử với chiều dày 150 – 160 m

Địa hình: trong đổi bằng phẳng, không có núi đồi Hướng dốc của địa hình từ tây

bắc xuống đông nam, độ dốc 14 cm/km độ cao đất đai không đồng đều với các dài khu vùng đất cao thấp xen kẽ nhau Địa hình cao chủ yếu ở phía tây bắc gồm các huyện Văn Giang, Khoai Châu, Văn Lâm, địa hình tháp tập trung ở các huyện Phú Cử Tiên Lu, An Thi

Khí hậu: Hưng Yên thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh Nhiệt độ

trung bình hàng năm là 23,2oC, nhiệt độ trung bình mùa hè 25oC, mùa đông dưới 20oC Lượng mưa trung bình dao động trong khoảng 1.500 1.600 mm, trong đó tập trung vào tháng 5 đến tháng 10 mưa (chiếm 80 85% lượng mưa cả năm) Số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1400 gia (116,7 giờ tháng), trong đó từ tháng 5 đến tháng 10 trung bình 187 giờ nẵng/tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sâu, 86 giờ năng tháng Khí hậu Hưng Yên có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc (từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau), gió mùa Đông Nam (tháng 3 đến tháng 5)

Sông ngòi: Hưng Yên có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc với 3 hệ thống sông

lớn chảy qua sông Hồng, sông Đuống, sông Luộc Bên cạnh đó, Hưng Yên còn có hệ thống sông nội địa như: sông Cửu An, sông Kẻ Sặt, sông Hoan ái, sông Nghĩa Trụ, sông Điện Biên, sông Kim Sơn, là điều kiện thuận lợi không chỉ cho sản xuất nông nghiệp mà còn cho sự phát triển công nghiệp, sinh hoạt và giao thông

Trang 10

đường thuỷ Ngoài ra, địa phận Hưng Yên có những mỏ nước ngầm rất lớn, đặc biệt là khu vực dọc quốc lộ 5 từ Như Quỳnh đến Quán Gỏi, lượng nước này không chỉ thỏa mãn nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh mà còn có khả năng cung cấp khối lượng lớn cho các khu vực lân cận Tài nguyên đất tổng diện tích đất tự nhiên là 923.093 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 68,74%, đất chuyên dùng chiếm 16,67%, đất ở chiếm 791%, đất chưa sử dụng và sông suối chiếm 6,68% Diện tích đất nông nghiệp phong phủ, nhưng đất xây dựng công nghiệp và đô thị còn hạn chế Vì vậy, trong quá trình phát triển công nghiệp không tranh khoi việc sử dụng thêm phần đất nông nghiệp

Đặc điểm kinh tế xã hội:

Kinh tế: cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, Hưng Yên được danh gọi là

một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh và cao Nền kinh tế Hưng Yên đang đổi thay từng ngày Cơ cấu kinh tế dạng dân chuyên dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoa Nông nghiệp, nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực tỷ trọng giữa chăn nuôi và trồng trọt được cân đối Người nông dân bước đầu quan tâm đến sản xuất hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thi Công nghiệp, dịch vụ có bước phát triển khá Công nghiệp địa phương tuy còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng vẫn đạt được những thành tích đáng khích lệ Một số ngành hàng tiếp tục được cung có phát triển, hoa chọn các mặt hàng ưu tiên và có lợi thế để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao Khối công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh do số dự án đi vào hoạt động tăng lên, sản phẩm được thị trường chấp nhận và có xu thể phát triển tốt Riêng ngành du lịch và dịch vụ cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa, đáp ứng nhu cầu khai thác tiềm năng phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước như: du lịch Phổ Hiển, di tích Chữ Đồng Tử - Tiên Dung

Những lợi thế và hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội: Nhìn chung, điều kiện tự nhiên vị trí địa lý Đặc điểm kinh tế xã hội đã mang lại cho Hưng Yên nhiều tiềm lực để phát triển, tuy nhiên cùng còn không ít hạn chế

Trang 11

1.2: HUYỆN TIÊN LỮ

Huyện Tiên Lữ nằm ở phía nam của tỉnh Hưng Yên, nằm ven sông Luộc và sông Hồng, cách Thành phố Hưng Yên khoảng 10 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 60 km, có vị trí địa lý:

- Phía đông giáp huyện Phù Cừ

- Phía tây giáp thành phố Hưng Yên và huyện Kim Động

- Phía nam giáp huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (qua sông Luộc)

Trang 12

- Phía bắc giáp huyện Ân Thi

Huyện Tiên Lữ có diện tích 78,57 km², dân số năm 2020 là 93.554 người, mật độ dân số đạt 1.191 người/km²

Địa hình: Huyện Tiên Lữ nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ và là vùng trũng

của tỉnh, có địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông Độ cao của đất xen nhau, đây là một trong những yếu tố gây không ít khó khăn cho công tác thủy lợi phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp

