1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo môn luật thương mại chủ Đề dịch vụ giám Định thương mại

24 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dịch vụ giám định thương mại
Tác giả Lê Vũ Hoài Ân, Vũ Tháo Anh, Tran Nguyễn Phương Anh, Võ Thị Bích Hân, Huỳnh Thị Ngọc Uyên, Nguyễn Thanh Qui, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Ngân, Vũ Thị Ngân
Người hướng dẫn Cô Chiêm Phong Phi
Trường học Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM
Chuyên ngành Luật Thương mại
Thể loại Báo cáo môn học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,94 MB

Nội dung

I.Khái quát dịch vụ giám định thương mại 1.1 Khái niệm giám định thương mại: Theo Điều 254 Luật Thương mại năm 2005 đưa ra quy định về dịch vụ giám định hoạt động thương mại có nội dung

Trang 1

_ BQ GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC CONG NGHE TP.HCM

KHOA LUAT

BAO CAO MON LUAT THUONG MAI

Chủ đề: Dịch vụ giám định thương mại

Trang 2

_ BQ GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC CONG NGHE TP.HCM

KHOA LUAT

BAO CAO MON LUAT THUONG MAI

Chủ đề: Dịch vụ giám định thương mại

Trang 3

LOI CAM ON

Đề hoàn thành tốt báo cáo về chủ đề Dịch vụ giám định thương mại, chúng em xin cảm

ơn Cô Chiêm Phong Phi đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ chúng em

Chúng em đặc biệt xin cảm ơn Cô đã hướng dẫn tận tình giúp chúng em có được nhiều kiến thức bồ ích đề hoàn thành tốt báo cáo này

Trong quá trình thực hiện chủ đề đo kinh nghiệm và kiến thức chúng em còn nhiều hạn chế nên khó tránh khỏi nhiều sai sót Vì vậy, chúng em mong nhận dược sự góp ý chân thành của quý Cô để bài tiêu luận của chúng em được hoàn thiện hơn

Chung em xin chân thành cảm ơn Cô Chiêm Phong Phị !

Trang 4

MUC LUC I.Khai quát dịch vụ giám dinh throng mai 0:::cccccceecceceeeeeeeeeeeeteneeeseteeeenneeees 1 1.1 Khái niệm giám định thương m1ậi: nhi 1 1.2 Đặc điểm và vai trò của dịch vụ giám định thương mại . -5255¿ 1 1.3 Tam quan trọng của giám định thương mại trong hoạt động kinh doanh và

thương mại QUOC ẨÊ LG QQ ST TT ki kEt 3 1.4 Điều kiện kinh doanh, phạm vi kinh doanh dịch vụ giám định thương mại 4 1.4.1 Điều kiện kinh doanh của dịch vụ giám định thương mại - 4 1.4.2 Phạm vi kinh doanh dịch vụ giám định thương mại - 55+ 5 1.5.Nguyên tắc thực biện dịch vụ giám định thương mại 5-5: 6 1.6.Tiêu chuẩn và quy định pháp lý liên quan đến giám định - 5-55 7 1.7 Phân biệt giám định thương mại và giám định tư pháp 8

I09:i9)3)9)10191279.6)))):0aaầaồỖ 10

P8 n cc ccccccccccecscessseesesssesssesecasesesssusuesasesassssasesasesissssacatseecieeeacasenseseeaees 10 2.1.1.Chú thể, hình thức, giao kết hợp đồng - 5222222 2S stscrrrrexsee 10

2.2.3 Uỷ quyền giám định: - S2 222211 1 12121 182E1812121 2181118111101 811cc 14

2.2.4 Giám định theo yêu cầu của cơ quan nhà nước . 5 -5+sc+x+z+<css2 16 III Thách thức và xu hướng phát triển của giám định thwong mii 18 3.1 Những thách thức như công nghệ mới, yêu cầu ngày càng cao về chất

lượng, an toàn, bảo vỆệ môi frường - c ch kkkk 18 3.2 Xu hướng số hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong giám định 19 3.3 Vai trò của giám định viên trong bối cảnh mới - 57-5 2s ca 19

