1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo thực tế Đề tài báo cáo kết quả tham quan thực tế tại cảng sp itc

21 18 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo kết quả tham quan thực tế tại cảng SP-ITC
Tác giả Lê Thị Thanh Tâm, Bùi Nguyễn Mỹ Tiên
Người hướng dẫn Gv. Đỗ Thanh Bình
Trường học Trường Đại học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Logistics & QLCCƯ
Thể loại Báo cáo thực tế
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 354,53 KB

Nội dung

Tiếp đến, em xin gửi lời cảm ơn đến phía cảng SP-ITC đã cho chúng em cơ hội để cóthể tham quan, học hỏi thêm những kiến thức bổ ích trong chuyến tham quan thực tế vừa qua.Cảng đã tạo điề

Trang 1

Sinh viên thực hiện:

LÊ THỊ THANH TÂM MSSV: 2125106051016 BÙI NGUYỄN MỸ TIÊN MSSV: 2125106051063

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN Chúng em xin cam đoan mọi dữ liệu sử dụng phân tích trong bài báo cáo “BÁO CÁO KẾT QUẢ THAM QUAN THỰC TẾ TẠI CẢNG SP-ITC” là kết quản nghiên cứu do chúng em

tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực hoàn toàn không sao chếp bất kỳnguồn nào khác

Chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình

Bình Dương, tháng 11, năm 2024 Người cam kết

Bùi Nguyễn Mỹ Tiên

Lê Thị Thanh Tâm

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Đỗ Thanh Bình và thầy NguyễnHán Khanh đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn chúng em trong suốt thời gian môn học Nhờvào những lời khuyên và chỉ bảo đúng lúc của thầy, chúng em đã vượt qua những khó khănkhi thực hiện bài tiểu luận của mình

Tiếp đến, em xin gửi lời cảm ơn đến phía cảng SP-ITC đã cho chúng em cơ hội để cóthể tham quan, học hỏi thêm những kiến thức bổ ích trong chuyến tham quan thực tế vừa qua.Cảng đã tạo điều kiện cho chúng em được tham gia tìm hiểu về những kiến thức về quy trìnhnhập khẩu hàng hóa tại cảng

Nhưng sau tất cả, chúng em nhận thức được rằng với lượng kiến thức và kinh nghiệm ít

ỏi của bản thân, chắc chắn bài luận sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót Kính mong thầy Bình,thầy Khanh và quý thầy cô thông cảm và góp ý để chúng em ngày càng hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC HÌNH ẢNH

Trang 5

MỤC LỤC

Trang 6

1 Mở đầu

1.1 Mục tiêu của chuyến tham quan:

Qua chuyến tham quan thì mục tiêu chính của chúng em là hiểu rõ cề cơ sở hạtầng của cảng SP-ITC, về quy trình vận hành, tìm hiểu các hoạt động logistics tại cảngcũng như học hỏi kinh nghiệm quản lý vận hành từ các chuyên gia làm việc trực tiếptại cảng

Hiểu rõ về cơ sở hạ tầng của cảng:

Quan sát trực tiếp các cầu tàu, bãi container, kho bãi, hệ thống đường giaothông nội bộ

Tìm hiểu về công suất thiết kế, khả năng tiếp nhận tàu và hàng hóa của cảng.Đánh giá về sự hiện đại và đồng bộ của các trang thiết bị, máy móc phục vụ choquá trình xếp dỡ hàng hóa

Nghiên cứu về các giải pháp logistics tích hợp mà cảng đang triển khai

Đánh giá về vai trò của cảng trong chuỗi cung ứng

Học hỏi kinh nghiệm:

Tìm hiểu về những thành công và thách thức mà cảng đã và đang đối mặt.Học hỏi kinh nghiệm quản lý và vận hành cảng từ các anh chị nhân viên chuyêngia của SP-ITC

1.2 Ý nghĩa của chuyến tham quan:

Hiểu rõ hơn về vai trò của cảng trong chuỗi cung ứng toàn cầu:

Cổng giao thương quốc tế: Cảng SP-ITC là một trong những cửa ngõ quantrọng để hàng hóa xuất nhập khẩu vào và ra khỏi Việt Nam Qua chuyến tham quan,

Trang 7

bạn sẽ thấy rõ quy trình vận hành, từ khi tàu cập cảng đến khi hàng hóa được giao đếntay người tiêu dùng, từ đó đánh giá được tầm quan trọng của cảng trong việc kết nốisản xuất trong nước với thị trường thế giới.