Khí hậu: Huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, từ tháng 5 đến tháng 10 nhiệt độ trung bình từ 24 - 27 °C, đây là mùa có nhiều mưa bão, ảnh hưởng đến phát triển sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 18 - 24 °C Độ ẩm tương đối hàng năm là 86% Lượng mưa trung bình từ 1680 - 1730mm, có năm lượng mưa trên 2000mmm (do vị trí địa lý nên lượng mưa thường cao hơn các huyện phía bắc tỉnh từ 100 - 200mm và tập trung vào các tháng 8, 9)

Tài nguyên đất: Huyện có diện tích đất tự nhiên 11.510 ha, trong đó diện tích

đất nông nghiệp là 6.293,68 ha; diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của huyện là 549 m² Thổ nhưỡng chủ yếu là đất phù sa được bồi và đất phù sa không được bồi Đất phù sa được bồi phân bổ chủ yếu ở vùng ngoài đê ven sông Luộc, hàng năm được phù sa bồi đắp nên đất đai màu mỡ, thích hợp trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực và hoa màu Nhìn chung, điều kiện khí hậu và đất đai của Tiên Lữ thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp đa dạng, với nhiều loại cây trồng

Thủy văn: Huyện nằm kề hai con sông Hồng và sông Luộc, hợp lưu giữa sông

Hồng - sông Luộc - sông Thái Bình tạo nên ngã ba Tuần Vường Ngoài ra còn các sông cổ được hình thành từ xa xưa là sông Càn Đà nối tiếp với sông Cửu An đổ ra Cửa Gàn, cùng hệ thống sông đào làm thành hệ thống thủy lợi đảm bảo nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các con sông nhỏ là chi nhánh của sông Luộc là: sông Nghĩa Lý là ranh giới tự nhiên giữa hai xã Lê Xá và Trung Dũng

Trang 13

Hành chính: Huyện Tiên Lữ có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao

gồm thị trấn Vương (huyện lỵ) và 14 xã: An Viên, Cương Chính, Di Chế, Đức Thắng, Hải Triều, Hưng Đạo, Lệ Xá, Minh Phượng, Ngô Quyền, Nhật Tân, Thiện Phiến, Thủ Sỹ, Thụy Lôi, Trung Dũng

1.3: XÃ CƯƠNG CHÍNH

Xã có diện tích 6,36 km², dân số năm 2019 là 6.609 người, mật độ dân số đạt 1.039 người/km², bao gồm 3 thôn: An Tào, Đặng Xá, Bái Khê Tình hình kinh tế khá giả, xã hội, an ninh trật tự ổn định, hơn 80% người dân nơi đây sống bằng nghề chăn nuôi, trồng trọt, buôn bán, không có nghề phụ, lao động phổ thông chiếm đa số Ngoài ra trên địa bàn xã còn có 01 trường mầm non, 01 trường tiểu học, 01 trường THCS Hệ thống giao thông thuận lợi, trên địa bàn xã hơn 90% số hộ có điện, đa phần các hộ gia đình sử dụng nước sạch

Cơ sở vật chất được trang bị tương đối đầy đủ TYT hoạt động theo sự chỉ đạo của trung tâm y tế thị xã về công tác vệ sinh, phòng bệnh, môi trường, dịch bệnh Với đội ngũ nhân viên y tế có kinh nghiệm, sự nhiệt tình và tận tâm với người

Trang 14

bệnh, cùng với cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị sẵn có tại trạm tương đối đầy đủ, sức khỏe của người dân nơi đây luôn được quan tâm, phát hiện và điều trị kịp thời Nhờ đó, công tác y tế của trạm y tế vẫn luôn nhận được sự tin tưởng, yêu quý của người dân trong phường Công tác chăm sóc sức khỏe luôn thu được kết quả cao và ngày một phát triển hơn

Trang 15

CHƯƠNG II: MỤC TIÊU MÔN HỌC 2.1 KIẾN THỨC

- Trình bày được khái niệm về cộng đồng

- Phân biệt được sự khác nhau giữa chẩn đoán cộng đồng và chẩn đoán lâm sàng

- Trình bày được các bước trong chẩn đoán cộng đồng - Mô tả sử dụng và khả năng đáp ứng của dịch vụ y tế

- Mô tả thực trạng sức khỏe cộng đồng, vấn đề sức khỏe ưu tiên và các yếu tố nguy cơ

- Đánh giá được hiệu quả của các chương trình can thiệp sức khỏe cộng đồng

2.2 KỸ NĂNG

- Đánh giá hoạt động của TYT phường so sánh với quy định về chức năng nhiệm vụ và tiêu chí quốc gia