Trang 5

I.Khái quát dịch vụ giám định thương mại

1.1 Khái niệm giám định thương mại:

Theo Điều 254 Luật Thương mại năm 2005 đưa ra quy định về dịch vụ giám định hoạt động thương mại có nội dung như sau:

“Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và

những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng”

Giám định thương mại là hoạt động của bên thứ ba nhằm đánh giá tình trạng thực tế của đối tượng giám định theo yêu cầu của cơ quan, tô chức, cá nhân Nền táng đề thực hiện việc giám định là sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tô con người, cơ sở vật chất, công nghệ, phương pháp tạo nên sự đánh giá chuyên nghiệp Có thê nói, không chỉ góp phần hạn chế rủi ro trong kinh doanh, “giám định” còn góp phần giúp các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý

nhằm bảo đảm một môi trường kinh doanh an toàn, hiệu quả cho các nhà đầu tư

Như vậy, giám định thương mại là một hoạt động khoa học kỹ thuật cao và mang tính

đặc thù đồng thời giám định cũng được xem là ngành kinh doanh, tầm quan trọng của dịch vụ giám định không chỉ liên quan đến số phận của hàng hóa hay doanh nghiệp có hàng hóa cần giảm ổịnh, mà liên quan đên cả sức khoẻ và tính mạng con người

Ví dụ : giảm định chất lượng của căn hộ chung cư của một dự án ; giám định chất lượng của xe ô tô BMW,

1.2 Đặc điểm và vai trò của dịch vụ giám định thương mại

Đặc điểm

Chủ thê thực hiện dịch vụ phải là thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa

Điều kiện để một thương nhân có thê kinh doanh dịch vụ giám định theo Điều 257 Luật

Thương mại 2005 bao gồm :

- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật

- Có giám định viên đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 259 của Luật này:

Trang 6

- Co khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phô biến trong giám định hàng hóa, dịch vụ đó

Dịch vụ này có thê gồm nhiều hoạt động cụ thể khác nhau, nhằm xác định tình trạng

thực tế của hàng hóa, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác

Giám định hàng hóa được thực hiện theo yêu cầu của các bên trong hợp đồng (thường

là hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ) hoặc theo yêu cầu của các khách hàng khác

Vai trò : Ciám định làm tăng cường trách nhiệm của các bên tham gia thực hiện hợp đồng thương mại

Trong các hoạt động thương mại những tranh chấp, rủi lo luôn thường trực khi hàng hóa phải đối diện với những tôn thất, rủi ro Kết quả của hoạt động giám định (chứng thư) sẽ tháo gỡ những khó khăn này

Đối với bên bán: Chứng thư giúp chứng minh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, tiết kiệm thời gian và chỉ phí; là cơ sở đề thanh toán tiền hàng hóa

Đối với bên mua: Chứng thư là cơ sở xác nhận nhận đúng và đủ hàng, không phải tự

kiêm tra hàng hóa với số lượng lớn Đồng thời chứng thứ là chứng cứ để đòi bồi thường nếu

có tôn thất hàng hóa

Đối với người vận chuyền, bốc dỡ: Chứng thư xác nhận phương tiện vận tải đủ điều

kiện, thực hiện đúng kỹ thuật vận tải; có trách nhiệm hạn chế tôn thất khi có sự có và dé tính

cước vận chuyền

Đối với nơi bảo quản: Chứng thư xác nhận điều kiện kho bãi, bảo quản hàng hóa; giám sát/ xác nhận về số lượng, khôi lượng; tình trạng, chất lượng hàng hóa khi giao nhận Đối với nhà bảo hiểm: chứng thư độc lập — vô tư xác định mức độ, nguyên nhân,

trách nhiệm về tôn thất hàng hóa đề làm cơ sở bôi thường

Đối với tô chức tín dụng: Chứng thư là cơ sở để chuyên tiền cho người bán; xác định giá trị tài sản cầm có khi cho vay tín dụng: đảm bảo an toàn kinh doanh