Động lực phát triển kinh tế: Cảng SP-ITC đóng vai trò như một động lực quantrọng thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm và thu hút đầu tư Việc tham quan sẽgiúp bạn hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa hoạt động của cảng và sự phát triển của cácngành công nghiệp, dịch vụ tại địa phương và cả nước

Đánh giá được những lợi ích mà cảng mang lại cho khu vực:

Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội: Cảng SP-ITC góp phần đáng kể vào việcphát triển kinh tế - xã hội của TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận Qua chuyến thamquan, bạn sẽ thấy rõ những lợi ích mà cảng mang lại như: tạo việc làm, tăng thu nhậpcho người dân, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, nâng cao năng lựccạnh tranh của các doanh nghiệp

Nâng cao vị thế của TP Hồ Chí Minh: Là một trong những cảng container lớnnhất tại Việt Nam, SP-ITC góp phần nâng cao vị thế của TP Hồ Chí Minh như mộttrung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ hàng đầu của cả nước

Hiểu rõ hơn về những thách thức và cơ hội:

Thách thức: Trong quá trình tham quan, bạn sẽ được nghe giới thiệu về nhữngkhó khăn mà cảng phải đối mặt như: cạnh tranh gay gắt từ các cảng khác, biến đổi khíhậu, yêu cầu ngày càng cao về chất lượng dịch vụ

Cơ hội: Bên cạnh những thách thức, cảng SP-ITC cũng đang nắm giữ nhiều cơhội phát triển như: sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam, sự phát triển củacác ngành công nghiệp, sự đầu tư vào hạ tầng giao thông

2 Giới thiệu về Cảng SP-ICT

Trang 8

Hình 2.1 Logo cảng SP-ITC

(Nguồn: https://itccorp.com.vn,2024 )

Tên tiếng Việt: Cảng Container Quốc Tế SP-ITC

Tên tiếng Anh: SP-ITC International Container Terminal

Tên viết tắt (giao dịch): SP-ITC

Địa chỉ: Đường 990, Phường Phú Hữu, Quận 9, Tp Hồ Chí Minh

ITC hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh chính như sở hữu, khai thác vàquản lý vận tải tàu biển, đại lý và môi giới hàng hải, vận tải hàng hóa đường bộ

Trong quá trình 15 năm hoạt động, ITC không ngừng đẩy mạnh phát triển và

mở rộng sản xuất kinh doanh, từng bước đầu tư mua mới phương tiện, thiết bị nângcao năng lực sản xuất kinh doanh Cho đến hiện nay, ITC đang sở hữu, quản lý và khai

Trang 9

thác đội tàu có tổng trọng tải hơn 250.000 DWT; phát triển đội xe vận tải giao nhậnhàng hóa đường bộ 140 đầu xe và hiện đang kinh doanh khai thác Cảng container quốc

tế SP-ITC tại phường Phú Hữu quận 9 TPHCM

Với đội ngũ cán bộ, công nhân viên giàu kinh nghiệm, tận tụy với công việc vàcác nguồn lực đa dạng của công ty, cùng với phương chậm “Sự hài lòng của kháchhàng chính là sự phát triển bền vững của công ty” ITC luôn sẵn sàng cung cấp các giảipháp và dịch vụ vận tải, giao nhận chất lượng hàng đầu và chi phí cạnh tranh nhất chokhách hàng

Cột mốc phát triển

 Tháng 10/2004: tăng vốn điều lệ từ 1,5 tỷ đồng lên 15 tỷ đồng

 Tháng 08/2006: tăng vốn điều lệ từ 15 tỷ đồng lên 75 tỷ đồng

 Tháng 11/2006: tăng vốn điều lệ từ 75 tỷ đồng lên 150 tỷ đồng

 Tháng 03/2007: tăng vốn điều lệ từ 150 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng

 Tháng 03/2008: tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 550 tỷ đồng

 Tháng 12/2014: tăng vốn điều lệ từ 550 tỷ đồng lên 1.100 tỷ đồng

2001: Công ty được thành lập, bắt đầu hoạt động như một công ty vận tảitruyền thống

2016: Cảng container quốc tế SP-ITC đi vào hoạt động, đánh dấu một bướcngoặt quan trọng trong quá trình mở rộng của công ty

2019: Chính thức ra mắt dịch vụ ITC Logistics, mở rộng phạm vi hoạt động sang lĩnh vực logistics