- Phát hiện các vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng đồng

- Thực hành được cách thu thập thông tin, xử lý số liệu, phân tích, đánh giá các số liệu thu thập được

- Thực hành lập kế hoạch can thiệp

- Thực hành truyền thông- giáo dục sức khỏe 2.3 THÁI ĐỘ

- Nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe ban đầu đáp ứng chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho cộng đồng góp phần đạt mục tiêu sức khỏe cho mọi người

- Chăm sóc sức khỏe ban đầu là một trong các trọng tâm trong công tác của ngành Y tế, không phải là nhiệm vụ của tuyến cơ sở mà là của mọi tuyến

- Chủ động phối hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại trong điều trị và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong cộng đồng

- Hoạt động liên ngành, thu hút sự tham gia của cộng đồng là chìa khóa đảm bảo thành công của chăm sóc sức khỏe ban đầu

Trang 16

CHƯƠNG III: NỘI DUNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN

1

Tìm hiểu về tổ chức trạm y tế: Hướng dẫn xây dựng và bảo quản sử dụng công trình vệ sinh ở hộ dân cư

Sáng Ngày 12/06/2023

Ths.Bình

Giảng đường học

viện

2

Hướng dẫn lập kế hoạch tổ chức 1 buổi tiêm chủng ở cơ sở

Sáng Ngày 13/06/2023

Ths.Tài

Giảng đường học

viện

3

Xây dựng bộ câu hỏi điều tra cộng đồng: Thu thâp thông tin cộng đồng để Lập kế hoạch hoạt động của Trạm y tế (chú trọng YHCT)

Sáng Ngày 14/06/2023

Ths.Hà

Giảng đường học

viện

4 Hướng dẫn thăm hộ gia đình, GDSK cho hộ gia đình

Sáng Ngày 15/06/2023

Ths.Pha

Giảng đường học

viện

5

Viết kế hoạch tổ chức 1 buổi nói chuyện sức khỏe với cộng đồng (về vệ sinh phòng bệnh, dinh dưỡng –

ATTP…)

Sáng Ngày 16/06/2023

Ths.Châu

Giảng đường học

viện

6 Hướng dẫn viết báo cáo theo tình huống thực tế cộng đồng

Sáng Ngày 19/06/2023

Ths.Hương

Giảng đường học

viện 7 Phân tích số liệu và báo cáo

đánh giá tổng hợp

Sinh viên thực hành dưới sự hướng dẫn của giảng viên bộ môn

BMYTCC

Trang 17

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ

4.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ DÂN SỐ, ĐỊA LÍ, ĐỜI SỐNG, VĂN HÓA, XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÃ

- Dân số 8646 người

- Số hộ gia đình: 2300 hộ

- Số phụ nữ 15 – 49 tuổi: 2078 Số có chồng:1472

- Số trẻ dưới 15 tuổi: 2328; Số trẻ <5 tuổi: 750; Số trẻ <1 tuổi: 187

- Xã Cương Chính nằm ở phía Đông huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên với tổng diện tích tự nhiên là 6,36 km2.TYT xã nằm ngay trung tâm xã, xung quanh là các khu dân cư, các khu công nghiệp và trường học

- Tổng số thôn: 3 thôn gồm: Thôn Bái Khê, thôn Đặng Xá, thôn An Tào

- Tỷ lệ hộ nghèo: 9,13%

- Thu nhập trung bình (Quy tiền/người/năm): 7,2 triệu

- Không có người mù chữ trong độ tuổi 15-49 tuổi

- Người dân ở đây sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi).

- Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ngày càng phát triển mạnh Các môn thể thao nhằm mục tiêu phát triển toàn diện, giúp cho thanh, thiếu niên tự xây dựng một lối sống trong sáng, lành mạnh để phát huy vai trò chủ động, tích cực phù hợp, đạt hiệu quả Tại mỗi thôn đều có sân vận động để phục vụ phong trào thể dục thể thao của nhân dân

4.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT TẠI TRẠM Y TẾ XÃ CƯƠNG CHÍNH 4.2.1 Thực trạng nguồn nhân lực của TYT xã Cương Chính

Nhân lực của trạm hiện tại bao gồm 06 cán bộ, trong đó:

- Bác sĩ YHHĐ: số lượng 01

- Y sĩ: số lượng 02 người

- Điều dưỡng trung học: số lượng 01

- Dược sĩ trung học: số lượng 01

- Nữ hộ sinh trung học: số lượng 01

Trang 18

- Theo quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 đến năm 2020 thì TYT xã Cương Chính đã đạt đủ chỉ tiêu về nguồn nhân lực y tế bao gồm:

- Đảm bảo đủ số lượng người làm việc và cơ cấu chức danh nghề nghiệp theo đề án vị trí việc làm của trạm y tế được cấp có thẩm quyền duyệt

