1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kế hoạch bài dạy của sinh viên thực tập tên bài dạy nói và nghe trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

16 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nói Và Nghe Trình Bày Báo Cáo Kết Quả Nghiên Cứu Về Một Vấn Đề Tự Nhiên Hoặc Xã Hội
Tác giả Nguyễn Trần Diễm Phúc
Người hướng dẫn Trần Thị Ái Nhi
Trường học Đại học Quy Nhơn
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại kế hoạch bài dạy
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bình Định
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Tổ chuyên môn: Tổ Ngữ vănTÊN BÀI DẠY: NÓI VÀ NGHE TRÌNH BÀY BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MỘT VẤN ĐỀ TỰ NHIÊN HOẶC XÃ HỘI Tiết 81 Môn học: Ngữ văn; Lớp: 11 Thời gian thực hiện: 01 tiết

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH

TRƯỜNG QUỐC HỌC QUY NHƠN

KẾ HOẠCH BÀI DẠY CỦA SINH VIÊN THỰC TẬP

NĂM HỌC: 2023 – 2024

Họ và tên giáo viên hướng dẫn : Trần Thị Ái Nhi

Họ và tên sinh viên thực tập : Nguyễn Trần Diễm Phúc

SV trường Đại học : Đại học Quy Nhơn

Tiết lên lớp: Tiết 2 Tiết theo PPCT: Tiết 81

Bình Định, ngày 09 tháng 03 năm 2024

Ngày 25 tháng 03 năm 2024 Họ và tên sinh viên: Nguyễn Trần Diễm Phúc

Trang 2

Tổ chuyên môn: Tổ Ngữ văn

TÊN BÀI DẠY: NÓI VÀ NGHE TRÌNH BÀY BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

VỀ MỘT VẤN ĐỀ TỰ NHIÊN HOẶC XÃ HỘI

(Tiết 81)

Môn học: Ngữ văn; Lớp: 11 Thời gian thực hiện: 01 tiết

I MỤC TIÊU

1 Về kiến thức:

- Nắm được cách trình bày một báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên và xã hội

- Xác định tóm tắt, nêu trọng tâm những kết quả chính trong một bài báo cáo

- Biết cách đào sâu và tranh biện khi trình bày báo cáo

2 Về năng lực:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập thuyết trình về một vấn

đề xã hội

- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn

Trang 3

3 Về phẩm chất:

- Hiểu được tính thực tiễn của việc nghiên cứu một vấn đề tự nhiên và xã hội

- Đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của các nhà khoa học

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Thiết bị: Máy chiếu, bảng, máy tính,…

2 Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ, giấy nhớ, phiếu học tập, bảng

kiểm, video,…

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (Dự kiến thời gian: 5’)

a Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức

mới

b Nội dung: HS làm việc cá nhân để nhận biết cách giải thích nghĩa của từ trong tiếng

Việt

c Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phần giới thiệu của GV.

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

Trang 4

GV hướng dẫn HS xem video: https://www.youtube.com/watch?v=DCqtM_uLBgU

GV nêu câu hỏi: “Em đã quan sát được gì thông qua video trên? Em hãy nhận xét tầm quan trọng của sự việc diễn ra trong video?”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trao đổi cặp đôi

- GV theo dõi, quan sát, hướng dẫn

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện HS đưa ra những nhận xét

- Các nhóm HS khác bổ sung, GV tổng hợp kết quả

Bước 4 Kết luận, nhận định

GV nhận xét, đánh giá, dẫn vào bài: “Nghiên cứu có vai trò rất quan trọng Đây là

hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm … dựa trên những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng có trong tự nhiên, xã hội và con người, tìm ra những kiến thức mới hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn Chính nhờ vào những phát hiện này

để làm thay đổi về nhận thức của con người Vậy nên, sau tiết học phân môn Viết, ngày

hôm nay chúng ta sẽ tiến hành trình bày phần nghiên cứu thông qua bài học Nói và

nghe: Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên và xã hội.”