Từ năm 2020: Công ty tập trung mở rộng các dự án cảng và logistics, trở thành một nhà cung cấp dịch vụ logistics tích hợp

2.2 Vị trí địa lý và vai trò chiến lược:

Trang 10

Hình 2.2 Vị trí địa lý của cảng SP-ITC

(Nguồn: http://itccorp.com.vn/vi-tri-va-luong-den-cang, 2024)

Cảng SP-ITC có vị trí địa lý hết sức thuận lợi khi nằm dọc theo sông Đồng Nai

và sông Ông Nhiêu Vị trí này mang lại nhiều lợi thế cho cảng trong việc vận tải và logistics:

Kết nối thủy bộ thuận tiện:

Sông Đồng Nai: Là một trong những con sông lớn nhất miền Nam, sông ĐồngNai tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy từ cảng đicác tỉnh miền Đông Nam Bộ và ngược lại

Sông Ông Nhiêu: Nối liền cảng với hệ thống kênh rạch nội địa, tạo điều kiệnthuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa đến các khu vực nội thành và các tỉnh lân cận

Gần các khu công nghiệp lớn:

Cảng nằm gần các khu công nghiệp lớn như Sóng Thần, VSIP, Biên Hòa, tạođiều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp tại các khuvực này

Kết nối giao thông thuận tiện:

Cảng được bao quanh bởi hệ thống giao thông đường bộ chính, kết nối thuậnlợi đến các khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa

- Vũng Tàu và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Trang 11

Cách vòng xoay Phú Hữu (đường cao tốc HCMC – LT – DG) 1,6 km, thuậntiện cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ.

Vai trò chiến lược:

Với vị trí địa lý thuận lợi, cảng SP-ITC đóng vai trò quan trọng trong việc:

Phát triển kinh tế - xã hội:

Góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ tại khu vựcphía Nam

Tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương

Hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu:

Là cửa ngõ quan trọng để xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trongnước và quốc tế

Góp phần giảm chi phí logistics và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóaViệt Nam trên thị trường quốc tế

Phát triển hệ thống logistics:

Là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, góp phần hoàn thiện hệthống logistics hiện đại và hiệu quả tại Việt Nam

2.3 Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị:

Hình 2.3 Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tại cảng SP-ITC

Cảng SP-ITC được đầu tư xây dựng với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại vàđồng bộ, trang bị các thiết bị bốc xếp hàng hóa tiên tiến, nhằm đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của thị trường Dưới đây là một số thông tin chi tiết về các trang thiết bị phục

vụ bốc dỡ hàng hóa, kho bãi và các hạng mục quan trọng khác tại cảng:

Hệ thống cần cẩu

Trang 12

Hình 2.4 Cần cẩu bờ

(Nguồn: STS crane at SPITC port, 2024)

Cần cẩu bờ (STS - Ship-to-Shore Crane): Cảng SP-ITC trang bị hệ thống cầncẩu bờ hiện đại, có khả năng nâng hạ container từ tàu lên bãi chứa và ngược lại vớinăng suất cao, tầm với lớn, có thể xử lý được nhiều loại container khác nhau Tích hợpcác tính năng tự động hóa, giảm thiểu sự can thiệp của con người

Hình 2.5 Cần cẩu bánh lốp

(Nguồn: RTG crane at SPITC port, 2024)

Cần cẩu bánh lốp (RTG - Rubber Tyred Gantry): Cảng SP-ITC trang bị hệthống cần cẩu bánh lốp hiện đại giúp di chuyển và xếp dỡ container trong bãi chứa.Linh hoạt, di chuyển dễ dàng trong bãi chứa, có thể xếp chồng container lên nhiềutầng

Cần cẩu Reachstacker: Nâng hạ và di chuyển container trong phạm vi ngắn,thường được sử dụng để xếp dỡ container ở những vị trí khó tiếp cận

Bãi container

Trang 13

Hình 2.6 Bãi container tại cảng SP-ITC

(Nguồn: https://sp-itc.com.vn, 2024)

Bãi container rộng rãi: Cảng sở hữu bãi container rộng lớn, được phân chiathành các khu vực chức năng rõ ràng, đáp ứng nhu cầu lưu trữ hàng hóa của nhiềukhách hàng

Hệ thống quản lý bãi container hiện đại: Cảng sử dụng hệ thống phần mềmquản lý bãi container tiên tiến, giúp theo dõi và quản lý hàng hóa một cách chính xác,nhanh chóng