Trang 7

1.3 Tam quan trọng của giám định thương mại trong hoạt động kinh doanh va thương mại quốc te

* Giảm định thương mại đóng vai tro quan trong trong hoạt động kinh doanh và thương mại quốc tế, mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia, bao gồm:

- Đối với người mua:

+ Bảo đảm chất lượng hàng hóa: Giám định giúp xác định chính xác chất lượng, số lượng, chủng loại, quy cách, bao bì, xuất xứ của hàng hóa, đảm bảo hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn, yêu cầu đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán Nhờ vậy, người mua có thể yên

tâm về chất lượng hàng hóa mình nhận được và tránh được những rủi ro về tranh chấp, đền

bù thiệt hại

+ Giảm thiểu rủi ro: Giám định giúp phát hiện sớm những sai sót, hư hỏng, hoặc không

tuân thủ quy định về chất lượng của hàng hóa, từ đó giúp người mua có thể kịp thời xử lý và

đưa ra quyết định mua bán phù hợp

+ Thuận lợi cho việc thanh toán: Kết quả giám định có thể được sử dụng làm cơ sở để thanh toán cho hàng hóa, giúp cho việc thanh toán diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và an toàn hơn

+ Tăng cường niềm tin của khách hàng: Việc sử dụng dịch vụ giảm định thể hiện sự

uy tín, trách nhiệm của doanh nghiệp đôi với khách hàng, từ đó giúp tăng cường niềm tin của khách hàng và tạo dựng hình ảnh thương hiệu tốt đẹp cho doanh nghiệp

- Đối với người bán:

+ Báo vệ quyền lợi: Giám định giúp người bán chứng minh được chất lượng, số lượng, chủng loại, quy cách, bao bì, xuất xứ của hàng hóa, từ đó bảo vệ quyên lợi của họ khi xảy ra tranh chấp với người mua

+ Tạo dựng uy tín: Việc sử dụng dịch vụ giảm định thể hiện sự chuyên nghiệp, uy tín

của doanh nghiệp đối với khách hàng, từ đó giúp tạo dựng uy tín thương hiệu và thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng

+ Thuận lợi cho việc xuất khâu hàng hóa: Kết quá giám định có thê được sử dung lam

căn cứ để xin cấp Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa xuất khâu (CQC), giúp cho việc xuất

khẩu hàng hóa diễn ra thuận lợi hơn.

Trang 8

- Đối với hoạt động thương mại quốc tế:

+ Thúc đây thương mại quốc tế: Giám định giúp tạo ra sự tin cậy giữa các bên mua bán trong thương mại quốc tế, từ đó thúc đây giao thương hàng hóa giữa các quốc gia + Báo vệ quyền lợi của người tiêu dùng: Giám định giúp đảm báo chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường quốc tế, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và góp phần thúc đây

cạnh tranh lành mạnh

+ Hỗ trợ quản lý nhà nước: Kết quả giám định có thể được sử dụng làm cơ sở để kiêm tra, giám sát chất lượng hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng

= Nhìn chung, giám định thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng hàng hóa, báo vệ quyền lợi của các bên tham gia trong hoạt động kinh doanh và thương mại quốc tế, góp phần thúc đây thương mại quốc tế phát triển bền vững

- Ngoài ra, giám định thương mại còn có thể mang lại một số lợi ích khác như: + Giúp giảm thiêu chỉ phí logistics