2 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (Dự kiến thời gian: 8’)

a Mục tiêu: Hiểu được khái niệm và những lưu ý báo cáo nghiên cứu một vấn đề tự

Trang 5

nhiên, xã hội.

b Nội dung: HS nghiên cứu phần định hướng SGK rồi trao đổi cặp đôi trả lời các câu

hỏi

c Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nghiên cứu phần

định hướng SGK và trao đổi cặp

đôi trả lời các câu hỏi:

+ Khi trình bày báo cáo kết quả

nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên

hoặc xã hội khác gì so với khi

viết báo cáo kết quả nghiên cứu

về một vấn đề tự nhiên hoặc xã

hội?

+ Các bước cần chuẩn bị khi

trình bày bài báo cáo kết quả

nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên

hoặc xã hội là gì?

1 Định hướng

a) Yêu cầu khi trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội: Người trình bày không đọc lại toàn bộ báo cáo mà chỉ tóm tắt, trọng tâm là nêu kết quả của những nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra

b) Các bước chuẩn bị khi trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội:

- Lựa chọn vấn đề nghiên cứu

- Nêu nội dung chính của báo cáo nghiên cứu

- Xác định rõ thời lượng

- Chuẩn bị dàn ý cho phần trình bày ý kiến của bản thân

Trang 6

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trao đổi cặp đôi

- GV quan sát, hướng dẫn HS

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Đại diện cặp đôi HS báo cáo sản

phẩm

HS khác nhận xét, bổ sung, góp ý

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét phần trả lời của HS,

chốt lại kiến thức

- Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video, và máy chiếu, màn hình (nếu có)

- Dự kiến trước những câu hỏi hoặc đề nghị của người nghe báo cáo

- Yêu cầu đối với người nghe: cần nắm được nội dung của bài báo cáo, nêu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức trình bày của người nói: đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ

- Người nói và người nghe cần tương tác một cách hiệu quả và có văn hóa

3 HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (Dự kiến thời gian: 30’)

a Mục tiêu: Giúp HS thực hành luyện tập giới thiệu, đánh giá về một vấn đề tự nhiên,

xã hội

b Nội dung: HS hoạt động nhóm chuẩn bị các yêu cầu, tìm ý, lập dàn ý, báo cáo nghiên

cứu một vấn đề tự nhiên, xã hội

c Sản phẩm: Câu trả lời, phiếu học tập đã hoàn thiện của cá nhân và nhóm và trình bày

kết quả báo cáo

d Tổ chức thực hiện:

Trang 7

GV hướng dẫn HS thực hiện phần trình bày dưới dạng cuộc Hội thảo: Tác động của mạng xã hội đến tình hình học tập của học sinh trường A

Phiếu tìm ý và lập dàn ý

Phần

mở đầu ……….

- Cách thức: - Dẫn dắt - Thời gian: Phần nội dung ……….

- Cách thức: - Giọng điệu: - Thời gian: Phần kết luận và khuyến nghị ………

- Giọng điệu: - Kết hợp: - Thời gian: Phiếu nghe Tiêu chí Kết quả đạt được 1/Nhận ra các ý tưởng chính (Nghe – hiểu – Ghi chép) Các ý chính của bài nói: 1……….……

2………

3………

4………

5………

2/Nhận ra được mục đích của người nói Mục đích của người nói là: ………

Trang 8

………

3/Lắng nghe với tư duy phản biện (Nghe – phản hồi) Câu hỏi đặt ra cho người nói là: ………

………

………

………

Bảng kiểm đánh giá hoạt động nói ST

T

Đạt Không đạt

1 Nói to, rõ ràng, truyền cảm, thống nhất cách xưng hô, chú ý

giọng điệu phù hợp với vấn đề.

2 Nói theo dàn ý, đảm bảo thời gian quy định.

3 Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp.

4 Kết hợp trình bày với sử dụng tranh, ảnh, video để tăng sức hấp

dẫn.