- Đảm bảo đủ chức danh nghề nghiệp cần có tại trạm theo quy định phù hợp với chức năng và nhiệm vụ được giao

- Cán bộ trạm được đào tạo lại và liên tục, tập huấn chuyên môn theo quy định hiện hành tại thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 09/08/2013 của Bộ trưởng Bộ y tế (được tập huấn tối thiểu 24h học/năm; ít nhất 2 lần/năm)

Bác sĩ YHHĐ

Trạm trưởng

Quản lý điều hành hoạt động của trạm, phụ trách một số chương trình tiêm chủng mở rộng an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống lao

- Khám chữa bệnh và loại trừ một số bệnh ban đầu - Quản lý sức khỏe người cao tuổi

- Tham gia trực tại trạm - Lập công tác y tế tháng, quý, năm

- Sơ kết, tổng kết công tác y tế trong năm

- Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, y dụng cụ, thuốc chữa bệnh… của TYT - Tiếp nhận và quản lý

Trang 19

công văn và tài liệu

- Phụ trách công tác quản lý phòng chống lao

- Lập kế hoạch, dự trù vắc xin, tiêm vắc xin, báo cáo buổi TCMR

- Đối ngoại với các ban ngành đoàn thể khác

2

Trần Thị Quỳnh

Y Sỹ Phó Trạm trưởng

Phụ trách khám chữa bệnh và quản lý các bệnh xã hội

-Tham gia khám chữa bệnh bằng YHHĐ

- Phân công, giám sát, đôn đốc nhân viên y tế thuộc trạm quản lý, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia phù hợp với chuyên môn từng người, đạt hiệu quả: chương trình HIV–AIDS, VSATTP, VSATLĐ - Tham gia trực tại trạm

3

Trần Thị Ươm

Nữ hộ sinh TH

Nhân viên

Cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, quản lý thai nghén, đỡ đẻ thường, phụ trách một số chương trình khác

- Tham gia khám chữa bệnh

- Tham gia khám thai, theo dõi quản lý thai sản - Tham gia đỡ đẻ tại TYT

- Quản lý theo dõi, thực hiện chăm sóc chương

Trang 20

trình CSSK bà mẹ trẻ em như sức khỏe sinh sản, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống tiêu chảy

- Tham gia tuyên truyền bảo vệ sức khỏe cộng - Tham gia tiêm chủng mở rộng

- Tham gia trực tại trạm

4

Bùi Đức Hậu

Y sĩ YHCT

Nhân viên

Phụ trách Đông Y

- Tham gia khám chữa bệnh và phục hồi chức năng YHCT

- Tham gia trực tại trạm

5

Phạm Thị Liền

Dược sĩ TH

Nhân viên

Quản lý thuôc thiết yếu tại trạm, thuốc chuyên khoa, thủ kho

- Lĩnh thuốc, quản lý thuốc

- Quản lý dược tư nhân -Nhận/Trả vacxin

- Tham gia trực tại trạm

6

Trần Thị Ngân

Điều dưỡng TH

Nhân viên

Phụ trách công việc điều dưỡng, phụ trách chương trình lao, tâm thần kinh, sốt xuất huyết, bệnh truyền nhiễm, thủ quỹ

- Phụ trách công tác quản lý điều trị bệnh Lao, Tâm thần kinh, Sốt xuất huyết, Cúm, Viêm gan B,C,… - Tham gia trực tại trạm - Quản lý tài chính thu, chi của trạm theo quy định

Trang 21

Nhận xét:

- Đối chiếu theo Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế & Bộ Tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020: xã Cương Chính được xếp vào vùng 1 vì có điều kiện địa lý, giao thông thuận lợi, người dân dễ dàng tiếp cận đến TYT xã và bệnh viện, trung tâm y tế, PKĐK khu vực

- Với tổng số 6 cán bộ trong đó có 1 bác sĩ, 2 y sĩ, 2 điều dưỡng, 1 nữ hộ sinh, 1 dược sĩ thì tuy trạm có đủ thành phần theo tiêu chí nhân lực y tế xã vùng 1 nhưng số lượng vẫn còn hạn chế

- Trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ đáp ứng vừa đủ nhu cầu của TYT trong công tác khám chữa bệnh cơ bản, tuy nhiên trình độ chuyên môn về YHCT của cán bộ tại trạm còn chưa cao

4.2.2 Thực trạng tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị của TYT Xã Cương Chính

- Trạm Y tế nằm gần trục đường lớn, đường vào trạm thuận lợi, ô tô có thể đi vào tận nơi, diện tích trạm khoảng 2200 m2; tổng thể công trình có khối nhà chính và khối nhà phụ trợ, có vườn trồng cây thuốc nam, có hàng rào bảo vệ, có biển trạm đầy đủ, các công trình đều là cấp 4, khang trang, sạch sẽ - TYT được xây dựng theo tiêu chuẩn thiết kế TYT cơ sở và tiêu chuẩn của

ngành: đảm bảo về số lượng và diện tích của các phòng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ Bao gồm 9 phòng:

+ Phòng hành chính + Phòng trực

+ Phòng YHCT + Phòng dược + Phòng tiêm + Phòng cấp cứu

+ Phòng siêu âm

Trang 22

+ Phòng bệnh nhân + Phòng khám sản

Bảng 4.2.2.1 Bảng so sánh thực trạng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế so với tiêu chuẩn quốc gia theo Quyết định số 4667/ QĐ-BYT

- Cây xanh bóng mát chiếm trên 30% diện tích khu đất - Có hàng rào bảo vệ, có cổng biển trạm

X X X X Khối nhà chính:

- Cấp công trình tối thiểu cấp III - Diện tích tối thiểu trên 90m2

- Số phòng chức năng chính 8-9 phòng: + Tuyên truyền tư vấn

+ Đón tiếp và quầy tủ thuốc + Khám bệnh và sơ cứu

+ Dịch vụ kế hoạch hóa gia đình + Đỡ đẻ

+ Sau đẻ

+ Lưu bệnh nhân + Rửa tiệt trùng

+ Khám chữa bệnh bằng YHCT

X X X X X X X X

X X X

X

Khối phụ trợ bao gồm: nhà bếp, nhà kho, bể nước, nhà vệ sinh, nhà để xe

X

Trang 23

X

Tiêu chí 2: Trang thiết bị, thuốc và phương tiện khác

Trang thiết bị cơ bản cho cán bộ y tế để thực hiện khám và điều trị bệnh nhân ở tuyến đầu tiên: ống nghe, huyết áp, nhiệt kế, bơm kim tiêm và các trang bị cấp cứu thông thường ban đầu

X

Bộ dụng cụ khám chuyên khoa cơ bản: mắt, tai mũi họng, răng X Tại các TYT có bác sĩ làm việc: máy khí dung, kính hiển vi, máy xét nghiệm đơn giản

X

Túi đẻ sạch đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa X

Trang 24

Nhận xét:

- Ưu điểm:

+ Nhu cầu về cơ sở hạ tầng đáp ứng tốt: Trạm Y tế nằm gần trục đường lớn, đường vào trạm thuận lợi, ô tô có thể đi vào tận nơi, diện tích trạm khoảng 2200 m2; tổng thể công trình có khối nhà chính và khối nhà phụ trợ, có vườn trồng cây thuốc nam, có hàng rào bảo vệ, có biển trạm đầy đủ, các công trình đều là cấp 4, khang trang, sạch sẽ Số lượng và diện tích của các phòng được đảm bảo để thực hiện chức năng, nhiệm vụ

+ Kĩ thuật hạ tầng: đáp ứng vừa đủ nhu cầu như nguồn điện, nguồn nước sạch, khu vệ sinh và xử lý rác thải

+ Trang thiết bị vật tư y tế cơ bản trong công tác khám chữa bệnh ban đầu, truyền thông giáo dục sức khỏe tương đối đầy đủ

- Nhược điểm:

+ Kĩ thuật hạ tầng: không có đường dây liên lạc và cơ sở hạ tầng không được bảo trì, tu dưỡng theo định kỳ nên dễ tiềm ẩn nguy cơ hỏng và giảm tuổi thọ thiết bị trong hạ tầng

+ Còn thiếu phòng sau đẻ nên việc chăm sóc sức khỏe và theo dõi sản phụ và bé cơ bản rất khó khăn

1 Thực trạng thực hiện chức năng nhiệm vụ của Trạm Y tế xã theo thông tư 33/2015/TT-BYT, tiêu chí xác định xã tiên tiến về YHCT

Cụ thể gồm các mục sau  Chức năng:

1 Trạm Y tế xã, phường, xã (sau đây gọi chung là Trạm Y tế xã) có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã

2 Trạm Y tế xã có trụ sở riêng, có con dấu để giao dịch và phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ

Nhiệm vụ:

1 Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật:

Trang 25

- Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh môi trường, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tại cộng đồng; phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn; y tế học đường; dinh dưỡng cộng đồng theo quy định của pháp luật

- Tham gia kiểm tra, giám sát và triển khai các hoạt động về an toàn thực phẩm trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật

b Về khám bệnh, chữa bệnh; kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trong phòng bệnh và chữa bệnh:

- Thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu

- Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật - Kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh

bằng các phương pháp dùng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc; ứng dụng, kế thừa kinh nghiệm, bài thuốc, phương pháp điều trị hiệu quả, bảo tồn cây thuốc quý tại địa phương trong chăm sóc sức khỏe nhân dân - Tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự

c Về chăm sóc sức khỏe sinh sản:

- Triển khai các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về quản lý thai; hỗ trợ đẻ và đỡ đẻ thường

- Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật

d Về cung ứng thuốc thiết yếu:

Trang 26

- Quản lý các nguồn thuốc, vaccine được giao theo quy định

- Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả

- Phát triển vườn thuốc nam mẫu phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương

e Về quản lý sức khỏe cộng đồng:

- Triển khai việc quản lý sức khỏe hộ gia đình, người cao tuổi, các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính

- Phối hợp thực hiện quản lý sức khỏe học đường f Về truyền thông, giáo dục sức khoẻ:

- Thực hiện cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh, dịch; tiêm chủng; các vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và tuyên truyền biện pháp phòng, chống

- Tổ chức tuyên truyền, tư vấn, vận động quần chúng cùng tham gia thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân; công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình

2 Hướng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản:

- Đề xuất với Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trung tâm Y tế huyện) về công tác tuyển chọn và quản lý đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản

- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật đối với nhân viên y tế thôn, bản làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và cô đỡ thôn, bản theo quy định của pháp luật

- Tổ chức giao ban định kỳ và tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản theo phân cấp

Trang 27

3 Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; thực hiện cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình theo phân tuyến kỹ thuật và theo quy định của pháp luật;

4 Tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân:

- Tham gia, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động hành nghề y, dược tư nhân, các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã;

- Phát hiện, báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động y tế vi phạm pháp luật, các cơ sở, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm an toàn thực phẩm, môi trường y tế trên địa bàn xã

5 Thường trực Ban Chăm sóc sức khỏe cấp xã về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khoẻ, xác định vấn đề sức khỏe, lựa chọn vấn đề sức khoẻ ưu tiên trên địa bàn, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt và làm đầu mối tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt;

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn, trình Giám đốc Trung tâm Y tế huyện phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt

6 Thực hiện kết hợp quân - dân y theo tình hình thực tế ở địa phương

7 Chịu trách nhiệm quản lý nhân lực, tài chính, tài sản của đơn vị theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật

8 Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật

9 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao

Trang 28

Dưới đây là bảng điều tra tình hình thực hiện tiêu chí xã tiên tiến về y dược cổ truyền dựa theo bảng chấm điểm của Bộ Y Tế:

Bảng 4.2.2.2: Bảng điều tra tình hình thực hiện tiêu chí xã tiên tiến về y dược cổ truyền dựa theo bảng chấm điểm của Bộ Y tế:

chuẩn

Điểm thưởng

Điểm trừ

Điểm đạt

2

Công tác phát triển y dược cổ truyền được đưa vào Nghị quyết của Đảng Ủy xã

3

Hằng năm TYT có kế hoạch hoạt động y dược cổ truyền được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có sơ kết 6 tháng và tổng kết năm

4

Có kinh phí cho hoạt động y dược cổ truyền tại TYT từ ngân sách hoạt động thường xuyên

5

Có kinh phí cho hoạt động y dược cổ truyền tại TYT từ nguồn khác (không phải từ ngân sách hoạt động thường xuyên)

Trang 29

6

Trong xã có người hành nghề y dược cổ truyền không có chứng chỉ hành nghề hoặc phòng chẩn trị không có giấy phép hoạt động

- Cán bộ kiêm nhiệm y dược cổ

2

Y tế thôn bản, cộng tác viên y dược cổ truyền được tập huấn nâng cao kiến thức y dược cổ truyền: trồng và sử dụng thuốc nam, các phương pháp điều trị các bệnh thông thường bằng y học cổ truyền: 01 lần trong 01 năm

3

Người hành nghề tại các cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền trong xã được tập huấn về y dược cổ truyền tối thiểu 01 lần/01 năm

III Cơ sở vật chất, trang thiết bị 24 3 23

Trang 30

A Cơ sở vật chất 5 5

1

- Có phòng khám, chữa bệnh y học cổ truyền riêng biệt: 5 điểm - Phòng khám chữa bệnh y học cổ truyền lồng ghép với các phòng chức

- Không có phòng khám y học cổ truyền: 0 điểm

- Không ghi đầy đủ 1 điểm - Không có nhãn 0 điểm

Trang 31

- Có vườn thuốc mẫu: 3 điểm - Không có vườn thuốc nhưng có chậu trồng cây thuốc mẫu: 2 điểm - Không có vườn thuốc, không có chậu cây thuốc mẫu nhưng có bộ tranh cây thuốc mẫu: 1 điểm - Không có các nội dung trên: 0 điểm

2

Tỷ lệ cây thuốc trong vườn thuốc mẫu so với tổng số cây thuốc trong danh mục thuốc thiết yếu Bộ Y tế ban hành (Thông tư 40/2013/TT-BYT ngày 18/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế): - Từ 80% cây trở lên: 3 điểm - Từ 60% đến dưới 80%: 2 điểm - Dưới 60%: 1 điểm