+ Giúp rút ngắn thời gian giao hàng

+ Giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Do đó, việc sử dụng dịch vụ giám định thương mại là điều cần thiết đôi với các doanh

nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh và thương mại quốc tế

1.4 Điều kiện kinh doanh, phạm vi kinh doanh dịch vụ giám định thương mai

1.4.1 Điều kiện kinh doanh của dịch vụ giám định thương mại

* Điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại được quy định cụ thể tại Điều

257 Luật Thương mại năm 2005 Theo đó, kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải

có đủ các điều kiện sau đây:

- Đề kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam

+ Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại bắt buộc phải tô chức dưới

hình thức doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp

Trang 9

hình thức công ty cô phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn

+Hộ kinh doanh là thương nhân nhưng không phải là doanh nghiệp vì vậy không được kính doanh dịch vụ này theo quy định của pháp luật hiện hành

+Thương nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định thương mại tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

~ Doanh nghiệp phải có giám định viên đủ tiêu chuẩn để thực hiện việc giám định thương mại:

Tiêu chuẩn của giám định viên được quy định cụ thê tại Điều 259 Luật Thương mại

2005, cụ thể giám định viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

+ Giám định viên phải có trình độ đại học hoặc cao đẳng phù hợp với yêu cầu cảu lĩnh

=> Giám định là một hoạt động mang tính đặc thù và có đòi hỏi rất cao đối với trình

độ khoa học kĩ thuật, chuyên môn nghiệp vụ cao Tầm quan trọng của dịch vụ giám định không chỉ liên quan trực tiếp tới hàng hóa, dịch vụ hay doanh nghiệp có hàng hóa, dịch vụ cần giám

định mà trong nhiều trường hợp kết luận giám định còn liên quan đến việc đảm bảo cả tính

mạng và sức khoẻ của con người

1.4.2 Phạm vi kinh doanh dịch vụ giám định thương mại

- Phạm vi kinh doanh dịch vụ giảm định thương mại được quy định trong Luật Thương mại Việt Nam Theo quy định tại Điều 258 của Luật Thương mại 2005 : “ Thương nhân

Trang 10

vực giảm định khi có đủ các điêu kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 của Điều 257 Luật

Thuong Mai 2005

Ví dụ: Giám định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa:

Một công ty sản xuất đồ điện tử muôn xuất khâu hàng hóa của mình sang một quốc gia khác Tuy nhiên, quốc gia này yêu cầu tất cả các sản phẩm nhập khẩu phải tuân thủ một loạt các tiêu chuân chất lượng cụ thê Công ty này sẽ thuê một công ty giám định thương mai dé kiêm tra sản phâm của mình, đảm bảo rắng chúng tuân thủ các tiêu chuân này

1.5.Nguyên tắc thực biện dịch vụ giám định thương mại

* Nguyên tắc thực hiện dịch vụ giám định thương mại được quy định tại điều 3 nghị

định 20/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định thương

mại do Thủ tướng Chính phủ ban hành với nội dung như sau:

- Dịch vụ giám định thương mại được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo

yêu cầu của một trong các bên tham gia hợp đồng có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ cần giám định; theo yêu cầu của cá nhân, tô chức hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước

+ Chỉ tiễn hành việc giám định hàng hóá, dịch vụ thương mại khi được yêu cầu

+ Người đưa ra yêu cầu giám định có thể là các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại hoặc cơ quan nhà nước có thâm quyền

- Dịch vụ giám định thương mại được thực hiện theo nguyên tắc độc lập, khách quan, khoa học và chính xác

+ Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định không được tiến hành các hoạt động

cung ứng dịch vụ thương mại hoặc mua bán hàng hoa như những hoạt động nghề nghiệp độc lập và thường xuyên

- Không được thực hiện dịch vụ giám định thương mại trong trường hợp dịch vụ giám

định thương mại đó có liên quan đến quyền lợi của chính doanh nghiệp giám định và của giám định viên

Trang 11

+ Quá trình thực hiện việc giám định phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật phù hợp với