Bảng kiểm đánh giá hoạt động nghe

Đạt Không

Trang 9

T đạt

1 Lắng nghe với thái độ tích cực, tôn trọng.

2 Biết cách ghi chép, nắm bắt thông tin.

3 Phản hồi đúng trọng điểm và có ý nghĩa xây dựng.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bài tập: Em hãy báo cáo kết quả nghiên

cứu về tác động của mạng xã hội đến tình

hình học tập của học sinh trường em

2 Thực hành (HS thực hành lấy điểm 15 phút)

a Chuẩn bị

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS chuẩn bị các vấn đề đã nêu

trong mục Định hướng (ở phần viết)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS trao đổi theo nhóm tổ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Đại diện học sinh theo các nhóm và yêu cầu

nhận xét cho nhau

GV quan sát khích lệ

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá

a Chuẩn bị

- Lựa chọn vấn đề nghiên cứu đã nêu

trong phần Viết: Tác động của mạng xã hội đến tình hình học tập của học sinh

- Các nội dung chính của báo cáo nghiên cứu:

+ Khái quát về mạng XH

+ Thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh trường em

+ Những tác động của mạng xã hội đến tình hình học tập

+ Giải pháp đối với những tác động của mạng XH đến tình hình học tập

- Dàn ý: Theo Bảng dàn ý (Phần

Trang 10

- Các phương tiện như tranh, ảnh, video, và máy chiếu, màn hình (nếu có)

- Dự kiến những câu hỏi hoặc đề nghị của người nghe báo cáo

- Người nghe cần nắm được nội dung của bài báo cáo, nếu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách trình bày của người nói, đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ Người nói và người nghe cần tương tác một cách hiệu quả và có văn hóa

b Tìm ý và lập dàn ý

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập:

GV chia lớp thành 4 nhóm và hướng dẫn HS

hoàn thành phiếu tìm ý và lập dàn ý theo gợi

ý từ bài Viết)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Các nhóm thảo luận tìm ý và thống nhất dàn

ý

b Tìm ý và lập dàn ý

Phiếu tìm ý và lập dàn ý (Phụ lục)

Trang 11

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Đại diện HS chia sẻ hệ thống ý và dàn ý của

nhóm

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV chữa trực tiếp trên phiếu học tập học

sinh

c Nói và nghe

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

HS nói, nghe trước lớp:

- GV hướng dẫn HS đăng kí theo thứ tự 4

nhóm cử đại diện thực hành hoạt động Nói

trước lớp đồng thời GV phát phiếu nghe cho

HS còn lại

- Sau khi hoạt động nói kết thúc, đại diện 1

đến 2 HS của các nhóm trình bày Phiếu

Nghe

- Các nhóm còn lại hoàn thành Phiếu đánh

giá hoạt động nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS làm việc theo nhóm từ hoạt động trước

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

c Nói và nghe

- Bài nói

- Phiếu nghe

Trang 12

- Đại diện nhóm lên trình bày.

- Tiếp đó, đến 4 em trình bày Phiếu Nghe,

nêu câu hỏi phản hồi

- GV yêu cầu các nhóm khác đánh giá hoạt

động Nghe của nhóm vừa trình bày theo

Phiếu đánh giá hoạt động nghe

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét, cho điểm và rút bài học kinh

nghiệm

d Kiểm tra và chỉnh sửa

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

HS nói, nghe trước lớp:

GV hướng dẫn HS Kiểm tra và chỉnh sửa

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS làm việc theo nhóm đánh giá qua bảng

kiểm

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Gv trình chiếu một số bảng kiểm của HS

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét, cho điểm và rút bài học kinh

d Kiểm tra và chỉnh sửa

- Bảng kiểm nói đánh giá hoạt động

- Bảng kiểm đánh giá hoạt động nghe

Trang 13

4 HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (Dự kiến thời gian: 2 phút)

a Mục tiêu: Giúp HS chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng giới thiệu, đánh giá về một

vấn đề tự nhiên, xã hội

b Nội dung: HS làm video báo cáo nghiên cứu một vấn đề tự nhiên, xã hội.

c Sản phẩm: Video.