Hệ thống kho bãi

Kho bãi đa chức năng: Cảng cung cấp các loại hình kho bãi đa dạng, đáp ứngnhu cầu lưu trữ hàng hóa khác nhau của khách hàng, bao gồm kho lạnh, kho thường,kho hàng nguy hiểm

Hệ thống quản lý kho bãi thông minh: Cảng áp dụng hệ thống quản lý kho bãi

tự động, giúp tối ưu hóa việc lưu trữ và xuất nhập hàng hóa

3 Quy trình hoạt động tại Cảng SP-ITC

3.1 Quy trình tiếp nhận và xử lý hàng hóa:

Trang 14

Hình 2.7 Quy trình tiếp nhận và xử lý hàng hóa tại cảng SP-ITC

(Nguồn: Tác giả sưu tầm, 2024)

Bước 1: Tiếp nhận Thông Tin và Đặt Lịch

Khách hàng sẽ liên hệ với cảng bộ phận kinh doanh của cảng để thông báo về lôhàng, bao gồm: loại hàng, số lượng, kích thước container, tàu vận chuyển, thời gianđến dự kiến

Về cảng thì sẽ tiếp nhận thông tin, kiểm tra và xác nhận lịch làm hàng

Bước 2: Cập Cảng và Thông Quan

Tàu cập cảng: Tàu container cập bến theo đúng lịch trình

Thủ tục hải quan: Đại lý hải quan của khách hàng tiến hành các thủ tục hải quannhập khẩu hoặc xuất khẩu theo quy định

Bước 3: Bốc Xếp Hàng Hóa

Chuẩn bị: Nhân viên cảng kiểm tra lại thông tin lô hàng, chuẩn bị các thiết bịbốc xếp (cần cẩu bờ, RTG, reachstacker)

Bốc xếp:

Xuất khẩu: Hàng hóa được bốc từ kho hoặc bãi chứa lên tàu container

Nhập khẩu: Hàng hóa được bốc từ tàu container xuống bãi chứa

Kiểm soát: Quá trình bốc xếp được giám sát chặt chẽ để đảm bảo an toàn chohàng hóa và nhân viên

Trang 15

Bước 4: Kiểm Định Hàng Hóa

Kiểm tra ngoại quan: Kiểm tra tình trạng bên ngoài của container, bao bì, niêmphong

Kiểm tra trọng lượng: Cân container để xác định trọng lượng thực tế

Kiểm tra hàng hóa (nếu cần): Trong trường hợp cần thiết, có thể tiến hành kiểmtra nội dung hàng hóa để đảm bảo tuân thủ quy định

Bước 5: Lưu Kho (nếu có)

Hàng hóa: Hàng hóa được lưu kho tạm thời nếu chưa thể xuất khẩu ngay hoặccần kiểm tra thêm

Quản lý kho: Cảng sử dụng hệ thống quản lý kho bãi hiện đại để theo dõi vàquản lý hàng hóa

3.2 Hoạt động logistics và vận tải tại cảng SP-ITC

 Các Phương Tiện Vận Tải

Tàu biển: Là phương tiện chính để vận chuyển hàng hóa quốc tế đến và đi từcảng SP-ITC Cảng có khả năng tiếp nhận các loại tàu container, tàu bulk, tàu RO-RO

Xe container: Được sử dụng để vận chuyển hàng hóa giữa cảng và các khu vựcnội địa, kho bãi hoặc nhà máy

Sà lan: Dùng để vận chuyển hàng hóa giữa các cảng trong khu vực, đặc biệt làcác cảng sông

Các phương tiện chuyên dụng khác: Xe nâng, cần cẩu, xe kéo được sử dụng

Trang 16

Tuyến Châu Âu: Kết nối với các cảng lớn ở châu Âu như Rotterdam, Antwerp,Hamburg

Tuyến Mỹ: Kết nối với các cảng ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ

Tuyến khác: Các tuyến vận chuyển đến các khu vực khác trên thế giới nhưTrung Đông, Châu Phi

Bốc xếp: Hàng hóa được bốc dỡ bằng các thiết bị chuyên dụng

Kiểm định: Hàng hóa được kiểm tra về số lượng, chất lượng, và các yêu cầukhác

Lưu kho: Nếu cần, hàng hóa sẽ được lưu kho tại các kho bãi của cảng

Giao nhận: Hàng hóa được giao cho khách hàng theo yêu cầu

 Quản Lý Kho Bãi

Hệ thống quản lý kho: Cảng sử dụng các hệ thống quản lý kho bãi hiện đại để theodõi, quản lý hàng hóa một cách hiệu quả

Các loại kho: Kho container, kho hàng rời, kho hàng lạnh

Dịch vụ kho bãi: Lưu kho, đóng gói, kiểm đếm, phân phối

Trang 17

Tàu cập bến ngay (Không ùn tắc cảng): Tàu có thể cập bến ngay khi đến, khôngphải chờ đợi quá lâu như các cảng khác, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho cácdoanh nghiệp.