8

Trang 32

Từ 40% trở lên: 8 điểm 8 Từ 20% đến dưới 40%: 6 điểm

Dưới 20%: 3 điểm

Không thực hiện: 0 điểm

(Đối với TYT không bắt buộc khám chữa bệnh theo Quyết định 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 nhưng vẫn triển khai hoạt động khám chữa bệnh y dược cổ truyền thì vẫn được điểm tối đa)

2

Điều trị y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại: 3 điểm

3

Điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc: Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt: 2 điểm

2

3

TYT thực hiện các dịch vụ kỹ thuật y học cổ truyền theo Quyết định phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế ban hành

Triển khai từ 50% kỹ thuật trở lên: 5

Từ 30% đến dưới 50%: 2 điểm Dưới 30%: 1 điểm

4

Thực hiện đúng quy chế ghi chép hồ sơ, sổ sách, bệnh án và quy chế chuyên môn khác

Trang 33

5

Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán đối với các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại TYT

6

TYT tổ chức sinh hoạt chuyên môn cho Hội Đông y xã và các phòng chẩn trị y dược cổ truyền 01 lần/Quý

7

TYT tổ chức giao ban y tế thôn bản 01 lần/tháng có lồng ghép nội dung tuyên truyền về công tác y dược cổ truyền

1

Tỷ lệ chế phẩm y học cổ truyền so với tổng số danh mục thuốc tại TYT được

cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: 8

8

Có từ 30% trở lên số lô chế phẩm: 8

Từ 10% đến dưới 30%: 6 điểm Dưới 10%: 3 điểm

Không có chế phẩm: 0 điểm

2

TYT sử dụng thuốc nam tại địa phương để phục vụ công tác khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền

3

TYT sử dụng thuốc phiến (thuốc thang) để phục vụ công tác khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền

Trang 34

gia công tác y dược cổ truyền

1

Hội đông y xã có cử lương y tham gia khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại TYT

2

Triển khai công tác tuyền truyền về CSSK ban đầu bằng y dược cổ truyền được hội Đông y, các hội và đoàn thể

- Có từ 3 hội trở lên tham gia tuyên truyền về y dược cổ truyền (trong đó có hội Đông y): 3 điểm - Có từ 01 đến dưới 3 hội tham gia: 2 điểm

4

Tỷ lệ nhân viên Y tế thôn bản tham gia vận động, hướng dẫn nhân dân trồng và sử dụng thuốc nam tại gia đình để phòng và chữa một số bệnh

Trang 35

thông thường: - Từ 80% trở lên: 3 điểm - Từ 50% đến dưới 80%: 2 điểm - Dưới 50%:1 điểm

Nhận xét :

Dựa vào Quyết định 647/2015/QĐ-BYT ban hành tiêu chí xác định xã tiên

tiến Y dược cổ truyền Tiêu chí xác định xã tiên tiến về y dược cổ truyền được áp dụng để đánh giá các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu bằng phương pháp y học cổ truyền của xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) hằng năm

Xã được công nhận xã tiên tiến về y dược cổ truyền phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

- Đạt từ 90 điểm trở lên

- Không bị “điểm liệt” (tiêu chí không có điểm)

- Bắt buộc phải có nhân lực y dược cổ truyền

- Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y dược cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại so với tổng số khám chữa bệnh chung phải >=30%

Kết quả ghi nhận được qua bảng điều tra tình hình thực hiện tiêu chí xã tiên tiến về y dược cổ truyền dựa theo bảng chấm điểm của Bộ Y tế của xã Cương Chính như sau:

- Tổng điểm đạt được: 78

- Có bị điểm liệt

- Có nguồn nhân lực y dược cổ truyền

- Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y dược cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại so với tổng số khám chữa bệnh chung ≥40%

Kết luận: Xã Cương Chính chưa được công nhận là xã tiên tiến về y dược cổ

truyền

Trang 36

4.2.3 Thực trạng vườn thuốc nam tại Trạm y tế (các loại cây theo danh mục thiết yếu quy định tại Thông tư số 40/2013/TT-BYT ngày 18/11/2013)

- Vườn thuốc nam xã Cương Chính có 23/70 cây thuốc nam mẫu

- Vườn thuốc nam xã Cương Chínhcó diện tích 500 m2, được bố trí ở vị trí thuận lợi gần nguồn nước, ở đầu khuôn viên của trạm, tránh xa đường xá bụi bặm, không có chuồng trại gia súc, gia cầm xung quanh, đảm bảo vệ sinh thoáng đãng

- Đất và mặt bằng: được san bằng, tính chất đất đỏ, đất nâu giàu dinh dưỡng, không nhiều bùn ngập úng

- Vai trò của vườn thuốc nam:

+ Là một trong những tiêu chí bắt buộc khi chấm điểm xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế, đồng thời tuyên truyền giới thiệu cây thuốc nam tại cơ sở khám chữa bệnh, tạo cảnh quan, tăng cường không gian xanh cho cơ sở y tế

+ Các loại cây thuốc thường được trồng và giới thiệu tại vườn thuốc nam mẫu là những loại cây thường gặp, dễ trồng như: chanh, sả, gừng, nghệ, kinh giới, tía tô, lá lốt, diếp cá, rau má… Những loại cây này có hiệu quả rất tốt trong việc sơ cấp cứu ban đầu, điều trị các chứng cảm mạo, thương hàn, viêm họng, thanh nhiệt giải độc tiêu viêm… thông qua các hình thức sử dụng như uống, xông, đắp vết thương… Do vậy cán bộ y tế cần chú trọng việc sưu tầm, chăm sóc, giới thiệu rộng rãi cho nhân dân được biết

Số lượng cây thuốc gồm: bồ công anh, cỏ mần trầu, cò nhọ nồi, hương nhu tía- trắng, kinh giới, đinh lăng, mơ tam thể, ngải cứu, húng chanh, sài đất, tía tô, lá lốt, sả, gừng, diệp hạ châu, mã đề,ích mẫu, xạ can, bạc hà,mạch môn, rau sam, diếp cá

Trang 37

Bảng 4.2.3 Danh mục cây thuốc nam tại Trạm y tế

stt

Tên cây thuốc

1

Bồ công

anh

Bồ công anh(Lactuca indica L.)

Bộ phận dùng: lá và rễ

Công dụng: bổ, lọc máu, giúp

tiêu hoá, tiêu độc, mụn nhọt, áp xe, bắp chuối, rôm xảy, đau vú; còn chữa vết thương nhiễm trùng, đau dạ dày

Liều dùng: thuốc sắc với liều

dùng mỗi ngày từ 20 – 40g

2

Cỏ mần

Liều lượng,cách dùng: từ

16-20g khô, hoặc 40-100g tươi dùng dạng thuốc hay sắc hoàn

Trang 38

3

Cỏ nhọ

Công dụng: Chữa sốt xuất

huyết, ho ra máu, nôn ra máu, rong kinh, đại tiểu tiện ra máu, chảy máu cam

Liều dùng, cách dùng: ngày

6-12g dạng thuốc sắc hoặc thuốc tá, dùng tươi 50-100g vò lấy dịch uống

4

Hương nhu

tía- trắng

Hương nhu

(Ocimumtenuiflorum )

Bộ phận dùng: toàn thân trừ rễ Công dụng: Chữa đau bụng,

đau đầu, giảm sốt

Liều lượng, cách dùng: sắc lấy

nước uống ngày 6-12g, dùng dưới dạng lá xông 50-100g lá tươi

5 Kinh giới

Kinh giới(Elsholtziaciliata

(Thunb.)Hyland)

Bộ phận dùng: trên mặt đất Công dụng: Chữa cảm sốt,

nhức đầu, hoa mắt, viêm họng, băng huyết, viêm dạ dày

Trang 39

Liều lượng, cách dùng:dùng

dạng tươi hoặc dưới dạng thuốc sắc , hãm ừ 10-16g khô hoặc 30g tươi

6 Đinh lăng

Đinh lăng (Polyscias ịrmicosa

(L.)

Bộ phận dùng: rễ

Công dụng: dùng chữa ho, ho

ra máu, kiết lỵ, lợi tiểu, bổ thận, lợi sữa, điều kinh, làm co rút tử cung

Liều lượng, cách dùng: ngày

dùng 30-50g, giã đắp; Rễ ngày dùng 3-6g, hãm, hoǎc đun sôi trong 15 phút, chia 2-3 lần uông; Lá tươi, thân, cành: ngày dùng 30-50g, sắc uống

7

Mơ tam thể

Mơ tam thể (Paederia

Liều lượng, cách dùng: Lá

tươi 30 - 50g, lau sạch, thái nhỏ trộn với trứng gà, bọc vào lá chuối đem nướng hoặc áp chảo

Trang 40

cho chín Ngày ăn 2 - 3 lần, trong 5 - 8 ngày

8 Ngải cứu

Ngải cứu (Artemisia vulgaris

L)

Bộ phận dùng: trên mặt đất Công dụng: Chữa phong thấp,

kinh nguyệt không đều, băng kinh, rong huyết, khí hư, bạch đới

Liều lượng, cách dùng : sắc

uống từ 3-10g có thể dùng lên đến 30g tùy trường hợp

9 Húng chanh

Liều lượng, cách dùng : dùng

từ 20-50g húng chanh tươi dùng các vị thuốc khác đun cách thủy

Ngày đăng: 27/07/2024, 10:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w