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS:

- Chọn 1 vấn đề tự nhiên hoặc xã hội nghiên cứu, tự quay video bài nói nộp cho cô

- Tham khảo thêm các video báo cáo nghiên cứu 1 vấn đề tự nhiên, xã hội trên mạng

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà

- Gv quan sát, khích lệ và hỗ trợ nếu cần

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS gửi sản phẩm là video thể hiện báo cáo của mình lên nhóm lớp

- GV tổ chức cho HS đánh giá chéo nhau

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét và chỉnh sửa, bổ sung (nếu cần), cho điểm

Phụ lục:

Trang 14

Phiếu tìm ý và lập dàn ý Phần

mở đầu

Lý do chọn đề tài:

- Giúp người đọc/ nghe có cái nhìn khách quan, toàn diện về

nhiều khía cạnh.

- Tìm kiếm những giải pháp phù hợp giúp học sinh tránh xa

được các tác động xấu của mạng xã hội.

Lịch sử nghiên cứu:

- Các nghiên cứu liên quan đến mạng xã hội và mạng xã hội.

- Các nghiên cứu về ảnh hưởng của mạng xã hội và mạng xã

hội Facebook.

- Một số nhận xét.

Mục đích và nhiệm vụ:

- Mục đích:

+ Làm rõ tác động của việc sử dụng mạng xã hội đến học tập

của HS trường

+ Đưa ra một số khuyến nghị giúp nâng cao hiệu quả sử dụng

mạng XH của HS

- Nhiệm vụ:

+ Mô tả thực trạng sử dụng mạng XH của học sinh

+ Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đến học

tập của học sinh.

Đối tượng và phạm vi:

- Ảnh hưởng của mạng XH.

- Phạm vi: HS trường THPT trường em.

Phương pháp nghiên cứu:

- Cách thức:

Bắt đầu bằng

1 video hay hình ảnh giới thiệu liên quan đến vấn đề.

- Dẫn dắt.

Trang 15

- Câu hỏi nghiên cứu.

- Công cụ nghiên cứu.

- Mẫu nghiên cứu.

- Phân tích và xử lí kết quả nghiên cứu.

Phần

nội

dung

Khái quát về mạng XH:

- Là phương tiện phổ biến.

- Tính năng, hình thức đa dạng để kết nối, chia sẻ, tiếp nhận

thông tin.

Thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh trường em:

- Mục đích sử dụng,

- Thời gian sử dụng,

- Thời điểm sử dụng,

- Tần suất sử dụng,

- Phương tiện truy cập,…

Những tác động của mạng xã hội đến tình hình học tập:

- Tác động tích cực.

- Tác động tiêu cực.

Giải pháp đối với những tác động của mạng XH đến tình

hình học tập:

- Hạn chế mặt tiêu cực.

- Phát huy tính tích cực.

 Sử dụng mạng XH an toàn, thông minh.

- Cách thức:

Kết hợp hình ảnh phù hợp khi thuyết trình.

- Giọng điệu: vui tươi, náo nức, bồi hồi.

Phần

kết

luận và

Ý nghĩa việc nghiên cứu:

- Đối với người đọc/ người nghe.

Khuyến nghị

- Giọng điệu: tha thiết.

- Kết hợp ánh

Trang 16

nghị

mắt, cử chỉ,

điệu bộ

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Ôn tập kiến thức bài học

- Thực hiện phần Hướng dẫn tự học ở nhà

- HS chuẩn bị bài ôn tập giữa kì

- Thực hiện phần việc về nhà

Ngày … tháng 04 năm 2024 Quy Nhơn, ngày tháng năm 2024

DUYỆT CỦA GV HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC TẬP

Trần Thị Ái Nhi Nguyễn Trần Diễm Phúc

Ngày đăng: 06/04/2024, 06:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w