Đón được tàu lớn 55.000 DWT và trang bị thiết bị xếp dỡ hiện đại, hiệu suấtcao: Cảng có khả năng tiếp nhận những con tàu lớn, hiện đại và trang bị hệ thống thiết

bị xếp dỡ hàng hóa tiên tiến, giúp nâng cao năng suất làm việc

Vị trí chiến lược: Cảng nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, giúp kết nối dễ dàng vớicác khu vực sản xuất và tiêu thụ hàng hóa

Cùng khu vực hải quan với Cát Lái: Việc thuộc cùng khu vực hải quan với cảngCát Lái giúp đơn giản hóa các thủ tục hải quan và giảm thiểu thời gian thông quanhàng hóa

Cảng container quốc tế tư nhân đầu tiên: Là cảng container quốc tế tư nhân đầutiên, SP-ITC có nhiều cơ chế linh hoạt và cạnh tranh hơn

Chính sách cạnh tranh và linh hoạt: Cảng có những chính sách giá cả và dịch vụcạnh tranh, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng

4.2 Thách thức và hạn chế:

 Tắc nghẽn giao thông

Lưu lượng xe quá tải: Số lượng xe container ra vào cảng quá lớn, vượt quá khảnăng tiếp nhận của các tuyến đường dẫn vào cảng, gây ra tình trạng ùn tắc giao thôngnghiêm trọng

Hạ tầng giao thông chưa đồng bộ: Hệ thống đường sá, cầu cảng xung quanhcảng chưa được đầu tư đồng bộ, dẫn đến tình trạng quá tải và khó khăn trong việc điềutiết giao thông

Quản lý giao thông chưa hiệu quả: Việc quản lý, điều phối giao thông tại khuvực cảng chưa thực sự chặt chẽ, dẫn đến tình trạng hỗn loạn, gây mất thời gian và tăngchi phí vận chuyển

 Quản lý lưu lượng hàng hóa

Tăng trưởng quá nhanh: Lưu lượng hàng hóa qua cảng tăng nhanh chóng trongnhững năm gần đây, vượt quá công suất thiết kế của một số khu vực, gây áp lực lên hệthống hạ tầng và nhân lực

Trang 18

Sự đa dạng của hàng hóa: Sự đa dạng về loại hình hàng hóa (container, hàngrời, hàng quá khổ, quá tải) đòi hỏi các giải pháp quản lý khác nhau, gây khó khăntrong việc lập kế hoạch và điều phối.

Yêu cầu về thời gian giao nhận: Khách hàng ngày càng đòi hỏi thời gian giaonhận nhanh chóng, chính xác, đòi hỏi cảng phải có hệ thống quản lý hiệu quả để đápứng yêu cầu này

Lên kế hoạch xây dựng ICD (Trung tâm logistics nội địa) tại Bình Dương: Dự ánnày sẽ giúp tạo ra một trung tâm trung chuyển hàng hóa quan trọng tại khu vực phíaNam, kết nối các tỉnh thành trong khu vực và phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu

2024 trở đi:

Lên kế hoạch xây dựng Trung tâm Logistics Cái Mép và Cảng Cái Mép: Dự ánnày sẽ giúp khai thác tối đa tiềm năng của khu vực Cái Mép - Thị Vải, một trongnhững cảng biển sâu hiện đại nhất Việt Nam

Lên kế hoạch xây dựng ITC - Cái Cui (ICD và IP) tại Cần Thơ: Dự án này sẽgiúp phát triển hệ thống logistics tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, phục vụ nhucầu vận chuyển hàng hóa nông sản, thủy sản và các sản phẩm công nghiệp

Ý nghĩa của các dự án:

Các dự án này cho thấy ITC Corp đang có những bước đi chiến lược để mở rộng quy

mô hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh và đóng góp vào sự phát triển của ngành

Ngày đăng: 21/11/2024, 20:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w