đối tượng giám định và nội dung giám định

+ Quá trình tiễn hành hoạt động giám định phải được mô tả cụ thé, chi tiết bằng văn bản Các kết luận giám định phải cụ thể, rõ ràng và phải làm rõ được các yêu cầu giám định

Ví dụ : Một công ty sản xuất hàng hóa muốn kiểm tra chất lượng sản phẩm của mình trước khi đưa ra thị trường Họ thuê một công ty giám định thương mại để thực hiện công việc này Công ty giám định sẽ tiễn hành các thử nghiệm và phân tích dữ liệu một cách độc lập và khách quan, không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố nào từ phía công ty sản xuất Họ sử dụng các phương pháp khoa học trong quá trình thử nghiệm và phân tích đê đảm bảo kết quả giảm định là chính xác

1.6.Tiêu chuẩn và quy định pháp lý liên quan đến giám định

- Tiêu chuẩn giám định viên

Tiêu chuẩn đề trở thành giám định viên phụ thuộc vào lĩnh vực giám định cụ thé

Tiêu chuẩn chung đề trở thành giám định viên :

+ Theo quy định tại khoản 1 Điều 259 luật thương mại 2005 quy định 3 tiêu chuẩn

dé trở thành giám định viên gồm :

Có trình độ đại học hoặc cao đẳng phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực giám định;

Có chứng chí chuyên môn về lĩnh vực giám định trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ chuyên môn;

Có ít nhất ba năm công tác trong lĩnh vực giảm định hàng hóa, dịch vụ

+ Theo quy định tại điều 6 nghị định 20/2006/NĐ-CP quy định về công nhận giám

định viên như sau:

1 Thương nhân kinh doanh (giám đốc doanh nghiệp) dịch vụ giám định thương mại

ra quyết định công nhận giám định viên đôi với những người đủ tiêu chuẩn theo quy định tại

Điều 259 Luật Thương mại 2005 và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình

Trang 12

kính doanh dịch vụ giám định thương mại mới được thực hiện hoạt động giám định theo sự

phân công của thương nhân kinh doanh dịch vụ giảm định thương mại.”

- Chứng thư giám định :

+ Căn cứ theo Điều 260 luật thương mại 2005 quy định về chứng thư giám định :

1.Chứng thư giảm định là văn bản xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, dịch vụ

theo các nội dung giám định được khách hàng yêu câu

2.Chứng thư giám định phải có chữ kí của người đại diện có thâm quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định, chữ kí, họ tên của giám định viên và phải phải đóng dấu nghiệp vụ được đăng kí tại cơ quan có thâm quyền

3 Chứng thư giám định chỉ có giá trị đôi với những nội dung được giám định

4, Thương nhân kính doanh dịch vụ giám định chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả và kết luận trong chứng thư giám định

- Giá trị pháp lý của chứng thư giám định đối với bên yêu cầu giám định: Căn cứ theo Điều 261 Luật thương mại 2005 quy định : “ Chứng thư giám định có

giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định không chứng minh được kết quả giám định

không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ về giám định

- Gia tri pháp lý của chứng thư giám định đối với các bên trong hợp đồng: Căn cứ theo Điều 262 Luật thương mại 2005 quy định :

+Trường hợp các bên thỏa thuận sử dụng chứng thư giám định của thương nhân kinh

doanh dịch vụ giám định ( Khoản 1 Điều 262 Luật thương mại 2005 )

+ Trường hợp các bên không thỏa thuận sử dụng chứng thư giảm định của thương nhân

kinh doanh dịch vụ giám định ( Khoản 2 Điều 262 Luật thương mại 2005 )

+ Trường hợp khi chứng thư giám định khác với kết quá chứng thư giám định ban đầu ( Khoản 3 Điều 262 Luật thương mại 2005 )

1.7 Phân biệt giám định thương mại và giám định tư pháp

- Giám định tư pháp:

Ngày đăng: 13/11/2024, 13:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w